1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

230 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

XAYKHAM VANNAXAY

HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VE DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC CONG HÒA DAN CHỦ NHÂN DAN LAO - NHỮNG VAN DE

LY LUAN VA THUC TIEN

CHUYEN NGANH : LUAT KINH TE MA SO : 9380107

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS TRAN NGOC DŨNG

2 PGS TS NGUYEN THỊ VAN ANH

HA NOI - NAM 2019

Trang 2

lôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Mọi số liệu, kết quả nghiên cứu đã được công bố được tham khảo trong luận án déu trung thực, có trích dan đây đủ nguôn tài liệu theo đúng quy định Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa từng được công bố trong

bat cứ công trình khoa học nào khác.

NGHIÊN CỨU SINH

XAYKHAM VANNAXAY

Trang 3

I09)80)/9827 000 A53 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI LUẬN ÁN - 2 c2 6 Chương 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE DOANH NGHIỆP VÀ PHAP LUAT VE DOANH NGHIỆỆP (5 S333 3 3 1111111111111 11 1111111111111 11 0111110111010 0 0 28 1.1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE DOANH NGHIỆP 5 2 5555555552 28 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghIiỆp - 5 S5 SSSSseseesesesee 28 1,1,3 Thân lại Ceo, BE HỆ Dao ses ano consvas ss rn ng Ha es sh RT A A ES US 32 1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 34

1.2 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUẬT VE DOANH NGHIỆP 37

1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của pháp luật về doanh nghiệp - 37

1.2.2 Khái quát cau trúc hệ thống pháp luật về doanh nghiệp 39

1.2.3 Vai trò của pháp luật về doanh nghiệp - 2 2 s52 +tx+xzxzzxzxeẻ 43 1.2.4 Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về 8I1010i80i13011992Ẽ00577 47

1.3 PHÁP LUAT VE DOANH NGHIỆP CUA MOT SO NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIEM CHO CỘNG HOA DAN CHỦ NHÂN DAN LÀO -2-5555555¿ 54 1.3.1 Pháp luật về doanh nghiệp của Singapore 2s 2 etx+x+xzxxzxeẻ 54 1.3.2 Pháp luật về doanh nghiệp của Thái Lan -2- 2552 +cs+£z£+£szse2 57 1.3.3 Pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam 2- 22 2+ +tx+E+xerxzxeẻ 58 1.3.4 Các bai học kinh nghiệm cho Lào trong việc xây dựng va hoàn thiện pháp luật về doanh DGD «ee 60 KET LUAN CHUONG 1oieeeccccscssssssssssssessscsessscscscssscscssasavasasssavasssasassssssssesseseeeeeesesesees 63 Chương 2 THUC TRANG PHAP LUẬT VA THUC TIEN THI HANH LUAT DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC CONG HOA DAN CHỦ NHÂN DAN LÀO - :-5- 64 2.1 QUA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CUA PHÁP LUAT VE DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC CỘNG HOA DAN CHỦ NHÂN DAN LÀO -55- 64 2.1.1 Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1994 trước khi Luật Kinh doanh (1994)

được ban hành - - - << + 1 3110222222331 111111 1111195335111 1kg 1 ky 64

Trang 4

2.1.3 Giai đoạn từ khi có Luật Doanh nghiệp (2005) đến trước khi Luật Doanh nghiệp (2013) được ban hành: -. - c6 3211832211 113 5 13111115511 xxe 66 2.1.4 Giai đoạn từ khi Luật Doanh nghiệp (2013) được ban hành đến nay 67 2.2 THUC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIEN HANH VỀ DOANH NGHIEP 69 2.2.1 Thực trạng quy định về các loại hình doanh nghiệp 2-25 69 2.2.2 Thực trạng quy định về quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh POETS cs aes nh thì nành 0000 016.10 A, A 0812101 SS A A PR A AR 3801385 4006001 81 2.2.3 Thực trang quy định về hồ so, thủ tục thành lập doanh nghiệp 88 2.2.4 Thực trạng quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp 95 2.2.5 Thực trạng quy định về tổ chức quan ly nội bộ các loại hình doanh nghiép 100 2.2.6 Thực trạng quy định về tổ chức lại, giải thé doanh nghiệp 116 2.3 THỰC TIEN THI HANH LUẬT DOANH NGHIỆP -:-++-++s++: 122 2.3.1 Khái quát tình hình doanh nghiệp Lao trong thời gian qua 1222.3.2 Thực trạng thực hiện Luật Doanh nghiệp (2013) - + +5 125 4300089/.909510/9)c721 140 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC THỊ PHÁP LUẬT VẺ DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC CỘNG HÒA DAN CHỦ NHÂN DAN LÀO - - cSctSn 2n 20120 13193813851 151 851151111513 1e se rey 141

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN PHAP LUAT VE DOANH NGHIỆP Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DAN LÀO .- tt S131 S318 858858858851 E58 55555155155 eeszs2 141 3.1.1 Hoan thién phap luat vé doanh nghiệp bao đảm thực hiện quyền tự do kinh

l8 Nu01585(1 000 4 141

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế

3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - - 2 2s 2£ +: 144 3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, dễ tiếp cận và chi phí tuân thủ thấp -¿- 2 522 +s+£zEezszcees 146

Trang 5

tạo, phủ hợp vào hoàn cánh Ga, La veccasss cos cercnensaeans san ph non Gia ngu Gia 2813344664355 88.10185601 148 3.2 MOT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE DOANH NGHIỆP Ở CONG HÒA DAN CHỦ NHÂN DAN LÀO - ¿2522222222 2E2E+ESEEEEEEEErkrrerrrrrerrrerrree 150 3.2.1 Về cau trúc hệ thống pháp luật về doanh nghiệp -2- 2s 5£: 150 3.2.2 Sửa đổi, bỗ sung các quy định về quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn VO doanh Nghip 0077 150 3.2.3 Sửa đôi, bé sung các quy định về hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp 153 3.2.4 Sửa đôi, b6 sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp 157 3.2.5 Sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức quản lý nội bộ các loại hình lleni80i1i113n Ú 159 3.2.6 Sửa đối, b6 sung các quy định về tô chức lại, giải thể doanh nghiệp 162 3.3 KIEN NGHI XAY DUNG CO CHE THUC THI PHAP LUAT, NANG CAO HIEU LỰC, HIEU QUA CUA PHÁP LUAT VE DOANH NGHIỆP 22 2 +52 164 3.3.1 Chính phủ Lào cần ban hành thêm các nghị định hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiép (2013) occ - 5 164 3.3.2 Các co quan có thâm quyền của Lao cần tô chức việc nghiên cứu sâu rộng, quán triệt đầy đủ và áp dụng kịp thời các quy định của Luật doanh nghiệp (2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành trong các cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp và đối với các nhà đầu tư 165 3.3.3 Cần cơ cấu lại (sắp xếp lại) các doanh nghiệp, chuyển đổi các doanh nghiệp theo các quy định của Luật doanh nghiệp (2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được các yêu cầu mới 165 3.3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp 166 3.3.5 Tiếp tục đây mạnh cải cách hành chính 2-2-5 s2 z+s£E++Ez£xzxeez 169 KET LUAN CHUONG 3 ccccsscssssssssssssssessscsesesescscscscscscssssasasasasasassssssssesseecueseseeesesenees 170 KẾT LUẬN - - 2 SE 1 1E1121E111111112111111 111111111 111111101111 1111111011111 11111 1 tk, 171 DANH MỤC CAC CÔNG TRÌNH DA CONG BÓ 2 tt E2 ren 173 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2-2 SS‡SE‡EE£EESEE2EE2EE2EEEEEerkerkerkers 174

Trang 6

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dânCHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa GIGP : Công ty cổ phần

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

Đảng NDCM Lào : Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cô đông

ĐKKD : Đăng ký kinh doanh

LDN : Luật Doanh nghiệpTLDN : Thanh lập doanh nghiệpTNHH : Trach nhiệm hữu hanVBPL : Văn bản pháp luật

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 1986, Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Dé thực hiện đường lối đổi mới, Nhà nước CHDCND Lào đã ban hành nhiều văn ban pháp luật nhằm khuyến khích phát triển kinh tế, phát huy nội lực, thu hẹp dần khoảng cách giữa Lào với các nước trong khu vực và trên thé giới Trải qua hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Lào trong những năm gần đây có tốc độ phát triển khá cao Đặc biệt từ khi Lào trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 02/2/2013 đã đánh dấu những bước tiến lớn của Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Tuy cũng có nhiều khó khăn, nhưng Lào vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng ké về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu, đồng thời, cùng với việc phát triển kinh tế, nhiều khu công nghiệp, công ty trong và ngoài nước đã thành lập và phát triển mạnh mẽ.

Dé hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc công nhận, bảo hộ chế độ đa sở hữu và phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là nhân tố quan trọng, bởi vì doanh nghiệp luôn là một trong những chủ thể quan trọng nhất của mọi nền kinh tế, đặc biệt doanh nghiệp dân doanh có vai trò ngày càng quan trọng ở Lào Bởi vậy, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp phát triển là nhiệm vụ đặt ra cho Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thi trường định hướng XHCN.

Doanh nghiệp là trung tâm của kinh tế thị trường, là nơi tạo ra sản phẩm, hàng

hóa là cho nên kinh tế phát triển, tạo việc làm, tăng thu ngân sách, góp phân giải quyết những van dé xã hội Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phan, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đăng trước pháp luật Quyền tự do kinh doanh và bình đẳng của các doanh nghiệp chỉ thực sự được bảo đảm trên cơ sở hệ thống pháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật về tổ chức doanh nghiệp, ngày cảng được hoàn thiện.

Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới cơ chế kinh tế ở CHDCND Lào, pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về các hình thức t6 chức kinh doanh nói riêng được xây dựng trên cơ sở những đặc thù về chính trị, kinh tế, xã hội có tính chất giải pháp tình thế, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn kinh doanh đặt ra.

Với quan điểm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN, những năm gần đây Nhà nước Lào rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp

Trang 8

trong Luật Doanh nghiệp (2013) Pháp luật về doanh nghiệp của Lào về cơ bản đã cập nhật các thông lệ quốc tế chung nhất, tuy nhiên, cũng có những điểm chưa tương thích Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc nghiên cứu lý luận chưa thật đầy đủ nên một số định chế không rõ ràng về mục đích, không có tính khả thi Hơn nữa, trong quá trình thực thi, các văn bản pháp luật này, bên cạnh những thành công nhất định, còn bộc lộ nhiều nhược điểm, bất cập cả về nội dung pháp lý và kỹ thuật lập pháp Tính phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo là những biểu hiện không hiếm thấy trong hệ thống pháp luật hiện hành của Lào về doanh nghiệp Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Lào đang xếp 141/190 trong Bảng xếp hạng Chỉ số thuận lợi kinh doanh (EBDI - Ease of Doing Business Index) [84, tr.4] Thực tế này là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc kìm hãm sự phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tao ra sự phân bổ các nguồn lực không hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và tính công bằng trong môi trường kinh doanh.

Tình hình trên đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, trong đó, một yêu cầu cấp thiết là phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các vấn đề pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, về thành lập, tổ chức - quan lý, tổ chức lại, giải thé doanh nghiệp và đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thé nham tiếp tục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp của Lào trong tương lai.

Đồng thời, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, việc xây dựng cũng như hoàn thiện pháp luật đòi hỏi các nhà làm luật phải nắm bắt được nhu cầu thực tiễn, đồng thời phải đảm bảo sự phù hợp của pháp luật quốc gia với pháp luật của các nước khác trên thế giới Do đó, việc học tập kinh nghiệm của các nước để hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp của Lào đang trở thành một trong những phương thức hữu hiệu, không những có thé bảo đảm sự điều chỉnh pháp luật hiệu quả đối với hoạt động của các doanh nghiệp mà còn giúp tạo sự tương thích giữa pháp luật quốc gia của Lào với pháp luật của các nước khác.

Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn vẫn đề “Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Những van đề lý luận và thực tién” làm đề tài luận án tiễn sĩ luật học của mình.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của việc nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp; hệ thống các quy định trong pháp luật hiện hành của Lào

Trang 9

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài có phạm vi khá rộng, bao trùm lên nhiều chuyên ngành khác nhau của lĩnh vực luật kinh tế như: luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật tài chính, luật chứng khoán, v.v Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, chỉ tập trung nghiên cứu các quy định về thành lập, tô chức - quản lý, tổ chức lại, giải thé doanh nghiệp trong LDN (2013) cùng các văn bản pháp luật hướng dẫn LDN (2013).

- Về không gian, luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về doanh nghiệp của Lào; nhưng, có phân tích, bình luận các quy định pháp luật của một sỐ nước khác Việc nghiên cứu quy định pháp luật về doanh nghiệp của một số nước khác chỉ nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Lào.

- Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành dé đánh giá chính xác thực trạng pháp luật của Lào về doanh nghiệp từ năm 2013 đến nay Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi của các kiến nghị, luận án cũng nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước

CHDCND Lào.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là đưa ra phương hướng và các giải pháp cụ thê nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về doanh nghiệp của nước CHDCND Lào.

Đề đạt được mục tiêu trên, tác giả luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Luận án nghiên cứu một cách hệ có thống những vấn đề lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp.

- Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển, phân tích các yếu tô chi phối và xác định những nội dung cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp của nước CHDCND Lào.

- Luận án khảo cứu mô hình và quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới, từ đó có so sánh, đánh giá nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình xây dựng pháp luật về doanh nghiệp ở Lào.

- Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật thực định của nước CHDCND Lào về doanh nghiệp trên các khía cạnh: thành lập, tổ chức - quản lý, tô chức lại, giải thể doanh nghiệp; chỉ ra những ưu điểm, thành công, cũng như những nhược điểm, bat cập của hệ thống pháp luật này và thực trạng thi hành các quy định về doanh nghiệp ở Lào.

Trang 10

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Dé nghiên cứu dé tài đã chon, tác giả luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án, dé đưa ra những nhận định, kết luận khoa học đảm bảo tính khách quan, chân thực.

Từ phương pháp luận chung đó, tác giả luận án sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cụ thể, phù hợp với từng nội dung nghiên cứu, như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thong kê, logic, lịch sử, so sánh, đối chiếu, v.v nhằm làm sảng tỏ các van đề nghiên cứu Trong đó:

- Phương pháp phân tích, logic, tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ nội dung của luận án;

- Phương pháp lịch sử, đối chiếu được sử dụng trong nội dung nghiên cứu về lịch sử hình thành va phát triển của pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào qua các giai đoạn;

- Phương pháp so sánh được sử dụng trong nội dung nghiên cứu mô hình và pháp luật về doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới;

- Phương pháp thống kê được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng pháp luật về doanh nghiệp của Lào tại Chương 2 của luận án.

Những phương pháp nghiên cứu hiện đại này bảo đảm độ tin cậy của những kết quả nghiên cứu của luận án.

5 Những đồng góp mới của luận án

Kết quả luận án là sự kế thừa, chọn lọc và phát triển những vấn đề lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào Luận án đóng góp một số thành tựu mới cho khoa học pháp lý như sau:

Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu tổng thé và toàn diện những van đề lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp, thực trạng pháp luật về doanh nghiệp tại Lào.

Thứ hai, luận an đã phân tích, lập luận vé sự phát triển của pháp luật về doanh nghiệp của Lào, các yếu tố chi phối pháp luật về doanh nghiệp của Lào Pháp luật về doanh nghiệp là một bộ phận của pháp luật về kinh doanh Sự hình thành và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp chịu sự chi phối sâu sắc bởi cơ sở kinh tế, trình độ phát triển của thị trường và các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng: chế độ chính trị, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán kinh doanh của Lào.

Trang 11

trạng pháp luật về doanh nghiệp của Lào hiện nay để từ đó nghiên cứu, xây dựng phương hướng và các giải pháp cụ thể, hợp lý nham hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp của Lào.

Thứ tư, luận án đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về doanh nghiệp của CHDCND Lào Phương hướng và những giải pháp được đề xuất có tính khả thi cao, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp của Lào nói chung, các quy định trong LDN (2013) của Lào nói riêng.

6 Kết cấu của luận án

Cấu trúc luận án gồm các phần: - Lời nói đầu.

- Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án.

- Nội dung luận án được kết cau gồm ba chương như sau:

Chương 1 Những vấn dé lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Chương 3 Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và náng cao hiệu quathực thi pháp luật doanh nghiệp ở nước Cộng hoa dan chủ nhân dân Lao.

- Kết luận.

- Danh mục các công trình đã công bó - Danh mục tài liệu tham khảo.

Trang 12

1 CÁC CONG TRÌNH NGHIÊN CUU KHOA HỌC CÓ LIEN QUAN DEN DE TAI LUAN AN

Qua thời gian tìm hiểu về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả luận án thay rang, Đề tài “Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Những van dé lý luận và thực tiễn” là đề tài chưa được nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ luật học Cùng với sự phát triển hàng trăm năm trên thế giới cũng như ở Lào và Việt Nam, vấn đề hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp đã được nhiều nhà khoa học bàn luận đến, với những hình thức đa dạng, từ các giáo trình; sách tham khảo; một số đề tài khoa học; các luận án, luận văn; bài viết đăng trên các tạp chí khoa học và các hội thảo khoa học Do Luận án được thực hiện tại Việt Nam nên nghiêncứu sinh đã chia các công trình nghiên cứu thành hai nhóm là các công trình nghiên cứu tại Việt Nam và công trình khoa học ở nước ngoai (chủ yếu tại Lào).

1.1 Công trình khoa học tại Việt Nam

Nghiên cứu về pháp luật doanh nghiệp không phải vấn đề mới ở Việt Nam Các hoc giả Việt Nam đã nghiên cứu van đề hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp một cách toàn diện, dưới nhiều khía cạnh khác nhau, với các hình thức đa dạng, đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho tác giả luận án Sau đây là những công trình khoa học mà tác giả đã tiếp cận được:

* Nhóm công trình nghiên cứu về doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp: + Những vấn đề chung về doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp trước hết được nghiên cứu trong các Gido frình Luật Thương mại, Giáo trình Pháp luật kinh té Việt Nam Các giáo trình nay hau hết đều dành một dung lượng lớn dé trình bày về van dé địa vị pháp ly, và quy chế pháp lý chung về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động doanh nghiệp Các giáo trình là những kiến thức được chuẩn hóa và mang tính khái quát cao về doanh nghiệp, là cơ sở để tác giả luận án phát triển việc nghiên cứu, đối chiếu với thực tiễn và hệ thống các quan điểm lý luận đang được phổ biến tại nước CHDCND Lào hiện nay Trong đó, có thê kế đến: Giáo trình Luật Ti hương mại tập I của Trường Đại học Luật Hà Nội (2017) - Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Công trình được bố cục thành 13 chương, trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Thương mại Việt Nam học phần 1, gồm: những van dé chung vé Luat Thuong mai Việt Nam (chương 1, 2); dia vi pháp ly của doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, công ty hợp danh, CTCP, công ty TNHH, DNNN, hợp tác xã (từ Chương 3 đến Chương 10); quy chế pháp lý về thành lập doanh nghiệp, tô chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (chương 11 đến chương 13) Hay Giáo trình pháp luật kinh tế của Trường Dai học kinh tế quốc dân (2017) — Nguyễn Hợp Toàn, Dương Nguyệt Nga (đồng chủ biên), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Công trình được bố cục thành 7 chương, trong đó, các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp được

Trang 13

ty; Chương 4 — Chế độ pháp lý về các hình thức tổ chức và chủ thể kinh doanh khác + Nguyễn Như Phát (đồng tác giả, 2002), Luật kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Đây là cuốn sách chuyên khảo mang tính chất của một giáo trình về luật kinh tế Trong công trình này, tập thể tác giả đã dành 3 chương để trình bày về các chủ thé là các doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật tại thời điểm công trình nghiên cứu Hệ thống các doanh nghiệp của Việt Nam đã thể hiện tính đa dạng của một nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN Công trình có ý nghĩa tham khảo đối với tác giả luận án.

+ Phạm Duy Nghia (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb Dai học Quốc gia, Hà Nội Đây là một công trình khảo cứu công phu, toàn diện về pháp luật kinh tế Tác giả đã dành 4 chương dé phân tích, bình luận về các doanh nghiệp, một chủ thể quan trọng của pháp luật kinh tế Công trình đã đề cập một cách cụ thê, chỉ tiết về hệ thống pháp luật về doanh nghiệp trên tinh thần so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật kinh tế của nhiều quốc gia trên thé giới Công trình là một tài liệu tham khảo quan trọng của luận an.

* Nhóm công trình nghiên cứu về việc hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp: + Trần Du Lịch (chủ biên, 2000), Hoan thiện hệ thong pháp luật về kinh tế dé day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Công trình đã đi sâu nghiên cứu vấn đề hệ thông pháp luật kinh tế, trên cơ sở khảo cứu thực trạng pháp luật kinh tế của Việt Nam, đã dé xuất các giải pháp hiệu quả để hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế nhằm đây mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Các vấn đề lý luận về hệ thống pháp luật kinh tế đã được tác giả làm rõ, có giá trị tham khảo rất lớn cho tác giả luận án.

+ Lê Minh Tâm (2003), Xáy dung và hoàn thiện hệ thong pháp luật Việt Nam, những van dé lý luận và thực tiễn, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội Tuy không phải là công trình chuyên khảo về pháp luật kinh tế nhưng nội dung của cuốn sách này đem lại những kiến thức lý luận tổng quát về hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có hệ thống pháp luật kinh tế Cuốn sách cũng phản ánh rất rõ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

+ Bùi Nguyên Khanh (chủ nhiệm, 2016), Cai cách pháp luật doanh nghiệp trong tiễn trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nhà nước và pháp luật chủ trì Đây là công trình nghiên cứu vĩ mô về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp trong bối cảnh cải cách thể chế thị trường ở Việt Nam Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây: (1) Bối cảnh cải cách thé chế kinh tế thị trường và nhu cau cải cách pháp luật về doanh nghiệp va đầu tư ở Việt Nam; (2) Đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về doanh nghiệp ở Việt

Trang 14

doanh nghiệp va đầu tư ở một số quốc gia trên thé giới Day là những nội dung quý báu để tác giả luận án tham khảo và đề xuất một số giải pháp phù hợp cho Lào.

+ Tran Ngọc Liên (2002), Hodn thiện pháp luật về các loại hình công ty trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận an tiễn sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Công trình này đã nghiên cứu về công ty và pháp luật công ty - một loại hình doanh nghiệp có rất nhiều ưu điểm so với các loại hình doanh nghiệp khác Trong đó, tác giả đã đưa ra quan niệm, pháp luật công ty, hiểu theo nghĩa truyền thống là tổng hợp các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, quy định về cách thức thành lập, chế độ đăng ký kinh doanh, cơ cấu tổ chức (bộ máy) quản lý công ty, cơ chế vận hành của bộ máy đó, quyền và nghĩa vụ của các thành viên công ty và các vấn đề khác có liên quan đến quá trình hình thành, hoạt động, giải thể, chuyển đổi hình thức của công ty Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng pháp luật về các loại hình công ty, công trình đã đề ra các giải pháp dé hoàn thiện pháp luật về các loại hình công ty trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Đây là một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của luận án.

+ Nguyễn Viết Tý (2002), Phương hướng hoàn thiện pháp luật kinh tế trong điều kiện có Bộ luật Dân sự, Luận án tiễn sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Điểm nhắn của công trình này là đã làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa Luật Kinh tế và Luật Dân sự của Việt Nam trong mỗi thời kỳ lịch sử - đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Với tư cách là cái chung và cái riêng, Luật Dân sự và Luật Kinh tế đều tồn tại khách quan và độc lập tương đối với nhau Bộ luật Dân sự của Việt Nam (1995) ra đời, đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, là nền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh của Việt Nam Trên cơ sở đó, công trình đã đề xuất phương hướng quan trọng dé phát triển hệ thống pháp luật kinh tế trên cơ sở Bộ luật Dân sự (1995) đã ra đời và có hiệu lực hơn nửa thập kỷ, dé hai hệ thống pháp luật kinh tế và dân sự độc lập với nhau nhưng hỗ trợ nhau chặt chẽ Vấn đề quan trọng là phải hạn chế sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau trong nhiều quy định pháp luật của hai hệ thong đó, gây ra nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật cho các cơ quan thực tiễn.

+ Đồng Ngọc Ba (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Công trình đã nghiên cứu những van dé lý luận về doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp và chỉ ra rằng, pháp luật về doanh nghiệp là một bộ phận của pháp luật kinh doanh, quy định các van đề về tô chức và hoạt động của doanh nghiệp Việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp là tất yêu khách quan ở Việt Nam, bắt nguồn từ những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở xác định việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp cần dựa trên những quan điểm chỉ đạo thống nhất và có những giải pháp cụ thé, khoa

Trang 15

trong công trình này là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp của Lào trong giai đoạn mới.

+ Đỗ Kim Hoàng (1999), Những van dé pháp lý cơ bản trong việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về công ty, Luan văn thạc sĩ Luật học, Truong Dai học Luật Hà Nội Luận văn đã viết về pháp luật về công ty trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp được ban hành và đã được triển khai thực hiện: môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kê; các nhà kinh doanh có thể yên tâm hơn khi đầu tư kinh doanh Cùng với loại hình doanh nghiệp khác, các công ty của Việt Nam đã có những bước đi vững chắc, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế, thúc day nhanh hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, cũng cần phải nghiên cứu để thấy những van dé còn hạn chế của pháp luật Việt Nam về công ty nhằm góp phan hoàn thiện hơn nữa pháp luật về loại hình doanh nghiệp này Luận văn đã đề ra một số kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về công ty Những nội dung, kết luận khoa hoc của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả luận án.

Ngoài ra, còn có thé kê đến một số bài viết đăng trên tạp chí, Báo cáo, hội thảo như: Nguyễn Như Phát (1999), “Dự thảo Luật Doanh nghiệp - Một số vẫn đề phương pháp luận”, Tap chí Nhà nước và pháp luật, (5), tr 45 — 53; Nguyễn Như Phát (2005), “Cải cách pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Tham luận cua tại hội thao của Hội luật gia Việt Nam, Nha Trang Các bài viết, báo cáo hội thảo này tuy không mang tính thời sự nhưng những nội dung của nó là tài liệu tham khảo quan trọng, giúp tác giả luận án có thé so sánh, đối chiếu với quá trình chuyền đổi tư duy kinh tế và pháp lý của nước CHDCND Lào.

* Nhóm công trình nghiên cứu về các khía cạnh cụ thể của pháp luật doanh nghiệp có nội dung khá rộng, từ vấn đề thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp; các loại hình doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức -quản lý nội bộ các loại hình doanh nghiệp; tô chức lại, giải thể doanh nghiệp Trong đó, có thể khái quát lại như sau:

- Về quyên thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp, có thể kể đến một số công trình sau:

+ Bui Ngọc Cường (2004), Một số van dé về quyên kinh doanh trong pháp Luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung công trình này gần với các vấn đề cần nghiên cứu của luận án Tác giả đã khảo cứu về quyền kinh doanh trong pháp luật kinh tế của Việt Nam thời điểm năm 2004 Quyền kinh doanh là cơ sở quan trọng của quy định của pháp luật về doanh nghiệp và những nội dung lý luận của công trình sẽ là nội dung lý luận quan trọng của luận án.

+ Mai Hồng Quy (chủ biên, 2012), 7ự do kinh doanh và vấn đề đảm bảo quyên con người tại Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội Nội dung của cuốn sách được tác giả

Trang 16

phân tích, bình luận đánh giá pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh như những quy định về thủ tục ĐKKD, chủ thé tham gia thành lập doanh nghiệp, ngành nghề được phép kinh doanh và cấm kinh doanh Theo tác giả, để mở rộng đảm bảo quyền tự do theo đúng tinh thần của Hiến pháp, nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua hệ thống pháp luật về doanh nghiệp phải phù hợp không được trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, đồng thời day mạnh việc cải cách quy trình ĐKKD rút ngắn thời gian va chi phí dé doanh nghiệp được thực hiện kinh doanh một cách thuận lợi.

+ Lê Thị Hoàng Thanh (chủ nhiệm, 2017), Quyển tự do kinh doanh và đảm bảo quyên tự do kinh doanh theo Hiến pháp (2013), Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Khoa học pháp lý — Bộ Tư pháp chủ trì Trên cơ sở chỉ rõ tầm quan trọng của quyền tự do kinh doanh, các tác giả tham gia công trình đã điểm lại các mốc phát triển của quyền tự do kinh doanh trong các bản Hiến pháp và hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ Công trình tập trung nghiên cứu các van đề như: Khái niệm quyền tự do kinh doanh; giới hạn của tự do kinh doanh; các quyền liên quan đến quyền tự do kinh doanh, vấn đề thực thi quyền tự do kinh doanh nhằm củng cố pháp luật về quyền tự do kinh doanh, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thé chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong giai đoạn hiện nay Đây là tài liệu mới, mang tính thời sự, là nguồn tai liệu quan trọng cho tác giả khi nghiên cứu các quy định liên quan đến quyền tự do thành lập doanh nghiệp tại Lào hiện nay.

- Về các công trình nghiên cứu về các loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức nội bộ của các loại hình doanh nghiệp Đây là nhóm nghiên cứu có khối lượng công trình rất đồ sô, nghiên cứu về từng khía cạnh khác nhau của từng loại hình doanh nghiệp Do đó, có thé thông kê dựa trên từng loại hình doanh nghiệp như sau:

+ Nghiên cứu về DNNN, có thé kế đến: Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phan hóa DNNN - Những vấn dé lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Thị Nhung (2017), Pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, Luận án tiễn sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Bích Phượng (2014), 7: 6 chức quản lý nội bộ DNNN theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Ha Nội; Dinh Văn Trung (2017), “"Doanh nghiệp nhà nước" - khái niệm và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lí luận chính tri, số 12/2017, tr 89 — 95;

+ Nghiên cứu về công ty TNHH, có thể ké đến: Lê Thị Tú Hồng (2006), Công ty TNHH mot thành viên theo LDN 2005 - Những van dé ly luận và thực tiễn, Luận van thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thi Hạnh (2016), Quản tri nội bộ công ty TNHH một thành viên theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Trường Dai học Luật Hà Nội; Nguyễn Hoài Thu (2017), Quyển sở hữu tài sản trong công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định của LDN năm 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Lê Thị Hạnh (2017), 7 6 chức quản lý công

Trang 17

ty TNHH hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn thạc sĩLuật học, Trường Dai học Luật Hà Nội

+ Nghiên cứu về CTCP, có thể kế đến: Phan Thị Bảo Yến (2014), M6 hình quản tri CTCP tại Việt Nam hiện nay - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận van thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Lưu Thị Dung (2015), 7 6 chức quản lý nội bộ CTCP theo LDN năm 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Trung Hiếu (2017), Rui ro pháp lý trong tổ chức, quản lý CTCP theo LDN năm 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Mai Thị Hương Chanh (2017), Những đổi mới trong cách thức tổ chức, quản lý, điều hành CTCP theo LDN năm 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Dai học Luật Ha Nội;

+ Nghiên cứu về công ty hợp danh, có thé kế đến: Nguyễn Văn Đông (2013), “Bàn về tư cách pháp nhân của Công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp”, Tạp chí Kiểm sát, Số 19/2013, tr 39 — 41; Nguyễn Vĩnh Hưng (2016), “Các nguyên tắc của công ty hợp danh theo LDN năm 2014”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 5/2016, tr 22 — 26; Trần Ngọc Dũng, Trần Ngọc Anh (2017), “Các quy định của LDN năm 2014 về công ty hợp danh và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Sô 3/2017, tr 37 - 42, 54; Đồng Thái Quang (2018), “Bàn về hình thức góp vốn vào công ty hợp danh”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 5/2018, tr 31 — 34:

+ Nghiên cứu về DNTN, có thé kế đến: Nguyễn Trí Tuệ (2003), Dia vị pháp lý của DNTN, Luận án tiễn sĩ Luật hoc, Trường Đại học Luật Hà Nội; Trương Vĩnh Xuân (2011), “Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp ngoài nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 6/2011, tr 41 - 46, 60; Trương Công Đắc (2015), “Bàn về các hình thức đầu tư của doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật hiện nay”, Tạp chi Nhà nước và Pháp luật, Số 12/2015, tr 46 — 503

Những công trình trên đây mặc dù chỉ nghiên cứu về một vài khía cạnh trong từng loại hình doanh nghiệp khác nhau, nhưng đây là những công trình có giá trị tham khảo về lý luận cũng như thực tiễn quy định pháp luật các loại hình doanh nghiệp Đồng thời, những kiến nghị, giải pháp của tác giả trong một số công trình (như Công trình “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - Những van dé lý luận và thực tiễn” của tác giả Lê Hồng Hạnh về cô phần hóa DNNN) về sau đã trở thành hiện thực, thé hiện rõ tính khoa học đúng dan của công trình Những nội dung khoa học cũng như phương pháp nghiên cứu của công trình là tài liệu tham khảo cho tác giả luận án.

- Các công trình nghiên cứu về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp:

+ Bùi Thị Long (2006), Những vấn dé pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp nha nước (qua thực tiễn tại tinh Binh Định), Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Nội dung cơ bản của luận văn này tập trung chủ yêu nghiên cứu về thực trạng tô chức và hoạt động của DNNN, tính cấp thiết của việc tổ chức lại DNNN; hệ thống pháp luật và thực trang thi hành quy định pháp luật về t6 chức lại DNNN tại thời điểm LDN (2005) của Việt Nam có hiệu lực thi hành Từ đó đưa ra phương hướng và

Trang 18

những giải pháp cụ thé nhằm hoàn thiện pháp luật về tô chức lai DNNN Mặc dù thời điểm nghiên cứu luận văn này đã khá lâu, nhưng những nội dung cơ bản của luận văn vẫn có giá trị tham khảo đối với nội dung luận án, đặc biệt là vẫn đề lý luận về tổ chức lại doanh nghiệp.

+ Lê Ngọc Anh (2014), Pháp luật về giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Đây là một trong số ít các công trình nghiên cứu một cách hệ thống về giải thé doanh nghiệp tại Việt Nam Nội dung luận văn trải dai từ những van dé lý luận về giải thé doanh nghiệp, về pháp luật giải thể doanh nghiệp; quy định pháp luật về giải thé doanh nghiệp và đánh giá; định hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải thé doanh nghiệp ở Việt Nam Mặc dù chỉ ở mức độ khái quát, nhưng những nội dung nghiên cứu trong công trình này là nguồn tham khảo quan trọng cho luận văn khi nghiên cứu những vấn đề chung về pháp luật về giải thể doanh nghiệp; đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về giải thé doanh nghiệp Trên cơ sở đối sánh với pháp luật Lào và Việt Nam, có thể tham khảo một số kiến nghị khi hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Lào về giải thé doanh nghiệp.

+ Hà Kim Son (2017), Pháp luật vé tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Đây là một trong số ít các công trình nghiên cứu trực tiếp về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp tại một địa bàn cụ thể Nội dung các công trình này về cơ bản vẫn nghiên cứu những van dé lý luận về tổ chức lại, giải thé doanh nghiệp, pháp luật về tô chức lại, giải thé doanh nghiệp Trên cơ sở đánh giá thực trạng áp dụng quy định pháp luật tại địa bàn cụ thé dé đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về tô chức lại, giải thể doanh nghiệp cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tô chức lại, giải thể doanh nghiệp Những luận giải kiến nghị trong công trình này đưa đến một góc nhìn cụ thé cho tác giả luận án khi đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Lào.

* Nhóm công trình nghiên cứu việc hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp dưới góc độ so sánh, có thé kế đến một số công trình sau:

+ Lương Xuân Quy (1999), “Khảo sát một số van đề về kinh tế Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (251) Đây là bài nghiên cứu về kinh tế ở một quốc gia có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam và Lào Bài viết cho thấy những định hướng phát triển kinh tế của Trung Quốc dé từ đó có những bài học kinh nghiệm cho các quốc gia trong khu vực Tuy thời điểm và những thông tin của bài viết không còn tính thời sự nhưng cũng là một tài liệu tham khảo nhất định để thấy quá trình phát triển, chuyền biến sang cơ chế thị trường của các quốc gia trong khu vực.

+ Tiêu Lâm Hạ và Diêu Dương (2002), “Khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc: Chính sách, quá trình phát triển và những trở ngại trước mắt”, Tap chí Nghiên cứu kinh tế, (4) Bài báo này phản ánh sự nhìn nhận, chuyền biến tư duy kinh tế của Trung

Trang 19

Quốc trong quá trình chuyên đổi nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường Bai báo này là tài liệu tham khảo về quá trình chuyên đổi tư duy kinh tế cũng như tư duy pháp lý về các loại hình doanh nghiệp.

+ Vũ Thị Lan Anh (2009), “Pháp luật Singapore về các tổ chức kinh doanh”, Tap chí Luật học, (12), tr.51-57 Những nội dung quan trọng của bài viết về pháp luật của Singapore về các tô chức kinh doanh; các hình thức tổ chức kinh doanh theo pháp luật

của Singapore là tài liệu tham khảo quan trọng cho tác giả khi nghiên cứu pháp luật

của Singapore về doanh nghiệp và đúc rút bài học kinh nghiệm cho Lào.

Ngoài ra còn hàng loạt các bài viết đăng trên tạp chí về các khía cạnh liên quan đến doanh nghiệp, tiêu biểu như: Nguyễn Am Hiểu (2003), “Hình thức pháp lý của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ luật so sánh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1), tr 20-23; Bùi Xuân Hải(2006), “So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của CTCP Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới”, Tạp chí Khoa học pháp Iý,(6), tr 37-42; Báo cáo về nghiên cứu cải cách da dạng hóa quyền tài sản ở các doanh nghiệp vừa và lớn (2003), Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quoc, (2) Các báo cáo hội thảo này tuy không mang tính thời sự nhưng những nội dung của nó là tài liệu tham khảo quan trọng, giúp tác giả luận án có thể so sánh, đối chiếu với quá trình chuyên đổi tư duy kinh tế và pháp lý của nước CHDCND Lào.

1.2 Các công trình nghiên cứu tại nước ngoài

Ở các nước trên thé giới, nghiên cứu về pháp luật doanh nghiệp không phải van dé mới Các học giả thé giới đã nghiên cứu van đề hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp một cách toàn diện, dưới nhiều khía cạnh khác nhau, với các hình thức đa dạng.

Tuy nhiên, tại nước CHDCND Lào, cùng với lịch sử phát triển và hình thành của pháp luật về doanh nghiệp non trẻ, sự quan tâm của Nhà nước Lào đối với doanh nghiệp còn chưa đúng mức, đã dẫn đến việc pháp luật về doanh nghiệp còn chưa được quan tâm nghiên cứu ở Lào Trong giai đoạn hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu một cách toàn diện về pháp luật doanh nghiệp cũng như van dé hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp tại Lào Các công trình là sách mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp, còn các công trình là luận án, luận văn, báo, tạp chí lại nghiên cứu chuyên sâu về một số khía cạnh cụ thé của pháp luật về doanh nghiệp Cụ thể:

* Nhóm công trình nghiên cứu về doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp: + V.V.Xi-mô-nốp (1988), Sự phát triển kinh tế Lào, Nxb Khoa học, Matxcơva Đây là tác phẩm của tác giả nước ngoài, nghiên cứu chuyên sâu về quá trình phát triển kinh tế của nước CHDCND Lào Nước CHDCND Lào bước vào xây dựng kinh tế thị trường với một nên kinh tế lạc hậu, yếu về cơ sở vật chất lẫn nhận thức lý luận, quản lý Đây chính là những cơ sở quan trọng giúp cho Lãnh đạo đất nước xác định đúng khả năng của đất nước dé từ đó đề ra những sách lược, chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn.

Trang 20

+ Viện Kinh tế thế giới, Uy ban Khoa học xã học và Nhân văn (1995), Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của CHDCND Lào, Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu tập thể của các tác giả Việt Nam và Lào, khảo cứu một cách tông quát về các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của Lào Công trình đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các vấn đề kinh tế - xã hội của nước Lào Tuy nội dung có liên quan đến luận án trong công trình này không nhiều nhưng đây cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả luận án.

+ Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào (2005), Pháp luật về doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Viêng Chăn Công trình đã làm rõ các vấn đề về doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp của nước CHDCND Lào trên cơ sở hệ thống hóa, đánh giá các quy định của quốc gia từ trước đến thời điểm nghiên cứu (2005) pháp luật về doanh nghiệp Mặc dù công trình này ra đời đã lâu, mới chỉ phân tích và đánh giá các quy định về doanh nghiệp một cách cơ bản, nhưng đây vẫn là tài liệu tham khảo rất quan trọng về phương diện hệ thống các quy định của pháp luật và các quan điểm của nhà nước về vấn đề mà luận án quan tâm nghiên cứu.

+ Bộ Tư pháp Lào (tháng 4, 2007), Giải thích pháp luật về doanh nghiệp nước CHDCND Lào, Sách hợp tác với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency - JICA) Công trình đã đưa ra những giải thích, làm rõ các quy định của LDN (2005), thông qua đó, đã thé hiện một số van đề có tính chất lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp theo quan điểm, đường lối của Đảng va Nhà nước Lào trong những năm dau thiên nhiên kỷ mới Những quan điểm giải thích trong công trình này, trên một số khía cạnh, vẫn còn phù hợp với tình hình thực tế và những nội dung của LDN (2013) Do đó, đây cũng một tài liệu tham khảo quan trọng, đồng thời cũng gợi ra định hướng nghiên cứu của luận án.

* Nhóm công trình nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp:

+ Rémi Bouchez (2004), Mot số nhận xét và bình luận về dự thảo Luật DNNN sửa đổi (Dự thảo tháng 4 năm 2004), Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp Đây là công trình của tác giả nước ngoài nghiên cứu (bình luận) về một dự thảo luật của Việt Nam Nội dung của công trình này đúng với nội dung của luận án, đồng thời phương pháp nghiên cứu, lập luận của công trình thực sự là một tài liệu tham khảo quan trọngmà luận án đặc biệt quan tâm.

+ Chom khăm Búp Pha Li Van (1998), Xây dung và hoàn thiện pháp luật trong diéu kiện đổi mới hiện nay ở CHDCND Lào, Luận án tiễn sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Công trình đã làm rõ những van dé ly luận trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong điều kiện đổi mới ở CHDCND Lào, trong đó, trọng tâm là vai trò to lớn của pháp luật trong đời sống xã hội Nhờ nhận thức sâu sắc và đầy đủ về vai trò, giá trị to lớn của pháp luật đối với sự phát triển xã hội, từ sau Đại hội IV của Đảng NDCM Lào (1986) đến năm 1998, Nhà nước Lào đã ban hành Hiến pháp và hơn 40 đạo luật đáp ứng công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo cơ chế quản

Trang 21

lý mới Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ ban hành các văn bản pháp luật còn chậm, chưa đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới Vì vậy, trong những năm tới Nhà nước Lào phải day mạnh công tác xây dựng pháp luật dé dam bảo nguyên tắc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN Những nội dung được nghiên cứu và kiến nghị trong công trình này sẽ là tài liệu tham khảo, giúp cho tác giả luận án có được những kiến thức làm nền tang lý luận dé có thể luận giải những van đề pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào.

+ Xôm Xay Xi Hà Chắc (2001), Hoan thiện pháp luật kinh tế trong quá trình doi mới kinh tế của CHDCND Lào, Luận án tiễn sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Trong công trình, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận của việc Nhà nước quản lý kinh tế băng pháp luật trên cơ sở quan điểm cơ bản của Đảng NDCM Lào được xác định trong văn kiện Đại hội VI (1996) Tác giả cũng chỉ ra thực trạng quản lý nền kinh tế - xã hội băng pháp luật, theo đó, có một thời gian rất dài, Nhà nước lấy đường lối, chủ trương chính sách của Đảng thay cho pháp luật, việc giải quyết nhiều vấn đề kinh tế ở Lào vẫn dựa vào phong tục tập quán, dẫn đến tình trạng coi nhẹ pháp luật Từ thực trạng đó, công trình đã đề xuất kiến nghị về những giải pháp hoàn thiện pháp luật kinh tế trong quá trình đôi mới quản lý kinh tế của Lào Trong đó, về quan điểm và phương hướng, công trình đã chú ý đến việc hoàn thiện cơ chế xây dựng pháp luật kinh tế, hoàn thiện pháp luật về tô chức và hoạt động của các chủ thé kinh doanh, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về phá sản doanh nghiệp, pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế và hoàn thiện cơ chế thi hành Đây là những tư liệu tham khảo trong việc nghiên cứu quan điểm và phương hướng hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp của Lào trong giai đoạn hiện nay.

+ Vanhseng Keobounphanh (2007), Hoàn thiện pháp luật kinh tế đối ngoại của nước CHDCND Lào hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Qua phân tích thực trạng pháp luật của Lào về kinh tế đối ngoại cho thấy, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại ngày càng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên, pháp luật kinh tế đối ngoại của Lào vẫn không tránh khỏi những hạn chế, bất cập nhất định Trên cơ sở nhận định rằng, việc hoàn thiện pháp luật là một nhân tố bảo đảm quá trình phát triển kinh tế, góp phần mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại ở nước CHDCND Lào, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả của các quy định pháp luật kinh tế đối ngoại của Lào Những nội dung của luận văn là tài liệu tham khảo của luận án trong việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các quy định pháp luật doanh nghiệp nước CHDCND Lào.

+ Vathsana Lathtanaphanh (2011), Co sở ly luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào, Luan văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả đã chỉ ra rằng, pháp luật về doanh nghiệp ở CHDCND Lào đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải được hoàn thiện, nhằm đáp ứng

Trang 22

kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn tổ chức hoạt động kinh doanh, thúc day sự phát triển của nên kinh tế Việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp cần dựa trên những quan điểm chỉ đạo thống nhất và có những giải pháp cụ thể, khoa học, với một lộ trình hợp ly dé đảm bảo vừa khắc phục những khó khăn trước mắt, vừa có thể hình thành đồng bộ hệ thống pháp luật về doanh nghiệp cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của các loại hình doanh nghiệp Theo tác giả luận văn, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp cần được cấu trúc lại trên quan điểm mới về tiêu chí phân loại doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện cụ thé của Lào và xu hướng phổ biến trên thé giới Trên cơ sở đó, nội dung pháp luật về doanh nghiệp cần được hoàn thiện theo hướng xóa bỏ triệt dé sự phân biệt đối sự với nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu khác nhau trong tô chức, vận hành doanh nghiệp; hoàn thiện pháp luật về công ty, doanh nghiệp tư nhân; hoàn thiện các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau trên cơ sở khắc phục sự mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản pháp luật về doanh nghiệp.

+ Xôm Xay Xi Hà Chắc (2000), “May van đề về hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế của CHDCND Lào”, Tap chí Luật hoc, (4), tr 42-48 Trong bài viết này, tác giả trình bay các van đề lý luận và các giải pháp dé hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế của nước CHDCND Lào, phù hợp với những quan điểm cơ bản của Đảng NDCM Lào được xác định trong văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VI (1996), đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phan theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

+ Ông Xa Man Vi Nha Kệt - Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào (1995), Bài phát biểu tại Hội nghị tư pháp toàn quốc, Viêng Chăn Day là bài phát biểu quan trọng thé hiện quan điểm, đường lối của Dang và Nhà nước Lào về công tác thực thi và bảo vệ pháp luật, trong đó có vấn đề thực thi và bảo về pháp luật về kinh tế nói chung và pháp luật về doanh nghiệp nói riêng Trong bài phát biéu nay, Chủ tịch Quốc hội cũng đã đề cập đến yêu cầu bức thiết phải hoàn thiện pháp luật về DNNN và pháp luật về kinh tế nói chung.

+ Bộ trưởng Bộ tư pháp Lào (2000), Báo cáo tổng kết công tác năm 1999-2000, Viêng Chăn Đây là một báo cáo có đề cập nhiều đến vấn đề thực thi và bảo vệ pháp luật về kinh tế Qua báo cáo tổng kết năm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã nêu lên những hạn chế, bất cập của pháp luật về kinh tế nói chung và pháp luật về doanh nghiệp của Lao nói riêng Những hạn chế, bat cập này đã gây trở ngại cho các cơ quan tư pháp của nước CHDCND Lào trong hoạt động xét xử và thi hành pháp luật.

* Nhóm công trình nghiên cứu về các khía cạnh cụ thể của pháp luật doanh nghiệp:

+ Pho Thi Lat Phôm Phô Thi (2005), Tổ chức quan lý DNNN trong nên kinh tế thị trường ở CHDCND Lào, Luan an tiễn sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Trong công trình, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về doanh nghiệp,

Trang 23

DNNN cũng như tầm quan trọng của việc quản lý DNNN trong nền kinh tế thị trường Công trình đã phân tích và chỉ ra rằng, ở Lào hiện nay, DNNN vẫn đóng vai trò chủ lực, nòng cốt trong nhiều ngành quan trọng của nên kinh tế và có nhiệm vụ góp phần giải quyết các van dé xã hội, hướng dẫn hỗ tro các thành phan kinh tế cùng phát triển, làm cơ sở để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, tạo nền tảng cho xã hội mới Trên cơ sở chỉ ra những yếu kém trong hoạt động quản lý DNNN, công trình đã dé xuất những biện pháp về đổi mới tô chức, quản lý DNNN ở Lào một cách triệt để, nhất quán và đồng bộ.

+ Phukham Lénin (2003), Hoàn thiện pháp luật về công ty TNHH ở nước CHDCND Lào, Luan văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Ha Nội Day là luậnvăn đi sâu vào nghiên cứu một loại hình trong các doanh nghiệp quan trọng ở Lào, đó là công ty trách nhiệm hữu hạn Tác giả công trình đã chỉ ra rằng, cùng với nền lập pháp non trẻ, các quy định của Lào về công ty TNHH vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định Từ đó, tác giả đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của công ty TNHH ở Lào hướng tới việc hòa nhập và tương thích với pháp luật của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

+ Xaykham Vannaxay (2007), Những vấn dé pháp lý cơ bản về cổ phan hóa DNNN ở nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ Luật học, Truong Dai học Luật Hà Nội Tác giả luận văn đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, việc cô phần hóa DNNN là một phần rất quan trọng của chương trình sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN với mục tiêu là thay đôi cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế thị trường ở nước CHDCND Lào Từ đó, tác giả luận văn đã dé xuất kiến nghị mở rộng đối tượng cô phan hóa Nội dung nghiên cứu của Luận văn đã cung cấp tài liệu về thực trạng và xu hướng phát triển của các doanh nghiệp của CHDCND Lào hiện nay.

+ Thoong-sa-lit Mang-no-mệc (1994), “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước ở CHDCND Lào”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (4), tr.12-16 Day là một trong những bai viết đầu tiên về van đề doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng ở nước CHDCND Lào Trên cơ sở khảo sát về DNNN tại thời điểm năm 1994, tác giả đã dé xuất một số giải pháp về đổi mới cơ chế quan lý và sắp xếp lại DNNN xuất phát từ góc độ người quản lý nói chung, chưa đi sâu vào vấn đề pháp luật về doanh nghiệp Tuy nhiên, tác giả luận án vẫn có thê tham khảo những nội dung liên quan tới quá trình vận động, phát triển của các doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp của nước CHDCND Lào trong bài viết.

+ Phô Thi Lat Phôm phô Thi (2003), “Cổ phần hóa DNNN”, Alunmay (Tạp chí lý luận và thực tiễn của Đảng NDCM Lào), (5), tr 32-39 Bài viết đã trình bày những cơ sở lý luận, thực trạng của van đề quản lý DNNN ở nước CHDCND Lào dé từ đó

Trang 24

nêu lên những biện pháp về đổi mới tổ chức, quản lý DNNN một cách triệt dé, nhất quán và đồng bộ.

* Nhóm công trình nghiên cứu việc hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp dưới góc độ so sánh, có thé kế đến một số công trình sau:

+ Beelee Yearseng (2011), Luật doanh nghiệp năm 2005 của Lào và Việt Namđưới góc độ so sánh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội Tác giả

đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, LDN (2005) của CHDCND Lào từ khi ra đời đã góp phan thay đổi diện mạo nền kinh tế đất nước, thúc day sự ra đời của các doanh nghiệp và tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong thời gian dài Tuy nhiên, trước nhu cau thực tế của tình hình kinh tế - xã hội Lào trong xu thé hội nhập kinh tế quốc tế thì việc sửa đối, hoàn thiện LDN của Lao trở nên cấp thiết Trên cơ sở phân tích, so sánh giữa LDN (2005) của Lào và LDN (2005) của Việt Nam, luận văn đã chỉ ra những điểm hạn chế trong các quy định của LDN (2005) của Lào, đó là các vấn đề thành lập doanh nghiệp, vốn, t6 chức quản lý công ty Từ đó, tác giả đã mạnh dan đưa ra các kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các quy định của LDN (2005) của Lào cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn Cùng với đó, dé tổ chức đưa pháp luật đi vào cuộc sống đúng như tinh thần xây dựng luật, cần phải nâng cao cơ sở vật chất, bồi dưỡng dao tạo con người Nhu vậy, mặc dù nội dung của luận văn này chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát, nhưng những kết luận của luận văn cũng là những tài liệu tham khảo quan trọng của tác giả luận án.

+ Anousone Vongphachanh (2016), Pháp luật về quyền thành lập doanh nghiệp của Việt Nam và Lào dưới góc độ so sánh, Luan văn thạc sĩ Luật học, Truong Dai họcLuật Hà Nội Tác giả luận văn đã nghiên cứu và chỉ ra những nội dung cơ bản của pháp luật về quyền thành lập doanh nghiệp là: chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp, quyền lựa chọn loại hình, mô hình doanh nghiệp, quyền lựa chọn ngành, nghề kinh doanh, quyền lựa chọn địa điểm đặt trụ sở, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, lựa chọn tên của doanh nghiệp, quyền trong việc thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp Những nội dung so sánh quy định pháp luật Việt Nam và Lào về quyền thành lập doanh nghiệp và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật Lào về quyền thành lập doanh nghiệp từ kinh nghiệm của Việt Nam mà tác giả luận văn đưa ra là nguồn tài liệu quan trọng cho tác giả luận án khi đánh giá về những nội dung liên quan.

+ Monesay Phinpachan (2017), Chuyển đổi doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Truong Đại học Luật Hà Nội Chuyên đổi loại hình doanh nghiệp là một nội dung tái cấu trúc pháp lý doanh nghiệp Tác giả luận văn, trên cơ sở nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, bản chất của chuyển đổi doanh nghiệp, đã so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định về chuyên đổi doanh nghiệp giữa pháp luật Lào và pháp luật Việt Nam về đối tượng chuyên đôi, điều kiện chuyên đôi, thủ tục chuyên đôi; vẫn đề bảo vệ người thứ ba từ sự tác động của chuyển đổi doanh nghiệp Trên cơ sở lý giải

Trang 25

nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt, tác giả đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc so sánh quy định pháp luật về chuyên đổi doanh nghiệp Lào và Việt Nam Từ đó đưa ra một số kiến nghị trong việc hoàn thiện quy định chung về doanh nghiệp, về chuyển đôi doanh nghiệp Những kiến nghị này mang tính mới và có giá trị tham khảo cao đối với những nghiên cứu của nội dung luận án.

+ Các công trình nghiên cứu pháp luật về các loại hình doanh nghiệp của Lào dưới góc độ so sánh như: Beang Saiyachit (2016), Dia vị pháp ly của công ty tráchnhiệm hữu hạn dưới góc độ so sảnh pháp luật cua Lào và Việt Nam, Luận văn thạc sĩLuật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Sengdeuane Vansilalom (2016), Địa vị pháply cua doanh nghiệp nhà nước dưới góc độ so sánh giữa pháp luật Lào và Việt Nam,Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phoutsavanh Chanthasith(2017), Dia vị pháp lý của công ty hop danh theo pháp luật Lào và Việt Nam dưới gócđộ so sánh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Nội dung các công trình này có giá trị tham khảo rất lớn trong quá trình nghiên cứu và đánh giá thực trạng quy định pháp luật về các loại hình doanh nghiệp trong Chương 2 luận án.

Ngoài ra còn một số bài viết mà Luận án có thể tham khảo như: Rezamin và Leila Webster (1998), “Một số bài học từ công tác cô phần hóa hiện nay ở Việt Nam”, Hội thảo quốc tế về cổ phan hóa do Bộ Tài chính và Ngân hàng Thể giới tổ chức từ 19-20/2; Soog D.H (1999), “Cải cách DNNN, tư nhân hóa và kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á”, Hội thảo do SIDA/CIEM tổ chức tại Hà Nội, từ 27-28/5

2 ĐÁNH GIA VE NHUNG VAN DE ĐÃ NGHIÊN CUU LIEN QUAN DEN DE TAI LUAN AN

Trên cơ sở tóm tat những van dé có liên quan đến dé tai luận án trong các công trình khoa học đã nêu, tác giả luận án nhận thấy: ở các mức độ khác nhau, các công trình khoa học trên đều chứa đựng những kết quả nghiên cứu liên quan đến nội dung của dé tài luận án Cụ thé như sau:

2.1 Về những vấn đề lý luận

2.1.1 Vẫn đề khái niệm của doanh nghiệp

Với tính chất là một thực thê kinh tế - xã hội, doanh nghiệp là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học pháp lý, từ trước tới nay những vẫn đề lý luận về doanh nghiệp ít được đề cấp dưới giác độ của khoa học pháp lý Xung quanh khái niệm doanh nghiệp cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt đề cả trên phương diện lý luận cũng như luật thực định Việc làm rõ những van dé lý luận cơ bản về doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh nói chung và pháp luật về doanh nghiệp nói riêng.

Thuật ngữ được các nhà nghiên cứu áp dụng để định danh những người hành nghề kinh doanh là rất phong phú và đa dạng Thực tiễn phát triển của khoa học pháp lý và pháp luật thực định trên thế giới cho thấy nhiều khái niệm để chỉ những người hành nghề kinh doanh như chủ thê kinh doanh, nhà kinh doanh, thương nhân, doanh

Trang 26

nghiệp mà không phải lúc nào nội hàm của các khái niệm này cũng được xác định rõ ràng và thống nhất Trong đó, có quan điểm cho rằng doanh nghiệp cần được hiểu theo hai nghĩa rộng, hẹp khác nhau Theo nghĩa rộng, doanh nghiệp là tất cả các “co sở sản xuất, kinh doanh” Theo nghĩa hẹp, doanh nghiệp chỉ bao gồm các cơ sở kinh có đăng ký tư cách theo quy định của pháp luật.

Pháp luật hiện hành ở nước CHDCND Lào đã đưa ra định nghĩa pháp lý về doanh nghiệp, theo đó, doanh nghiệp là tô chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch 6n định, được ĐKKD theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Trong khi đó, các nhà nghiên cứu khoa học, dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, lại đưa ra các quan điểm về khái niệm doanh nghiệp khác nhau Như vậy, có thé thay quan niệm về doanh nghiệp ở Lào hiện nay chưa có sự thông nhất Day là van dé còn bỏ ngỏ dé tác giả luận án tiễn hành nghiên cứu giải quyết.

2.1.2 Vấn đề các loại hình doanh nghiệp

Việc xác định các loại hình doanh nghiệp nhằm các mục đích khác nhau và được dựa trên các tiêu chí khác nhau Từ góc độ nghiên cứu và lập pháp, việc phân loại doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng cho việc lựa chọn cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp đối với doanh nghiệp, cả về quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp Phương pháp phân loại doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp Các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thé giới đã đưa ra các cách phân loại doanh nghiệp phổ biến Tuy nhiên, ở nước CHDCND Lào, các nhà nghiên cứu lại chưa thực sự quan tâm và đi sâu vào vấn đề phân loại doanh nghiệp, do đó, chưa có những luận giải hợp lý để phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật hiện hành về doanh nghiệp.

2.1.3 Vấn đề pháp luật về doanh nghiệp

- Quan niệm đối với vẫn đề pháp luật về doanh nghiệp: Sự ton tại và phát triển của doanh nghiệp với tính chat là các thực thé kinh tế - xã hội là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp Pháp luật về doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống pháp luật kinh doanh Trên bình diện nghiên cứu, pháp luật về doanh nghiệp là một nội dung rất cơ bản trong trường trình nghiên cứu và giảng dạy pháp luật, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về bộ phận pháp luật này Đây là một trong những nội dung mà luận án cần phải làm rõ.

- Vấn đề hệ thống pháp luật về doanh nghiệp là khái niệm chỉ toàn bộ các bộ phan cấu thành có môi quan hệ với nhau theo những nguyên tắc pháp lý nhất định, tạo nên chỉnh thé pháp luật về doanh nghiệp Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp cần được tiếp cận từ hai phương diện: hệ thống văn bản pháp luật về doanh nghiệp và hệ thống cấu trúc bên trong.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp cần được xem xét theo hai góc độ: theo chiều ngang và theo chiều dọc Vé mặt lý luận chung, xé/ theo chiêu

Trang 27

ngang, hệ thông văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với hệ thống cấu trúc của pháp luật Xét theo chiếu dọc, hệ thông văn bản quy phạm pháp luật mang tính thứ bậc, có thê xác định được pháp luật về doanh nghiệp là hệ thống các văn bản pháp luật thuộc nhiều cấp độ hiệu lực khác nhau, chứa đựng các quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, hệ thống các văn bản pháp luật về tổ chức doanh nghiệp theo pháp luật các nước được thiết kế rất phong phú và da dang cả về tên gọi và đối tượng, phạm vi điều chỉnh.

Theo hệ thống cấu trúc bên trong, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp được cau thành bởi các quy phạm, các chế định pháp luật liên quan đến vấn đề tổ chức doanh nghiệp (gia nhập thị trường, quản lý doanh nghiệp và rút khỏi thị trường) Về lý luận, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp được xác lập phù hợp với chức năng của nó.

Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này đều chưa được các nhà nghiên cứu về pháp luật kinh tế của Lào đề cập đến Đối với các công trình nước ngoài (đặc biệt là Việt Nam) nếu áp dụng vào Lào thì phải cân nhắc, điều chỉnh như thé nào dé phù hợp Đây là những vấn đề lý luận quan trọng chưa được giải quyết tốt nên cơ sở lý luận của các công trình nghiên cứu về pháp luật doanh nghiệp ở CHDCND Lào chưa thực sự thuyết phục.

2.2 Về thực trạng pháp luật về doanh nghiệp của Lào

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về doanh nghiệp ở Lào

Ngay từ thời phong kiến, tại Lào đã hình thành những quy định điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động doanh nghiệp Trải qua những biến động của lịch sử, pháp luật về doanh nghiệp ở Lào đã có những thay đổi nhất định Hiện nay, trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyên, cải cách hành chính và cải cách tư pháp thì việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp luôn được quan tâm Quá trình hình thành và phát triển pháp luật doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đối với nội dung pháp luật về doanh nghiệp ở từng thời kỳ, nên hầu hết các luận án, luận văn và các công trình nghiên cứu về doanh nghiệp ở Lào đều có sự phân tích và tông hợp về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp Đây là cơ sở để rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp của Lào trong thời gian tới.

2.2.2 Đánh gia thực trạng pháp luật doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp (2013) của Lào mới có hiệu lực chưa lâu nên số lượng các công trình nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp luật về doanh nghiệp sau khi đạo luật này ra đời còn hạn chế Chưa có luận án, công trình nghiên cứu chuyên sâu đánh giá nội dung trên Có một số công trình đề cập đến vấn đề này, nhưng nhìn chung chỉ là ở mức sơ khảo và chủ yếu đánh giá các điểm mới của LDN (2013) so với LDN (2005) của Lào.

Như vậy, các nội dung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng LDN (2013) trong giai đoạn hiện nay, những thành tựu đã đạt được, những hạn chế bất cập còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, bat cập này là van đề còn bỏ ngỏ mà nghiên cứu sinh cần giải quyết Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật về doanh

Trang 28

nghiệp của một số nước dé rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào là van dé quan trọng mà luận án này cần nghiên cứu.

2.3 Về phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp

của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp đã và đang được Việt Nam và các nước quan tâm nghiên cứu Tại Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra nhiều giải pháp mang tính khả thi để hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Tựu chung lại, các công trình này đã đưa ra những giải pháp trên cơ sở thé chế hóa được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Cụ thể là:

(i) Việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phải tiếp tục thé chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

(ii) Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế.

(iii) Trong việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phải huy động được tiềm năng, tri thức của các nhà khoa học, nguyện vọng của các nhà đầu tư, kinh nghiệm thực tiễn của người lao động trong các doanh nghiệp.

(iv) Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp theo hướng nhất thê hóa các đạo luật về doanh nghiệp.

(v) Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp theo hướng bảo đảm và phát huy quyền tự do kinh doanh, quyền bình đăng của các doanh nghiệp.

(vi) Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp theo hướng đảm bảo và phát huy quyền tự chu, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp.

(vii) Trong việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phải tham khảo các quy định pháp luật về doanh nghiệp của các nước khác và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp vào hoàn cảnh của Lào.

Trong khi đó, tại nước CHDCND Lào hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp Chính vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học của Việt Nam tác giả luận án sẽ đúc rútra những bài học kinh nghiệm cho Lào vận dụng.

3 NHỮNG NOI DUNG CƠ BAN CAN GIẢI QUYẾT TRONG LUẬN AN 3.1 Về vấn đề lý luận

Nhiệm vụ của luận án là kế thừa, chọn lọc và phát triển những vấn đề lý luận, tiếp thu các ý kiến tranh luận của các nhà nghiên cứu, những quy định bất cập trong pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay với điểm mau chốt lý luận: pháp luật về doanh nghiệp là một bộ phận của pháp luật kinh doanh,

Trang 29

quy định các vấn đề về tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp Sự hình thành và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp chịu sự chi phối sâu sắc bởi cơ sở kinh tế, trình độ phát triển của thị trường và các yếu tố khác của kiến trúc thượng tang: chế độ chính trị, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán kinh doanh Những nghiên cứu về lý luận pháp luật doanh nghiệp, cũng như quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp tại Lào qua các thời kỳ lịch sử là cơ sở dé đánh giá thực trạng của pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào, từ đó nghiên cứu, xây dựng nên những nguyên tac, giải pháp hoàn thiện hợp lý.

3.1.1 Các vấn đề lý luận về doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều hình thức pháp lý khác nhau Theo pháp luật hiện hành ở Lào, khái niệm doanh nghiệp không đồng nghĩa với khái niệm chủ thé kinh doanh Sự hình thành các doanh nghiệp bắt nguồn từ việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của các nhà đầu tư Xét cho cùng, pháp luật không tạo ra các hình thức doanh nghiệp; vai trò cơ bản của pháp luật là ghi nhận va đảm bảo các điều kiện pháp lý cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển Trên cơ sở kế thừa các công trình đi trước, tác giả luận án sẽ tập trung làm rõ các vẫn dé sau:

- Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp - Các loại hình doanh nghiệp:

+ Căn cứ phân loại doanh nghiệp

+ Các loại hình doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và ở Lào - Vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2 Những van dé lý luận của pháp luật về doanh nghiệp

Pháp luật về doanh nghiệp là một bộ phận của pháp luật kinh doanh, quy định các việc tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp Pháp luật về doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận khác của hệ thống pháp luật kinh doanh Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về doanh nghiệp là phương pháp của luật tư (tự

do, bình đăng, thỏa thuận); những chế định cơ bản của dân luật (về chủ thể pháp luật,

quyền sở hữu và dịch chuyển quyền sở hữu tài sản, về hợp đồng, về đại diện ) là nền tảng pháp ly co bản của các quy định về tổ chức doanh nghiệp Dé làm rõ các van dé lý luận về pháp luật doanh nghiệp, tác giả luận án sẽ giải quyết các vấn đề sau:

- Khái niệm và đặc trưng của pháp luật về doanh nghiệp.

- Khái quát cấu trúc hệ thống pháp luật về doanh nghiệp Trong đó, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp cần được tiếp cận từ hai phương diện: Hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống văn bản pháp luật về doanh nghiệp.

- Vai trò của pháp luật về doanh nghiệp.

- Các yếu tô tác động đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm:

+ Tính chất của nền kinh tế của Lào.

Trang 30

+ Tính chất chuyên đối của cơ chế kinh tế (từ kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, từ đóng cửa sang mở cửa, từ một thành phân sang nhiều thành phan.

+ Nền kinh tế nước CHDCND Lào trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay + Điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của Lào.

- Pháp luật về doanh nghiệp của một số nước và bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào Trong đó, tác giả luận án sẽ nghiên cứu về pháp luật doanh nghiệp của

các nước Singapore, Thái Lan, Việt Nam và đưa ra các bài học kinh nghiệm cho việchoàn thiện pháp luật doanh nghiệp của Lào.

3.2 Về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về doanh nghiệp của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Cho đến nay ở Lào có rất ít công trình nghiên cứu pháp luật về doanh nghiệp sau khi LDN (2013) được ban hành Tác giả luận án khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lao trong giai đoạn hiện nay, có sự so sánh với pháp luật thời kỳ trước Theo đó:

- Quá trình hình thành và phát triển của hệ thông pháp luật về doanh nghiệp của CHDCND Lào Trong đó, tác giả chia quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp ở CHDCND Lào thành các giai đoạn, tương ứng với từng thời kỳ phát triển của kinh tế - xã hội Lào Quá trình này bao gồm 4 giai đoạn sau:

+ Pháp luật về doanh nghiệp của CHDCND Lào trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1994 khi Luật Kinh doanh (1994) của Lào được ban hành.

+ Pháp luật về doanh nghiệp của CHDCND Lào trong giai đoạn từ khi có Luật kinh doanh (1994) của Lào đến trước khi có LDN (2005) được ban hành.

+ Pháp luật về doanh nghiệp của CHDCND Lào trong giai đoạn từ khi có LDN (2005) đến trước khi có LDN (2013) được ban hành.

+ Pháp luật về doanh nghiệp của CHDCND Lào trong giai đoạn từ khi có LDN (2013) đến nay.

- Thực trạng các quy định pháp luật về doanh nghiệp của CHDCND Lào

Khi nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật về doanh nghiệp ở Lào, tác giả luận án có những nhận định, đánh giá như sau:

+ Đánh giá các quy định về các loại hình doanh nghiệp.

+ Đánh giá các quy định về quyền thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp + Đánh giá quy định về hé sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp.

+ Đánh giá các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp + Đánh giá quy định về tô chức, quản lý nội bộ các doanh nghiệp + Đánh giá quy định về tổ chức lại, giải thê doanh nghiệp.

- Thực tiên thi hành pháp luật về doanh nghiệp của nước CHDCND Lào

Trang 31

3.3 Về vấn đề hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trên cơ sở nghiên cứu các vẫn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp có thể thấy pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải được hoàn thiện, nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn tổ chức hoạt động kinh doanh, thúc đây sự phát triển của nền kinh tế Để thực hiện được việc này cần tham khảo những nội dung kiến nghị trong các công trình nghiên cứu của Việt Nam và các nước có thé vận dụng cho Lào, cũng như các giải pháp trong các công trình khoa học của Lào vẫn còn phù hợp với tình hình hiện nay.

- Luận án xây dựng phương hướng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp bao gom các van dé như: Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; phải phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của CHDCND Lào; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, dé tiếp cận và chi phí tuân thủ thấp; tham khảo các quy định pháp luật về doanh nghiệp của các nước khác và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp vào hoàn cảnh của Lào.

- Trên cơ sở phương hướng hoàn thiện pháp luật đã được nêu, tác giả luận án trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào, thí dụ như: về cau trúc hệ thống pháp luật doanh nghiệp; sửa đôi, bố sung các quy định về quyên thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung các quy định về hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp; sửa đôi, b6 sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; sửa đồi, b6 sung các quy định về tổ chức quản lý nội bộ các loại hình doanh nghiệp; sửa đổi, bố sung các quy định về tô chức lại, giải thể doanh nghiệp.

- Cùng với đó, tác giả luận án cũng xây dựng và dé xuất các giải pháp cu thé nhằm thực thi có hiệu quả LDN (2013) trong thực điên Theo tác giả luận án, cần thực hiện một số giải pháp cụ thé dé thực thi có hiệu quả LDN (2013) trong thực tiễn như: Chính phủ Lào cần ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành LDN (2013); các cơ quan có thâm quyền của Lao cần tô chức việc nghiên cứu sâu rộng, quán triệt đầy đủ và áp dụng kịp thời các quy định của LDN (2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành trong các cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp và đối với các nhà đầu tư; cần cơ cấu lại (sắp xếp lai) các doanh nghiệp, chuyên đôi các doanh nghiệp theo các quy định của LDN (2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được các yêu cầu mới; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; Tiếp tục đây mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Trang 32

3.4 Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu 3.4.1 Một số lý thuyết nghiên cứu

Luận án sử dụng học thuyết Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và tư tưởng Chủ tịch Kay Son Phôm Vi Han về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là hệ thong cac tri thức lý luận về thực hiện pháp luật.

Luận án sử dụng các quan điểm của Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào được nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 -2020 của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2015), Ké hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2015-2020) lan thứ VII của Chính phủ nước CHDCND Lào và các Nghị quyết của Dang NDCM Lào về: cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (mà mới nhất là Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2016).

Các lý thuyết mà Luận án tiếp cận nghiên cứu cụ thể là:

- Lý thuyết liên quan đến xây dựng và phát triển kinh tế thị trường: - Lý thuyết về các loại hình doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp;

- Lý thuyết về quyền tự do kinh doanh với tính cách là một quyền cơ bản của công dân;

- Lý thuyết về dân chủ và trách nhiệm trong kinh tế thị trường mà ở đó, quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi tinh thần nhà nước pháp quyền và khi đó, Nhà nước xuất hiện trong kinh tế thị trường như một tác nhân kiến tạo phát triển, không cai trị thị trường và doanh nghiệp mà tạo cơ hội và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường, bảo hộ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc minh bạch và ngăn ngừa rủi ro pháp lý Các doanh nghiệp có ý thức nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của mình đối với cộng đồng, môi trường.

3.4.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu

Dé giải quyết các van đề thuộc nội dung của dé tài nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu được xây dựng và đặt ra như sau:

Câu hồi 1: Doanh nghiệp là gì? Hệ thống các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật nước CHDCND Lào?

Giả thiết nghiên cứu: Trước năm 1986, cùng với cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, ở Lào chỉ tồn tại loại hình các công ty nhà nước Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp đã được đa dạng hóa, thu hút các loại hình đầu tư khác nhau.

Câu hỏi 2: Hệ thống pháp luật nước CHDCND Lào đã trải qua mấy giai đoạn? Đặc điểm của mỗi giai đoạn?

Giả thiết nghiên cứu: Sự phát triển của pháp luật tương ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào Từ năm 1986 đến nay, Lào đã trải qua nhiều bước ngoặt lớn trong chặng đường phát triển của mình Cùng với đó, hệ thống pháp luật cũng có sự thay đổi căn bản tương ứng.

Trang 33

Câu hỏi 3: Cấu trúc hình thức và nội dung pháp luật doanh nghiệp nước CHDCND Lào hiện nay?

Giả thiết nghiên cứu: Nhằm tạo ra một cơ chế hoàn thiện cho việc phát triển của các loại hình doanh nghiệp, Lào đã ban hành những văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh lĩnh vực này, tập trung chủ yếu tại LDN (2013) Cùng với đó, sự điều chỉnh việc tổ chức, hoạt động của hệ thống doanh nghiệp cũng được chia thành các chế định riêng: Thủ tục thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp; các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; các quy định về tô chức, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp; thủ tục tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp.

Cau hỏi 4: Tình hình thực thi LDN (2013) của Lào?

Giả thiết nghiên cứu: Trong việc tô chức thi hành LDN (2013), tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của nước CHDCND Lào đều đã khẩn trương và tích cực triển khai việc thi hành LDN (2013) Nhờ đó, các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất, kinh doanh càng ngày càng nhiều, số doanh nghiệp đã tăng lên nhanh, nhất là thành phần kinh tế của tư nhân trong nước và nước ngoài Bên cạnh đó, việc thi hành LDN (2013) cũng cho thấy các bất cập, khó khăn trong tô chức thi hành và nội dung của LDN (2013) cân phải được nhanh chóng giải quyết và hoàn thiện, đặc biệt trong bối cảnh Lào đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế.

Câu hỏi 5: Những giải pháp cần phải thực hiện để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào?

Giả thiết nghiên cứu: Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp cho thấy pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải được hoàn thiện và đảm bảo hiệu quả thực thi, nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn tổ chức hoạt động kinh doanh, thúc day su phat triển của nền kinh tế.

Trang 34

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE DOANH NGHIỆP VÀ PHAP LUAT VE DOANH NGHIỆP

1.1.NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp 11.1.1 Khai niệm doanh nghiệp

Trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào, doanh nghiệp cũng là đơn vi cơ sở, một tế bào của nền kinh tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội, trực tiếp phối hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý nhăm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ một cách có hiệu quả nhất Với vai trò vô cùng quan trong đó, doanh nghiệp trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học pháp lý Mỗi ngành khoa học lại có những quan điểm khác nhau về “đoan” nghiệp ” Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp còn bị tác động bởi yếu tố chủ quan, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau trong từng thời kỳ lịch sử Theo đó, khái niệm doanh nghiệp, tương ứng với mỗi giai đoạn, mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có những cách hiểu không đồng nhất.

Hiện nay, trong điều kiện nước CHDCND Lào đang tiến vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, với ý nghĩa tạo tiền dé lý luận cho việc xây dựng và hoan thiện pháp luật về doanh nghiệp, quan điểm về doanh nghiệp cần được tiếp cận phù hợp với xu hướng phổ biến, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để thống nhất cách hiểu về doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét khái niệm doanh nghiệp từ hai góc độ: kinh tế - xã hội và pháp ly, gan với những yếu tố của nền kinh tế thị trường.

Dưới góc độ kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp được coi là thành tố cơ bản của hệ thống kinh tế - xã hội, tuy nhiên dưới góc độ này, khái niệm doanh nghiệp cũng được hiéu theo nhiều cách khác nhau.

Trong tiếng Anh, Từ điển Black’law dictionary định nghĩa “doanh nghiệp” (Enterprise) có nghĩa là “hoạ động kinh doanh” [22, tr.4] Như vậy, cách hiểu này mới chỉ đề cập đến khía cạnh thương mại của doanh nghiệp chứ chưa thực sự nhìn nhận bản chat của doanh nghiệp dưới góc độ là những thực thé kinh tế - xã hội độc lập mà ở đó hoạt động kinh doanh chỉ là chức năng đầu tiên và chủ yếu.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “doanh nghiệp là một hình thức tổ chức kinh tế làm công việc kinh doanh” [45, tr.252] Theo đó, xét về mặt bản chất, doanh nghiệp là một loại hình tổ chức nên mang những đặc điểm chung như bao gồm nhiều thành viên, có một cấu trúc rõ ràng để các thành viên thực hiện phần việc của mình Bản chất của doanh nghiệp là những thực thể xã hội, sinh ra với chức năng chủ yếu là hoạt động

Trang 35

kinh doanh Doanh nghiệp được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Cơ sở vật chất (vốn, tài sản), bộ máy quản lý điều hành, người lao động

Sự hình thành các doanh nghiệp là hệ quả tất yếu của sự phát triển hoạt động kinh doanh Kinh doanh là tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dich vụ nhăm mục đích sinh lợi Hoạt động kinh doanh tồn tại với tinh chat nghề nghiệp là cơ sở kinh tẾ - xã hội Kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp, điều đó có nghĩa là trong xã hội có những người, nhóm người, tổ chức mà nghề nghiệp chính của họ là kinh doanh, song bằng nghề kinh doanh Thực tiễn đã chứng minh, kinh doanh với tính chat là một nghề nghiệp chỉ ra đời và phát triển khi phản công lao động trong xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định và hình thành nền sản xuất hàng hoá.

Như vậy, dưới góc độ kinh tế - xã hội, doanh nghiệp được tô chức theo một cầu trúc nhất định dé sử dụng von, bộ máy quản lý, lực lượng lao động nhằm thu lợi nhuận sau một thời gian hoạt động Với cách hiểu trên đây, khái niệm doanh nghiệp ở Lào không đồng nghĩa với khái niệm chủ thê kinh doanh theo quan niệm phô biến ở nhiều nước trên thé giới, coi doanh nghiệp là chủ thé pháp luật bao gồm cả cá nhân và tổ chức Theo đó, doanh nghiệp ở Lao chỉ là một trong rất nhiều chủ thé kinh doanh được pháp luật ghi nhận dé điều chỉnh.

Có thê khang dinh rang, với những đặc điểm nêu trên, doanh nghiệp chỉ thực sự phát huy lợi thế trong nền kinh tế thị trường Theo kinh nghiệm phát triển kinh tế của Lào trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ phía Nhà nước về nguồn vốn cũng như mục tiêu, kế hoạch sản xuất, kinh doanh Với mô hình này, Nhà nước chứ không phải là các doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm của nền kinh tế Bước sang nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp chủ yếu hoạt động theo những quy luật kinh tế cơ bản (quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung - cầu) nên tất yêu có quyền tự chủ rất cao Xuất phát từ mục tiêu xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, ở Lào hiện nay, khái niệm doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp không những bị chi phối bởi những quy luật của nên kinh tế thị trường mà còn bị chi phối bởi định hướng xây dựng XHCN.

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm doanh nghiệp được pháp luật nhìn nhận vớinhững đặc trưng riêng Theo Luật Kinh doanh năm 1994 thì doanh nghiệp được định nghĩa là “một đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh Khái niệm này có nội hàm khá rộng, theo đó, tất cả những đơn vị kinh doanh có hoạt động kinh doanh sẽ được công nhận là doanh nghiệp Tuy nhiên, khái niệm trong Luật Kinh doanh năm 1994 chưa thể hiện được những đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp Đến khi LDN (2005) và LDN (2013) được ban hành, các

Trang 36

nhà làm luật đã đưa ra khái niệm doanh nghiệp một cách cụ thể và đầy đủ hơn “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế của cá nhân hoặc pháp nhân có tên riêng, có tài sản, có trụ Sở giao dịch ổn định, được ĐKKD theo quy định của luật này nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp con được gọi là “đơn vị kinh doanh (Điều 2 LDN (2013)) Với định nghĩa này, doanh nghiệp được hiểu là một loại chủ thé pháp luật có tư cách chủ thê pháp lý độc lập và có nghề nghiệp kinh doanh Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp trở thành đối tượng trung tâm chịu sự điều chỉnh của hệ thong pháp luật kinh doanh.

Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm pháp lý cơ bản của doanh nghiệp trong các khái niệm trên, có thé thấy răng, thuật ngữ doanh nghiệp được dùng dé chỉ một chủ thé kinh doanh độc lập, được thành lập và hoạt động dưới nhiều mô hình cụ thể với những tên gọi khác nhau nhưng chủ thể này phải có đủ những đặc trưng pháp lý và thoả mãn những điều kiện do pháp luật quy định [43, tr.41].

1.1.1.2 Các đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, bản chất pháp lý của doanh nghiệp nói chung thé hiện qua các đặc trưng chủ yếu sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp là một tổ chức kinh té hay đơn vị sản xuất kinh doanh Kinh doanh “/à một phạm trù gắn với sản xuất hàng hóa, là tổng thé các hình thức, phương thức và biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế, phản ánh quan hệ giữa

người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đối, tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm mục đích thu về một giá trị lớn hon giả trị đã bỏ ra lúc ban đâu” [15] Như vậy, doanh nghiệp là một đơn vi sản xuất, kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường, thông qua đó tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của Nhà nước và quyên lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng Với quan điểm này, nên kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung không bao hàm các yếu tô cần thiết cho sự tồn tại và phát triển

của doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp là một loại chủ thể pháp luật Trong điều kiện kinh tê thi trường với việc thừa nhận về tự do kinh doanh, tất yếu có sự tham gia vào hoạt động kinh doanh (hành nghề kinh doanh) của các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu khác nhau Khái niệm doanh nghiệp trong luật pháp có ý nghĩa là danh tính pháp lý chỉ những chủ thé hành nghề kinh doanh dé phân biệt với những chủ thé không có nghề nghiệp này Với tư cách là một loại chủ thé pháp luật, doanh nghiệp có năng lực chủ thé tham gia các quan hệ pháp luật, trong đó trước hết và chủ yếu là các quan hệ kinh doanh Tư cách chủ thé pháp luật của doanh nghiệp có thé là tư cách cá nhân Trong trường hợp doanh nghiệp cá nhân, năng lực chủ thé pháp

Trang 37

luật của doanh nghiệp chính là năng lực của chủ thé pháp luật của cá nhân trong việc tham gia các quan hệ kinh doanh theo quy định của pháp luật Trong trường hợp doanh nghiệp là một tô chức, năng lực chủ thé của doanh nghiệp được phân biệt với năng lực chủ thé của những người (tổ chức hoặc cá nhân) đã tạo ra nó Ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp cá nhân, doanh nghiệp tồn tại với tư cách pháp lý (tương đối) với chủ sở hữu của nó Thực tiễn pháp luật kinh doanh trên thế giới cũng như ở nước CHDCND Lào đã ghi nhận những doanh nghiệp không phải là pháp nhân và cũng không phải làcá nhân (công ty hợp danh).

Thứ ba, doanh nghiệp được xác lập tư cách (thành lập và đăng ký kinh doanh)

theo thủ tục do pháp luật quy định Việc thành lập và đăng ký kinh doanh là cơ sở để xác định tính chất chủ thể pháp lý độc lập của doanh nghiệp, gắn với những đặc điểm của hoạt động kinh doanh Thủ tục xác lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp, phù hợp với những đặc điểm về mặt tổ chức của từng loại hình doanh nghiệp Ngoài ra, về phương diện chủ quan, thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh được quy định cho các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của các quốc gia trong việc sử dụng quyền lực nhà nước dé can thiệp vào thị trường Tuy vậy, xuất phát từ yêu cầu của tự do kinh doanh, xu hướng pho biến hiện nay trên thế giới là thủ tục xác lập tư cách pháp ly cho doanh nghiệp ngày càng được đơn giản hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà dau tư.

Thứ tư, doanh nghiệp có nghệ nghiệp kinh doanh Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện có hệ thống, một cách độc lập, trên danh nghĩa và trách nhiệm của doanh nghiệp, với mục đích sinh lợi và trong điều kiện do pháp luật quy định Tính chất có hệ thống của hoạt động kinh doanh có thể hiểu theo ý nghĩa thông thường của nó, tức là hoạt động kinh doanh có khuynh hướng lâu dài, không gián đoạn trong một thời gian nhất định và tiềm ân khả năng tái diễn thường kỳ.

Ngoài ra, bản thân nghề nghiệp kinh doanh đã quy định mục đích thu lợi nhuận

trong các hoạt động của doanh nghiệp Khi xác định mục đích lợi nhuận trong hoạt

động của doanh nghiệp, cần hiểu là, “ý định ” thu lợi của doanh nghiệp mới là tiêu chí quyết định, chứ việc đạt được lợi nhuận hay không cũng như việc sử dụng lợi nhuận đạt được cho mục đích gì không phải là dấu hiệu quyết định Hoạt động chính của tổ chức không phải là hoạt động kinh doanh, vì vậy, tô chức không thé được xem là một doanh nghiệp, cho dù doanh số mà tổ chức đó thu được có thé là rất lớn Cơ sở dé phân định mục đích lợi nhuận không phải là xem doanh nghiệp đạt được lợi nhuận hay không mà phải xem xét tính chất của hoạt động dé sinh lợi.

Tuy nhiên, trong luật thực định của Lào hiện nay, có một số tô chức kinh tế hoạt động không phải với mục tiêu chủ yêu là lợi nhuận nhưng vẫn được coi là doanh

Trang 38

nghiệp, đó là các DNNN hoạt động công ích mà bản chất cô hữu thực sự của mô hình này là mục đích hợp tác tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên chứ không phải mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận [56, tr l 1].

Thứ năm, doanh nghiệp phải là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động dưới một hình thức pháp lý nhất định do pháp luật qui định Hình thức pháp lý của doanh nghiệp được qui định cụ thé trong các luật về doanh nghiệp như: công ty TNHH, CTCP, DNTN, công ty hợp danh, v.v Các tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp tại Lào có thể lựa chọn các hình thức pháp lý được qui định bởi luật thực định.

Trên đây là một số vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp được nhìn nhận một cách tổng quát từ phương diện kinh tế - xã hội và phương diện pháp lý Có thể nói, những đặc trưng được chỉ ra ở trên sẽ là nền tảng, là cơ sở khoa học cho pháp luật về doanh nghiệp được ban hành và hoàn thiện trong điều kiện của Lào hiện nay.

1.1.2 Phân loại doanh nghiệp

Việc phân loại doanh nghiệp nhằm các mục đích khác nhau và được dựa trên các tiêu chí khác nhau Từ góc độ nghiên cứu và lập pháp, việc phân loại doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng cho việc lựa chọn cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp đối với doanh nghiệp, cả về quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp Lý luận và thực tiễn đã biết đến các cách phân loại doanh nghiệp phổ biến sau đây:

- Căn cứ theo tính chất sở hữu và mục đích hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp tư (thuộc sở hữu tư nhân) và doanh nghiệp công (thuộc sở hữu nhà nước) Doanh nghiệp tư có bản chất kinh doanh thuần túy, hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận và lay lợi nhuận là cơ sở dé tồn tại va phát triển Các doanh nghiệp tư thường được hình thành từ sở hữu tư nhân hoặc đa sở hữu. Doanh nghiệp công được thành lập với sự can thiệp và chi phối của nhà nước trong chiến lược và mục tiêu hoạt động (thông qua nắm giữ một phần hoặc toàn bộ vốn điều

lệ của doanh nghiệp).

- Căn cứ vào tư cách pháp lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thànhdoanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Pháp nhân là một khái niệm kinh điển trong khoa học pháp lý cũng như luật pháp Thực tiễn pháp lý ở Lào đã đề cập đến những doanh nghiệp không phải là cá nhân mà cũng không phải là pháp nhân (công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân).

- Căn cứ vào phạm vi trách nhiệm tài sản (mức độ chịu trách nhiệm tai sản tronghoạt động kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp), doanh nghiệp được chia thành:doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô han

Trang 39

trong kinh doanh Tuy nhiên, mức độ, phạm vi, trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa và được áp dụng khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản [54].

- Căn cứ vào cơ cấu chủ sở hữu và phương thức góp vốn vào doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp một chủ sở hữu (DNTN, công ty TNHH một thành viên) và doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu (CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh) Chủ sở hữu của doanh nghiệp một chủ có thể là cá nhân hoặc tổ chức Trong khi đó, doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở sự liên kết của các nhà đầu tư (do nhiều nhà dau tư góp von thành lập).

- Căn cứ vào loại hình tổ chức và hoạt động, doanh nghiệp được chia thành: CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh, DNTN.

Ở hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau thì có sự phân chia các loại hình doanh nghiệp khác nhau, mà về lý luận khó có thé tổng kết thành quan điểm phổ quát Điều này xuất phát từ thực tế là các nhà kinh doanh đã tạo ra muôn vàn hình thức tổ chức doanh nghiệp đề thích ứng với hoạt động kinh doanh của họ.

Tại các nước theo hệ thống thống luật lệ (Thông pháp), các loại hình doanh nghiệp được quy định rất phong phú, đa dạng và có những điểm khác nhau nhất định ở từng nước Tuy nhiên, ở mức độ tổng quát, có thé nhận thấy các nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ phân chia doanh nghiệp thành 2 nhóm chủ yếu là: hãng kinh doanh, và công ty Trong khi đó, ở các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa thì doanh nghiệp được chia thành hai nhóm là doanh nghiệp cá nhân và công ty Tại Trung Quốc, doanh nghiệp bao gồm hộ cá thể, doanh nghiệp cá thê (doanh nghiệp tư nhân), hợp danh, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty Ở Việt Nam, theo LDN (2014), thì các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm: Công ty TNHH; CTCP; DNTN; công ty hợp danh.

Tại nước CHDCND Lào, doanh nghiệp cũng được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau Tuy nhiên, do những điều kiện lịch sử, xã hội đặc thù, doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều điểm khác biệt lớn so với xu hướng phô biến trên thế giới Một trong những khác biệt đó là van đề loại hình doanh nghiệp Theo quy định của LDN (2013), các loại hình doanh nghiệp tại Lào bao gồm:

- Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp được thành lập bởi Nhà nước với phần vốn góp từ 50% tổng số vốn trở lên hoặc bằng cách chuyên loại hình doanh nghiệp khác sang DNNN theo thỏa thuận với các nhà đầu tư liên quan.

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm băng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Mỗi cá nhân chỉ được quyên thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Trang 40

- Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Công ty cổ phan là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phan bằng nhau gọi là cô phan Cá nhân hay t6 chức sở hữu cô phan của doanh nghiệp được gọi là cô đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm băng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.

Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra loại hình doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp, thói quen tiêu dùng, khả năng huy động vốn; rủi ro đầu tư; tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; tổ chức quán lý doanh nghiệp Do đó, khi cá nhân, tô chức muốn thành lập doanh nghiệp thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, doanh nghiệp trên toàn thé giới nói chung, trên lãnh thé nước CHDCND Lào nói riêng, đã có sự phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng, gop phan giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quyết định vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các van đề xã hội Có thé nói, vai trò của doanh nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ồn định và lành mạnh hoá các van đề xã hội Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây đã đưa lại những kết

quả quan trọng sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra giá trị gia tăng, thu nhập cho nên kinh tế, qua đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công (y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, ).

Ở Lào, năm 2015 mức nộp ngân sách của khu vực doanh nghiệp bằng 4,3 lần năm 2010 Trong đó khu vực DNNN chiếm 52,6%, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc

Ngày đăng: 13/04/2024, 23:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w