Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, khi nghiên cứu nhânthân người phạm tội, các nhà tội phạm học xã hội chủ nghĩa đã kiên quyết bác bỏ những quan điểm tư sản về “ngườ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI TRONG TOI PHAM HỌC
Chuyén uganh: Sét pham hoe, Lut hint su
oa luit (6 tung hink sua
Ma so: 5.05.14
LUẬN AN THẠC SĨ LUẬT HOC
_—THU VIỆ!! |TRUANG 41"
HA NOI - 1996 PHÒIG ex” LA 641 SV
Trang 21 Khái niệm nhân thân người phạm tội và ý nghĩa của việc
nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong Tội phạm học
1.1 Khái niệm nhân thân người phạm tội
1.1.1 Khái niệm nhân thân con người
1.1.2 Khái niệm nhân thân người phạm tội
1.2 Ynghia của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong Tội
phạm học
2 Giới hạn của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong
Tội phạm học và mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội và đặc điểm sinh
học trong nhân thân người phạm tội
2.1 Giới hạn của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trongTội phạm học
ae A ~ « on ~ A? v 7
2.2 Mối quan hệ giữa đặc diém xã hội và đặc điển sinh hoc trong
nhân thân người phạm tội
Trang 33 Mối liên hệ giữa khái niệm nhân thân người phạm tội và một
số khái niệm khác
3.1 Khái niệm nhân thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị
kết án, phạm nhân
3.2 Khái niệm nhân thân người có lôi trong việc thực hiện tội phạm
và người đã thực hién tội phạm
3.3 Khái niệm chi thể của tội phạm
CHUONG II
CÁC ĐẶC ĐIỂM CUA NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI TRONG
TỘI PHẠM HỌC
1 Một số vấn dé chung về đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng của
nhân thân người phạm toi trong Tội phạm học
2 Phân tích các loại đặc điểm cụ thể.
2.1 Các đặc điểm, dấu hiệu nhân khẩu học - xã hội.
Trang 42.2 Các dâu hiệu pháp lý - hình sự.
2.2.1 Động cơ, mục đích thực hiện tội phạm của người phạm tội.2.2.2 Tái phạm
2.2.3 Đồng phạm và mức độ có tổ chức của người phạm tội
2.3 Các đặc diém dao đức - tâm lý của người phạm tội
CHUONG III
PHAN LOAI NHAN THÂN NGƯỜI PHAM TOI
1 Co sở, căn cứ va ý nghĩa của việc phan loại người phạm tội
2 Phân loại người phạm tội
2.1 Phân loại người phạm tội theo dấu hiệu nhân khẩu học - xã hội
2.2 Phan loại người phạm tội theo dấu hiệu pháp lý - hình sự
2.3 Đặc điểm phân loại người chưa thành niên phạm tội
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
Trang 5LOF HOI PAU
1 Tinh cấp thiết của dé tai
Để tiến hành đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục người phạm
tội, trong hoạt động thực tiễn, các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,
các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cần có nhận thức đúng đắn về
nhân thân người phạm tội Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm giải
quyết vấn đề tội phạm trong xã hội là trách nhiệm tham gia của nhiều
ngành khoa học, trong đó Tội phạm học giữ vai trò đặc biệt quan trọng Dù
thuộc bất kỳ trường phái nào, mỗi nhà nghiên cứu tội phạm học đều khôngthể bỏ qua các vấn đề có liên quan đến nhân thân người phạm tội khi phântích về mặt lý luận tội phạm, các nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội cũngnhư khi nghiên cứu để đưa ra các giải pháp khoa học nhằm đấu tranh vàphòng ngừa tội phạm
Nhân thân người phạm tội là vấn đề mang tính chất phức hợp Trên
cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, khi nghiên cứu nhânthân người phạm tội, các nhà tội phạm học xã hội chủ nghĩa đã kiên quyết
bác bỏ những quan điểm tư sản về “người phạm tội bẩm sinh", về "thiên
mệnh phát sinh tội phạm”, mọi ý đồ bỏ qua bản chất thực sự của tội phạm
với tư cách là một hiện tượng xã hội sinh ra bởi chính các nguyên nhân xãhội Nói cách khác trong khoa học của chúng ta, nhân thân người phạm tội
được nghiên cứu không phải với tư cách ” vat tu nó”, mà trong sự thống
nhất giữa các đặc điểm nhân cách với các điều kiện sinh hoạt và giáo dụccủa chủ thể Thêm vào đó, nhiệm vụ đặt ra là phải làm rõ các cơ chế cụ thể
của mối quan hệ song phương giữa nhân thân và môi trường, giữa việc hình
Trang 6thành và thực hiện động cơ phạm tội, và việc lựa chọn cách sử xự tương ứng
trong hoàn cảnh nhất định
Xét từ góc độ của công tác tổ chức đấu tranh phòng chống tội phạm
có hiệu quả thì việc chỉ ra những con người “mong muốn” phạm tội còn là
quá ít, cần phải làm sáng tỏ tại sao họ lại "mudn” và tại sao chính xử sự cómục đích, khuynh hướng phạm tội rõ ràng lại được họ ưu tiên lựa chọn Đểlàm được điều này cần phải nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong mối
liên hệ với các hiện tượng đã làm xuất hiện và nuôi dưỡng các quan điểm,
thói quen chống lại xã hội mà được thực hiện trong xử sự phạm tội.
Đối với Tội phạm học Việt Nam, nghiên cứu nhân thân người phạmtội là một vấn đề hết sức quan trọng vì Nhà nước ta luôn lấy con người làm
trung tâm của xã hội Mục đích duy nhất của việc nghiên cứu nhân thân
người phạm tội là nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu tình trạng phạm tội ởViệt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị giải quyết vấn đề tội
phạm trong xã hội, ngăn chặn không cho bất kỳ một thành viên nào trong
xã hội đi vào con đường phạm tội và phải chịu hình phạt của pháp luật; đưa
ra những giải pháp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, phục vụ cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một xã hội
Việt Nam công bằng và văn minh
Từ sự phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu nhân thân người phạm
tội có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học cũng như về mặt thực tiễn Do đó tácgiải đã chon dé tài “nhận thân người phạm tội trong tội phạm hoc" làm luận
án tốt nghiệp cao học luật
Trang 7@ - Tinh hình nghiên cứu.
Nhân thân người phạm tội là vấn đề được nghiên cứu khá sâu sắc và
rộng rãi trong khoa học pháp lý của các nước XHCN và không chỉ dừng lại
ở khía cạnh Tội phạm học, mà đối với cả khía cạnh Luật hình sự, Xã hội
học Nhiều công trình khoa học đã ra đời, phát triển và làm phong phú thêmhọc thuyết Mác - Lê Nin về nhân thân người phạm tội Ở Liên Xô cũ, nhiềunhà khoa học đã gắn tên tuổi của mình với các công trình nghiên cứu khoa
học về tội phạm học nói chung và nhân thân người phạm tội nói riêng như:
Xa - kha - Rốp A.B, Lay - Ki - Na N.X, Min - kốp - Xki G.M
Ở nước ta, nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn là vấn đề phức
tạp và mới mẻ, tuy nhiên cũng có một số sách báo, tài liệu đã đề cập đếnvấn đề nhân thân người phạm tội như Giáo trình tội phạm học (chương VD
Trường Đại học Luật năm 1994; PTS Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình Tội phạmhọc (chươngV), Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1995; Tội phạm
hoc, Luật hình sự và Tố tụng hình sự (chươngIX), Viện nghiên cứu Nhanước và Pháp luật, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm 1994; PTS
Võ Khánh Vinh, Nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự (chương III ),
Nhà Xuất bản Công an năm 1994; Sưu tập chuyên đề: Những vấn dé lý luận
về Luật hình sự, Tố tụng hình sự và Tội phạm học, Uỷ ban khoa học xã hội
Việt Nam Viện Thông tin khoa học xã hội năm 1982 (tài liệu dịch) Ngoài
ra vấn đề nhân thân người phạm tội còn được nhiều tác giả nghiên cứu trong
một số bài viết, chuyên khảo chung về Tội phạm học, Luật hình sự đăng
trong các Tạp chí chuyên ngành như: Quyết định hình phạt trong Luật hình
sự Việt Nam (1 số vấn dé lý luận) của PTS Nguyễn Ngoc Hòa; Cân nhắc
nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt của PTS Võ Khánh
Vinh
Trang 8Với tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, mặc dù đã có một số
công trình, chuyên khảo đề cập đến vấn đề nhân thân người phạm tội nhưng
đa số mới chỉ dùng lại ở việc giới thiệu khái quát nội dung của vấn đề, xemxét nhân thân người phạm tội trong Tội phạm học nói chung hoặc trongkhía cạnh Luật hình sự nói riêng Nhân thân người phạm tội chưa được cácnhà khoa học dành cho sự tập trung nghiên cứu một cách thỏa đáng và ưutiên đề cập đến như là một vấn đề có tính độc lập cin được đi sâu giảiquyết một cách có hệ thống toàn bộ nội dung của vấn đề với đây đủ cácphương diện, các mặt cơ bản của nhân thân người phạm tội Vì vậy việc
nghiên cứu toàn diện và triệt để vấn đê nhân thân người phạm tội có ý nghĩa
to lớn về mặt khoa học cũng như về mặt thực tiễn, là nhiệm vụ hàng đầu
mang tính cấp bách được đặt ra đối với Tội phạm học
ở Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nhiên cứu
Mục đích đặt ra của Luận án là nhằm tìm hiểu và giải quyết khái quát
trên cơ sở lý luận và thực tế vấn đề nhân thân người phạm tội trong Tội
phạm học với tư cách một khái niệm tổng hợp cho phép tách biệt các dấu
hiệu phát sinh tội phạm vốn có ở một loạt cá nhân được tập hợp thành nhóm
(kiểu), căn cứ vào các cơ sở này hay cơ sở khác (chẳng hạn vào loại tội
phạm đã thực hiện v.v ) Nhờ đó, chúng ta có được khả năng đưa ra các
tổng kết xã hội cụ thể và chỉ ra con đường tiếp cận với việc giải quyết vấn
đề tội phạm học cơ ban - khắc phục các nguyên nhân sinh ra tội phạm
Theo đó, Luận án này có nhiệm vụ nghiên cứu một cách có hệ thống
nội dung của vấn đề bao hàm: khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứunhân thân người phạm tội; mối tương quan giữa đặc điểm xã hội và đặc
điểm sinh học trong nhân thân người phạm tội; phân biệt khái niệm nhân
Trang 9thân người phạm tội với các khái niệm liên quan như khái niệm nhân thân
bị cáo, phạm nhân, chủ thể của tội phạm v.v ; phân tích cấu trúc của nhân
thân người phạm tội và các đặc điểm, dấu hiệu nhân khẩu học - xã hội, pháp
lý - hình sự, đạo đức - tâm lý đặc trưng cho nhân thân đó Luận án còn xem
xét vấn đề phân loại người phạm tội Điều này có ý nghĩa quan trọng đối
với việc phân hóa các biện pháp tác động và phòng ngừa tội phạm
Tuy nhiên, Luận án cũng chỉ phản ánh mức độ nghiên cứu vấn đề
nhân thân người phạm tội trong Tội phạm học ở một chừng mực nhất định vàtrong phạm vi giải quyết khía cạnh lý luận của vấn đề đặt ra vì nội dungnghiên cứu của luận án là một vấn đề lớn, phức tạp và còn mới mẻ ở Việt
Nam Giữa lý luận và thực tiễn hiện nay ngoài các thành tựu đạt được, vẫncòn cả những khiếm khuyết trong một số vấn đề do có những giải pháp còn
đang mang tính tranh luận, đòi hỏi phải được đào sâu nghiên cứu một cách
toàn diện và triệt để mà phạm vi Luận án này chưa đáp ứng hết được Trong
Luận án, tuy có sử dụng các kết quả nghiên cứu thực tiến nhưng cũng chỉ
nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của nhân thân người phạm tội trong tội
phạm học Tác gia hy vọng trong thời gian tới, vấn dé nhân thân người
phạm tội trong Tội phạm học sẽ được giải quyết một cách tổng thể, ở mức
độ cao hơn và với mọi khía cạnh, trong đó có việc đề ra các biện pháp đấutranh chống và phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam
4 Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu dé
tài luận án
Luận án này được nghiên cứu dựa trên cơ sở các nguyên lý chung của
xã hội học va tâm lý xã hội Mác - Lê Nin Trong quá trình nghiên cứu tác
giả áp dụng triệt để phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đồng
Trang 10thời sử dụng các phương pháp nhận thức cụ thể và phù hợp như lô gích
-pháp lý, hệ thống, so sánh -pháp luật, xã hội học, thống kê tư -pháp để
nghiên cứu vấn đề đặt ra trong Luận án Ngoài ra, trong luận án này tác giả
đã phân tích, tổng hợp các số liệu về nhân thân người phạm tội cùng với
việc đánh giá các đặc điểm của loại hình tương ứng; tham khảo nhiều kiếnthức thục tế liên quan đến nhân thân người phạm tội, tội phạm cụ thể và
tình trạng phạm tội ở Việt Nam
Tư tưởng xuyên suốt công trình này là hệ thống các phương diện cơ
ban của vấn dé nhân thân người phạm tội trong tội phạm học (bao gồm kháiniệm, các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng, việc phân loại nói chung) được
xem xét ở góc độ lý luận của vấn đề
8 Cái mới và ý nghĩa của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về nhân thân người phạm tội,
Luận án đã thể hiện được điểm mới ở chỗ: đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu
vấn đề nhân thân người phạm tội trong tội phạm học ở khía cạnh lý luậnmột cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở các tài liệu tham khảo và kinh
nghiệm thực tế tích lũy được trong quá trình học tập và nghiên cứu nhằm
giải quyết thành công: a) khái niệm nhân thân người phạm tội và ý nghĩa
của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội; b) mối quan hệ giữa đặcđiểm xã hội và đặc điểm sinh học trong nhân thân người phạm tội; c) mối
liên hệ giữa khái niệm nhân thân người phạm tội và một số khái niệm khác;
d) cấu trúc của nhân thân người phạm tội và nội dung các nhóm đặc điểm,dấu hiệu cụ thể đặc trưng cho nhân thân người phạm tội; e) cơ sở, căn cứ
phân loại và các cách phân loại nhân thân người phạm tội
Trang 11Vấn đề nhân thân người phạm tội trong tội phạm học nói chung đã cóquá trình phát triển lâu đời và đạt được các thành tựu nhất định, nhưng cho
đến nay còn mới mẻ ở Việt Nam và đang dần dần trở thành vấn đề mới,
quan trọng trong chương trình đào tạo của các Trường Đại học Luật, An
ninh, Cao đẳng kiểm sát, Khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Với Luận
án này tác gia hy vọng kết quả nghiên cứu có hệ thống khía cạnh lý luận
của các phương diện cơ bản của vấn đề nhân thân người phạm tội trong Tội
phạm học có thể giúp ích phần nào cho các cán bộ làm công tác khoa học
và thực tiễn trong việc hiểu đầy đủ và biết cách vận dụng đúng đắn cơ sở lý
luận chung về nhân thân người phạm tội vào đánh giá, phân tích những vấn
đề liên quan đến nhân thân người phạm tội, đến tội phạm nói chung đangxay ra trong thực tế và hy vọng trong thời gian tới, vấn dé nhân thân người
phạm tội sé được nghiên cứu sâu hơn, toàn diện và hoàn chỉnh hơn ở mọi
khía cạnh của nó và ở mức độ cao hon trong giới các nhà Khoa học về Tộiphạm học, Luật hình sự và Thi hành án hình sự
6 Cơ cấu của luận án.
Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài,
luận án bao gồm lời nói đầu, ba chương với 7 mục, kết luận và danh mục
các tài liệu tham khảo
Trang 12CHUONG I
NHỮNG VAN DE CHUNG VE
NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI
TRONG TOI PHAM HỌC
1- KHAl NIÊN NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI VÀ Ú NGHIA CUA VIỆC NGHIÊN CỨU NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI TRONG TOI PHAM HOC.
1.1 Khai niém nhân thân người phạm tội
Để tiến hành đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục người phạmtội có hiệu quả, trong hoạt động thực tiễn, các cơ quan Công an, Viện kiểmsát, Tòa án và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cần có nhận thứcđúng đắn về nhân thân người phạm tội Vấn đề nhân thân người phạm tội là
một vấn đề có ý nghĩa rấtquan trọng trong Tội phạm học, trong Khoa học
luật hình sự và trong Luật thi hành án hình sự Ngoài ra, nhân thân người
phạm tội còn là một phạm trù được nhiều ngành khoa học khác đề cập đếnnhư Khoa học điều tra tội phạm, tâm lý tư pháp Mỗi ngành khoa học đều
có nhiệm vụ, mục đích riêng khi nghiên cứu, do vậy phạm vi nội dung
nghiên cứu của nó có những nét khác nhau Nhưng vấn đề có tính chấtphương pháp luận trước tiên đối với tất cả các ngành khoa học nghiên cứu
về vấn đề này trong đó có Tội phạm học, là phải xác định được khái niệmnhân thân người phạm tội
Trang 13Xét về mặt thuật ngữ, khái niệm nhân thân người phạm tội được hình
thành từ khái niệm chung của xã hội học - "nhân thân con người" và khái
niệm pháp lý hình sự - "người phạm tội" Tập hợp hai khái niệm này, kháiniệm nhân thân người phạm tội được hiểu là nhân thân người có lỗi trongviệc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm đoán
và trừng phạt Vì vậy khi nghiên cứu khái niệm nhân thân người phạm tội,
chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm chung của xã hội học về con người và
nhân thân
1.1.1 - Xuất phát từ quan điểm; người phạm tội dù có phạm tội nghiêm
trọng đến đâu thì cũng là một con người; cho nên người phạm tội trước tiên
phải mang đặc điểm của một con người Vậy con người và bản chất của nó
là gì? Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin thì "con người là sảnphẩm của tự nhiên và xã hội Con người được tự nhiên sinh ra cho nên
trước tiên mang các đặc tính của sinh vật Cái sinh học trong con người qui
định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm ly trong con người wt
Khái niệm "con người" thể hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa các phương
diện khác nhau trong ban chất của nó: xã hội, sinh hoc, đạo đức - tinh thin,
lịch sử - văn hóa Con người từ khi sinh ra đã là một thực thể sinh vật tồn tại,đòi hỏi con người có quá trình hoạt động để phục vụ cho cuộc sống bản thânnhư ăn, uống, nghỉ ngơi v.v Đồng thời con người là sản phẩm của xã hội,mang bản tính xã hội và là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Trong bất kỳ xã
hội nào con người không bao giờ sống tách rời riêng, mà bao giờ cũng có quan
hệ với nhau trong quá trình sản xuất cũng như trơng quá trình sinh hoạt khác
Con người cũng không chỉ có quan hệ với những người đương thời mà còn
quan hệ với các thế hệ trước, biểu hiện là thế hệ sau đã kế thừa một lực lượng
sản xuất và di sản văn hoá mà các thế hệ trước đã tích luỹ được Hay nói
cách khác, lịch sử phát triển của từng cá nhân không thể tách rời lịch sử của
những người đương thời và lịch sử của những người tiền bối
' Triết hoc Mác - Lê Nin tập 2, 255.
13
Trang 14Nếu khái niệm "con người" như chúng ta đã phân tích ở trên thì nhânthân - chính là những đặc trưng cụ thể hơn của con người Trong nhân thân tập trung các phẩm chất và dấu hiệu xã hội đặc thù chứ không phải các dấu
hiệu sinh học các đặc điểm của nhân thân chủ yếu xác định quan hệ giữa
con người với những người khác, với toàn thể xã hội, xác định vị trí, vai trò
của con người trong hệ thống quan hệ xã hội Nhân thân không phải là một chỉnh thể được thiết định một cách có di truyền, nhân thân không phải do
sinh ra đã có, mà là do trưởng thành mà có Một con người không lập tứctrở thành một cá nhân có nhân cách xã hội ngay sau khi lọt lòng mẹ Nó chỉ
có thể có được những tính chất, đặc điểm nhất định đó trong các quá trình
hoạt động xã hội và trong đời sống xã hội Như C Mác đã từng nói thực
chất của nhân thân "không phái ở bộ râu, ở dòng máu, ở các thể chất trìu
tượng của nó, mà là ở tính chất xã hội của nó"” Vì vậy mà ta hiểu rằng, vi
sao khái niệm "nhân thân” được sử dụng khi người ta muốn nhấn mạnh đếncác tính chất xã hội của con người, còn khái niệm "con người" được sửdụng với một nghĩa rộng hơn, bao gồm cả các tính chất xã hội và tính chất
tự nhiên của con người Nhân thân cũng như mối quan hệ giữa nó với xã hội
và Nhà nước, nói cho cùng là do tính chất của xã hội quyết định.
Theo khái niệm chung của xã hội học Mác - Lê Nin về nhân thân conngười thì nhdn thân - đó là bản chất xã hội của con người được thể hiệnthông qua vị trí của con người trong hệ thống quan hệ xã hội Nhân thân làmột phạm trù mang tính xã hội - lịch sử Nó sẽ không thể được làm sáng tỏnếu xem xét nó với tư cách là một hiện tượng tách biệt và khép kín, tách rời
nó với hiện thực xã hội và các điều kiện lịch sử cụ thể đặc trưng cho hiện
thực đó
*C Mic va A Ghen tap 1, tr 242
14
Trang 15Với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, vốn được đặctrưng bởi những đặc tính và phẩm chất cá nhân đa dạng, mỗi cá nhân cụ thể
là một nhân thân Song khái niệm nhân thân, đồng thời bao hàm cả con
người với tư cách là một thành viên của xã hội, là một công dân, là đại diệncủa các giai cấp, các nhóm xã hội nhất định v.v ,là người mang trong
mình một số các đặc điểm xã hội điển hình "bẩn chất cua con người không phải là cái gì trìu tượng sẵn có trong từng cá nhân riêng biệt Bản chất của
` an is ^? ` Z ^^ A ~ Ato
con người thực tế là tông hòa các mối quan hệ xã hội `
Khác với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, các nhà tư tưởng tư
sản mưu toan che đậy thực chất đó, che dấu mối liên hệ giữa nhân thân với
xã hội, tuyệt đối hóa khái niệm nhân thân, tách rời nó ra khỏi quá trình phát
triển của xã hội, đặt nó "lên trén xã hội" Theo họ, nhân thân là một cánhân có những đặc điểm và phẩm chất riêng cho phép phân biệt với mọingười khác, có khả năng điều khiển được chính con người mình và điềukhiển người khác Khi đó bản chất của nhân thân không được gắn liền với
tính chất của xã hội, với địa vị hiện thực của con người trong đó, mà được
rút ra từ những đặc thù đặc biệt và trìu tượng của cá nhân như "ý chí manh",
"hành thức tư duy cao nhất",v.v Các đặc điểm quan trọng nhất của nhânthân được coi là tài sản, quyền lực, sức mạnh, sự độc lập với những người
khác v.v Mục đích chính trị của quan điểm như vậy là rất rõ ràng: chúng
biện minh cho sự bất bình đẳng xã hội của con người trong xã hội tư bản
chủ nghĩa, dem lại cho nó tính chát "tu nhiên"
Trong xã hội học tư sản hiện đại còn có các quan niệm đa dạng khác
về nhân thân, chúng phản ánh các trào lưu triết học tư sản đa dạng - tâm
sinh học, Phrơt, Phrơt mới, chủ nghĩa hành vi, duy tâm chủ quan v.v Song
chúng đều giống nhau ở một điểm là xem xét nhân thân con người trong sự
°C Mác và A Ghen tập 5, tr 3.
L5
Trang 16tách biệt với các điều kiện xã hội cơ bản, với tư cách là một thực thể tách
rời khỏi xã hội, tự tạo ra bản chất nội tại của mình và tự qui định những
biểu hiện bên ngoài
Nhu vậy chỉ có học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lê Nin mới đem lạimột giải pháp khoa học thực sự cho việc tìm hiểu vấn đề nhân thân Học
thuyết Mác - Lê Nin chỉ ra một cách xác đáng rằng nội dung của nhân thân,
vai trò của nó trong đời sống xã hội, tính tích cực của nó được qui định bởi
các điều kiện sinh hoạt xã hội, bởi địa vị mà cá nhân có được trong hệ
của cải, trình độ hiểu biết v.v của con người, mà là ở lập trường xã hội,
tính tích cực xã hội và những đóng góp của nó vào sự tiến bộ chung của xã
hội
Tự ý thức xã hội là một trong những thành phần quan trọng nhất tạo
thành nhân thân, mà thiếu nó thì không thể nói tới bản chất xã hội của conngười Tự ý thức xã hội - đó là sự nhận thức về mặt xã hội của con người về
ý nghĩa xã hội của các hành vi do mình gây ra Ý thức của con người, nộidung của nhân thân hoàn toàn được quyết định bởi tổng thể các mối quan
hệ xã hội - kinh tế, chính trị, pháp luật v.v Nhân thân được hình thành va
phát triển từ ảnh hưởng của những mối quan hệ đó
16
Trang 17Tuy nhiên, tính chất xã hội của ban thân khái mệm “nhân thân" hoài
toàn không cho phép loại bỏ các nhu cầu và đặc tính của con người với tu
cách là một cơ cấu sinh học Đó chính là khía cạnh tâm lý - xã hội, khí:
cạnh tinh thần trong cấu tạo của nhân thân Mỗi con người đều có một tip hop các nhu cầu cơ bản về thé chất và tam lý mà việc đáp ứng những cò.
hỏi của chúng gắn liền với lĩnh vực ý thức phong phú, những cảm xúc, ợ
ích, ham muốn v.v của con người Chính quá trình hoạt động của conngười nhằm thỏa mãn các nhu cầu này xác định được phạm vi nhân thức.xác định tâm trạng, qui định khuynh hướng của con người Vì vậy, mặc dù
từ lâu khoa học đã cho thấy rằng, ảnh hưởng mang tính quyết định tới xử sựcủa con người là các điều kiện xã hội và định hướng xã hội của ý thức con
người, nhưng khi nghiên cứu về nhân thân không nên "xd hội hóa" quá mức
khái niệm đó, tức là chỉ căn cứ vào địa vị xã hội, các quan hệ xã hội màkhông tính đến thế giới tinh thần phong phú của con người; đồng thời
cũngkhông thể "tdm lý hóa" một chiều khái niệm nhân thân, tức là có ýđịnh xem nhân thân chỉ là một tổng thể những thuộc tính, những đặc điểm
tâm lý, trạng thái tỉnh thần mà không xuất phát từ địa vị xã hội, vai trò xãhội của nhân thân Việc đối lập như vậy về nguyên tắc là sai lầm, vì cáchiện tượng tâm lý vừa có những mặt tự nhiên cụ thể, đồng thời về cơ bản lạiđược thiết định về mặt xã hội và chúng đặc trưng cho con người chính là với
tư cách một thực thể xã hội, một nhân thân
Một dấu hiệu rất quan trọng của con người với tư cách là nhân thân
-ý thức, toàn bộ thế giới tinh thần nội tại của nó Khi được thiết định bởi các
điều kiện xã hội bên ngoài, bản thân thế giới tinh thần này trở thành motyếu tô cấu thành tích cực của nhân thân Nó trung gian hóa sự tác động của
mọi biểu hiện trong xã hội đến con người sao cho phù hợp với nội dung
riêng của nó; đồng thời trong mỗi trường hợp cụ thể, nó xác định việc con
THƯ VIÊ
TEL TH HAI ,
fore LA 644 È
17
Trang 18người sẽ lựa chọn lập trường xã hội nào, lựa chọn cách xử sự này hay xử sựkhác Các hiện tượng tâm lý đan xen một cách hữu cơ với cuộc sống toànven của cá nhân, vì chức năng hoạt động cơ bản của moi hiện tượng va quátrình tâm lý là điều tiết hoạt động của con người Vốn được thiết định bởi sựtác động bên ngoài, các quá trình tâm lý lại qui định cách xử sự, trung gian
hóa sự phụ thuộc của xử sự của chủ thể vào các điều kiện khách quan.
Tóm lại, nhân thân con người là tổng hop các đặc điểm, dấu hiệu thé
hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội Đó là
các đặc điểm, dấu hiệu sinh học, nhân khẩu học, các đặc điểm về xã hội
học, đạo đức - tâm lý Cách tiếp cận Mác xít với vấn đề nhân thân đòi hỏiphải có sự thống nhất biện chứng giữa cái xã hội và các yếu tố khác trongnội dung của khái niệm này Cần phải quan tâm đến các giá trị xã hội và
các phương diện của hiện thực: xã hội, những người xung quanh, gia đình
bố, mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, tài sản, lao động, các nghĩa vụ công dânv.v Nội dung của các mối quan hệ đó đặc trưng cho định hướng của nhân
thân Đối với nhân thân, quan trọng hơn cả là có được các mối quan hệ sâu
sắc nhất, ổn định, vì xuất phát từ đó mà hình thành nên quan điểm, lý
tưởng, lập trường, quan niệm đạo đức của con người Cách xử sự của conngười trong xã hội - cái mà nhân thân thể hiện ra bên ngoài cũng gắn liền
với lĩnh vực trí tuệ, cảm xúc và ý chí của nhân thân
Bản chất xã hội của tâm lý nhân thân biểu hiện ở chỗ nó không bị qui
về các đặc thù tâm lý cá nhân của con người, mà là sự thống nhất giữa cáichung, cái đặc thù và cái riêng trong sự phát triển và hình thành của nó Với
nghĩa đó thì nhân thân kế thừa và phân ánh kinh nghiệm xã hội của mọi thế
hệ trước, tiếp xúc ở một chừng mực nào đó với các thành tựu văn hóa, lao
động, sáng tạo, ứng xử xã hội mang tính nhân loại chung của các dân tộc
khác nhau và đồng thời nắm bắt lấy chúng Ngoài ra nhân thân bao giờ
1§
Trang 19cũng thể hiện trong mình các đặc điểm của một chế độ xã hội nhất định trong ý thức giai cấp, trong thế giới quan chung và lý tưởng chính trị của nó
v.v Cuối cùng, nhân thân con người là sự thể hiện các đặc điểm cá nhân
không lặp lại, trong đó phản ánh con đường sinh sống cá thể của con người,
sự tồn tại cá nhân của nó - tồn tại được qui định bởi một nội dung cụ thể
của các mối quan hệ gia đình, sản xuất, sinh hoạt v.v Đó là môi trường vi
mô mà trong đó con người sống, hoạt động và hình thành với tư cách là một
nhân thân
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành con người mới
xã hội chủ nghĩa, đó là nhân thân phát triển tích cực, hoàn thiện về thể chất
và tinh thần, có những đặc trưng tiêu biểu, dũng cam trong chiến đấu bảo vệ
Tổ quốc, lao động nhiệt tình, cần cù sáng tạo, giàu lòng vị tha, thương yêu
đồng bào, đồng chí, biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích bản thân với lợi ích tập
thể, lợi ích của xã hội, luôn luôn phấn đấu theo phương cham "mdi người vi
x11
mọi người, mọi người vì môi người" Tuy nhiên, không phải mọi người côngdân Việt Nam đều mang những đặc tính này, vẫn còn một số có cuộc sống
thụ động, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp
luật hình sự nói riêng Vì vậy cần phải coi nhân thân người phạm tội như là
trường hợp cá biệt khi nghiên cứu nhân thân con người
1.1.2 - Trên cơ sở quan điểm lý luận chung về nhân thân con người như đã
phân tích ở trên, tội phạm học nghiên cứu đặc trưng của khái niém "nhânthân người phạm tội" và giải quyết các vấn dé có liên quan đến khái niệm
`
này.
Đề cập đến nhân thân người phạm tội là nói đến các đặc điểm, dấu
hiệu cá nhân của con người thực hiện tội phạm, mà dấu hiệu đặc trưng nhất
Trang 20để phân biệt với nhân thân con người nói chung là thể hiện ở hành vi thự:
hiện tội phạm Có nghĩa là con người đó đã trở thành chủ thể của tội phạn theo qui định của pháp luật hình sự Đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc,
dam bao đầu tiên cho việc xác định khái niệm nhân thân người phạm tội
Để giải quyết vấn đề nhân thân người phạm tội, các nhà tội phạm học
tư sản đã xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa sinh học, của tính chống xã
hội bẩm sinh, cho rằng một trong những động lực thúc đẩy con người thực
hiện tội phạm là do ảnh hưởng của di truyền với những tác động của nhữngđiều kiện xã hội của Nhà nước tư san, và như vậy tiền định con người sina
ra để trở thành người phạm tội là điều có thực Nếu giải thích theo nhữngthuyết của tôn giáo thì đó là số phận của con người mà bản thân con người
không cưỡng lại được
Khác với quan điểm nêu trên, tội phạm học Mác xít đã giải quyết vãa
đề nhân thân người phạm tội trên cơ sở thừa nhận tính thiết định xã hội củacái đặc trưng cho nhân thân người phạm tội, đồng thời hướng việc nghiên
cứu vào việc làm sáng tỏ bản chất xã hội, các mối quan hệ và sự phụ thuộc
xã hội đã biến con người thành người phạm tội
Khi phân tích khái niệm “nhân thân người phạm tội", đại bộ phận cácnhà tội phạm học xã hội chủ nghĩa đều nhấn mạnh rằng, cần phải nghiên
cứu toàn diện về nhân thân con người với tư cách là thành viên của xã hội
và con người chỉ trở thành người phạm tội do quá trình phát triển đạo đứcbất lợi đối với họ; và cái vốn có ở nhân thân người phạm tội không phải là
các đặc điểm phạm tội bẩm sinh, mà là các đặc điểm được qui định về mặt
xã hội được thể hiện trong xử sự chống lại xã hội Việc đồng nhất các khái
Trang 21miệm ”gười phạm tội" và "nhân thân người phạm tội" là sai lầm, cũng như
A 1
việc đồng nhất các khái niệm "con nguoi" và "nhân thân"
Người phạm tội, dù là thực hiện một tội phạm nguy hiểm nhất cũng
là con người Con người được sinh ra không phải để trở thành người phạm
tội Nhưng con người có khả năng trở thành người phạm tội, khi trong quá
trình trưởng thành của con người đó gặp phải những điều kiện không thuận
lợi của quá trình hình thành nhân cách và người đó rơi vào một hoàn cánh,
tình huống nhất định Vì vậy hành vi phạm tội của con người không phải là
hành vi tất yếu phải xảy ra đối với con người đó; quan điểm, tính cách, thóiquen, sở thích và những đặc điểm về nhân cách của người phạm tội khôngphải được tiềm ẩn ở con người đó ngay từ khi mới sinh ra, mà chúng được
hình thành dưới sự ảnh hưởng, tác động của môi trường không thuận lợi bên
ngoài
Nhân thân của người phạm tội - đó là nhân thân của người có lỗitrong việc thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự
cấm đoán và trừng trị ˆ Như vậy chỉ có việc thực hiện hành vi phạm tội mới
cho phép phân biệt nhân thân của người phạm tội với nhân thân của con
người nói chung Ngoài ra, dù con người có chứa đựng các đặc điểm tiêucực giống với các đặc điểm đặc trưng cho người phạm tội đến đâu đi nữa thì
cũng không được phép coi người đó là người phạm tội trước khi họ thực
hiện hành vi phạm tội; cũng như xuất phát từ tính tất yếu cho rằng cá nhân
này hay cá nhân khác là phải phạm tội Tuy nhiên, ngay cả hành vi phạmtội đặc trưng đó cũng không bao hàm hết và không làm sáng tỏ được toàn
bộ nhân thân của người phạm tội, vì cần phải nhận thấy, Mác viết: "zmột cái
gi đó lon hơn ở trong con người kẻ phạm pháp Chẳng phải là mỗi người
* Xem Giáo minh Tôi phạm học, Trường Dai học Luật Hà Nội, năm 1994, tr 155.
Trang 22công dân đã gan liên với Nhà nước bằng hàng nghìn sợi dây thần kinh sống
đó sao, và l€ nào Nhà nước lại có quyền cat đứt toàn bộ các sợi dây thinkinh đó chỉ vì người công dân đã tự ý cắt di một sợi dây thân lĩnh nào trong
số đó? Nhà nước can phải thấy rằng kẻ phạm pháp đó cũng là một con
người, một tế bào sống cua xã hội mà trong đó có quả tim dang đập và
dòng máu đang chảy; là một người lính mà có trách nhiệm phải bảo vệ Tổ
quốc, là một người làm chứng mà lời khai của họ làm Tòa án phải chú ýnghe; là một thành viên trong tập thể đang thực hiện các chức năng của xãhội; là một người chủ gia đình mà sự tổn tại của họ là thiêng liêng; và cuối
` - a x ^ A A ? x Z 5
cùng, điều quan trọng nhất - là một công đán của Nhà nước"
Nhân thân người phạm tội, dù cho tự nó có những biểu hiện này haybiểu hiện khác, kể cả việc thực hiện tội phạm có quan trọng đến đâu chăngnữa, thì để đánh giá đúng về nó và hơn nữa là về nhân thân nói chung cũng
chỉ có được trên cơ sở của mọi đặc tính xã hội quan trọng và mọi biểu hiệncủa nhân thân, nội dung và mối tương quan giữa chúng, cụ thể là "tỷ lệ”
giữa các dấu hiệu và biểu hiện xã hội tích cực với các dấu hiệu và biểu hiện
tiêu cực của nhân thân trong mối liên hệ qua lại giữa chúng Chính do tổng
thể các đặc tính và dấu hiệu xã hội, cấu trúc và mối tương quan giữa chúng
như vậy đã đem lại cho chúng ta một quan niệm đây đủ về người phạm tội
và cho phép hiểu được cách xử sự phạm tội của người đó, nguyên nhân và
động cơ phạm tội, và từ kết quả của cách đánh giá như vậy mới có cơ sodam bao cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm, dam bao cho chính sáchhình sự và cho việc chọn lựa các biện pháp cần thiết, thích hợp nhằm giáodục, cải tạo nhân thân và phòng ngừa đối với từng trường hợp cụ thể
Tóm lại, khi xem xét tội phạm như là kết quả của sự tác động qua lại
phức tạp giữa nhiều yếu tố, mà trong đó yếu tố giữ vai trò quan trọng chính
°C Mác và A Ghen tập I, r 192.
ale!
Trang 23là nhân thân với nội dung cụ thể và các đặc điểm, dấu hiệu, các mối quan
hệ đặc trưng cho nó - tội phạm học Mác xít đã khẳng định, không có các đặc điểm nào của nhân thân được qui định từ trước và buộc con người phải thực hiện tội phạm Những đặc điểm, đặc trưng của nhân thân qui định xử
sự mang tính chống xã hội đó là kết quả của những điều kiện sinh hoạt, giáo dục, ảnh hưởng, quan hệ v.v xác định; chúng dẫn tới việc thực hiện hành vi phạm tội không phải một cách tự động và bắt buộc mà do ảnh hưởng của những điều kiện bên ngoài, của một hoàn cảnh cụ thể, cùng
trong sự tham gia của ý thức và lý trí của con người khi con người đó có
khả năng lựa chọn nhiều phương án xử sự khác nhau
Như vậy, nói một cách khác thì nhân thân người phạm tội là tổng hợp
các đặc điểm, dấu hiệu, các đặc tính quan trọng thể hiện bản chất xã hội
của con người khi vi phạm pháp luật hình sự, mà trong sự kết hợp với cácđiều kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến xử sự phạm tội của người đó
1.2 - ú nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội
Nghiên cứu những vấn đề về nhân thân, về con người, về mối quan hệ
giữa con người và xã hội, Nhà nước, về địa vị pháp lý của công dân trong xã
hội, về ý nghĩa xã hội của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ con người,
phòng ngừa những hành vi phạm tội xâm pham đến tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm của con người có một ý nghĩa to lớn về mặt khoahọc cũng như về mặt thực tiễn Ý nghĩa chính trị và xã hội của việc nghiên
cứu những vấn đề này xuất phát từ việc xã hội và Nhà nước XHCN đánh giá
rất cao con người và các giá trị, lợi ích của con người Thái độ của xã hội và
của Nhà nước đối với con người thể hiện rõ tính chất của xã hội, nó còn nói
23
Trang 24lên đặc tính của các nguyên tắc cơ bản khác của chế độ nhà nước và chế độ
xã hội
Vấn đề nhân thân con người là vấn đề trọng tâm của khoa học hiện
đại, nhất là của các ngành Luật học, Triết học và Xã hội học nói chung Vấn đề đó còn được mọi người thuộc mọi tầng lớp quan tâm, bởi vì nó liên
quan khăng khít với quá trình đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì hòa bình và
an ninh trên thế giới Các khoa học pháp lý như Lý luận chung về pháp luật, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật lao động v.v cũng rất cần phải có quan niệm đúng đắn về con người và nhân thân con người Điều đó giúpcho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhân thân và con người.Chẳng hạn, đối với môn lý luận chung về pháp luật, quan niệm đúng đắn vềcon người cho phép xác định được các dấu hiệu của con người với tư cách
là chủ thể có năng lực pháp lý và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa
vụ cụ thể Còn đối với luật hình sự, quan niệm đúng đắn về nhân thân sẽcho phép nghiên cứu được chính xác và đầy đủ về chủ thể trách nhiệm hình
sự và khách thể bảo vệ của pháp luật hình sự
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm giải quyết vấn đề tộiphạm trong xã hội là trách nhiệm của nhiều ngành khoa học, trong đó tội
phạm học giữ vai trò đặc biệt quan trọng Dù thuộc bất kỳ trường phái nào,
mỗi nhà nghiên cứu tội phạm học đều không thể bỏ qua các vấn đề có liên
quan đến nhân thân người phạm tội khi phân tích về mặt lý luận tội phạm,các nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội, cũng như khi nghiên cứu để đưa racác giải pháp khoa học nhằm đấu tranh và phòng ngừa tội phạm
Tội phạm là một hiện tượng xã hội phát sinh từ sự tác động qua lại
giữa các điều kiện bên ngoài và điều kiện bên trong (điều kiện khách quan
và điều kiện chủ quan) Trong toàn bộ hệ thống các quan hệ đó, nhân thân
Trang 25người phạm tội là một khâu rất quan trọng để đánh giá chính xác tội phạm.
Vì vậy, thực chất của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu tìnhhình tội phạm, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội Bản thân việc đánh
giá thực trạng, diễn biến của tình hình phạm tội, dự đoán hướng phát triển
và qui mô ảnh hưởng của nó đến các hiện tượng và quá trình xã hội khác phụ thuộc vào những số liệu đã được tổng kết về nhân thân người phạm tội
nói chung va các loại tội phạm khác nhau Đó là các số liệu về đặc điểm
theo giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, điều kiện và hoàn cảnh sinh sống,
các đặc điểm về đạo đức, tâm lý, về vai trò, địa vị của con người trong xã
hội
, Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định nguyên nhân của tội phạm Nguyên nhân thực hiện tội
phạm cụ thể là khuynh hướng thể hiện tính chống đối xã hội của con người
cụ thể, trước hết là động cơ xử sự của người đó trong sự tác động qua lại vớimôi trường và hoàn cảnh cụ thể, thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm
Nếu như quan điểm của các nhà tội phạm học tư sản là quy nguyênnhân phạm tội về các đặc điểm sinh học, phủ nhận vai trò của các điều kiện,
hoàn cảnh xã hội trong việc làm phát sinh cách xử sự phạm tội và làm hìnhthành nên các đặc điểm của nhân thân người phạm tội; từ đó hướng việc
nghiên cứu nhân thân người phạm tội vào việc đi sâu phân tích cấu tạo cơ
thể con người và điều kiện xung quanh con người; thì trái lại qua việc phântích và tổng hợp các đặc điểm, đặc tính của nhân thân người phạm tdi, các
nhà nghiên cứu tội phạm học Xã hội chủ nghĩa đã chỉ ra rằng sự hình thành
và phát sinh các đặc điểm, đặc tính đó là dưới sự tác động của môi trường
xã hội Con người có thể làm cho các điều kiện xã hội cần thiết thích nghivới mình và chống lại các điều kiện không có lợi cho bản thân Nhưng với
Trang 26kết quả tác động của cùng một hoàn cảnh, điều kiện xã hội lại hình thành
các loại nhân thân khác nhau Mỗi con người tiếp nhận hoàn cảnh đó phùhợp với kinh nghiệm mà họ tích luỹ được, với các quan điểm, các định
hướng về giá trị, nhu cầu và lợi ích của họ Xuất phát từ quá trình tác động
qua lại giữa con người và môi trường xã hội trong cả quá trình sống, làm
việc và trưởng thành đó, có thể tìm ra nguyên nhân và điều kiện của tộiphạm, hoàn cảnh cụ thể nào đã làm phát sinh các phẩm chất tiêu cực trong
con người, dẫn con người đến việc thực hiện tội phạm; và từ đó đưa ra các
biện pháp nhằm loại trừ và ngăn chặn những hoàn cảnh bất lợi đó, không để
con người đi vào con đường phạm tội, đồng thời áp dụng những biện pháp
phòng ngừa riêng biệt cho những người phạm tội cụ thể
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn giúp cho chúng ta hiểu rõ
mức độ phổ biến của các loại nhân thân người phạm tội khác nhau, các đặcđiểm nhân thân của nhiều tầng lớp dân cư khác nhau trong sự tác động qua
lại với hệ thống các quan hệ xã hội phức tạp, từ đó có thể phân loại tộiphạm, người phạm tội theo từng nhóm, từng loại có những đặc điểm giốngnhau và xác định nguyên nhân, điều kiện của từng nhóm, loại tội phạm và
người phạm tội, phục vụ cho việc áp dụng phương pháp phòng ngừa theo
từng nhóm, loại tội phạm và người phạm tội nhằm làm giảm đi tình trạng
phạm tội trong xã hội
Nhiệm vụ nghiên cứu nhân thân người phạm tội của tội phạm học gắnliền với nhiệm vụ của Khoa học luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luật laođộng cải tạo trong vấn đề này Thực tế cho thấy, cuộc đấu tranh chống tội
phạm không thể đạt kết quả cao nếu các cơ quan trực tiếp làm nhiệm vụ nàylại không hiểu đối tượng mà mình đấu tranh có những đặc điểm gì để từ đó
đề ra phương pháp, biện pháp, cũngnhư chiến thuật, chiến lược phù hợp Vì
vậy, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội, làm rõ các phẩm chất tiêu
Trang 27cực vốn có của người phạm tội như các đặc điểm tâm lý, quan điểm, nhận thức cuộc sống, nhu cầu, sở thích, thói quen v.v có ý nghĩa rất to lớn về mặt thực tiễn Ở giai đoạn điều tra, những hiểu biết về nhân thân người phạm tội cho phép cơ quan điều tra có cơ sở để xác định phương pháp, phương hướng và chiến thuật điều tra để dé xuất và kiểm tra các giả thuyết
điều tra của mình Ở giai đoạn xét xử, các tài liệu về nhân thân người phạm
tội là một trong các cơ sở quan trọng của việc truy cứu trách nhiệm hình sự
và quyết định hình phạt (lượng hình) Ở giai đoạn thi hành án, nhân thân
người phạm tội là căn cứ để xác định chế độ giam giữ, cải tạo, giáo dụcngười phạm tdi
Đối với pháp luật hình sự Việt Nam, vấn đề nghiên cứu nhân thân
người phạm tội lại càng có ý nghĩa quan trọng Bởi vì nội dung cốt lõi của
khoa học luật hình sự Việt Nam là cá thể hóa trách nhiệm hình sự Trongkhi đó chỉ có thể xác định được mức độ trách nhiệm hình sự và nội dungcủa nó, chỉ có thể tìm được những biện pháp pháp lý, những con đường haynhất để trừng trị và giáo dục người phạm tội (tức là cụ thể hóa trách nhiệm
hình sự) khi xác định được các yếu tố tạo thành nhân thân người phạm tội,mức độ ý thức của nó, động cơ chủ yếu về cách xử sự của nó trước và sau
khi phạm tội Vấn đề nhân thân là vấn đề rất quan trọng vì Nhà nước ta giáodục là giáo dục từng con người cụ thể, truy cứu trách nhiệm hình sự là truy
cứu từng con người cụ thể, chứ không phải chung chung, nhất loạt như
nhau Bộ luật hình sự Việt Nam có rất nhiều qui định về vấn đề nhân thân
người phạm tội khi quyết định hình phạt (chẳng hạn, ở điều 37,44,59).°Phân tích thực tiễn xét xử cho thấy, khi quyết định hình phat tòa án bao giờ
cũng lấy nhân thân người phạm tội làm một trong những căn cứ để quyếtđịnh loại và mức hình phạt đối với bị cáo Việc cân nhắc nhân thân một
° Xem Bo Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Trang 28cách đây đủ, cụ thể tức là chỉ rõ các đặc điểm cụ thể đặc trưng cho mặt tốt,
mặt tích cực, lẫn mặt xấu, mặt tiêu cực của người phạm tội có liên quan trựctiếp đến hành vi phạm tội, cũng như liên quan đến mục đích hình phạt Các
đặc điểm cụ thể đó là các đặc điểm có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi phạm tội, đặc điểm phản ánh khả năng giáo dục, cảitạo của họ và các đặc điểm phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ Việc cânnhắc nhân thân một cách đầy đủ sẽ là căn cứ có sức thuyết phục dé tòa án
quyết định hình phat này hay hình phạt khác, dam bảo hình phạt đã tuyên
có tính thực tế, phù hợp với các nguyên tắc của Luật hình sự cũng như đáp
ứng được mục đích trừng trị và giáo dục, cai tạo người phạm tdi
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam qui định khi điều tra, truy tố và xét
xử vụ án hình sự bắt buộc cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án phảichứng minh những đặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo (điều 47, k.3) Cácđặc điểm thuộc về nhân thân bị can, bị cáo phải được thu thập, phản ánh
trong hồ sơ điều tra, trong bản cáo trạng, trong bản án hoặc trong các giấy
tờ khác kèm theo hồ sơ vụ án (theo qui định tại các điều 103, 143,198 Bộ
Luật tố tụng hình sự) ’ Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, cơ
quan điều tra phải thu thập một cách đây đủ, toàn diện các đặc điểm thuộcnhân thân bị can, bị cáo Cần thiết phải kiểm tra danh bạ và xác nhận chính
xác bị can, bị cáo có tiền án, tiền sự hay không Những việc làm đó không
chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho tòa án có cơ sở cân
nhắc, đánh giá nhân thân bị cáo khi quyết định hình phạt mà còn có cả ý
nghĩa đối với việc thi hành hình phạt
Tóm lại, nghiên cứu nhân thân người phạm tội, thực chất là nhằm đáp
ứng yêu cầu nghiên cứu tình hình tội phạm, từ đó đưa ra những giải pháp,
kiến nghị giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội, đưa ra các giải pháp xây
” Xem Bo Luật tố tung hình su nước CHXHCN Việt Nam.
Trang 29dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và
2 A r7 a tA
bao vé To quéc Viét Nam
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội với mục dich duy nhất để ngăn
chặn không cho bất kỳ một thành viên nào trong xã hội đi vào con đườngphạm tội và phải chịu hình phạt của pháp luật Cho nên, việc nghiên cứunày không chỉ đơn thuần là làm rõ những điều kiện, hoàn cảnh không thuậnlợi cho sự hình thành nhân cách con người, mà còn mang ý nghĩa nhân đạo
cao cả vì Nhà nước ta luôn lấy con người làm trung tâm của xã hội Do vậy,
phải bằng mọi cách để con người có thể cống hiến được nhiều nhất khả
năng của mình cho công cuộc xây dựng xã hội mới, phải bằng mọi cách để
họ không phải chịu hình phạt của pháp luật
2 GIỚI HAN CUA VIỆC NGHIÊN CỨU NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TỘI
TRONG TỘI PHAM HỌC VA MỐI QUAN Hệ GIA Đặc DIEM XÃ HỘI Và ĐẶC DIEM SINH HỌC TRONG NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOL.
Một số nhà nghiên cứu tội phạm học cho rằng, việc nghiên cứu nhân
thân người phạm tội chỉ cần thiết để giải quyết một vấn đề hoàn toàn cụ thể
nhưng rất hạn chế về phương diện nhận thức xã hội là: tại sao chính cá nhân
đó đã thực hiện chính tội phạm đó? Tội phạm học nghiên cứu nhân thân
người phạm tội ở cách tiếp cận này trên thực tế có ý nghĩa đối lập lại vớiviệc nghiên cứu xã hội học cá nhân về nhân thân người phạm tội của một số
tác giả khác, mà theo quan điểm này (khác với việc nghiên cứu các nguyên
nhân và điều kiện thúc đẩy việc phạm tội) cho rằng, đối với các hiện tượng
Trang 30có "quy mô lon" không thể chỉ căn cứ vào việc thực hiện tội phạm này haytội phạm khác của một con người cụ thể Tuy nhiên như chúng ta đã biết,cũng không thể hiểu được một hiện tượng cá biệt trong đời sống xã hội nếu
không nhận thức được các quy luật chung, và một trong những con đường
để nhận thức được các quy luật đó chính là việc nghiên cứu nhiều hiện
tượng xã hội khác nhau
Trên thực tế, muốn hiểu rõ các hiện tượng xã hội khác nhau (màtrong đó có cả tội phạm ) cần phải tiến hành nghiên cứu với mức độ tổng
hợp rộng hơn, không chỉ nghiên cứu những con người cụ thể, mà còn phải
tìm ra những cái chung, đặc trưng cho tất cả họ Do đó nhân thân người
phạm tội không thể chỉ được xem xét ở mức độ cá nhân người phạm tội cụ
thể Bất kỳ sự đánh giá đầy đủ nào về cá nhân người phạm tội đó cũngkhông thể bao hàm hết được bản chất xã hội của người phạm tội với tư cách
là một khái niệm tổng quát trong tội phạm học về các loại, dạng người
phạm tội nhất định
Tội phạm học nghiên cứu về nhân thân người phạm tội đòi hỏi phải
làm sáng tỏ và ghi nhận những dấu hiệu, đặc điểm, những mối quan hệ
mang tính xã hội và ý nghĩa xã hội không chỉ đơn thuần đặc trưng cho chủ
thể cụ thể của tội phạm, mà còn chung cho các cá nhân khác đã thực hiệntội phạm Điều này giúp cho chúng ta tìm ra cơ cấu của hành vi chống đối
xã hội nói chung và các hình thức khác nhau của hành vi đó
Như vậy, tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội đòi hỏi
khái quát ở ba "cấp dé" cơ ban:
+ Cá nhân - chủ thể cụ thể của tội phạm;
Trang 31+ Nhóm - các loại, dạng người phạm tội;
+ Tổng thể - khái niệm chung về nhân thân người phạm tội
Mỗi cấp độ nghiên cứu nhằm mục đích khác nhau, số lượng nghiên
cứu và nội dung các dấu hiệu đặc trưng cho khái niệm nhân thân được xác
định một cách khác nhau, do đó đòi hỏi phải có phương pháp nghiên cứu
phù hợp
Nghiên cứu nhân thân cá nhân người phạm tội cụ thể là nhằm xácđịnh các đặc điểm chủ yếu trong nhân thân của một con người cụ thể, xuất
phát từ việc xác định môi trường hình thành đạo đức (trong gia đình, trường
học, nơi làm việc, giữa những người thân trong sinh hoạt hàng ngày v.v ),xác định hoàn cảnh làm phát sinh những đặc điểm tâm lý - đạo đức tiêucực, hoàn cảnh sống mà trong sự tác động qua lại với các đặc điểm của
nhân thân có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm; xác định bản thân
chính các đặc điểm tâm lý - đạo đức (nội dung và mức độ của nhu cầu và
lợi ích, hệ thống các quan điểm và quan hệ, các đặc điểm về ý chí và cảm
XÚC V.V )
So với các cấp độ nghiên cứu khác thì việc nghiên cứu nhân thân của
cá nhân người phạm tội cụ thể xác định được nhiều dấu hiệu đặc trưng hơn
cả Việc nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng đối với quá
trình điều tra, xét xử các vụ án hình sự và trong hoạt động của cơ quan cải
tạo phạm nhân, đồng thời tạo điều kiện cho việc đưa ra những cơ sở và
phương pháp khoa học của việc phòng ngừa riêng biệt đối với cá nhân
người phạm tội cụ thể
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội theo mức độ nhóm là nhằm
khái quát các đặc điểm của nhân thân dưới hình thức các loại, dạng ngườiphạm tội được phân loại theo sự giống nhau của loại tội phạm đã thực hiện
31
Trang 32hoặc theo nội dung của những đặc điểm có ý nghĩa của nhân thân hay chủ
thể của hành vi Khái niệm nhân thân của nhóm người phạm tội về thực chất, chính là kết quả của sự trìu tượng hóa từ nhiều đặc điểm riêng và đặctính của con người cụ thể, nhưng nó hàm chứa ít các dấu hiệu đặc trưng hơn
là khái niệm nhân thân của người phạm tội cụ thể Tuy nhiên, khái niệm
nhân thân của nhóm người phạm tội (thí dụ loại trộm cắp chuyên nghiệp, loại giết người, loại tham ô v.v ) về một phương diện nào đó lại sâu sắc
hơn khái niệm nhân thân của cá nhân người phạm tội cụ thể vì nó chứa đựng trong mình các đặc điểm, đặc tính xã hội đặc trưng hơn cả cho toàn bộ
nhóm người phạm tội đó (mặc dù không bắt buộc phải có ở mỗi đại diện
riêng biệt) Do đó nghiên cứu nhân thân người phạm tội ở cấp độ nhóm có ýnghĩa đặc biệt trong việc xác định nguyên nhân và điều kiên phát sinhnhững khác biệt của tội phạm được thực hiện ở các khu vực khác nhau, cácnhóm và các tầng lớp dân cư khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau,cũng như các đặc trưng về chất và lượng của các loại tội phạm khác nhau,
cho phép chỉ rõ tính phổ biến của các loại tội phạm khác nhau, sự tác động
qua lại giữa chúng, các đặc thù về ý thức hàng ngày, về giáo điều, cáctruyền thống, tập tục, nguồn gốc của chúng và các phương thức hình thành
chúng; từ đó đưa ra các biện pháp đấu tranh với các loại tội phạm cho phù
hợp với loại người phạm tội, đồng thời giải quyết nhiệm vụ dự báo tội phạm
học và hoạch định các phương hướng phòng ngừa cơ bản
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội theo mức độ tổng thể là nhằmxác định những đặc điểm, dấu hiệu, yếu tố cấu tạo nên nhân thân người
phạm tội một cách chung nhất Xét về số lượng các dấu hiệu đặc trưng thì
khái niệm chung về nhân thân người phạm tội là chứa đựng ít hơn cả so vớicác khái niệm về cá nhân người phạm tội cụ thể và nhóm các người phạmtội Khái niệm tổng thể này, không những đã bỏ qua sự đa dạng, phong phúcủa các đặc điểm cụ thể ở mỗi trường hợp riêng biệt, mà còn cả đặc thù của
các loại, dạng người phạm tội khác nhau; nó hạn chế ở tập hợp tối thiểu các
32
Trang 33dấu hiệu đặc trưng nhất của tất cả những người phạm tội Tuy nhiên, khái
niệm chung này có ý nghĩa thực tiễn và khoa học nhất định đối với việc
hoạch định các giải pháp chung cho chính sách đấu tranh chống tội phạm
nói chung và hoạt động phòng ngừa nói riêng
Thực chất thì khái niệm chung về nhân thân người phạm tội cũng chỉ
là một sự trìu tượng Khi mà nó còn chưa có nội dung cụ thể thì chủ yếu nó
chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc tiến hành phân tích khoa học về các loại,
dạng người phạm tội khác nhau
Với cách tiếp cận ở ba cấp độ như trên, cho phép phân hóa được cácnhiệm vụ, giới hạn và các phương pháp nghiên cứu nhân thân người phạm
tội của tội phạm học Cần phải phân biệt việc nghiên cứu:
- Đề giải quyết các vấn đề lý luận trong tội phạm học về nguyên nhân
của tội phạm, phân loại người phạm tội, hệ thống biện pháp ngăn chặn tội
phạm và các tiêu chuẩn về tính hiệu quả của nó;
- Dé đưa ra phương pháp phân tích tình hình tội phạm và các biện
pháp đấu tranh chống lại chúng của các cơ quan hành pháp;
- Để lập kế hoạch trực tiếp và tổ chức cuộc đấu tranh chống tội phạm
và các nhóm người phạm tội nhất định trong các khu vực, các tỉnh , thànhpho ;
- Để loại bỏ nguyên nhân và các điều kiện của những tội phạm cụ thébằng các biện pháp phòng ngừa riêng biệt
2.2 - Mối quan hệ giữa đặc điểm xõ hội và đặc điểm sinh học trong
nhân thân người pham tội
a3
Trang 34Một trong những vấn đề quan trọng khi nghiên cứu nhân thân ngườiphạm tội là vấn đề về mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội và đặc điểm sinhhọc trong nhân thân người phạm tội Để giải quyết vấn đề này đã xuất hiệnnhiều cuộc tranh luận gay gắt Các nhà nghiên cứu tội phạm học tư sản đã
sử dụng hàng loạt kiến thức sinh vật học, nhân chủng học, di truyền học,
tâm thần học và cả phân tích hệ thần kinh nhằm “sinh học hóa" các hiện
tượng xã hội, cho rằng các đặc điểm sinh học, quan hệ tâm sinh lý quyếtđịnh mọi tính chất, nội dung của con người Chẳng hạn, một số nhà nghiên
cứu tư sản khẳng định "Tội phạm: là tiển định" bằng phương pháp sinh đôi
hoặc dùng bảng "phạm tội bẩm sinh" để xác định những đứa trẻ mới sinh
nào lớn lên sẽ phạm tội Một số nhà nghiên cứu khác thì đưa ra ý kiến về
gien hình sự ở những con người có thừa nhiễm sắc thể thứ 47 ("y") sau khi
khoa di truyền học vào những năm 70 phát hiện có các sự dị thường của
nhiễm sắc thể Họ khẳng định rằng ở những con người đó bị định trước là
phải thực hiện các hành vi bạo lực về tình dục, hành vi côn đồ hoặc phảithực hiện một sự hủy diệt nào đó Ngoài ra, còn xuất hiện cả những suy
đoán mang tính phân biệt chủng tộc, cho rằng "tdi phạm nhiễm sắc thé" phốbiến hơn cả ở một số chủng tộc Như vậy thực chất khi nghiên cứu vấn đề
về mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội và đặc điểm sinh học trong nhân thânngười phạm tội, quan điểm của các nhà nghiên cứu tội phạm học tư sản là
tuyệt đối hóa các đặc điểm sinh học trong nhân thân người phạm tội, phủ
nhận vai trò của các điều kiện, hoàn cảnh xã hội trong quá trình hình thànhnhân cách con người Quan điểm đó đã nhằm mục đích che dấu sự bất bình
đẳng của con người trong xã hội tư bản, phủ nhận nguồn gốc, bản chất giai cấp của tội phạm, cho rằng bản chất của con người không thể thay đổi được không thể giáo dục, cải tạo được; đồng thời khẳng định tội phạm,
34
Trang 35nguyên nhân của tội phạm có ở trong mọi xã hội loài người và Nhà nước
cùng xã hội sẽ bất lực trong việc đấu tranh với nó
Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tội phạm học xã hội chủ nghĩa hoàn toàn
bác bỏ quan điểm tư sản phan động này Nhân thân là một phạm trù không
chỉ mang tính sinh học mà còn là một phạm trù xã hội Nếu quan niệm rằng
nhân thân chỉ là một thực thể sinh học thì hoàn toàn sai lầm, đồng thời nếu
coi nó chỉ là một khái niệm xã hội, không có phương diện sinh học thì cũngkhông đúng Bởi vì nếu quan niệm như vậy dứt khoát sẽ dẫn đến một kếtluận sai trái cho rằng nhân thân con người với tính cách là khách thể (hay
còn gọi là đối tượng) bảo vệ của pháp luật hình sự chỉ có thể là các quan hệ
xã hội Trong khi đó pháp luật hình sự trên thực tế, vừa bảo vệ các quan hệ
xã hội, vừa bảo vệ chủ thể của các quan hệ đó, tức là bảo vệ cá nhân con
người Nói cách khác, pháp luật hình sự xã hội chủ nghĩa vừa bảo vệ conngười với tính cách là một phạm trù xã hội, vừa bảo vệ con người với tính
cách là một thực thể sinh học
Trong thực tế thì nguyên nhân và điều kiện sinh ra tội phạm đều được
biểu hiện trong từng con người phạm tội cụ thể Trong mỗi con người quá
trình xã hội hóa do tính tích cực và khả năng cảm nhận môi trường mang lại
mà làm cho người đó trở thành thuộc tính cá nhân Còn tính sinh vật chỉ là
điều kiện vật chất để phát triển bản chất xã hội của nhân thân người đó mà
thôi ” Không thể giải thích nguyên nhân và điều kiện của tội phạm thuần
túy dựa vào tính sinh học hoặc tính di truyền của con người Nhưng các đặcđiểm sinh học, các quan hệ tâm sinh lý có ảnh hưởng đến quá trình hình
thành con người, đến sức khỏe, cá tính, năng khiếu v.v của con người, nên
nhận thức và đi sâu nghiên cứu các đặc điểm sinh học là rất quan trọng cho
việc xác định quá trình hình thành các đặc điểm tâm lý - đạo đức tiêu cực
*Xem Giáo trình Tôi phạm học Trường Dai hoc Luật Hà Nội, năm 1994, tr 166.
35
Trang 36của nhân thân người phạm tội, các điều kiện thúc đẩy người đó phạm tội, từ
đó có phương pháp cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tộiphạm bằng con đường hoàn thiện hệ thống giáo dục có sự phân hóa
Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà tội phạm học cho thấy, các đặc
điểm sinh học có ảnh hưởng đến xử sự của con người thông qua các đặc
điểm xã hội của nhân thân và chi thể hiện với tư cách là diéu kiện (chứkhông phải là nguyên nhân) góp phần thúc đẩy việc chấp nhận và quyết
định thực hiện hành vi phạm tội Ảnh hưởng đó, trên thực tế chủ yếu Ở
những tội phạm được thực hiện do thiếu thận trọng và có tính di truyền
riêng biệt, số khác là do người chưa thành niên thực hiện Còn đối với các
tội phạm khác thì ảnh hưởng đó không có vai trò đáng kể Vì vậy vấn đề vềmối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội không thể có liên
quan đến tội phạm nói chung Các đặc điểm sinh học của một số ít ngườithực hiện một loại tội phạm nhất định không đặc trưng cho bản chất của tội
phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội Số liệu về những dị tật sinh học
ở một số người phạm tội này là không lặp lại đối với toàn bộ
Khi xem xét về mối quan hệ giữa các đặc điểm xã hội và sinh học,cần phải tránh một sai lầm khá phổ biến là dựa vào các hành vi gây nguyhiểm cho xã hội của những người mắc bệnh tâm thần (do bẩm sinh hoặcphát sinh về sau này) để cho rằng, các đặc điểm sinh học có thể thể hiện
không những với tư cách là các điều kiện được trung gian hóa về mặt xãhội, mà còn là các nguyên nhân trực tiếp của tội phạm
Như chúng ta đã biết, cái thể hiện ra trong tội phạm với tư cách là
một xử sự xã hội chính là thái độ tiêu cực về mặt xã hội, về ý thức đối vớicác giá trị đạo đức được pháp luật bảo vệ, là sự coi thường các qui định của
36
Trang 37pháp luật, là cái trở thành nội dung của ý thức Do vậy, con người sinh ra
không phải đã là người phạm tội, họ chỉ trở thành những người phạm tội ở
những điều kiện nhất định Còn nếu như các dị tật sinh học (kể cả tâm lý)loại trừ mức độ cần thiết tối thiểu của khả năng con người, làm cho conngười không có khả năng để tiếp thu và tuân thủ các đòi hỏi của luật pháp;
không có khả năng để ý thức và chỉ đạo các hành vi của mình, thì những
hành vi mà họ thực hiện gây nguy hiểm cho xã hội không bị coi là tội phạm
và họ không bị coi là có tội, bởi vì họ không có năng lực trách nhiệm hành
vi Vì vậy, những người mắc bệnh tâm thần như đã nêu ở trên không đượcLuật hình sự qui định là chủ thể của tội phạm bởi vì họ đã mất khả năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình Đối với những người
này, Luật qui định rõ về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”
Như vậy, nguyên nhân có tính sinh học của con người làm nảy sinh
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội không nằm trong phạm vi khái niệm tội
phạm Ở hành vi đó không có dấu hiệu cần thiết của tội phạm - lựa chon
phương án xử sự phạm tội trong số các phương án có thể có về mặt chủ
quan và khách quan
Khi xem xét nội dung và giới hạn ảnh hưởng của các đặc điểm sinh
học của nhân thân đến tội phạm với vai trò là một trong những điều kiện có
thể có để tạo ra xử sự của con người, cũng cần phải xuất phát từ chỗ: khi cómột ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hình thành nhân thân và các đặc điểm
của nó thì tính sinh hoc chỉ tao ra cái nền, và tác động với mức độ tích cực
đến các đặc điểm này hay các đặc điểm khác của nhân thân Nó không có
liên quan đến phương diện về chất của nội dung ý thức - không làm phát
sinh hành vi phạm tội cũng như cách xử sự tốt của con người Nội dung ý
* Xem điều 12, KI,điều 35, kf Bo luật hình sư của nước CHXHCN Việt Nam.
37
Trang 38thức được xác định bởi sự tham gia của con người vào quá trình xã hội - lịch
sử Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong một số người phạm tội
nhất định (chẳng hạn người chưa thành niên phạm tội, người phạm tội hiếp
dâm, tái phạm ), chúng ta thường gặp các loại bệnh có liên quan tới các dị
tật sinh học như thái nhân cách (tâm thần), tổn thương não, nghiện ma túy
hoặc say rượu kinh niên Tuy nhiên, thứ nhất, đại bộ phận các trường hợp
đó không phải do di truyền mà có Thứ hai, những người mắc bệnh kể trênchỉ là phần nhỏ trong số những người phạm tội loại đó Thứ ba, là trong mọi
trường hợp kể trên vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm vẫn thuộc vềcác đặc điểm đạo đức tâm lý cùng với sự tác động của hoàn cảnh Về thực
tế, những người có khuyết tật về tam thần do mắc bệnh thái nhân cách hoặc
do dùng chất kích thích như đã nêu, họ không bị mất khả năng nhận thức và
khả năng điều khiển hành vi (không mất năng lực trách nhiệm hình sự),
nhưng lại giảm khả năng chống đỡ đối với tác động của hoàn cảnh khôngthuận lợi, ảnh hưởng đến việc xuất hiện những đặc tính tốt của nhân thân,
làm yếu đi sự kiểm soát bên trong, dẫn đến việc họ dễ rơi vào những ảnh
hưởng xấu, dễ thực hiện hành vi phạm tội
Tóm lại, tội phạm học khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội cần
thiết phải hiểu biết và tính đến các dấu hiệu và đặc điểm cá biệt nào của
nhân thân mà trong sự tác động qua lại với các điều kiện nhất định sẽ dẫnđến một kết quả xã hội nguy hại; cái gì đã góp phần làm xuất hiện các đặc
điểm đó, làm chúng phát triển và thể hiện trong hành vi chống lại xã hội
Chỉ có dựa trên cơ sở nghiên cứu như vậy mới đảm bảo được, thứ nhất - sựhình thành đạo đức cần thiết cho con người khi có tính đến các đặc điểm cábiệt của họ, và thứ hai - phòng ngừa có hiệu quả các biểu hiện nguy hiểm
cho xã hội
38
Trang 39Thực tế cho thấy rằng, việc nghiên cứu các khâu khác nhau trongthành phần của nhân thân người phạm tội không phải đã được tội phạm họclưu ý như nhau Được nghiên cứu đầy đủ hơn cả là các dấu hiệu, đặc điểm
pháp lý và nhân khẩu học - xã hội, các biểu hiện và quan hệ xã hội của
nhân thân người phạm tội Về lĩnh vực này đã có hàng loạt các báo cáo tổng
kết, có số lượng tài liệu đáng kể Trong những năm gần đây, việc nghiên
cứu các điều kiện hình thành đạo đức của nhân thân người phạm tội đã đạt
được các bước tiến quan trọng Đó là việc nghiên cứu các điều kiện giađình, tập thể sản xuất, bạn bè, người quen xung quanh, các mối quan hệv.v cũng như xử sự của nhân thân đó trong các nhóm xã hội khác nhau và
ở các tình huống khác nhau Nhìn chung, đối với các đặc điểm về tâm lý
-xã hội, kể cả đạo đức của nhân thân người phạm tội, so với các đặc điểm vềpháp lý, nhân khẩu học - xã hội thì ít được nghiên cứu hơn vì trong lĩnh vực
này tồn tại nhiều trở ngại lớn, mà trước hết là có liên quan đến phương pháp
nghiên cứu
3 MOI LIÊN HỆ GIUA KHAl NIEM NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TO!
VA MỘT SỐ KHAI NIỆN KHAC.
Đối với bất kỳ việc nghiên cứu nào, trước hết cũng phải phân tích nộidung khái niệm của hiện tượng cần nghiên cứu Một trong những hướng di
nhằm làm sáng tỏ khái niệm này hay khái niệm khác - đó là việc phân biệt
nó với các khái niệm tương tự Để hiểu rõ khái niệm "nhân thân người
phạm tội”, chúng ta can thiết phải phân biệt với một số các khái niệm liên
quan thường được sử dụng trong lý luận, trong pháp luật hình sự, tố tụng
hình sự và có những đặc điểm chung với khái niệm “nhân thân người phạm
Act!
rội” Những khát niệm tương tự đó là:
39
Trang 40- Khái niệm nhân thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết
án, phạm nhân (xuất phát từ các thuật ngữ: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,người bị kết án, phạm nhân)
- Khái niệm nhân thân người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và
người đã thực hiện tội phạm
- Khái niệm chủ thể của tội phạm
Giữa khái niệm "nhân thân người phạm tội" và các khái niệm kể trên
có mối quan hệ rất gần gũi và có liên quan với nhau, vì trong mọi trường
hợp, tất cả chúng đều đề cập đến một loại người - đó là người thực hiện tộiphạm (hoặc được giả định là đã phạm tội) Tuy nhiên, các khái niệm nàykhông phải là đồng nhất với nhau, bởi vì trong việc thể hiện các phẩm chấtcủa loại người đó, chúng phản ánh các phương diện pháp lý xã hội khác
hình sự qui định con người đó có tên gọi, có quyền và nghĩa vụ khác nhau