1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Quan niệm của Ludwig Wittgenstein về trò chơi ngôn ngữ trong tác phẩm "Những nghiên cứu triết học"

91 30 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan niệm của Ludwig Wittgenstein về trò chơi ngôn ngữ trong tác phẩm "Những nghiên cứu triết học"
Tác giả Nguyễn Quang Minh
Người hướng dẫn GS. TS. Nguyễn Vũ Hảo
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 21,25 MB

Nội dung

Trong luận văn, tôi chọn quan niệm “trò chơi ngôn ngữ” làm đối tượng nghiên cứu do để hiểu được các quan niệm khác trong triết học hậu kỳ của ông, không thể không nói đến quan niệm củaôn

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN QUANG MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨChuyên ngành: Triết học

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN QUANG MINH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học

Mã số: 8229001.01

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Nguyễn Vũ Hảo

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TS

Nguyễn Vũ Hảo Vì vậy, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu

sắc tới thầy.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Sau đại học cùng các

thầy, cô trong khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ cho tôi trong học tập và nghiên cứu luận

văn.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô phản biện đã đọc, góp ý

và sửa chữa cho luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè cùng gia đình luôn đồng

hành cùng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

Xin chân thành cảm on!

Nguyễn Quang Minh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dudi

sự hướng dan của GS.TS Nguyễn Vũ Hao

Tôi cũng xin cam đoan dé tài này không trùng với bat kì dé tài luận văn

thạc sĩ nào đã được công bố ở Việt Nam.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đê tài.

Người cam đoan

Nguyễn Quang Minh

Trang 5

MỤC LỤC

Chương 1 BOI CANH VA CÁC TIEN DE RA ĐỜI QUAN NIỆM CUA

LUDWIG WITTGENSTEIN VE TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ 12

1.1 Bối cảnh lịch sử kinh tế - xã hội cho sự ra đời quan niệm của L

Wittgenstein về “trò chơi ngôn ngữ'” -. - ¿c2 212121212111 ckcrkd 12

1.2 Những tiền dé tư tưởng -22©52++2+EE2EESEEEEEEEEEEEEEEE2E1E1EEcrkerkee 15 1.3 Ludwig Wittgenstein: cuộc đời và tác phâm “Những nghiên cứu triết

i2 25

1.3.1 Khái lược về cuộc đời và sự nghiệp của L Wittgenstein 25

1.3.2 Kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm “Những nghiên cứu triết

POC”? — 31

1.3.3 Sự chuyển biến tư tưởng của L Wittgenstein từ tác phẩm “Luận văn

Logic - Triết hoc” sang “Những nghiên cứu triết học ” c-ce+ce+see: 35

Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN NIỆM LUDWIG

WITTGENSTEIN VE TRO CHƠI NGÔN NGỮ TRONG TÁC PHAM

“NHỮNG NGHIÊN CỨU TRIET HỌC ” - 2-5 z+s£+£+rxe+zxzez 412.1 Khái niệm “trò chơi ngôn nñgÑï” - cv ng ng ng 41

2.1.1 Van dé định nghĩa “trò chơi ngôn Nit? ecccceccescessessessssssessessessesseeseeseeees 412.1.2 Các cách hiểu về trò chơi ngôn ngữ trong “Những nghiên cứu triết

[00 EEEEEEAAH(Á(Á( TT 47 2.2 Sự phát triên quan niệm về “trò chơi ngôn ngữ” trong triệt học của

Wittgenstein hậu Kỳ - -.- c1 TH TH HH nh Hưệt 54

2.2.1 Phương thứC SONG cescecccscessessesseeseesessessessessessusssessessessessecssssesessesseeseeses 54

2.2.2 Tudin thit nQuy€n ta ececceccecscsssessessessessessessussssssessessessessessessssesesieeseesees 57

2.3 Ngôn ngữ TIÊng Ầr - -.- cv TT TH TH nu ng ng 59

2.4 Những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của quan niệm Wittgenstein về trò

ChO1 NGON NW ee 69

KET LUẬN 0oocccccccceccsscsscssssssessesscsesssessessecsecsessecsussussussuessessessecsnsssssuseseeseeseeses 80

TÀI LIEU THAM KHAO - 2-22 ©E2EEt2EE2EECEEEEEEErkrrrkrrrrrees 83

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIET TOM TAT

Mẫu bang chữ viết tắt:

TLP Luận văn Logic-Triết học (Tractatus

Logico-Philosophicus

PI Những nghiên cứu Triết hoc (Philosophical

Investigation)

Trang 7

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Ludwig Wittgenstein được đánh giá là một trong những triết gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20 Tư tưởng của ông đã có những tác động lớn tại các quốc gia nói tiếng Anh và có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trào lưu triết học phân tích Mặc dù có tam ảnh hưởng lớn đến nền triết học thế giới nói chung và triết học tại các quốc gia nói tiếng Anh nói riêng, tư

tưởng triết học của Wittgenstein lại chưa được biết đến nhiều tại Việt Nam

Ly do cho hiện tượng này có thé nằm ở việc các tác pham của ông cũng nhưcác tác phẩm triết học thuộc trào lưu triết học phân tích khác chưa được dịchnhiều và phổ biến tại Việt Nam Nhận ra hiện trạng nghiên cứu triết học

Wittgenstein ở Việt Nam, người viết đưa ra các lý do sau đây khi nghiên cứu

quan niệm về trò chơi ngôn ngữ của ông.

Thứ nhất, với sự kiện tác phẩm Những nghiên cứu triết học củaWittgenstein được dich sang tiếng Việt bởi dịch giả Trần Đình Thắng vào

năm 2019 với tiêu đề Những tìm sâu triết học, những tư tưởng của ông đã đến được với nhiều bạn đọc Việt Nam hơn Mặc dù vậy, chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam về tư tưởng Wittgenstein, đặc biệt là tư tưởng thời hậu kỳ của ông Do đó, người viết nhận thấy cần thực hiện một nghiên cứu chuyên

sâu về Wittgenstein nhằm tổng hợp, phân tích một trong những tư tưởng quantrọng của ông trong Những nghiên cứu triết học, đồng thời giới thiệu và chúgiải một cách có hệ thống triết học Wittgenstein hậu kỳ

Thư hai, xét trên bình diện lý thuyết, triết học Wittgenstein đóng vai trò

quan trọng trong việc định hình lại truyền thống triết học phân tích nhưng

dường như đã không còn được nhac đên nhiêu sau sự ảnh hưởng cua Quine

Trang 8

đối với triết học phương Tây Trong những năm gan đây, mối quan tâm đối với triết học Wittgenstein, đặc biệt là với triết học Wittgenstein hậu kỳ da

quay trở lại với các đóng góp của các học giả nổi tiếng như David Stern,Thomas Wallgren Sự quan tâm trở lại với triết học Wittgenstein hậu kỳ tạođiều kiện cho việc xem xét các khái niệm cơ bản trong triết học hậu kỳ củaông, từ đó mở rộng đến toàn bộ hệ thống triết học Wittgenstein hậu kỳ xétnhư một chỉnh thể hoàn chỉnh Vấn đề nằm ở chỗ, do triết học hậu kỳ của

Wittgenstein không được trình bày dưới hình thức của một tác phâm triết học thông thường nên việc xác định khái niệm cơ bản nhất trong triết học của ông

là một vấn đề đáng gây tranh cãi Trong luận văn, tôi chọn quan niệm “trò chơi ngôn ngữ” làm đối tượng nghiên cứu do để hiểu được các quan niệm

khác trong triết học hậu kỳ của ông, không thể không nói đến quan niệm củaông về trò chơi ngôn ngữ Hơn nữa, quan niệm này đánh dấu sự thay đổi từtriết học sơ kỳ sang triết học hậu kỳ của Wittgenstein, là yếu tố đặc trưng cho

quan niệm của ông vê “ngôn ngữ như cách sử dụng”.

Thứ ba, bước chuyên từ triết học duy tâm tiên nghiệm trong Luận vănLogic-Triết học sang triết học xã hội trong Những nghiên cứu Triết học chothấy những điểm tương đồng giữa triết học Wittgenstein và triết học Marx.Việc nghiên cứu triết học Wittgenstein hậu kỳ, cu thể là quan niệm của ông về

trò chơi ngôn ngữ sẽ bé sung cho lý luận Marxism, tạo điều kiện cho những

nghiên cứu liên quan đên triệt học ngôn ngữ tiêp cận từ góc độ Marxism.

Thứ tư, do triết học Wittgenstein hậu kỳ là nền tảng cho quan niệm vềtriết học giáo dục và triết học liên văn hoá, việc nghiên cứu quan niệm củaông về trò chơi ngôn ngữ sẽ tạo điều kiện cho những nghiên cứu chuyên sâuhơn về các khái niệm quan trọng khác trong triết học hậu kỳ của ông Việc

tiép cận với triệt học hậu kỳ Wittgenstein, đặc biệt là với quan niệm của ông

Trang 9

về trò chơi ngôn ngữ sẽ phần nào giải thích được lý do cho các xung đột tôn giáo, chính tri, xét trên góc tiếp cận triết học Bản thân triết học hậu kỳ của

ông cũng là sản phẩm của một trong những cuộc chiến tàn khốc nhất lich sửnhân loại, và mặc dù không trực tiếp bàn đến các van đề chính tri nhưng thái

độ của Wittgenstein đối với hai cuộc chiến tranh thế giới cũng phần nào chothấy hàm ý chống chiến tranh trong triết học của ông Trong tác phẩm Nhữngnghiên cứu triết học, có thé thay quan niệm của Wittgenstein về trò chơi ngônngữ là quan niệm xuất hiện đầu tiên xét về trình tự nội dung, đồng thời cũng

được ông nhac lại nhiều lần khi trình bày các quan niệm khác trong tác pham như “phương thức sống”, “ngôn ngữ riêng tư”, “sự giống nhau của gia đình” Do đó, việc tiếp cận triết học hậu kỳ của ông, cụ thể là với quan niệm

về trò chơi ngôn ngữ là rất cần thiết trong việc hiểu và đề xuất các giải pháp

thực tiễn nhằm giải quyết các van đề xã hội.

Do giới hạn của dé tài, nghiên cứu sẽ chi tập trung vào tổng hợp và phân tích những quan điểm của Wittgenstein về trò chơi ngôn ngữ trong tác phẩm

Những nghiên cứu triết học và vai trò của nó trong việc xây dựng các kháiniệm triết học Wittgenstein hậu kỳ như “tuân thủ quy tắc”, “phương thức

99 66

sông”, “ngôn ngữ riêng tư”

Luận văn giới thiệu đến bạn đọc một cách khái quát về triết học hậu ky

của triết gia Ludwig Wittgenstein thông qua quan niệm của ông về trò chơi

ngôn ngữ Từ đó, tác giả luận văn mong muốn cung cấp những vấn đề mới mẻ

và lý thú cho người đọc, người nghiên cứu quan tâm đến tư tưởng triết họcngôn ngữ của Wittgenstein Vì thế, luận văn có thé làm tài liệu tham khảo chosinh viên, học viên nghiên cứu về triết học ngôn ngữ, triết học phân tích nóichung và triết học Wittgenstein nói riêng

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 10

Triết học ngôn ngữ của Wittgenstein, trong đó có quan niệm của ông về

trò chơi ngôn ngữ đã được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu từ nhiều góc

độ và phương pháp tiếp cận khác nhau Do tầm quan trọng của khái niệm tròchơi ngôn ngữ đối với triết học hậu ky Wittgenstein, phần lớn các tác pham

nghiên cứu vê triệt học hậu kỳ của ông đêu bàn đên khái niệm này.

Trên thế giới, một trong những tác phẩm quan trọng nhất nghiên cứu về

triết học của Wittgenstein cả sơ ky và hậu kỳ phải kể đến tác phẩm

Wittgenstein của Anthony Kenny (2006) Tác phẩm nay bao gồm khái lượccác nội dung quan trọng của triết học Wittgenstein, trong đó có một phầnriêng bàn về khái niệm trò chơi ngôn ngữ Tác phẩm này hiện nay đã đượcdịch sang bản tiếng Việt bởi dịch giả Trần Đình Thắng vào năm 2021 với tựa

dé Làm triết với cây búa của Wittgenstein Bên cạnh Kenny, các tác giả như G.

P Baker và P M S Hacker cũng là hai triết gia quan trọng góp phần diễn

giải tư tưởng Wittgenstein nói chung và tư tưởng hau ky của ông nói riêng.

Baker và Hacker đã cùng nhau thực hiện bộ sách chú giải về triết học

Wittgenstein bao gồm 9 tập (tập đầu tiên được xuất ban năm 1980 và tập gầnđây nhất xuất bản năm 2019) Bộ sách là công trình nghiên cứu công phu vềtriết học hậu kỳ Wittgenstein và đóng vai trò quan trọng cho các nghiên cứusau này về Wittgenstein Những nghiên cứu khác về triết hoc hậu kỳ

Wittgenstein có thể kế tới: The Foundations of Wittgenstein’s Late

Philosophy cua E K Specht (1969), Wittgenstein cua David Pears (1970), Wittgenstein’s Conception of Philosophy cua K T Fann (1969), A Wittgenstein Dictionary cua Hans Johann-Glock (1996) Trong các tác

phẩm chú giải nay, tác phâm của David Pears đóng một vai trò quan trọng

trong việc xác định tính liên tục của triết học Wittgenstein, đi ngược lai cách

lý giải truyền thống xem triết học Wittgenstein sơ kỳ và hậu kỳ như hai thời

kỳ tách rời nhau.

Trang 11

Khảo sát qua một số nghiên cứu về Wittgenstein tại Việt Nam, người viết nhận thấy, bên cạnh việc hạn chế về số lượng nghiên cứu, các nghiên cứu về

Wittgenstein tại Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu tư tưởng của ôngtrong tác phâm Luận văn Logic-Triết học hoặc khái quát chung về các tư

tưởng cua ông trong cả hai giai đoạn sơ kỳ và hậu ky Những nghiên cứu tiêu

biểu có thê kê đến Những tư tưởng thực chứng logic của L.Wittgenstein trongluận văn logic-triết học của Nguyễn Gia Tho (2008), Ludwig Josef Johann

Wittgenstein (1889-1951) ‘cha tinh than’ của triết học phân tích của Lương

Mỹ Vân (2014), hay E.Mach va L.Witgenstein — Những nhà thực chứng tiêu

biểu của triết học Áo của Vũ Văn Viên (2013) Điểm chung của những nghiên cứu ké trên đều là giới thiệu khái quát về triết học Wittgenstein và chủ yếu tập

trung vào tác phẩm thời kỳ đầu của ông là 7LP Ba nghiên cứu có thể tìmđược về triết học hậu kỳ Wittgenstein trên góc độ lý thuyết là: Wittgenstein và

triết học ngôn ngữ (2010); và Quan niệm về cấu trúc của cái tôi: Su chuyển biến từ Kant và Schopenhauer đến Wittgenstein (2007) Cả hai nghiên cứu này đều được viết bởi GS TS Nguyễn Vũ Hảo; và Về vai trò của khái niệm "Trò chơi ngôn ngữ"trong triết học Vitgensotéin của tác giả Trần Tuan Phong (2001) Đây là những nghiên cứu có những phân tích sâu sắc về triết học Wittgenstein Đặc biệt, trong nghiên cứu về cấu trúc cái tôi, tác giả đã

chạm đến một chủ dé rat cụ thé trong triết học của Wittgenstein và cũng là

phan còn gây nhiều tranh cãi trong giới học thuật Về khái niệm trò chơi ngôn

ngữ xét từ khía cạnh ứng dụng, một số nghiên cứu như Vận dụng trò chơingôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh của Đậu Thị Bích Loan và Hoàng Thị

Quỳnh Ngân (2018), hay Vai frò cua việc vận dụng trò chơi ngôn ngữ trong

giảng dạy tiếng Anh tại trường cao đẳng Sơn La của Chu Thị Thuỳ Hương (2018) đã tiếp cận khái niệm này từ góc độ ứng dụng, cụ thể hơn là ứng dụng trong dạy học tiếng Anh Mặc dù vậy, hai nghiên cứu này chưa cung cấp được

Trang 12

lý giải hợp lý cho khái niệm trò chơi ngôn ngữ mà chủ yếu định nghĩa trò chơi

ngôn ngữ dựa trên khái niệm “trò chơi” tức xem đây như một khái niệm công

cụ chỉ tính tương tác trong môi trường ngôn ngữ mang tính quy tắc Hắn làviệc định nghĩa trò chơi ngôn ngữ theo cách này sẽ tạo ra sự thuận tiện nhất

định trong việc ứng nó cho hoạt động dạy học, nhưng vô hình trung đã đơn giản hoá, thậm chí có phân hiệu sai khái niệm này.

Từ sự tổng quan tài liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng các tài liệu

nghiên cứu về Wittgenstein tại Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế Nhữngnghiên cứu này chủ yếu dừng lại ở mức giới thiệu một số tư tưởng củaWittgenstein hoặc là phân tích một số vấn đề trong triết học của ông, hoặc sử

dụng khái niệm của ông với mục đích ứng dụng liên ngành chứ chưa thật sự

đưa ra một hệ thống chú giải đầy đủ về triết học Wittgenstein, trong đó có cả triết học Wittgenstein hậu kỳ Về khái niệm trò chơi ngôn ngữ, ngoài một số

nghiên cứu ứng dụng được nêu ở trên, chúng tôi có tìm được một số bài viết

cá nhân nói về khái niệm này, nhưng chỉ dừng lại ở hình thức blog chứ khôngphải tài liệu hay bài báo khoa học Sự hạn chế trong nghiên cứu vềWittgenstein tại Việt Nam cho thấy tư tưởng của ông vẫn là một chủ đề tiềmnăng cho các nhà nghiên cứu triết học, đồng thời mở ra nhiều hướng nghiên

cứu mới tại Việt Nam trong tương lai.

3 Mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích làm rõ quan niệm của

Ludwig Wittgenstein về trò chơi ngôn ngữ trong tác pham Những nghiên cứutriết học, từ đó đưa ra đánh giá về những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của nó

Đề thực hiện mục đích như trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu

sau đây:

Trang 13

- Nhiệm vụ:

+ Trình bày khái quát bối cảnh và những tiền đề ra đời quan niệm củaLudwig Wittgenstein về trò chơi ngôn ngữ trong tác phẩm Những

nghiên cứu triết học.

+ Phân tích làm rõ những nội dung chính của quan niệm Ludwig

Wittgenstein về trò chơi ngôn ngữ trong tác phẩm Những nghiên cứu

triết học.

+ Đưa ra đánh giá về những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của quan

niệm Ludwig Wittgenstein về trò chơi ngôn ngữ trong tác pham Những nghiên cứu triết học.

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu của luận văn là quan niệm cua Ludwig

Wittgenstein về trò chơi ngôn ngữ trong tác phẩm Những nghiên cứu triết hoc.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu các nội dung chính của quan niệm của Ludwig Wittgenstein về trò chơi ngôn ngữ chủ yêu

tập trung vào tác phẩm Những nghiên cứu triết học

Luận văn sử dụng hai nguồn chính Nguồn thứ nhất là bản dịch tiếng

Anh của tác pham Philosophical Investigation (Những nghiên cứu triết học)

được dich bởi G E M Anscombe, được hiệu đính bởi P M S Hacker va

Joachim Schulte, tái bản lần thứ tư năm 2009 Bên cạnh đó, chúng tôi có thamkhảo bản dịch tiếng Việt của tác phẩm được thực hiện bởi dịch giả Trần ĐìnhThắng, xuất bản năm 2019 Nguồn thứ hai là những tài liệu thứ cấp về triết

học Wittgenstein bao gồm các nghiên cứu đánh giá của những người đi trước

về Wittgenstein.

Trang 14

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên những khái niệm, phạm trù, nguyên

tắc của triết học phân tích với nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ

nghĩa duy vật lịch sử.

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên các công

trình nghiên cứu về triết học ngôn ngữ của Wittgenstein đã có trong lịch sử nghiên cứu triết học Luận văn sử dụng các phương pháp như:

+ Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng dé phân tích nội dung

trong các van bản so cap và thứ cap việt vê trò chơi ngôn ngữ.

+ Phương pháp tong hợp tài liệu nhăm chi ra những nội dung chính vềtrò chơi ngôn ngữ được thê hiện trong tác phâm Những nghiên cứu triết

học.

+ Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể nhằm xác định điểm khởi

đầu của triết học Wittgenstein hậu kỳ

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phan giới thiệu một cách khái quát về khái niệm trò chơi

ngôn ngữ trong tác phẩm Những nghiên cứu triết học và vai trò của nó trong

việc xây dựng triết học Wittgenstein hậu kỳ Luận văn không có tham vọngđưa ra một cách diễn giải mới về khái niệm trò chơi ngôn ngữ mà chủ yếu tập

trung vào giới thiệu khái niệm này và làm bật lên vai trò quan trọng của nó

trong triết học Wittgenstein Chúng tôi mong muốn thông qua luận văn, khơi

gợi những nghiên cứu mới về triết học Wittgenstein tại Việt Nam

7 Kêt cầu của luận văn

10

Trang 15

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

cơ bản của luận văn gôm 2 chương và 7 tiệt.

11

Trang 16

CHƯƠNG 1: BOI CANH VÀ CAC TIEN DE RA DOI QUAN NIEM CUA LUDWIG WITTGENSTEIN VE “TRO CHOI NGON NGU”

1.1 Bối cảnh lich sử kinh tế - xã hội cho sự ra đời quan niệm của L

Wittgenstein về “trò chơi ngôn ngữ”

Thời gian ra đời quan niệm của Wittgenstein về trò chơi ngôn ngữ làthời gian diễn ra nhiều biến động lịch sử Mười sáu năm hoạt động triết họctính từ thời điểm ông bắt đầu viết bản thảo Những nghiên cứu triết học vàonăm 1929 và cơ bản hoàn thiện tác phẩm vào năm 1945 cũng là thời gianchứng kiến sự phục hồi kinh tế, chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và

sau đó là sự lên ngôi rồi sụp đồ của chủ nghĩa Fascism cùng với đó là sự bắt đầu và kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị đã ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền học thuật trên khắp thé giới Với sự bành trướng của chủ nghĩa Fascism, là điều dễ hiểu khi nhiều

nhà khoa học, triết học đã rời khỏi các nước chịu sự chiếm đóng của Đức

quốc xã Triết gia Richard von Mises cùng anh trai của mình, nhà kinh tế học

Ludwig von Mises đã rời Thổ Nhĩ Ky tới Boston vào năm 1939 và không bao

giờ quay trở lại Einstein rời Đức vào năm 1932 Nhà logic học Alfred Tarski

rời khỏi châu Âu lục địa ngay trước khi Đức chiếm đóng Ba Lan Điều tương

tự cũng diễn ra với nhiêu nhà tư tưởng khác sinh sông tại châu Âu.

Đi kèm với những biến động lớn về chính trị là những thay đổi mạnh

mẽ về hệ thống kinh tế tại châu Âu Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

1929-1933 từ Mỹ đã tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế

thé giới, làm cho những mâu thuẫn giữa các nước dé quốc ngày càng sâu sắc,

các nhà cam quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết

chuẩn bị chiến tranh phân chia lại thị trường

12

Trang 17

Sự mâu thuẫn giữa hai khối Anh, Pháp, Mỹ và Đức, Italia, Nhật Bản ngày càng gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa, nhưng cả hai đều lo sợ

trước sự bành trướng của Liên Xô nên muốn tìm cách tiêu diệt Theo đó, quânAnh, Pháp, Mỹ đã thoả hiệp với phe Đức, Italia, Nhật Bản chĩa mũi tấn công

vào Liên Xô, sau khi thực hiện sát nhập Áo và Đức, Hitler đã chiếm luôn Tiệp Khắc Tuy nhiên điều đó chưa đủ mạnh dé Đức có thé đè bẹp Liên Xô, phát xít Đức đã tấn công các nước Châu Âu dé làm bàn đạp thôn tính Liên Xô Ngày 1/9/1939 Duc né súng tan công Ba Lan sau đó lần lượt Pháp, Anh tuyên chiến với phat xít Đức, chiến tranh thé giới thứ hai bùng nỗ.

Đứng giữa những thay đổi lớn ở châu Âu, thật lạ khi dường như Wittgenstein không rời Áo đến sống tại Anh vì lý do chiến tranh hay kinh tế Trên thực tế, ông đã rời khỏi thủ đô Vienna của Áo ngay sau khi hoàn thành

việc xây nhà cho chi gái của ông, Margaret Stonborough vào năm 1929 Ly

do cho sự rời đi này của Wittgenstein chủ yếu xuất phát từ lý do cá nhân hon

là do các biến động của thời đại Trước thời gian này, Wittgenstein thườngxuyên gặp mặt và trò chuyện với những triết gia thuộc trường phái Vienna débàn luận về triết học và nghệ thuật Những buổi gặp mặt chủ yếu diễn ra tạinhà riêng của Moritz Schlick, và không đem đến nhiều hứng thú cho

Wittgenstein cho lắm Ông thường xuyên ngồi ở một góc riêng và hiếm khi chuẩn bị trước nội dung cho buổi thảo luận Những buổi gặp gỡ với nhóm Vienna, và sau đó là những trao đổi voi Frank Ramsey là những lý do chính

khiến Wittgenstein nhận ra những sai lầm trong hệ thống triết học trước đó vàlựa chọn quay trở về Cambridge dé tiếp tục hoạt động triết học Những tháng

ngày nghiên cứu và giảng dạy của Wittgenstein tại Cambridge, thời gian thai

nghén cho sự ra đời của Những nghiên cứu triết học, Wittgenstein cũng tham

gia một sô hoạt động hồ trợ cho các nạn nhân của chiên tranh.

13

Trang 18

Mặc dù cả hai tác phẩm của ông, Luận văn Logic-Triết học và Những nghiên cứu triết học đều là những tác phẩm về triết học ngôn ngữ và thoạt

nhìn đều không bàn đến các vấn đề chính trị, nhưng điều này không đồngnghĩa với việc các tác phẩm này không chịu ảnh hưởng bởi chính trị Thựcchất, chính việc hai tác phẩm đều được Wittgenstein viết trong khoảng thờigian diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới đã cho thấy đây là khoảng thời giankhiến Wittgenstein nảy sinh nhiều ý tưởng nhất Khác với Luận văn Logic-

Triết học, Những nghiên cứu triết học được Wittgenstein thực hiện khi đang ở Cambridge chứ không chiến đấu ở mặt trận Khoàng thời gian này ông thường xuyên trao đổi với bạn bè về chính trị, điển hình có Sraffa, Ramsey,

và với nhiêu người bạn ủng hộ chủ nghĩa Marx tại châu Au.

Theo McGuinness, Wittgenstein là một trong ba giáo sư Cambridge

trong danh sách những người ủng hộ hội nghị sinh viên chống chiến tranh tại

Anh [36, p 49] Bên cạnh Wittgenstein, trong danh sách cũng có tên của

Maurice Dobb, bạn của ông Hội nghị Sinh viên ở Cambridge là một trong

nhiều hội nghị được tô chức trên khắp nước Anh vào năm 1940 và 1941 nhămủng hộ đường lỗi cách mạng của Lenin Phong trào này lên đến đỉnh điểm làHội nghị Nhân dân được tổ chức tại London vào tháng 1 năm 1941, kêu gọi

cải thiện mức sống và các nơi trú ân tránh bom, khôi phục các quyền dân chủ, dân sự và công đoàn, sử dụng các quyền lực khan cấp dé giải quyết các van

đề cấp thiết về ngân hàng, dịch vụ và phương tiện sản xuất, cũng như thiết lập

tình hữu nghị với Liên Xô Phong trào này cũng kêu gọi dân chủ và quyền tựquyết của nhân dân Do phong trào này, sinh viên ở Cambridge đã trở thànhđối tượng bị phản đối và chỉ trích nặng nề nhưng đồng thời cũng nhận được

sự cảm thông từ Wittgenstein khi ông cũng là một trong những giáo sư ủng hộ phong trào Cuộc xâm lược Liên Xô của Đức vào mùa hè năm 1941 đã thúc đây sự thay đôi lập trường của Liên Xô và nhiêu đảng cộng sản ở phân còn lại

14

Trang 19

của thế giới (bao gồm cả Đảng Cộng sản Anh) đang đi theo đường lối của họ,

và có thé thấy sự thay đổi đó cũng được phản ánh trong lập trường của

Wittgenstein Trong các lá thư trao đổi với Piero Sraffa, Wittgenstein cũngbàn nhiều đến tình hình chính trị và chiến tranh trên thế giới Những trao đôinày với Sraffa đã phần nào ảnh hưởng đến quan điểm hậu kỳ của triết họcWittgenstein và sẽ được bàn kĩ hơn ở phan sau

Có thể thấy, mặc dù Những nghiên cứu triết học không phải một tácpham triết học chính trị, cũng không bàn trực tiếp đến các van đề chính trị,nhưng sự ra đời của tác phẩm này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi bối cảnh diễn raChiến tranh thế giới thứ hai Bản thân Wittgenstein mặc dù đã rời khỏi Áođến Anh từ trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra cũng tiếp tục tham

gia và ủng hộ các phong trào phản chiến.

1.2 Những tiền đề tư tưởng

Do những chuyền biến lớn diễn ra liên tục trong khoảng thời gian từ

sau khi xuất bản tác phẩm Luận văn Logic-Triét hoc (TLP) dén khi thuc hién

tác pham Những nghiên cứu triết hoc (PI), việc chi ra những tiền dé tư tưởngcủa triết học của Wittgenstein nói chung và của quan niệm về “trò chơi ngônngữ” nói riêng là một việc không dễ dàng Trong tác phẩm đầu tiên của ông:Luận văn Logic-Triết học, chính Wittgenstein cũng thừa nhận rằng ông sẽ

không đưa ra bất kì trích dẫn nào, vì ông cho rằng việc tư tưởng của mình có trùng với các triết gia khác hay không không quan trọng [50, p 4] Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc Wittgenstein không chịu ảnh hưởng bởi bat kì triết gia nào Khác với TLP, trong lời dẫn nhập của PI, có hai triết gia được Wittgenstein đích thân chỉ tên và cho rằng đã ảnh hưởng đến sự

chuyển biến tư tưởng của mình Hai cái tên đó là Frank Ramsey và Piero

Sraffa [50, p 4] Ngoài Ramsey và Sraffa, Gottlob Frege cũng là một trong

15

Trang 20

những triết gia ảnh hưởng đến quan điểm của Wittgenstein hậu kỳ và được

nhắc đến trong PJ Ngoài những triết gia kể trên, tư tưởng của Schopenhauer

van phan nào hiện diện trong P¡, dù không rõ ràng như trong TLP Cuối cùng

và không thể không nhắc đến là những ảnh hưởng của Trường phái Viennatrong việc kích thích những phản tư đối với triết học sơ kỳ ở Wittgenstein

Trước khi đi sâu vào các tiền đề tư tưởng của Wittgenstein trong quan

niệm về trò chơi ngôn ngữ, cần phân biệt rõ ràng những ảnh hưởng tư tưởnglên triết học sơ kỳ và hậu kỳ của ông Xem xét triết học hậu kỳ củaWittgenstein, có thể thay ông đã gần như đoạn tuyệt với các nền tảng tư tưởng

đã được xác lập trong TLP, đồng thời loại bỏ phan lớn những anh hưởng lên

tư tưởng của ông vào thời kỳ này Điển hình có thé kế đến sự đoạn tuyệt đối

với chủ nghĩa nguyên tử logic, từ đó loại bỏ tầm ảnh hưởng của Bertrand

Russell trong PJ Tương tự, những ảnh hưởng cua Heinrich Hertz và Ludwig

Boltzmann, hai nhà vật lý học ảnh hưởng chủ yếu tới quan niệm của

Wittgenstein trong 7LP về thuyết hình ảnh cũng gần như không còn xuất hiện

trong PI Hai trường hợp hiếm hoi xuất hiện trong cả TLP va PI là tư tưởng

của Arthur Schopenhauer va Gottlob Frege, mặc dù chỉ có Frege là được

Wittgenstein trực tiếp nhắc tên Một số cái tên như David Hume hayImmanuel Kant cũng khó có thé xem là đã ảnh hưởng đến triết học hậu ky của

Wittgenstein, thậm chí là cả triết học sơ kỳ của ông do các ghi chép cho thấy Wittgenstein chưa bao giờ thật sự đọc Hume và chỉ biết về Kant thông qua

Schopenhauer [32, p 311-312].

Do đó, trong phân này, tôi sẽ chỉ tập trung vào các nên tảng tư tưởng ảnh hưởng trực tiêp đên quan điêm của Wittgenstein hậu kỳ nói chung và quan niệm của ông vê “trò chơi ngôn ngữ” nói riêng Các tiên đê tư tưởng

khác như Bertrand Russell, hay Augustine đều đã bị lược bỏ Với Russell, tư

16

Trang 21

tưởng của ông đã bị loại bỏ hoàn toàn trong PJ do Wittgenstein đã khước từ

chủ nghĩa nguyên tử logic trong toàn bộ thời kì trưởng thành triết học của

mình VỀ Augustine, tôi sẽ bàn kĩ hơn ở phan sau nhưng có thé tóm tắt ngắngon rằng mặc dù Wittgenstein có trích dẫn tác pham Thi tdi (Confessions)của Augustine ở đầu PJ nhưng với mục đích rất rõ ràng là tan công trực diệnvào nên tảng của triết học ngôn ngữ trước PI thay vì kế thừa quan điểm ngônngữ học của Augustine Triết học của Augustine trong PI có thể được xem

như kết quả của việc truy vấn lịch sử tư tưởng triết học ngôn ngữ Hơn thế nữa, theo Fogelin, những trích dẫn này của Wittgenstein trong PI còn có phần diễn giải sai quan điểm của Augustine, đơn giản hoá quan điểm của triết gia này, mà theo chúng tôi một phần là vì Wittgenstein mới chỉ có những tiếp cận

ban đầu với triết học của Augustine [18, p 109]

Quay trở lại với những nền tảng tư tưởng ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm của Wittgenstein về “trò chơi ngôn ngữ” trong PI là Ramsey, Sraffa, Frege, Schopenhauer va Trường phái Vienna, chúng ta có thé tìm thay dấu

tích về các ảnh hưởng này ở ba noi: tiểu sử của Wittgenstein (ở đây tôi chủyếu sử dụng các ghi chép của Ray Monk, và Norman Malcolm), các lá thưWittgenstein gửi cho Sraffa, và các nhận xét trong tác phẩm PI Đối với FrankRamsey, trong lời tựa của tác pham PI, Wittgenstein có viết: “Lý do tôi quaytrở lại làm triết học là bởi, 16 năm trước tôi không nhận ra những sai lầm tolớn mà minh đã mắc phải trong tác phẩm đầu tiên Tôi đã được trợ giúp dénhận ra những sai lầm đó đến độ mà bản thân khó có thể đong đếm được bởi

những phê phán từ các cuộc tranh luận với Frank Ramsey, người mà, trong

hai năm cuối đời của mình đã thảo luận với tôi vô số lần” [50, p 4] Ngoài

những lời nhận xét này, Wittgenstein không chỉ ra trực tiếp nội dung nhữngcuộc thảo luận với Frank Ramsey Nội dung về những phê phán của FrankRamsey đối với triết học của Wittgenstein có thê được tìm thấy trong các ghi

17

Trang 22

chép và nhật ký của hai triết gia này Trong bài viết Triết học phải hữu dụng

(Philosophy must be useful) cua Cheryl Misak [38], bà đã chi ra ra những phê

phán của Frank Ramsey đối với triết học sơ kỳ của Wittgenstein như sau:

Thứ nhất, Ramsey cho rằng Wittgenstein đã không thành công trong việc xác định bản chất của ngôn ngữ trong TLP Ramsey cho rằng nếu một

mệnh đề là một hình ảnh của thế giới, tách rời hoàn toàn khỏi chủ thể nhận

thức về thế giới đó, hệ quả tất yếu sẽ là chủ nghĩa hoài nghi hoặc chủ nghĩa

duy ngã do chúng ta không thể biết chắc rằng bản thân có nhận thức đúng vềthế giới hay không hay cực đoan hơn là thế giới có thật sự tồn tại hay không.Bản thân Wittgenstein sơ kỳ cũng gặp khó khăn khi lý giải về chủ thể tư duy

và buộc phải thừa nhận lập trường của chủ nghĩa duy ngã — duy thực, thừa

nhận chủ thể tư duy mà không có quá trình tư duy, do đó vẫn chưa xác định

được điểm kết nối giữa chủ thể và khách thể, giữa con người và thế giới Các

mệnh đề, mặc dù là các hình ảnh phản ánh thế giới, nhưng lại không được xác

định bởi con người mà tồn tại sẵn có, khách quan giống như Ý niệm của

Plato Quan điểm này của Wittgenstein sơ kỳ rõ ràng đã trở thành mục tiêu

công kích của Ramsey.

Phê phán thứ hai của Ramsey đối với triết học của Wittgenstein nằm ở

quan niệm sơ kì của Wittgenstein về bản chất và mục đích của triết học Theo Ramsey, Wittgenstein đã sai khi cho rằng mục tiêu của triết học là lấy các

mệnh đề trong khoa học và ngôn ngữ thường ngày, phân tích chúng thành cácmệnh đề nguyên tử, sau đó mô tả chúng một cách logic với các khái niệm và

định nghĩa một cách có hệ thống Với Ramsey, triết học phải phục vụ trực tiếp

cho mục đích mang tính thực dụng của con người, đó là “làm sáng rõ tư duy

và hành động của chúng ta,[ | mệnh đề quan trọng nhất của triết học là triết

học không có ý nghĩa Và chúng ta phải nghiêm túc cho răng nó vô nghĩa, và

18

Trang 23

không gia vờ, như Wittgenstein cho rằng nó là sự vô nghĩa quan trọng!”[38].

Trong triết học hậu ky của Wittgenstein, ta có thé thay rõ những ảnh hưởng

của Ramsey khi ông đã khước từ chủ nghĩa nguyên tử logic được trình bày

trong TLP, và cho rằng mục tiêu của triết học là làm sáng tỏ tư duy, là chốnglại một thứ chủ nghĩa giáo điều, kinh viện Đối với khái niệm trò chơi ngônngữ, việc Ramsey phê phán quan niệm của Wittgenstein về mệnh đề logictrong TLP cũng là tiền đề cho sự hình thành quan niệm của ông về trò chơingôn ngữ, nhấn mạnh vào tính quy ước và võ đoán của ngôn ngữ Đáng tiếc,

những tranh luận của Ramsey với Wittgenstein đã dừng lại vào năm 1930, khi

Ramsey qua đời lúc chỉ mới 26 tudi.

Piero Sraffa thường là cái tên bị bỏ qua khi nói đến triết học

Wittgenstein mặc dù ông và Frank Ramsey là hai cái tên duy nhất được Wittgenstein nhắc đến trong tác phẩm PI Khác với Frank Ramsey, các anh hưởng của Sraffa đến triết học Wittgenstein không dễ có thể xác định được thông qua các tác phâm của ông Phần lớn các tranh luận về ảnh hưởng của

Sraffa tới Wittgenstein đều tập trung vào các trích dẫn trong hdi ký vềWittgenstein được viết bởi Norman Malcolm [33, p 14], trong đó Malcolmcho răng Sraffa đã thuyết phục Wittgenstein rằng một mệnh đề và những gì

nó mô tả không nhất thiết phải có cùng một hình thức logic Một số khác lại

cho răng ảnh hưởng của Sraffa lên Wittgenstein có thể được tìm thấy trong các lá thư trao đôi giữa hai người và bài phỏng vấn của Georg Kreisel, học trò

của Wittgenstein Theo Matthias Untehuber [45], các lá thư giữa Sraffa và

Wittgenstein không trực tiếp bàn về triết học của Wittgenstein mà chủ yếu là

về đời sống và chính trị Lá thư cho thấy ảnh hưởng trực tiếp nhất của Sraffa

lên triết học Wittgenstein là lá thư 102 (theo đánh số của Unterhuber), trong

đó Wittgenstein và Sraffa bàn về bối cảnh chính trị ở Áo vào thời điểm chủnghĩa Phát xit đang phát triển mạnh mẽ ở châu Âu Sraffa đã lập luận rằng

19

Trang 24

người Áo có thé làm những gi người Đức đã làm ở Ý Wittgenstein lập luận chống lại quan điểm của Sraffa bằng cách chỉ ra rằng quan điểm này không

xác định rõ 'có thé’ nghĩa là gì Lời khuyên của Sraffa là xem xét các sự kiện

đã xảy ra ở Ý sẽ không giải quyết được sự mơ hồ trong cách dùng từ của ông;Wittgenstein so sánh nước Ao với một người đàn ông đang nổi cơn thịnh nộ.Người ta có thé mô tả các cơ mặt, chăng hạn như cơ a, b, c, được cho là sẽ colại khi người đàn ông nổi giận Tuy nhiên, thông tin về sự co lại của cơ mặtkhông cung cấp hình ảnh khuôn mặt của người đàn ông Các cơ khác có thể

tương tác và ngăn cản các cơ a, b, c co lại Ngay cả khi tất cả các cơ được mô

tả, hình ảnh về khuôn mặt của người đàn ông vẫn có thể không rõ ràng bởi lẽ

có nhiều cách khác nhau đề mô tả khuôn mặt của anh ta Ví dụ, một họa sĩ và

một nhà sinh lý học khi mô tả kết cấu khuôn mặt người sẽ có những cách tiếp

cận khác Mặc dù vậy, họ phải đạt được những mô tả tương đương khi họ đưa

ra một mô tả được coi là hoàn chỉnh cho khuôn mặt Xét về mặt triết học,

quan điểm này của Wittgenstein tương đương với lập luận của ông về sự

giống nhau mang tính gia đình (family resemblance) và quan điểm về điểm nhìn (aspect seeing) trong PI, theo đó các từ mac dù có thé mô tả về cùng một đối tượng nhưng chỉ chia sẻ sự tương đồng dựa trên các đặc điểm cụ thể giữa chúng chứ không có bat kì đặc điểm chung nào Có thé thấy, ảnh hưởng của

Sraffa không xuất hiện trực tiếp như ảnh hưởng của Ramsey lên triết họcWittgenstein mà đóng vai trò nhiều hơn là những kích thích giúp Wittgenstein

tiếp tục suy tu về các vấn đề triết học, dẫn đến sự thay đôi về lập trường của

ông trong PI.

Nếu những anh hưởng của Ramsey đến Wittgenstein có thé được tim

thấy trực tiếp từ những phê phán của ông đối với triết học Wittgenstein sơ kỳ,ảnh hưởng của Sraffa có thé được tìm thay thông qua các lá thư trao đổi qua

lại giữa ông và Wittgenstein, các ảnh hưởng của Frege lên Wittgenstein lại có

20

Trang 25

thê được tìm thấy dễ nhất thông qua sự tương tác về mặt tư tưởng giữa hai triết gia va trong chính các nhận xét của Wittgenstein trong P/ Trong khi mối

quan hệ giữa Wittgenstein với Bertrand Russell ngày một trở nên lạnh nhạt,

một phan bắt nguồn trực tiếp từ sự cự tuyệt của Wittgenstein với chủ nghĩanguyên tử logic, Frege lại là triết gia được Wittgenstein tôn trọng cả trênphương diện đời sống cá nhân lẫn trên phương diện tư tưởng Các ảnh hưởngcủa Frege lên triết học hậu kỳ của Wittgenstein thé hiện rõ nhất thông qua

những tương tác giữa hai triết gia bắt đầu từ khoảng thời gian sau khi Wittgenstein hoàn thành tác phẩm TLP vào năm 1918, còn Frege xuất bản tác phẩm Suy tưởng (Der Gedanke) và tác phâm Phu định (Die Verneinung) vào

năm 1919 Trong những năm 1919 và 1920, những trao đổi thu từ giữaWittgenstein va Frege liên quan đến TLP và 2 tác phẩm của Frege đã cho thaynhững mam mồng dẫn đến sự chuyên dịch tư tưởng của Wittgenstein từ TLPsang PI Theo Beaney [19, p 84], những tác động này có thể được thấy ở cảhai chiều: từ những phê phán của Frege đối với TLP, và ngược lại, từ những

phê phán của Wittgenstein đối với Suy ứzởớng Phê phán của Frege đối với TLP bắt nguồn trực tiếp từ mệnh dé đầu tiên trong TLP: 1.1 “Thế giới bao gồm các sự việc, không phải các sự vật” Ở một sỐ nhận xét sau, Wittgenstein cho rằng một sự việc bao gồm các trạng thái và các trạng thái thì được cấu

thành từ các đối tượng Điều này giả định rằng các đối tượng là bộ phận cầu

thành các sự việc và do đó toàn bộ thế giới là tập hợp của các sự vật Đây

chính là điểm mà Frege phê phán Wittgenstein trong lá thư gửi Wittgensteinvào ngày 28/7/1919, trong đó Frege cho rằng sự việc được đồng nhất với ýnghĩ đúng đắn (xét về mặt nhận thức luận), và các yếu tố cau thành ý nghĩ là

các cảm giác của các biểu lộ (expression) cấu thành nên câu được dùng dé biểu đạt cho ý nghĩ đó Do đó, các yếu tố cau thành ý nghĩ không phải sự quy

chiêu đên các biêu lộ.

21

Trang 26

Phản hồi của Wittgenstein đối với quan điểm của Frege trong lá thư này không còn được tìm thấy nhưng từ một nhận xét được viết năm 1931, có thể

thay Wittgenstein đã gián tiếp công nhận Frege đã nói đúng:

“Nói rằng một vòng tròn đỏ bao gồm sắc đỏ và tính tròn, hay một phứchợp của hai yếu tố này, là một sự sử dụng sai về ngôn ngữ Nói như vậy cũngsai lầm như cho rằng sự việc vòng tròn màu đỏ là một phức hợp bao gồmvòng tròn và sắc đỏ (Frege đã nhận ra điều này và nói với tôi)” [31, p 174]

Tại nhận xét số 60 trong P/, Wittgenstein cũng đưa ra một ví dụ tương

tự khi ông nói rằng phát ngôn “Cây chổi của tôi dựng trong góc” [50, p 33]không tương tự với phát ngôn về cán chối và mái chổi Hay phát ngôn “Câychổi của tôi dựng trong góc” không thé chia thành 2 phát ngôn “Cán chỗi ở

trong góc” và “Mái chối ở trong góc” Và liệu rằng có thể nói hai phát ngôn

sau là sự phân tích sâu hơn của phát ngôn trước? Câu trả lời cua Wittgenstein

ở đây tương tự với phản ứng của Frege đối với mệnh dé dau tiên trong TLP,

cho rằng nói như vậy là vô nghĩa bởi trong nhiều trường hợp, một câu về mộtđối tượng phức (complex) không thể bị chia thành nhiều câu về các đối tượnggiản đơn (simple) cau thành nên đối tượng đó, tương tự như việc tách rời câychối thành cán chổi và mái chối trong hiện thực [50, p 33] Ở đây xuất hiện

sự phân biệt tương đối rõ ràng giữa một sự việc (fact) và một phức (complex)khi một đối tượng phức thì có thể phân thành các đối tượng giản đơn nhưng

sẽ là không tự nhiên khi phân tách một sự việc (fact) về một đối tượng phức

thành nhiều câu biéu đạt về các bộ phận của đối tượng đó Wittgenstein không

trực tiếp nói rằng mình đã thất bại trong việc phân biệt giữa sự việc và phức

hop trong TLP, nhưng trong PI, và các ghi chép trước đó, rõ ràng ông đã nhận

ra tầm quan trọng của việc phân biệt hai phạm trù này, đồng thời công nhậnảnh hưởng của Frege lên sự thay đổi quan điểm của mình

22

Trang 27

Tác động tư tưởng thứ hai của Frege lên Wittgenstein hậu kỳ có thể được tìm thấy trong những trao đổi giữa hai triết gia liên quan đến nhận xét

của Wittgenstein đối với tác phẩm Suy twéng, cụ thé hơn là về tan công củaFrege lên chủ nghĩa duy tâm trong tác phẩm này Các công kích củaWittgenstein đối với Suy £ưởng liên quan trực tiếp đến quan điểm của Fregecho rằng ý nghĩ là đối tượng được sở hữu bởi nhận thức của mỗi cá nhân.Frege lập luận rang dé ý nghĩ tồn tại thì cần có người suy nghĩ, do đó ý nghĩ

của tôi là đối tượng được suy tưởng trong nhận thức của tôi Từ đây cũng có thê lập luận rằng thế giới bên ngoài tồn tại do nhiều ý nghĩ không phải của tôi

sẽ được sở hữu bởi nhiều cá nhân ngoài tôi Wittgenstein tan công quan niệm duy tâm, hay nói đúng hơn là quan niệm duy ngã của Frege bằng cách tấn

công trực diện vào giả định của Frege cho rằng không có ai sở hữu ý nghĩ củatôi ngoài tôi Wittgenstein bàn trực tiếp về van dé này trong nhận xét 253 của

PI, phần mà sau này được gọi với cái tên “vẫn đề ngôn ngữ riêng tư” bởi các

nhà diễn giải Wittgenstein.

Cả hai ảnh hưởng này đều ít nhiều liên quan đến việc hình thành kháiniệm trò chơi ngôn ngữ trong triết học hậu kỳ của Wittgenstein Một mặt, tròchơi ngôn ngữ giải quyết được vấn đề về mệnh đề phức băng chủ nghĩa ngữcảnh (contextualism) khi cho rằng nghĩa của các từ “phức hợp” và “giản đơn”

chỉ được xác định trong các trò chơi ngôn ngữ, được quy định bởi luật chơi và

bối cảnh sử dụng các từ đó Từ “cây chối” có thé được xem là một từ chỉ đối tượng phức khi được sử dụng trong trò chơi ngôn ngữ phân tích về các bộ phận của cây chối nhưng cũng có thé được xem là một từ chỉ đối tượng đơn

trong một trò chơi ngôn ngữ như câu “Mang cho tôi cây chổi” Mặt khác, tròchơi ngôn ngữ giải quyết được van dé duy ngã trong triết học Frege và trongtriết học Wittgenstein sơ kỳ khi cho rằng ngôn ngữ riêng tư không tồn tại, mọi

luật chơi trong các trò chơi ngôn ngữ, dù có được tạo ra bởi cá nhân, cũng đêu

23

Trang 28

có thê được dién giải va “sửa sai” bởi cộng đông sử dụng ngôn ngữ đó Ngôn

ngữ, về bản chất là một hoạt động mang tính cộng đồng.

Khác với những triết gia kể trên, ảnh hưởng của Schopenhauer và chủ

nghĩa thực chứng của trường phái Vienna không được thê hiện quá rõ ràng

trong PI Với Schopenhauer, sự hiện diện của ông chỉ có thể được tìm thấy

trong các nhận xét số 611 đến nhận xét số 613 Tại các nhận xét này, Wittgenstein không trực tiếp nhắc đến hay trích dẫn triết học của

Schopenhauer, nhưng những nội dung được nhắc đến trong các nhận xét này,

cụ thể là về ý chí cho thấy sự ảnh hưởng rõ ràng từ Schopenhauer Trong táibản lần thứ 4 của tác phẩm, Hacker đã chú thích răng cách sử dụng khái niệm

“ý chi” (willing) ở các nhận xét này được hiểu theo cách dùng từ của

Schopenhauer, đồng nghĩa với “mong muốn” (wanting) Ngoài những nhận xét này, khó có thể nói rằng Schopenhauer còn ảnh hưởng đến các phần khác

trong PI.

Với chủ nghĩa thực chứng của trường phái Vienna, có thé nói đóng góp

của các triết gia như Moritz Schlick, Friedrich Waismann, Rudolf Carnap

chủ yếu nằm ở việc giúp Wittgenstein phản tư về các nội dung đã được dé cậptrong TLP Brian McGuinness từng nhận xét rằng trong thời gian tham giathảo luận với các thành viên thuộc nhóm Vienna, Wittgenstein thường sẵn

sàng bàn về triết học, một phần là vì thời gian này ông đang tập trung cho

việc xây nhà cho chị gái, phần vì ông không còn hứng thú với các vấn đề triết

học nữa [46, p 15] Đôi khi Wittgenstein còn lựa chọn việc đọc tho Tagore

trong các buổi gặp mặt Dau mốc đánh dấu ảnh hưởng rõ ràng nhất của nhómVienna lên Wittgenstein là vào tháng 9 năm 1929 khi tác phẩm Vòng trong

Vienna (Der Wiener Kreis) ra đời Tác phẩm có thể coi là tuyên ngôn chính

thức cho sự ra đời của trường phái Vienna đã tác động mạnh mẽ đên

24

Trang 29

Wittgenstein Trong một lá thư gửi cho Waismann, ông đã thể hiện sự giận dữ của mình, cho rang những thành viên của trường phái này đã làm xấu mặt

Schlick bằng sự kiêu ngạo của mình “Chối bỏ siêu hình học à! Làm như đây

là ý tưởng mới vậy!”, Wittgenstein viết Sự việc này đã thúc đây Wittgensteinxem xét lại một cách kỹ lưỡng TLP và thúc đây ông dành nhiều năm sau đó

dé nghiên cứu triết học tại Cambridge

Có thé thấy, việc Wittgenstein công nhận ảnh hưởng của Ramsey,

Sraffa cùng sự hiện diện cua Frege trong P/ và đặc biệt là những rạn nứt đốivới trường phái Vienna cho thấy triết học hậu kỳ của ông là kết quả của quátrình phản tư triết học lâu dài Quá trình phản tư này không chỉ đến trực tiếp

từ các phê phán học thuật (như đối với Ramsey, trường phái Vienna) mà còn

xuất phát từ những thảo luận thường ngày (với Sraffa) và từ những tác động

mang tính kế thừa lâu dài từ Frege, Schopenhauer Những tiền dé tư tưởng

này đã góp phan không nhỏ trong việc thay đổi gần như toàn bộ quan điểm của Wittgenstein, trong đó điển hình nhất là quan niệm về trò chơi ngôn ngữ.

1.3 Ludwig Wittgenstein: cuộc đời va tác phẩm “Những nghiên cứu

Triệt học”

1.3.1 Khái lược về cuộc đời và sự nghiệp của Ludwig Wittgenstein

(1889-1951)

Ludwig Wittgenstein sinh ngày 26 tháng 4 năm 1889 tai Vienna, mat

ngày 29 tháng 4 năm 1951 tai Cambridge Ong được sinh ra trong một giađình giàu có với bố là một nha kinh doanh trong lĩnh vực thép, còn mẹ là

nghệ sĩ chơi đương cầm Gia đình ông có truyền thống về nghệ thuật Truyền

thống này có thé được nhìn thấy ở người anh trai Paul của Ludwig, người đã

25

Trang 30

tiếp tục sự nghiệp chơi đàn dương cầm sau khi mat một tay trong Thế chiến thứ nhất.

Cho đến khi 14 tuổi, Wittgenstein học gia su tại nhà thay vì đến trường

Đến năm 18 tuổi, sau 3 năm học cấp 3 tại trường Linz, ông đăng ký học đại

học ngành cơ khí tai Berlin Sau đó, vào năm 1908, Wittgenstein đăng ký học

thiết kế động cơ phản lực cho máy bay tại đại học Công nghệ Manchester.

Đây cũng là lần đầu tiên Wittgenstein đến Anh, nơi sẽ trở thành quê hươngthứ hai của ông Trong thời gian này, Wittgenstein đặc biệt quan tâm đến toánhọc va đọc tác pham Những nguyên lý toán học của Bertrand Russell, tác

phẩm đã đưa Wittgenstein đến với tư tưởng của Russell và sau đó là của

Gottlob Frege, khơi gợi niềm yêu thích của ông đối với Triết học toán học

Năm 1911, sau khi đến Jena gặp Frege, Wittgenstein nghe lời khuyên

của nhà toán học, chuyên đến Cambridge và dành 5 kì để nghiên cứu Toánhọc dưới sự chỉ dạy của Bertrand Russell Ngay lần đầu gặp Wittgenstein,

Russell đã có ấn tượng mạnh với chàng sinh viên trẻ Những ấn tượng này về

sau thường được Russell nhắc đến như sau:

“Vào cuối kì học đầu tiên tại Cambridge, cậu ấy (Wittgenstein) đến hỏitôi: ‘Thay có thể nói cho em liệu em có phải là một thằng ngốc hay là mộtthiên tài hay không?' Tôi trả lời: “Học trò của tôi, tôi không biết Tại sao emlại hỏi tôi như thé?’ Cậu ta nói, ‘Boi vì nếu em là một thăng ngốc, em sẽ làmmột người lái khinh khí cầu; còn nếu không, em sẽ trở thành một triết gia.”

Tôi bảo cậu ấy viết cho tôi một cái gì đó trong kì nghỉ về một vấn đề triết học

và tôi sẽ nói cho cậu ấy biết liệu cậu ấy có phải là một thăng ngốc hay không Vào đầu kì học tiếp theo, cậu ấy mang đến cho tôi thành quả của mình Sau

khi đọc dòng đầu tiên, tôi nói với cậu ấy: ‘Khong, em không được trở thànhmột người lái khinh khí cdu.’” [39, p 40]

26

Trang 31

Sau 5 kì học tại Cambridge, Wittgenstein chuyển đến sống ở Na-uy cho đến khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ vào năm 1914 Trong thời gian này,

Wittgenstein bắt đầu viết những tác pham về logic và nguồn gốc của Toánhọc Những tư tưởng hình thành vào thời điểm này cũng là tiền đề choWittgenstein viết tác phẩm Luận văn Logic-Triét học Day cũng là tác phâmquan trọng duy nhất của Wittgenstein được xuất bản khi ông còn sống vàonăm 1922 Tác phẩm còn lại: Những nghiên cứu triết học được xuất bản vào

năm 1953 Hai tác phâm này cho thay sự thay đôi rõ rệt trong tư tưởng của Wittgenstein, đặc biệt là trong quan niệm của ông về bản chất của triết học.

Sự khác biệt nay được chính Wittgenstein công nhận trong lời tựa Những

nghiên cứu triết học khi ông mong muốn “xuất bản những ý tưởng cũ (Luận

văn Logic-Triết học) và những ý tưởng mới (Những nghiên cứu triết học)cùng với nhau: “'Những nghiên cứu triết hoc’ chỉ có thé được roi thấy trongánh sáng phù hợp chỉ khi thông qua đối chiếu nó với - và — trên nền tảng của

“Luận văn Logic-Triét hoc’.” [50, p 4]

Khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, ông quay trở về Vienna, tham giaphục vụ quân đội Áo Mặc dù phục vụ trong quân đội, Wittgenstein vẫn tiếptục viết các tư tưởng về logic và ngôn ngữ Bản thảo của Luận văn Logic-

Triết học được ông viết vào thời gian này Kiệt sức cả về thé chất lẫn tinh thần sau chiến tranh, Wittgenstein trở về quê nhà, cho xuất bản Luận văn

Logic-Triét hoc lần đầu tiên vào năm 1921 tại Đức và tại Anh vào năm 1922 với lời giới thiệu của Bertrand Russell Sau khi xuất bản Luận văn Logic-Triét

hoc, Wittgenstein tuyên bố từ bỏ triết hoc, tham gia một khóa dao tạo giáoviên và trở thành thầy giáo Toán tại một ngôi làng ở Áo từ năm 1920 đến

1926 Đây là thời điểm Wittgenstein gặp nhiều biến động về tâm lý Ông từngthổ lộ trong những bức thư gửi bạn mình về việc suy nghĩ đến tự tử.Wittgenstein được nhận xét là một người thầy yêu nghé, thường xuyên đưa

27

Trang 32

học sinh của mình di dã ngoại, bảo tang hay leo núi nhưng ông đặc biệt tỏ ra

gay gắt với những học sinh được cho là “chậm hiểu” Wittgenstein thường bị

báo cáo về việc véo tai, tứm tóc học sinh của mình [39, p 196] Một trongnhững trường hợp hoc sinh “yếu kém” của Wittgenstein đã tạo một tai tiếng

lớn cho ông với “sự kiện Haidbauer”, khi Wittgenstein được cho là đã đánh

vào đầu một học sinh 11 tuổi tên Josef Haidbauer khiến cậu bé này ngất xiu[39, p 232] Niém say mê với Toán hoc cũng như sự chéch lệch về học vấn

của ông với những người dân tại Trattenbach cũng trở thành một trở ngại khi

người dân tại đây cho răng ông dạy toán cao cấp cho học sinh tiểu học.

Wittgenstein do đó rơi vào trang thái cô lập, tách biệt với những người xung

Waismann, Rudoft Carnap va Herbert Feigl Nội dung của các buổi đàm thoại này đã được Friedrich Waismann ghi chép lại và cho xuất bản sau khi Wittgenstein qua đời Sau những buôi đàm thoại với những thành viên trong nhóm của Schlick, Wittgenstein bắt đầu nhận ra những quan điểm mà ông cho

là sai lầm trong Luận văn Logic-Triét học Với sự động viên của FrankRamsey, Wittgenstein quay trở lại Cambridge, đăng ký lay bằng tiến sĩ với tácpham Luận văn Logic-Triết học vào năm 1929 và tiếp tục nghiên cứu Toán

học cùng Russell.

28

Trang 33

Những năm sau đó, Wittgenstein bắt đầu viết bản thảo cho những tác phẩm như Những nhận xét triết học (Philosophische Bemerkungen) va Wgữ

pháp triết học (Philosophische Grammatik) nhưng không cho xuất bản.Những trích đoạn trong 2 tác phâm này đã được Wittgenstein thé hiện lại,thậm chí là sao chép gần như nguyên xi vào Những nghiên cứu triết học Đâycũng là lúc ông bắt đầu có sự chuyên dịch tư tưởng từ Luận văn Logic-Triéthọc sang Những nghiên cứu triết học Các bản thảo của ông vào thời kì này

bắt đầu đề cập nhiều hơn đến “tính hữu dụng của ngôn ngữ” thay vì “thuyết hình ảnh” trong Luận văn Logic-Triết học Wittgenstein bắt đầu nhắc đến hình ảnh cờ vua để so sánh với “tính hữu dụng” của ngôn ngữ trong các bản thảo và các cuộc đối thoại Ông cho rằng những quân cờ trên bàn cờ vua, hay

“những miếng gỗ” (theo cách gọi của Wittgenstein) không đại diện cho bắt kìcái gì cả mà thay vào đó tầm quan trọng của mỗi quân cờ được xác định bởi

nước đi được thể hiện trong luật chơi của nó Phép so sánh ngôn ngữ với cờ

vua, bên cạnh những hình tượng về “trò chơi” [50, p 6], “hộp dụng cụ” [50,

p- 9], “đầu tàu hỏa”, “thành phố cô” [50, p 11] được Wittgenstein tiép tuc nhac dén trong Những nghiên cứu triết học, giữ một vai trò quan trọng trong

việc minh họa, giải thích cho các tư tưởng của ông.

Cùng thời điểm này, Wittgenstein bắt đầu nhận trách nhiệm giảng dạy các bộ môn về ngôn ngữ, logic, toán học và triết học về tâm lý tại Cambridge

và được sinh viên biết đến với cách truyền đạt thú vị Ông thường giảng dạy

mà không chuẩn bị trước nội dung, biến mỗi giờ học trở thành một hành trình

triết học, nơi sinh viên và cả chính ông cùng từng bước khám phá những chân

lý mới Nhờ cách giảng dạy đặc biệt của mình, nhiều tư tưởng củaWittgenstein được phát triển ngay trong chính những giờ lên lớp của ông.Những bài giảng này về sau đã được học trò của Wittgenstein tổng hop lạithành hai tác phẩm mang tên Sách Xanh và Sách Nâu (The Blue and Brown

29

Trang 34

Books) Khoảng thời gian dạy học ở Cambridge cũng là lúc Wittgenstein bắt đầu có những ý tưởng về triết học tinh thần (Philosophy of mind) Những khái

niệm từng được ông nhắc đến trong Luận văn Logic-Triét học như “sự hiểu”,

“tính ý hướng”, được Wittgenstein xem xét lại dưới một cách tiếp cận triết

học mới.

Năm 1939, Wittgenstein đảm nhận chức Giáo sư tại Cambridge và tiếp

tục làm việc tại vi tri này trong 8 năm Năm 1947, Wittgenstein nghỉ làm giáo

sư cũng như giảng day tại Cambridge, và chuyển đến sống tại Ireland Ônghoàn thành tác phẩm Những nghiên cứu triết học vào năm 1948 tại Dublin

Tác phẩm đánh dau sự chuyền dịch hoàn toàn trong tư tưởng của Wittgenstein

về những vấn đề như ngôn ngữ, bản chất của triết học, tâm lý Đây cũng là tác phẩm đánh dấu sự xuất hiện chính thức của những khái niệm “trò chơi ngôn ngữ”, “phương thức sông” bên cạnh những van đề như “ngôn ngữ riêng tư”, “quy tac và tuân theo quy tắc” Dé nhận xét về sự chuyền dịch này, người

viết xin trích một đoạn trong cuốn sách Wittgenstein cua Anthony Kenny:

“Ngoài những khác biệt giữa Tractatus và Investigation, có một sự tiếptục trong quan niệm của Wittgenstein về bản chất của triết học Ông tiếp tục

nhận định (làm) triết học như là một hoạt động thay vì một lý thuyết, như là

một hoạt động nham làm rõ những mệnh dé và ngăn chúng ta khỏi bị lạc

đường bởi diện mạo gây hiểu lầm của ngôn ngữ thường nhật Nhưng bây giờ

phương pháp làm rõ các mệnh đề không còn năm ở việc phân tích chúng

nhằm hé lộ những cấu trúc bị ẩn giấu, mà là chỉ ra làm thé nào chúng được

ứng dụng trong các trò chơi ngôn ngữ” [31, p 13-4].

Hai năm cuối đời, Wittgenstein dành thời gian với bạn bè và học trò tại

Oxford và Cambridge Ông được chân đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt vàmat vào ngày 29 tháng 4 năm 1951 tai Cambridge Trong tiểu sử cua Ray

30

Trang 35

Monk viết về Wittgenstein có nói rang lời trăn trối của Wittgenstein là: “Hãy nói với họ rang tôi đã có một cuộc sông tuyệt vời” [39, p 579]

Trong suốt quãng thời gian làm triết học, Wittgenstein chỉ cho xuat ban 1

tác pham là tác pham Luận văn Logic-Triét học Tác pham sau, Những nghiên cứu triết học được các học trò của ông là G E M Anscombe và Rush Rhees dịch, biên soạn và cho xuất ban sau khi ông qua đời Tác pham này cho đến

nay đã được tái bản 4 lần với lần gần nhất được hiệu đính bởi hai triết giaP.M.S Hacker va Joachim Schulte Tác pham hiện tai cũng đã được dich ratiếng Việt vào năm 2019 bởi dich gia Trần Đình Thắng, lay tên Những tim

sâu Triết học Với cách trình bày tư tưởng đặc biệt của mình, triết học

Wittgenstein đã tách ra khỏi những trào lưu triết học truyền thống, trở thành

một hệ thống triết học độc nhất Có thể nói, Wittgenstein đã biến triết học của

ông trở thành một hoạt động, một cách suy tư, hay dùng chính khái niệm của

ông, là một “phương thức sống”

1.3.2 Kết cau và nội dung cơ bản của tác phẩm “Những nghiên cứu triết

” hoc

Những nghiên cứu triết học được xuất bản lần đầu vào năm 1953, hai nămsau khi Wittgenstein qua đời Thé theo nguyện vọng của ông, các học trò thântín nhất của Wittgenstein bao gồm G.E.M Anscombe, Rush Rhee, cùng G.H

von Wright đã dich lại bản thảo tác phẩm của Wittgenstein sang tiếng Anh và cho xuất bản.Tác phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng đói với sự phát triển

tư tưởng của Wittgenstein, cho thấy sự thay đôi hệ thống triết học của ông từ chủ nghĩa nguyên tử logic sang triết học xã hội Hầu như các khái niệm công

cụ trong Những nghiên cứu triết học đã được thay đôi đáng kế so với Luận

văn Logic-Triét học dé truyền đạt chính xác nhất quan niệm của Wittgenstein.Những nghiên cứu triết học là một tác phẩm có kết cấu đặc biệt Với cách

31

Trang 36

trình bày độc đáo bằng những nhận xét, Wittgenstein đã biến Những nghiên

cứu triết học trở thành một cuộc truy vấn tri thức đúng nghĩa Sự độc đáo

trong cách trình bày này có thé được nhìn thấy ở hai điểm

Thứ nhất, Những nghiên cứu triết học không được trình bày thành các chương với những tiêu đề cụ thể, thay vào đó, tác phẩm được trình bày thành nhiều đoạn nhận xét được đánh số từ $1 đến §693 với độ dài khác nhau, từ một câu cho đến nhiều đoạn văn Thứ hai, thay vì đưa ra những luận điểm và

kết luận, những nhận xét trong Những nghiên cứu triết học bàn về nhiều vẫn

đề khác nhau, một số vẫn đề được lặp lại tại nhiều phần của tác phẩm Những

nhận xét này thường được Wittgenstein trình bày dưới hình thức là những

đoạn đối thoại giữa Wittgenstein và một nhân vật tưởng tượng với nội dung

có thê là những câu hỏi mà Wittgenstein không đưa ra câu trả lời, hay những

ví dụ, hình ảnh so sánh Wittgenstein cũng không hề đưa ra một kết luận rõ

ràng mà thay vào đó làm công việc đúng theo mong muốn của ông: “Mô tả

chứ không giải thích.”

Khác với Luận văn Logic-Triết học, một tác phâm khó tiếp cận bởi

ngôn ngữ logic, học thuật cùng kết cau chính xác, chặt chẽ, cái làm Những

nghiên cứu triết học trở thành một tác phẩm khó hiểu thường không nằm ở ngôn ngữ (vì Những nghiên cứu triết học được trình bày bằng ngôn ngữ đời thường, trừ một vài thuật ngữ về logic) mà nằm ở cách trình bày không rõ

ràng về mặt kết cấu Cách trình bày này thể hiện cách tiếp cận mới củaWittgenstein về các vấn đề triết học, đồng thời yêu cầu người đọc thay đổi

phương pháp tư duy Những khó khăn nay đã được chính Wittgenstein chi ra

trong phan lời tựa của Những nghiên cứu triết học:

“Tôi đã thử vài lần dé gan kết quả lại với nhau thành một tổng thé, và tôi nhận ra rằng điều này không bao giờ có thé làm được” [50, p 3].

32

Trang 37

“Tác phẩm này, trong sự nghèo nàn và ảm đạm vào thời gian đó, không

phải là không thé soi sáng được một vài bộ óc — nhưng rõ thấy, gần như là

không thê.” [50 p 3]

Cũng trong chính lời tựa của tác phẩm, Wittgenstein liệt kê những nội

dung được ông đề cập trong 693 nhận xét:

“Chúng liên quan đên nhiêu chu đê: các khái niệm về ý nghĩa, về sự hiêu, về mệnh đê và câu, về logic, các nên tảng của toán học, các trạng thái của ý thức, và v.v ” [50, p 3]

Mặc dù không có một kết cấu rõ ràng, tác phẩm của Wittgenstein van

có thể chia ra thành những nhóm nhận xét trình bày về một chủ đề cụ thể

Thực tế, quan điểm về việc phân chia nội dung được trình bày trong Những nghiên cứu triết học giữa những tác phẩm chú giải thường có những điểm tương đồng nhất định Sự khác nhau ở những tác giả này nếu có thường nằm

ở số lượng những nhận xét liên quan của mỗi chủ đề hoặc nằm trong cáchdiễn giải khác nhau những tư tưởng của Wittgenstein về những vấn đề này

Từ bản dịch đầu tiên được dịch bởi Anscombe và Rush Rhee cho đến

các bản dịch tiếp theo được chỉnh sửa bởi Hacker, tác phẩm Những nghiên cứu triết học đều bao gồm 2 phần chính: triết học về ngôn ngữ và triết học về tâm lý Cụ thể hơn, theo người viết, Những nghiên cứu triết học được chia ra

làm 6 vấn đề chính ứng với các nhóm nhận xét:

1 Định nghĩa bằng ví dụ

2 Trò chơi ngôn ngữ

33

Trang 38

3 Sự hiểu

4 Quy tắc và tuân thủ quy tắc

5 Ngôn ngữ riêng tư

6 Các vấn đề tâm lý

Bên cạnh đó Wittgenstein còn bàn đến những vấn đề khác như vấn đề

về bản chất của triết học, logic học trong tác phẩm nhưng những van đề này

không được bàn dén nhiêu như những vân dé kê trên.

Sáu vấn đề chính dù được nhắc đến trong nhiều nhận xét khác nhaunhưng khi xem xét tần suất xuất hiện của các nhận xét liên quan, ta có thểthấy chúng được bố trí theo một trình tự tương đối xác định Cụ thể, vấn đềđịnh nhĩa bằng ví dụ được xuất hiện tại những nhận xét đầu tiên, khi

Wittgenstein phê phán quan niệm về ngôn ngữ cua Augustine, theo sau là vấn

đề về trò chơi ngôn ngữ, thể hiện những quan điểm đầu tiên của Wittgenstein

về tính hữu dụng của ngôn ngữ Lần lượt các vấn đề tiếp theo được

Wittgenstein bàn đến cho đến hết tác phẩm Mặc dù vậy, không thé sắp xếp

một cách cứng nhắc các chủ đề trong Những nghiên cứu triết học bởi lẽkhông khó có để nhận ra sự xuất hiện của các khái niệm thuộc về chủ đề này

trong chủ đề khác Ví dụ, phần bàn về định nghĩa bang vi dụ được ban từ

nhận xét 1 đến nhận xét 64 sau đó lại xuất hiện trong phần bàn về ngôn ngữ

riêng tư và bàn về tâm lý.

Lý giải cho điều này là bởi các khái niệm của Wittgenstein có sự liên hệchặc chẽ với nhau, phụ thuộc hữu cơ lẫn nhau Việc Wittgenstein bàn đếncùng một van dé trong nhiều phần khác nhau trong tác phâm không thể hiện

sự thiếu nhất quán trong tư duy của ông mà thay vào đó thé hiện “tính hữu

34

Trang 39

dụng” của chính những khái niệm do ông sáng tạo ra Với sự phong phú của

các chủ đề trong tác phẩm, Wittgenstein có tham vọng giải quyết những chủ

đề có tam quan trọng đặc biệt trong lịch sử triết học, đặc biệt là về nhận thức

luận.

Trong luận văn, chúng tôi lựa chọn bản dịch tiếng Anh làm tài liệu chính

và có tham khảo bản dịch tiếng Việt với nhan đề Những tìm sâu triết học của

dịch giả Trần Đình Thắng Lý do cho lựa chọn này năm ở chỗ bản dịch tiếngAnh là tái bản lần thứ 4 của bản dịch do Anscombe thực hiện, đã được hiệu

đính và chỉnh sửa bởi P.M.S Hacker và Joachim Schulte, đảm bảo độ chính

xác cao nhât với nguyên tác do Wittgenstein viét.

1.3.3 Sự chuyển biến tư tưởng của L Wittgenstein từ tác phẩm “Luận văn Logic-Triết học” sang tác phẩm “Những nghiên cứu triết học”

Khi nói đến mối quan hệ giữa hai tác phẩm TLP va PI, truyền thốngdiễn giải Wittgenstein thường đi theo 2 xu hướng: Hướng diễn giải thứ nhất,cũng là hướng diễn giải phổ biến, xem TLP và PI là hai tác phẩm đại diện cho

hai thời kỳ của triết học Wittgenstein, trong đó P/ là tác phẩm tự phê phán của Wittgenstein, tan công trực tiếp vào các nội dung và nền móng được xác lập

trong TLP (Baker, Hacker là một VD dién hình); Trái lại, hướng diễn giải thứ

hai cho răng có sự kết nối mang tính kế thừa giữa TLP và PI, trong đó TLP và

PI chia sẻ những nền tảng tư tưởng nhất định Theo cách diễn giải này, PIkhông phủ nhận 7LP mà trái lại, là sự phát triển có tính phê phán triệt để hơncủa triết học Wittgenstein Trong phần này chúng tôi sẽ tập trung vào cáchdiễn giải thứ hai, một mặt vì bản thân tác giả cho rằng đây là cách diễn giảihợp lý hơn, mặt khác là vì cách diễn giải thứ nhất xuất phát trục tiếp từ những

ngộ nhận về triết học Wittgenstein Tiép noi tinh than triét hoc phê phán của Wittgenstein, chúng tôi nhận thấy cần xem xét mối quan hệ giữa hai tác pham

35

Trang 40

này bằng cách từ chối mọi sự thoả hiệp và xem xét chúng trong tiến trình phát triển liên tục của triết học Wittgenstein.

Theo Anthony Kenny, ngộ nhận về sự tách rời giữa TLP va PI xuấtphát từ việc TLP va PI có cách diễn đạt và nội dung khác nhau, trong đó cóthé chia ra làm 3 điểm khác biệt chính: (1) Trong 7P, Wittgenstein sử dụngnguyên tử luận siêu hình học, cho rằng yếu tố cơ bản nhất của ngôn ngữ là các

danh từ, các tên gọi này biéu thị trực tiếp những đối tương giản đơn, các mệnh

dé cơ bản là tập hợp của những tên gọi Trong khi ở PI, các khái niệm như

“giản đơn” và “phức tạp” lại được xem là không có ý nghĩa tuyệt đối và việctìm kiếm các mệnh đề tối hậu tồn tại độc lập là vô nghĩa (2) Trong TLP,Wittgenstein quan tâm nhiều hơn đến các cau trúc hình thức của logic biểutượng và xem chúng như là chìa khoá dẫn đến bản chất của các mệnh đề ngônngữ Trong PI, Wittgenstein bác bỏ ý tưởng cho rằng ngôn ngữ có một ban

chất và quan tâm nhiều hơn đến ngôn ngữ thường nhật (3) Trong khi 7LP cho răng các câu có nghĩa bởi chúng là các hình anh, PI lại cho rằng nghĩa

của một câu được xác định bởi việc sử dụng câu đó [31, p 173].

Trong 3 yếu tố đối lập này, Anthony Kenny cho rang chỉ có yêu tô đầu

tiên là chính xác, còn yếu tô thứ 2 có phần chính xác và không chính xác, trong khi yêu tố thứ 3 là hoàn toàn sai [31, p 174].

Về yêu tố đầu tiên, bản thân Wittgenstein cho thấy sự cự tuyệt rõ ràngđối với chủ nghĩa nguyên tử logic Chủ nghĩa nguyên tử logic đứng trên lậptrường của chủ nghĩa duy thực, cho rằng thế giới tồn tại thông qua các sự tình

(state of affairs), bao gom moi quan hệ giữa các sự vật với nhau Nhung thế

giới thì không bao gồm các sự vật mà bao gồm mối quan hệ giữa các sự vật

với nhau Theo đó, ngôn ngữ cần phản ánh các mối quan hệ giữa sự vật nằm ở

trong thế giới sự vật hiện tượng Do đó, ngôn ngữ phải có khả năng phân tích

36

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w