Hà Nội, tháng 09, năm 2023
BÔ GIO DC V ĐO TO TRƯỜNG ĐI HỌC THƯƠNG MI
KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH
HỌC PHẦN TÀI NGUYÊN DU LỊCHĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊNDU LỊCH TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
VĂN HÓA CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Giáo viên hướng dẫn : Dương Hồng HạnhLớp học phần : 231_TMKT3821_04Nhóm thảo luận : Nhóm 3
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN3 1.1 KHINIỆMTINGUYÊN DULỊCH 3
1.2 PHÂNLOI CCLOITINGUYÊN 3
1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 3
1.2.2 Các tài nguyên du lịch văn hóa 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ PHỤC VỤ KINH DOANH LỮ HÀNH 11
2.1 LÝTHUYẾTKHAITHC CC TNDL TRONG HOTĐỘNGKINH DOANH 11
2.2 GIỚITHIỆUCHUNG VỀ VÙNG BẮC RUNG T B 11Ộ 2.2.1 Đặc điểm của các loài tài nguyên du lịch của Bắc Trung Bộ 12
2.5.3 Chi phí dự kiến cho chuyến đi 48
2.5.4 Giá trị mang lại cho khách hàng sau chuyến đi 50
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói” Bởi vậy, vai trò của ngành du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia Việt Nam ta sở hữu một tiềm năng và tài nguyên du lịch rất lớn so với các nước trong khu vực với hệ thống tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn dồi dào, trải dài từ Bắc vào Nam Một trong những vùng sở hữu một lợi thế rất lớn về tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam đó là Bắc Trung Bộ - nơi có nguồn tài nguyên du lịch dồi dào với đường bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp cùng các cảnh quan, hệ thống các hang động, hệ thống di tích của các danh nhân, văn hóa, chính trị Đây cũng là nơi có nhiều cửa khẩu giáp với Lào, có nền văn hóa đặc sắc cùng với những giá trị về truyền thống văn hoá đa dạng của từng nơi trong vùng Bên cạnh đó, Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch Việt Nam cũng như phát triển kinh tế và du lịch trên hành lang Đông - Tây với các nước trong khu vực Vì vậy, thông qua đề tài “Phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch tụ nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ Từ đó, hãy xác định một chương trình du lịch của vùng để đưa vào kinh doanh”.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức, bài làm của nhóm có thể có một vài thiếu sót Nhóm 3 rất mong sẽ nhận được sự nhận xét cũng như góp ý từ cô và các bạn để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
Các thành viên nhóm 3 xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm tài nguyên du lịch
Theo Khoản 4, Điều 3, Chương 1 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử cùng với tất cả các thành phần của chúng Tất cả đóng vai trò trong việc khôi phục cũng như phát triển về thể lực, trí lực của con người và khả năng lao động, sức khỏe của họ Tài nguyên du lịch được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và nhu cầu gián tiếp, áp dụng vào việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Hiện nay du lịch đang là một trong những ngành có định hướng tài nguyên một cách vô cùng rõ rệt Khi đó tài nguyên du lịch có vai trò như một yếu tố cơ bản hay là điều kiện tiên quyết giúp hình thành cũng như phát triển về du lịch trong một địa phương
Tùy thuộc vào từng số lượng tài nguyên, chất lượng và các mức độ kết hợp của chúng trên cùng địa bàn sẽ mang tới ý nghĩa khác nhau và đặc biệt đối với sự phát triển của du lịch Điều này cũng đồng nghĩa với việc sức hấp dẫn về du lịch của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn tài nguyên du lịch có trong địa phương đó.
1.2 Phân loại các loại tài nguyên
Trang 51.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.2.1.1 Khái niệm tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và các yếu tố có mức độ hấp dẫn cao, phản ánh môi trường địa lý của chúng và có thể được định giá cho mục đích du lịch Theo Khoản 1, Điều 15, Chương III của Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
1.2.1.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên
Phân bố không đồng đều và không đồng nhất về quy mô cũng như chất lượng giữa các vùng lãnh thổ
Mỗi vùng có các loại tài nguyên đặc trưng gắn với môi trường tự nhiên phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, địa mạo, khí hậu, sinh vật của từng vùng Theo đó các vùng khác nhau có các loại tài nguyên đặc trưng khác nhau dẫn đến hình thành các sản phẩm và loại hình du lịch khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của du khách Đặc điểm này góp phần làm tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn hơn, được bảo tồn tốt hơn do ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động kinh tế- xã hội, tuy nhiên đặc điểm này cũng gây khó khăn, tốn kém cho việc tổ chức các hoạt động du lịch và khai thác kinh doanh.
Có tác dụng giải trí nhiều hơn nhận thức
Tài nguyên du lịch tự nhiên có thể tái tạo được sau khi khai thác Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lí theo hướng bền vững thì phần lớn các tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm Ví dụ như tài nguyên nước theo quy luật tuần hoàn nếu rừng được chăm sóc, bảo vệ, khai thác hợp lý; tài nguyên nước không bị ô nhiễm bởi các chất thải từ sản xuất, đời sống con người thì tài nguyên nước được đánh giá là tài nguyên tự nhiên vô tận…
Không tồn tại độc lập mà luôn tồn tại, phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, có mối quan hệ qua lại tương hỗ chặt chẽ
Trang 6Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa và thường phân bố gần với các tài nguyên du lịch văn hóa Khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên thường mang tính mùa vụ do phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu Ví dụ như mùa khô trữ lượng nước vào thác nước, hồ nước, hệ thống sông cạn gây khó khăn cho du khách khi hoạt động du lịch thể thao và tham quan vùng sông nước Do vậy, du lịch có tính mùa vụ xuất phát từ chính đặc điểm này của tài nguyên du lịch tự nhiên.
1.2.1.3 Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình
Địa hình là hình dạng của bề mặt trái đất tại một khu vực địa lý nhất định, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó Các dạng địa hình là yếu tố tạo nền cho phong cảnh- Phong cảnh nguyên sinh- Phong cảnh tự nhiên- Phong cảnh nhân tạo- Phong cảnh suy biến Một số kiểu địa hình đặc biệt và các di tích tự nhiên có giá trị cho nhiều loại hình du lịch Đối với du lịch, các dấu hiệu của bên ngoài địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn du khách
Các thành phần của địa hình được khai thác phục vụ du lịch: các vùng núi có phong cảnh đẹp, các hang động, các bãi biển và các đảo, quần đảo trên biển, các di tích tự nhiên.
Khí hậu
Được hiểu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch Trong các chỉ tiêu về khí hậu, chúng ta nhận thấy rằng, có hai chỉ tiêu quan trọng mà chúng ta sẽ cần phải chú ý là chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm Bên cạnh đó, một số yếu tố khác về khí hậu cũng có ý nghĩa rất quan trọng như lượng mưa, gió, ánh nắng mặt trời, áp suất khí quyển, thành phần lý hóa của không khí… cũng sẽ làm nên những điểm đặc biệt của điểm du lịch
Tài nguyên nước
Trang 7Đối với hoạt động du lịch tự nhiên, tài nguyên nước trong giai đoạn hiện nay cũng được đánh giá là một thành phần quan trọng, bao gồm: nước trên lục địa và nước biển đại dương Đối với các hoạt động du lịch, nước chảy trên mặt (sông hồ, suối, thác nước,…) sẽ có ý nghĩa rất lớn Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm (nước khoáng, suối nước nóng, ) trong hoạt động du lịch tự nhiên cũng sẽ lại mang lại giá trị an dưỡng và chữa bệnh.
Tài nguyên động, thực vật
Bao gồm toàn bộ các loại thực vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước sẵn có trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, chăm sóc, lai tạo Thực vật và động vật tại nước ta và cũng như các quốc gia trên thế giới có giá trị quan trọng trong việc tạo nên phong cảnh của các điểm đến du lịch Điều này cũng đã góp phần quan trọng làm cho cảnh sắc thiên nhiên của điểm đến du lịch trở nên sinh động và cũng có phần được đẹp mắt hơn Tài nguyên động, thực vật cũng là cơ sở được sử dụng nhằm mục đích để phát triển các loại hình du lịch như: tham quan, sinh thái, nghiên cứu khoa học,…Tuy nhiên việc khai thác phải đi đôi với nghiên cứu, bảo tồn, và phát triển du lịch sinh thái bền vững
1.2.2 Các tài nguyên du lịch văn hóa
1.2.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch văn hóa
Theo Điều 13 của Luật Du lịch (2017): Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch văn hóa có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không thật điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu Toàn bộ của cải vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ xưa đến nay có thể thu hút con người tiến hành hoạt động du lịch được xem là tài nguyên du lịch văn hóa.
Theo cách hiểu này, chúng ta có thể xem tài nguyên nhân tạo chính là tài nguyên văn hóa Nhu cầu của con người là muốn tìm hiểu về lịch sử, cội nguồn của chúng ta cũng như nghiên cứu những nét văn hóa khác nhau giữa những cộng đồng dân tộc trên thế giới Chính vì vậy mà tài nguyên du lịch nhân tạo đóng vai trò hết sức
Trang 8quan trọng trong việc thu hút những đối tượng khách du lịch thích tìm hiểu khám phá văn hóa, lịch sử.
1.2.2.2 Đặc điểm
Tài nguyên du lịch văn hóa có một số đặc điểm chủ yếu sau:
Mang tính phổ biến
Cho đến nay dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, song hầu hết các ý kiến đều thừa nhận văn hóa là những sản phẩm sáng tạo của con người Như vậy ở đâu có con người, ở đó có các sáng tạo văn hóa Sinh hoạt bao trùm toàn bộ hoạt động của con người, và bởi vì sinh hoạt là thuộc tính của bất cứ dân tộc nào, nên dân tộc nào cũng có văn hóa, chỉ khác nhau về trình độ Suy rộng ra, TNDLNV là thuộc tính của tất cả các dân tộc, các quốc gia vì vậy nó mang tính phổ biến
Mang những giá trị đặc sắc riêng
Điều kiện và đặc điểm của môi trường sống là những yếu tố chi phối, nuôi dưỡng việc hình thành đặc điểm sinh hoạt và truyền thống văn hóa ở mỗi vùng miền Vì điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia không giống nhau nên TNDLVH ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những giá trị đặc sắc riêng, tạo nên sức thu hút, hấp dẫn du khách tới tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu hoặc đơn thuần chỉ để chiêm ngưỡng
Vì những đặc điểm riêng, đặc sắc của TNDLVH góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng của mỗi quốc gia, vùng miền Lúc nào bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc còn được giữ gìn, bảo vệ, lúc đó chúng còn giá trị khai thác phục vụ du lịch Do vậy, trong quá trình khai thác TNDLVH cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên.
Rất phong phú và đa dạng
Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch văn hóa rất phong phú và đa dạng bởi vì nó là sản phẩm sáng tạo của con người, gắn liền với sinh hoạt, đời sống và sự phát triển của nhân loại TNDLVH bao gồm cả tài nguyên dưới dạng vật thể lẫn tài nguyên phi vật thể, hoặc kết hợp cả hai dạng trên Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch văn hóa.
Trang 9Mang những giá trị hữu hình và vô hình
Đây có thể được xem là một trong những đặc điểm quan trọng của TNDLVH Trong thực tế, tài nguyên là phương tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch và đó chính là những giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch văn hóa Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu ở khía cạnh vật chất này của TNDLVH thì chưa đầy đủ bởi ngoài yếu tố hữu hình thì giá trị của tài nguyên còn được đóng góp bởi các yếu tố “vô hình” Các giá trị vô hình này được khách du lịch cảm nhận thông qua những cảm xúc tâm lý, làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần (thẩm mỹ, văn hóa) - một nhu cầu đặc biệt của khách du lịch Giá trị vô hình của TNDLVH nhiều khi còn được thể hiện thông qua những thông tin (nghe kể lại, qua báo chí, truyền hình, quảng cáo, ) mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và mong muốn được đến tận nơi để thưởng thức.
Thời gian khai thác khác nhau
Thời gian khai thác TNDLVH được hiểu theo hai nghĩa là thời lượng và mùa vụ Các TNDLNV có thời gian khai thác rất khác nhau phụ thuộc vào loại tài nguyên và phương thức khai thác tài nguyên phục vụ du lịch.
Theo thời lượng khai thác, những TNDLVH mà hoạt động du lịch được tổ chức bên trong công trình thì gần như ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có khả năng khai thác quanh năm như tham quan bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trong khi những TNDLVH mà hoạt động du lịch được tổ chức ngoài trời thì việc khai thác chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là yếu tố thời tiết, khí hậu, ví dụ như tham quan cầu ngói Thanh Toàn,
Theo mùa vụ, những TNDLVH gắn liền với sinh hoạt và đời sống con người như các lễ hội, các hoạt động sản xuất, các sự kiện văn hóa nên tính mùa vụ trong khai thác du lịch rất rõ nét, ví dụ như lễ hội điện Hòn Chén,
Có thể tôn tạo, thay đổi và tạo mới
TNDLVH là sản phẩm của con người tạo nên Vì vậy, con người có thể tái tạo, thay đổi và tạo mới cùng với sự phát triển Tài nguyên du lịch văn hóa, đặc biệt là những di tích lịch sử văn hóa do đã hình thành từ lâu, nên rất dễ bị tổn thương bởi các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người Vì vậy, cần sự bảo vệ, trùng tu và tôn tạo các di
Trang 10tích để lưu giữ cho thế hệ mai sau Đồng thời, trong quá trình phát triển, với sự sáng tạo không ngừng của con người, nhiều công trình, giá trị văn hóa có thể thay đổi hoặc tạo mới.
Do vậy, trong hoạt động khai thác tài nguyên du lịch văn hóa để phục vụ du lịch, vấn đề quan trọng là phải bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích, công trình kiến trúc nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành du lịch Ở chừng mực nào đó, sức thu hút, hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa đối với du khách phụ thuộc vào mức độ bảo tồn của các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống Mặt khác, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên du lịch văn hóa không chỉ có ý nghĩa cho hoạt động du lịch, mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, góp phần duy trì các đặc điểm văn hóa, các giá trị truyền thống của đất nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
Mang tính tập trung dễ tiếp cận
Các tài nguyên du lịch văn hóa thường gắn liền với con người và tập trung ở các điểm quần cư, bởi nó được sinh ra trong quá trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra Chính vì vậy, các tài nguyên du lịch văn hóa mang tính tập trung dễ tiếp cận nên đây là điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên, đồng thời tạo ra hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương Tuy nhiên, do phân bố tập trung trong các khu dân cư nên cũng dễ chịu những tác động của con người và nếu không quản lý tốt thì các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất dễ bị xâm hại.
Mang tính nhận thức nhiều hơn là giải trí, nghỉ dưỡng
Trong hoạt động du lịch, những tài nguyên du lịch văn hóa có tác dụng nhận thức trực tiếp và rõ ràng hơn so với tài nguyên tự nhiên Để đến với một sản phẩm du lịch văn hoá, du khách thường có ý niệm trước về sản phẩm này và mong muốn tìm hiểu, trải nghiệm những đặc điểm văn hóa của nơi đến Mục đích tiếp cận ban đầu với hai đối tượng là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa cũng khác nhau Đối với tài nguyên du lịch văn hóa, mục đích ban đầu bao giờ cũng mang tính nhận thức Bằng hành vi tiếp xúc trực tiếp với những tài nguyên, du khách mong muốn kiểm chứng lại những nhận thức của mình về các tài nguyên đó, nhờ vậy làm giàu thêm kiến thức của mình.