1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)

85 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DƯƠNG CÔNG BÌNH

CAC TINH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THUỘC VE

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

NĂM 2015 (TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XU TẠI TINH DAK LAK

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DƯƠNG CÔNG BÌNH

CÁC TINH TIẾT GIÁM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THUỘC VENHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

NĂM 2015 (TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XU TAI TINH DAK LAK

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tung Hình sự Mã số: 8380101.03

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ ĐĂNG DOANH

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy, trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tắt

cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Trường Đại Học Luật - Đại học

Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cam on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Dương Công Bình

Trang 4

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CAC TINH TIẾT GIAM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THUỘC NHÂN THAN

NGƯỜI PHAM TỘỘI 2- 2 2+2E+EE£EE£EESEEEEEEEE2EE2E1EEEErErree 7 1.1 Cơ sở lý luận về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

thuộc nhân than người phạm tội -. - 55555 <++ss+sss+sss2 7

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa về nhân thân người phạm tội 7 1.1.2 Khái niệm về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân

thân người phạm tO - - << 6+ E + E++EE+eEEeekrseerseeereerre 12

1.1.3 Các đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

thuộc nhân thân người phạm tỘI - - + 55+ ‡+++£++e++eexse+ 14

1.2 Ý nghĩa, vai trò của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự thuộc nhân thân người phạm tội - 5-55 ++-<<++<+ 15

1.3 Lịch sử lập pháp về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

thuộc nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam 16

1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay 16 1.3.2 Quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc

nhân thân người phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam từ

năm 1985 đến trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật 17 Kết luận chương 1 ¿25s SE+SE+E+E£EEEEEEEE2E2171111121121e 111 xe, 21

CHƯƠNG 2: TINH TIẾT GIAM NHE TRÁCH NHIEM HÌNH SỰ

THUỘC NHÂN THAN NGƯỜI PHAM TOI THEO QUY

ĐỊNH CUA BO LUAT HINH SU NAM 2015 - 22

Trang 5

2.1 Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đỗi bỗ sung năm 2017) về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

thuộc nhân than người phạm tội 5 5555 + *+<*++ee>s+ 22

2.1.1 Khái quát các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân

thân người phạm tl - - - 5+ +2 * + E+*EE+veEEeereeerereerreerre 22

2.1.2 Nội dung các tinh tiết giảm nhẹ thuộc nhân thân người phạm tội 23 2.2 Nguyên tắc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự thuộc nhân thân người phạm tội -. - 5-55 +-<<+<<+ 39

Kết luận chương 2 2:-552+2Exvt 222 22 tt 42

CHƯƠNG 3: THỰC TIEN ÁP DUNG CÁC TINH TIẾT GIAM NHẸ

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THUỘC NHÂN THÂN NGƯỜI

PHAM TOI VÀ MOT SO GIẢI PHÁP KIEN NGHỊ 43

3.1 _ Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Dak Lak eee: 43 3.1.1 Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Dak Lak 2-2 2 sscxsrxceee 43 3.1.2 Thực tiễn áp dụng khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 tại

tinh P08 it 49 3.2 Một số vướng mắc, bat cập khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ

và nguyên nhân (tại các Tòa án thuộc tỉnh Dak Lak) 53 3.2.1 Một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ (tại

các tòa án thuộc tỉnh Đắk Lak) - - c s+x+E++E+E+EeEzEerezrerxee 53 3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến vướng mắc, bat cập khi áp dung các tình

tiết giảm nhẹ (tại các tòa án thuộc tỉnh Dak Lak) - 57 3.3 Mot số đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng

các tình tiết giảm nhẹ khi xét xử - 2-52 2+2 58 Kết luận chương 3 oo ccc ecccesecssessessesseesecsscsscsuessessessessecsecsscssessessesseeseeses 64 KET LUẬN 0oooccccccccccsscssssssessessessessesssssssssessscsecssssussussussusssessessessessessuesseeseeseeses 65

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO 00 cccccccccsscesscesssesssessseesseesseesseess 67 PHU LUC 22 71

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BANG

Số hiệu Tên bảng Trang Bang 3.1 | Tình hình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS dựa trên

cơ sở nghiên cứu 100 bản án 44

Bảng 3.2 | Tình hình áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS tại Khoản 2

Điều 51 BLHS năm 2015 49 Bảng 3.3 | Thống kê việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS

thuộc nhân thân người phạm tội do Tòa án tự ghi nhận

dựa theo quy định tại Khoản 2 Điều 5I BLHS dựa trên

cơ sở nghiên cứu 100 bản án 50

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Để áp dụng pháp luật một cách hiệu quả, thống nhất nhăm đảm bảo tính

khách quan, toàn diện, nâng cao hiệu quả trong hoạt động xét xử vụ án hình

sự, cần xác định được tầm quan trọng chính sách khoan hồng của Nhà nước và xác định đúng tính chất, mức độ hành vi của người phạm tội trong việc thực hiện tội phạm Việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự thuộc nhân thân người phạm tội là một trong các căn cứ quan trọng

để Tòa án các cấp quyết định mức hình phạt tương xứng đối với người

phạm tội.

Thực tiễn hiện nay, trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong nhiều vụ án còn nhiều ton tại, hạn chế như áp dụng pháp luật thiếu, không đúng với tinh thần của điều luật, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động của Tòa án Bên cạnh đó, xã hội càng phát triển càng phát sinh nhiều quan hệ, xung đột phức tạp, pháp luật theo đó cũng thay đổi phù hợp với từng giai đoạn Tuy nhiên, Bộ luật hình sự sửa đối, bổ sung tại thời điểm áp dụng pháp luật nói riêng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp hoặc hết hiệu lực thi hành nên xảy ra áp

dụng pháp luật còn ton tại nhiều hạn chế, có nhiều quan điểm trái chiều.

Quá trình áp dụng pháp luật, co quan có thầm quyền chỉ mới ban hành công văn, giải đáp một số vướng mắc trong xét xử trong một số trường hợp, chưa ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói chung, cách hiểu và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội vẫn chưa được thống nhất, còn xảy ra nhiều bất cập, chưa đảm bảo tính nhất quán về mặt logic pháp lý, chưa chặt chẽ về mặt lập pháp dẫn đến khó khăn trong áp dụng.

Do sự thiếu chặt chẽ và logic của các quy định pháp luật hình sự nên

Trang 9

công tác nghiên cứu và làm rõ các quy định pháp luật về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói chung, cách hiểu và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng vẫn là vẫn đề quan trọng và cấp thiết Hơn nữa, nhằm hạn chế áp dụng pháp luật mâu thuẫn, mang tính tùy nghi, không thống nhất và đáp ứng yêu cầu đặt ra trong

công cuộc cải cách tư pháp nói chung, trong hoạt động xét xử các vụ án hình

sự tại Tòa án các cấp nói riêng, việc phân tích, nghiên cứu chuyên sâu, đưa ra kịp thời các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng trong việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hình sự nói chung, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng là hết sức cấp thiết.

Do đó tác giả chọn đề tài “Các tinh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

thuộc nhân thân người phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015

(trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)” làm đề tài nghiên cứu luận

văn thạc sĩ luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Hệ thống pháp luật Việt Nam được cấu thành từ nhiều văn bản pháp luật khác nhau, mỗi văn bản lại được hình thành từ cái chương, mục, điều, khoản, điểm Bởi vậy, chế định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội không chỉ tồn tại một cách độc lập, đơn lẻ mà

còn là mắt xích quan trọng trong hệ thống pháp luật Ở Việt Nam, quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội đã được nhiều tác giả nghiên cứu và cho ra đời nhiều tác phẩm tâm huyết, từ khái quát đến chuyên sâu, gợi mở nhiều góc độ áp dụng chế định này Cụ thé:

I- Về giáo trình và sách, tiêu biểu là những tác phẩm của các tác giả

sau đây: 1 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phan chung), NXB Dai hoc Quốc

Gia, Hà nội -1997; 2 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phân chung), NXB Đại

Trang 10

học Quốc Gia, Hà nội -2001, 2003, 2007, Tập thể tác giả do TSKH Lê Cảm chủ biên (tái bản lần thứ 3); 3 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2003 Tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên; 4 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phân chung) Tập thể tác giả do PGS.TS Võ Khánh

Vinh chủ biên Đại học Huế NXB Giáo dục, Hà nội, 2005,

2- Về tạp chí, chủ đạo là các bải viết được đăng trên Tạp chí tòa án nhân dân, có các tác phẩm tiêu biểu như sau:1 Nổi bật hơn cả là tác giả Minh Lương với 2 bài viết với nội dung về “Khái niệm và đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” và “Tình tiết giảm nhẹ định tội trong luật

hình sự Việt Nam ”.

Bên cạnh đó có thêm các bài viết “Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng theo Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Dương Tuyết Miên.

3- Về luận án, luận văn, nỗi lên là các tác giả tác phẩm sau đây: 1 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy với Luận án tiến sĩ về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam; 2 Tác giả Trần Văn Sơn với Luận văn Thạc sĩ có nội dung nghiên cứu về quyết định hình phạt trong luật hình sự; 3 Tác giả Nguyễn Văn Anh với luận văn bình luận, nghiên cứu về tình tiết giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực

tiễn tại tỉnh Đắk Lắk.

4- Tuy nhiên, trên thực tế dưới góc độ luận văn thạc sĩ luật học cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự thuộc nhân thân người phạm tội theo pháp luật hiện hành, quy định tại

Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bố sung năm 2017 dựa trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh Đắk Lắk Bởi vậy, đề tài này là một vấn đề đang đặt ra cấp thiết và cần được làm sáng tỏ trong bài viết dưới đây.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp luật hành Việt

Trang 11

Nam về chế định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói chung cũng

như trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng Qua đó

vận dụng dé đánh giá tình hình áp dụng chế định này trong thực tiễn trên cơ sở phân tích số liệu tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam Luận văn di sâu nghiên cứu các tinh tiết giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội được quy định trong Bộ

luật hình sự năm 2015, sửa đồi, bổ sung năm 2017 và trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk.

Về giới hạn không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk.

4 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh va quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý và áp dụng các tình tiết giảm

nhẹ thuộc nhân thân người phạm tội.

4.2 Cúc phương pháp nghiên cứu

Tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp kết hợp để thực hiện công trình nghiên cứu này, có ké ké đến phương pháp thống kê, tong-phan-hop, nghiên cứu số liệu Tác giả đã phối hợp, sử dụng hiệu quả những phương pháp này dé đưa ra những kết luận khách quan, chính xác nhất.

Bên cạnh đó, dé hỗ trợ một cách hiệu quả hơn khía cạnh khoa học củavan đề, phương pháp tiếp cận cũng được áp dụng, cụ thé là các phương pháp

Trang 12

phân tích — chứng minh, logic, phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích — tong hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp lịch sử,

liệt kê, khảo sát thực tiễn, phương pháp xã hội hoc, Những phương pháp

này hỗ trợ hiệu quả cho quá trình nghiên cứu của tác giả, đem lại những kết luận khoa học có giá tri lý luận và thực tiễn, làm cơ sở dé hoàn thiện các quy

định pháp luật.

5 Ý nghĩa của công trình nghiên cứu %I.Ý nghĩa khoa học

Việc nghiên cứu này làm sáng tỏ một số van dé lý luận, pháp lý một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về áp dụng các quy phạm liên quan đến các tình tiết tăng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học, là vẫn đề rất cần thiết.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn được hoàn thành không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong

hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan nhà nước có thâm quyền mà còn mang ý nghĩa tích cứ đối với hoạt động giáo dục Luận văn từ nay là tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu sau này, góp phần vào công

tác giảng day, dao tạo chuyên ngành luật Ngoài ra, luận văn còn là cơ sở

dé đưa ra những kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến các quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội Đồng thời góp phần ứng dụng đúng đắn tại Tòa án nhân dân hai cấp cấp tỉnh Đắk Lắk trong giải

quyết vụ án hình sự.

Không chỉ mang ý nghĩa trong quá trình áp dụng pháp luật của các cơ

quan nhà nước, luận văn mong muốn đem lại giá trị tham khảo cho trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Luật hình sự, luật tố tụng hình sự

tại các cơ sở đảo tạo trên cả nước.

Trang 13

6 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn bao gồm phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài

liệu tham khảo cùng 3 chương có nội dung như sau:

Chương 1: Một số van đề lý luận về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự thuộc nhân thân người phạm tdi.

Chương 2: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân

người phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội và một số giải pháp kiến nghị.

Trang 14

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CÁC TINH TIẾT GIAM NHE

TRÁCH NHIEM HÌNH SỰ THUỘC NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI

1.1 Cơ sở lý luận về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

thuộc nhân thân người phạm tội

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa về nhân thân người phạm tội

1.1.L1 Khái niệm nhân thân người phạm toi

Khái niệm về nhân thân người phạm tội liên quan mật thiết với khái niệm chung của xã hội hoc Mác — Lê Nin về nhân thân con người Theo đó, nhân thân có thê hiểu đó là bản chat xã hội của con người được thé hiện thông qua vị trí của con người trong các quan hệ xã hội Đối với với quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lê Nin, quan điểm về nhân thân đối với các nhà tư sản là nhân thân tách rời với quá trình phát triển xã hội Theo đó, nhân thân phải là cá nhân có đặc điểm riêng giữa các cá thể trong xã hội, có khả năng điều khiển được chính con người mình và điều khiển được người khác, có khả năng quyết định tiến trình phát triển của lịch sử.

Khi nhắc đến Nhân thân chủ yếu nói đến con người với tư cách là thành viên trong các mối quan hệ xã hội Bởi vậy, không một cá nhân nào lại có thể mang nhân thân của người khác Nhân thân của con người là duy nhất và tương ứng với một cá nhân Nhân thân mang bản chất xã hội sâu sắc, một số mang lại sự thúc đây xã hội tích cực, một số lại cản trở.

Chính bởi tính duy nhất của nhân thân, tức một nhân thân tương ứng với một cá nhân nên nhân thân mang đặc điểm, dấu hiệu thê hiện bản chất con người khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội Nhân thân được bắt đầu và kết thúc bằng các sự kiện sinh-lão-bệnh-tử, được thay đổi bằng các sự kiện trong cuộc sống như kết hôn, đẻ con, hoặc có quyết định của cơ quan nhà

nước có thâm quyên.

Trang 15

Nhân thân có thé được hiểu đơn giản là quyền dân sự của con người Đặc điểm của nhân thân có thể là tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, công lao đóng góp cho xã hội, tính cách, quan điểm, trình độ văn hóa, Nói một cách dễ hiểu hơn, nhân thân là tất cả những điểm làm nồi bật nét riêng trong tính chất của mỗi người.

Nhân thân người phạm tội được hiểu là một khái niệm có nội dung khái quát, mà những nội dung đó làm nên nét riêng về bản chất của mỗi người, phản ánh các dấu hiệu, đặc tính cho con người Như đã đề cập đến phía trên, nhân thân người phạm tội có thé tác động tích cực dé thúc đây sự phát triển xã hội, cũng có thé can trở Và tội phạm là một trong những nhân thân làm cản trở sự phát triển xã hội Nhân thân người phạm tội có thê kế

đến một số dấu hiệu như: độ tuổi, nhận thức, trình độ văn hóa, nghề

nghiệp, hoàn cảnh gia đình,

Soi chiếu vào các quy định pháp luật hình sự, nhân thân người phạm tội bao gồm các dấu hiệu: 1- Mang tất ca dấu hiệu của tội phạm thông thường

được quy định trong bộ luật hình sự (độ tuổi va năng lực trách nhiệm hình sự); 2- Mang dấu hiệu chủ thé đặc biệt (vi dụ như nghề nghiệp, giới tính, chức vu, ); 3- Gắn liền với tính chất phi tài sản, không xác định được băng tiền và không thể trao đổi ngang giá.

Nhân thân gan liền với ban thân mỗi cá nhân và không thê chuyên giao.

Nhân thân không chỉ có ý nghĩa với các quan hệ dân sự mà còn có ý nghĩa

quan trọng đối với quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự Sở di như vậy bởi nhân thân người phạm tội là căn cứ dé xác định các tình tiết tăng nặng

hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Qua các phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm Nhân thân người phạm tội như sau: Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu,

các đặc tính thể hiện bản chất xã hội của con người khi vi phạm pháp luật

Trang 16

hình sự, mà trong sự kết hợp với các diéu kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến

việc thực hiện hành vi phạm tội của người đó.

1.1.1.2 Đặc điểm và ý nghĩa của nhân thân người phạm tội * Đặc điểm của nhân thân người phạm tội

- Mang dấu hiệu cụ thể hóa bản chất con người Cung như tính đặc trưng của khái niệm nhân thân, nhân thân người phạm tội cũng thé hiện đặc trưng bản chất của người phạm tội Đặt nhân thân người phạm tội trong những tình huống và hoàn cảnh cụ thé là căn cứ lý giải cho xử sự của người

phạm tội đó.

- Nhân thân người phạm tội được hình thành trong quá trình sinh sống, công tắc, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội xung quanh Việc môi trường tốt hay xấu ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của chủ thê cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng gây ra những tác động tới người phạm tội Do vậy, nếu xem xét mức độ phạm tội, trong trường hợp người phạm tội được

sinh ra và lớn lên trong môi trường nhiều tệ nạn, không được giáo duc tốt thi sẽ được xem xét trên một khía cạnh pháp luật khác so với chủ thể phạm tội được sinh ra trong môi trường giáo dục tốt nhưng vẫn phạm tội, biết được

hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện

Trình độ văn hóa hay còn được hiểu là trình độ học tập của người phạm tội Đây là một trong những yếu tô quan trọng đầu tiên khi xem xét về hành vi phạm tội đối với người phạm tội Bởi lẽ, trong trường hợp trình độ văn hóa thấp kém, việc hiểu biết và tuân thủ pháp luật thường sẽ bị hạn chế dẫn đến

việc người phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi vi phạm mà không lường trước

được hậu quả sẽ xảy ra nghiêm trọng.

Về lối sống của người phạm tội cũng là một trong những yếu tố quan

trọng của người phạm tội Việc người phạm tội bị ảnh hưởng từ môi trường

xấu dẫn đến lỗi sông bê tha, không quy chuẩn cũng khiến cho hành vi của

Trang 17

người phạm tội bị ảnh hưởng theo lối sống và hành vi đó Chính vì lý do như

vậy, nên một bộ phận giới trẻ do không có sự giáo dục tận tình, quan tâm sát

sao từ phía thầy cô và nhà trường dẫn đến việc có những tội phạm mới ở độ tudi học sinh đã vi phạm quy định pháp luật nghiêm trọng dẫn đến những hậu

quả khôn lường và những kết cục đau buồn.

- Đặc điểm nhân thân con người bao gồm các đặc điểm về mặt sinh học và đặc điểm về mặt xã hội và hoàn toàn có thé cải biến, thay đôi được.

Không bởi tự nhiên mà pháp luật nước ta lại chia độ tudi của con người thành các giai đoạn thiếu nhi, thiếu niên và người đủ năng lực hành vi dân sự, đủ năng lực nhận thức Bởi ở mỗi độ tuôi thì khả năng nhận thức và hiểu biết là khác nhau hoàn toàn Việc kiến thức được học và được tiếp cận cũng sẽ bị hạn chế bởi độ tuôi Chính vì vậy so sánh giữa việc người

phạm tội là người chưa đủ khả năng nhận thức va năng lực hành vi sẽ được

đánh giá theo khía cạnh pháp luật khác so với chủ thé đã đủ năng lực hành

vi dân sự, năng lực nhận thức.

Đồng thời, môi trường sống xã hội khác nhau cũng dẫn đến nhận

thức pháp luật và nhân thân người phạm tội là khác nhau Tuy nhiên, dù có

sự khác nhau về mặt sinh học hay đặc điểm xã hội thì nhân thân người phạm tội hoàn toàn có thé thay đổi, cải biến phụ thuộc vào nhận thức pháp

luật của người phạm tội.

* Nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với khoa học hình sự như sau: Nghiên cứu về nhân thân người phạm tội từ trước tới nay không phải một vấn đề quá mới nhưng với ý nghĩa quan trọng của nó, nhiều nhà nghiên cứu vẫn tập trung nghiên cứu và hoàn thiện Tuy cùng nghiên cứu về nhân

thân người phạm tội nhưng mỗi nganh khoa học lại có mục đích, phạm vi và

nhiệm vụ nghiên cứu riêng Nhân thân người phạm tội nghiên cứu về khía

cạnh hình sự thì có ý nghĩa:

10

Trang 18

- Là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phạm tội nguy hiểm ít hay nhiều, Ví dụ: Phạm tội do lạc hậu sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ do đây là yếu tố khách quan của hoàn cảnh dẫn đến nhận thức lệch lạc,

hành vi phạm tội có thé sẽ không xảy ra nếu được trang bị tốt hơn về hiéu biết Việc nghiên cứu nhân thân xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi điều tra và xét xử cần xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, yếu tố tâm lý của người phạm tội, để xác định trách nhiệm hình sự và định khung hình phạt.

- Thé hiện kha năng cải tạo giáo dục của người phạm tội

Tội phạm học nghiên cứu người phạm tội hay nhân thân người phạm

tội là vì mục đích xác định nguyên nhân của tội phạm, bao gồm không chỉ các

nguyên nhân từ phía người phạm tội mà cả các nguyên nhân từ phía xã hội.

Nhân thân người phạm tội là một trong những yếu tố tác động đến tính chất nguy hiểm ít hay nhiều của hành vi phạm tội, thể hiện sự tác động ngược trở lại của xã hội và môi trường sống lên người phạm tội Nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể xác định được những đặc điểm

nhân thân nào của người phạm tội có tác động làm tăng nguy cơ phạm tội ở

người phạm tội hay còn gọi là đặc điểm tiêu cực hay rủi ro phạm tội Các đặc điểm này có thể là những đặc điểm từ chính người phạm tội, như các đặc điểm sinh học hay các đặc điểm tâm lý tiêu cực thuộc nhân cách hoặc là các đặc điểm xã hội là kết quả hoặc phản ánh sự tác động của các yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội đối với người phạm tội Qua đó làm cơ sở để các cơ

quan chức năng đánh giá khả năng cải tạo của người phạm tội, từ áp dụng các

tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ phù hợp.

Trên cơ sở nghiên cứu nhân thân người phạm tội có thể xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm bằng cách tác động làm hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố tác động hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực, mà các biện pháp này chủ yếu là các biện pháp tác động từ môi trường xã hội có tính chất

11

Trang 19

phòng ngừa chung và phòng ngừa nguy cơ phạm tội, vì suy cho cùng hầu hết các đặc điểm nhân thân của con người nói chung và của người phạm tội nói riêng đều chịu sự tác động của môi trường xã hội.

1.1.2 Khái niệm về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc

nhân thân người phạm tội

* Khái niệm Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được hiểu là những sự kiện, tình tiết nhỏ, không mang tính chất chủ đạo nhưng có ý nghĩa quan trọng làm giảm trách nhiệm hình sự của người phạm tội Các sự việc này có thể xuất phát trước hoặc sau quá trình xảy ra hành vi phạm tội nhưng đều cho thấy

khả năng cải tạo của người phạm tội Do đó pháp luật cho phép áp dụng các

tình tiết giảm nhẹ dé người phạm tội có cơ hội sửa chữa sai lầm Do đó, tất cả các hành vi làm giảm trách nhiệm hình sự sẽ thuộc vao tinh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, và mỗi tình tiết sẽ giúp người phạm tội được giảm nhẹ nhiều hay ít.

Một trong những vấn đề luôn được quan tâm trong các vụ án hình sự đó chính là tình tiết giảm nhẹ Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành chưa có khái niệm rõ ràng về vấn đề này Các quy định được soạn thảo theo phương pháp liệt kê nên thiếu sót là điều không thể tránh khỏi Trong hệ thống pháp

luật nước ta cũng chưa có bất kỳ nội dung nào đề cập đến vấn đề này, làm cho cách hiểu trong thực tiễn thiếu thống nhất.

Theo Từ điển pháp luật Việt Nam, Tình tiết giảm nhẹ TNHS là tình tiết làm giảm mức độ trách nhiệm hình sự trong từng trường hợp phạm tội cụ thê

so với trường hợp bình thường.

GS.TS Võ Khánh Vinh đã định nghĩa khái niệm này trong cuốn Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Trường Đại học Huế là những tình tiết khác nhau về tội phạm đã thực hiện, về nhân thân người phạm toi”

12

Trang 20

được quy định trong luật hoặc được Tòa án cân nhắc quyết định GS.TSKH

Lê Văn Cảm lại cho rằng tình tiết giảm nhẹ là tình tiết được ghi trong phần chung Bộ luật hình sự có ý nghĩa giảm nhẹ chung hoặc tình tiết do Tòa án quyết định, là co sở dé cá thể hóa trách nhiệm hình sự theo hướng nhẹ hơn.

Từ những nghiên cứu trên, tác giả xin đưa ra khái niệm tình tiết giảm nhẹ TNHS, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định

trong pháp luật hoặc do Tòa án xem xét vận dụng trong từng trường hợp cụ

thé Các tình tiết này có ý nghĩa làm giảm mức độ trách nhiệm hình sự mà

người phạm tội lẽ ra phải gánh chịu theo quy định của pháp luật hình sự.

* Khái niệm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân

thân người phạm tội

Khái niệm tình tiết giảm nhẹ thuộc nhân thân người phạm tội được hiểu theo phạm vi hẹp hơn so với khác niệm về các tình tiết giảm nhẹ.

Theo GS TSKH Lê Văn Cảm thì tình tiết giảm nhẹ là tình tiết được ghi trong phần chung Bộ luật hình sự có ý nghĩa giảm nhẹ chung hoặc tình tiết do Tòa án quyết định, là co sở dé cá thé hóa trách nhiệm hình sự theo hướng nhẹ hơn Tác giả cho rằng đây là quan điểm đầy đủ và toàn điện hơn

ca, đáp ứng được cả hai yêu tố về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân

thân người phạm tội.

Cũng có quan điểm cho răng việc liệt kê những đặc điểm nhân thân làm cơ sở quyết định hình phạt khi xét xử như đặc điểm nhân thân liên quan trực tiếp với việc thực hiện tội phạm, làm sáng tỏ những dấu hiệu của tội phạm Những đặc điểm khác, dù không mang tính pháp lý, không liên quan đến việc thực hiện tội phạm nhưng lại thuộc đối tượng của các chính sách của Đảng và Nhà nước (Người phạm tội thuộc dân tộc ít người, có công với đất nước 3 hoặc những đặc điểm phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ.

Qua những điều nêu trên, có thể định nghĩa như sau: Các fình tiết giảm

13

Trang 21

nhẹ TNHS thuộc nhân thân người phạm tội là những trường họp mà người

phạm tội có các đặc tính thể hiện bản chất xã hội của con người, gắn liền với đặc điểm riêng biệt của con người có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm

cho xã hội cũng như khả năng cải tạo cao của người phạm tội được quy định

là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

1.1.3 Các đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

thuộc nhân thân người phạm tội

Thứ nhất, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân thân người phạm tội phải là những tình tiết thuộc về bản thân của người phạm tội chứ không phải

một ai khác Nhân thân đặc trưng cho mỗi con người nên việc giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự trong từng trường hợp cụ thé cũng khác nhau và chỉ có thé áp dụng cho chính người đó Điều này thể hiện sự công bằng vì nhân thân tốt sẽ được giảm nhẹ nhiều hơn những người phạm tội nhân thân không tốt.

Thứ hai, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân thân người phạm tội làm giảm đi tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nên là căn cứ dé giảm nhẹ TNHS cho mỗi cá nhân phạm tội Qua những tình tiết này có thé thấy mức độ nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội ít hơn của những người không có các tình tiết đó.

Thứ ba, tính đa dạng, phong phú Do đây là một quy định mang tính

“mở” Điều này thể hiện ở việc ngoài các tình tiết được quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì Tòa án được phép áp dụng

các tình tiết khác trong từng trường hợp cụ thể theo Khoản 2 Điều 51 Bộ luật

Hình sự năm 2015.

Thứ tu, tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân thân người phạm tội góp phần phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội, ví dụ như đối với người phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng: người phạm tội có

thái độ ăn năn, hôi cải; thì khả năng cải tạo, giáo dục tôt hơn so với người

14

Trang 22

phạm tội thực hiện các hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hay đối với người phạm tội có hành vi tai phạm, tái phạm nguy hiểm;

1.2 Y nghĩa, vai trò của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

thuộc nhân thân người phạm tội

Quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội mang ý nghĩa sâu sắc về pháp lý Vì vậy mà các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội có một SỐ Vai trò, ý

nghĩa như sau:

Thứ nhất, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội là căn cứ xác định trách nhiệm hình sự Đối với mỗi hành vi

phạm tội sẽ chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với mức độ nghiêm trọng,

hậu quả và tác động của hành vi Đây là quy định mang tính công băng, xét xử đúng người đúng tội của pháp luật hình sự Mặc dù vậy, khi có tình tiết giảm nhẹ, trách nhiệm hình sự sẽ được cân nhắc giảm xuống thấp hơn mức

trách nhiệm mà lẽ ra người phạm tội phải chịu.

Khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đều đem lại hiệu quả, dù ít dù nhiều Mỗi tình tiết giảm nhẹ đều mang giá trị riêng, quyết định việc giảm nhẹ nhiều hay ít, mức độ nào, có thể áp dụng chỉ một hay đồng thời các tình tiết giảm nhẹ.

Thứ hai, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm thuộc nhân thân người phạm tội hình sự đóng vai trò là phương tiện dé cá thé hóa trách nhiệm hình sự Mỗi cá nhân phạm tội lại có những đặc điểm nhân thân riêng biệt, những đặc điểm này khi có đầy đủ các yếu tố dé trở thành tình tiết giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự thì sẽ mang lại những giá tri giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho

cá nhân đó.

Thứ ba, mang tính chất răn đe giáo dục Hình phạt sinh ra vốn mang hai

mục dich, một là trừng tri thích đáng kẻ phạm tội, hai là ran de, giáo dục xãhội, khiên người phạm tội nhận ra sai lâm và có cơ hội sửa chữa Do đó, nêu

15

Trang 23

thiếu đi các tình tiết giảm nhẹ, việc xét xử trở nên cứng nhắc, thiếu tính nhân đạo Các tình tiết này sẽ là căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt xứng đáng, đem lại sự công bằng, răn đe nhưng vẫn cho thấy tính nhân đạo của pháp luật.

Ngoài mục tiêu xét xử đúng người, đúng tội thì việc giúp người phạm tội có

cơ hội nhận ra và sửa chữa lỗi 1am cũng quan trọng không kém.

Thứ tư, đảm bao tính công băng trong quá trình các Tòa án buộc người

đó chịu trách nhiệm hình sự.

Đảm bảo tính công bằng trong xét xử cũng như lượng hình đối với người phạm tội là vô cùng quan trọng Đối với người phạm tội có nhân thân tốt, ý thức cải tạo cao thì việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự thuộc nhân thân người phạm tội giúp họ được áp dụng hình phạt nhẹ

hơn, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật cũng như giúp người phạm tội có cơ hội được làm lại Ngược lại, đối với người phạm tội có nhân thân xấu, không có ý thức cải tạo hoặc ý thức cải tạo thấp thì sẽ không được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình Từ đó, đảm bảo việc áp dụng hình phạt được công bằng, khách quan, đảm bảo tính răn đe nhưng vẫn thể hiện

sự khoan hồng của pháp luật.

Như vậy, thông qua quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho thấy pháp luật hình sự Việt Nam rất đề cao công băng xã hội và yếu tố nhân đạo, cải tạo con người Bởi vậy cần nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật van đề này, góp phan thực hiện tốt hơn mục tiêu của pháp luật hình sự.

1.3 Lịch sử lập pháp về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

thuộc nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay * Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến trước năm 1985

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra thời kỳ mới, không chỉ

đem lại sự độc lập về lãnh thé mà còn là sự độc lập chính trị Hệ thống pháp luật Việt Nam độc lập, tách rời khỏi hệ thống pháp luật của thực dân Pháp

16

Trang 24

cũng được hình thành, không còn chiu sự kiểm soát, chi phối của thực dân

pháp Tuy nhiên, với tính chất sơ khai của những quy định pháp luật đầu tiên, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm ình sự chưa được khái quát hóa, thống nhất tập hợp mà được liệt kê rời rạc tại từng tội cụ thé Có thé kế đến một số quy định tại Điều IV Sắc lệnh số 33C về việc thiết lập các toà án quân sự do Chủ

tịch Chính phủ lâm thời ban hành ngày 13/09/1945 đã quy định tội nhân được

hưởng án treo khi phạm tội do ít tuổi, vì lầm lẫn; Điều thứ 2 Sắc lệnh số 223 về việc ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ do Chủ tịch Chính phủ nước

Việt Nam Dân chu cộng hoa ban hành ngày 27/11/1946 cũng quy định người

phạm tội đưa hối lộ sẽ được miễn tội nếu tự ý tố cáo và chứng minh được việc hối lộ bị bị công chức cưỡng bách; Sắc lệnh số 133/SL về việc trừng tri các loại Việt gian phản động do Chủ tịch nước ban hành ngày 20/1/1953 tại Điều 2, Điều 17 quy định; Điều 7 Sắc lệnh số 151/SL về việc trừng trị địa chủ chống pháp luật trong khi và ở những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoa ban hành ngày 12/04/1953 đều quy định giảm nhẹ tội cho người phạm tội biết ăn năn hối cải, tự ý nhận tội, lập công chuộc tội.

Mặc dù những quy định nêu trên còn rất sơ khai và thiếu tính chặt chẽ nhưng đã tạo cơ sở nền tảng cho việc xây dựng quy định pháp luật về van đề

này trong Bộ luật hình sự năm 1985.

1.3.2 Quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc

nhân thân người phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1985

đến trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật

Mặc dù các quy định pháp luật về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trước năm 1985 chưa được hệ thong hoa, con roi rac nhung da dé lai nhiéu bài học quý báu cho công tác lập pháp sau nay Năm 1985 đã đánh dau lần đầu tiên pháp điển hóa hệ thống pháp luật nước ta và cũng lần đầu tiên các

17

Trang 25

quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định rõ rang tại Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985 về những tình tiết giảm nhẹ Trong đó, các trường hợp được giảm nhẹ là trường hợp Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trong; trường hợp là những đối tượng đặc biệt (có thai, người gia, bi bệnh, lạc hậu, nghiệp vu non kém); tự thú hoặc ăn nan hồi cải, giúp đỡ cơ quan có thầm quyên phát hiện và điều tra tội phạm.

Một điểm rất đáng lưu ý tại Bộ luật hình sự năm 1985 là đã quy định các thức áp dụng pháp luật Các tình tiết giảm nhẹ phải được Tòa án ghi nhận trong bản án khi đưa ra quyết định hình phạt Đồng thời, quy định cách áp

dụng trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ Những quy định này đã giúp làm rõ cách áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong thực tiễn xét xử, thé hiện điểm tiến bộ và ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác lập pháp.

Việc quy định về các tình tiết giảm nhẹ được tập hợp, hệ thống hóa như vậy thể hiện sự quan tâm của nhà nước thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước đối với tội phạm Không những vậy, điều này còn giúp vận dụng hiệu quả các tình tiết này trong quá trình đấu tranh với tội phạm và răn đe những người

trong xã hội.

Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đã đề cập đến một số tình tiết giảm nhẹ thuộc nhân thân người phạm tội như tình tiết: Phạm tội lần đầu và thuộc

trường hợp ít nghiêm trọng; Người phạm tội là phụ nữ có thai, là người giả

hoặc là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; Phạm tội do trình độ lạc hậu hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém; Người phạm tội tự thú, thật thà khai báo, ăn năn hối cải hoặc tích

cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm Ngoài ra, BLHS 1985 cũng đưa ra quy định về việc Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ vào bản án.

Trải qua sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế xã hội, đặc biệt là

18

Trang 26

công cuộc đôi mới năm 1986 đã đánh dấu Bộ luật hình sự năm 1985 không

còn phù hop với tình hình mới Bộ luật hình sự năm 1985 trở nên lỗi thời, lạc

hậu khi được xây dựng dựa trên nền kinh tế quan liêu bao cấp và tình hình phạm tội giai đoạn đó Do đó, tính từ năm 1985 đến năm 1999, Bộ luật hình sự đã được trải qua 4 lần sửa đôi bổ sung dé dan thích nghỉ với tình hình mới Những lần sửa đổi bổ sung góp phần xây dựng bộ luật hình sự hoàn thiện hon trên cơ sở kế thừa những điểm hợp lý của Bộ luật hình sự năm 1985 Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân thân người phạm tội cũng có những sự điều

chỉnh nhất định từ BLHS năm 1985 đến BLHS năm 1999.

Khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 đã đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ thuộc nhân thân người phạm tội hơn so với BLHS 1985, cụ thể: BLHS 1999 đã bố sung một số tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân thân người phạm tội như tình tiết người phạm tội lập công chuộc tội và tình tiết người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

Bên cạnh việc bé sung 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS, BLHS 199 còn có một số thay đôi như việc loại bỏ tình tiết “do trình độ nghiệp vụ non kém” mà chỉ giữ lại tình tiết “Pham tội do lạc hậu”; tách tình tiết Người phạm tội là phụ nữ có thai, người gia hoặc là người có bệnh bi hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thành 03 tình tiết riêng biệt được quy định tại Khoản 1 Điều 46; tách tình tiết Người phạm tội tự thú, thật thà khai báo, ăn năn hối cải hoặc tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm thành 03 tình tiết riêng biệt Các tình tiết giảm nhẹ được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định cụ thể, mỗi điều khoản gắn với một tình tiết riêng biệt, từ đó giúp cho việc áp dụng thực tiễn rõ ràng hơn.

Việc thay đôi quy định như trong bộ luật hình sự năm 1999 so với bộ

luật hình sự năm 1985 không thể là sự thay đôi về mặt hình thức trình bày mà còn là dụng ý của những nhà lập pháp, thé hiện yếu tố nhân đạo trong xét xử

19

Trang 27

vụ án hình sự Sở dĩ như vậy là vì trách nhiệm hình sự có mối quan hệ tỷ lệ

nghịch với số lượng các tình tiết giảm nhẹ Càng nhiều tình tiết giảm nhẹ thì trách nhiệm hình sự càng ít và ngược lại, càng ít tình tiết giảm nhẹ thì trách nhiệm hình sự sẽ nhiều hơn.

Sau hơn 15 năm áp dụng BLHS 1999, với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa — xã hội của đất nước có nhiều thay đổi, các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định của BLHS 1999 đã bộc lộ nhiều thiếu sót, do đó, đòi hỏi phải có sự bô sung mới day đủ hơn, hoàn thiện hơn BLHS 2015 ra đời là quy luật tất yếu, thay thế BLHS 1999 với những sửa đổi, bổ sung tiễn bộ hơn trong các

quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân thân người phạm tội.

20

Trang 28

Kết luận chương 1

Chương 1 luận văn đã khái quát một số van đề lý luận về các tình tiết

giảm nhẹ TNHS thuộc nhân thân người phạm tội.

Trong chương này, trên cơ sở nghiên cứu một số quan điểm điển hình về khái niệm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, khái niệm nhân thân người phạm tội, bài luận văn đã đưa ra khái niệm về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội; đồng thời đưa ra đặc điểm, ý nghĩa,

vai trò của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người

phạm tội.

Ngoài ra, chương | luận văn cũng đã đưa ra khái quát lịch sử lập pháp

về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ, từ giai đoạn phong kiến, đến giai đoạn Pháp thuộc, tiếp đó là giai đoạn trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên ra

đời (trước năm 1985), sau đó là giai đoạn BLHS 1985, BLHS 1999.

Những nội dung lý luận về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân thân người phạm tội được dé cập trong chương 1 là cơ sở quan trọng dé luận văn nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ quy định tình tiết giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội theo quy định của Bộ luật hình

sự năm 2015; từ đó đưa ra thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội tại tỉnh Đắk Lắk.

21

Trang 29

CHƯƠNG 2

TINH TIẾT GIAM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THUỘC NHÂN

THÂN NGƯỜI PHAM TOI THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT HÌNH SỰ NĂM 2015

2.1 Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa doi bỗ sung năm 2017) về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân

thân người phạm tội

2.1.1 Khái quát các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc

nhân thân người phạm tội

* Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015

Căn cứ vào các khái niệm đã nêu tại Chương I, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội có thể được phân vào các

nhóm như sau:

1- Người phạm tội phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trong;

2- Người phạm tội có hoàn cảnh, nhân thân đặc biệt (do lạc hậu, là phụ

nữ có thai; là người đủ 70 tuổi trở lên; là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình);

3- Người phạm tội thể hiện rõ thái độ mong muốn được cải tạo và sửa chữa lỗi lầm (tự thú; thành khẩn khai báo, ăn nan hối cải; tích cực hợp tác với

cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình

giải quyết vụ án đã lập công chuộc tội)

4- Là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng,

con của liệt sĩ.

Như vậy, có thể thấy, khi tiếp cận các quy định của Bộ luật hình sự

22

Trang 30

năm 2015, các quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được bồ sung thêm 04 tình tiết, trong đó có 02 tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội Đồng thời BLHS 2015 cũng sửa đôi cách diễn đạt một số tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân thân phạm tội dé quy định được thêm phần

chặt chẽ, rõ ràng.

2.1.2 Nội dung các tình tiết giảm nhẹ thuộc nhân thân người phạm tội a) Phân tích nội dung Phạm tội lan dau và thuộc trường hop ít nghiêm trọng (điểm ¡ khoản I Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015)

Đề áp dụng tình tiết này người phạm tội phải thỏa mãn hai điều kiện: thứ nhất, trường hợp phạm tội lần này phải là lần đầu tiên họ thực hiện hành

vi phạm tội; thứ hai, tội phạm mà họ thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng,

hoặc nếu không thì trường hợp phạm tội của họ phải có nhiều yếu tố làm cho

trường hợp đó trở nên ít nghiêm trọng.

Trong thực tiễn áp dụng can lưu ý tình tiết giảm nhẹ này có hai điều kiện Điều kiện thứ nhất là “phạm tội lần đầu”, điều kiện thứ hai là “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” Người phạm tội phải có đủ cả hai điều kiện thì mới được áp dụng tình tiết giảm nhẹ Nếu thiếu một trong hai điều kiện thì sẽ không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này.

Ké từ khi có công văn giải thích “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” việc hiểu và áp dụng được thống nhất giữa các Tòa án khi giải quyết án Tuy nhiên, thực tiễn việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS này trong từng vụ án cụ thể còn có những quan điểm khác nhau giữa các Tòa án, giữa những người tiến hành tố tụng, dẫn đến việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” không chính xác, nên quyết định hình phạt chưa đạt được mục đích của hình phạt.

Tuy nhiên cần lưu ý, nếu các tình tiết giảm nhẹ đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS

23

Trang 31

quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS, còn nếu không thuộc dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS nếu có Như vậy, nếu bị cáo phạm tội lần đầu (yếu tố thứ nhất như công văn hướng dẫn) và gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến 3 năm tù (yếu tố thứ hai) thì phải áp dụng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp

ít nghiêm trọng” cho bị cáo không phân biệt bị cáo phạm tội gì.

Công văn số 01/2017 đã giải thích rất rõ thế nào là “phạm tội lần đầu”

và “phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”, nhưng không phải bị cáo

phạm bat kỳ tội gì nêu bị cáo có đủ 2 yếu tố nêu trên thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm ¡ khoản 1 Điều 51 BLHS Bởi lẽ, có rất nhiều điều trong BLHS quy định khoản 1 có khung hình phạt cao nhất đến 3 năm tù, nếu hành vi phạm tội kéo dai, ảnh hưởng đến trật tự trị an xã hội; đối tượng phạm tội được xã hội quan tâm, bảo vệ; hành vi phạm tội của bi can, bi cáo có tính chất côn dé, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; hành vi của bi can, bị cáo vi phạm dao đức bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ thì mặc dù bi cáo có đủ hai yếu tố như hướng dẫn của công văn nhưng không áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS

“phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” cho bị cáo khi quyết

định hình phạt.

Ví dụ: Bị cáo Nguyễn T phạm có hành vi dâm ô trẻ em và bị buộc tội

dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 BLHS năm 2015 Bị cáo T phạm tội lần đầu; khoản 1 Điều 146 BLHS có khung hình phạt đến 3 năm tù “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” Mặc dù bị cáo T có đầy đủ 2 yếu tố như công văn số 01/2017/GD-TANDTC ngày 07/4/2017 hướng dẫn, nhưng vì đối

tượng phạm tội trẻ em, được Nhà nước, xã hội và công dân có trách nhiệmchăm sóc và bảo vệ, người phạm tội này gây bức xúc, dư luận xã hội lên án

24

Trang 32

mạnh mẽ nên T không được áp dụng tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc

trường hợp ít nghiêm trọng.

Dé bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe cho trẻ em và ngăn ngừa loại tội phạm này Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chi thị số 18/CT-Tgg ngày

16/5/2017 đề nghị TANDTC, VKSNDTC chỉ dao Tòa án, Viện kiểm sát các cấp xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.

Hay như “Tội giết hoặc vứt con mới đẻ” tại Khoản 1 Điều 124 BLHS quy định có mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù Người mẹ phạm tội lần đầu nhưng đã thực hiện tội phạm xâm phạm vào quyền được sống của con người, đạo đức xã hội, xâm phạm đến những quy định của luật pháp quốc tế về nhân quyền, Công ước quốc tế về quyền trẻ em Nhà làm luật đã xem xét về khả năng nhận thức và hoàn cảnh của người mẹ, phong tục, tập

quán, tư tưởng lạc hậu mới dẫn đến giết con hoặc vứt con dẫn đến chết đã quy định mức cao nhất của tội này là 03 năm và trong trường hợp này người mẹ không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” bởi vì đối tượng phạm tội được toàn xã hội quan tâm, bảo vệ và hành vi giết hoặc vứt con

mới đẻ bị dư luận xã hội đặc biệt lên án.

Như vậy, qua phân tích và nêu ra một số ví dụ, quan điểm của tác giả cho rằng dù người phạm tội có đủ hai yếu tố theo hướng dẫn của Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017, cũng không phải áp dụng cho tat cả các tội mà tùy vào từng tội cụ thể Người phạm tội tuy đủ hai yếu tổ “Phạm tội lần đầu” và “Thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” nhưng phạm tội với lỗi cố ý, hành vi phạm tội bị dư luận xã hội bức xúc, lên án, đối tượng phạm tội được toàn xã hội quan tâm, bảo vệ hoặc hành vi phạm tội gây mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội; có tính chất côn dé, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật là dấu hiệu định tội thì không áp

25

Trang 33

dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trong” dé giảm nhẹ hình phạt.

b) Phân tích nội dung Phạm tội do lạc hậu (điểm m khoản I Diéu 51

Bo luật hình sự năm 2015)

Theo từ điển tiếng Việt “Lạc hậu” có nghĩa là: Bị ở lại phía sau, không còn phù hợp với tình hình hiện tại, không theo kịp đà tiến bộ, đà phát triển chung Như vậy, “phạm tội do lạc hậu” có thể hiểu là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội có nhận thức kém về tính trái pháp luật của hành vi họ thực hiện, hoặc hành động theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng, thói quen cổ hủ, lạc hậu mà không biết là mình phạm tội (mặc dù pháp luật quy định buộc phải biết) Những người lạc hậu thường cho răng hành vi của mình là đúng dan mà không biết những hành vi đó đi ngược lại những giá trị tiêu chuan của xã hội Pháp luật hình sự cho rằng đây là một yếu tố dé giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự là hợp lý bởi lạc hậu không phải chỉ do lỗi của riêng người phạm tội

ma còn đặt ra van đề chênh lệch trình độ của toàn xã hội.

Nguyên nhân của sự lạc hậu không chỉ nhắc đến yếu tố nhận thức của người phạm tội mà còn do những yếu tố khách quan tác động Ví dụ như không được dao tạo, giáo dục bài ban, không được tiếp xúc với sản phẩm của nên văn minh mới,

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ này là phải xác định được mối liên kết, mối quan hệ nhân quả giữa lạc hậu và hành vi phạm tội Có thể họ lạc hậu về nhiều vấn đề nhưng lại hiểu biết về lĩnh vực họ phạm tội Chính bởi vậy, khi áp dụng tình tiết này, không thể đơn giản xem xét nhận thức, trình độ, điều kiện hoàn cảnh mà còn phải lưu ý đến mức độ hiểu biết của người phạm tội về hành vi phạm tội của họ Hơn nữa, pháp luật cũng không quy định rõ nếu áp dụng tình tiết này sẽ được giảm nhẹ bao nhiêu nên

mức độ giám nhẹ phụ thuộc và mức độ lạc hậu của người phạm tội.

26

Trang 34

Quy định này mang đậm ý nghĩa nhân đạo, thé hiện sự thông cảm của những nhà lập pháp với những người bị hạn chế về mặt trình độ, từ đó nhằm tạo điều kiện cho người bị kết án nhận ra lỗi lầm, tích cực cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội Tuy nhiên, đây là quy định mang tính chất rộng, còn có những cách hiểu khác nhau và chưa có hướng dẫn cụ thé Vì vậy, đòi hỏi nguoi tiễn hành tố tụng phải có sự thận trọng, đánh giá, vận dụng một cách kỹ

lưỡng trong việc áp dụng điều luật này.

c) Phân tích nội dung Người phạm tội là phụ nữ có thai (điểm n khoản 1 Diéu 51 Bộ luật hình sự năm 2015)

Tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội phụ nữ có thai” được xây dựng dựa trên tính nhân đạo của pháp luật Chính sách này nhăm bảo vệ những người yếu thé trong xã hội day cạnh tranh hiện nay.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, khi mang thai, trạng thái tinh thần của phụ nữ rất dé bị thay đổi và nhiều khi còn căng thăng hơn so với bình thường.

Phụ nữ mang thai rất đễ xúc động dù đó chỉ là những chuyện nhỏ, từ đó dẫn đến kích động mạnh nếu không được an ủi kịp thời.

Công văn số 01/2017/GD-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

Quy định tại điểm n khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự không phân biệt người phạm tội là phụ nữ có thai tại thời điểm phạm tội

hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự Do đó, trường

hợp sau khi bị khởi tố bị cáo mới có thai thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội là phụ nữ có thai” đối với bị cáo.

Như vậy, tình tiết này được áp dụng không phụ thuộc vào thời điểm người phạm tội là phụ nữ mang thai hay tại thời điểm thực hiện hành vi phạm

tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự.

27

Trang 35

d) Phân tích nội dung Người phạm tội là người từ đủ 70 tuổi trở lên (điểm o khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015)

Đây là quy định có sự sửa đổi so với BLHS 1999 BLHS 1999 chỉ quy

định “Người phạm tội là người gia” Việc quy định chung chung như vậy dan

đến việc áp dụng không thống nhất, các cơ quan tố tụng có quan điểm khác nhau về việc xác định thế nào là người già Nay BLHS năm 2015 không gọi là người già mà quy định độ tuổi đủ 70 tuổi trở lên mà phạm tội là tình tiết giảm nhẹ Bên cạnh đó, yếu tố tâm — sinh lý lứa tuổi cũng được cân nhắc vì vào độ tuổi này, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ bị suy giảm, điều này phan nào ảnh hưởng đến tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm

tội mà họ thực hiện.

Công văn số 02/2021 ngày 02/08/2021 của Tòa án nhân dân tối cao

hướng dẫn:

Quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự không phân biệt người phạm tội là người đã đủ 70 tuôi trở lên tại thời điểm

phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự Do đó,

trường hợp khi phạm tội bị cáo chưa đủ 70 tuổi nhưng trong quá trình xét xử họ đã đủ 70 tuổi trở lên thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội là người đủ 70

tuôi trở lên” đối với họ.

Cũng giống như các tình tiết giảm nhẹ khác, việc xác định mức độ giảm nhẹ phải căn cứ vào môi quan hệ giữa mức độ tuôi già với hành vi phạm tội Người phạm tội tuổi càng cao, sức càng yếu thì mức độ giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự cảng nhiều.

đ) Phán tích nội dung Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc

khuyết tật đặc biệt nặng (điểm p khoản 1 Điêu 51 Bộ luật Hình sự năm 2015) Điều 4 Nghị định 28/2012 hướng dẫn Luật khuyết tật 2010 quy định cụ

28

Trang 36

thể cách xác định người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, theo đó cách xác định người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng dựa trên ty lệ % suy giảm

khả năng tự phục vụ va lao động Cụ thé, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc không con khả năng tự phục vụ được coi là người khuyết tật đặc biệt nặng; Còn dưới 81% và vẫn có thê tự phục vụ một phần như cầu sinh hoạt thì được coi là người khuyết tật nặng

Van đề đặt ra là, vậy đối với người phạm tội là thương binh, bệnh binh có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên có được áp dụng hai tình tiết giảm nhẹ là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng và tình tiết giảm nhẹ là người có công với cách mạng không? Đây là một quan điểm cần các nhà nghiên cứu kỹ lưỡng và cho quan điểm thống nhất.

e) Phân tích nội dung Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (điểm q khoản 1 Điêu 51 Bộ luật hình sự năm 2015)

Theo định nghĩa tại Từ điển pháp luật hình sự thì Tình trạng năng lực TNHS hạn chế là tình trạng người phạm tội phạm tội khi đang bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi Khi có điều kiện đáp ứng được định nghĩa nêu trên thì sẽ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Cụ thể:

Một vấn đề cũng cần lưu ý khi xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ này là xem xét nguyên nhân khiến người phạm tội bị mất hành vi nhận thức hoặc điều khiển hành vi Những trường hợp do người phạm tội có tình thể hiện mình là người mắc bệnh mặc dù không phải thì cần kết luận của y khoa làm rõ Hơn nữa, tình tiết này chỉ được áp dụng khi người phạm tội mặc bệnh làm ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi vào thời điểm phạm tội, Nếu người phạm tội có bệnh này nhưng vào thời điểm khác thì cũng không được ghi nhận là tình tiết giảm nhẹ.

29

Trang 37

Hơn nữa, tình tiết giảm nhẹ này chỉ áp dụng trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn còn ít nhiều khả năng nhận thức và điều khiển hành vi Còn trường hợp người phạm tội đã hoàn toàn mat khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì cần áp dụng quy định loại trừ trách

nhiệm hình sự.

Mức độ giảm nhẹ ít hay nhiều đối với người phạm tội khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ này phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ Do đó, khi áp dụng vào thực tiễn xét xử, Tòa án tham khảo ký kết luận y khoa để xét xử

đúng người, đúng tội.

) Phân tích nội dung Người phạm tội tự thi (điểm r khoản 1 Diéu 51

Bộ luật hình sự năm 2015)

Tiếp nối điểm hợp lý về quy định nảy tại bộ luật hình sự năm 1999, Điều 4 BLTTHS 2015 quy định: “h Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội

phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

Khi áp dụng tình tiết “Người phạm tội tự thú” cần chú ý: Một là, Tự thú tội nào thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ với tội đó; Hai là, trường hợp bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm cùng một tội, thi tự thú hành vi phạm tội nao (nếu không cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ đối với tội phạm mà bị cáo thực hiện nhưng ông được miễn TNHS về hành vi đó) thì mức độ giảm nhẹ ít hơn trường hợp tự thú tất cả hành vi phạm tội.

Vi dụ, người vừa phạm tội hiếp dâm, vừa phạm tội cướp tải sản Cả hai hành vi phạm vi phạm tội nay đều chưa bị phát hiện Người phạm tội không

tự giác tự thú cả hai hành vi phạm tội mà chỉ tự thú với hành vi cướp tài san

thì chỉ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ với tội cướp tài sản Tội hiếp dâm sẽ không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ.

Cân phân biệt các khái niệm người phạm tội “tự thú”, “đâu thú” và

30

Trang 38

“thành khan khai báo” Cả ba tình tiết này đều giúp người phạm tội được hướng tình tiết giảm nhẹ, tuy nhiên cũng có điểm khác nhau như sau:

STT | Tiêu chí Tự thú Đầu thú Thành khẩn khai báo1 Thời điểm |Trước khi hành vi| Đã bị người khác|Sau khi hành vi phạm

nhận tội |phạm tội bị người |phát hiện nên tới|tội đã bị người kháckhac/co quan có|cơ quan nhà nước | phát hiện và đang trong

thấm quyền phát|có thâm quyền để | quá trình điều tra, xét

hiện hoặc người|nhận tội xử vụ ánphạm tội bị phát

2 |Số lượng tội | Tự thú đối với một| Thành khẩn khai | Đầu thú một hoặc nhiềuhoặc nhiều tội báo với một tội _ |tội

3 Múcđộ |Chỉ giảm nhẹ với| Giảm nhẹ với tội | Chỉ giảm nhẹ với tội đã

giảm nhẹ |tội đã tự thú đang trong quá đầu thú

trình điêu tra, xét

8) Phân tích nội dung Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hồi cải (điển s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Phần lớn người phạm tội đều có những hành vi và suy nghĩ lệch lạc,

tiêu cực vê cuộc sông và xã hội nên thường giâu giêm động cơ, mục đích

phạm tội Bởi vậy, việc quy định thành khẩn khai báo là tình tiết giảm nhẹ vừa giúp quá trình điều tra, truy tố, xét xử hiệu quả hơn, vừa giúp người phạm tội có cơ hội được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Ăn năn hối cải là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm, người phạm

tội có những biêu hiện như sau:

- Vệ tâm lý: thê hiện sự hôi hận, can rut, day vò lương tâm về tội lôicủa mình.

- Về hành động: có những hành động thể hiện sự day dứt, hồi hận.

3l

Trang 39

- Về mong muốn: muốn được khắc phục hậu quả do mình gây ra, được tạo cơ hội cải tạo thành người tot.

Thực tiễn cho thấy rằng nhiều trường hợp có thái độ ăn nan hối lỗi nhưng vẫn không được hưởng tình tiết giảm nhẹ Bởi trong một số trường hợp, thái độ ăn nan hối cải không xuất phát từ nhận thức về hành vi trái pháp luật mà người phạm tội chi giả vờ tỏ ra ăn nan hối cải dé được giảm nhẹ TNHS Bởi vậy đặt ra yêu cầu cho quá trình điều tra cần chú ý tới thái độ của người phạm tội, chú ý đến chuyền biến tâm lý dé kiểm tra mức độ ăn năn hối lỗi.

Hiện nay, khái niệm “thanh khẩn khai báo” và “ăn năn hối cải” vẫn chưa được giải thích một cách chính thức bằng các văn bản pháp luật mà mới chỉ được giải thích thông qua các văn bản giải đáp nghiệp vụ Chang hạn:

Theo Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của TANDTC thì “Người phạm toi thành khẩn khai báo, ăn năn hoi cai” được hiéu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội của mình, ăn

nan hối lỗi về việc mình đã gây ra.

Hai tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo” và “ăn năn hối cải” đều hướng đến sự tự nguyện, tự giác trong nhận thức và hành vi của người phạm tội Từ đó cho thấy những người này đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình, mong muốn được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Nhiều trường hợp người phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố lại chưa có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, khai báo còn quanh co, chối tội, do đó Cơ quan điều tra cũng như Viện kiểm sát khi ban hành Kết luận điều tra và Cáo trạng truy tố đều không áp dụng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo” và “ăn năn hối cải” đối với người phạm tội Tuy nhiên, khi xét xử sơ thâm tại Toa án, người phạm tội lại có thái độ thành khan, khai báo

trung thực, ăn nan hôi cải đôi với hành vi phạm tội của mình Câu hỏi đặt ra là

32

Trang 40

trường hợp này người phạm tội có được hưởng tình tiết giảm nhẹ “ thành khan khai báo” và “ăn nan hối cải” hay không?

Thực tế trong hoạt động xét xử, các Tòa án có sự áp dụng khác nhau khi gặp phải trường hợp này Có Tòa án thì cho rằng cần phải áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS này theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội; một sỐ Tòa án thì cho rằng không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS này bởi thái độ “thành khan khai báo” và “ăn nan hồi cải” của người phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử là không thống nhất, không thé hiện được thái độ tích cực của người phạm tội trong việc ăn năn, hối cải đối với hành vi phạm

tội do mình gây ra.

h) Phân tích nội dung Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có

trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (điểm t khoản I Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Tích cực giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm là người phạm tội đang đóng góp công sức vào giúp cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng phá được vụ án hình sự Người phạm tội có thể chủ động cung

cấp khai báo các thông tin phục vụ cho quá trình điều tra, cung cấp tài liệu, bang chứng thiết thực,

Phải nói răng, để có được thái độ chủ động hợp tác đối với các cơ quan chức năng thì phải xuất phát từ tâm lý ăn nan hối cải của người phạm tội Đặc

biệt, trong các vụ án người phạm tội tự thú, người phạm tội thường giúp đỡ

các cơ quan có thầm quyền điều tra tội phạm khác Tuy nhiên, tình tiết tự thú và tình tiết này là hai tình tiết độc lập Người phạm tội giúp đỡ các cơ quan có thâm quyền không đồng nghĩa với việc người đó tự thú và chỉ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ tương đương.

Đồng thời, cũng cần phân biệt tình tiết này đối với tình tiết ăn năn hối cải, tại Công văn số 212/TANDTC - PC ngày 13 tháng 09 năm 2019 về việc

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2 | Tình hình áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS tại Khoản 2 - Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)
Bảng 3.2 | Tình hình áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS tại Khoản 2 (Trang 7)
Bảng 3.1. Tình hình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS dựa trên cơ sở - Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)
Bảng 3.1. Tình hình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS dựa trên cơ sở (Trang 51)
Bảng 3.2. Tình hình áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS tại Khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 - Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)
Bảng 3.2. Tình hình áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS tại Khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 (Trang 56)
Bảng 3.3. Thống kê việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân - Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)
Bảng 3.3. Thống kê việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân (Trang 57)
Bảng thống kê trên đã cho thấy “Người phạm tội chưa có tiền án, tiền sự, nhân thân tốt” được Tòa án sử dụng khá phô biến với 20 trường hợp (trong tổng số 100 bản án nghiên cứu) chiếm 20%; sau đó là tới tình tiết - Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)
Bảng th ống kê trên đã cho thấy “Người phạm tội chưa có tiền án, tiền sự, nhân thân tốt” được Tòa án sử dụng khá phô biến với 20 trường hợp (trong tổng số 100 bản án nghiên cứu) chiếm 20%; sau đó là tới tình tiết (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN