Trong đó có thé kế đến những phương - Phương pháp hệ thống: Các quy định của pháp luật hiện hành về vẫn đề quyềnnhân thân tồn tại với nhau theo một thé thống nhất, gắn liền, tác động qua
Trang 1BAO CÁO TONG KET
DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG
“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”
CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
GIỚI HAN QUYEN NHÂN THAN VỚI LỢI ICH CONG DONG
Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH
Năm 2021
Trang 2BAO CAO TONG KET
DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG
“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”
CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
GIỚI HAN QUYEN NHÂN THÂN VỚI LOI ICH CONG DONG -— LIEN HE MOT SO VAN DE TRONG DAI DICH COVID-19
Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Hoài Naw/Nứữ: Nữ
Dan toc: Kinh
Lép: 4421 Khoa: Pháp luật Kinh té — Ngành học: Luật Kinh tếNam thứ: 02/ S6 năm dao tạo: 04
Người hướng dẫn: Trưởng Bộ môn Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà
Nội, TS Nguyễn Minh Oanh
Trang 3DANH MỤC TỪ VIET TAT
LOT MĨ ĐẤT cá suuesasoeesenonnnnnkEnniLEELSEEERHEEELAG.0đG01510810806100851740185080E30N3050H0.8303iL20HE0100028008E 1
1 Tinh cấp thiết của đề tài ucccccsscssesssscssessssessssssessssssssssssesssssssssssessssssssssssessssssseess 1 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu -5 ° 5< 5£ s52 =sess£se=sess=sessesesses 2
2.1 Tình hình nghiÊn CỨU Ở HƯỚC H8OÀÌ - (c3 3111 8835195 EE+EEEEEEereeeeeree 2 2.2 Tình hình nghiên cứu ở Viet ÌGIH c - c 138818 1 EE+EEEESEeeeeksreeeeeree 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5 ° 5 ss<<ses<esess 4
3.1 4/21 4, 2.18 .n na e.ố 4
3.24 (NHI WE ICRI DẪN ae ca danh ain i i a kiitos 5 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của dé tAi ssessscesessscesssessessssesscssesesseeecees 5 5, Phương nhấp! nghiền CỮH:sasaseeieaeiseii4546661141344565661204568496160366160456465)98046466156 6 6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - -s s-secs<cs«e 6 7 Kết cầu của đề tài s-ss<.sEL4E.AE.A407A407744 077440794 07941E41Eksentrseiti 7 CHUONG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN NHAN THAN VA GIOI QUYEN NHÂN THÂN LIEN QUAN DEN LỢI ICH CONG ĐÒNG 8
1 Một số vấn đề cơ bản về quyền nhân thân và giới hạn quyền nhân thân vì lợi Ích cộng CONG do <GG G9 9.9 0 0 0 00 0004 0004.060004 6000 8 1.1 Khái niệm quyên nhân thâNH - + SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerrkee 8 1.2 Khái niệm về giới hạn quyên nhân thÂN 2 + ©s+ce+k+E+Ee+keEzkeresrerxee lãi 1.3 Khai niệm lợi ích cộng đồng ¬— 13 2 Cơ sở quy định của pháp luật về quyền nhân thân và giới hạn quyền nhân {HHẪTN <5 sọ TH 0 000000900009 00990800 17 QD CO SO DY LUG nh e 17
2.2 CO n6 na ốốnn.ố.ố 19
PIN d 21
2.4 Lich sử phát triển của pháp luật về giới hạn quyên nhân thân - 23
3 Mối quan hệ giữa giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng 29
KET LUẬN CHƯNG L - 5< 5£ < 5£ S2 Ss£S£Es 4S EsES£EsEESES£EsESsEseEsEsersesssse 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRANG PHÁP LUAT VIET NAM VE GIỚI HAN QUYEN NHÂN THAN VỚI LỢI ICH CONG DONG - LIEN HỆ MOT SO VAN DE TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 sscssssssssssssscssssssossassassscsscsecassassacsassacsscascaceaseasensess 33 1 Thực trang pháp luật Việt Nam về giới han quyền nhân thân 33
Trang 4In 1 8n nổ e4AHAHAHAgHggẶẶẦ 36
1.3 BỘ luật Ninh SV Gv và 38
1.4 Một số văn bản pháp luật khácC +-5- 5e Sk‡E+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrkee 40
2 Thực tiễn thực hiện pháp luật — Liên hệ tình huống thực tiễn và một số van
đề trong đại dịch C@VÏ((|—Í 5 <5 5< 9 9 9 0.09 000008096 44
2.1 Giới hạn quyên hình ảnh trong đại dich Covid-19 2 s+ce+ceceerssrsee 442.2 Giới hạn quyên tự do di lại và cư trú ở trong nước, quyên ra nước ngoài và
từ nước ngoài về nước trong đại dịch COVidl- Ï Ê s s + sk*++k+seeeeseeeeeeereee 48
2.3 Giới hạn đối với quyên về bí mật riêng tư trong đại dịch Covid-19 51
3 Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật 5 < 2 5 sesessssss=sesesesssse 58
la 58B.D HAN CME mm 60
4 Nguyên nhân của những han chế trong thực hiện pháp luật 614.1 Kiến thức pháp luật của người dân còn hạn ChẾ + ++cecs+xe+et+cee: 614.2 Hệ thống pháp luật còn nhiễu lỗ hồng, bắt cập, các quy định còn trừu tượng,
Và Xa VOT CNUC ẨÏÊH - 3330030 9 9111111118 11111 kg 62
KET LUẬN CHƯNG 2: 2 5£ << se EsEE£SsESEESEsESEEsESEEEsESEEserersesersre 63CHƯƠNG 3: KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VA MOT SO GIẢIPHÁP NHẰM HAN CHE KHAC PHUC THỰC TRẠNG VI PHAM PHAP
LUAT VE GIỚI HAN QUYEN NHÂN THAN VÌ LỢI ÍCH CONG DONG 64
1 Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về giới hạn quyềnnhân thân gan với lợi ích cộng đồng - 2- 2-5° 5 2s s£sssseseseseseesese 641.1 Việc hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật về giới hạn quyên nhânthân gắn với lợi ích cộng đồng phải đảm bảo tính thong nhất, toàn diện trong cả
hệ thong pháp WAL + -52SSx+E+EEEE+EEEEEEEEEEE411121121211111121111.11111111111 11t 641.2 Việc hoàn thiện hệ thong các quy định pháp luật về giới hạn quyên nhân thânvới lợi ich cộng đồng phải dam bảo tính hiệu quả, khả thi và khả năng áp dụngtrong thực tẾ đời SỐIg - - + St SE EEEEEEEEEEEEE11E111111011112111111101111 11111 ng 641.3 Việc hoàn thiện hệ thong các quy định pháp luật về giới hạn quyên nhân thânvới lợi ích cộng đồng phải đảm bảo tính phù hợp với những giá trị đạo đức, phongtục, tập quán, và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc fa - 651.4 Việc hoàn thiện hệ thong các quy định pháp luật về giới han quyén nhân thânvới lợi ích cộng đồng phải dam bảo trên những mục tiêu của phát triển bên vững
Trang 5gan với lợi ích cộng đồng phải đảm bảo tinh phù hợp với các điều ước quốc té màViệt Nam là thành viên và xu thế hội nhập, phát triển của nhân loại 66
2 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp Iwat ccsssscescescessessseseeeseeees 67
2.1 Các quy định trong BLDÒ cv vn vn key 68
2.2 Các quy định về xử lý vi phạm hành chính - + + s+s+Ss+Ee+teEzEerzrered 70
2.3 9 8 2/0 0n ốốố.ố 72
3 Một số giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục thực trạng vi phạm pháp luật vềgiới hạn quyền nhân thân vì lợi ích cộng đồng 2-5 sssssss=ssse 75
3.1 Day mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, náng cao trình độ dân trí cua người dân vùng ntti, vùng AGN tOC thi€U SO c- <5 + SE + EE+sEEE+eeEEeeeexreerereerese 76
3.2 Thanh lập cơ quan chuyên trách về giáo duc và phổ cập pháp luật liên quanđến giới hạn quyên nhân thân vì lợi ich cộng đồng 2 2©sce+e+csesred 77KET LUẬN CHƯNG 3 - 5£ < 5£ <©S£ sES£EsEESES£EsESSESEESEsEsESEseEsesersessree 79KET LUAN 9:10 160777 80DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6BLDS Bộ luật dân sự
BLHS Bộ luật hình sự
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
International Covenant on Civil and Political Rights ICCPR ¬
- Công Ước Quôc Tê Vé Các Quyên Dân Sự Và Chính Tri
International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights ICESCR ¬
- Công Ước Quôc Tê Vé Các Quyên Kinh Tê, Xã Hội Va Văn Hóa
L.ATTTM Luật an toàn thông tin mạng
Universal Declaration of Human RightsUDHR - Tuyên Ngôn QuécTé Nhân Quyền
T.Ư Trung ương
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong các vấn đề của xã hội loài người, quyền con người nói chung và quyềncông dân nói riêng là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về phương diện lí luận cũngnhư thực tiễn Quyền công dân nói chung được chia làm năm nhóm: Nhóm các quyềnchính trị, nhóm các quyền dân sự, nhóm các quyền kinh tế, nhóm các quyền văn hóa
và nhóm các quyền xã hội Pháp luật dân sự là công cụ dé thực hiện quyền dân sự củacông dân Mỗi cá nhân đều luôn có nhu cầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thé
và các nhu cầu về tư tưởng, tỉnh thần, nó gắn liền với hai loại quyền đó là quyền về tàisản và các quyền về nhân thân
Tuy nhiên lịch sử phát triển của pháp luật dân sự cho thấy trong thời gian quaquyền nhân thân của cá nhân chiếm một vị trí không đáng kể trong sự điều chỉnh củapháp luật dân sự, hầu như bị các vẫn đề về tài sản làm lu mờ, lấn at Điều này phụthuộc vao vi trí của con người, sự quan tâm của xã hội đối với con người trong từngchế độ xã hội nhất định Quy luật cho thấy khi con người đã phần nào thỏa mãn nhữnglợi ích về mặt vật chat, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến những gia tri tinh than, coi
đó là bộ phận không thé thiếu trong cuộc sống con người va đòi hỏi những giá tri đó
ngày càng mở rộng và tôn trọng hơn.
Ở nước ta hiện nay, tình trạng quyền nhân thân bị xâm phạm và không đượcbảo vệ thỏa đáng là khá phổ biến và đang trong tinh trạng ngày càng gia tăng Việclàm cho mỗi cá nhân nhận biết được những giá trị nhân thân của mình và tôn trọng giátrị nhân thân của người khác là một việc làm không hề đơn giản Từ những vấn đề líluận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu van đề quyền nhân thân của cá nhân là mộtvan đề hết sức thiết yêu và cấp bách, từ đó đưa ra những phương án, giải pháp dé bảo
vệ quyền nhân thân cũng như hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân nhằm đảm bảohơn công băng văn minh xã hội
Trong tình hình hiện tại đảm bảo quyền nhân thân càng ngày càng trở nên quantrọng hơn.Bệnh viêm đường hô hap cấp - Coronavirus disease 2019 (Covid-19) là mộtđại dịch truyền nhiễm được gây ra bởi virus SARS-CoV-2, một chủng mới của virusCorona gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có khả năng lây lan từ người sangngười Covid-19 bắt đầu bùng phat từ tháng 11 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh
Hồ Bắc, Trung Quốc Ngày 31/01/2020, Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố dịchbệnh Covid-19 là sự kiện y tế công cộng khan cấp gây quan ngại toàn cầu và đến tốingày 11/3/2020 chính thức công bố căn bệnh Covid-19 do chủng mới của virus coronagây ra là đại dịch toàn cầu.' Tại Việt Nam, theo Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày26/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm
' Ban BT Trang Thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng, WHO công bố dịch bệnh do virut Corona là tình trạng y tế
công cộng khan cap gây quan ngại quôc tê, Dia chỉ truy cập: nd15067.html Ngày truy cập: 22/12/2020
Trang 8https://vncdc.gov.vn/to-chuc-y-te-the-gioi-who-nhóm A Ngày 01/04/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký Quyết định số TTg công bố dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước và tiến hành thực hiện các biện pháp
447/QD-cánh ly xã hội.
Từ thực tế dién biến tình hình dịch bệnh trong khoảng thời gian vừa qua, có théthấy rằng trong các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh thì người bị nhiễm hoặcnghi nhiễm Covid-19 là đối tượng dễ bi ton thương nhất trong xã hội bởi khi họ bịnhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 thì họ không chỉ phải đối điện với nguy cơ rủi ro vềvan dé tính mạng, sức khỏe của bản thân, gia đình mà còn phải gánh chịu những thiệthại về mặt kinh tế, cũng như phải chịu rất nhiều áp lực từ sự kỳ thị của một số đốitượng trong xã hội Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19
là một trong những yêu câu hết sức quan trọng, cấp thiết đòi hỏi Nhà nước và các chủthé trong xã hội cần phải đảm bảo thực hiện một cách day đủ và toàn diện Bởi vì, khiquyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 được đảm bao thì điều này vừa bảo vệ đượcban thân người bị nhiễm Covid-19, vừa góp phan nâng cao hiệu quả trong phòng,chống dịch bệnh Covid-19
Đề tài nghiên cứu “Giới hạn quyên nhân thân với lợi ích cộng đồng — Liên hệmột số van dé trong đại dich Covid-19” của nhóm nghiên cứu đã ra đời trong bối cảnhnhư vậy, dựa trên thực tế khách quan và những kiến thức lý luận, kiến thức pháp lýcũng như các vụ việc, tình huống cụ thé có liên quan
2.Téng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Từ lâu, quyền nhân thân đã trở thành một đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm
của giới chuyên môn cũng như của các nhà học thuật chuyên ngành pháp lý, bởi lẽ,
quyền nhân thân với nguồn gốc là quyền con người có thé được xem như là “7h hồncủa luật pháp ” Các điều luật, đạo luật đưa ra suy cho cùng cũng là dé điều chỉnh cácmỗi quan hệ xuất phát từ con người Vậy nên có thé hiểu quyền con người vừa là điểmxuất phát đồng thời là đích đến của pháp luật Tuy nhiên trên thế giới chưa có nhiềucông trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộngđồng Các sách, báo, bài viết chủ yếu đi sâu khác thác chủ dé quyền con người Có thé
kể tới một số tác phẩm như sau:
- Christan Reus-Smit, Individual Rights and the Making of the International
System’ (2013) Tác giả đã đưa ra cái nhìn rất mới mẻ về van đề quyền nhân thântrong bối cảnh toàn cầu hóa Góc nhìn này hướng tới dé cao nhân quyền, đặc biệt làquyên nhân thân trên con đường tự chủ toàn cầu Cuốn sách có cách tiếp cận đa chiềuvới nhiều phương diện khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội Qua cuốnsách này, van đề quyền nhân thân được xem xét trong phạm vi rat rộng lớn, mang đến
? Tạm dịch: Quyền nhân thân và Việc xây dựng hệ thống trên toàn cầu, Christan Reus-Smit, NXB Cambridge,
2013
Trang 9nhiều nguồn tri thức bồ ích và cập nhật xu thé phat triển hiện đại một cách tích cực và
năng động.
- Michael Freeman, Human Rights’ là một cuén sách viết về quyền con ngườivới tư duy sáng tạo và độc đáo Cách tiếp cận liên ngành mới lạ của nó mời gọi bạn
đọc suy nghĩ theo trí tưởng tượng và liên quan tới một trong những khái niệm chính tri
quan trọng, có ảnh hưởng nhất trong thời đại chúng ta Theo lịch sử của khái niệm,cuốn sách cho thay có những điểm đối lập cơ bản giữa các phương pháp tiếp cận pháp
lý, triết học và khoa học xã hội đối với quyền con người Phân tích này đưa ra ánhsáng về một số van đề gây tranh cãi nhất trong lĩnh vực này: Liệu ý tưởng về tính phổquát của quyền con người có phù hợp với việc tôn trọng sự khác biệt văn hóa không?
Có nhân quyền tập thé không? Nguyên nhân cơ bản của vi phạm nhân quyền là gì? Vàtại sao một số quốc gia có hồ sơ nhân quyền tôi tệ hơn những quốc gia khác? Do lànhững tri thức bổ ich và có liên quan đến dé tài nghiên cứu
- Ngoài ra, con nhiều bài báo, bài viết liên quan tới quyền con người hay cụ thểhơn là quyền nhân thân được đăng tải tại trang báo điện tử chuyên ngành pháp lý Địachỉ truy cập: https://www.bloomberg.com/news/law/
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Cho đến nay chúng ta đã tổ chức được khá nhiều các cuộc hội thảo, toạ đàmtrong nước cũng như quốc tế liên quan đến Bộ luật dân sự nói chung và quyền nhânthân nói riêng Trong đó phải kế đến như:
- _ Hội thảo quyền nhân thân va bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự
do Nhà pháp luật Việt Pháp tô chức tại Hà Nội các ngày 24, 25, 26 tháng 11
ke1Ux8§k7XRraZkDJdBT3 Kis#v=onepage&xg=research%20about%20human3520rights&f=false Ngày truy cập: 25/02/2021
Trang 10mới chi dừng lại ở đa sô các bai việt và tác phâm của các chuyên gia có sự quan tâm
đặc biệt tới pháp luật vê quyên nhân thân Có thê tiêp cận một sô bai như sau:
- Khoa Luật, Đại Học Quốc gia Hà Nội, “Quyên nhân thân của cá nhân đốivới tính mang, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam” Luận văn ThSngành Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30, Người hướng dẫn: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên,Năm bảo vệ: 2006, Tác giả: Bùi Thị Thanh Thảo.Bài viết đã trình bày cơ sở lý luận vềquyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể Nghiên cứu nộidung của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về các quyền nhân thân của cá nhânđối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể; đó là các Quyền được đảm bảo an toàn về tínhmạng, sức khoẻ, thân thé; Quyén hiến bộ phận cơ thé, hién xác sau khi chết, quyềnnhận bộ phận cơ thé và Quyền xác định lại giới tính Tìm hiểu việc bảo vệ quyền nhânthân của các cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thê băng pháp luật dân sự ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Sở Tư pháp tinh Quảng Tri, “Quyên nhân thân trong pháp luật Dân sự ViệtNam” Bài nghiên cứu, Sưu tầm và biên soạn: Phòng PBGDPL Bài viết trình bày kháiniệm về quyền nhân thân dựa trên các quan điểm khác nhau về vẫn đề này Bên cạnh
đó, bài nghiên cứu cũng đưa ra các đặc điểm của quyền nhân thân và các quy phạmphạm luật về quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự Việt Nam Đây là bài nghiên cứumang tính phổ quát, mặc dù không nói tới giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộngđồng, nhưng cũng đã đề cập tới những đặc điểm căn bản nhất của quyền nhân thân
- Công thông tin điện tử Bộ Tư pháp, “Khái niệm, đặc điểm pháp lý của quyênnhân thân của cá nhân” đưa ra thành quả của các công trình nghiên cứu về van đềquyền nhân thân qua tiến trình lịch sử của các bộ luật Dân sự của Việt Nam Dưới gócnhìn sâu sắc của các học giả có uy tín, nghiên cứu chuyên sâu về pháp lý đã đưa ranhiều nhận định và quan điểm sâu sắc, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có liênquan tới khái niệm, đặc điểm của quyền nhân thân
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục dich nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giới hạnquyền nhân thân và lợi ích cộng đồng: đồng thời chỉ rõ sự điều chỉnh của pháp luật vớinội dung giới hạn quyền nhân thân gắn với lợi ích cộng đồng Đưa ra một số dẫnchứng thực tế để đánh giá thực trạng, mức độ áp dụng những quy định pháp luật vềvấn đề giới hạn quyền nhân thân trong dai dịch Covid-19 và đánh giá một cách toàn
4 Trang thông tin điện tử Khoa Luật, DHQGHN, Luận văn Thạc sĩ số 60 38 30, Địa chỉ truy cập:
https://repository vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5297/1/V_LO_01063.pdf Ngày truy cap: 25/02/2021
> Trang thong tin điện tử Sở Tư pháp tinh Quảng Trị, Bài nghiên cứu “Quyền nhân thân trong pháp luật Dân sự Việt Nam”, Sưu tầm và biên soạn: Phòng PBGDPL, Địa chỉ truy cập: http://sotuphapquangtri.gov.vn/tin_tuc_-
_nghien_cuu_trao_%C4%91oi/nghien_cuu_trao_%C4%910i/modid/885/itemid/716 Ngày truy cập: 25/02/2021
° Công thông tin điện tử Bộ Tư pháp, “Khái niệm, đặc điểm pháp lý của quyền nhân thân của cá nhân”, Địa chi
truy cập: https://hocluat.vn/ly-luan-chung-ve-quyen-nhan-cua-ca-nhan/ Ngày truy cap: 25/02/2021
Trang 11diện hệ thống pháp luật hiện hành về quy định giới hạn quyền nhân thân gắn với lợiich cộng đồng tại Việt Nam hiện nay Từ những nghiên cứu kể trên, nhóm sẽ đưa ramột số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp luật về giới hạn quyền nhân thân gắn với lợi ích cộng đồng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dé đạt được mục đích trên, nhóm chúng tôi xác định đê tai cân thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhát, hệ thông hóa và phân tích những van đề lý luận về van đề giới hạnquyền nhân thân và lợi ích cộng đồng dưới nhiêu góc độ, quan điểm, lăng kính khácnhau; qua đó thê hiện rõ mối quan hệ tác động qua lại và thống nhất giữa quyền nhânthân với lợi ich cộng đồng Ngoài ra, nhóm chúng tôi còn chỉ rõ sự tác động của quan
hệ này trong tiễn trình lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về quy định giớihạn quyền nhân thân gắn với lợi ích cộng đồng và thực tiễn áp dụng quy định đó trongđại dịch Covid-19 Qua đó, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về van đề giới hạnquyền nhân thân gắn với lợi ích cộng đồng bằng việc chỉ ra những ưu điểm, hạn chếcòn tôn tại và những nguyên nhân của những hạn chế đó
Thứ ba, từ những đánh giá về thực tiễn thực hiện pháp luật tại Việt Nam về giớihạn quyền nhân thân gan với lợi ích cộng đồng mà nhóm chúng tôi đã đưa ra, nhóm sẽtriển khai những đề xuất dé đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hiệnhành về van đề kể trên; nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giới hạn quyền nhânthân gắn với lợi ích cộng đồng
4 Đôi tượng, phạm vi nghiên cứu của dé tài
Như đã dé cập ở trên, quyên nhân thân là một mang đê tài rat rộng, trong phạm
vi bai nghiên cứu này, nhóm chúng em sẽ đi nghiên cứu về giới hạn quyên nhân thanvới lợi ích cộng đông trong bôi cảnh đại dịch Covid 19 đang diễn ra
Đôi tượng nghién cứu:
Bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích những vân đê lý luận vê quyên nhân thân và giới hạn quyên nhân thân, cơ sở pháp lý vê quyên nhân thân và giới hạn quyên nhân thân với lợi ích cộng đông.
Phạm vi nghiÊn cứu:
Dé tài sẽ xoay quanh vân dé sau:
- Cơ sở lý luận về quyền nhân thân và giới hạn quyền nhân thân với lợi íchcộng đông
- Các quy định của pháp luật có liên quan tới vấn đề giới hạn quyền nhân thânvới lợi ích cộng đồng
Trang 12- Thực trạng pháp luật về giới hạn quyền nhân thân và liên hệ thực tiễn một sốvấn đề trong đại dịch Covid 19, từ đó đưa ra những đánh giá thực tiễn về thực hiệnpháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ một cách thiết thực và có hiệu quảquyền nhân thân.
5 Phương pháp nghiên cứu
Toàn bộ đề tài nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã sử dụng sự kết hợp của rất nhiềunhững phương pháp nghiên cứu khác nhau Trong đó có thé kế đến những phương
- Phương pháp hệ thống: Các quy định của pháp luật hiện hành về vẫn đề quyềnnhân thân tồn tại với nhau theo một thé thống nhất, gắn liền, tác động qua lại với nhau.Bởi vậy, nhóm chúng tôi đã đặt các quy định của pháp luật về vấn đề giới hạn quyềnnhân thân gắn với lợi ích cộng đồng trong sự liên kết, răng buộc với các quy định kháccủa quyên nhân thân trong và ngoài nước; đồng thời liên kết với các quy định của phápluật về quyền nhân thân trong các thời kỳ trước
- Phương pháp so sánh: Dé tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa nhữngyếu tô ảnh hưởng đến vấn đề giới hạn quyền nhân thân gắn với lợi ích cộng đồng,nhóm chúng tôi đã so sánh, đánh giá những quy định của pháp luật về giới hạn quyềnnhân thân và lợi ích cộng đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam với pháp luật quốctế; đánh giá sự áp dụng những quy định đó trong đại dịch Covid-19 giữa Việt Nam vàmột số quốc gia trên thé giới
Ngoài những phương pháp kề trên, chúng tôi còn sử dụng thêm một số nhữngpháp pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp dự báo, phương pháp phỏngvấn sâu, hay phương pháp thực nghiệm pháp lý
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu hoàn toàn mới và là công trình đầu tiên liên quantới giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng Đề tài đi sâu và tìm hiểu và đềxuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, điều chỉnh các quy định củapháp luật liên quan tới đảm bảo quyền nhân thân và giới hạn quyền này trong nhữngtrường hợp nhất định, cụ thể là để đảm bảo lợi ích cộng đồng
Trang 13- Việc nghiên cứu về dé tài này sẽ làm rõ những van dé lí luận liên quan tớiquyền nhân thân và giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng Cũng phải nóirằng đây là đề tài còn khá mới, chưa nhiều công trình nghiên cứu liên quan trong vàngoài nước Nhóm nghiên cứu mong răng những phân tích và kiến thức lí luận đượctong hợp trong bài viết sẽ trở thành tư liệu bồ ích cho công tác ngiên cứu sau này.
- Bài viết còn đưa ra những phân tích cụ thé về thực trạng pháp luật hiện hành vềgiới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng Từ đó không chỉ đưa ra đánh giánhững ưu điểm, hạn chế trong ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp liên quan đếngiới hạn quyền nhân thân mà còn phân tích nguyên nhân, lý giải các hiện tượng xảy rathông qua các vụ việc, tình huống thực tế
- Khong dừng lại ở đó, nhóm đưa ra những dé xuất một số giải pháp nhằm hiệnthực hóa vẫn đề giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng, chăng hạn hoàn thiệnkhung pháp lý, các đề xuất giải quyết vẫn đề thực tiễn, giải quyết các vụ việc phát
sinh, các hành vi vi pham
Ý nghĩa thực tiễn:
- Dé tài có tính thời sự và tinh ứng dụng thực tiễn cao trong tình hình bệnh dịchCovid-19 vẫn diễn ra vô cùng căng thăng trên toàn cầu, kéo theo nhiều hệ lụy khác cóliên quan tới vẫn đề giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng Đây là vấn đềmang tính cấp thiết hiện tại
- Khong chỉ giúp giải quyết van đề trước mắt liên quan tới tình trạng giới hanquyền nhân thân với lợi ích cộng đồng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 mà dé tàicòn hướng đến góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý, đảm bảo thực hiện pháp luật liênquan tới vấn đề giới hạn quyền nhân thân
7 Kết cầu của đề tài
Công trình nghiên cứu gồm trang, hình Ngoài phần mở đầu và kết luận,danh mục tir viết tắt, và hình, danh mục tài liệu tham khảo, dé tài được kết cấu thành
03 chương như sau:
Chương 1: Một số van đề lý luận về quyền nhân thân và giới hạn quyền nhânthân với lợi ích cộng đồng
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam và thực trạng về giới hạn quyềnnhân thân với lợi ích cộng đồng trong đại dich Covid-19
Chương 3: Kiên nghị hoàn thiện pháp luật liên quan tới giới hạn quyền nhânthân với lợi ích cộng đồng
Trang 14CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE QUYEN NHAN THAN VA GIOI
QUYEN NHÂN THÂN LIEN QUAN DEN LỢI ICH CONG DONG
1 Một số van dé cơ bản về quyền nhân thân va giới hạn quyền nhân thân vi lợiích cộng đồng
1.1 Khái niệm quyền nhân thân
Từ trước tới nay, quyên con người được ví là một giá trị cao quý bởi đó chính làthành quả đấu tranh, là kết tinh của mọi sự cố gắng, mọi giá trị của nền văn minh nhânloại Ngày nay, quyền con người là giá trị mang tính phổ biến chung của nhân loại, làmối quan tâm đặc biệt và là mục tiêu hành động hàng đầu của các quốc gia trên thếgiới Quyền nhân thân là một trong những loại quyền của quyền con người Chính bởivậy, ngày nay, quyền nhân thân cũng đã và đang được xã hội dành sự quan tâm, đượcpháp luật ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ thực hiện trên thực té
Hiện nay trong khoa học pháp ly nói chung và trong BLDS nói riêng cũng chưa
có khái niệm chính thức về quyền nhân thân Trên thực tế, nhiều quan điểm, ý kiếnkhác nhau đã được đưa ra khi bàn luận về loại quyền này Nhiều nhà nghiên cứu vẫnđang có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến chủ thể của quyền nhân thân Hiệnnay, qua đánh giá, nghiên cứu chúng tôi nhìn nhận có hai quan điểm khác nhau vềquyền nhân thân Một là, quyền nhân thân chỉ thuộc về riêng cá nhân Hai là, quyềnnhân thân không những chỉ thuộc về cả cá nhân và còn gắn với các chủ thể khác (nhưpháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác)
Trên thực tế, một số tác giả, và đề tài nghiên cứu đang nhìn nhận chủ thể quyềnnhân thân không những gắn với cả cá nhân mà còn gắn với các chủ thé khác Dựa trênquan điểm của Trường Dai học Luật Hà Nội: “Quan hệ nhán than là quan hệ giữangười với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay các tô chức Việc xác địnhmột giá trị nhân thân là quyên nhân thân phải được pháp luật thừa nhận như là mộtquyên tuyệt đối của một cá nhân hay tổ chức Quyển nhân thân là quyên dân sự ganliền với một chủ thé, về nguyên tắc không thé chuyển giao cho chủ thể khác, trừ trườnghợp luật khác có liên quan quy định khác ” 7
Cùng với quan điểm trên, PGS TS Bùi Đăng Hiếu có cách tiếp cận đặc biệt khitác giả khai thác sâu vào các quy định của pháp luật như Điều 604, Điều 611 BLDS
2005, hay Điều 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 détìm ra những quy định của pháp luật gián tiếp quy định chủ thể của quyền nhân thân cóthể là các chủ thể khác mà không chỉ dừng lại ở các cá nhân Từ đó, tác giả đã xâydựng khái niệm về quyền nhân thân:
’PGS.TS Dinh Văn Thanh — TS Nguyễn Minh Tuan (Đồng chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập I,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2017, tr 12.
Trang 15“Quyên nhân thân là quyên dân sự gắn liên với đời sống tỉnh thân của các chủthể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác ”Š.
Trái ngược với các quan điểm phía trên, nhiều học giả lại cho răng quyền nhânthân chỉ thuộc về cá nhân mà không thuộc về các chủ thể khác
Xuất hiện từ BLDS 1995, thuật ngữ về quyền nhân thân đã được các nhà lậppháp chỉ ra: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyên dân sự gắnliên với mỗi cá nhân, không thé chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác ” Quy định trên được ví như sự khởi đầu, một nền móng vững chắc
dé từ đó các nhà nghiên cứu có thé dựa vào dé tìm hiểu và phát triển những quy định
có liên quan tới chế định này Tiếp nối những kết quả này, hai BLDS kế tiếp là BLDS
2005 và BLDS 2015 tiếp tục ghi nhận gần như toàn bộ những giá trị của quy định này
Dù không đưa ra một quy định rõ ràng nhưng hai van dé lớn đã được các nhà làm luậtchỉ ra: (1) Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân; (2) Quyên nhânthân không thé chuyền giao
Tiếp tục nghiên cứu, kế thừa quy định này, tại Công trình khoa học cấp Bộ với
đề tài “Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền nhân thân của công dântheo quy định của BLDS” số đăng ký: 96/98/063/DT, quan điểm về quyên nhân thân
được các nhà nghiên cứu đưa ra dưới hai góc độ:
- Dưới góc độ chủ quan, quyền nhân thân về dân sự được hiểu là quyền conngười về dân sự gắn liền với mỗi cá nhân được thụ hưởng với tư cách là thành viêncủa cộng đồng kê từ thời điểm người đó được sinh ra va bằng các quyền đó, mỗi cánhân được khang định địa vị pháp lý của minh trong giao lưu dân sự, do đó, mỗi cánhân đều có quyền nhân thân riêng và quyền này không thé chuyển giao cho người
khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Dưới góc độ khách quan, quyền nhân thân về dân sự của cá nhân được hiểu làchế định pháp luật bao gồm các quy định của pháp luật về các quyền dân sự gắn liềnvới mỗi cá nhân dé đảm bảo địa vị pháp lý cho mọi cá nhân, là cơ sở pháp ly dé cánhân thực hiện các quyền con người về dân sự trong sự bảo hộ của Nhà nước và phápluật ° Theo đó, quyền nhân thân được hiểu là quyền con người trong lĩnh vực dân sự,đều gan liền với mỗi cá nhân, không thé chuyền giao và là cơ sở dé phân biệt giữa các
cá nhân với nhau.
PGS TS Ngô Huy Cương lại nhìn nhận vấn đề này trên phương diện giữa thể
nhân và pháp nhân được quy định tại BLDS Quecbec (Canada) năm 1994 :
* Bùi Đăng Hiếu, Khái niệm va phân loại quyền nhân thân, Tạp chí Luật học (7/2009), tr.40
? Tòa án nhân dân tôi cao, Vai tro của TANDTC trong việc bảo vệ quyên nhân thân cua công dân theo quy định
của BLDS, Dé tài nghiên cứu khoa hoc cap Bộ, Sô đăng ký: 96-98-063/DT
Trang 16“1 Mọi thể nhân (every human being) déu có nhân cách pháp lý (judicialpersonality) và được hưởng day đủ các quyên dân sự.
2 Mọi người (every person) đều có một sản nghiệp (patrimony) ”"”
Theo tác giả, việc nhà làm luật sử dụng các thuật ngữ khác nhau trong hai
khoản của điều luật trên có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng “Thudt ngữ “person”(người) để chỉ cả thể nhân và pháp nhân Hai loại chủ thể này có một điểm chung làdéu có các quyên dân sự liên quan tới sản nghiệp (một khải niệm của truyền thốngCivil Law dùng để chỉ quan hệ tài sản trong đó bao gồm cả phan tích sản và phần tiêusản mà ở Việt Nam hiện nay nhiều người quen gọi là tài sản và nghĩa vụ tài sản) Cácquyên nhân thân thuộc về các thể nhân ”.""
Tại Luận án Tiến sĩ “Quyên bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sựViệt Nam” của tác giả Lê Đình Nghị, tác giả đã đưa ra khái niệm quyền nhân thân quahai cách tiếp cận:
- Theo nghĩa khách quan, quyền nhân thân được hiểu là một phạm trù pháp lýbao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nha nước ban hành, trong đó có nộidung quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình vàđây là cơ sở dé cá nhân thực hiện quyền của mình
- Theo nghĩa chủ quan, quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với
cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyên giaoquyên này cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ”
Dựa trên cách tiêp cận theo nghĩa chủ quan của tác gia có thê đưa ra quan điêm của tác giả Lê Dinh Nghị vê vân đê trên răng chủ thê của quyên nhân thân chi có thê là
cá nhân.
Tại Khoản 1 Điều 25 BLDS 2015, Nhà nước cũng đã chỉ ra việc quy định vathừa nhận quyền nhân thân chỉ thuộc về cá nhân mà không thuộc về các chủ thé khác:
“Quyên nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyên dân sự gắn liền với mỗi
cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quanquy định khác”.
Từ những quan điểm, những ý kiến khác nhau được nhóm chúng tôi tìm hiểu,tiếp thu, học hỏi trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chỉ nên quy địnhquyền nhân thân chỉ thuộc về cá nhân Tuy nhiên dé có sự thống nhất trên toàn lãnhthé, tránh được những sai sót, hiểu lầm không đáng có, thiết nghĩ, những cơ quan lập
'°Điều 1, BLDS Quechec ( Canada ) năm 1994
'' PGS TS Ngô Huy Cương, Tính hệ thong cua các quy định về quyên nhân thân trong Dự thảo BLDS (sửa đồi), Khoa Luật - Đại học Quốc gia, 2015
'? Lê Đình Nghị, Quyển bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án Tién sĩ Luật học,
Trường Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2008, tr.18
Trang 17pháp cân sớm đưa ra một khái niệm toàn diện và khái quát nhât vê vân đê này Chúng tôi xin đưa ra khái niệm vê quyên nhân thân như sau:
“Quyên nhân thân là quyền dân sự gắn liền với cá nhân không định giá đượcbằng tiền và không thé chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác”.
1.2 Khái niệm về giới hạn quyên nhân thân
Quyền nhân thân là quyền cơ bản của con người gắn liền với những giá trị tinhthần của mỗi cá nhân Trong thời kỳ công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất nước nhưngày nay, những giá trị về quyền nhân thân ngày càng được pháp luật công nhận, tôntrọng và bảo vệ tốt hơn trong hệ thống pháp luật Việt Nam Quyền nhân thân mặc dù
là những giá trị cơ bản của mỗi cá nhân nhưng những giá trị đó chỉ có thể được pháttriển, nhân rộng trong xã hội nếu như mỗi cá nhân thực hiện nó trong một giới hạnnhất định; bởi trong một số trường hợp việc áp dung sử dụng quyên nhân thân của mỗichủ thê sẽ gây ra hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích chung của cả một tập thê.Mỗi quốc gia tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mình sẽ đặt ranhững quy định về việc giới hạn quyền nhân thân trong một số trường hợp cụ thé
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào đề cậptrực tiếp tới việc giới hạn quyền nhân thân, mà những quy định hiện nay chỉ được quyđịnh gián tiếp tại một số các điều luật có trong BLDS 2015 Vấn đề “Giới hạn quyênnhân thân” được đánh giá là một trong những van đề khá mới mẻ và khó tiếp cận, dovậy cũng không có nhiều những quan điểm, những ý kiến nghiên cứu được đưa ra khibàn luận về vấn đề này
Nêu như khái niệm vê quyên nhân thân đã được nhóm chúng tôi đê cập phía
trên, thì dưới đây chúng tôi xin được làm nôi bật và rõ hơn khái niệm “giới hạn” dưới các góc nhìn, quan điêm khác nhau:
Dưới góc nhìn ngôn ngữ, theo cuỗn Đại từ điền Tiếng Việt: “Giới hạn là phạm
vi được quy định, không thé vượt qua”'° Theo từ điển Cambridge, cum từ “giới hạn”(limitation) được định nghĩa: Giới hạn là hành động kiêm soát và giảm bớt một thứ gi
đó ( limitation is the act of controlling and especially reducing something) '* Dựa theo
từ điển Oxford có định nghĩa về cum từ “giới hạn” (limitation): Giới han là hành độnghoặc quá trình hạn chế hay kiểm soát ai đó/ một thứ gì đó (limitation is the act orprocess of limiting or controlling somebody/something)`Š
'3 Nguyễn Nhu Ý ( Chủ biên ), Dai Tir điển Tiếng Việt, Trung tâm Ngôn ngữ va văn hóa Việt Nam — Bộ Giáo
dục và đào tạo, Nxb Văn hóa — Thông tin, 1999, tr.752.
'*Cambridge Dictionary, Cambridge University Press, 1584.
'*Từ điền Oxford Online, địa chi truy cap
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/limitation?q=limitation Truy cập ngày
22/01/2021
Trang 18Dưới góc nhìn pháp lý, cuỗn Black Law Dictionary có đưa ra định nghĩa vềcum từ “giới hạn” (limitation): “Giới hạn là hành động hạn chế; chất lượng, trạng thái,hoặc các điều kiện hạn chế (the act of limiting; the quality, state, or condition of beinglimited)”'9.
Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “Giới hạn” thường được các nhà lập pháp,
các nhà nghiên cứu gắn liền nó với thuật ngữ “Giới hạn quyền con người”, mà có ítnhững nhà nghiên cứu nhìn nhận nó trực tiếp dưới thuật ngữ “Giới hạn quyên nhânthân” Lý giải điều này, theo nhóm chúng tôi nhận định quyền nhân thân chỉ là mộtphạm trù nhỏ của quyền con người cho nên việc nhìn nhận khái niệm “Giới hạn quyềncon người” cũng chính là đang nhìn nhận gián tiếp khái niệm “Giới hạn quyền nhânthân” Để có những bước nghiên cứu tiếp theo về khái niệm “Giới hạn quyền nhânthân”, chúng tôi xin dựa vào những quy định của pháp luật về giới hạn quyền conngười dé nghiên cứu
Chế định quyền con người tại Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp — vănbản có hiệu lực pháp lý cao nhất của mỗi quốc gia Quyền con người được ghi nhậnlần đầu tiên tại bản Hiến pháp năm 1946 Những giá trị của quyền con người tiếp tụcđược kế thừa, ghi nhận và phát triển tại những bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980,năm 1992 và năm 2013 Bản Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 đượcđánh giá tiến bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, xu thé phát triển của thời daitrong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người Một trong những nội dung được nhiềunhà nghiên cứu đánh giá cao nhất chính là quy định tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp
2013:
“Quyên con người, quyên công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luậttrong trường hợp can thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xãhội, đạo đực xã hội, sức khỏe của cộng đồng ”.
Dựa theo sự giải thích có thé coi là chính thức của Uy ban dự thảo hiến pháp:
“Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nguyên tắc hạn chế quyền phù hợp với các công ướcquốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên Theo đó, quyền con người,quyền công dân chỉ có thé bị hạn chế (Điều 14.2)”!” Quy định trên được đặt ra vớimục tiêu đảm bảo sự tương thích giữa Hiến pháp và các điều ước quốc tế về quyền con
người mà Việt Nam là thành viên, trong đó có ICCPR và ICESCR Quy định này được
đặt ra còn với hy vọng đây sự “tùy tiện” trong việc giới hạn quyền sẽ không còn nữa
Dựa vào quy định tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, Nhà nước chúng ta đặt
ra năm trường hợp trên thực tế dé thực hiện việc giới hạn quyền con người, đó là: (1)
Lý do quốc phòng, (2) An ninh quốc gia, (3) Trật tự, an toàn xã hội, (4) Đạo đức xã
*°Black Law Dictionary, tr 1069
'” Uéng Chu Lưu và những người khác, Hiển pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và
thành tựu lập pháp trong nhiệm ky Quốc hội khóa XII, Nhà xuât bản Chính tri Quoc gia, 2016, tr 98, 99,
Trang 19hội, (5) Sức khỏe của cộng đồng Việc giới hạn này cần phải được thực hiện đúngthâm quyên, đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
Bản chất của Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của mỗi quốcgia, những văn bản khác được ban hành đều không được trái với các quy định đượcban hành trong Hiến pháp; bởi vậy các trường hợp về giới hạn quyền nhân thân cũngphải dựa vào các trường hợp về giới hạn quyền con người để quy định
Từ những nghiên cứu, căn cứ trên, nhóm chúng tôi xin được đưa ra khái niệm, quan điêm về giới hạn quyên nhân thân như sau:
“Giới hạn quyên nhân thân là việc làm hạn chế, kiêm soát việc sử dụng quyên
nhán thân cua môi ca nhân trong các trường hop cán thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, dao đực xã hội, sức khỏe của cộng đồng ”.
1.3 Khái niệm lợi ích cộng đồng
Lợi ích cộng đồng là một cum từ kha quen thuộc với chúng ta, nó được nhắcđến rất nhiều mỗi khi xảy ra xung đột, mâu thuẫn giữa những quyên, lợi ích của cánhân (một nhóm người) với quyên và lợi ích của số đông Nhưng “số đông” ở đây nênđược hiểu như thế nào, đông đến thế nào là đủ? Cộng đồng khu dân cư, cộng đồnglàng xã, cộng đồng tỉnh thành, cộng đồng vùng miền, cộng đồng quốc gia, cộng đồngvăn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, cộng đồng toàn nhân loại “Kim tu thdp” mang têncộng đồng kê đến có thể là vô tận Chính bởi sự mơ hồ và không rành mạch trong cáchhiểu, cách định nghĩa như vậy dẫn đến rất nhiều sự hiểu lầm và mông lung trong tư
duy, thực tiễn
Nhận thức được điều đó, phải chăng chúng ta nên cùng nhau tìm ra một “mẫu
sô chung” cho cách hiệu “7ê nào là lợi ích cộng đông? ”.
Theo mỗi phương pháp nghiên cứu chúng ta sẽ thu về được những kết quả nhấtđịnh Tổng hợp và tìm ra điểm chung là hướng đi đúng đắn đề có cái nhìn toàn điện và
đa chiều
Tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ, hiện nay chưa có bộ từ điển nào nêu ra kháiniệm về lợi ích cộng đồng Chiết tự theo ý nghĩa, lợi ích cộng đồng là cụm từ ghép baogồm hai thành tố “lợi ích” và “cộng đồng” kết hợp với nhau “Lợi ích” được hiểu làđiều có ích, có lợi cho một tập thể người nhất định hay cho một ca nhân trong do,trong mối quan hệ với tập thé người dy (nói khái quát)'“Chăng hạn: Đặt lợi ich của
dân tộc lên trên Quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng Lợi ích cá nhân Lợi ích
vật chất “Cộng đồng” (dùng hạn chế trong một số tổ hợp” là toàn thể những ngườisong thành một xã hội, nói chung có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối.”Chăng hạn: cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng tộc người, cộng đồng mạng Kết hợp hai
'* Từ điền Tiếng Việt, GS.Hoàng Phê, Viện Ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức, 2017, tr.742
'? Từ điển Tiếng Việt, GS.Hoàng Phê, Viện Ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức, 2017, tr.267
Trang 20từ lợi ích cộng đồng có thê thấy:Lợi ích cộng đồng là những điều có ích, có lợi chotoàn thé những người sống thành một xã hội, nói chung có những điểm giống nhau,gan bó thành một khối.
Trong khái niệm này, cụm từ “xã hội” cũng cần được hiểu một cách đa diện Từđiển Tiếng Việt định nghĩa: Xã hội là 1.hình thức sinh hoạt chung có tổ chức của loàingười ở một trình độ phát triển nhất định của lịch sử, xây dựng trên cơ sở một phươngthức sản xuất nhất định/ 2 Đông đảo những người cùng sống một thời (nói tong quat)/
3 Tập hợp người có dia vị kinh tế - chính trị như nhau, tang lop?° Từ điền Cambridgeđịnh nghĩa về social (xã hội) như sau: Relating to activities in which you meet and
spend time with other people and that happen during the time when you are not
working?’ Như vậy, lợi ich cộng đồng nếu hiểu theo cách chiết tự, tiếp cận dướiphương diện ngôn ngữ được hiểu là tất cả những điều có lợi cho một nhóm (số đông)những người có những điểm chung, có sợi dây gan kết bền vững cho các mối quan hệcủa mình Tuy nhiên, không thé đánh đồng “loi ích cộng đồng” với “lợi ích nhóm” —một thuật ngữ mà ngày nay bị biến tướng, hiểu theo nghĩa tiêu cực là ăn chia lợi lộc từhành động bat chính, gây tổn hại cho những chủ thé khác
Tiếp cận dưới góc độ pháp lý, cho đến nay cũng chưa ghi nhận khái niệm lợiích cộng đồng Tuy nhiên, trong Từ điển Luật học có nhắc đến một khái niệm có nhiềunét tương đồng về mặt ngữ nghĩa đến nội dung, đó là “công ích” Nguyên văn Từ điển
như sau: Công ích là các lợi ích công cộng (thường được Nhà nước và xã hội xác nhận hoặc thừa nhận một cách đương nhiên) Tùy vào các ngữ cảnh khác nhau mà ý nghĩa
công cộng ở đây có thể được hiểu là lợi ích trực tiếp của một cộng đồng hoặc của toàn
xã hội” Trong một số từ dién nước ngoài (như từ điển Black Law Dictionary), côngich (public interest): 7 The general welfare of the public that warrants recognition and protection/ 2 Something in which the public as a whole has a stake especial aninterest that justifies governmental regulation.” (nhằm chi một điều nhất định màcông chúng, hay cộng đồng (theo nghĩa rộng), có lợi ích gắn với điều đó, hoặc mộtđiều mà có thể ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ pháp lý của công chúng hay cộngđồng nói trên) Trên thực tế, những điều được xếp vào diện lợi ích công cộng thườngliên quan đến các công việc của chính quyền địa phương, tỉnh thành hay quốc gia
Nhìn nhận trên phương diện này, nếu đồng nhất lợi ích cộng đồng với công íchthì lợi ích cộng đồng hơi hướng chịu sự “kiểm soát” của Nhà nước, và chủ yếu liênquan đến các vấn đề công cộng Nét tích cực của cách hiểu này là việc đặt ra được mộttiêu chuẩn cu thé cho van dé phạm vi, giới han cua lợi ich cộng đồng nằm ở đâu Nhànước mà trực tiếp là các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước sẽ nhận nhiệm vụ xácđịnh, giải quyết những vụ việc có liên quan đến lợi ích cộng đồng Điều này mang đến
?° Từ điển Tiếng Việt, GS.Hoàng Phê, Viện Ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức, 2017, tr.1446
*! Cambridge Dictionary, Cambridge University Press, 1584.
? Từ điển Luật hoc, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, NXB Tư pháp, 2006, tr.177
*3 Black’s Law Dictionary, Henry Campbell Black, Thomson Reuters, 1910.
Trang 21sự 6n định cho công tác quản lý trật tự xã hội cũng như ôn định nên chính trị của mỗiquốc gia Tuy nhiên, lợi bất cập hại, nếu giao toàn bộ quyền quyết định cho một bộphận nhỏ những người làm công tác quản lí cũng sẽ phát sinh những vấn đề tiêu cực.Chăng hạn, tối ưu hóa lợi ích quốc gia nhưng lại gây ảnh hưởng xấu tới rất nhiềungười Liệu rằng cộng đồng dân cư phải chịu thiệt hại tại nơi đó có đồng tình? Và cònrất nhiều những hệ lụy kéo theo nếu đi theo hướng đây mọi trách nhiệm cho cơ quanquản lí Nhìn nhận tổng quan giữa lợi — hại, có thé đưa ra kết luận răng muốn có đượcmột đáp án hoàn chỉnh cần phải biết kết hợp khéo léo, sao cho lợi ích cộng đồng đượcđảm bảo, mà cộng đồng mang nghĩa rộng nhất có thể trong từng trường hợp khác
nhau.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng có quy định tại chương II: Quyền conngười, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, vấn đề lợi ích quốc gia, dân tộc ở đây
có thé hiểu là lợi ích cộng đồng mà bản Hiến pháp đã nhắc đến
4 Việc thực hiện quyên con người, quyền công dân không được xâm phạm lợiích quốc gia, dân tộc, quyên và lợi ích hợp pháp của người khác.”
Từ góc nhìn pháp lý, thì lợi ích cộng đồng là toàn bộ những điều có ích, có lợicho đại đa số các chủ thê có liên quan trong lĩnh vực đó, sao cho đảm bảo hài hòa lợi
ích Nhà nước, phải được Nhà nước hoặc xã hội xác nhận hoặc thừa nhận một cách đương nhiên.
Nếu như hiểu theo cách tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ, xã hội mang nghĩa rộnghơn cộng đồng, là vật chữa đựng, bao trùm, nhưng dưới góc độ pháp lý, xã hội chiđược xem là một chủ thể với vai trò công nhận hoặc thừa nhận những lợi ích nào thuộc
về cộng đồng (mà căn nguyên vẫn phải dựa vào vai trò quyết định của Nhà nước).Nhìn ra được những nét khác biệt như vậy, phải nêu lên bản chất Một bên xuất phát từviệc ưu tiên lợi ích cộng đồng được nhà nước bảo hộ, một bên lại ưu tiên những lợi íchchung do một bộ phận lớn người quyết định (hiểu đơn giản là theo số đông) Mỗi cáchhiểu đều có những ưu, nhược điểm riêng
Một nhánh khác dé tiếp cận vấn dé là hiểu theo nghĩa lợi ích xã hội (SocialGood hay Common Good): thir gì đó mang lại lợi ích cho lượng người lớn nhất vàtrên phạm vì lớn nhất có thể”, chăng hạn: không khí trong lành, nguồn nước sạch,chăm sóc sức khỏe y tế, xóa mù chữ, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình vì conngười, ngăn chặn biến đổi khí hậu Lịch sử của lợi ích xã hội bắt nguồn từ các nhàTriết học của Hy Lạp Cổ đại, ham ý tác động tích cực đến các cá nhân hoặc xã hội nóichung Nó cũng cung cấp cơ sở cho các hoạt động từ thiện Quan niệm này đề caophạm vi lợi ích hướng đến (lượng người lớn nhất có thé, phạm vi địa lý rộng nhất cóthé ) Đã có nhà nghiên cứu dua ra khái niệm về lợi ích xã hội như sau:
® Khoản 4, Điều 15, Chương II, Hiến pháp 2013, NXB Sự Thật
® Bài báo “Lợi ích xã hội — Social good”, Thuật ngữ Vietnambiz Dia chỉ truy cập:
http://vietnamb1z.vn/loi-ich-xa-hoi-social-good-la-gi-2019101616442745.htm Ngày truy cập: 23/12/2020
Trang 22Lợi ích xã hội là tat cả lợi ích phản ánh quan hệ nhu cau của xã hội và là cáiding dé thỏa mãn nhu cầu chung của toàn xã hội về một (một sd) đối tượng (vật chất,tinh thân) nhất định, bảo đảm cho sự tôn tại và phát triển của xã hội trong từng giaiđoạn lịch sử, thể hiện các quan hệ cơ bản và lâu đài của xã hội Lợi ích xã hội ở đâykhông phải là lợi ích của một nhóm người, một giai tang, mà đó là lợi ích của cả dântộc, trong do có lợi ích chung của các ca nhân cẩu thành dân tộc, của cả dân tộc vakhông mâu thuân với lợi ích chung của nhán loại tiễn bộ.”
Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm tới số lượng thì chỉ giải quyết được các vấn đềmang tính bề mặt, không thấy được phan nằm sâu phía dưới của “tang băng trôi” Bởivậy, nó chỉ diễn tả được một phần nghĩa của khái niệm lợi ích cộng đồng chứ khôngthé thay thé toàn bộ Tuy nhiên, khái niệm này cũng giúp mở thêm một tang ý nghĩa déđưa ra được một khang định về lợi ich cộng đồng toàn diện và hợp lý nhất
Thêm vào đó, dé hiểu được ban chất của van đề cũng như đưa ra khái niệm xácthực nhất thì không thể không đề cập đến những tình huống, vụ việc cụ thê đã xảy ra
Từ cách thức giải quyết vấn đề sẽ cho ta câu trả lời đúng nhất về câu hỏi: “Lợi íchcộng đồng là gì?”
Năm 2016, dư luận chan động với sự cố môi trường nghiêm trọng do công tyFormosa xả thải ra vùng biển miền Trung gây ô nhiễm nặng nề”” Sự cô này đã gâythiệt hại to lớn về kinh tế, xã hội và môi trưởng, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất làngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh
hoạt của ngư dân.Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ, nhân dân
và bồi thường 500 triệu USD Rõ ràng, trong trường hợp này, vấn đề liên quan đếnquyền và lợi ích hợp pháp của rất nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau Và hiểnnhiên, lợi ích cộng đồng đã được đặt lên hàng đầu khi cơ quan chức năng lập tức vàocuộc yêu cầu đóng cửa nhà máy ngay thời điểm phát hiện sai phạm Cùng với đó lànhiều biện pháp, hình phạt dé giảm thiểu tối đa thiệt hai, góp phan bảo vệ lợi ích cộngđồng dân cư nói riêng và cộng đồng những người có liên quan nói chung
Hay gần gũi hơn là việc thu hồi đất với mục đích xây dựng công trình côngcộng Lợi ích cá nhân gan liền với quyền sử dụng một diện tích đất nhất định đã đượcquy định trong những quy phạm pháp luật cụ thể Tuy nhiên, trong trường hợp diệntích đất nằm trong quy hoạch xây dựng các công trình công cộng như đường xá, bệnhviện, trường hoc , Nhà nước có quyền thu hồi đất: Điều 16 Luật Dat đai 2013 quyđịnh.Lợi ích cộng đồng trong những trường hợp trên được ưu tiên xem xét
Từ những tìm hiểu về lý luận và thực tiễn đời sống lẫn thực tiễn pháp luật,nhóm nghiên cứu đi đến thống nhất đưa ra khái niệm “lợi ích cộng đồng” như sau:
®“Luận án Giải quyết quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Hoàng Văn Khải, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2019, tr.10
“Bài báo “FORMOSA đứng dau các vụ gây ô nhiễm năm 2016” , Báo Tuổi trẻ Online ngày 13/07/2017 Địa chỉ
truy cập https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-1351267.htm Ngày truy cập: 23/12/2020
Trang 23“Loi ích cộng dong là những điêu có ích, có lợi cho đại da sô chu thé, dựa trên
sự công nhận hoặc thừa nhận cua nhà nước hoặc cộng đông trên một phạm vi rộng
lớn, có thê (hoặc không) có xung đột với lợi ích cá nhân (lợi ích của một nhóm nhỏ) ”
2 Cơ sở quy định của pháp luật về quyền nhân thân và giới hạn quyền nhân thân
2.1 Cơ sở lý luận
Quyền nhân thân là một nhánh thuộc quyền con người Nhắc đến cơ sở lý luận
về quyền nhân thân là nhắc đến vấn đề về quyền con người Theo thống kê trong mộttài liệu của Liên hợp quốc, từ trước đến nay có gần 50 định nghĩa về quyền con người
đã được công bố, trong đó mỗi định nghĩa lại tiếp cận van đề dưới một góc độ khácnhau, chỉ ra những đặc điểm nhất định nhưng chưa có một định nghĩa nào khái quátđược toàn diện và hoàn hảo nhất, bao hàm tat cả các thuộc tính của quyền con người
Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền
con người (Office of High Commissioner for Human Right - OHCHR) thường được
trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu Theo định nghĩa này, quyền con người được bảođảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân vàcác nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omission) mà làm tổnhại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlments) và tự do cơ ban (fundamental
freedoom) của con người.
Nguồn gốc của quyền nhân thân là quyền con người Về nguồn gốc của quyềncon người, có hai trường phái cơ bản đưa ra hai quan điểm trái ngược nhau Họcthuyết về quyền tự nhiên cho rằng (natural rights”) cho rằng con người là những gibam sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản họ là thànhviên của gia đình nhân loại Các quyền con người, do đó, không phụ thuộc vào phongtục tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cá nhân hay giai cấp, tầng lớp, tổchức, cộng đồng hay nhà nước nào Vì vậy, không một chủ thé nào, ké cả nhà nước, cóthể ban phát hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân.Ngược lại học thuyết về các quyền pháp ly (legal rights”) cho rằng các quyền conngười không phải những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhànước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật Dù theo quan điểm nàothì suy cho cùng quyền con người luôn luôn cần được bảo vệ, nhất là quyền nhân thân
Tuy nhiên, cũng chính từ việc cần bảo vệ quyền nhân thân như vậy, dù là họcthuyết về quyền tự nhiên (natural right) hay học thuyết về quyền pháp ly (legal rights)cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giới hạn quyền nhân thân, nhất là vìlợi ích cộng đồng Cũng bởi nguyên do đó mà việc nghiên cứu quyền nhân thân cũng
”® Xem vụ ACTORTAME LTD & ORS v SECERTARY OF STATE FOR TRANSPORT.ECI case C-213/89 ECJ decision dated 19" june 1990 follow by UK House 6 Lords ruling dated I1” Octorber 1990 Repost at
[1991] 1 ALL ER 70, tai https://www.emplaw.co.uk/, ngay truy cap: 24/02/2021.
” Trong một số tài liệu, các quyền tự nhiên được gọi là các quyền có tính đạo đức/ luân lý (moral right) hoặc các quyên không thể chuyền nhượng (inalienable rights).
*° Trong một số tai liệu, các quyền pháp ly còn được gọi là quyền dân sự (civil rights), hoặc các quyền luật định
(statutory rights)
Trang 24như giới hạn quyền nhân thân được thực hiện dựa trên nền tảng lí luận với những họcthuyết đa chiều, đã được kiểm định tính chính xác của giới chuyên môn cũng như thựctế.
Việc xuất hiện vẫn đề tuân thủ những quyền của con người và công dân có liên
hệ mật thiết với những qui luật phat triển của các hệ thống xã hội (và hệ lụy là các hệthống nhà nước - pháp luật) tại những nơi có thiết lập những điều kiện cần thiết chokhả năng thực thi những lợi ích vật chất và phi vật chất của các cá nhân trên cơ sởtrách nhiệm pháp lý cá nhân Thế giới cổ đại, mặc dù có sự phát triển cao về văn hoá
và tương đối hoàn thiện về hình thái chính trị, trong quá khứ đã không hề thừa nhậnhay nói đúng hơn là không biết đến, bỏ qua các quyền cá nhân, ngoài quyền tham giacủa các cá nhân đầy đủ năng lực hành vi vào đời sống xã hội chung Mặc dù có nhữnghình thái xã hội tự do cộng hòa, nhưng nhà nước cô đại dường như đã “triệt tiêu” các
cá nhân Trao cho từng công dân định đoạt một phần nên chuyên chế tự quản của nhândân thuộc về người đó với tư cách là thành viên của cộng đồng, nhà nước cổ đại cũngkhông cho phép từng công dân cụ thé có những ý kiến riêng biệt của mình nếu chúngmâu thuẫn với những qui tắc xử sự và tín ngưỡng chung đã được chấp nhận Nguyêntắc chuyên chế tự quản của nhân dân được thực hiện trong cộng hoà của Hy Lạp và La
Mã được áp dụng rất rộng rãi và toàn diện, trực tiếp ảnh hưởng và gây thiệt hại cho cácquyền của cá nhân Sự phát triển yếu ớt của các quyền cá nhân trong thế giới cô đại,địa vị thái quá của chủ quyền nhân dân với tư cách là một nguồn duy nhất của các quiphạm pháp luật và đạo đức, cuối cùng đã đóng vai trò nguy hại đối với các thé chế
cộng hoa của La Mã.
Tuy nhiên, về mặt hình thức cũng không thể phủ nhận được rằng phạm trù pháp
lý về các quyền cá nhân (mà sau này đã chuyển hoá thành phạm trù các quyền cá nhânphi vật chất) có nguồn gốc ban đầu chính từ trong Luật tư của La Mã Trong hệ thốngLuật tư La Mã lần đầu tiên ghi nhận những đơn kiện cá nhân và các quyền cá nhân.Trong số rất nhiều loại đơn kiện có hai loại đơn kiện được coi là quan trọng nhất: actio
in rem (đơn kiện vật quyền) và actio in personam (đơn kiện cá nhân) Actio inpersonam được áp dụng để bảo vệ những quan hệ pháp luật có tính chất cá nhân giữahai hoặc nhiều người trong trường hợp người vi phạm quyền cá nhân đã được xác địnhbởi loại đơn kiện này chỉ có thể áp dụng chống lại một chủ thé cụ thé nào đó Trong hệthống luật dành riêng cho công dân La Mã (ius civile hay còn gọi là ius quiritium) sựphân loại đơn kiện này cũng phù hợp với việc phân loại các giao dịch và các quyềnthành mancipium (các giao dich mang tinh chất vật quyền và các quyền được bảo vệ
bởi các actio in rem tương ứng) và nexum (các giao dich mang tính nghĩa vụ, cá nhân
được bảo vệ bởi các actio in personam) Nhà nước phong kiến được xác lập nên bởinhững kẻ đã tàn phá dé chế La Mã theo, về bản chất, xuất phat từ những khởi đầu hoàntoàn khác so với nền dé chế trước đây Chủ nghĩa phong kiến được thiết lập trên cơ sở
lý tưởng cá nhân, những quan hệ cá nhân giữa người cầm quyền và những kẻ phụctùng Trong giai đoạn được gọi là “đêm trường trung cổ”, sự thay đổi của phương thức
Trang 25sản xuất đã dần biến người nông dân ngày càng lệ thuộc vào các lãnh chúa, khôngnhững chỉ về mặt tư liệu sản xuất mà còn lệ thuộc cả về mặt cá nhân con người họ.Không thé bàn về quyền cá nhân trong giai đoạn quân chủ tuyệt đối vào khoảng thé kyXVII-XVII là điều hết sức hiển nhiên Cá nhân trong một nhà nước “cảnh sát” hoàntoàn rơi vào tình trạng vô quyền, đa phần các cá nhân (trừ những kẻ nắm giữ quyềnlực) trở thành đối tượng chứ không phải chủ thé của pháp luật Vai trò của cá nhân
hoàn toàn thụ động, họ chỉ có nghĩa vụ phải tuân theo những mệnh lệnh từ chính
quyền phía trên đội xuống và những người phụ thuộc không có bat cứ một bảo đảmnào chống lại sự lạm quyền của nhà nước Những nghiên cứu về luật La Mã có thê coi
là một trong những cơ sở lý luận bởi lẽ những điều luật này xuất hiện từ thuở sơ khai,
đã trở thành kinh điển và được trích dẫn không ít lần trong những công trình nghiêncứu lớn nhỏ trên toàn thế giới
Ở Việt Nam, một hệ tư tưởng lớn đó là tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã dé cậptới vẫn đề quyền con người, trong đó bao gồm quyền nhân thân Tư tưởng Hồ ChíMinh là sự kết hop nhuan nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác — Lénin và chủ nghĩa yêu nướcchân chính Tư tưởng Hồ Chi Minh về con người và quyền con người là sự kết hợpgiữa chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa với truyền thống yêu nước, thương nòi củadân tộc Việt Nam, giữa lý luận mác-xít và thực tiễn cách mạng Việt Nam Quan điểmtrên được Người thé hiện bang bản Tuyên ngôn độc lập bat hủ, ngay trong ngày khaisinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: “Tá cả mọi người sinh ra có quyên bình dang,tạo hoá cho họ những quyên không ai có thể xâm phạm được Trong những quyên ấy,
có quyên được sống, quyên tự do và quyên mưu câu hạnh phúc ” (Tuyên ngôn Độclập ngày 2-9-1945) Theo đó, vấn đề quyền nhân thân và giới hạn quyền nhân thân vớilợi ích cộng đồng cũng luôn luôn là một vấn đề vô cùng quan trọng, là mục tiêu, địnhhướng phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam va nhà nước, điều này thé hiện khá chitiết trong các văn kiện của Đảng, qua chủ trương, chính sách, đường lối phát triển củanhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Bảo bam quyén con người, quyền nhân thânchính là cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng, thực hiện đúng đắn chủ nghĩa Mác
— Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới
2.2 Cơ sở thực tiễn
Do tính chất xã hội quan trọng của nhiệm vụ bảo đảm các quyền nhân thân của
cá nhân, việc phân tích, nghiên cứu van dé nay cần được thực hiện cùng với việc xemxét những kinh nghiệm lịch sử cũng như những xu hướng phát triển của pháp luật quốc
tế và quốc gia
Sự gan két giữa xã hội va tu do cá nhân đã trở thành những điều kiện bắt buộccủa tiễn bộ xã hội Xuất phát từ đó, cần thiết phải làm rõ những tiêu chí bắt buộc màmột xã hội công dân và cá nhân hướng tới địa vị tự do cần phải tuân thủ Nhà nước
thực hiện chức năng nêu trên thông qua một trong những công cụ của mình - đó chính
là pháp luật Như vậy cần phải có một chế định điều chỉnh và bảo vệ sự độc lập xã hội
Trang 26của con người cũng như cá thê hoá con ngườivới tư cách là một thành viên của xã hội
công dân - một cá nhân.
Xác lập và bảo đảm mức độ tự do của cá nhân đồng nghĩa với điều kiện sinhtồn và nhu cầu phát triển của xã hội Việc xác lập và bảo đảm này có thể đạt đượcthông qua những cấp độ khác nhau: cấp độ pháp luật chung, cấp độ pháp luật tư và ởcấp độ từng cá nhân con người riêng biệt Công cụ điều chỉnh ở cấp độ thứ nhất chính
là bản thân hệ thống luật tư, công cụ điều chỉnh ở cấp độ thứ hai - đó chính là phạm trùnăng lực chủ thé và ở cấp độ thứ ba - là phạm trù các quyền chủ thé về nhân thân haycòn gọi là quyền nhân thân
Theo tiến trình phát triển của nhân loại cũng như sự gia tăng tính chất phức tạpcủa cấu trúc xã hội và sự phát triển của giao lưu kinh tế việc mở rộng tự do cá nhân đãdiễn ra như một hệ lụy mang tính quy luật “Sự tiễn triển theo xu hướng bảo vệ cánhân con người với tư cách là một tổng thé những lợi ich và khả năng cá nhân càngngày càng trở nên rõ nét hơn” Cho dù chúng ta có quan điểm như thế nào về trườngphái pháp định và trường phái luật tự nhiên thì một điều rõ ràng rằng các học thuyếtnày, trong thời đại của mình, đã ảnh huởng hết sức to lớn tới tư duycủa những nhà lýluận đương dai, đã dẫn tới những biến đổi và cách mạng to lớn trong đời sống xã hội.Cho đến cuối thời kỳ phong kiến, sự xuất hiện manh nha của phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa đã thúc đâynhững quá trình thay đôi lớn lao trong xã hội Phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa đã thực sự tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, da dạng cua lựclượng sản xuất Giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc vào hệ thống phân công laođộng cũ, phương thức sản xuất mới tạo ra những bước phát triển vượt bậc về khoa học
- kỹ thuật, đồng thời đặt nền tảng cho những bước phát triển mới trong tư duy lý luận
về những giá trị nhân bản của con người, về tầm quan trọng về vị trí của cá nhân trong
xã hội Những giá trị truyền thống về dân chủ, nhân văn, nhân đạo từ thời kỳ cổ đạiđược “hồi sinh” ở một trình độ nhận thức cao hơn Đỉnh cao của giai đoạn này chính là
sự kiện Cách mạng dân chủ tại Pháp - sự kiện chính tri quan trọng không chỉ với nước
Pháp mà còn đối với cả lịch sử loài người Diễn ra từ năm 1789 đến năm 1799, Cách
mạng dân chủ tư sản Pháp được xem là quan trọng hơn mọi cuộc cánh mạng diễn ra ở
Pháp sau này Nó làm giảm xu hướng chuyên chế và đề cao sức mạnh của người dân,biến họ từ thần dân thành công dân Sức ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Pháp rất lớn,nhất là đối với các quốc gia theo chế độ phong kiến thời bấy giờ Với sự ra đời của nềnsản xuất công nghiệp, với từng bước phát triển vững chắc của giai cấp tư sản, conngười ngày càng ý thức sâu sắc về các giá trị nhân thân bất khả xâm phạm của mình.Tuyên ngôn về quyền con người và công dân (được Quốc hội Pháp thông qua ngày26/8/1789) chính là thành quả về lý luận và là sự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn củaviệc nghiên cứu và áp dụng những ý tưởng dân chủ về quyền tự chủ Khi phác thảoTuyên ngôn, những tác giả của nó đã dựa trên thuyết về quyền tự nhiên, về hợp đồng
xã hội và chủ quyền dân tộc Trong Tuyên ngôn thê hiện những kết quả của việc hìnhthành và ghi nhận về mặt nhà nước những quyền và tự do cơ bản của con người Khái
Trang 27niệm quyền tự do cá nhân được thê hiện một cách đơn giản và rõ ràng trong Điều 4của Tuyên ngôn về quyền con người và công dân 1789: “Tự do bao gồm khả năng làmbất cứ điều gì mà không gây hại cho người khác Như thế, việc thực hiện các quyền tự
nhiên của mỗi cá nhân chỉ bị giới hạn sao cho các cá nhân khác trong xã hội cũng được
hưởng những quyền tương tự Những giới hạn này được quy định duy nhất bằng luậtpháp” Những ý tưởng khởi đầu sơ khai về tự do cá nhân này đã trở thành kim chỉ namcho pháp luật hiện đại của các quốc gia Châu Âu Muộn hơn sau này, quyền của mỗicon người đối với cuộc sông, tự do, sự bất khả xâm phạm về đời sống cá nhân, hônnhân, danh dự, uy tín, tự do đi lại, tự do lựa chọn nơi sinh sống: v.v đã được thể hiệntrong Tuyên ngôn chung về quyền con người 1948, Công ước quốc tế về các quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước Châu Âu về bảo vệ quyền con người
và những tự do cơ bản năm 1950 với những sửa đổi và bổ sung vào các năm 1970,
1971, 1990, 1992, 1994 Những quy định nêu trên đều được thể hiện trong hệ thốngpháp luật các quốc gia
Cùng với đó là sự phát triển sự phát triển nhanh chóng của xã hội về dân số và
sự bùng nôi trên lĩnh vực khoa hoc kỹ thuật cũng đã đặt ra những vấn đề trong việcbao đảm quyền nhân thân Ở một số quốc gia, chênh lệch giữa sự phát triển của cáckhu vực hay sự chênh lệch giàu nghèo cũng ảnh hưởng đến đời sống của con người,tiềm ân nhiều bất bình dang trong quá trình bảo đảm quyền con người, quyền nhânthân và giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng Bên cạnh đó, ngày nay với sựphát triển của xã hội và các nền tảng công nghệ, việc xâm phạm tới quyền nhân thâncủa người khác hay lan truyền những thông tin làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi íchcộng đồng cũng thường xuyên diễn ra và có thé dé lại những hậu qua nặng nề, khôngchỉ cho cá nhân, tô chức mà thậm chí còn đe dọa lợi ích của rất nhiều người liên quan,của cả một cộng đồng Từ những biểu hiện như vậy, rõ ràng cần một công cụ thực sự
có hiệu quả để điều chỉnh và khắc phục vấn đề này Công cụ rõ ràng và không thểthiếu đó là pháp luật
Trong điều kiện ngày nay, pháp luật là công cụ giải phóng con người khỏi mọi
áp bức, bat công, xây dựng xã hội dan chu, công băng, văn minh, mọi người có cuộcsống tự do, hạnh phúc, trong đó các giá trị con người được thừa nhận, tôn trọng, bảođảm, bảo vệ Một trong những đặc trưng rất quan trọng của quyền con người cũng nhưquyền nhân thân đó là được bảo đảm bởi Nhà nước và pháp luật”” Từ cơ sở này, nhómnghiên cứu sẽ có những kiến nghị đưa ra tại chương 3 nhằm hoàn thiện những hạn chếcòn tồn tại trong van dé đảm bảo quyền nhân thân cũng như giới hạn quyền nhân thânvới lợi ích cộng đồng
2.3 Cơ sở pháp ly
*' Lê Thị Hoa (2006), “Quyên nhân thân liên quan đến thân thé của cá nhân theo quy định trong Bộ luật dân sự
năm 2005”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 7.
Trang 28Quyên con người nói chung hay quyền nhân thân nói riêng luôn là trung tâm, làcốt lõi của pháp luật, không chỉ là pháp luật quốc gia mà còn là những văn bản pháp lýquốc tế Suy cho cùng, luật pháp vừa là công cụ quản lí xã hội của nhà nước, vừa làphương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người Cho đến nay, ViệtNam đã phê chuẩn và gia nhập nhiều điều ước quốc tế về quyền con người do LiênHợp Quốc (LHQ) ban hành và đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thực hiện nhiềuđiều ước, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.”
Sự ra đời của LHQ sau Thế chiến thứ hai (WWID là một dấu mốc lịch sử quantrọng đánh dấu sự phát triển về ý thức của nhân loại về quyền con người, đặc biệt làquyên nhân thân Khi nói đến LHQ hay các văn bản pháp lí của tô chức này thì khôngthé bỏ qua Hiến chương LHQ” Có thể nói, Hiến chương LHQ đã trở thành một trongnhững văn kiện quan trọng nhất trong việc nâng cao Luật quốc tế về quyền con người
và cũng là văn kiện đầu tiên đánh dấu cho việc các quyền con người được công nhậnkhắp trên thế giới
Bên cạnh Hiến chương LHQ thì Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền được Daihội đồng LHQ thông qua và công bố vào ngày 10/12/1948 là một công cụ pháp ly đầutiên, liệt kê các quyền cơ bản của con người mà mọi cá nhân đều được hưởng Đâyđược xem là khuôn mẫu chung cho mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân đề đạt được sự tôntrọng tự do và nhân quyền Tinh thần của bản Tuyên ngôn này là nhằm truyền đạt vàgiáo dục để nỗ lực thúc day các quốc gia thành viên LHQ tôn trọng các quyền conngười cơ bản được đưa ra trong Tuyên ngôn , bao gồm 30 điều của quy định khá đầy
đủ về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa Tuyên ngôn là cơ sở chínhtrị - pháp lý để LHQ xây dựng và ban hành các công ước quốc tế về quyền con người,trong đó có những quy định về quyền nhân thân và giới hạn quyền nhân thân trongnhững trường hợp cụ thẻ
Công ước châu Âu về quyền con người (Tên tiếng Anh: Convention for theProtection of Human Rights and Fundamental Freedoms) tuyên bỗ quyền được bảođảm va sau đó dé ra những giới hạn có thé đặt ra cho quyền này
Vi dụ, khoản 1 Điêu 8 Công ước châu Au về quyên con người quy định: “moi
ki déu có quyên được tôn trong đời sông riêng tu và gia đình, noi cư trú và thư
ừ””“ Khoản 2 điều này quy định: “cơ quan công quyên có thể có sự can thiệp tới việc
3ˆ Chi tiết tại: Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyên con người, (Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Học
viện chính trị Hồ Chí Minh, 2002), Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản về quyền con người, (Hội Luật gia Việt Nam - NXB Hồng Đức, 2007)
Ky ngày 26/06/1945 tại San Francisco,Có hiệu lực ngày 24/10/1945 — Trang thông tin Thư viện pháp luật
(https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Hien-Chuong-Lien-hop-quoc-1945-229045 aspx#:~:text=%C4%901%E1%BB%81u%203%3A%20Nh%E1%BB%AFng%20qu%E1%BB%9I1c%20 gia, tiVoC3 MA AN%20C%E 1 %BB%A7a%20LINMC3%AAN%20hH%E1%BB%A3p%20qu%E1%BB%I Ic ) Ngày truy cap: 25/02/2021
* ARTICLE 8 Right to respect for private and family life, European Convention on Human Rights
1 Everyone has the right to respect for his private and family life, his home and his correspondence.
Trang 29thực hiện quyên này chi khi sự can thiệp này được luật dự liệu và là một biện pháptrong một xã hội dân chủ, và cân thiết cho an ninh quốc gia, an toàn công cộng, [ ]bảo vệ trat tự và phòng chong toi phạm hình sự [ ]”’ Nhu vậy có thé thay, Công ướcChâu Âu cũng gián tiếp ghi nhận van đề giới hạn quyền nhân thân vì lợi ích cộng đồng
mà cụ thể ở đây là giới hạn về quyền bí mật riêng tư, nơi cư trú và thư từ Trongtrường hợp dé bao đảm an toàn công cộng thì những quyền ấy có khả năng bị giới hạn,phạm vi và mức độ sẽ do cơ quan có thâm quyền quyết định và đưa ra cách thức, biệnpháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh tương ứng Đây là một trong những cơ sở pháp
lý quốc tế về vẫn đề giới hạn quyền nhân thân vì lợi ích cộng đồng Trên đây là những
cơ sở pháp lý quốc tế có liên quan tới vấn đề giới hạn quyền nhân thân
Về cơ sở pháp lý quốc gia, có thé ké tới các văn bản quy phạm pháp luật có liênquan đến vấn đề giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng như BLDS, BLHS,các luật chuyên ngành Những vấn đề pháp lý này sẽ được bình luận và phân tích cụthé trong phan tiếp theo của bai viết này
2.4 Lịch sử phát triển của pháp luật về giới hạn quyền nhân thân
2.4.1 Thời kỳ phong kiến
Dưới chế độ phong kiến mặc dù còn tồn tại những hạn chế trong việc quy địnhquyền con người nói chung và quyền nhân thân nói Tiêng, song đây những sơ khai về
quyền con người, quyền nhân thân trong thời điểm ấy lại là những di sản có giá trị vô
cùng lớn để các đời sau kế thừa và phát triển chúng.
Trong pháp luật thời kỳ phong kiến, xuất phát từ sự ảnh hưởng của triết lý Phậtgiáo và triết lý cai trị dựa trên sự khoan dung, nhân ái của Nho giáo, những tư tưởngquan điểm sơ khai về quyền nhân thân đã được ra đời
Từ thời kỳ nha Ngô (939 — 967), nhà Dinh (968 — 980) đã có những quy định
pháp luật để quản lý xã hội Tiếp theo đó là triều đại nhà Lý (1010 — 1225) đã banhành Bộ hình thư (năm 1042) Các điều lệ trong Bộ hình thư tập trung quy định chặt
chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện; bảo vệ của công và tài sản của nhân dân; bảo vệ
tài sản nông nghiép; Ngay sau thời kỳ nhà Ly, nhà Trần (1226 — 1399) cũng đã tiếptục cho xây dựng Bộ hình luật (năm 1244) Trải qua nhiều triều đại, những tư tưởngpháp luật sơ khai về quyền nhân thân cũng đã dần được hình thành Năm 1427, saukhi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành thắng lợi, Lê Lợi đã mở ra cho đất nước ta mộtbước phát triển mới, đặc biệt trong công cuộc lập pháp Trong lịch sử, nhà Lê Sơ đãxây dựng một hé thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, có thé kế đến một số bộ luật
2 There shall be no interference by a public authority with the exercise of this right except such as is in
accordance with the law and is necessary in a democratic society in the interests of national security, public safety or the economic well-being of the country, for the prevention of disorder or crime, for the protection of health or morals, or for the protection of the rights andfreedoms of others., Công ước Chau Âu về nhân
quyền, Trang thông tin https://www.echr.coe int/documents/convention, eng: pdf Ngày truy cập: 25/02/2021
Trang 30như: Quốc triều luật lệ, Lê triều quan chế (1471), Thiên nam dư hạ tập (1483), HongĐức thiện chính thủ (1470 — 1497) đặc biệt trong số đó phải kế đến Quốc triều hìnhluật — đỉnh cao của thành tựu lập pháp Việt Nam thời kỳ phong kiến Quốc triéu hìnhluật hay còn gọi là Bộ luật Hong Duc được vua Lê Thanh Tông ban hành vào năm1483.Tại Quốc triều hình luật những tư tưởng về quyên con người nói chung và quyềnnhân thân nói riêng được thé hiện rất rõ.
Nhìn chung lại, những quy định về giới hạn quyền nhân thân gắn với lợi íchcộng đồng trong thời kì này vẫn chưa được thé hiện một cách rõ ràng trong các vănbản luật mà những quy định này chỉ dang được ở giai đoạn mam mống, sơ khai, đượcquy định gián tiếp trong một số điều luật Nhưng nếu nhìn rộng ra, thì những tư tưởng
về giới hạn quyền nhân thân vì lợi ích cộng đồng đã được xuất hiện trong các hươngước, lệ làng.Truyền thống đoàn kết, yêu thương gắn bó với nhau là những truyền thống
vô cùng tốt đẹp được lưu giữ từ ngàn đời nay của dân tộc ta Truyền thống ấy được thêhiện sâu sắc trong những câu ca dao, tục ngữ được lưu truyền tới ngày nay: “Bầu ơithương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Nhiễu điều phủ lẫygiá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Một cây làm chăng
nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Trong chế độ phong kiến, chính sách, pháp luật của Nhà nước chú trọnghướng tới việc gìn giữ mỗi quan hệ khăng khít của làng bản, đất nước Bên cạnh phép
vua thì có lệ làng Phép vua và lệ làng tuy không phải là một nhưng nhìn chung không
hoàn toàn khác biệt nhau, chống lại nhau” Bởi vậy, để dam bảo được tính hệ thống,tính thống nhất giữa các quy định của Nhà nước phong kiến với những hương ước, lệlàng tồn tại trong đời sống nhân dân thì những quy định trong các chính sách, phápluật ở giai đoạn này luôn được đảm bảo tính tương đồng, hài hòa giữa lợi ích của Nhànước, với lợi ích của cộng đồng và lợi ích của cá nhân
2.4.2 Thời kỳ năm 1945 đến năm 1986
Trong những năm đầu ké từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,người làm luật chấp nhận duy trì hiệu lực của hệ thống luật cũ trừ các quy định “traivới nền độc lập của nước Việt Nam và chính thé dân chủ cộng hòa” (Sắc lệnh số 47ngày 10/10/1945, Điều 12) Với chủ trương đó, gần như toàn bộ hệ thống pháp luật
dân sự (lúc đó gọi là luật hộ) được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa vẫn giữ nguyên
giá trị.” Bởi vậy trong khoảng thời gian này, vì chưa có văn bản luật cụ thé điều chỉnh
về quyền nhân thân, nên những quy định về quyền nhân thân và giới hạn quyền nhânthân được gián tiếp quy định trong từng bản Hiến pháp qua các thời kỳ
* TS Hoàng Hùng Hải, Tw trong quyén con người trong đời song pháp luật thời kỳ phong kiến Việt Nam, Tap chí nghiên cứu lập pháp (Số 13 T7/2017), tr 19
**ThS Phạm Ngọc Minh, Si phát triển của pháp luật dân sự qua các thời kì, luatviet.co, 2017
(https://luatviet.co/su-phat-trien-cua-phap-luat-dan-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky/n20170524045758503.html), truy cập ngày 13/01/2021
Trang 31Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời đánh dấu một bước phattriển trong việc ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm những giá trị quyền con người trong đó cóquyền nhân thân.Những quy định về quyền nhân thân đầu tiên được chính thức ghinhận trong Hiến pháp.
Hiến pháp năm 1946 chưa xác lập nguyên tắc chung về giới hạn quyền và câuchuyện về giới hạn quyền cũng chưa được quy định cụ thê trong Hiến pháp; tuy vậyvẫn có một số quy định cũng đã thé hiện tư tưởng về giới hạn quyền nhân thân
Tại Điều 11 Hiến pháp 1946 quy định về quyền bat khả xâm phạm thân thé, nhà
ở, thư tín của công dân:
“Tyr pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cam người công dân
Việt Nam Nha ở và thư tín cua công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trai pháp luật.
Như vậy, giới hạn về quyền nhân thân đã được đặt ra trong quy định trên,quyền bất khả xâm pham thân thể, nhà ở, thư tín của công dân sẽ bị hạn chế khi cóquyết định của cơ quan tư pháp Việc giới hạn quyền nhân thân trong trường hợp nàykhông được tiến hành một cách tùy tiện mà cơ quan tư pháp phải tiến hành theo đúngtrình tự, thủ tục, thâm quyền dé tiến hành việc giới hạn Co quan tư pháp sẽ dựa vàonhiều cơ sở thực tiễn, mục đích khác nhau để đưa ra quyết định này trong đó trên hếtvẫn là câu chuyện giới hạn quyền nhân thân để bảo vệ cho lợi ích quốc gia, lợi íchcộng đồng
Năm 1950, trước yêu cầu cấp bách của việc xoá bỏ các tàn tích của chế độphong kiến trong lĩnh vực dân sự, những người làm luật đã bắt tay vào việc xây dựng
hệ thống pháp luật dân sự xã hội chủ nghĩa Một trong những thành tựu đáng chú ýnhất của thời kỳ này là việc ban hành Sắc lệnh số 97 ngày 22/5/1950 sửa đổi một sốquy lệ và chế định trong dân luật Sắc lệnh này đã ghi nhận một số nguyên tắc lớn liênquan đến quyền nhân thân: quyền nhận cha, mẹ, quyền tự do kết hôn, quyền bình đăng
của người phụ nữ so với nam gi0i,
Sau bản Hiến pháp năm 1946, hai bản Hiến pháp tiếp theo lần lượt ra đời vàocác năm 1959 và năm 1980 Tương tự như bản Hiến pháp đầu tiên, bản Hiến pháp
1959 và Hiến pháp 1980 vẫn chưa có quy định nào ghi nhận các nguyên tắc chung vềgiới hạn quyền con người mà những quy định về giới hạn quyền chỉ được ghi nhậngián tiếp trong một điều của Hiến pháp
Tại Điều 27 Hiến pháp 1954 đã đặt ra quy định về giới hạn quyền nhân thân vềviệc bất khả xâm phạm về thân thể:
“Quyên bat khả xâm phạm về thân thê của công dân nước Việt Nam dan chu cộng hoà được bao dam Không ai có thê bị bat nếu không có sự quyết định cua Toà
an nhân dân hoặc sự phê chuán của Viện kiêm sát nhân dân `.
Trang 32Quy định trên đã trao quyền cho Tòa án nhân dân và Viện kiệm sát nhân dântrong việc giới hạn quyền bất khả xâm phạm về thân thể của mỗi cá nhân Nhữngquyết định và phê chuẩn của các cơ quan trên phải được ban hành theo đúng trình tự,thủ tục, thâm quyên do pháp luật quy định Những giới hạn trên phải được đặt ra vớimục đích chung là để bảo đảm, bảo vệ cho những giá trị, lợi ích chung của cộng đồng.
Không chỉ dừng lại ở những quy định về giới hạn quyền bất khả xâm phạm vềthân thể như hai bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 1980 đã có nhiều quy định ghinhận việc giới hạn quyền nhân thân dé đảm bảo lợi ích cộng đồng trong một số trườnghợp cụ thé:Quyén tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự dobiểu tình (Điều 67); Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 69); Quyền bất khảxâm phạm về chỗ ở (Điều 71)
Các quy định trên được đặt ra ở trên đều được thực hiện với mục đích chung là
dé bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong đó có lợi ích của cộng đồng Sự bố sung thêmnhiều quy định về giới hạn quyền nhân thân trong Hiến pháp được đánh giá là mộtbước phát triển nhảy vọt trong tư duy, sự nhìn nhận của các nhà làm luật Quyền nhânthân bản chất là quyền cơ bản của công dân tuy nhiên nó cũng cần phải đặt một giớihạn để người dân thực hiện và dé tránh tình trạng lạm quyền đặt ra những quy định tùytiện hạn chế quyền nhân thân trên thực tế của một số đơn vị, cơ quan nhà nước
2.4.3 Thời kỳ từ năm 1986 đến nay
Trong hơn 10 năm tiến hành việc xây dựng con đường xã hội chủ nghĩa trênphạm vi cả nước (1975-1986), tuy đất nước ta đã đạt được những thành tựu đángmừng, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khuyết điểm chưa được giải quyết Tìnhtrạng mat cân đối trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng; nguồn nhân lực và tàinguyên chưa được khai thác có hiệu quả; lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhànước ngày càng suy giảm Đứng trước tình trạng khủng hoảng ấy, tại Đại hội ĐảngCộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã chính thức khởi xướng chínhsách “Đổi mới” — mở ra bước ngoặt quan trong trong sự nghiệp xã hội chủ nghĩa tại
Việt Nam.
Với chính sách kinh tế thị trường, bắt đầu từ năm 1987, lưu thông dân sự đượcphát triển nhanh chóng Nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội trong thời gian
này, Nhà nước ta đã xây dựng hàng loạt quy phạm pháp luật dân sự, được ghi nhận
trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986;Luật Đất đai năm 1987; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987; Luật Quốctịch năm 1988; Pháp lệnh Thừa kế năm 1990; Pháp lệnh Nhà ở và Pháp lệnh Hợp đồngdân sự năm 1991; Luật Dat dai năm 1993;
Nhìn nhận được những khuyết điểm của bản Hiến pháp năm 1980, Hiến phápnăm 1992 (sửa đổi, b6 sung năm 2001) ra đời với mong muốn khắc phục những hạnchế đó Tại bản Hiến pháp năm 1992 nguyên tắc giới hạn quyền chưa được ghi nhậnmột cách trực diện Mặc dù vậy, quy định giới hạn quyền nhân thân trong những bản
Trang 33Hiên pháp trước tiệp tục được kê thừa, sửa đôi, bô sung sao cho phù hop với yêu câu của sự nghiệp đôi mới đât nước.
Dựa trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992 và các văn bản luật, pháp lệnh xuấthiện trong thời gian này đã đặt nền móng cho việc xây dựng và hoàn thiện dự ánBLDS Việt Nam, được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/6/1996 Đây được nhìn nhận là một trong những thành tựu đáng tự hào của ngành khoa học pháp lý Việt Nam trong khoảng thời gian này BLDS năm 1995 ra đời
đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt trong việc nhìn nhận các quy định về quyềnnhân thân nói chung và giới hạn quyền nhân thân nói riêng Đây là lần đầu tiên quyđịnh về quyền nhân thân được tách ra thành một chế định riêng, và khái niệm “quyền
nhân thân” được chính thức ghi nhận trong các văn bản luật Mặc dù tại Bộ luật không
có những quy định trực tiếp về van đề giới hạn quyền nhân thân gắn với lợi ích cộngđồng, nhưng BLDS năm 1995 cũng đã gián tiếp ghi nhận vấn đề này trong một số điềuluật: Giới hạn đối với hình ảnh (Khoản 2 Điều 31); Giới hạn đối với quyền đối với bímật đời tư (Khoản 3 Điều 34); Giới hạn đối với quyền tự do đi lại, cư trú (Khoản 2Điều 44)
Tại BLDS 1995, vấn đề giới hạn quyền nhân thân chỉ được Nhà nước ta quyđịnh một cách chung nhất mà chưa thê hiện rõ được mục đích, hoàn cảnh, phạm vi décác cơ quan có thẩm quyền áp dụng thực hiện việc giới han Có thể nói, những quyđịnh này là một lỗ hong pháp lý lớn để một số cá nhân, cơ quan có thâm quyên lợidụng thực hiện hành vi “lạm quyền”, đưa ra những quyết định làm hạn chế quyền nhânthân một cách tùy tiện Còn bên phía người dân, bản thân họ sẽ không biết phạm vithực hiện quyền của mình là đến đâu, điều này sẽ rất dé nảy sinh những mâu thuẫngiữa cá nhân với cộng đồng và giữa cá nhân với Nhà nước
Trải qua mười năm áp dụng trên thực tế, những quy định về giới hạn quyềnnhân thân được ghi nhận trong BLDS 1995 đã bộc lộ ra nhiều điểm hạn chế: bởi vậy,ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc hội đã thông qua BLDS 2005 trên cơ sở kế thừanhững nội dung cơ bản của BLDS 1995 Nhìn chung, những quy định về giới hạnquyền nhân thân được ghi nhận trong Bộ luật lần này về cơ bản giữ được tinh thần củaBLDS 1995 Một số quy định về giới hạn quyền nhân thân được Nhà nước ta quy định
cụ thé hon trong Bộ luật mới:
Tại Khoản 2 Điều 31 BLDS 2005 quy định về quyền cá nhân đối với hìnhảnh: “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó dong ý; trong trườnghợp người đó đã chết, mat năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lam tuổi thì phảiđược cha, mẹ, vo, chong, con đã thành niên hoặc người dai diện của người đó dong y,trừ trường hop vi lợi ich cua Nhà nước, lợi ich công cộng hoặc pháp luật có quy định
khác ” Quy định trên đã chỉ rõ mục đích và phạm vi dé giới hạn quyền hình ảnh của cánhân trên thực tế, trong đó trường hợp giới hạn vi lợi ích công cộng Thuật ngữ “loiích công cộng” lần đầu tiên được đề cập tại BLDS Việt Nam Điều này thể hiện tínhcoi trọng cua Nhà nước ta trong việc đảm bảo sự cân băng, hài hòa lợi ích giữa lợi ích
Trang 34cá nhân với lợi ích của cộng đồng Mặc dù không có nhiều những quy định của phápluật đề cập trực tiếp tới thuật ngữ “lợi ích công cộng” hay “lợi ích cộng đồng”, nhưngqua quy định trên có thé thay một tín hiệu đáng mừng khi những giá trị chung củacộng đồng đang ngày càng được Nhà nước ta tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ thực hiệntrên thực tế.
Năm 2013, bản Hiến pháp thứ năm cũng là bản Hiến pháp hiện hành cho tớithời điểm hiện tại chính thức được thông qua Tại Hiến pháp năm 2013, Nhà nước đãrất đề cao chế định quyền con người, nhiều quy định mới mẻ, mang tính đột phá vàthời đại chính thức được Quốc hội thông qua, trong đó có quy định tại Khoản 2 Điều
14 Hiến pháp năm 2013 về giới hạn quyền con người: “Quyển con người, quyén côngdân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cân thiết vì lý doquốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe củacong đồng ” Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước ta đặt ra một quy định về giới hạnquyền con người trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của quốc gia Quy địnhtrên được đặt ra hoàn toàn phù hợp với xu thé của thời đại, với các Công ước Quốc tế
về quyền con người mà Việt Nam là thành viên như ICCPR: “Những quyên trên đây
sẽ không phải chịu bắt kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết
để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc dao đức xã hội hoặc cácquyên tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyên khác được Công ướcnày công nhận ”””, hay phù hợp với các Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người nhưTuyên ngôn Quốc tế nhân quyền 1948: “7rong khi hành xử những quyên tự do củamình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hau những quyên tự
do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về
đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa
mãn ””” Mặc dù, vẫn đề giới hạn quyền con người, quyền nhân thân không còn là mộtquy định mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng việc đặt ra một điều khoảnriêng quy định về van dé này đã thé hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc đảmbảo tính dung hòa giữa quyền con người, quyền nhân thân với lợi ích chung của quốcgia, dân tộc, lợi ích của cộng đồng Quy định đã giúp những nhà làm luật và người dân
có được cách tiếp cận thống nhất về các trường hợp cụ thé dé thực hiện việc giới hạnquyền con người trong đó có quyền nhân thân Quy định trên không ghi nhận việc giớihạn quyền con người nói chung và quyền nhân thân nói riêng với lý đo là vì lợi íchcộng đồng mà quy định các trường hợp cụ thê hơn của lợi ích cộng đồng là vì lý do
“trật tự, an toàn xã hội; đạo đức xã hội; sức khỏe cộng đồng” Điều này được đặt ra bởi
lẽ thuật ngữ “lợi ích cộng đồng” vẫn còn là một cụm từ chưa phổ biến và chưa được ápdụng rộng rãi trong thực tế đời sống nên việc ghi nhận nó trong quy định rất dễ xảy ranhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau; do đó, thay vì quy định chung thuật ngữ
37 Khoản 3 Điều 12, ICCPR.
38 Khoản 2 Điều 29, UDHR
Trang 35“lợi ích cộng đồng” thì nhà làm luật đã khéo léo, linh hoạt sử dụng những trường hợp
cụ thê của thuật ngữ này để quy định trong luật nhằm đảm bảo một cách hiểu chung,thong nhất trên phạm vi toàn lãnh thô
Kế thừa và ghi nhận những quy định về giới hạn quyền nhân thân từ bản Hiến
pháp năm 2013, từ các BLDS trước và các văn bản luật có liên quan, ngày 24 tháng 11
năm 2015, Quốc hội đã chính thức thông qua BLDS năm 2015 Tại Bộ luật lần này,những nhà làm luật tiếp tục cụ thể hóa các trường hợp giới hạn quyền nhân thân, đặcbiệt tập trung làm rõ hơn quy định về giới hạn quyên hình ảnh của cá nhân tại điểm akhoản 2 Điều 32 BLDS năm 2015:
“Việc sử dụng hình anh trong trường hợp sau đây không cân có sự đồng ý của
người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được su dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng ”.Thuật ngữ “lợi ích công cộng” được tiếp tục ghi nhận trong quy định này càngthé hiện sự coi trọng của Nhà nước trong việc đảm bảo tinh hài hòa giữa quyền hìnhảnh của cá nhân với lợi ích của cộng đồng Trong trường hợp dé đảm bảo lợi ích cộngđồng thì việc sử dụng quyền hình ảnh của cá nhân phải được ưu tiên cho lợi ích chungcủa cộng đồng Ngoài ra, tại BLDS năm 2015 cũng đã ghi nhận quy định về giới hạnquyền bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình tại Khoản 3 Điều 38BLDS 2015; tuy nhiên, quy định này lại không ghi nhận cụ thê các trường hợp để giớihạn quyền mà chỉ ghi nhận nội dung tương tự như các quy định về giới hạn quyền củacác văn bản luật trước: “Viéc bóc mo, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín,
cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khácchỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định” Tuy nhiên, néu như các trưởnghợp giới hạn quyền nhân thân được quy định trong các văn bản luật trước Hiến pháp
2013 không được xác định cụ thé; thì tại BLDS năm 2015, mặc dù Bộ luật không cóquy định cụ thé nhưng có thé dựa vào những quy định tại Khoản 2 Điều 14 Hiến phápnăm 2013 để xác định các trường hợp giới hạn quyền bí mật đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân, bí mật gia đình trên thực tế Có thé nói quy định tại Khoản 2 Điều 14 Hiếnpháp năm 2013 là một căn cứ giá trị dé các chủ thé thực hiện pháp luật có thé nắmchắc được phạm vi quyền của bản thân là tới đâu và chỉ trong trường hop nào các chủthé có thâm quyền mới có thé đặt ra những quy định về giới hạn quyền nhân thân đối
với người dân.
3 Mối quan hệ giữa giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng
Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đốitượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.Bất cứ một
sự vật hiện tượng nao cũng ton tại trong một hoặc vô vàn những mối quan hệ, hay nóicách khác, xác định mỗi quan hệ là một cách dé ching minh cho su ton tại Dưới gócnhìn duy vật biện chứng của quan điểm Mác-Lenin, bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng
Trang 36có mỗi quan hệ tác động hai chiều với ít nhất một sự vật hiện tượng khác Có thể phânchia quan hệ giữa giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng thành 3 vấn đề:
- _ Lợi ích cộng đồng là căn cứ để xác định giới hạn quyên nhân thân
Như đã nêu trên, việc xác định thế nào là giới hạn quyền nhân thân, giới hạnbao nhiêu cho du, là một điều không hề đơn giản Bởi lẽ giới han mang ban chấttương đối, rất khó đặt ra một tiêu chí rõ ràng Có nhiều căn cứ dé xác định giới hạnquyền nhân thân, chăng hạn Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Namquy định: “Việc thực hiện quyên con người, quyên công dân không được xâm phạm lợiích quốc gia, dân tộc, quyên và lợi ích hợp pháp của người khác”” Như vay, với ýnghĩa tự do cá nhân là khi hiểu được các giới hạn, không xâm phạm quyên và lợi íchhợp pháp của người khác cũng là một căn cứ để giới hạn quyền nhân thân Hay quyềnnhân thân cũng có thé bị giới hạn trong những trường hợp vì lí do quốc phòng, an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội ˆ?
Trong đó, lợi ích cộng đồng là một căn cứ rất quan trọng để xác định giới hạnquyên nhân thân Xét cho đến cùng, con người không thé sống đơn độc, tách biệt hoàntoàn mà luôn luôn phải ton tại dưới sự gắn kết liên hệ nào đó Tuy nhiên, dé sự liên kết
ay được bền vững thì cần đến sự “nhượng bộ”, nghĩa là phải biết giới hạn của ban thân
dé dam bảo lợi ích chung Và lợi ích cộng đồng tồn tại hiển nhiên như vậy
Pháp luật ra đời ngoài tac dụng là công cụ của nhà nước dé điều hành và quản li
xã hội thì nó còn mang trong mình những quy tắc xử sự chung, là một bộ quy tắc mangtính bắt buộc với tất cả mọi người, đặt ra những điều phải làm, được làm và khôngđược làm Những quy phạm pháp luật hướng đến việc ngăn cản, xử lí những chủ thé vilợi ích của bản thân mà xâm phạm đến lợi ích của người khác hay của toàn xã hội.Việc có những quy định cụ thé xác định rõ ràng thé nào là lợi ich cộng đồng sẽ trởthành căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn cho việc giới hạn quyền nhân thân Giải quyếtđược vấn đề đó, giới hạn quyền nhân thân không chỉ là biện pháp cưỡng chế của cơquan có thầm quyền mà nó có thé trở thành kiến thức, phông pháp ly chung cho toàn
xã hội.
Khi xác định được lợi ich cộng đồng, các chủ thé ở cả ba nhánh lập pháp, hànhpháp, tư pháp sẽ có định hướng xây dựng khung pháp lý chi tiết về giới hạn quyềnnhân thân, các chủ thé khác trong xã hội cũng từ đó điều chỉnh hành vi cho phù hợpvới những quy định đó Tắt cả hệ thống hoạt động trơn tru tạo nên hành lang pháp lýchặt chẽ, vừa đảm bao lợi ích cộng đồng, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamỗi cá nhân.Như vậy, muốn các chủ thê trong xã hội tự nguyện và tự giác chấp nhậnviệc bị giới hạn quyền nhân thân thì đặt vấn đề lợi ích cộng đồng là điều không thểthiếu Đây là chiều xuôi trong mối quan hệ giữa giới hạn quyền nhân thân và lợi ích
ˆ Khoản 4, Điều 15, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013
*° Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013
Trang 37cộng đồng, một ý nghĩa dé nhận biết và là tiền đề cho sự ra đời của các quy phạm phápluật cụ thê.
- _ Giới hạn quyền nhân thân là cơ sở để đáp ứng lợi ích cộng đồng
Ở chiều thứ hai, giới hạn quyền nhân thân cũng có sự tác động ngược trở lại, trởthành cơ sở dé đáp ứng lợi ích cộng đồng Tat nhiên, không phải bat cứ van dé nào củađời sống xã hội thì quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng cũng ở hai chiều đối nghịchnhau Dù vậy, dé tối da hóa lợi ích cộng đồng, thì giới hạn quyền nhân thân là điều tatyếu Theo một cuộc khảo sát ý kiến về vấn đề giới hạn quyền nhân thân với lợi íchcộng đồng, trong câu hỏi “Nếu xảy ra mâu thudn giữa lợi ích cá nhân (mà cụ thể là vềquyên nhân thân) với lợi ích cộng dong thì sẽ wu tiên lợi ích nào hơn?”°' Câu trả lờithu về được như sau:
# Ưu tiên lợi ích cộng đồng #UUu tiên lợi ích cá nhân Dunghoa hai lợi ích
Theo đó có thé đưa ra kết luận, đa số mọi người đồng tình với quan điểm giớihạn quyền nhân thân mang ý nghĩa tích cực trong trường hợp nó là cơ sở phục vụ cholợi ích cộng đồng
- _ Giới hạn quyền nhân thân để phục vụ lợi ích cộng đồng nhưng đôi khi sựgiới hạn đó giúp bảo vệ quyên và lợi ích cá nhân cho chính chủ thể bị giớihan (mối quan hệ phát triển theo chiều xoắn 6c)
Nhìn nhận van dé ở sự phát triển vốn có của nó, ta có thé thay mối quan hệ giữagiới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng có bản chất tương hỗ, tác động qua lạilẫn nhau Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà mối quan hệ ấy phát triển theo nhiềuchiều hướng riêng biệt Kết luận này có được dựa trên một cuộc khảo sat nhắm vào đốitượng chủ yếu là sinh viên, với năng lực tri thức ở mức độ nhất định Qua câu hỏiphỏng vấn “Các bạn nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa giới hạn quyền nhân thânvới lợi ích cộng đồng?” đã thu về kết quả là 85,9% số người tham gia phỏng vấn chorằng giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng có quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho
42
nhau.
*' Khảo sát xã hội học trên 200 người tại Việt Nam trên công cụ khảo sát kỹ thuật tháng 1/2021
*# Khảo sát xã hội học trên 200 người tại Việt Nam trên công cụ khảo sát kỹ thuật tháng 1/2021
Trang 38_ KẾT LUẬN CHUONGI
Từ những nghiên cứu tông quan về giới hạn quyên nhân thân với lợi ích cộng
đồng có thê rút ra một số kết luận như sau:
1 Nguồn gốc của quyền nhân thân chính là quyền con người Tư tưởng bảo
vệ quyền con người bao gồm trong đó quyền nhân thân đã được khăng định qua từngthời kỳ lịch sử khác nhau, qua những quan điểm, đường lối của mỗi quốc gia khácnhau Đây chính là cơ sở lý luận vững chắc cho nền tảng quyên nhân thân Ngoài ra,van đề giới hạn quyền nhân thân không chỉ được nhìn nhận qua những quan điểm lýluận, quan điểm tự nhiên mà còn được nhìn nhận và hình thành dựa trên các quan điểm
thực tiễn và pháp lí Từ đó đặt ra những đòi hỏi trong việc xây dựng những chính sách
pháp luật bảo đảm quyền trẻ em phù hợp với lý luận lẫn thực tiễn
2 Định nghĩa về quyền nhân thân, giới hạn quyền nhân thân, lợi ích cộngđồng được các quốc gia trên thế giới và các học giả đưa ra các quan điểm khác nhau
Đa số các quốc gia, các bộ luật xây dựng định nghĩa quyền nhân thân và lợi ích cộngđồng dựa trên sự đánh giá tác động toàn diện các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới các quyền nhân thân của con người, đồng thời khăng định quanđiểm quyền nhân thân là giá trị thuộc phạm trù tinh thần không thé chuyền giao, trừmột số trường hợp khác theo luật định Xây dựng nên định nghĩa cũng là cách thể hiệnquan điểm đánh giá của nhóm nghiên cứu vè vấn đè giới hạn quyền nhân thân với lợiích cộng đồng Quan điểm này sẽ được cụ thể hóa một cách chỉ tiết và rõ ràng hơn
trong chương 2 và chương 3 của bài nghiên cứu.
3 Từ việc nhìn nhận rõ nét mỗi quan hệ giữa van dé giới hạn quyền nhânthân với lợi ích cộng đồng cũng mở ra phương hướng nghiên cứu cụ thể trong thựctiễn áp dụng pháp luật với cuộc sống Từ đó có thé khang định giới hạn quyền nhânthân là một điều cần thiết trọng xã hội ở mọi thời kỳ, được thực thi bởi quyền lực nhànước mà công cụ trực tiếp và hiệu quả nhất chính là các quy phạm pháp luật Tuynhiên, trong khuôn khổ của bài viết này, do sự hạn chế về dung lượng, nhóm nghiêncứu chú trọng đảo sâu vấn đề giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng Từ đó
có thé hoàn thiện khung pháp lý chặt chẽ cũng như trang bị cho mỗi cá nhân kiến thứcpháp luật bổ ích, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân nhưng khônglàm anh hưởng tới quyên và lợi ích cộng đồng
Những nội dung nghiên cứu trên có tính chất định hướng, tạo ra nền tảng cơ sở
lý luận liên quan đến giới hạn quyền nhân thân Các van đề liên quan đến thực trạnggiới hạn quyền nhân thân, cụ thé hơn là giới hạn quyền nhân thân với lợi ich cộngđồng sẽ được đề cập và phân tích sâu hơn ở các chương sau
Trang 39CHUONG 2: THỰC TRẠNG PHAP LUAT VIET NAM VE GIỚI
HAN QUYEN NHÂN THAN VỚI LỢI ICH CỘNG BONG - LIÊN
HE MOT SO VAN DE TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về giới han quyền nhân thân
Cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội, có thé nói rằng, hệthống pháp luật Việt Nam hiện nay khá đầy đủ và đồng bộ trên hầu hết các lĩnh vực,
đủ dé điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho quản lý nhà nướccũng như môi trường, hành lang pháp ly dẫn dắt, thúc day phát triển kinh tế - xã hoi.”
Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, với đối tượng điều chỉnh làcác nhóm quan hệ xã hội thuộc những lĩnh vực khác nhau Trong đó, giới hạn quyềnnhân thân nói chung và giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng đồng nói riêng cũngthuộc hệ thống pháp luật đa dạng và nhiều nhánh, ngành đó
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một quy định cụ thé rõ rang nào về “giới hanquyên nhân thân” — một van dé khá nhạy cảm mà không phải lúc nào cũng có thé địnhlượng một cách rạch ròi Việc giới hạn quyền nhân thân mà cụ thể là giới hạn quyềnnhân thân vì lợi ích cộng đồng được quy định một cách gián tiếp va rải rac trong cácvăn bản khác nhau, từ đạo luật gốc - Hiến pháp, tới các bộ luật, luật chuyên ngành, cácvăn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như: Hiến pháp; Bộ luật Dân sự; Bộ luậtHình sự; Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm; Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơthé người và hiến, lấy xác; Luật Hôn nhân và gia đình
1.1 Hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất của mỗi quốc gia; điềuchỉnh những quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất Với vị trí là một đạoluật cơ bản của mỗi quốc gia, tại Hiến pháp, những quy định về quyền con người,quyền công dân luôn được Nhà nước ta ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện
và được cụ thé hóa trong các luật liên quan Việc ghi nhận quyền con người trong Hiếnpháp là một xu thế, yêu cầu tất yêu của mọi thời đại Quyền con người được Liên hiệpquốc chính thức thừa nhận từ năm 1948 với sự ra đời của Tuyên ngôn thế giới về nhânquyền và được tiếp tục khang định trong nhiều văn kiện, văn bản pháp lý quốc tế khác.Ngày 28/11/2013, kế thừa những giá trị từ những bản Hiến pháp trước, Hiến phápnước CHXHCN Việt Nam năm 2013 cũng là bản Hiến pháp hiện hành chính thứcđược Quốc hội thông qua Có thé nói, chế định về quyền con người được ghi nhận bảnHiến pháp năm 2013 là một điểm sáng rõ nét khi đây là lần đầu tiên quyền con ngườiđược quy định một cách trang trong, đầy đủ bên cạnh quyền công dân tại Chương II tạivăn bản này Việc ghi nhận này đánh dấu một bước phát triển trong lịch sử lập hiếncủa Việt Nam, thể hiện cái nhìn, sự đánh giá tôn trọng mà Nhà nước ta dành cho chế
Trang 4010462/He-thong-phap-luat-Viet-Nam-trong-tien-trinh-doi-moi-va-phat-Trong các quy định về quyền con người, quyền công dân thì những nội dungliên quan tới quyền nhân thân cũng có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn vô cùng quantrọng, được Nhà nước ta ghi nhận trong một sỐ quy định tại Hiến pháp năm 2013 Tạivăn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, những quy định
về quyền nhân thân được Nhà nước ta tập trung quy định tại chương II của bản Hiếnpháp, có thê kế đến một số quy định: Quyền bat khả xâm phạm về thân thể (Điều 20),Quyền bat khả xâm phạm về đời sống riêng tu, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều21), Quyền bat khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22), Quyền tự do di lại và cư trú (Điều23), Quyền kết hôn, ly hôn (Điều 36)
Mặc dù quyền con người, quyền nhân thân là những quyền hiến định, được Nhànước trao quyên cho người dân, tuy nhiên, dé đảm bao cho những mục đích chung củaquốc gia, của cộng đồng, việc thực hiện và áp dụng các quyên nhân thân của từng chủthể cũng cần phải đặt trong một giới hạn nhất định Giới hạn quyền con người nóichung, quyền nhân thân nói riêng là một trong những điểm mới, mang tính đột phá khiđây là lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp Pháp luật Việt Nam hiện nay ghinhận quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luậttrong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xãhội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” , việc thực hiện quyền COn người, quyềncông dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp phápcủa người khác * Quy định về giới hạn quyền còn được các nhà nghiên cứu ghi nhậntrở thành một trong những nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân Bởi vậy, về cơ bản các quyền con người, quyền nhânthân được Nhà nước ta ghi nhận trong Hiến pháp đều phải được đặt trong một sự giớihạn nhất định Dé bảo vệ va bảo đảm cho quyên, lợi ich hợp pháp của các chủ thékhông bị xâm hại, thì việc đặt ra giới hạn quyền nhân thân không được tiễn hành mộtcách tùy tiện, tự do mà phải dựa trên những quy định của pháp luật về thẩm quyền, thủtục, nội dung, cũng như phạm vi tiến hành hoạt động giới hạn quyền nhân thân Hiếnpháp với vi trí là một đạo luật sốc, đạo luật cơ bản nên Nhà nước chỉ dừng lại ở việcquy định lên những nguyên tắc, nội dung chung nhất về giới hạn quyền con ngườicũng như quyền nhân thân; còn về nội dung chỉ tiết cho hoạt động giới hạn quyền nhânthân sẽ được quy định cụ thê trong các văn bản luật, văn bản dưới luật dựa trên cơ sởcủa Hiến pháp
Khoản 4 Điều 15 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã quy địnhviệc thực hiện quyền con người nói chung và quyền nhân thân nói riêng không đượcxâm phạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người khác,điều này có thé được hiểu việc thực hiện quyền nhân thân của các chủ thể không đượcxâm phạm tới lợi ích cộng đồng Dựa trên một cuộc khảo sát mà nhóm chúng tôi thựchiện với nội dung câu hỏi: Mối quan hệ giữa giới hạn quyền nhân thân với lợi ích cộng
“ Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013
*®' Khoản 4, Điều 15, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013