1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

91 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả Nguyễn Thùy Dung
Người hướng dẫn TS. Đông Ngọc Ba, PGS.TS Đinh Văn Thanh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 51,32 MB

Nội dung

Tuy nhiên, các đề tàiluận văn trước đây thường tập trung vào nghiên cứu quyền nhân thân của cá nhânnói chung hoặc về một nhóm quyên nhân thân như: Lê Thị Hoa 2006, Quyền nhân thân liên q

Trang 1

NGUYEN THUY DUNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS DONG NGOC BA

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung được

trình bày trong luận văn là trung thực, thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ

nguôn goc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Dung

Trang 3

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đã được hoàn thành thê hiện kết quả tổng hợp của

hai năm học cao học tại trường Đại học Luật Hà Nội.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã tham gia giảng dạy lớpCao học Dân sự khóa 20 (2012-2014) Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thànhđến thay giáo — PGS.TS Dinh Văn Thanh người đã trực tiếp hướng dẫn, góp y, chỉ đạo

tôi hoàn thành luận văn này Va xin cảm ơn gia đình, bạn be, những người luôn bên

cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tải

Dù đã cố gắng hết sức nhưng tôi không thé tránh khỏi những sai sót do hạn chế

về kiến thức cũng như về thời gian Kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý từphía thầy cô và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Dung

Trang 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VE NHÓM NGƯỜI DE BỊ TON

THUONG VÀ QUYEN NHÂN THAN CUA NHÓM NGƯỜI DE

BI TON THUONG

1.1 Khái quát về nhóm người dé bị tốn thương trong xã hội

1.1.1 Khái niệm nhóm người dé bị ton thương

1.1.2 Đặc điểm của nhóm người dễ bị tôn thương là phụ nữ và trẻ em

1.2 Khái quát về quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tốn

thương trong xã hội

1.2.1 Khái quát chung về quyên nhân thân

1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền nhân thân

1.2.1.2 Các phương thức bảo vệ quyền nhân thân

1.2.2 Khái niệm quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương

là phụ nữ và trẻ em

1.2.3 Ý nghĩa việc bảo vệ quyền nhân thân của phụ nữ và trẻ em

CHƯƠNG 2: QUYEN NHÂN THAN CUA NHÓM NGƯỜI DE BỊ

TON THUONG LA PHU NU VÀ TRE EM

2.1 Luật quốc tế về quyền của phụ nữ va trẻ em

2.1.1 Quyền của phụ nữ theo Luật quốc tế

2.1.1.1 Khái quát lịch sử phát triển của van đề quyền của phụ nữ

2.1.1.2 CEDAW - Văn kiện quốc tế quan trọng nhất về quyền con

người của phụ nữ

2.1.2 Quyền của trẻ em theo Luật quốc tế

2.1.2.1 Khái quát lịch sử phát triển của van đề quyên trẻ em

2.1.2.2 CRC - Văn kiện quốc tế cơ bản và hoàn thiện nhất về

quyền trẻ em

2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền nhân thân

của nhóm người dễ bị tốn thương là phụ nữ và trẻ em

II

13 15

15 15 16

23 23 24

27

Trang 5

2.2.2 Bảo vệ quyền nhân than của trẻ em khi cha mẹ ly hôn

2.2.2.1 Ly hôn và hậu quả của ly hôn đối với trẻ em

2.2.2.2 Quy định pháp luật về quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn

2.2.3 Bảo vệ quyền nhân thân của phụ nữ khi vợ chồng ly hôn

2.2.3.1 Lịch sử những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của

phụ nữ khi vợ chồng ly hôn

2.2.3.2 Bảo vệ quyền ly hôn của người vợ

2.2.4 Bảo vệ quyền bình đăng giữa vợ và chồng của người phụ nữ

trong gia đình; quyền bình đăng giới trong lao động, việc làm

2.2.4.1 Khái niệm bình đăng giới và bình dang giới trong gia đình

2.2.4.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về bình đăng giới giữa vợ và

chồng, bình dang giới trong lao động việc làm

2.2.5 Bảo vệ quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe,

thân thê của phụ nữ và trẻ em

2.2.5.1 Khái quát về quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức

khỏe, thân thé

2.2.5.2 Quy định của pháp luật về bảo vệ quyền được bảo vệ tính

mạng, sức khỏe, than thé của phụ nữ va trẻ em

2.2.6 Bảo vệ quyền được khai sinh của trẻ em

2.2.6.1 Tầm quan trọng của quyền được khai sinh của trẻ em

2.2.6.2 Quy định của pháp luật hiện hành về quyền khai sinh

CHƯƠNG 3: THỰC TRANG VI PHAM QUYEN NHÂN THÂN

CUA PHU NU VA TRE EM PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT VE QUYEN NHÂN THÂN

3.1 Thực trạng ly hôn va bạo hành gia đình, thực tế bảo vệ quyền

phụ nữ và quyền trẻ em

3.1.1 Thực trạng ly hôn hiện nay

30 30 31 36 37

39 42

43 45

52

=2

54

60 60 61 67

67

67

Trang 6

3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về nội dung

3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về tô tụng và nâng cao chat lượng xét xử

3.2.3 Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật và xã hội hóa các hoạt

động bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em

KET LUẬN

PHU LUC

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

73 73 76 77

79

Trang 7

Cơ quan thi hành án dân sự

Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em

Bộ luật dân sự

HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, AIDS là Hội

chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

Tổ chức lao động quốc tế

Luật Hôn nhân và gia đình

Ủy ban nhân dân

Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp quốcQuỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc

Trang 8

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Quyền con người của phụ nữ và trẻ em là vấn đề luôn nhận được sự quantâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt

Nam Trong hai thập kỷ trở lại đây, địa vị của người phụ nữ Việt Nam đã được cải

thiện đáng kể Phụ nữ tham gia nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máynhà nước, làm chủ ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân hay thực hiện các côngviệc đòi hỏi tay nghề, trình độ cao Mặc dù vậy, tư tưởng nho giáo coi trọng namhơn nữ, sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ như coi thường, hành hạ, ngược đãiphụ nữ vẫn còn tồn tại Quyền con người của phụ nữ như quyền bình đắng vớinam gIới, quyền được làm việc, quyền được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe,thân thé bị xâm phạm nghiêm trọng Không chỉ phụ nữ mà trẻ em, những mamnon tương lai của đất nước cũng ít được tôn trọng khi tỷ lệ ly hôn tăng lên nhanhchóng Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em nhưngchưa đề tài nào nghiên cứu hai chủ thé này trong nhóm người dé bị tổn thương Vìvậy, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quyền nhân thân của nhóm người dễ

bị tốn thương Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để làm rõ đặc điểm dễ bị tổnthương của phụ nữ và trẻ em, đồng thời phân tích khái quát quy định của pháp luật

về bảo vệ quyền nhân thân của nhóm này

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Phụ nữ và trẻ em là nhóm người nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội

cũng như pháp luật nhằm bảo vệ quyên lợi cho nhóm yếu thé Tuy nhiên, các đề tàiluận văn trước đây thường tập trung vào nghiên cứu quyền nhân thân của cá nhânnói chung hoặc về một nhóm quyên nhân thân như:

Lê Thị Hoa (2006), Quyền nhân thân liên quan đến thân thê của cá nhân theo

quy định trong Bộ luật dân sự 2005, Luận văn thạc sĩ luật học;

Phùng Thị Tuyết Trinh (2012), Quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sứckhỏe, thân thê trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học;

Trang 9

3 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận duyvật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lênin, đường lối, chính sáchcủa Dang, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Dé có thểlàm sáng tỏ các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong quá trình nghiên

cứu tác giả đã sử dụng những phương pháp như: phương pháp lịch sử, phương pháp

thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và tong hợp

4 Mục dich và phạm vi nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích các quy định hiện hành về quyềnnhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương là phụ nữ và trẻ em cùng những quyđịnh nhằm bảo vệ quyền nhân thân đó Bên cạnh đó, dé tài cũng nêu lên thực trangphụ nữ và trẻ em bị ton thương và cần được bảo vệ ra sao Từ thực tế và những quyđịnh hiện hành tác giả nêu lên kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nội dung và

tố tụng trong quy định và bảo vệ nhóm người dé bị tốn thương là phụ nữ và trẻ em

Phạm vi nghiên cứu đề tài: Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nàotrong pháp luật quốc tế và quốc gia về nhóm người dễ bị tôn thương Tùy vào điềukiện kinh tế — xã hội và sự phát triển của từng quốc gia mà nhóm người dé bị tổnthương có thể được xác định khác nhau Tuy nhiên, ở bất kỳ quốc gia nào, trẻ em vàphụ nữ đều đứng đầu trong nhóm dễ bị tổn thương Thêm vào đó hiểu biết hiện tạicủa tác giả còn hạn chế nên nội dung đề tài nghiên cứu luận văn chỉ đề cập đếnquyền nhân thân của hai nhóm người dễ bị tôn thương là phụ nữ và trẻ em

Trang 10

quyền nhân thân của phụ nữ và trẻ em về yếu t6 đặc biệt dé bị ton thương của haichủ thể này, nhấn mạnh vào quyền bình dang của phụ nữ — cơ sở bảo đảm choquyền của phụ nữ được thực hiện.

Trên cơ sở phân tích quyền nhân thân quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 vànhững luật chuyên ngành quy định cụ thé về các quyền nhân thân đó, tác giả đưa racái nhìn tổng quát, hệ thống về bảo vệ quyền nhân thân của phụ nữ và trẻ em bằngpháp luật, đưa ra và phân tích những số liệu thống kê thực tế về vấn đề đó

Tác giả đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về nội dung, quy trìnhxét xử các vụ án liên quan đến trẻ em và một số giải pháp nhằm nâng cao ý thứcpháp luật và xã hội hóa các hoạt động bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em

6 Những nội dung chính được nghiên cứu trong đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận đề tài có kết câu gồm ba chương:

Chương 1: Khái quát về nhóm người dé bị tốn thương và quyền nhân thâncủa nhóm người dé bị tổn thương

Chương 2: Quyền nhân thân của nhóm người dé bị tổn thương là phụ nữ và

trẻ em.

Chương 3: Thực trạng ly hôn và bạo hành gia đình, thực tế bảo vệ quyền phụ

nữ và quyền trẻ em Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân

Trang 11

QUYEN NHÂN THAN CUA NHÓM NGƯỜI DE BỊ TON THUONG

1.1 Khái quát về nhóm người dễ bi tốn thương trong xã hội

1.1.1 Khái niệm nhóm người dé bị tốn thương

Khái niệm “dé bị tổn thương” là một khái niệm mở, khó dé định nghĩa chínhxác và có thé thay đổi theo ngữ cảnh Bên cạnh đó, sự dé bị ton thương có thê phátsinh từ tự nhiên và không thể tránh khỏi hoặc nó có thể được tạo ra và duy trì bởisắp đặt của cá nhân và/hoặc xã hội Hiện nay, chúng ta cũng chưa có định nghĩachính thức nào về khái niệm “nhóm người dễ bị ton thương” dù cho nó được sudụng phổ biến trong các văn kiện pháp lý quốc tế và trong các hoạt động nghiên cứuthực tiễn về quyền con người trên thé giới Tuy nhiên, có thé hiểu khái niệm này như

+ Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ và Trung tâm Hỗ trợ phát triển

cộng đồng LIN đã xác định những nhóm người sau trong địa phận thành phố HồChí Minh là những nhóm dé bị tổn thương: Người khuyết tật (bao gồm cả khuyết tật

về thê chất và tâm thần); người lao động nhập cư, đến từ những vùng nông thôn của

Việt Nam (và các thành viên trong gia đình đi cùng); người nghèo thành thị; người

sống với HIV/AIDS; người dân tộc thiểu số; người hành nghề mại dâm; nạn nhân

buôn bán người.

+ Theo Luật quốc tế về quyền con người, nhóm người dễ bị tôn thương baogồm: phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, người sống chung với HIV,người di tản hoặc người tìm kiếm nơi lánh nạn, người không quốc tịch, người lao

động di trú, người thiêu sô (vê dân tộc, chủng tộc, tôn giáo ), người bản dia, nan

Trang 12

COn người ở trong nhiều hoàn cảnh, bối cảnh (xét cả trên phạm vi quốc tế, khu vực,quốc gia, ở trong gia đình, nơi làm việc hoặc ngoài xã hội).

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ

đề cập đến quyền của hai nhóm người là phụ nữ và trẻ em Căn cứ theo điều kiện vềđịa lý, kinh tế — xã hội, trình độ phát triển dân trí hay do phong tục tập quán từngđịa phương mỗi một quốc gia đều xác định lứa tuổi của trẻ em dé phân biệt vớingười trưởng thành Nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phương Tâythường lay mốc dưới 18 tuổi để xác định ranh giới giành cho trẻ em Theo Điều 1Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc: “Tré em có nghĩa là bat kỳ ngườinào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dung với trẻ em đó quyđịnh tuổi thành niên sớm hon”

Ở Việt Nam, trong Dân số học thường lay mốc 15 tuổi dé phân biệt trẻ emvới tuôi trưởng thành Tuy nhiên, theo Điều 1 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em năm 2004 quy định như sau: “Trẻ em quy định trong Luật này là công

dân Việt Nam đưới 16 tuổi” Và Bộ luật Dân sự quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trởlên là người thành niên Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” Nhưvậy, giữa các văn bản luật chưa có sự thống nhất giữa người chưa thành niên và trẻ

em Khái niệm trẻ em có thé bao gồm cả người chưa thành niên hay cũng có théhiểu người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em

1.1.2 Đặc điểm của nhóm người dễ bị tốn thương là phụ nữ và trẻ em

Từ hàng nghìn năm qua, phụ nữ và trẻ em luôn là những nhóm người yếuthé, dé bị tôn thương và chịu nhiều thiệt thoi Bên cạnh đó, họ phải chịu đựng sự batbình đăng và phân biệt đối xử ở nhiều nơi, thậm chí ngay trong gia đình mình Phụ

nữ và trẻ em không chỉ giống nhau ở tính chất đặc biệt dé bi ton thương mà còn có

mỗi quan hệ khăng khít về nhiều mặt Từ định nghĩa về nhóm người dễ bị ton

thương có thé đưa ra các đặc điểm của nhóm người dễ bi tổn thương là phụ nữ va

trẻ em như sau:

Trang 13

là nghiêm cam nhưng trên thực tẾ sự phân biệt đó vẫn tôn tại “Chúng ta đều biếtrằng phụ nữ chiếm khoảng một nửa dân số thế giới tuy nhiên chỉ từ 5-10% trong số

họ có vị trí lãnh đạo Phụ nữ đóng góp 70% cho nền kinh tế địa phương và quốc gianhưng thu nhập của họ lại thấp hơn 1/10 thu nhập của toàn thế giới, 2/3 trong số

960 triệu người mù chữ trên thế giới là phụ nữ” [15]

Trẻ em là đối tượng yếu đuối về mặt thé chất do chưa phát triển hoàn thiện

Đa số trẻ em chưa có sức lao động và tài sản riêng nên tất yếu phải lệ thuộc về kinh

tế vào các thành viên trong gia đình mà trước tiên là cha mẹ, ông bà, anh chị

- Do thể chất chưa phát triển hoặc do giới tính tự nhiên:

Do đặc điểm tự nhiên, phụ nữ thường có thé chất yếu hơn nam giới Bêncạnh đó, phụ nữ phải gánh vác chức năng sinh nở — chức năng hàm chứa rất nhiềurủi ro về sức khỏe Bởi những đặc điểm sinh học về giới có thể mang lại cho phụ nữnhiều khó khăn nên họ cần được bảo vệ sức khỏe sinh sản; phòng chống buôn bánphụ nữ, phòng chống bạo lực giới; đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực

“quyền đối với vợ con” nên muốn làm gì thì làm Ngoài ra, việc cha mẹ thườngxuyên trừng phạt, đánh đập con cái một cách dã man đôi khi cũng là do hiểu sai ýnghĩa câu nói của cha ông đã dạy: “thương cho roi cho vọt” Hiểu sai lầm trongcách dạy dé và giáo dục trẻ em cũng như sự thiếu hiểu biết về pháp luật và bạo lựcgia đình từ các thành viên trong gia đình khiến phụ nữ và trẻ em có nguy cơ cao bị

Trang 14

Theo một báo cáo của Tổ chức UNICEF, có hơn 2,6 triệu trẻ em ở Việt Namcần được bảo vệ đặc biệt Trong số đó có trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và buôn bán

vì mục đích tình dục; trẻ em lang thang cơ nho; trẻ em tat nguyễn; trẻ em vi phạm

pháp luật; trẻ mô côi; trẻ em bị ruồng bỏ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và trẻ

em sống trong cảnh nghèo đói Hoàn cảnh của các em đều hết sức nghiệt ngã, rất

nhiều em phải tự bươn trải dé kiếm sống Một số em bị bắt lao động, còn một sỐ

khác sống lang thang trên các đường phó - chính tình cảnh đó khiến cho các em cónguy cơ cao bị nhiễm HIV, sử dụng ma túy và bị lôi cuốn vào các hành vi phạm tội

1.2.1 Khái quát chung về quyền nhân thân

Với tư cách là thành viên của xã hội, từ khi sinh ra con người đã được hưởng

những quyền nhất định thé hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồmquyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế — xã hội v.v Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càngđược tôn trọng thực hiện Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản củaquyền con người đã được pháp luật Việt Nam quy định cụ thé trong pháp luật dân

sự và chủ yếu là BLDS Điều đó thé hiện sự ghi nhận va bảo vệ của Nhà nước đốivới các giá trị của quyên nhân thân

1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền nhân thân

“Quyền nhân thân” (Personality rights) của cá nhân là một trong những

quyên dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ Hâu hêt các quôc gia

Trang 15

đi Đó là những quyền gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, liên quan mậtthiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi người.

Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận quyền con người trong đó có quyền nhânthân trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bố sung năm 2013) — đạo luật gốc của quốcgia, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất và được cụ thể tại Điều 24 Bộ luật Dân sự2005: “Quyên nhân thân của cá nhân là quyên dân sự gắn liền với mỗi cá nhânkhông thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định khác ”

Từ đó, chúng ta có thê hiểu định nghĩa quyền nhân thân như sau:

+ Theo nghĩa khách quan: Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quy

phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó quy định rõ cho các cá nhân có

những quyền nhân thân nào gắn liền với bản thân họ và đấy là cơ sở để cá nhânthực hiện quyền của mình

+ Theo nghĩa chủ quan: Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền

với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và không thể chuyền giao cho

người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Từ đó, chúng ta có thé thay được đặc điểm của quyền nhân thân bao gồm:

- Quyên nhân than gan liên với cá nhân và nguyên tac là không thê chuyên

giao cho người khác: quyền nhân thân trở thành một thuộc tính của chủ thé màkhông bị phụ thuộc, chi phối bởi bat kỳ yếu t6 khách quan nào như độ tuôi, trình độ,giới tính, tôn giáo mỗi chủ thé đều bình đăng về quyền nhân thân Các quyền dân

sự nói chung và quyền nhân thân nói riêng do Nhà nước quy định cho các chủ thêdựa trên điều kiện kinh tế, xã hội nhất định Vé nguyên tắc quyền nhân thân khôngthé chuyển giao cho người khác, đồng nghĩa là quyền nhân thân không thé là đốitượng trong các giao dich mua bán, trao đổi, tặng cho Xét về nguyên tắc tức làvẫn có trường hợp ngoại lệ, một số quyền nhân thân có thể chuyên giao cho ngườikhác theo quy định của pháp luật Vi dụ: Theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều

738 BLDS 2005 thì quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

Trang 16

người khác khi đảm bảo các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định(khoản 1, Điều 742 — Chuyên giao quyền tác giả) Mặc dù vậy, có những yếu tốluôn gắn liền với chủ thể mà không thể thay thế được, ví dụ: quyền đứng tên tác giả,quyền bảo vệ sự toàn ven của tác phẩm.

- Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản: quyền nhân thân không bao giờ làtài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tàisản Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những giá trị tương đương và khôngthê trao đổi ngang giá Một người sáng tạo ra một sáng chế hay giải pháp hữu íchthì sáng chế hay giải pháp hữu ích đó mang giá trị kinh tế còn bản thân “quyền tự

do sáng tạo” (Điều 47 BLDS 2005) không phải là tài sản và không trị giá được băng

tiên.

- Hành vi xâm phạm quyên nhân thân không nhất thiết phải gây ra thiệt hai:thiệt hại không phải là căn cứ bắt buộc để xác định trách nhiệm pháp lý đối vớihành vi xâm hại quyền nhân thân Trên thực tế, ngay cả trong trường hợp bị xâmphạm quyền nhân thân không những không gây thiệt hại mà còn có lợi cho họnhưng nếu không có sự đồng ý của chủ thể thì đều coi là vi phạm Quyền nhân thânliên quan đến đời sống tinh thần của cá nhân chiếm một số lượng lớn, thiệt hại dohành vi xâm phạm những quyền này không được cân, do, đong đếm bằng những đạilượng cụ thé Tuy nhiên, đặc điểm này không loại trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hạikhi có hành vi xâm phạm đến những quyên nhân thân đó

1.2.1.2 Các phương thức bảo vệ quyền nhân thân

Quyền nhân thân là một đối tượng được bảo đảm trước hết bằng những cơchế của nhà nước, tạo điều kiện kinh tế, xã hội cho con người ngày càng phát triển

về mọi mặt, vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ bản thân Đối với các biện phápmang tính pháp lý thì bảo vệ quyền nhân thân thuộc về nhiệm vụ của nhiều ngànhluật như: hình sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình Bảo vệ quyền nhân

thân chính là việc khi cá nhân có quyên nhân thân bị xâm hại thì cơ quan nhà nước

Trang 17

có thâm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện các biện pháp, phương thức

do pháp luật quy định dé ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hai trái pháp luật đếnquyền nhân thân của cá nhân; buộc phải chấm dứt hành vi và phải chịu trách nhiệm

về hành vi của mình theo quy định của pháp luật Bảo vệ quyền nhân thân theo biệnpháp dân sự được thực hiện theo Điều 25 — BLDS năm 2005, khi quyên nhân thâncủa cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyễn:

1 Tự mình cải chính: được ap dụng trong trường hợp người có hành vi trái

pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của

cá nhân Đây là biện pháp cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thờibảo vệ quyền nhân thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất vàtinh thần do những tin tức không đúng gây ra Dé người có quyền nhân thân bị xâmphạm thực hiện được việc tự cải chính thì pháp luật phải quy định cụ thể về trình tự,

thủ tục thực hiện việc tự cải chính của họ nhưng do các văn bản pháp luật liên quan

không có quy định, hướng dẫn cụ thé nên việc tự cải chính những tin tức xúc phạmđến danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên thực tế hầu như không thé thực hiện đượchoặc có thực hiện thì cũng không hiệu quả Hơn nữa, về tâm lý thì cũng rất ít ngườitin việc cải chính của chính người có quyền nhân thân bị xâm phạm

2 Yêu câu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyên buộcngười vi phạm cham dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai: So với biện

pháp tự cải chính thì biện pháp nay được áp dụng trong một phạm vi rộng trong mọi

trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm Tuy nhiên, thông thường nó chỉ có hiệuquả khi người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận thức được hành vitrái pháp luật của họ Nếu không, phương thức bảo vệ quyền nhân thân này cũngkhông có hiệu quả và lúc đó người có quyền nhân thân bị xâm phạm phải áp dụngbiện pháp bảo vệ khác mạnh mẽ hơn mới bảo đảm được quyền nhân thân của mình

đó là yêu cầu cơ quan, tô chức có thâm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành

vi vi phạm Đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả vì sau khi nhậnđược yêu cầu thì cơ quan, tổ chức có thâm quyền như tô hòa giải ở cơ sở, Uy bannhân dân các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát sẽ áp dụng các biện pháp do pháp luật

Trang 18

quy định buộc người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân cham

dứt hành vi đó Trong các cơ quan Nhà nước áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ

quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệquyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả nhất Tuy nhiên, bảo vệ quyền nhân thôngqua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và đòihỏi người có quyền nhân thân bị xâm phạm yêu cầu Tòa án bảo vệ phải chứng minhđược quyền nhân thân của mình, hành vi xâm phạm quyén nhân thân của họ là trái

pháp luật.

3 Yêu cau người vi phạm hoặc yêu cau cơ quan, tô chức có thẩm quyên buộcngười vi phạm bôi thường thiệt hại: Nêu có hành vi trái pháp luật xâm phạm đếnquyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh than thì cá nhân

có quyền nhân thân bị xâm hại có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồithường thiệt hại Nếu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhânthân của cá nhân không chịu bồi thường thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm

có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan, tô chức khác có thâm quyền buộc người viphạm bồi thường thiệt hại Mức bồi thường thiệt hại tinh thần thường dé cho cácbên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được sẽ bồi thường tối đa không quá ba mươitháng lương tối thiểu đối với thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, tối đa không quásau mươi tháng lương tối thiểu đối với thiệt hại do tinh mạng bị xâm phạm và tôi da

không quá mười tháng lương tối thiểu do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

với Nhà nước và với những cá nhân con người khác [4] Phu nữ và trẻ em phải

được hưởng tất cả những quyền con người mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ Quyền

nhân thân của phụ nữ và trẻ em là một khái niệm dùng dé chỉ các quyên con người

Trang 19

của phụ nữ và trẻ em Phụ nữ và trẻ em là nhóm xã hội đặc biệt, dễ bị tôn thươngcần được ghi nhận các quyền con người cho họ.

Trong pháp luật của nhiều quốc gia cũng như trong phong tục tập quán ởnhiều nước, phụ nữ và trẻ em chiu sự chi phối bảo vệ và thống tri của nam giditrong và ngoài gia đình Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, thế giới loài người đãchứng kiến một bước phát triển mới ảnh hưởng to lớn đến sự sống còn và phát triểncủa phụ nữ và trẻ em trên thé giới Đó là việc Đại hội đồng Liên hợp quốc thôngqua Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (the

Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against

Women/CEDAW) và Công ước về quyền trẻ em (the Convention on the Rights ofthe Child/CRC) Đây là hai công ước quốc tế cơ bản trong hệ thống các công ướcquốc tế về quyền con người Bên cạnh những văn kiện quốc tế về quyền con người,chúng ta vẫn xây dựng những quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền phụ nữ, bảo

vệ phụ nữ khỏi sự phân biệt đối xử Khi mà sự phân biệt đối xử chính là nguyênnhân làm cho người phụ nữ không được hưởng những quyền con người bình dang

VỚI nam gidi.

Các trẻ em gái vừa mang những đặc trưng non nét về thé chất, tinh thần củatrẻ em, vừa mang những đặc trưng về giới tính của phụ nữ Vì vậy, các em gái đồngthời phải được bảo đảm cả quyền trẻ em và quyên bình dang của phụ nữ

Trẻ em là những cá thé còn non nớt cả về thé chất lẫn tinh than, rất dé bị tonthương nên cuộc song va su phat triển của trẻ em phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóccủa gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là gắn với sự chăm sóc của người mẹ.Chính vì vậy, việc bảo đảm các quyền con người của phụ nữ, nhất là các quyền liênquan đến sinh đẻ, mang thai và nuôi con là các biện pháp sớm và có hiệu quả nhất

để thừa nhận các quyền của trẻ em và bảo vệ các em Thực tế cho thấy, khi ngườiphụ nữ mang thai mà các quyền con người của họ không được bảo đảm, nhất là cácquyền về chế độ dinh dưỡng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi trước và sau khi sinh;

được khám, chữa bệnh định kỳ thì hậu quả là bào thai trong bụng mẹ cũng như

khi em bé được sinh ra khó có thể phát triển bình thường và khoẻ mạnh Nếu một

Trang 20

người mẹ có kiến thức, có khả năng kinh tế cao sẽ có điều kiện chăm sóc con cái tốthơn những người mẹ có trình độ văn hoá thấp và điều kiện kinh tế khó khăn Cóthê khang định răng, việc bao đảm các quyền con người của phụ nữ trên tất cả cáclĩnh vực đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến việc bao đảm các quyền trẻ em.

Từ những phân tích kể trên cho ta thấy, việc bảo đảm các quyền con ngườicủa phụ nữ và trẻ em có mối liên hệ không thể tách rời Nói cách khác, không thébảo đảm các quyền của trẻ em một cách toàn diện và hiệu quả nếu không bảo đảmcho phụ nữ có quyền bình đẳng về mọi mặt với nam giới

1.2.3 Ý nghĩa việc bảo vệ quyền nhân thân của phụ nữ và trẻ em

Quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự cơ bản của phụ nữ và trẻ

em thé hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với đờisong tinh thần của cá nhân Tuy vậy, trên thực tế của đời sống xã hội, do điều kiệnlịch sử dé lại và nhận thức của mỗi người khác nhau nên việc xâm phạm đến quyềnnhân thân là không tránh khỏi Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cánhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bị xâm phạm Vi vậy,việc bảo vệ quyền nhân thân của phụ nữ và trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng

Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của phụ nữ và trẻ em có tác dụng kịp

thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm, bao đảm trật tự pháp lý xã hội

và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân thân - quyềncon người của phụ nữ và trẻ em Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân còn tạo điềukiện thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế,khắc phục những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảođảm đời sống tinh thần và vật chất cho phụ nữ và trẻ em

Ở Việt Nam, trẻ em từ 0 đến 16 tuổi chiếm khoảng 28% dân SỐ, hàng năm có

khoảng 1,5 triệu trẻ em được sinh ra Về mặt văn hoá và truyền thống, trẻ em được

coi là niềm hạnh phúc của gia đình và tương lai của đất nước Trẻ em là lớp côngdân đặc biệt mà Nhà nước và xã hội phải chăm sóc Tuy nhiên, trẻ em lại non nới vềthê chất và trí tuệ, chưa thể tự bảo vệ mình Do đó, cần có những quy định của pháp

luật về quyên của trẻ em và nghĩa vụ của cha mẹ, gia đình và xã hội đê trẻ em được

Trang 21

bảo vệ và phát triển Xuất phát từ tính thần nhân văn, nhân đạo và từ sự coi trọngcon người, coi trọng trẻ em, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quantrọng ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền trẻ em Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắccủa Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ cũng như chăm sóc trẻ em Đây cũng là cơ

sở pháp lý cho việc đảm bảo quyền công dân, quyền con người trong phạm vi quốc

gia; là căn cứ xử lý các trường hợp vi phạm.

Phu nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, dé bị tổn thương Do đó, việc xác định

và ghi nhận các quyền con người cho họ, đặc biệt đảm bảo trên cơ sở của tiêu chíbình đăng là cần thiết, phụ nữ cũng như nam giới họ phải được hưởng tất cả nhữngquyền con người mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ Với những đặc điểm sinh học vềg101 CÓ thể mang lại những khó khăn cho họ, phụ nữ cần được bảo vệ sức khỏe sinhsản; phòng chống buôn bán phụ nữ, phòng chống bạo lực giới; đảm bảo sự tham gia

của phụ nữ trong lĩnh vực chính tri.

Như vậy, các nhóm xã hội phải chịu những thiệt thòi và có xuất phát điểm thấp hơnxứng đáng và cần thiết được hưởng các quyền, đặc thù (các quyền của nhóm) dé cóthê đạt được sự bình đăng thực chất với các nhóm khác trong việc hưởng thụ cácquyền con người Bên cạnh đó, thông qua các quy định của pháp luật về bảo vệ

quyên của phụ nữ và trẻ em sẽ phản ánh bản chât và sự tiên bộ xã hội.

Trang 22

CHƯƠNG 2

QUYEN NHÂN THAN CUA NHÓM NGƯỜI DE BỊ TON THƯƠNG

LÀ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

2.1 Luật quốc tế về quyền của nhóm người dễ bị ton thương là phụ nữ và trẻ em

Phụ nữ và trẻ em là nhóm người được coi là dễ bị ton thuong trong LuatQuốc tế về quyền con người Chiém phan lớn nội dung về quyền của nhóm, quyềncủa các nhóm người dễ bị tốn thương cầu thành một bộ phận quan trọng của LuậtQuốc tế về quyền con người Đã có hàng trăm văn kiện quốc tế, cả các điều ước,tuyên bố và khuyến nghị được Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức liên chính phủquốc tế thành viên của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là UNESCO, ILO thông qua.Tuy nhiên, trong phần dưới đây, tác giả chỉ đề cập, phân tích một số quy phạm quốc

tế quan trọng nhất về quyền của nhóm người dé bị tổn thương là phụ nữ và trẻ emtheo Luật quốc tế

2.1.1 Quyền của phụ nữ theo Luật quốc tế

2.1.1.1 Khái quát lịch sử phát triển của vấn đề quyền của phụ nữ

Một nửa thé giới là phụ nữ nên quyền của phụ nữ thu hút sự quan tâm rất lớncủa cộng đồng quốc tế Các cuộc đấu tranh vì quyền của phụ nữ bắt đầu từ cấp độquốc gia rồi dần phát triển thành những phong trào quốc tế, có ảnh hưởng và tácđộng đến pháp luật quốc tế Từ thời kì cách mang tư sản Pháp thế ki XVIII, châu

Âu đã xuất hiện các phong trào đấu tranh của phụ nữ chống lại sự bóc lột kinh tế và

sự phân biệt đối xử với phụ nữ trên phương diện chính trị, xã hội Đến đầu thế kỉ

XX, vấn đề bảo vệ phụ nữ cũng đã trở thành nội dung của nhiều công ước do Tổchức Lao động quốc tế ban hành Tuy nhiên, ké từ khi Liên Hợp Quốc ra đời, quyềnbình đăng của phụ nữ mới chính thức được thừa nhận trong luật quốc tế Hiếnchương Liên Hợp Quốc năm 1945 khăng định sự “bình đăng về các quyền giữa phụ

nữ và đàn ông ” Giai đoạn 1975-1985 đã được Liên Hợp Quốc lấy làm thập kỷ

của Liên Hop Quoc vê Phu nữ.

Trang 23

Năm 1948, Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người đã xác lập nguyên tắcnên tang là tất cả mọi người đều được hưởng các quyền tự do một cách bình đẳng,không có bat cứ sự phân biệt nào về chủng tộc, dan tộc, giới tính (Diéul, 2).

Kế tiếp Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, nhiều điều ước quốc

tế riêng đã được Liên Hợp Quốc thông qua nhằm bảo vệ các quyền của phụ nữ vàtrẻ em gái như: Công ước về trấn áp việc buôn người và bóc lột mại dâm ngườikhác năm 1949; Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952; Công ước

về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957; Công ước về đăng ký kết hôn, tuôitối thiêu khi kết hôn và việc kết hôn tự nguyện năm 1962 Đặc biệt quan trọng và

là sự cụ thể cho những giải pháp bảo đảm cho phụ nữ được hưởng đầy đủ quyền vềdân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên thực tế là sự ra đời của Công ước vềxóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) ngày18/12/1979, tính đến năm 2008 đã có 183 quốc gia thành viên

Khi “Quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái” được khang định là “một

bộ phận cấu thành, gắn liền và không thé tách rời của các quyền con người phổbiến” trong Tuyên bố của Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ II tổ chứctại Viên (Áo) năm 1993 đã đưa cuộc đấu tranh vì quyền bình đăng của phụ nữ lênmột tầm cao mới, những quan tâm về phụ nữ được đưa vào các chương trình, hoạtđộng về quyền con người

2.1.1.2 CEDAW - Văn kiện quốc tế quan trọng nhất về quyền con người của phụ nữ

Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ

-CEDAW (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against

Women) là một trong chín công ước quốc tế quan trọng nhất hiện nay về quyền conngười của Liên Hợp Quốc Công ước CEDAW không xác lập các quyền con ngườimới cho phụ nữ, mà thay vào đó, công ước này dé ra những cách thức, biện phápnhằm loại trừ từ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong việc hưởng thụ cácquyền con người mà họ đã được thừa nhận trong những điều ước quốc tế trước đó.Công ước chỉ ra những lĩnh vực có sự phân biệt đối xử nặng nè với phụ nữ như hôn

nhân gia đình, quan hệ dân sự, lao động việc làm, đời sông chính trị, giáo dục đào

Trang 24

tạo đồng thời xác định cách thức, biện pháp để xóa bỏ những sự phân biệt đối xử

đó.

Bình dang giới là phụ nữ và nam giới được công nhận vị thế như nhau trong

xã hội và cùng có các điều kiện, cơ hội như nhau để phát huy khả năng, tham giađóng góp và hưởng thụ thành qua phát triển của quốc gia trên mọi lĩnh vực Daymới là bình đăng thực sự chứ không phải sự cào bằng các quyền đối với phụ nữ và

nam giới như một sự bình đăng hình thức, làm phụ nữ thực chất phụ thuộc vào nam

giới nhiều hơn

Những quy định chủ yếu của CEDAW:

(1) Định nghĩa sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ:

Theo Điều 1 của CEDAW đã định nghĩa: “Phân biệt đối xử chong lại phụ nữbất kì sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào được đề ra dựa trên cơ sở giới tính,

mà có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tồn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ, bắt

kể tình trạng hôn nhân của họ như thé nào, được công nhận, thụ hưởng hay thựchiện các quyên con người và tự do cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh té, vănhóa, xã hội, dan sự hay bat kể lĩnh vực nào khác, trên cơ sở bình dang giữa namgiới va phụ nữ ” Nhu vậy, trên moi lĩnh vực, không một đối tượng nào kê cả phụ nữđược có hành vi phân biệt hay hạn chế phụ nữ thực hiện và/hoặc hưởng thụ cácquyền và tự do của phụ nữ

- “Sự phân biệt đối xử” theo Công ước là sự đối xử khác biệt gây tốn hạihoặc vô hiệu hóa việc công nhận, thụ hưởng hay thực hiện quyền con người của phụ

nữ chứ không phải mọi sự đối xử khác nhau giữa phụ nữ và nam giới Theo Bìnhluận chung số 16 của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa phân biệt giữa

sự phân biệt đối xử trực tiếp và giản tiếp với phụ nữ Theo đó, sự phân biệt đối xửtrực tiếp thể hiện ở sự đối xử khác biệt trực tiếp và công khai với phụ nữ vì lý dogiới tính mà không dựa trên những cơ sở hợp lý khách quan, còn sự phân biệt đối

xử gián tiếp thé hiện ở hệ qua mang tính phân biệt đối xử với phụ nữ xảy ra trongquá trình thực thi pháp luật, chính sách, mặc dù về mặt hình thức các quy định phápluật, chính sách đó không thé hiện sự phân biệt đối xử [8]

Trang 25

- “Hạn chế” là sự giới hạn hoặc giảm bớt một cách tùy tiện, bằng pháp luậthoặc trên thực tế, các quyền và tự do của phụ nữ mà đã được luật pháp quốc tế thừanhận Bên cạnh đó “loại trừ” là sự phủ nhận hoàn toàn các quyền và tự do của phụ

nữ Ví dụ: Cho đến ngày 26/9/2011, khi phát biểu tại lễ khai mạc Hội đồng Tư vấnnhiệm kì mới, Quốc vương Abdullah mới tuyên bố: “Phụ nữ sẽ có thé tranh cử nhưnhững ứng cử viên trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố và cũng sẽ có quyền đibầu” Do là bước tiến triển cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ ở A Rap Saudi Chođến thời điểm đó, những người phụ nữ ở đất nước này không được phép lái xe,không được ra khỏi nước nếu không có người đi kèm

- “Tén hại” chỉ những hậu quả dẫn đến sự hạn chế trong việc công nhận,thực hiện và thụ hưởng các quyền; còn “vô hiệu hóa” là loại bỏ hoàn toàn các quyền

và tự do của phụ nữ.

- Khía cạnh “thực hiện” chỉ năng lực lựa chọn và hành động của bản thân

phụ nữ, cũng như sự vận hành và tính hiệu quả của các cơ chế bảo vệ các quyền củaphụ nữ; trong khi đó, khía cạnh “công nhận” nói đến mức độ nhận thức và tôn trọngcác quyên của phụ nữ trong xã hội, còn khía cạnh “thụ hưởng” đề cập đến mức độbảo đảm các quyền và tự do cơ bản của phụ nữ trên thực tế [5]

(2) Nghĩa vụ quốc gia

Theo Điều 2 và 3 Công ước CEDAW, để loại trừ mọi sự phân biệt đối xửchống lại phụ nữ, các quốc gia có những nghĩa vụ cơ bản sau:

+ Quy định nguyên tắc bình đăng nam nữ trong Hiến pháp, pháp luật quốc gia

Dé triển khai thực hiện các quy định của Công ước CEDAW và pháp luậtcủa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bình đăng giới, các quyềncủa phụ nữ và các quy định về bình đăng giới đã được thê hiện rõ trong các văn bảnpháp luật như Hiến pháp 1992 sửa đôi bố sung năm 2013, Bộ luật Dân sự 2005, Bộluật Lao động, Bộ luật Hình sự đã được sửa đôi năm 2009, Luật Hôn nhân và Giađình năm 2000 Đặc biệt, dé khang định sự quan tâm và quyết tâm của Việt Namtrong quá trình thực hiện mục tiêu bình đăng giới, hội nhập khu vực và quốc tế.Luật Bình đăng giới đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 26

thông qua ngày 29/11/2006 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 Đây là cơ sởpháp ly dé xử lý các vi phạm pháp luật bình đắng giới, bảo vệ quyền bình dang của

phụ nữ với nam giới ở Việt Nam.

Không chỉ Việt Nam, trên thế giới đến nay đã có rất nhiều nước ké cả cácnước phát triển và đang phát triển đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vềbình dang giới và tiến bộ của phụ nữ như Úc, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc,Phần Lan, Đan Mạch, Lào, Trung Quốc Là thành viên các Công ước quốc tế vềquyền con người, việc xây dựng Luật Binh dang giới không chỉ thể hiện quyết tâmcủa Việt Nam trong việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đôi xử nam nữ mà còn làcâu trả lời đầy đủ nhất của Việt Nam trong việc thực hiện CEDAW

+ Ngăn chặn các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ bằng mọi biệnpháp, ké cả băng chế tài hình sự

+ Thiết lập các cơ chế pháp lý dé giúp phụ nữ bảo vệ quyền bình dang của ho.+ Đảm bảo rằng hoạt động của các cơ quan nhà nước ở các cấp không có

tính chất phân biệt đối xử chống lại phụ nữ

+ Điều chỉnh, xóa bỏ những quy định pháp luật, các phong tục tập quán cótính chất phân biệt đối xử chống lại phụ nữ

(3) Ưu đãi đối với phụ nữ

Phụ nữ có đặc điểm sinh học riêng tạo cho họ vai trò làm mẹ, một thiên chứcnhằm tái sản xuất con người Phụ nữ phải dành phan không nhỏ cuộc đời mình dé

thực hiện vai trò của người mẹ (thời gian thai sản, nuôi con nhỏ, chăm sóc con

cái ) Do đó, so với nam giới, họ có ít cơ hội và điều kiện để tham gia các hoạtđộng khác của đời sống xã hội Vì vậy, để phụ nữ có thé bình dang với nam giới vềmọi mặt của đời sống xã hội, cần có các biện pháp đặc biệt ưu đãi dành riêng chophụ nữ trong các trường hợp cụ thé khi phụ nữ đóng vai trò làm mẹ

Điều 4 Công ước CEDAW cho phép các quốc gia thành viên có thé áp dụngnhững ưu đãi đối với phụ nữ dé thúc đây nhanh hon sự bình đăng trên thực tế giữahai giới mà không bị coi là phân biệt đối xử hai giới này với nhau Theo Khoản 2

Điêu 4 Công ước CEDAW, việc các nước tham gia công ước châp nhận các biện

Trang 27

pháp đã có trong công ước nhằm bảo vệ thiên chức làm mẹ không bị coi là phânbiệt đối xử với nam giới Đồng thời, tại Điều 11 của Công ước đã quy định về ngăncam việc phạt, thải hồi phụ nữ vì có mang hoặc nghỉ thai sản và phân biệt đối xửtrong những trường hợp sa thải dựa vào tình trạng hôn nhân; về việc quy định chế

độ cho phụ nữ nghỉ đẻ được trả lương hoặc các phúc lợi xã hội tương ứng; vềkhuyến khích các dịch vụ xã hội có tác dụng phụ trợ cần thiết để tạo điều kiện chocha mẹ kết hợp được nghĩa vụ gia đình với trách nhiệm lao động và tham gia vàođời sống cộng đồng: về cung cấp sự bảo hộ đặc biệt khi phụ nữ có mang trong côngviệc có hại đối với sức khỏe của họ và thai nhi

(4) Quyền tham gia vào các hoạt động chính trị của phụ nữ (Quyền tham chính)Điều 7 CEDAW yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho phụ nữcác quyên: quyền bau cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử và giữ chức vụ ở các cơquan công quyên; tham gia xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật và giữ chức

vụ trong các cơ quan nhà nước ở mọi cấp; tham gia các tô chức xã hội

Luật Bình đăng giới năm 2006 của Việt Nam quy định: “Nam, nữ bình đẳng

trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội” Tuy nhiên, tỷ lệ phụ

nữ năm giữ các chức vụ trong bộ máy chính trị ở nước ta vẫn còn hạn chế Ví dụ:

nhưng so với các nước khác ở khu vực Đông Á, Việt Nam là nước có tỷ lệ đại biểu

nữ trong Quốc hội cao nhất Điều này cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của nhà nướctrong công tác bình đăng giới

(5) Quyền bình đẳng của phụ nữ về việc làm

Phụ nữ thường có thu nhập ít hơn đàn ông, đó là yếu tố làm phụ nữ bị phụthuộc vào nam giới Khi phụ nữ tự chủ về kinh tế mới có thé thoát khỏi địa vị phụthuộc này Do đó, bình đăng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm là một trong

Trang 28

những nội dung quan trọng va cơ ban nhất về bình dang nam, nữ trên phạm vi toàncầu, trong từng quốc gia ké cả Việt Nam Bình dang giới trong lĩnh vực lao động,việc làm là sự ngang nhau giữa lao động nam và lao động nữ về lĩnh vực lao động:

về nghĩa vụ và quyền lợi hay cống hiến và hưởng thụ Như vậy, không có nghĩa làphải bảo đảm bình đăng giới theo nghĩa tuyệt đối mà phải giải quyết mối quan hệgiữa nghĩa vụ và quyền lợi theo nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ ngang nhau thì cóquyền lợi, quyền được hưởng thụ ngang nhau từ kết quả lao động; đồng thời tạo cơhội như nhau giữa nam và nữ trong phát triển nghề nghiệp, tạo và tìm kiếm việclàm, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội và các điều kiện việc làm khác

Quan điểm bình đăng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm được Công ướcCEDAW quy định cu thé tại Điều 11 Khoản 1

Nhằm đạt được mục tiêu bình đăng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm,Điều 13 Luật Bình dang giới đã quy định nội dung bình dang giới trong lĩnh vực laođộng bao gồm:

“Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng

Bình đẳng khi được đối xử tại nơi làm việc về việc làm, tiền cong, tiénthuong, bao hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác

Bình dang về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được dé bạt, bổ nhiệm giữ các chứcdanh trong các ngành, nghệ có tiêu chuẩn, chức danh”

(6) Quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân, gia đình

Trong hầu hết các xã hội, phụ nữ phải chịu đựng sự đối xử bất bình đăngngay trong gia đình như hôn nhân cưỡng bức, quyền quyết định về con cái, tài sản(tài sản thường được dé lại thừa kế cho con trai)

Theo Điều 16 Công ước CEDAW, quyền bình dang của phụ nữ trong quan

hệ hôn nhân, gia đình gồm:

(i) Bình dang về kết hôn: phụ nữ được tự do quyết định việc kết hôn va lựachọn người phối ngẫu Vấn đề này liên quan Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000của Việt Nam đã quy định độ tuôi kết hôn tối thiểu là từ 18 tuổi đối với nữ và từ 20

tuôi với nam; việc đăng ký kết hôn là tự nguyện; chê độ hôn nhân một vợ một

Trang 29

chồng Pháp luật Việt Nam hiện nay cam chế độ đa thê và tảo hôn với trẻ em.

(ii) Bình đăng trong hôn nhân và khi hôn nhân kết thúc: vợ và chồng cùng cóquyền quản lý và quyết định với tài sản chung; cùng có quyền và trách nhiệm vớicon cái, việc xác định số con, khoảng cách giữa các lần sinh; việc cho nhận connuôi; những tự do cá nhân như việc lựa chọn họ tên, quyết định lựa chọn nghềnghiệp, việc làm của người phụ nữ không bị phụ thuộc vào người chồng

Theo pháp luật Việt Nam, Hiến pháp 1992 sửa đổi, b6 sung năm 2013 quyđịnh: “Nam, nữ có quyên kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiễn

bộ, một vợ một chong, vợ chồng bình dang, tôn trọng lan nhau” (Khoản 1 Điều 36)

Từ Hiến pháp, các luật chuyên ngành đã quy định cụ thể hơn như Bộ luật Dân sựnăm 2005 quy định bình đăng nam nữ trong các quan hệ dân sự, các quyền nhânthân trong đó có các quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (quyền kết hôn,quyên ly hôn ) và được quy định chỉ tiết hơn nữa tại Điều 18 Luật Binh dang giới

(7) Ngoài ra, Công ước CEDAW còn quy định các vấn đề khác liên quan đến

quyền bình đẳng của phụ nữ như: sửa đổi những tập tục và khuôn mẫu giới cótác động tiêu cực đến phụ nữ, quyền bình dang của phụ nữ trong giáo dục; ngănchặn mọi hình thức buôn bán và bóc lột tình dục phụ nữ; quyền bình đẳng của phụ

nữ trong việc tham gia các quan hệ quốc tế; quyền bình đăng về quốc tịch của phụnữ Đặc biệt là quyền bình đắng của phụ nữ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe yêucầu các thành viên phải áp dụng tất cả các biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự phânbiệt đối xử chống lại phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo phụ

nữ bình đăng VỚI nam giới trong việc tiếp cận với các dịch vụ này, kê cả dịch vụ kếhoạch hóa gia đình Yêu cầu các quốc gia thành viên của Công ước phải đảm bảocho phụ nữ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đặc biệt có liên quan đến chức năng làm

mẹ, cụ thé là những dịch vụ về thai nghén, sinh đẻ và nuôi con và phải đảm bảonhững dịch vụ này được cung cấp cho phụ nữ một cách miễn phí nếu cần thiết.(8) Hạn chế của Công ước CEDAW

CEDAW là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng đề cập một cách khá toàn

diện đên các điêu kiện đảm bảo thực hiện nam nữ bình đăng, chỉ ra rắng sự “phân

Trang 30

biệt đối xử” là nguyên nhân dẫn đến các quyền con người của phụ nữ không đượcđảm bảo CEDAW trao cho phụ nữ những quyền con người mà pháp luật quốc tế đãthừa nhận nhưng phụ nữ chưa được hưởng trên thực tế bởi họ phải chịu sự phân biệtđối xử Tuy nhiên, sự thiếu sót của Công ước là không đề cập một cách cụ thể, rõrang van đề bạo lực giới Bao lực giới diễn ra khá phô biến ở tất cả các quốc gia vàảnh hưởng vô cùng xấu đến việc thực hiện và thụ hưởng các quyền con người củaphụ nữ Sự khiếm khuyết này phan nào được bồ sung trong Khuyến nghị số 19 của

Ủy ban về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ thông qua tại kỳ họpthứ 11 năm 1992: “Bao luc giới tính là hành vi nhằm gây áp lực hoặc nhằm diéukhiển một người phụ nữ một cách không chính dang Nó bao gom những hành hạ vềthể chất, tỉnh thân hoặc gây tổn thương hay đau đón về tình dục, việc đe dọa gây ranhững hành động như vậy, sự cưỡng chế và tước đoạt các tự do khác ” (đoạn 6).2.1.2 Quyền của trẻ em theo Luật quốc tế

2.1.2.1 Khái quát lich sử phát triển của van đề quyền trẻ em

Trẻ em là mầm non, tương lai của dân tộc Bất cứ đâu và trong thời đại nào,

trẻ em luôn nhận được sự quan tâm, bảo vệ của gia đình và xã hội do trẻ em là

nhóm đối tượng dé bị ton thương nhất Trong thời kì trước đây, trẻ em được bảo vệ

từ góc độ tình thương, lòng nhân đạo, sự che chở chứ không phải dưới gốc độ nghĩa

vụ bảo vệ quyền trẻ em Từ thế ki XIV, châu Âu đã có những dự án công cộng dành

cho trẻ em Ở châu Á, Bộ luật Hồng Đức của Việt Nam đã quy định trách nhiệm

của dân chúng va các quan lại địa phương phải giúp đỡ trẻ em tan tật, trẻ mô côikhông nơi nương tựa; bảo vệ chăm sóc trẻ lạc, đồng thời quy định về trừng trị tội

gian dâm với trẻ em gái; tôi buôn bán phụ nữ, trẻ em; giảm án và hoãn thi hành án với

phụ nữ có thai, đang nuôi con nhỏ [7, Điều 295, 313, 404, 453, 604, 605, 680]

Khi chiến tranh thé giới thứ I (1914-1918) nỗ ra, hàng triệu trẻ em ở châu Âulâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như mồ côi không nơi nương tựa, đói khát,bệnh tật và thương tích Trong tình hình đó, hai tổ chức cứu trợ trẻ em đầu tiêntrên thế giới ở Anh và Thụy Dién được thành lập vào năm 1919 Vào năm 1923, bà

Eglantyne Jebb — người sáng lập Quỹ cứu trợ trẻ em của nước Anh năm 1919 — đã

Trang 31

soạn thảo bản tuyên ngôn gồm 7 điểm, trong đó kêu gọi thừa nhận và bảo vệ cácquyền của trẻ em Bản tuyên ngôn này được Hội Quốc liên thông qua và gọi đây làTuyên ngôn Geneva về quyền trẻ em Trong văn bản pháp luật quốc tế này, thuậtngữ “quyền trẻ em” chính thức được ghi nhận Việc bảo vệ trẻ em không chỉ còn ở

khía cạnh đạo đức xã hội mà trẻ em được bảo vệ trên cơ sở pháp luật, được coi là

chủ thé quyền, cha me và các chủ thé liên quan có nghĩa vụ với trẻ em

Sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập và thông qua Tuyên ngôn quốc tế vềquyền con người năm 1948 và hai công ước về các quyền dân sự, chính trị và quyềnkinh tế văn hóa năm 1966, trẻ em được thừa nhận là chủ thé bình đăng VỚI nguoltrưởng thành trong việc hưởng tất cả các quyền va tự do được ghi nhận trong luậtquốc tế về quyền con người

Tính đến thời điểm hiện nay, văn kiện quốc tế quan trọng và toàn diện nhất

về quyền trẻ em là Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (CRC) được

thông qua ngày 20/11/1989.

2.1.2.2 CRC - Văn kiện quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyên trẻ em

Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em — CRC (The UN Convention

on the Rights of the Child) là điều ước quốc tế về quyền con người có số lượngquốc gia thành viên cao nhất tính đến thời điểm này

Những nội dung chi yếu của CRC:

(1) Định nghĩa trẻ em

Theo Điều 1 Công ước CRC: “Tré em có nghĩa là bat kỳ người nào dưới 18tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổithành niên sớm hon” Như vậy, tùy theo pháp luật từng quốc gia thành viên độ tuổiquy định trẻ em có thê dưới 18 và không quy định từ khi nào được coi là trẻ em Lờinói đầu của CRC ghi rằng “trẻ em can được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kế cả sựbảo vệ thích hợp về mặt pháp lý từ trước cũng như sau khi ra đời” Pháp luật ViệtNam quy định “7rẻ em là công dan Việt Nam dưới 16 tuổi ” (Điều 1, Luật Bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004).

(2) Vai trò và trách nhiệm của cha mẹ

Trang 32

Theo quy định Điều 18 Công ước CRC, “các quốc gia thành viên phải cónhững cô gang cao nhất dé bảo đảm việc thừa nhận nguyên tắc là cả cha và mẹ đều

có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của con cai” Trẻ emchưa phát triển hoàn thiện về thé chat va tinh than, rất nhạy cảm và dé bị tổn thươngnên cần được phát triển trong môi trường gia đình có cha mẹ Ủy ban Quyền trẻ emkhuyến nghị các quốc gia thành viên phải nỗ lực hết sức dé giảm thiểu số trẻ em bị

bỏ roi và trẻ em m6 côi; không tách trẻ em khỏi môi trường gia đình trừ nhữngtrường hợp cần thiết vì lợi ích của trẻ, ví dụ như trẻ bị cha mẹ bỏ mặc, ngược đãihay sỉ nhục; trẻ phải sống trong bối cảnh cha mẹ xung đột thường xuyên; cha mẹkhông có khả năng nuôi con vì những lý do sức khỏe hay tâm thần (đoạn 18,Bình luận chung số 7 của Ủy ban Quyền trẻ em) Chỉ cơ quan nhà nước có thâmquyên, thông thường là tòa án mới được quyết định việc cách ly giữa trẻ em và cha

mẹ.

(3) Họ tên và quốc tịch

Dé được hưởng thụ day đủ các quyền co bản, trẻ em cần có họ tên và quốctịch Nếu bị tước quyền họ tên và quốc tịch, trẻ em sẽ không có cơ hội hưởng thụnhững quyền cơ bản nhất như quyền được học tập, quyền được chăm sóc y tế Do

đó, ngoài việc ban hành các quy định pháp luật quốc gia về quyền có họ tên và quốctịch, các nước thành viên cần ký kết và tuân theo các điều ước quốc tế về vấn đềhôn nhân có yếu tố nước ngoài, nhập cư, cho nhận con nuôi

Theo Ủy ban quyền trẻ em, CRC áp đặt nghĩa vụ với các quốc gia thành viênphải bảo vệ mọi trẻ em hiện diện trên lãnh thô nước mình, bao gồm trẻ em là côngdân nước mình, trẻ em ty nạn, trẻ em nhập cư, di cư bất ké trẻ em đó có quốc tịchnước nào hoặc không quốc tịch và đến nước đó bằng cách nào

(5) Giáo dục

Điều 28, 29 Công ước CRC quy định về giáo dục trẻ em của các quốc giathành viên Theo đó, trẻ em phải được tạo mọi điều kiện để tiếp cận và học tập từbậc tiểu học đến đại học cũng như dạy nghề tùy theo khả năng của từng em Giáo

dục tiêu học là bat buộc, sắn có và miên phí cho tat cả mọi người Môi trường giáo

Trang 33

dục, kỷ luật nhà trường phải thực hiện phù hợp với nhân phẩm của trẻ em và theo

đúng Công ước này.

(6) Bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột về kinh tế

Điều 32 Công ước CRC quy định: “Tré em được bảo vệ không bị bóc lột vềkinh tế và không phải lam bat kỳ công việc gì nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việchọc hành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khỏe hay sự phat triển về thé chất, trituệ, tinh than, đạo đức hay xã hội của trẻ em”, quy định một hay nhiều mức tuổi tôithiểu, giờ giấc và điều kiện đối với lao động trẻ em cũng như hình thức phạt tiền và

các hình thức phạt khác.

Ngoài sáu vấn đề chính nêu trên, Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ

em còn quy định những vấn đề khác như: tôn trọng ý kiến, quan điểm của trẻ em;cách ly với gia đình; không phân biệt đối xử; lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em

- Việc thực hiện Công ước CRC ở Việt Nam:

Trong những năm qua mặc dù còn có những khó khăn nhưng các điều khoản

cơ bản của Công ước về quyền trẻ em đã dần dần được đưa vào chiến lược pháttriên và Luật pháp quốc gia Bằng những chính sách, chương trình hoạt động chăm

lo đến trẻ em Chính phủ đã quyết tâm thực hiện có hiệu quả Công ước quốc tế vềtrẻ em, từng bước đưa nội dung cơ bản của Công ước vào các chiến lược kinh tế —

xã hội Những bước quan trọng đã được thé hiện dé thi hành Công ước nhằm tăngviệc bảo vệ quyên trẻ em Các văn bản pháp Luật quan trọng liên quan đến trẻ emnhư: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, BộLuật Lao động và Bộ Luật Dân sự được ban hành trong đó có vận dụng các điềukhoản của Công ước về quyền trẻ em

Với tinh thần “7rẻ em hôm nay thé giới ngày mai”, Đảng va Nhà nước luônmong muốn những điều tốt đẹp cho trẻ em Điều này được minh chứng bằng nhữngchính sách ưu tiên đối với trẻ em qua: một số chương trình, Quyết định, Chỉ thị, liênquan đến trẻ em: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1999 — 2000, Chi thị38/CT-TW của Ban Bi thư TW Đảng về tăng cường bảo vệ và chăm sóc trẻ em, tiếp

đó đến quyết định số 34/1991/QD-TTG ngày 27/12/1991 của Thủ tướng chính phủ

Trang 34

về trẻ em, tổng kết chương trình quốc gia hành động về trẻ em 1999 — 2000; Quyếtđịnh số 23 ngày 25/02/2001 phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em

Việt Nam giai đoạn 2001 — 2010.

Tóm lại, cả hai văn kiện pháp lý quốc tế này bổ xung và hỗ trợ cho nhau,

hợp thành và tạo lập một bộ luật có sức mạnh to lớn dé khang dinh va bao vé cac

quyền con người của phụ nữ va trẻ em làm cơ sở pháp ly co bản trong việc hướngtới một thế giới công bằng và bình đăng cho phụ nữ và trẻ em Hai công ước nàykhông chỉ khăng định các quyền con người của phụ nữ và trẻ em mà còn đề cập trựctiếp mối quan hệ giữa phụ nữ, trẻ em, gia đình và nhà nước

Hai công ước phát triển các quyền của phụ nữ và quyền trẻ em trong phạm vikhuôn khổ chung của Tuyên bố thế giới về quyền con người, Công ước về cácquyền dân sự và chính trị, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá CảCRC và CEDAW nhắn mạnh răng quyền con người tổng quát, không chia cắt, phụthuộc lẫn nhau và hợp tác quốc tế là rất quan trọng trong việc bảo đảm các quyền này.2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền nhân thân của nhómngười dễ bị tốn thương là phụ nữ và trẻ em

2.2.1 Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về các quyền nhân thân

Trong pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là đạo luật gốc, là cơ sở đầu tiên vàquan trọng nhất dé hình thành và phát triển các quyền nhân thân thông qua sự cụ théhóa trong Bộ luật dân sự Do vậy, sự phát triển của quyền nhân thân cũng gan VỚIcác bản Hiến pháp

- Quyền nhân thân trong giai đoạn Hiến pháp 1946: Hiến pháp 1946 ra đờikhi đất nước Việt Nam còn thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.Khao khát của cả dân tộc ta lúc đó là tự do và phấn đấu giành quyền tự do dân chủ

cho con người như: “Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam, không ai được xâm

phạm một cách trái pháp luật” hay các quy định của pháp luật liên quan tới quyềnbau cử và ứng cử (Điều 18) Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 1946, các vănbản pháp luật có hiệu lực sau Hiến pháp giai đoạn này cũng đã cụ thé hóa quyềnnhân thân, trong đó có Luật Báo chí có hiệu lực từ ngày 20/5/1957 quy định về

Trang 35

“quyền tự do ngôn luận”; khi báo chí đăng tin sai sự thật, vu khống thì phải xin lỗi

và tùy mức độ người bị vi phạm có thé yêu cầu Tòa án giải quyết

Ở Mỹ, quyền bình dang nam nữ chỉ được khang định sau 131 năm ké từ khi

Mỹ có Hiến pháp (1789) Còn chúng ta ngay từ những ngày đầu tiên giành được

chính quyên, Nhà nước đã chú trọng đến bảo vệ quyền con người, đặc biệt là bảo vệ

quyền của phụ nữ và trẻ em Có thé nói, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, đạoluật cơ bản của nhà nước - Hiến pháp 1946 đã khang định: “Đàn bà ngang quyênvới đàn ông” (Điều 9) Điều này thê hiện thái độ trân trọng, đánh giá đúng nhữngđóng góp của phụ nữ, tạo tiền đề và cơ sở cho những chuyền biến hết sức to lớn về

vi tri và vai trò của phụ nữ trong pháp luật và thực tế xã hội ở Việt Nam giai đoạnsau này Bên cạnh đó, Hiến pháp 1946 đã quy định về quyền được giáo dục và giáodưỡng của trẻ em, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên khắng định các quyền cơ bản của trẻ

em là quyền được học tập và chăm sóc

- Quyền nhân thân giai đoạn 1959 - 1980: Trên cơ sở kế thừa và phát triểnHiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 đã có một chương về “quyền lợi và nghĩa vụ cơbản của công dân” quy định các quyền dân sự nói chung và quyền nhân thân nóiriêng bao gồm 21 Điều, quy định công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cóquyền làm việc Nhà nước dựa vào sự phát triển có kế hoạch của nền kinh tế quốc

dân, dần dần mở rộng công việc làm, cải thiện điều kiện lao động và lương bồng, đề

bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó (Điều 30), Quyền học tập, tự donghiên cứu khoa học Quy định này có ý nghĩa lịch sử xã hội sâu sắc, một mặt tạoniềm tin cho con người mới xã hội chủ nghĩa, một mặt động viên, khích lệ nhân dân

ta tinh thần đấu tranh chống sự xâm lược của dé quốc Mỹ Đặc biệt, Hiến pháp

1959 đã quy định cụ thé và chi tiết về quyền bình dang của phụ nữ: “Phu nit nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa có quyên bình dang với nam giới về các mặt sinh hoạtchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” (Điều 24) và gắn kết quyền lợi củatrẻ em với quyên lợi của phụ nữ “Nhà nước bảo hộ quyên lợi của người mẹ và củatrẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ Nhà nước bảo hộ

hôn nhân và gia đình ”.

Trang 36

- Quyền nhân than thé hiện trong Hiến pháp 1980: Bao gồm 28 điều trongquy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, kế thừa được Hiến pháp 1959

và bổ sung dé phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta thời điểm đó Khôngdừng ở việc quy định những nguyên tắc về bình đăng nam nữ và những lợi ích kinh

tế, xã hội cụ thé cho phụ nữ, Hiến pháp 1980 đã đi sâu vào vấn đến bình đăng giới,

giải phóng phụ nữ khi quy định trách nhiệm của nhà nước và xã hội chăm lo nâng

cao trình độ chính trị, văn hóa của phụ nữ Quyền lợi của trẻ em lần đầu tiên

được đặt cạnh trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục trẻ

em Bên cạnh đó, chúng ta còn ký kết và tham gia các công ước quốc tế về quyềncon người Việt Nam là nước thứ 6 trên thế giới ký Công ước về xóa bỏ mọi hìnhthức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ ngày 29/7/1980 Cùng với đó, Việt Namcũng tham gia Công ước về quyền trẻ em ngày 24/2/1990; Công ước quốc tế về cácquyền dân sự, chính trị Mặc dù vậy, một số quy định về quyền dân sự cũng nhưquyền nhân thân của cá nhân lúc đó như chế độ học không phải trả tiền hay chế độkhám chữa bệnh hoàn toàn miễn là không tưởng trong hoàn cảnh nước ta bấy giờ(Điều 60, Điều 61 )

- Quyền nhân thân được pháp luật quy định trong giai đoạn 1992 - nay:Lan đầu tiên khái niệm “quyền con người” được dé cập tại Điều 50 Hiến

pháp 1992 và trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, Bộ luật Dân sự 1995 là văn bản

pháp ly đầu tiên dé cập tới “quyền nhân thân” đánh dau một bước phát triển quantrọng trong quá trình hiện thực hóa quyền con người Kế thừa những quy định của

bộ luật dân sự 1995 về quyền nhân thân, Điều 24 Bộ luật Dân sự 2005 quy địnhkhái niệm quyền nhân thân như sau: “Quyên nhân thân được quy định trong Bộ luậtnày là quyên dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người

khác, trừ trường họp pháp luật có quy định khác”.

Khi Hiến pháp 1992 ra đời, quyền trẻ em cũng đã trở thành một chế địnhhoàn chỉnh chứ không còn là những quy định riêng lẻ như các Hiến pháp trước.Nhận thức được trẻ em là tương lai của đất nước và là đối tượng dễ bị tôn thương,Hiến pháp 1992 một lần nữa khang định quyền cơ bản, thiêng liêng của trẻ em gồm

Trang 37

quyền được học tập, chăm sóc và bảo vệ về mặt sức khỏe, thê chất Hiến pháp đặcbiệt nhân mạnh nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc, giao dục trẻ em là của gia đình, nhànước và xã hội Khi xã hội phát triển sang một giai đoạn mới, địa vị của phụ nữ

được coi là một tiêu chí của trình độ văn minh, một trong những tiêu chí cơ bản

nhất của sự nghiệp giải phóng con người thì Hiến pháp 1992 cũng hoàn thiện hơnvới những quy định bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữnâng cao trình độ và phát huy vai trò của mình trong xã hội, góp phần giảm gánh

nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, nghỉ ngơi và

làm tròn bồn phận của người me

Mặc dù vậy hiện nay, tại một số địa phương và gia đình, phụ nữ vẫn đangphải chịu sự bất bình dang về giới ngay chính trong gia đình và cả ngoài xã hội Họthường có địa vị về kinh tế và chính trị thấp hơn so với nam giới do bị hạn chế cácđiều kiện để phát triển bản thân và không được khuyến khích tiềm năng lãnh đạo.Trong rất nhiều gia đình, phụ nữ bị hành hạ và bạo lực gia đình là một trong nhữngnguyên chính dẫn đến ly hôn Cha mẹ ly hôn khiến trẻ em phải sống trong nhữnggia đình khuyết, chịu những ảnh hưởng về tâm lý và có nguy cơ phát triển lệch lạc

so với những trẻ em được sống trong gia đình hạnh phúc Từ những đặc điểm đó màtrên thế giới hay ở Việt Nam, phụ nữ và trẻ em đều là nhóm đứng đầu trong nhómngười dé bị tôn thương Chi có dành quyền bình dang cho người phụ nữ, bảo vệquyên lợi của con chưa thành niên trong mối quan hệ gia đình mới có thé nói đếnbảo vệ phụ nữ và trẻ em một cách thực sự Dưới đây là một số van đề quan trọng vànổi bật mà tác giả lựa chọn phân tích các quy định của pháp luật về bảo vệ quyềnnhân thân của nhóm người dé bị tổn thương là phụ nữ và trẻ em

2.2.2 Bảo vệ quyền nhân thân của trẻ em khi cha mẹ ly hôn

2.2.2.1 Ly hôn và hậu quả của ly hôn đối với tré em

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac — Lénin, ly hôn là một mặt trái, mặt bấtbình thường nhưng lại là mặt không thé thiếu của quan hệ hôn nhân và gia đình.Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: “Ly hôn là việc cham dứt

quan hệ hôn nhân do Toa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cấu của vợ hoặc

Trang 38

của chong hoặc cua cả hai vợ chong” (Khoan 8 Diéu 8) Khi ly hôn, cha, me là

người đã trưởng thành, có khả năng lao động, tự lập, chăm sóc và định hướng cuộc

song cho ban thân Nhưng trẻ em dang ở cái tuổi chỉ biết học tập và vui chơi thì đãphải chịu những tốn thương lớn về mặt tâm ly vì cha mẹ ly hôn Trẻ sẽ có nhữngbiểu hiện như: mặc cảm, ngại tiếp xúc bên ngoài, thiếu cởi mở khi nói về gia đìnhkhông trọn vẹn của mình Lúc này, trẻ chỉ còn ở với một người, thậm chí sự gần gũigan bó giữa các anh chi em cũng bị chia cách khiến trẻ cảm giác bị bỏ rơi, khôngcòn hồn nhiên như bạn bè đồng lứa, dé vướng vào những cam bẫy và có thé sa vào

con đường phạm pháp.

Ngoài những hậu quả về mặt xã hội thì cha mẹ ly hôn còn dẫn đến nhữnghậu quả pháp lý đối với con cái Khi ly hôn, quan hệ hôn nhân sẽ cham dút, tuynhiên quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con không thay đổi Do

đó, về mặt pháp luật, quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng đối với nhau sẽ cham dứtnhưng các quyên và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con van tồn tại Đây là quy địnhnhằm bảo vệ quyền của con khi cha, mẹ ly hôn Khi cha, mẹ không còn chung sống,pháp luật quy định con sống với một người, là người có thé đảm bảo lợi ích tốt honcho trẻ Từ đó, cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con

có sự thay đôi, đặc biệt đối với người không trực tiếp nuôi con Người không trựctiếp nuôi sẽ thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng một cách gián tiếp qua việcthăm nom, cấp dưỡng cho con

2.2.2.2 Quy định pháp luật về quyên trẻ em khi cha me ly hôn

Trẻ em sinh ra cần được sự chăm sóc, bảo vệ của gia đình và xã hội Khi cha

mẹ ly hôn, trẻ em là người thiệt thòi hơn cả Vì vậy mà pháp luật và xã hội đều quantâm đến quyền trẻ em dé có thé đưa các em hòa nhập với cuộc sống

Xuất phat từ quyền con người hay quyền của trẻ em, Điều 7 Công ước CRCcông nhận trẻ em có quyền “được cha mẹ mình chăm sóc ” Nội dung của Công ướcđược thể hiện trong pháp luật Việt Nam tại Điều 41 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

“Các thành viên trong gia đình có quyên được hưởng sự chăm sóc, giúp ao nhauphù hop với truyền thong đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam Con, cháu chưa

Trang 39

thành niên được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà” Đề đảm baoquyền nhân thân của trẻ em khi cha, mẹ ly hôn, quy định tại Điều 41 đã được cụ théchỉ tiết tại các văn bản luật chuyên ngành như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em năm 2004: “Cha mẹ, người giảm hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm vềviệc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành diéu kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻem”, “Trong trường hợp ly hôn người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôicon chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thành

niên, có trách nhiệm cham sóc, giáo duc con theo quy định của pháp luật”

(Khoanl, 4 Điều 24) Nghĩa vụ chăm sóc và cấp dưỡng cho con khi ly hôn cũngđược quy định tại các Điều 36, Điều 56 Luật HN&GD năm 2000 Bên cạnh đó làquyền thăm nom con sau khi ly hôn của người không trực tiếp nuôi dưỡng (Điều94) dé đảm bảo đứa trẻ vẫn có sự quan tâm, chăm sóc của cả cha và mẹ

* Quyên và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

+ Trẻ em chưa có khả năng tự chăm lo cho bản thân nên rất cần sự chăm sóc,

nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ Mặt khác, cha mẹ là người sinh ra các con vì vậy cha mẹ cũng là người có trách nhiệm nuôi dưỡng con đặc biệt là khi họ đã ly hôn.

Tuy nhiên, khi cha mẹ ly hôn, trẻ em chỉ còn song với một người là cha hoặc mẹ.Vấn đề giao con chưa thành niên cho ai trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục làhết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định tương lai của con cái Người trực tiếpnuôi dưỡng, cùng sống với con sẽ ảnh hưởng rat lớn đến sự phát triển nhân cách, trítuệ và sức khỏe của trẻ Khoản 2 Điều 92 LHNGĐ quy định: “Vo chong thỏa thuận

về người trực tiếp nuôi con, quyên và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn” Quyđịnh này hoàn toàn phù hợp với nội dung Điều 41 BLDS 2005 Tuy nhiên, nó cóphần không chặt chẽ bởi sự thỏa thuận của vợ chồng có thể không vì lợi ích của con

mà dựa vào những toan tính hay quyền lợi của cha mẹ chúng Trong trường hợpnày, Tòa án cần có sự can thiệp hợp lý về nội dung thỏa thuận, hướng dẫn, giảithích sao cho người cha, người mẹ hiểu cần phải làm gì để đem lại lợi ích tốt nhất

cho con.

Trang 40

Giao con cho ai nuôi cần xuất phát từ quyền lợi của con nên người con cóquyền bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình: “Nếu con từ chín tuổi trở lên thì phảixem xét nguyện vọng của con” bằng việc “Tòa án phải hỏi ý kiến của người con đó

vé nguyện vọng trực tiếp sống với ai” (Diém d, mục 11 Nghị quyết 02/2000) Chíntudi là độ tuôi trẻ em phân biệt được yêu, ghét, ai quan tâm tới mình hơn và muốnđược ở cùng ai hơn Tâm lý là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển củatrẻ Vì vậy cần tôn trọng quyền quyết định, lựa chọn của trẻ Nếu ép trẻ sống vớingười không mong muốn sẽ khiến các em có suy nghĩ tiêu cực rằng cha, mẹ khôngcòn quan tâm, yêu thương con cái mà xa lánh cha, mẹ hoặc có thê bỏ nhà đi Quyđịnh này rất tiến bộ và phù hop với Công ước CRC: “J.Các quốc gia thành viênphải dam bao cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình,được quyên tự do phát biểu những quan điểm đó vé mọi van dé tác động đến trẻ em

và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tươngứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ 2 Vì mục đích đó, trẻ em phảiđược đặc biệt trao cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bat ki qua trinh tổ tụng tupháp hoặc hành chính nào có liên quan đến trẻ ” Mac dù vậy, việc thê hiện ý chí

của trẻ không phải lúc nào cũng đạt được mục đích của các nhà làm luật đặt ra Bởi,

nhiều em còn dè đặt, thậm chí sợ hãi, khóc không nói được gi hoặc trả lời ở với aicũng được hay muốn ở với cả cha và mẹ Khi đó, Tham phán phải xem xét mộtcách toàn diện dé đưa ra quyết định đúng đắn và sáng suốt của mình

+ Việc một người nuôi con sẽ gặp rất nhiều khó khăn và cần sự hỗ trợ củangười còn lại Do đó, để duy trì và đảm bảo các nhu cầu thiết yêu về mặt vật chấtcho con và thể hiện trách nhiệm của người làm cha, mẹ pháp luật quy định: “Khi lyhôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên có nghĩa vụ cấpdưỡng nuôi con” (Điều 56 LHNGĐ) Tuy nhiên, trong quy định của pháp luật hiệnnay chưa có thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Do đó cần quy định một căn

cứ chung dé xác định thời điểm người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa

vụ cấp dưỡng Thời điểm này phải đảm bảo đáp ứng các nhu các nhu cầu và lợi íchhợp pháp, thiết yếu cho người con Chang hạn là thời điểm người cha hay người mẹ

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w