1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử của Tòa án quân sự khu vực)

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử của Tòa án quân sự khu vực)
Tác giả Dương Hồng Điệp
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Văn Độ
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 21,67 MB

Nội dung

Vì vậy việc chọn đề tài “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc vềnhân thân người phạm tội hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn xét xử củaTAQSKV” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tin

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DUONG HONG ĐIỆP

CAC TINH TIẾT GIAM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

THUỘC VE NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI THEO

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

(TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XU CUA TOA ÁN

QUAN SU KHU VUC)

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DƯƠNG HONG DIEP

CAC TINH TIET GIAM NHE TRACH NHIEM HINH

SU THUOC VE NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI

THEO LUAT HÌNH SỰ VIET NAM (TREN CO SO THUC TIEN XET XU CUA TOA AN

QUAN SU KHU VUC)

Chuyên ngành : Luật Hình sự và tổ tụng hình sự

Mã số : 8380101.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi

dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Độ Các kết quả nêu trong Luậnvăn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ

và trích dan trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ taichính theo quy định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người cam đoan

Dương Hồng Điệp

Trang 4

thân người phạm tỘI + + + E31 EE+*E*#EEEEeEEeeeeeereersrerrerreree 10

1.1.1 Khái niệm các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

08010077 — 10

1.1.2 Các đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân

người phạm tỘI - - - - << + 1E E311 8918311 11 111 9111 nh ng 17

1.2.Y nghĩa của các tinh tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm

1.3 Phân loại các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm

tội trong BLHS hiện hành - - - << 6 11191111911 9E 111 ng ng rưy 20

1.4 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong BLHS của một số quốc gia khác 2-2-5 2+E2+E£+E£+EE+EE+EE+EEerEerxerkeres 21

1.4.1 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội

trong BLHS Liên bang Nga - Án ng ng nàn 21

1.3.2 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội

trong BLHS Cộng hòa liên bang ĐỨC <6 5-5 *+*kEseeeseeeeeeeses 22

1.3.3 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tộitrong BLHS của Vương quốc Thụy Điển 2-2-5255 s+zxszxezse2 23

ii

Trang 5

1.3.4 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội

trong BLHS của Nhật Bản - - - S119 HH ngư, 24

1.3.5 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội

trong BLHS Xu: N00 25

Tiểu kết Chương Ì 2-52 2 E+EE£EESEEEEEE2E1211221221271217171 21.1111 xe 27 CHƯƠNG 2: CAC TINH TIẾT GIAM NHẸ TNHS THUOC VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI THEO PHAP LUẬT HINH SU VIET NAM 282.1 Khái quát lich sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹTNHS thuộc về nhân than người PHAM [OI - «+ +s «<< s+sex+esss 28

2.1.1 Quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân ngườiphạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến 292.1.2 Quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 31

2.1.3 Quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 31

2.1.4 Quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm tội trong BLHS năm 1985 - 56 + 1E ESsEEeeEsseeskeeeee 33

2.1.5 Quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm tội trong BLHS năm 1999 - G11 1E ng nh net 34

2.2 Quy định của BLHS năm 2015 về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về

nhân thân người phạm tỘI - << + E1 133191 E*vEESEeEEerkkseeerkkrreree 35

2.2.1 Khái quát chung - - «+ x11 ng ng nưy 35

2.2.2 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội quyđịnh tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 201 5 - 2 2s s+£++E+Ez£xzEzes 372.2.3 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS khác thuộc về nhân thân người phạm tội

— aAa ögaj:|::-:-:(:(:‹|©(: :OỌỌỌỌỌÔ 46

Tiểu kết Chương 2 - ¿+ 2 2SE+SE+EE£EEEEE2E12112112112171717171 21.1111 Lee 50

11

Trang 6

CHƯƠNG 3::THUC TIEN AP DỤNG TẠI CÁC TAQSKV VÀ GIẢI PHÁPHOÀN HIỆN, BẢO ĐẢM ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BLHS NĂM 2015

VE CAC TINH TIẾT GIẢM NHẸ TNHS THUỘC VE NHÂN THAN NGƯỜI PHAM TO] cesccecssssssccscscecsecscsececsececsecscsucecsucacsesecsesassrsasaneacseseeareess 51 3.1 Thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân ngườiphạm tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của TAQS khu vực 51

3.1.1 Kết qua áp dung các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thânngười phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của TAQS khu vực

3.1.2 Những sai sót, vướng mắc về áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHSthuộc về nhân thân người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

của các TAQS khu VỰC . - - 1 13 11T TH ng HH vn ket 56

3.1.3 Nguyên nhân của những sai sót về áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong giải quyết vụ án hình sự

cua CAC TAQS S0 2 3< 68

3.2 Một số giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các tình tiết giảm nhẹ TNHSthuộc về nhân thân người phạm tỘI - - + + + k*+x+vEEseeeerseeeereeee 72

3.2.1 Hoàn thiện BLHS năm 2015 về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc vềnhân thân người phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 51 -s-cec: 723.2.2 Ban hành văn bản hướng dẫn về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc

về nhân thân người phạm tội theo quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015 73Tiểu kết Chương 3 ¿+ 2< SE‡EE£EEEEE2E121121121121171217171 21.1111 1xce 80KET LUAN ueecccccccsccscsececscecsecessececscecsesecsesecsesessesessesessesessusassesassesasavensavensavens 82DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2 2- 2 2 £+£++£x+zxerxzez 84

iv

Trang 7

: Toa án nhân dân tôi cao

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bang 3.1 Thống kê số lần sử dung các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS 52Bảng 3.2 Thống kê số lần sử dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc vềnhân thân người phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS 54

vi

Trang 9

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung và các tình tiết giảm nhẹ TNHSthuộc về nhân thân người phạm tội là những tình tiết phản ánh tính chất nguyhiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ở các mức độ khác nhau và có ý nghĩaquan trọng trong việc quyết định hình phạt Các tình tiết này đều hàm chứa nộidung làm giảm bớt mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; ở các khoản khácnhau thì mức độ giảm bớt TNHS cũng khác nhau như tình tiết tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều 51 của BLHS năm 2015 Do vậy, quy định của pháp luật hình sự

về các tình tiết này là một trong những căn cứ để HĐXX quyết định hình phạttương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội

Nghiên cứu các BLHS thời kỳ Phòng kiến và các quy định về phápluật hình sự sau khi thành lập nước cho thấy tình tiết giảm nhẹ TNHS nóichung và tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội đãđược quy định cụ thé Song, mỗi giai đoạn, thời kỳ và mỗi chế độ đều có cách quy định khác nhau Nhưng, phải đến BLHS 1985 và cho đến BLHS hiệnhành các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội đượcquy định thống nhất và dần được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với thựctiễn Với từng BLHS tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân ngườiphạm tội được quy định tại các điểm khác nhau, cụ thể BLHS năm 1985 đượcquy định tại Điều 3§, BLHS năm 1999 được quy định tại Điều 46 và BLHS năm 2015 sửa đổi, bố sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) quy định các tình tiết giảm nhẹ TNHS tại Điều 51 Ngoài ra, một sỐ quy định tình tiết giảm nhẹ còn được ghi nhận trong các Nghị quyết của HĐTP TANDTC như Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về Phần chung của BLHS năm

1999 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quy định của pháp luật

Trang 10

về các tình tiết giạm nhẹ TNHS và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật

của TANDTC

Từ những quy định của pháp luật nêu trên, trong thực tiễn xét xử việc

áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS này để giải quyết các vụ án hình sự của

hệ thống Tòa án nói chung và TAQSKV nói riêng đã góp phan đảm bảo vệpháp chế, dam bảo nguyên tắc công bằng, bình dang, thé hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm;khang định được vị thé và uy tín của cơ quan xét xử Tuy nhiên, do một sốnguyên nhân khác nhau nên vẫn còn những hạn chế như: Áp dụng pháp luậttrong một số vụ án không thống nhất, không đúng như việc xác định tình tiếtphạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; phạm tội do lạc hậu;

người phạm tội là phũ nữ có thai; người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc người thân thích của họ là người có công với cách mạng nên đã

làm ảnh hưởng tới quyền con người, quyên lợi và lợi ích hợp pháp của tổ

chức và cá nhân.

Xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp nên việc nghiên cứu các tìnhtiết giảm nhẹ TNHS này cả lý luận và từ thực tiễn xét xử của TAQSKV; đồngthời đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định và nâng cao hiệu quả côngtác xét xử là rất cần thiết thiết, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với cơquan xét xử trong Quân đội mà cả hệ thống Tòa án nhân dân.

Từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Cáctình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội theo Luậthình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử của TAQSKV)" đề làm đề tài

luận văn Thạc sỹ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Chế định các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm

Trang 11

tội là chế định quan trọng và có liên quan đến quyết định hình phạt, miễn

TNHS, và giảm hình phạt tu

Theo BLHS năm 2015 thì các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội được quy định tại Điều 51 (sửa đôi, bố sung năm 2017), trong các văn bản hướng dẫn và bản án Ngoài ra, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân than người phạm tội được đề cập, phân tích trong một

số công trình nghiên cứu như:

4 Tập thé tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (2001),

TNHS và hình phạt, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

5 _ Tập thé tác gia do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (2020),giáo trình Luật hình sự Việt Nam, phần chung, NXB Công an nhân dân Hà Nội

6 Tap thé tác giả do TS Uông Chu Lưu chủ biên (2001), bìnhluận khoa học BLHS Việt Nam năm 1999 (Phần chung), NXB Chính trịquốc gia, Hà Nội

7 TSKH.GS Lê Văn Cảm (2019) - Giáo trình sau đại học của

Trường đại học Quốc gia Hà Nội “Những van dé cơ bản trong khoa hocLuật Hình sự phân chung”.

Trang 12

4 Minh Lương (2007), tình tiết giảm nhẹ định tội trong luật hình

sự Việt Nam, tạp chí Tòa án nhân dân số 20 năm 2007

5 Duong Tuyết Mién (2003), các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng theo

Bộ luật hình sự năm 1999, tạp chí Tòa án nhân dân, số 1 năm 2003

6 Trịnh Tiến Việt (2004), về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHStrong BLHS 1999 và một số kiến nghị, tạp chí Tòa án nhân dân số 13, tháng 7

năm 2004

2.3 Luận án, luận văn

Đã có một số luận án, luận văn nghiên cứu về chế định các tình tiếtgiảm nhẹ TNHS nói chung, quyết định hình phạt và về nhân thân ngườiphạm tội liên quan đến các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân

người phạm tội như:

1 Nguyễn Thị Thanh Thủy (2005), nhân thân người phạm tội trong

Luật hình sự Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước

và pháp luật.

2 Nguyễn Văn Anh (2015), các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo luậthình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk, KhoaLuật — Dai hoc quéc gia Ha Nội

Trang 13

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát nêu trên, có thể thấy, ở nước

ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các tình tiết giảm nhẹ TNHS Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp, tổng quát về “Cáctình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội theo Luật hình sựViệt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử của TAQSKV)" Dé có góc nhìn khái quát, hệ thống và chỉ tiết các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội, nhất là đi sâu nghiên cứu, phân tích thực tiễn để có phươnghướng hoàn thiện, đòi hỏi phải có nhiều hơn các công trình nghiên cứuchuyên sâu Vì vậy việc chọn đề tài “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc vềnhân thân người phạm tội hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử củaTAQSKV)” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tinh lý luận, vừa có tính

phạm tội dưới khía cạnh lập pháp hình sự và trong thực tiễn áp dụng, từ đó

đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về các tình tiết giảmnhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội; đồng thời nâng cao chất lượng

xét xử của TAQSKV.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu như trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu

Trang 14

tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội từ thời kỳ phong kiến cho đến nay.

2) Phân tích nội dung, điều kiện áp dụng các tình tiết giảm nhẹTNHS thuộc về nhân thân người phạm tội theo các quy định của BLHS năm

2015 Nêu ra một số quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhânthân người phạm tội trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, so

sánh với các quy định tương ứng trong pháp luật Việt Nam.

3) Trình bày, phân tích thực tiễn áp dụng các quy định về các tinhtiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trên cơ sở thực tiễn xét xử nói chung và của TAQSKV nói riêng Chi ra các hạn chế, nguyên nhâncủa hạn chế khi vận dụng các quy định pháp luật về các tình tiết giảm nhẹTNHS thuộc về nhân thân người phạm tội vào thực tiễn từ đó dé xuất các giảipháp hoàn thiện về mặt lập pháp các quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong BLHS năm 2015 (sửa đồi, b6 sung2017) và các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng xét xử của Tòa ánquân sự nói chung và Tòa án quân sự cấp khu vực nói riêng

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề xung quanh các quy định về cáctình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong pháp luậthình sự Việt Nam, đó là những tình tiết thuộc về nhân thân của người phạmtội đã có trước khi họ thực hiện hành vi phạm tội; đồng thời nghiên cứu, đánhgiá tình hình áp dụng chế định này ở các TAQSKV trong giai đoạn từ năm

2017 - 2021, tìm ra những nguyên nhân hạn chế dé kiến nghị những giải pháphoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết giảmnhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong thực tiễn xét xử ở

TAQSKV.

4 Phương pháp luận va phương pháp nghiên cứu

Trang 15

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mac - xít, tư tưởng Hồ Chí Minh

về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựngNhà nước pháp quyên, về chính sách hình sự, về van dé cải cách tư pháp đượcthé hiện trong các Nghị quyết Đại hội Dang VIII, IX, X XI, XII,XIII và cácNghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 vềChiến lược cải cách tư pháp đến năm 2000 của Bộ chính trị; Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số

49 đến năm 2020 và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Banchấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyền XNCH Việt Nam trong giai đoạn mới

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thé như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn dịch, quy nạp dé tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các van đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.

5 Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phươngdiện lý luận vì đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo về vấn đề các tìnhtiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội Những đóng góp cơbản về mặt khoa học của luận văn là:

1) Tổng hợp một số quan điểm về các tình tiết giảm nhẹ TNHSthuộc về nhân thân người phạm tội dé xay dung nén khai niém cac tinh tiếtgiảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội, đảm bảo tính chính xác,

khoa học.

2) Nghiên cứu và chỉ ra các đặc điểm chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển của chế định các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân

Trang 16

thân người phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiếnđến nay.

3) Phân tích các quy định pháp luật hình sự hiện hành của Việt

Nam và một số quốc gia trên thế giới về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc

về nhân thân người phạm tội.

4) Nghiên cứu, làm sáng tỏ tình hình áp dụng chế định này trongthực tiễn, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của nó.

5) Trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị, giải pháp lập pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành (sửa đổi đảm bao tinh thống nhất, bổ sung một số trường hợp cần đưa vào các tình tiết giảm nhẹ TNHSthuộc về nhân thân người phạm tội )

Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bô ích,góp phần phục vụ cho việc nâng cao nhận thức khoa học về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội cho các nhà nghiên cứu, các

nghiên cứu sinh, các học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư

pháp hình sự có mong muốn nghiên cứu về van dé này cũng như có thé phục

vụ trong thực tiễn.

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luân văn gồm ba chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận về các tình tiết giảm nhẹ TNHSthuộc về nhân thân người phạm tội và quy định của BLHS một số quốc gia

Chương 2: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam

Chương 3: Thực tiễn áp dụng tại các TAOSKV và giải pháp hoàn,bảo đảm áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm lội

Trang 18

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CÁC TINH TIẾT GIAM NHE TNHS

THUOC VE NHÂN THAN NGƯỜI PHAM TOI VA QUY ĐỊNH CUA

BLHS MOT SO QUOC GIA

1.1 Khái niệm va đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về

nhân thân người phạm tội

1.1.1 Khái niệm các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm tội

1.1.1.1 Khái niệm “Tình tiết giảm nhẹ TNHS”

Hiện tại trong khoa học luật của Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp

luật hiện nay, còn ton tại nhiều quan điểm của nhiều khác nhau về khái niệmtình tiết giảm nhẹ TNHS Cụ thể như:

Theo Từ điển pháp luật hình sự, tình tiết giảm nhẹ TNHS là “Tình tiết ảnh hưởng đến mức độ TNHS của trường hợp phạm tội cụ thể theo hướng làmgiảm xuống so với trường hợp bình thường” [14, tr.240]

Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Văn Cảm thì “Tình tiết giảm nhẹTNHS là tình tiết được quy định trong Phần chung BLHS với tính chất là tình tiếtgiảm nhẹ chung hoặc là tình tiết do Tòa án tự xem xét, cân nhắc và được ghi rõtrong bản án (nếu trong vụ án hình sự không có tình tiết này), đồng thời là một trong những căn cứ dé cơ quan tư pháp hình sự có thâm quyền va Tòa án tùy thuộc vào giai đoạn tô tụng hình sự tương ứng cá thé hóa TNHS và hình phạt của

người phạm tội theo hướng giảm nhẹ hơn trong phạm vi một khung hình phạt”

[12, tr.17]

Quan điểm của TS.Tran Thị Quang Vinh lai cho rằng “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là những tình tiết của vụ án hình sự, liên quan đến việc giải quyết TNHS, có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

10

Trang 19

phạm tội, phản ánh khả năng cải tạo tốt hoặc hoàn cảnh đặc biệt của ngườiphạm tội đáng được khoan hồng và giá trị giảm nhẹ TNHS của chúng chưađược ghi nhận trong chế tai.” [13, tr.45].

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Trường Đại họcHuế do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên có nêu: “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được cân nhắc khi quyết định hình phạt là những tình tiết khác nhau về tội phạm đã thực hiện, về thân nhân người phạm tội được quy định cụ thétrong luật hoặc không được quy định cụ thê trong luật nhưng được Tòa án cânnhắc với ý nghĩa làm giảm TNHS và hình phạt đối với người phạm tội” [22,

tr.423].

Nhu vậy, da số các quan điểm cho rang, tinh tiết giảm nhẹ TNHS làtình tiết được quy định trong phần chung của BLHS hoặc là tình tiết được ghi

nhận trong văn bản quy phạm dưới luật hoặc được ghi rõ trong bản án do

HĐXX áp dụng: các tình tiết này là căn cứ dé Tòa án cá thể hóa TNHS vahình phạt theo hướng giảm nhẹ đối với người phạm tội

Về bản chất, các tình tiết giảm nhẹ TNHS là những biểu hiện về các điềukiện, hoàn cảnh, tình huống khách quan hoặc chủ quan có ảnh hưởng đến việcthực hiện tội phạm, qua đó phản ánh mức độ nguy hiểm ít hơn của hành vi phạmtội và là cơ sở để người phạm tội có thê chịu TNHS ở mức thấp hơn Đây là cáctình tiết thể hiện quan điểm nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước đối với người

phạm tội.

Theo Từ điển tiếng Việt, "Tình tiết" được hiểu là sự việc nhỏ trongquá trình diễn biến của sự kiện, tâm trạng [42, tr.979] Do vậy, các tình tiếtgiảm nhẹ TNHS có thể hiểu là những sự việc nhỏ trong một vụ án có ý nghĩa

làm giảm mức độ TNHS và hình phạt của người phạm tdi.

Đối với “Giảm nhẹ TNHS" có thé được hiểu là việc miễn, làm giảmhậu quả pháp pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu Tuy nhiên

11

Trang 20

trong từng vụ án cụ thể thì tình tiết đó có thể là tình tiết giảm nhẹ TNHS, định

khung giảm nhẹ hoặc định tội giảm nhẹ được quy định trong BLHS Tuy

nhiên, theo quan điểm của tác giả chỉ nên hiểu “Các tình tiết giảm nhẹTNHS” theo nghĩa là các tình tiết có vai trò làm giảm TNHS của người phạmtội một cách thuần túy Bởi vì các tình tiết giảm nhẹ đã được BLHS quy định

là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt (khoản 3 Điều 51 BLHS 2015).

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp

dụng, tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa làm giảm đi mức độ nguy hiểm cho

xã hội của hành vi phạm tội nên có giá trị giảm bớt TNHS đối với ngườiphạm tội Các tình tiết này được quy định trong BLHS, các văn bản hướngdẫn áp dụng pháp luật, án lệ hoặc có thé là những tình tiết giảm nhẹ do Tòa án(mà trực tiếp là HDXX) xem xét áp dụng đối với từng người phạm tội va được ghi rõ trong bản án Các tình tiết giảm nhẹ này nhằm cá thể hóa TNHS

và quyết định hình phạt, theo hướng nhẹ hơn so với trường hợp bình thường

Từ những nghiên cứu trên, tác giả đưa ra khái niệm tình tiết giảm nhẹ

TNHS như sau:

“Tình tiết giảm nhẹ TNHS là tình tiết được quy định trong BLHS, vănbản hướng dan áp dụng pháp luật, án lệ hoặc được Toà án ghi nhận trongbản án dé cá thể hóa TNHS va quyết định hình phạt đối với người bị kết tội

theo hướng nhẹ hơn so với trường hợp bình thưởng.

1.1.1.2 Khái niệm nhân thân người phạm tội

Nhân thân người phạm tội là khái nệm được đề cập khá nhiều trongkhoa học luật hình sự Ngoài tư cách là một trong những căn cứ dé quyét dinh

hình phạt, nhân thân người phạm tội con là một trong những can cứ khi phân

loại tình tiết giảm nhẹ TNHS của người phạm tội

12

Trang 21

Theo Các Mác, thực chất của nhân thân "Không phải ở bộ râu, ở dòng máu, ở các thé chất trừu tượng của nó, ma là ở tính chất xã hội của nó" Các Mác cũng cho rằng: "Bản chất của con người không phải cái gì trừu tượng, sẵn có trong từng cá nhân riêng biệt Bản chất của con người thực tế là tổnghoà các mối quan hệ xã hội" [4, tr.242] Như vậy, hiểu theo quan điểm chungcủa xã hội học Mác thì "Nhân thân" đó là bản chất xã hội của con người đượcthê hiện thông qua vị trí của con người trong hệ thống quan hệ xã hội Nhânthân là một phạm trù mang tính xã hội - lịch sử Mỗi cá nhân cụ thé sẽ có mộtnhân thân tương ứng hoàn toàn khác biệt; có người thì tích cực thúc đây sựtiến bộ của xã hội, số khác lại cản trở nó.

Nhân thân con người là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu sinh học,nhân khâu học, các đặc điểm xã hội học, đạo đức - tâm lý Cách tiếp cận Mácxít với vấn đề nhân thân đòi hỏi cần phải quan tâm đến các giá trị xã hội,

người xung quanh, gia đình bố, mẹ, vo chồng, con cái, anh em, tài sản, lao

động, các nghĩa vụ công dân wv Nội dung của các mối quan hệ sâu sắc va

ồn định sẽ hình thành quan điểm, lý tưởng, lập trường, quan niệm đạo đức củacon người Cách xử sự của con người trong xã hội - mà nhân thân thé hiện ra bên ngoài cũng gắn liền với lĩnh vực trí tuệ, cảm xúc và ý chí của nhân thân.

[35, 40]

Như vậy nhân thân của con người là tổng hợp những đặc điểm, dấuhiệu, mối quan hệ xã hội của mỗi con người cụ thể, bao gồm: Các đặc điểm,dau hiệu về xã hội, nhân khâu học như giới tính, tuổi, trình độ văn hoá, địa vị

xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi sinh sống, hoàn cảnh kinh tế; các

đặc điểm, dấu hiệu về tâm lý như quan điểm, nhu cầu, sở thích, thói quen lýtrí, ý chí, xúc cảm, tình cảm và các đặc điểm, dấu hiệu, mối quan hệ xã hội

khác.

Từ khái niệm nhân thân của con người nói chung, có thé hiểu nhânthân người phạm tội là “Tổng hợp những đặc điểm riêng về xã hội hoặc có ý

13

Trang 22

nghĩa về mặt xã hội của người phạm tội” [14, tr183-184] Những đặc điểmnhân thân đó có thé là: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, có án tích, trình độ văn hóa, hệ thống thái độ Nói một cách dễ hiểu hơn, “Nhân thân người phạmtội là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt nói lên tính chất của một con

người” [51, tr.384].

Nhân thân người phạm tội là một khái niệm rộng, có nội hàm lớn, thểhiện bản chất xã hội của con người, phản ánh một tổng thể các dấu hiệu, các đặc tính, các mối quan hệ đặc trưng cho con người Nhân thân người phạm tội

có thê ké đến một số dạng như: nghề nghiệp, lý lịch tư pháp, ý thức pháp luật,

hoản cảnh gia đình [3 I, tr 56].

Nhân thân người phạm tội bao gồm tat cả các dau hiệu về chủ thé củatội phạm thông thường (độ tuổi và năng lực TNHS) và cả dấu hiệu của chủthê đặc biệt (giới tình, chức vụ, quân nhân ) Ngoài ra khái niệm nhân thânngười phạm tội còn có các đặc điểm không thuộc dấu hiệu pháp lý của kháiniệm chủ thê của tội phạm Ví dụ như dau hiệu thé hiện vi tri vai trò xã hộicủa người phạm tội, thái độ của họ đối với các giá trị xã hội đang ton tại vàđối với chính bản thân mình.

Khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội có một vấn đề rất quan

trọng đó là mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội và đặc điểm sinh học Các đặc điểm sinh học, các quan hệ tâm lý có ảnh hưởng đến quá trình nhận thức nên việc đi sâu nghiên cứu các đặc điểm sinh học rất quan trọng trong việc xácđịnh những đặc điểm tâm lý tiêu cực, các điều kiện thúc đây người đó phạm

ti.

Nhân thân người phạm tội bao gồm cả mặt tốt và mặt xấu Trong một sétrường hợp có một số đặc điểm về nhân than người phạm tội đã được quy định là yếu tố loại trừ TNHS, miễn hình phạt, định tội, định khung hình phạt hoặc quyđịnh là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS

14

Trang 23

Dưới góc độ tội phạm học và luật hình sự thì cấu trúc nhân thânngười phạm tội được chia thành 3 nhóm sau: Nhóm các đặc điểm, dấu hiệu vềnhân khẩu học - xã hội; nhóm các đặc điểm, dấu hiệu theo pháp lý - hình sự;nhóm các đặc điểm, dấu hiệu về đạo đức - tâm lý Trong số đó, nhóm quantrọng được lấy làm cơ sở của các tình tiết giảm nhẹ đó là nhóm nhân khẩu học

- xã hội Nhóm này bao gồm: Giới tính, độ tuôi, trình độ học vấn, địa vị xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, thành phần xuất thân trong xã hội (thành thịhay nông dân) và một số dau hiệu khác (đời sống vật chất, điều kiện nhà ở ).Đối với các cá nhân đã phạm tội, các đặc điểm này cho thấy "bước ngoặt" quan

trọng, đặc trưng cho chính nhân thân từng cá nhân đó.

Ví dụ như: Trinh độ hoc vấn, học vẫn góp phan hình thành lĩnh vựclợi ích, nhu cầu, thói quen, quy tắc ứng xử sao cho phù hợp với các yêu cầucủa xã hội, cho nên nếu trình độ học vấn càng cao thì càng có cơ sở dé tạo ra các thói quen và các bản năng ứng xử xã hội đúng đắn và ngược lại trình độhọc vấn của người phạm tội thường thấp hơn học vấn chung của toàn dân

Hoàn cảnh gia đình có tác động nhất định đến nhân cách của con người Những người phạm tội thường xuất phát từ những gia đình có tình

trạng không bình thường (không hoà thuận, không có trách nhiệm với nhau,

xử sự trái đạo đức, trái pháp luật ), gia đình có hoàn cảnh đặc biệt (bố hoặc

mẹ chết, ly hôn) hoặc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn [36, tr 56]

Nói tóm lại, Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dauhiệu, các đặc tính thể hiện bản chất xã hội của con người khi vi phạm phápluật hình sự, mà trong sự kết hợp với các diéu kiện bên ngoài đã anh hưởngđến việc thực hiện hành vi phạm tội hoặc TNHS của người do.

Việc cân nhắc nhân thân người phạm tội giúp Tòa án hiểu được tínhchất con người của người phạm tội và đánh giá khả năng giáo dục, cải tạo của họ;

từ đó quyết định hình phạt phủ hợp.

15

Trang 24

Như vậy, sau khi phân tích hai khái niệm về “Tình tiết giảm nhẹ TNHS” và “Nhân thân người phạm tội”, chúng ta có thé nhận thức được khái niệm về “Tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội”ˆ Tuynhiên, cho đến nay do chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên sâu vềvan dé này nên chưa có nhiều quan điểm cụ thé.

Theo GS TSKH Lê Văn Cảm thì “Tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc vềnhân thân người phạm tội là tình tiết có liên quan đến các đặc điểm cá nhân của người phạm tội được quy định trong Phần chung BLHS với tính chất làtình tiết giảm nhẹ chung hoặc là tình tiết giảm nhẹ do Tòa án tự xem xét, cânnhắc và được ghi rõ trong bản án (nếu trong vụ án hình sự không có tình tiếtnày), đồng thời là một trong những căn cứ để cơ quan tư pháp hình sự cóthâm quyền và Tòa án tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng

cá thé hóa TNHS và hình phạt của người phạm tội theo hướng giảm nhẹ hontrong phạm vi một khung hình phạt” [12, tr.7] Đây là quan điểm khá chỉ tiết

và đầy đủ và mang tính khái quát cao bởi quan điểm này đã tập hợp được cảhai yếu tố về “giảm nhẹ TNHS” và “nhân thân người phạm tội”, đáp ứngđược yêu cầu về cả mặt lý luận lẫn thực tiễn.

Ở một quan điểm khác, tuy không đưa ra khái niệm về các tình tiếtgiảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội mà chỉ liệt kê những đặcđiểm nhân thân được xem xét khi quyết định hình phạt như: Những đặc điểmnhân thân liên quan trực tiếp với việc thực hiện tội phạm, mặc khách quan,chủ quan của tội phạm, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, khả năng tiếp thugiáo dục, cải tạo của họ (Phạm tội lần đầu, phạm tội do trình độ lạc hậu );những đặc điểm khác không liên quan đến việc thực hiện tội phạm nhưng lại thuộc đối tượng chính sách của Đảng và Nhà nước (người phạm tội có công với đất nước ); hoặc những đặc điểm phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ (người phạm tội là người khuyết tật nặng, phụ nữ có thai ) [Š 1, tr 386].

16

Trang 25

Tóm lại, từ các nghiên cứu trên có thé rút ra khái niệm về tình tiếtgiảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội như sau:

Tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội là nhữngtình tiết thể hiện đặc điểm cá nhân người phạm lội tại thoi điểm họ thực hiện

tội phạm và có giả trị làm giảm TNHS được quy định trong BLHS, văn ban quy phạm dưới luật hoặc trong bản an do Toa án áp dụng và ghi rõ trong ban

am.

1.1.2 Các đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân

người phạm tội

Qua việc nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, có thé rút ra một

số đặc điểm của các tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm

tội như sau:

Thứ nhất, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân ngườiphạm tội phải là những tình tiết thuộc về cá nhân người phạm tội, nó có trướchoặc tại thời điểm họ thực hiện tội phạm; nó có ảnh hưởng nhất định đến

nguyên nhân họ thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ hai, các tình tiết này nó thuộc về bản thân của người phạm tộichứ không phải của người khác; nó đã tồn tại khách quan tại thời điểm họthực hiện hành vi phạm tội và được hình thành trên cơ sở nhân khẩu, huyết

thống, độ tuôi, giới tính, hoàn cảnh gia đình, nơi cư trú, yếu nhân trong xã

hội, chính sách người có công

Thứ ba, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạmtội là căn cứ để giảm nhẹ TNHS cho mỗi cá nhân phạm tội Điều này cho thấy, các tình tiết này nó phản ánh bản chất, thái độ, khả năng, giáo dục, cảitạo của người phạm tội Trong phạm vi nào đó nó cũng phản án tính chất,

mức độ nguy hiêm cho xã hội của người phạm tội sẽ ít hơn của những người

17

Trang 26

không có các tình tiết giảm nhẹ nay Các tình tiết này nó được sử dụng dé

giảm TNHS (giảm hình phạt) cho chính cá nhân người phạm tội mà không

cho ai khác hoặc cho người phạm tội khác Ví dụ ở một số tình tiết như ngườiphạm tội là người phụ nữ có thai, người từ đủ 70 tuổi trở lên thể hiện sựthay đổi trong tâm sinh lý của chính ho; ở tình tiết người phạm tội có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác lại thể hiện về mặt bản chất con người họ có sự cống hiện và vốn dĩ ít nguy hiểm cho xã

hội

Thứ tư, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội rất đa dạng, phong phú Điều này thé hiện ở việc ngoài 09 tình tiết đượcquy định tại khoản 1 Điều 51, còn có các tình tiết khác thuộc về nhân thânngười phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015, các vănbản hướng dẫn áp dụng pháp luật Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể

nó còn được ghi nhận trong án lệ, bản án

Thứ năm, về mức độ giảm nhẹ của các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc

về nhân thân người phạm tội được áp dụng đối với người phạm tội tùy thuộcvào sự xem xét quyết định của Tòa án Dựa trên cơ sở huyết thống, nhânkhẩu, giới tính, độ tuổi, thành tích cống hiến HDXX xem xét người phạmtội có những tình tiết giảm nhẹ TNHS nao dé áp dụng khi quyết định hình

phạt.

Vi dụ: HDXX xem xét chứng cứ chứng minh người phạm tội là con

đẻ của liệt sĩ; xem xét người phạm tội đã đủ 70 tuổi trở lên hay chưa; họ cóđược tặng thưởng huân huy chương không để áp dụng hình phạt dướikhung hoặc chuyên sang loại hình phạt khác nhẹ hơn

1.2 Ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm tội

18

Trang 27

Thứ nhất, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân ngườiphạm tội là một phương tiện phân hóa TNHS Đây là cơ sở pháp lý cần thiếtcho việc vận dụng biện pháp khoan hồng của Nhà nước trong xử lý tội phạmnhư người phạm tội là người dưới 18 tuổi, chế định án treo, cải tạo khônggiam giữ, phạt tiền, áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hìnhphạt trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn hoặc không nhất thiết phải trongkhung hình phạt liền kề nhẹ hơn Như vậy, đây là căn cứ thể hiện vai tròphân hóa TNHS của các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm tội khá rõ nét.

Thứ hai, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạmtội đóng vai trò là phương tiện để cá thể hóa TNHS Mỗi một vụ án, mỗingười phạm tội lại có tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân thân người phạmtội khác nhau Như căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm, đặc điểm nhân thân người phạm tội, tình tiết giảm tăng nặng giảm nhẹ TNHS, HDXX lựachon, áp dụng biện pháp cưỡng chế công minh nhất, đảm bảo công bằng,tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

Thứ ba, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạmtội là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện chính sách pháp luậthình sự, chính sách hình phạt, đạt được mục đích của hình phạt; đồng thời nócòn thể hiện ý nghĩa xã hội và thể hiện tính nhân đạo, dân tộc, đền ơn đápnghĩa, ngoại giao và quốc phòng an ninh của Nhà nước ta trong lĩnh vực xử

lý tội phạm.

Tóm lại, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm

tội có ý nghĩa vô cùng to lớn trên phương diện pháp lý và xã hội Vì vậy, việc

quy định và quy định bổ sung các tình tiết giảm nhẹ TNHS khác thuộc về

nhân thân người phạm tội trong BLHS, văn bản quy phạm pháp luật, án lệ hoặc trong bản án va nâng cao hiệu qua áp dụng các tình tiét giảm nhẹ nay sé

19

Trang 28

đem lại công băng quá trình giải quyết vụ án và phát huy hiệu quả trong công tác đầu tranh phòng, chống tội phạm.

1.3 Phân loại các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm tội trong BLHS hiện hành

Trên cơ sở các nội dung các đặc điểm đã phân tích ở trên thì các tìnhtiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội theo quy định của

BLHS hiện hành được phân loại như sau:

- Xét về tiêu chí độ tuổi, giới tính, nhân khẩu thì có các tình tiết giảmnhẹ TNHS: Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên, người phạm tội là phụ

nữ có thai; phạm tội do lạc hậu.

- Xét về tiêu chí sinh học thì có các tình tiết giảm nhẹ TNHS như:Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khảnăng điều khiển hành vi của mình; phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả

năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra

- Xét về tiêu chí thái độ của họ đối với giá trị xã hội thì có tình tiếtgiảm nhẹ TNHS: Pham tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng

- Xét về tiêu chí thành tích, cống hiến cho xã hội thì thì có tình tiếtgiảm nhẹ TNHS: Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sảnxuất, chiến dau, hoc tập hoặc công tác

- Xét về tiêu chí yếu nhân trong xã hội thì có tình tiết giảm nhẹTNHS: Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt

nặng.

- Xét về yếu tô thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa thì có tình tiết

giảm nhẹ TNHS: Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là

cha, mẹ, vợ, chông, con của liệt sĩ.

20

Trang 29

Như đã phân tích ở phần trên, các tình tiết này đều gắn với nhân thân người phạm tội, nó tồn tại khách quan trước khi họ thực hiện hành vi phạm tôi và nó phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi phạm tội của họ.

1.4 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tộitrong BLHS của một số quốc gia khác

1.4.1 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội

trong BLHS Liên bang Nga

Pháp luật hình sự của Liên bang Nga có nhiều nét tương đồng với

pháp luật hình sự của Việt Nam Trong BLHS Liên bang Nga cũng quy định

rất rõ ràng về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm

tội.

Tại Điều 61 BLHS Liên bang Nga quy định các tình tiết giảm nhẹTNHS thuộc về nhân thân người phạm tội như sau:

1) Lan đầu phạm tội ít nghiêm trong do tình huống bat ngờ

2) Người phạm tội là người chưa thành niên 3) Người phạm tội là phụ nữ có thai

4) Người phạm tội có con nhỏ

Như vậy, so với BLHS Việt Nam thì SỐ lượng các tình tiết giảm nhẹTNHS thuộc về nhân thân người phạm tội quy định trong BLHS của Liên bangNga ít hơn (chỉ quy định 04 điểm) và có một số tình tiết khác, chặt chẽ hơn so

với BLHS Việt Nam.

Cụ thê, tình tiết phạm tội lần đầu ít nghiêm trọng là chặt chẽ hơn; bởi

vì ngoài lần đầu tiên phạm tội ít nghiêm trọng do tình huống bất ngờ Như vậy

dé được áp dụng tình tiết này thì người phạm tội phải thỏa mãn 03 điều kiện:Phạm tội lần day, ít nghiêm trọng và do tình huống bat ngờ Người phạm tội cócon nhỏ cũng là tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định trong BLHS Liênbang Nga Đây là tình tiết mới và có sự khác biệt trong BLHS Việt Nam, thể

21

Trang 30

hiện sự tiến bộ và nhân đạo trong chính sách pháp luật của Liên bang Nga; quyđịnh này nhằm góp phần tốt hơn trong bảo vệ quyền chăm sóc của bố mẹ đốivới trẻ em Tuy nhiên, so sánh với BLHS Việt Nam thì tình tiết người phạm tội

có con còn nhỏ (đưới 36 tháng tuổi) không phải là tình tiết giảm nhẹ TNHS màchỉ là tình tiết để Tòa án cho hoãn chấp hành hình phạt tù đối với người phạm tội (bị án) Ngoài ra, BLHS Liên bang Nga còn có quy định tình tiết giảm nhẹTNHS “Người phạm tội là người chưa thành niên”; đây cũng là điểm khác biệt

so với BLHS của Việt Nam; BLHS Việt Nam không quy định tình tiết này làtình tiết giảm nhẹ TNHS, mà chế định người đưới 18 tuổi phạm tội được quyđịnh riêng và quy định mức hình phạt tương ứng với lứa tuổi mà họ thực hiện

hành vi phạm tội.

Ngoài ra, BLHS Liên bang Nga cũng quy định về các tình tiết giảmnhẹ khác tại khoản 2 Điều 61 “Khi áp dụng hình phạt có thể cân nhắc các tình tiết khác không được quy định tại khoản 1 Điều này là các tình tiết giảm nhẹhình phạt” Đây là điều khoản có nội dung tương ứng như nội dung của khoản

2 Điều 51 BLHS Việt Nam hiện hành

Qua những phân tích ở trên, ta có thé thay một số quy định mới, tiến

bộ hon của BLHS Liên bang Nga về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc vềnhân thân người phạm tội; chúng tôi cho rằng, đây cũng là một trong nhữngnội dung mà chúng ta cần nghiên cứu dé b6 sung vào BLHS Việt Nam hiệnhành cho phù hợp; thuận lợi cho việc áp dụng đồng thời thể hiện hơn nữa sựkhoan hồng của Đảng, Nhà nước ta đối với người phạm tội

1.3.2 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội

trong BLHS Cộng hòa liên bang Đức

BLHS Cộng hòa liên bang Đức (gọi tắt là BLHS của Đức) không liệt

kê các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong một

điêu luật cụ thê mà năm rải rắc ở các điêu khoản khác nhau Cụ thê:

22

Trang 31

- Tại Điều 21 quy định nếu khả năng nhận thức sự không hợp pháp

của hành vi hoặc khả năng thực hiện hành vi theo nhận thức nay của người

thực hiện tội phạm bị giảm một cách đáng kế vì một trong những lý do như

do rối loạn tâm thần bệnh lý, rỗi loạn ý thức nặng do thiểu năng hoặc do cácbất bình thường nặng khác về tâm thần thì hình phạt có thể được giảm nhẹ.

- Khoản 1 Điều 28 quy định nếu thiếu ở người tong phạm các dauhiệu nhân thân đặc biệt, mà những dấu hiệu này xác lập sự xử phạt đối với

người thực hiện tội phạm thì hình phạt của họ được giảm nhẹ.

Các tình tiết giảm nhẹ chỉ được phép xem xét một lần nếu một tình tiết độc lập hoặc cùng với các tình tiết khác đã xác lập sự chấp nhận là mộttrường hợp ít nghiêm trọng và đồng thời cũng là căn cứ giảm nhẹ luật địnhđặc biệt theo quy định VỀ sự trùng nhau của các căn cứ giảm nhẹ quy định tại Điều 50.

Qua nghiên cứu một số tình tiết giảm nhẹ TNHS liên quan đến nhân

thân người phạm tội được quy định trong BLHS Cộng hòa liên bang Đức ta

thấy mặc dù không quy định tập trung trong một điều luật mà quy định tại cácđiều luật khác nhau; nhưng chúng ta thấy BLHS của Đức không có nhiều tiễn

bộ nhưng cũng có những nét tương đồng với BLHS Việt Nam

1.3.3 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong BLHS của Vương quốc Thụy Điễn

BLHS của Vương quốc Thụy Điển (BLHS Thụy Điển) có một chương quy định về Quyết định hình phạt và miễn chế tài Tại Điều 3 của Chương 29 có quy định khi xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, ngoài các quy định về các tình tiết giảm nhẹ đối với từng loại tội danh cụ thể, cần cân nhắc đến một số tình tiết giảm nhẹ khácnhau, trong đó có các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm tội như sau:

23

Trang 32

- Bị cáo là người không bình thường hoặc có rối loạn về tỉnh thần, hoặc vì nguyên nhân khác mà bị giảm đáng ké khả năng điều khiển hành vi

của mình;

- Hanh vi của bi cáo là do sự chậm phát triển một cách rõ ràng hoặc

do thiếu kinh nghiệm hoặc khả năng suy xét;

Ngoài ra, tại Điều 5 của BLHS Thụy Điển quy định thêm về tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội cần được cân nhắc đến ngoài những tìnhtiết đã nói ở trên như: Do tuôi tác và bệnh tật, bị cáo không còn khả năng chịuđược hình phạt áp dụng căn cứ vào tính chất, mức độ của tội đó

Như vậy, với quy định của BLHS Thụy Điển về tình tiết giảm nhẹTNHS liên quan đến nhân thân người phạm tội; chúng ta thấy có nhiều quyđịnh mang tính tiến bộ, thé hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của nhànước Thụy Điển đối với người phạm tội Ngoài các tình tiết trong đồng với pháp luật hình sự Việt Nam như bị cáo là người mắc bệnh bị hạn chế khảnăng nhận thức, điều khiển hành vi; bị cáo là người chưa thành niên (thiếukinh nghiệm), thiếu khả năng suy xét (do lạc hậu), do tuôi tác (người từ 70tuôi trở lên) Tuy nhiên, với các thuật ngữ được quy định trong BLHS ThụyĐiền ta thấy nội hàm của người được hưởng các tình tiết này rộng hơn trong

đó bao gồm cả người dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuôi nhưng do bệnh tật hoặc yếu tô khác ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, khả năng suy xét.

1.3.4 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội

trong BLHS của Nhật Bản

Cũng giống như các nước Cộng hòa liên bang Đức, Thụy Điển,BLHS Nhật Bản cũng quy định một số trường hợp giảm TNHS thuộc về nhânthân người phạm tội tại các điều khác nhau như: Tại khoản 2 Điều 39 quyđịnh “Giảm nhẹ hình phạt đối với hành vi của người giảm năng lực nhận

thức”;

24

Trang 33

Từ những van đề nêu trên, chúng ta có thé thấy tình tiết giảm nhẹ TNHSthuộc về nhân thân người phạm tội cơ bản là giống BLHS Việt Nam và so sánhgiữa hai luật thì ta thấy không có sự khác nhau nhiều; điều khác nhau chủ yếu làcách quy định và cách thức mô tả diễn đạt và quy định ở các điều luật khác

nhau.

1.3.5 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội

trong BLHS của Canada

Khác với các nước nêu trên, BLHS của Canada lại quy định các tình

tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội ở trong quyết địnhhình phạt tại các tội danh cụ thể Theo đó, mỗi tội danh sẽ có hình phạt và cáctình tiết giảm nhẹ TNHS riêng

Ví dụ tại Điều 92 về tội chiếm hữu súng mà biết việc chiếm hữu này

là không được phép có các mức hình phạt như sau:

1 Trong trường hợp phạm tội lần đầu - tù có thời hạn không qua 10

Ngoài ra, khi quyết định hình phạt, miễn hình phạt BLHS của Canadacũng xác định các nguyên tắc, trong đó có cả yêu tô nhân thân người phạm tội như người phạm tội là thé dân, độ tuổi và tính cách của người người phạm tội,người bị tâm than

25

Trang 34

Ví dụ: Theo Điều 718.2 quy định về các nguyên tắc tuyên án khác

“Tòa án tuyên bản án phải cân nhắc đến các nguyên tắc sau đây:

“e)_ Tất cả các hình phạt được tuyên mà không phải là hình phạt tù và

là thích hợp trong các trường hợp cụ thé thì cần được cân nhắc cho tất cảnhững người phạm tội; đặc biệt trường hợp người phạm tội là thổ dân”

Vi dụ: Quy định về án treo thì tại khoản 1 Điều 731 quy định: “Khi một người bị kết án về một tội, tòa án sau khi cân nhắc đến tuổi và tính cáchcủa người phạm tội, bản chất hành vi phạm tội và các tình tiết xung quanh

việc phạm tdi

Ví dụ: Về việc miễn TNHS đối với tội loạn luân Theo Điều 155 vềloạn luân, phần biện hộ có quy định không ai bi Tòa án tuyên là có tội về mộttội phạm theo điều này nếu người đó bị tâm thần, ép buộc hoặc sợ hãi đối vớingười mà bị cáo thực hiện hành vi giao cấu vào thời điểm hành vi giao cau

được thực hiện.

Từ những vấn đề nêu trên ta thấy mặc dù BLHS của Canada khôngquy định điều luật riêng biệt về các tình tiết giảm nhẹ, nhưng các tình tiếtgiảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội vẫn được dé cập trongcác điều luật khác nhau tại cả phần chung và phan riêng Với việc quy địnhnay mặc dù có sự phân hóa cao đảm bảo tính nghiêm khắc, mang tính đặc thù, thuận tiện và dé việc áp dụng khi quyết định hình phạt hoặc miễn TNHS; song nó cũng thể hiện sự bất lợi cho người phạm tội như họ có các tình tiết

giảm nhẹ khác nhưng không được quy định và áp dụng trong tội phạm mà họ

phạm phải, BLHS sẽ rất dài và dầy, có nhiều quy định lặp đi lặp lại, khôngmang tính thống nhất và tính khái quát chưa cao ; thể hiện tính nhân đạo củanhà nước đối với người phạm tội trong việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹTNHS nói chung và các tình tiết liên quan đến nhân thân người phạm tội thấp

hơn các quôc gia khác.

26

Trang 35

Như vậy, từ việc nghiên cứu các quy định của BLHS về các tình tiếtgiảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong BLHS của các quốc gianêu trên, chúng ta có thấy được sự tương đồng và khác nhau giữa các quy địnhcủa BLHS các nước; thấy được các quy định mang tính tiễn bộ, thể hiện tính nhânđạo, quan điểm, đường lối xử lý của các quốc +gia đó đối với người phạm tội Trên cơ sở đó thì đây cũng là bài học, kinh nghiệm quý báu nhất là các quy định mang tính tiến bộ dé chúng ta nghiên cứu, bố sung hoàn thiện tốt hơn nữa BLHSViệt Nam về chế định các tình tiết giảm nhẹ TNHS liên quan đến nhân thân ngườiphạm tội Đây là căn cứ thê hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước ta đối vớingười phạm tội rõ hơn, là cơ sở dé người phạm tội nhận thức, có điều kiện cải tạotốt dé hòa nhập cộng đồng; giáo duc, cải tạo thành người có ích cho gia đình va xãhội; nâng cao hiệu quả công tác dau tranh phòng chống tội phạm.

Tiểu kết Chương 1Trong pháp luận hình sự hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào diễn đạt về “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạmtội” Trên cơ sở phân tích đánh giá và phân loại đặc điểm về “Các tình tiếtgiảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội” từ đó nêu lên ý nghĩaviệc áp dụng “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuôc về nhân thân người phạm

27

Trang 36

tội” trong quá trình xét xử các vụ án hình sự Bên cạnh đó tác giả cũng phân

tích những quy định tiến bộ của pháp luật hình sự một số nước để có cơ sởhoàn thiện BLHS Việt Nam hiện hành về “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS

thuộc vê nhân thân người phạm tội”.

CHƯƠNG 2:

CÁC TINH TIET GIAM NHẸ TNHS THUỘC VE NHÂN THÂN

NGƯỜI PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội

28

Trang 37

2.1.1 Quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến

Trong thời kỳ phong kiến, luật hình sự là ngành luật chiếm ưu thếtrong nền pháp luật của nước ta Điển hình là bộ Hình Thư (thời vua Ly TháiTông), bộ Hình luật thư (thời vua Trần Dụ Tông), bộ Quốc triều Hình luật

(triều Lê), bộ Hoàng Việt luật lệ (Nhà Nguyễn) .- Trong các bộ luật nay cũng

có nhiều quy định về các tình tiết giảm nhẹ tội trong đó có cả các tình tiết về

nhân thân người phạm tội.

2.1.1.1 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS liên quan đến địa vị xã hội hoặc vị trí trong gia đình hoặc tính chất đặc biệt về nghề nghiệp của người phạm tội.

Tại Điều 3 Quốc triều hình luật đã quy định 08 điều được nghị xét

giảm tội như sau:

1 Nghị thân (người bà con gần vua);

Nghị cố (người cố cựu của hoàng gia);

Nghị công (người có công trạng lớn đẹp giặc);

Nghị hiền (người có đức hạnh lớn, quân tử);

Nghị năng (người có tài trong quân sự, chính tri);

Nghị cân (người siêng năng, năng nô việc quan quân);

NID nA + W NY Nghị quý (những quan vao bậc cao quý);

8 Nghị tân (đối với khách là người nối sau của triều trước).

Ngoài ra, tại Điều 12 Quốc triều hình luật quy định: “Con cháu những bậc được dự vào nghị công mà có tội thi theo lệ ấm của của ông bà cha mẹ mà

Trang 38

bát nghị mà phạm tội cũng được nghị như bản thân Những biệt đãi này không

áp dụng cho tội thập ác.

Như vây, qua chế định “Bát nghị” cho thấy việc giảm tội được đặt ra

cho những người có vi trí cao cua xã hội và con cháu ông bà, cha me, vợ cua

họ, những người này thường có quyền lợi gan bó với nhà vua Đây là điểmkhác biệt khá lớn xét trên khía cạnh các tình tiết giảm nhẹ TNHS của phápluật thời phong kiến với pháp luật hiện đại.

2.1.1.2 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS liên quan đến độ tuổi, hoàn cảnh gia

đình

Dưới ảnh hưởng của nho giáo, pháp luật hình sự thời phong kiến đã

có một số quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS dựa trên độ tudi và hoàncảnh gia đình như người phạm tội là trẻ em, người gia, người bị phế tật, ác tật

và coi các tình trạng này như một trong những cơ sở để giảm nhẹ tội hoặc

miễn tội

Tại Điều 14 Quốc triều hình luật quy định những trường hợp phạm tội

ở độ tuôi từ 70 tuôi trở lên, từ 15 tuôi trở xuống hoặc người phạm tội bị tànphế ma mức hình phạt từ lưu hình trở xuống, thì cho chuộc bằng tiền

Tại Điều 16 Quốc triều hình luật quy định những trường hợp phạm tội

ở độ tuôi từ 80 trở lên, 10 tuổi trở xuống và đáng bị tử hình cũng phải tâu lên

Vua xét định, còn người từ 90 tuổi trở lên, 7 tuôi trở xuống, dẫu có bị kết án

tử hình cũng không được hành hình.

Ngoài ra tại Điều 84 Hoàng Việt luật lệ quy định: “Phàm người nào,

phạm tội mà khi sự phát mới dau 10 tuôi trở xuống, hoặc đã 90 tuổi trở lên,

thời khỏi phải chịu tội về mặt hình, trừ ra người già phạm tội đại hình cóphương ngại đến sự trị an của Nhà nước thời không kể”; Điều 21 Bộ luật này quy định “ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống, dù có phạm tội chết cũng không

chịu hình phạt nào ”.

30

Trang 39

Như vậy, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân ngườiphạm tội thời kì phong kiến Việt Nam khá đa dạng, nó căn cứ vào dia vi xãhội, quan hệ gia đình, độ tuôi Mặc dù một số tình tiết đến nay đã không cònphù hợp nhưng có một số tình tiết mà BLHS hiện nay vẫn áp dụng như

“Người phạm tội là người từ 70 tuổi trở lên” Đây là nền móng đầu tiên cho việc quy định các tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung và tình tiết giảm nhẹ

TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng của pháp luật hình sự hiện

nay.

2.1.2 Quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

Trong thời kỳ Pháp thuộc, pháp luật hình sự Việt Nam được xây dựng

chủ yếu trên cơ sở tư tưởng pháp lý phương Tây với ba bộ luật hình: Hình luật Bắc phần, Hình luật Trung phần, Hình luật Canh cải Trong đó, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội được quy định tạiphần chung bao gồm: Người phạm tội là người giả; người phạm tội là phụ nữ

có thai; người phạm tội là trẻ vị thành niên; phạm tội trong tình trạng bị hạn

chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; hạnh kiểm tốt.

Có thể thấy những tình tiết giảm nhẹ tại thời kỳ này là cơ sở quantrọng dé các nhà lập pháp xây dựng và hoàn thiện các quy định về tình tiếtgiảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong thời kỳ pháp điểnhóa luật hình sự Việt Nam lần thứ nhất cũng như cho đến hiện tại.

2.1.3 Quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người

phạm toi trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985

Cách mạng tháng Tám thành công đã cham dứt sự đô hộ của thực danPháp tại Việt Nam Trong những năm đầu tiên giành chính quyền, các quy định

về tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội được ghi nhậntrong các điều luật độc lập áp dụng chung cho các tội phạm được quy định trong

31

Trang 40

các văn bản dưới dang Sac lệnh Theo các Sắc lệnh này, các tình tiết giảm nhẹ

TNHS chưa được đặt tên mà mới chỉ ra những trường hợp đáng được khoan

hồng.

Ví dụ: Tại Điều IV Sắc lệnh số 33C về việc thiết lập các Toà án quân

sự đo Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành ngày 13/09/1945 đã quy định: “Nếu

có những lý do chính đáng khoan hong vi ít tuổi, vì biết hối quá, vì lầm lẫn,v.v , thì toà án có thé cho tội nhân được hưởng án treo Nghĩa là bản án làm tộituyên lên, nhưng không thi hành; nếu trong năm năm bắt đầu từ ngày tuyên án,tội nhân không bị Toà án quân sự làm tội một lần nữa về việc mới thì bản án đãtuyên sẽ huỷ đi, coi như là không có; nếu trong hạn năm năm ấy, tội nhân bị kết

án một lần nữa trước Toà án quân sự thì bản án treo sẽ đem thi hành”;

Tại Báo cáo tông kết công tác năm 1962 của TANDTC có nêu: “CácTòa án đã dựa vào ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, chú trọng đến tính chất

và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đến nhân thân của bị cáo, đến các tìnhtiết tăng nặng, giảm nhẹ”

Từ hướng dẫn của Báo cáo này căn cứ quyết định hình phạt đã đượcghi nhận rõ hơn Đây là một bước tiến bộ về khoa học luật hình sự và là tiền

để cho việc quy định các tình tiết giảm nhẹ tại các văn bản pháp luật sau này

Ngoài ra tại Công văn số 38-NCPL ngày 16/01/1976 của TANDTC

đã đánh dấu một bước tiến bộ rõ rệt về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ

TNHS thuộc nhân thân người phạm tội trong công tác xét xử như:

- Người phạm tội là người chưa thành niên;

- Người phạm tội là phụ nữa có thai;

- Trinh độ lạc hậu của người phạm tỘi;

- Trình độ nghiệp vụ tay nghề non kém;

- Phạm tội nhẹ lần đầu;

- Người phạm tội là người có quá trình tôt hoặc là người có công;

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Thống kê số lần sử dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội theo khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 - Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử của Tòa án quân sự khu vực)
Bảng 3.1. Thống kê số lần sử dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội theo khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 (Trang 60)
Bảng 3.2. Thống kê số lần sử dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 - Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử của Tòa án quân sự khu vực)
Bảng 3.2. Thống kê số lần sử dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN