Sở hữu một lượng lớn, phong phú và đa dạng tài nguyên du lịch dọc theo chiều dài đất nước, từ tài nguyên du lịch tự nhiên đến tài nguyên du lịch văn hóa, Việt Nam hoàn toàn có thể khai t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Đ c đi m tài nguyên du l ch t nhiên và tài nguyên du l ch văn ặ ể ị ự ị
hóa c a vùng Tây Nam B ủ ộ
Giảng viên học phần: Cô Dương Hồng Hạnh
Nhóm thảo luận : 08 Lớp học phần : 231_TMKT3821_04
HÀ N I – 9/2023 Ộ
Trang 2STT MÃ SINH VIÊN H VÀ TÊN Ọ L P HÀNH Ớ
CHÍNH
ĐI M Ể ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 8
(Học phần: Tài nguyên du lịch)
HỌP LẦN 1
Thời gian: 20h30 – 22h ngày 10/9/2023
Địa điểm: ứng dụng Google Meet
Thành phần tham gia: 10/10 thành viên
Nội dung:
- Thảo luận nội dung và thống nhất đề cương bài thảo luận Bài thảo luậngồm 3 chương
+ Chương 1: Tổng quan về tài nguyên du lịch
+ Chương 2: Đặc điểm tài nguyên du lịch vùng Tây Nam Bộ
+ Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác hiệu quả TàiNguyên Du Lịch của vùng Tây Nam Bộ
- Thiết kế một tour du lịch từ các tài nguyên du lịch của vùng để đưa vàokinh doanh
- Phân công công việc:
Trần Đức Thành
Tìm hiểu nội dung chương 1
Lê Thị Minh Tâm
Nguyễn Lê Thu Phương
Tìm hiểu đặc điểm tài nguyên du lịch tựnhiên của vùng Tây Nam Bộ
đầu, kết luận
Trang 4Thư kí
Thành
Trần Đức Thành
Nhóm trưởngSươngQuách Thị Thu Sương
HỌP LẦN 2
Thời gian: 24/9/2023
Địa điểm: Thư viện trường Đại học Thương Mại
Thành phần tham gia: Tất cả các thành viên của nhóm
Nội dung
1 Nhắc lại nội dung bài thảo luận
2 Trao đổi những điều còn vướng mắc
- Thêm phần giao thông Tây Nam Bộ
- Bổ sung thêm giải pháp về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vùngTây Nam Bộ
- Hoàn thiện bản đồ (thêm đường giao thông)
Thư kí
Thành
Trần Đức Thành
Nhóm trưởngSươngQuách Thị Thu Sương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 8
1.1 Khái niệm, Phân loại tài nguyên du lịch 8
1.1.1 Khái niệm 8
1.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 8
1.1.3 Tài nguyên du lịch văn hóa 9
1.2 Đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của tài nguyên du lịch 9
1.2.1 Đặc điểm 9
1.2.2 Ý nghĩa và vai trò 10
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG TÂY NAM BỘ 11
2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng Tây Nam Bộ 11
2.1.1 Khái quát về vị trí địa lý của vùng Tây Nam Bộ 11
2.1.2 Địa hình, địa chất của vùng Tây Nam Bộ 13
2.1.3 Khí hậu vùng Tây Nam Bộ 14
2.1.4 Nước của vùng Tây Nam Bộ 15
2.1.5 Hệ động thực vật cua vùng Tây Nam Bộ 16
2.1.6 Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên khác của vùng 21
2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa của vùng Tây Nam Bộ 24
2.2.1 Các di tích lịch sử văn hóa của vùng Tây Nam Bộ 24
2.2.2 Lễ hội của vùng Tây Nam Bộ 25
2.2.3 Công trình kiến trúc, nghệ thuật của vùng Tây Nam Bộ 27
2.2.4 Các tài nguyên du lịch văn hóa khác 28
CHƯƠNG III: NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG TÂY NAM BỘ 31
3.1 Những khó khăn thách thức về phát triển du lịch vùng Tây Nam Bộ 31
3.2 Giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của vùng Tây Nam Bộ 33
PHỤ LỤC: TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY 35
KẾT LUẬN 40
Trang 6L I C M N Ờ Ả Ơ
Để hoàn thành bài thảo luận này, tập thể nhóm 8 chúng em chân thành cảm ơngiảng viên cô Dương Hồng Hạnh đã giao đề tài và cung cấp kiến thức cũng như hướngdẫn, giải đáp thắc mắc cho chúng em về đề tài Sự thành công của bài thảo luận khôngthể không nhắc đến công sức của các thành viên trong suốt thời gian qua để góp phầnlàm cho bài thảo luận hoàn thiện hơn Trong quá trình nghiên cứu và trình bày khôngtránh khỏi những sai sót, mong cô và các bạn góp ý giúp nhóm sửa chữa để hoàn thiệnhơn nữa
Nhóm 8 chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thảo luậnNhóm 8
Trang 7xã hội, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra với thế giới Và một trong nhữngvùng sở hữu lợi thế rất lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa, trải nghiệm
là vùng Tây Nam Bộ Nơi đây không chỉ đẹp một cách độc đáo bởi có nhiều khu dulịch miệt vườn, gần gũi với thiên nhiên, những chợ nổi trên sông - gắn bó và thể hiện
rõ những đặc trưng trong nét sản xuất, sinh hoạt của bà con nơi đây; nhiều ngôi chùamang đậm nét văn hóa của người Khmer, người Chăm, người Hoa Nam Bộ với lốikiến trúc vô cùng tinh tế và sắc sảo,… Trong bài thảo luận bộ môn Tài nguyên du lịchnày, nhóm 7 chúng em sẽ đi sâu vào phân tích những đặc điểm về tài nguyên du lịchcủa vùng Tây Nam Bộ, đồng thời chỉ ra thực trạng hiện nay của các loại tài nguyên dulịch đó và một số giải pháp khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch của vùng
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về kiến thức nên bài thảo luận của nhóm
sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm 7 rất mong nhận được sự đánh giá, góp
ý từ cô và các bạn để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8N I DUNG Ộ
CH ƯƠ NG I: T NG QUAN V TÀI NGUYÊN DU L CH Ổ Ề Ị
1.1 Khái ni m, Phân lo i tài nguyên du l chệ ạ ị
1.1.1 Khái ni mệ
Có rất nhiều góc độ tiếp cận đến thuật ngữ tài nguyên thiên nhiên, mỗi một góc
độ lại đưa ra một khái niệm khác nhau để giải thích tài nguyên thiên nhiên
Theo Pirojnik, 1985 nhận định: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, vănhóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và pháttriển thể lực tinh thần, khả năng lao động và sức khỏe của của con người Trong cấutrúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong điều kiện khả năng kinh tế kỹ thuật chophép, các loại tài nguyên này được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra nhữngdịch vụ du lịch và nghỉ ngơi
Tại Việt Nam dưới góc độ pháp lý tài nguyên thiên nhiên được giải thích tạikhoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố
tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch,điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”
Dù hiểu theo nghĩa nào thì tài nguyên thiên nhiên đều mang ý nghĩa là mộttrong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển du lịch củamột địa phương Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợpcác loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch
Vì vậy, sức hấp dẫn của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên dulịch của địa phương đó
1.1.2 Tài nguyên du l ch t nhiênị ự
Tài nguyên du lịch tự nhiên được hiểu cơ bản chính là các thành phần và tổngthể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng nhằm mục đích
để có thể tạo nên sản phẩm du lịch phục vụ cho mục đích phát triển du lịch của quốcgia hay các địa phương Tài nguyên du lịch tự nhiên cũng giống với tên gọi của mình
sẽ gắn với các điều kiện tự nhiên cũng như gắn với các điều kiện lịch sử, kinh tế – xãhội và tài nguyên du lịch tự nhiên cũng được khai thác một cách đồng thời với tàinguyên du lịch nhân văn
Điều 15 Luật Du lịch 2017 quy định về các loại tài nguyên du lịch bao gồm:
– Tài nguyên du lịch tự nhiên sẽ bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địachất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được
sử dụng cho mục đích để phát triển du lịch
– Tài nguyên du lịch văn hóa sẽ bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, di tích cáchmạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các
Trang 9giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụngcho mục đích du lịch.
1.1.3 Tài nguyên du l ch văn hóaị
Tài nguyên du lịch văn hóa là cơ sở để phát triển của ngành du lịch, bao gồm tất
cả những nhân tố được sử dụng để thu hút, kích thích động cơ du lịch của con ngườivới mục đích sinh ra lợi ích kinh tế, xã hội Tài nguyên du lịch là những yếu tố tựnhiên, văn hóa và xã hội
Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm những di tích lịch sử – văn hóa, công trìnhkiến trúc nghệ thuật, di tích cách mạng, các giá trị văn hóa dân gian, lễ hội truyềnthống, các công trình lao động sáng tạo của con người được sử cho mục đích du lịch
1.2 Đ c đi m, ý nghĩa, vai trò c a tài nguyên du l chặ ể ủ ị
1.2.1 Đ c đi mặ ể
- Tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách
Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch phụ thuộc giá trị của bản thân tài nguyên đó.Tính hấp dẫn là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tài nguyên du lịch vàxây dựng hình ảnh của điểm đến du lịch
- Tài nguyên du lịch quyết định đến vị trí, mô hình, loại hình, loại hạng cơ sởlưu trú và dịch vụ du lịch
Do tài nguyên du lịch là thành phần cơ bản tạo nên các sản phẩm du lịch nên sẽquyết định đến vị trí, quy mô, loại hình, loại hạng cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch
- Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà nó còn sở hữu giá trị vôhình
=> Giá tr vô hình c a tài nguyên du l ch đã đị ủ ị ượ c th hi n thông qua giá trể ệ ị
v chi u sâu c a l ch s , văn hóa đó có th là nh ng phong t c t p quán, n i
- Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch Tạonên sức hút cơ sở hạ tầng và dòng khách tới nơi tập trung các loại tài nguyên
- Tài nguyên du l ch có th đị ể ượ c khai thác nhi u l n Hi u qu thu đề ầ ệ ả ượ ừc t
vi c khai thác tài nguyên du l ch là r t l n, có khi v t tr i h n nhi u l n so v i
vi c khai thác các tài nguyên khác.ệ
Trang 101.2.2 Ý nghĩa và vai trò
1.2.2.1 Đối với khách du lịch
- Thu hút khách du lịch đến tham quan tìm hiểu
- Cung cấp thông tin hiểu biết, nâng cao trình độ kiến thức, ý thức về hoạt độnggìn giữ và bảo tồn tài nguyên du lịch
- Giúp khách du lịch có cơ hội trải nghiệm
1.2.2.2 Đối với điểm đến và loại hình du lịch
- Khai thác và phát triển nhiều loại hình du lịch mới, độc đáo, đa dạng
- Tuyên truyền quảng bá, hoạt động marketing địa phương được phát triển
- Các tài nguyên du lịch tại điểm đến được công nhận, xếp loại di tích
- Nâng cao ý thức gìn giữ và bảo tồn các tài nguyên du lịch
1.2.2.3 Đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội
- Đóng góp cho lợi ích xã hội, phát triển kinh tế, thu ngoại tệ
- Nâng cao ý thức của người dân địa phương về giá trị của tài nguyên du lịch
- Giải quyết vấn đề việc làm cho người dân địa phương
- Tạo công ăn việc làm cho người dân lao động
- Du lịch làm giảm tốc độ đô thị hóa ở các nước phát triển và hạn chế sự tậpchung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư
- Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo cho nước chủ nhà về thành tựukinh tế, chính trị, con người, phong tục tập quán, các danh lam thắng cảnh, các di tíchvăn hóa lịch sử, các làng nghề truyền thống,…
- Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân địaphương thông qua khách du lịch đến từ địa phương khác và từ nước ngoài
- Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhândân giữa các vùng với nhau và giữa các quốc gia với nhau
- Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng giúp hình thành các sản phẩm du lịch
Sự khởi đầu cho hoạt động du lịch cần phải có nguồn lực để phát triển, ví dụ như mộtcông ty muốn tồn tại thì phải có vốn, chỉ có vốn mới có thể hình thành nên công ty vàtrong du lịch cũng vậy nếu không có các tài nguyên du lịch thì các sản phẩm du lịchcũng không thể duy trì và tồn tại
- Tài nguyên du lịch là một cơ sở phát triển các loại hình du lịch mới Với sự đadạng và phong phú của tài nguyên du lịch các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có thể pháttriển nhiều loại hình du lịch mới như đối với tài nguyên du lịch về nhân văn vật thể cóthể phát triển loại hình du lịch chuyên đề, tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể pháttriển hình thức du lịch tham quan, ngắm cảnh,…
- Tài nguyên du lịch sẽ ảnh hưởng tới mục đích chuyến đi của du khách Trướckhi tiến hành đi du lịch du khách sẽ xem xét địa điểm du lịch nào có tài nguyên du lịchphong phú đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của bản thân để lên kế hoạch thực hiện chuyếnđi
Trang 11CH ƯƠ NG II: Đ C ĐI M VÀ TH C TR NG HI N NAY C A CÁC Ặ Ể Ự Ạ Ệ Ủ TÀI NGUYÊN DU L CH VÙNG TÂY NAM B Ị Ộ
2.1 Tài nguyên du l ch t nhiên c a vùng Tây Nam B ị ự ủ ộ
2.1.1 Khái quát v v trí đ a lý c a vùng Tây Nam B ề ị ị ủ ộ
Miền Tây Nam Bộ là cách gọi quen thuộc của người dân Việt Nam đối vớivùng đồng bằng sông Cửu Long hay vùng đồng bằng Nam Bộ Nằm ở vùng cực Namcủa Tổ Quốc, miền Tây Nam Bộ có tất cả 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trungương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang,Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích39.194,6 km² Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia,phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông
Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền gồm:
Điểm cực Tây ở 106°26’ phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Điểm cực Đông ở 106°48’ xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Điểm cực Bắc ở 11°1’B xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An
Điểm cực Nam ở 85°33’B xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Ngoài ra, còn có các đảo xa bờ của Việt Nam như đảo Phú Quốc, quần đảo ThổChu, quần đảo Hòn Khoai
Đồng bằng sông Cửu Long gồm ba tiểu vùng Vùng cao ở phía tây gồm các tỉnhđầu nguồn sông Cửu Long là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, phần phía tây các tỉnhLong An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần phía đông Kiên Giang Đây làvùng thường bị ngập vào mùa mưa bởi nước sông Cửu Long dâng lên Vùng thấp ởduyên hải phía đông gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, phần phíađông Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần ven biển Kiên Giang Đây
là vùng thường bị mặn xâm nhập vào mùa khô
Nằm gần đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, gầnThái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, khu vực kinh tế năng động của khu vực vàthế giới Đây là những thị thị trường và đối tác đầu tư quan trọng đối với sự phát triểncủa vùng
(Bản đồ khu vực Tây Nam Bộ- Nguồn: https://bandovietnam.com.vn/)
* Giao thông đường bộ:
Trang 12- Tất cả các điểm chính trên vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều có kết nốiđường bộ, với gần 187 km đường cao tốc, 2.669 km đường quốc lộ và 4.559 kmđường tỉnh.
- Hệ thống đường bộ thông qua các tuyến trục dọc kết nối vùng Đồng bằngsông Cửu Long với TP Hồ Chí Minh qua 5 trục chính gồm: tuyến N1, tuyến N2, caotốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Quốc lộ 1 (đường Hồ Chí Minh) và tuyếnDuyên Hải (Quốc lộ 50, Quốc lộ 60)
- Tuyến đường bộ ven biển dài 750km từ TP Hồ Chí Minh qua các tỉnh TiềnGiang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đến Kiên Giang, hiện đangtận dụng các đoạn tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường địa phương và các tuyến đê biểnhiện hữu, các đoạn tuyến đi mới, đi trùng với đê biển, đường địa phương đang đượccác tỉnh, thành phố tiếp tục đầu tư
- Các tuyến trục ngang với hệ thống kết nối nội vùng và liên vùng trên cơ sởcác tuyến cao tốc, quốc lộ mới đang dần được hoàn chỉnh, tuy nhiên về kỹ thuật vàchất lượng mặt đường vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu Vì vậy Bộ Giao thông vậntải ưu tiên, tập trung phát triển hạ tầng giao thông để tạo điều kiện phát triển kinh tế -
xã hội Đẩy mạnh tốc độ đầu tư, xây dựng đường cao tốc Đầu tư, phát triển vận tảiđường thủy để phát huy thế mạnh của ĐBSCL
- Cầu Cần Thơ - cầu dây văng bắc ngang qua sông Hậu, hoàn thành vào ngày12/4/2010, được xây dựng để thay thế cho phà và kết nối Quốc lộ 1 Cầu Cần Thơ bắtngang qua tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ
* Giao thông đường thủy nội địa:
- Đường sông phát triển do địa hình được bồi đắp bởi các con sông lớn nhưsông Tiền, sông Hậu và hệ thống kênh rạch chằng chịt
- Tổng chiều dài tuyến đường thủy trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đưavào quản lý, khai thác là 14.826,4km Là khu vực có mật độ đường thủy nội địa caonhất cả nước, đạt 0,61km/km2
- 70% hàng hóa luân chuyển trong vùng qua các tuyến đường thủy nội địa chínhtrong vùng gồm 2 tuyến trục dọc, 5 tuyến trục ngang và các tuyến nhánh liên kết
- Tuyến huyết mạch đường thuỷ chính là kênh Chợ Gạo (giai đoạn 1) với 70% lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường thuỷ, kết nối giữa vùng Đồng bằng sôngCửu Long và Đông Nam Bộ (trong đó có TP Hồ Chí Minh)
60 Đường thủy nội địa được đầu tư đưa vào khai thác như kênh Chợ Gạo, âu tàuRạch Chanh cũng như các công trình thuộc dự án phát triển cơ sở hạ tầng vùngĐBSCL (WB5) đã góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động vận tải thủy trong vùng
* Hàng không
- Vùng có 4 cảng hàng không đang khai thác gồm 2 cảng hàng không quốc tế(Cần Thơ, Phú Quốc) và 2 cảng hàng không nội địa (Rạch Giá, Cà Mau)
Trang 13- Thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại khu vực TâyNam Bộ chủ yếu tập trung vào các Cảng hàng không Quốc tế: Cần Thơ - chiếm 51,3%thị phần; Phú Quốc với 48% thị phần.
2.1.2 Đ a hình, đ a ch t c a vùng Tây Nam B ị ị ấ ủ ộ
* Địa hình:
Đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm địa hình khá bằng phẳng Cùng với hệthống mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt vô cùng thuận lợi cho việc phát triểngiao thông đường thủy Vốn là đồng bằng được tạo nên từ các bồi tích Hằng nămlượng bồi tích và phù sa mà lưu vực này nhận được từ sông Mê Kông là vô cùng lớn.Điều này có ý nghĩa vô cung quan trong trong việc phát triển nông nghiệp lúa nước Chiều cao trung bình của đồng bằng này so với mực nước biển là 2m Cùng vớiđặc điểm của lưu vực sông Mê Kông khi chảy vào nước ta lại rẻ ra thành 9 nhánh bắcqua đồng bằng này và đổ ra biển Đông Đây cũng chính lý do mà nơi đây thườngxuyên phải chịu tình trạng xâm nhập mặn khá nghiêm trọng Vì tình trạng xâm nhậpmặn nghiêm trọng mà diện tích đất bị nhiễm phèn nơi đây cũng khá lớn
Nơi đây có 2 con sông lớn đó là sông Tiền và Sông Hậu Hai con sông này đemđịa hình đồng bằng sông Cửu Long chia làm 3 phần:
Về phía Nam sông Hậu: Là bán đảo Cà Mau, địa hình nơi đây chủ yếu là bùn
và cát của sông Mê Kông Khiến cho nơi đây có rất nhiều khu đầm lầy và rừng ngậpmặn ở phía Tây Nam Tuy nhiên bên trong vùng đất này có rất nhiều ruộng lúa nước
*Địa chất:
Vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa vàbồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sựhình thành những giồng cát (đất bằng) dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp củasông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫndọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp nhưvùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu (khu vựcngã ba Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau) ở bán đảo Cà Mau
Cấu trúc địa chất: Bồn trũng Kainozoi của Tây Nam Bộ có dạng địa hào kéo dàitheo phương TB - ĐN với dạng bậc và phần sâu nhất trùng với hệ thống sông Tiền -
Trang 14sông Hậu Trong đó phần trầm tích Đệ Tứ bao gồm nhiều hệ tầng có nguồn gốc khácnhau và chiều dày trung bình khoảng 280 -300 m
Các hệ thống đứt gãy: Các cấu trúc địa chất vùng được khống chế chủ yếu bởicác hệ thống đứt gãy có phương TB-ĐN, ĐB-TN, á kinh tuyến và á vĩ tuyến Trong
đó, vai trò quan trọng là hệ thống đứt gãy phương TB- ĐN Các hệ thống đứt gãy nàygãy nên các đới nâng, sụt khác nhau ở Tây Nam Bộ
- Khu vực Tây Nam Bộ có lượng mưa khá lớn từ 1300 - 2000mm Lượng mưadồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
- Có 2 mùa: mùa mưa tháng 5 – tháng 11, mùa khô tháng 12 – tháng 4 Tạo ranét thú vị riêng từng mùa cho khách tham quan du lịch
- Vào mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 tới tháng 11, đặc biệt có mùa nước nổi bắtđầu từ tháng 7 tới tháng 11), đây là thời điểm lý tưởng để đi du lịch sông nước, miệtvườn và tham quan các khu sinh thái ở vùng Tây Nam Bộ
- Vào tháng 5,6 âm lịch, đến với vùng Tây Nam Bộ, bạn sẽ được thưởng thứcnhững loại trái cây tươi ngon ở đây
- Vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4), thời điểm này không phải thời điểmđẹp để tham quan các khu sinh thái miền Tây
* Thực trạng: Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, giúp Việt Namtrở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới Nếu nhưnơi đây có nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ vấn đề xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảmbùn cát cũng như xói lở bờ biển thì sự đe dọa đến nền an ninh lương thực, an ninhnguồn nước và sinh kế cho gần 21 triệu dân ở nơi đây Đây là một trong những vấn đềrất nan giải Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tốc độ sụt lún trung bình là0,96cm/năm, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và nhóm nghiên cứu của Đại họcUtrecht, Hà Lan và đo đạc của Bộ Tài nguyên - Môi trường Bằng chứng là nền củatoàn bộ vùng Tây Nam Bộ những năm trở lại đây đều bị sụt lún do khai thác nướcngầm quá mức Cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng caokhoảng 0,35cm/năm khiến nơi này bị ngập lụt là điều không thể tránh khỏi Do vậy,việc Tây Nam Bộ ngày một bị nhấn chìm được dự đoán là một thực tế đang từng ngày
Trang 15biểu hiện Nhiệt độ và mực nước biển đều có xu hướng tăng trong tương lai Đến cuốithế kỷ này có thể tăng từ trên dưới 50cm đối với kịch bản thấp và kịch bản trung bình,
có thể tăng 70-80cm đối với kịch bản cao Khi mực nước biển dâng lên 1m thì gần nhưđồng bằng sông Cửu Long của chúng ta khoảng phân nửa ngập dưới mực nước biển.Vấn đề kế tiếp là tình trạng xâm nhập mặn rất phức tạp Theo Viện Nhiệt đới môitrường (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự), việc xây dựng các đập thủy lợi, thủyđiện của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông đã làm giảm lưu lượng chảy củasông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam, dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnhven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khólường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên Các sông chính và kênh nhánh bịnhiễm mặn sớm hơn, ranh giới nhiễm mặn vào sâu hơn trong nội đồng Điều này đãgây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, công trình xây dựng của TâyNam Bộ
2.1.4 Nước c a vùng Tây Nam B ủ ộ
- Điểm nổi bật với kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc nên được gọi làMiền Tây Sông Nước Nó có nguồn nước từ sông Cửu Long, cung cấp phù sa cho việctrồng trọt của người dân Do đó hình thành nền văn hóa sông nước và miệt vườn chovùng Miền Tây Nam Bộ
- Miền Tây Nam Bộ có khoảng 54.000km chiều dài sông rạch Ngoài hệ thốngsông rạch tự nhiên mà người địa phương gọi là sông rạch “Trời sanh”, còn vô sốnhững con kênh đào ngang, xẻ dọc chằng chịt, mà nếu được nhìn trên đồ hình có cảmtưởng là cái mạng nhện chồng lên một bàn cờ
- Sông Cái - Tiền Giang, Hậu Giang tức sông Mẹ sinh ra hàng trăm sông con,
mỗi nhánh sông con lại sinh ra cơ man con rạch nhỏ, mỗi con rạch nhỏ lại rẽ ra cáccon xẻo, khóm, mương, ngòi…
- Chợ Nổi là nét văn hóa rất đặc trưng của miền sông nước, nó như một bảotàng văn hóa sống động của người dân miền này Những cái chợ có tuổi đời gắn vớithời khẩn hoang khai phá của vùng đất sông nước kỳ bí phương Nam.(Chợ Nổi Cái Bè
- Tiền Giang (nằm ở đoạn sông Tiền giáp ranh giữa 2 tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long),Chợ Nổi Trà Ôn - Vĩnh Long, Chợ Phụng Hiệp, Ngã Bảy, Phong Điền, Cái Răng -Cần Thơ, Hậu Giang; Chợ Năm Căn - Cà Mau…)
- Sông Mê Kông: bắt nguồn từ núi tuyết Tang Kulasham của cao nguyên TâyTạng, cao 5000m Sông chảy qua 6 nước: Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan,Campuchia, Việt Nam; với chiều dài là 4800km chảy vào Việt Nam, sông còn có têngọi khác là sông Cửu Long Toàn bộ diện tích lưu vực sông là 795000km2 (gấp 5,5 lầndiện tích sông Hồng) Chiều dài của sông Mê Kông đứng thứ bảy thế giới Ngoài hệthống sông Cửu Long, nước lên xuống khá điều hoà, vùng Tây Nam Bộ còn có hệ
Trang 16thống kênh rạch đào dày đặc, vừa thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng, đánh bắt thuỷsản, tưới tiêu và còn có giá trị phát triển loại hình du lịch sông nước, miệt vườn.
- Ở một số nơi như Hà Tiên (Kiên Giang), Sóc Trăng,… nước ngầm thường bịnhiễm mặn Những địa phương này thường bị thiếu nước ngọt về mùa khô, gây khókhăn cho đời sống dân cư, sản xuất và phát triển du lịch, làm cho giá các dịch vụ tăngcao Đồng thời, chính việc phát triển du lịch ở một số nơi khan hiếm nước ngọt cũng làmột nguyên nhân làm tăng thêm những khó khăn về cung cấp nước ngọt cho cộngđồng địa phương
* Thực trạng:
Hiện nay xâm nhập mặn ở vùng Tây Nam Bộ diễn ra sớm hơn từ 1-1,5 tháng sovới những năm trước đây và thời gian diễn ra dài hơn Độ mặn đầu mùa khô lớn hơngiữa mùa Tình trạng này diễn ra ngược lại với quy luật xâm nhập mặn trước đây Độmặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 5 do ảnh hưởng củathủy triều ở Biển Đông, vùng Biển Tây hoặc cả hai Số liệu thống kê cho thấy, đợt hạnmặn lịch sử năm 2016 đã khiến 600.000 người dân ở đây thiếu nước sinh hoạt và160.000ha đất bị nhiễm mặn Tình trạng sạt lở bờ biển đang diễn ra nghiêm trọng dọctheo bờ biển vùng Tây Nam Bộ Xói lở bờ biển làm thu hẹp diện tích đất canh tácnông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mất nhà cửa, tài sản và sinh kế của người dân, gâyảnh hưởng đến an ninh quốc phòng các tỉnh Tây Nam Bộ
2.1.5 H đ ng th c v t cua vùng Tây Nam B ệ ộ ự ậ ộ
Gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn sẵn
có trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, chăm sóc, lai tạo
a, Hệ sinh thái
Sông Mê kông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷtriều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông,cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù saven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa Các vùng đất ngập nước bịngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện tích lớn ở Đồng bằng sông CửuLong Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng Các vùng đấtngập nước là một một trong những hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất Mặt khác,chúng cũng là những hệ sinh thái vô cùng nhạy cảm dễ bị tác động và không thể quản
lý Áp lực dân số và hậu quả của chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự xáotrộn và phá hoại các hệ sinh thái tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long Việc quyhoạch và quản lý đúng đắn là hết sức cần thiết để chặn đứng xu thế này và để thực hiệnmột tiến trình khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái Do những ảnh hưởng mạnh
mẽ của môi trường biển và sông hồ, từ lâu miền Tây Nam Bộ đã hình thành và pháttriển hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo và đa dạng, được xác định có 3 hệ sinh thái tựnhiên:
Trang 17*Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
Môi trường nước ở đây xanh trong, in rõ dáng hình của những bộ rễ cây cắmsâu vào lòng đất Ven bãi nổi bật lên màu vàng của những bãi cát trải rộng vẫn giữđược những nét đẹp hoang sơ, thơ mộng được bao bọc bởi những cánh rừng ngậptrong nước Những điều kiện trên rất thuận lợi để Tây Nam Bộ phát triển tuyến du lịchsinh thái biển và rừng ngập mặn Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãilầy mặn Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển Đồng bằng sông CửuLong nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn Trong số các rừng ngập mặn cònlại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau
*Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm):
Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn Hiện nay chỉcòn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở ĐồngTháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là những nơi bị ngập theo mùa Rừng Tràm rất quantrọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật Rừng Tràm thích hợpnhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất không phù hợp đối với sảnxuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phèn nặng Cây tràm thích nghiđược với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn
Tây Nam bộ còn nổi tiếng với khu rừng tràm Trà Sư (xã Văn Giáo, huyện TịnhBiên) Đây cũng là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng miền Tây với nhiều loạiđộng, thực vật hoang dã (11 loài thú, 70 loài chim, 22 loài bò sát, 23 loài cá và có đến
140 loài thực vật) Những ngày thường, mực nước trung bình nơi đây là 1m nhưng vàomùa nước nổi này, mực nước lên tới 3m
*Hệ sinh thái cửa sông:
Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển Chúng chịu ảnh hưởngmạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt Cửa sông duytrì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật,đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tíchven biển Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng độngnhất trên thế giới Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và docác thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thểphá vỡ hệ sinh thái này Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loàiphụ thuộc vào cửa sông Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởngmạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông.Thực trạng:
Đồng bằng sông Cửu Long (hay Tây Nam Bộ) là nơi có hệ sinh thái rừng đadạng thuộc diện bậc nhất so với cả nước Tuy nhiên, trước những tác động từ phát triểnkinh tế - xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu đang làm cho thảm thực vật, động vậtrừng, các loại thủy sản tại nơi đây bị suy kiệt
Trang 18*Thảm thực vật
Trong thời gian qua, để phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản, nhiều diệntích rừng ngập mặn ở một số tỉnh ven biển vùng ĐBSCL đã chuyển sang nuôi tôm.Trong vùng nội địa, phần lớn diện tích đồng cỏ, rừng tràm được chuyển sang sản xuấtnông nghiệp làm cho diện tích rừng tự nhiên, đồng cỏ ngày một bị thu hẹp lại Bêncạnh đó, tại vùng đệm, thậm chí tại ngay trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảotồn, tình trạng người dân hàng ngày cải tạo đất sản xuất nông nghiệp vẫn đang diễn ra
- Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
+ Có thể kể đến điển hình là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (tỉnhHậu Giang) hiện có trên 800 hộ dân sản xuất lúa, trồng mía tại 3/4 phân khu của khubảo tồn, trong đó có 120 hộ dân đã gần 30 năm nay sinh sống, sản xuất trong phân khubảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn này
+ Từ các hoạt động của con người, đã và đang làm thay đổi môi trường sinhsống của nhiều loài động thực vật; các sinh cảnh bên trong các Khu Bảo tồn nói chung
và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng nói riêng chỉ mang tính bán tự nhiên,chất lượng suy giảm; còn đa dạng sinh học ở phía bên ngoài của các Khu Bảo tồn thìgần như bị suy kiệt do sự mở rộng và thâm canh trong sản xuất nông nghiệp của ngườidân
- Vườn Quốc Gia Tràm Chim
+ Ở những vùng đất phèn, tình hình khô hạn trong mùa khô khiến mực nướcngầm bị hạ thấp, vào đầu mùa mưa, nước mưa rửa phèn từ trong đất trôi xuống kênhmương làm nhiều loài thủy sản chết
+ Đối với vùng ven biển, thì nắng nóng trong mùa khô các bãi bùn, bãi cát quánóng khiến nghêu, sò bị chết Ngoài ra, những trận mưa trái mùa trong mùa nắng gâyngập cục bộ thời gian ngắn, ảnh hưởng đến năng suất củ năng, đây là nguồn thức ăncủa Sếu ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim
+ Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang làm chonhiệt độ ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng hạn hán, nguồn nước bị cạn kiệt rất dễ xảy
ra cháy rừng Những tác động đó đã làm ảnh hưởng đến điều kiện sống của một số loàichim di cư, đặc biệt là Sếu đầu đỏ, vì một khi thiếu bãi ăn, thiếu nước uống thì Sếu sẽlập tức bỏ đi
+ Cùng với đó, đối với các loài thực vật, biến đổi khí hậu sẽ làm cho hệ sinhthái trong Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh hưởng nặng nề như cây củ năng không còn
củ do bị ngập úng hoặc quá khô khiến củ không phát triển được Đặc biệt là quần xãrừng tràm, nếu bị ngập nước lâu ngày tràm sẽ bị đổ ngã hoặc kém phát triển, còn nếuquá khô rất dễ gây cháy ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia TràmChim
Trang 19+ Do những hành động khai thác quá mức, ô nhiễm, dịch bệnh, loài ngoại lai vàbiến đổi khí hậu mà hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Tràm Chim đang dần bị biến đổi.Quá trình phát triển đô thị, khu công nghiệp, sản xuất nông nghiệp,… còn làm chonguồn nước mặt ở sông, kênh rạch vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến môitrường sống của các hệ sinh thái Đối với vùng ĐBSCL, chủ yếu là hệ sinh thái đấtngập nước, vì vậy nguồn nước được ví như là “máu” giúp hệ sinh thái phát triển+ Bên cạnh đó, thời tiết cực đoan ngày càng diễn ra thường xuyên hơn làm chonguồn nước từ thượng nguồn đổ về thấp, lượng cá giảm, ảnh hưởng đến nguồn thức ăncủa nhiều loài chim; tình trạng xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền, môi trường nước bịthay đổi, nắng nóng kéo dài gây khô hạn, dẫn đến rủi ro cháy rừng, nguồn nước trongcác kênh mương ở các Khu Bảo tồn bị phân tầng, lớp nước ở trên quá nóng, ảnhhưởng đến thủy sinh.
- Trong những năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của các loài diệc, vò vằn,
cò trắng và vạc đã được phát hiện trong các khu rừng tràm, loài sếu mỏ đỏ phươngđông, gần đây đã được phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng Tháp Mười
- Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã được xác định
- Trong vùng rừng U Minh, có 81 loài chim đã được ghi nhận
- Những vùng ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi cư trú củacác loài bò sát và động vật lưỡng cư Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và độngvật lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
- Vùng cũng có nhiều sân chim, vườn cỏ, rừng tràm, rừng đước có giá trị caotrong việc khai thác du lịch sinh thái, du lịch mùa nước nổi của vùng từ tháng 9 đếntháng 11 như: sân chim Bạc Liêu, sân chim Chà Là, Ngọc Hiền (Cà Mau), Vàm Hồ(Bến Tre), vườn cỏ Đồng Tháp, rừng tràm Trà Sưu (An Giang),…
- Các loại rắn ở vùng này cũng rất đa dạng và phong phú, trại rắn Đồng Tâm(An Giang) đã ra đời phục vụ cho việc nuôi và bảo tồn nhiều loại rắn, trăn quý và làđiểm tham quan hấp dẫn
Trang 20- Theo Trung tâm Quốc Gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ, ĐBSCL cótrên 250 loài cá nước ngọt, trong đó khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao và khoảnggần 20 loài cá quý hiếm.
=> Qua đó ta thấy được ảnh hưởng của hệ động thực vật, hệ sinh thái đến pháttriển du lịch vùng Tây Nam Bộ như sau:
+ Hệ sinh thái phong phú đa dạng và năng động vì thế nên có chức năng kinh tế
và sinh thái rất quan trọng, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch
+ Bên cạnh đó, do phải chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thủy triều,phụ thuộc rất nhiều vào môi trường của sông Sự sống còn của các quần hệ động vật
có vú đang bị đe dọa bởi săn bắn, đánh bẫy và sự phá hủy liên tục nơi cư trú, gây mấtcân bằng sinh thái thông qua việc săn bắn, đánh bắt quá mức các loài động vật quýhiếm như rái cá, sếu đầu đỏ, lợn rừng… có thể dẫn đến tuyệt chủng
Thực trạng:
+ Do việc tăng diện tích sản xuất nông nghiệp quanh các khu bảo tồn, vườnquốc gia của con người mà nhiều loài chim quý hiếm tại các khu bảo tồn đã giảmmạnh, thậm chí không còn, môi trường sống bị thu hẹp (có thể kể đến Khu bảo tồn đấtngập nước - Vườn Quốc gia Tràm Chim) Nếu như năm 1988, sếu đầu đỏ - một loàiđặc hữu trong Sách Đỏ có hơn 1.000 con thì đến năm 2019 chỉ còn khoảng 9 con vànăm 2023 thì không còn con sếu nào về (theo thống kê ngày 2/8/2023)
+ Trong quá trình chuyển đổi sử dụng đất hiện có sang ao nuôi thủy sản khibơm bùn, cải tạo ao đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của thủy sinh vật quýhiếm Ngoài ra, quá trình nuôi người dân mắc lưới tại ao, các sinh vật tìm thức ăn đã bịvướng chết hoặc không an toàn nên di cư
+ Tại Cà Mau trước đây những loài chim trời như cúm núm, trích ré, cuốc… rấtnhiều nhưng đến thời điểm hiện tại thì rất hiếm mới có thể thấy được, nguyên do củavấn đề này là vì môi trường sống bị thu hẹp, nguồn thức ăn cạn kiệt… Bên cạnh đó,còn do con người săn bắt theo kiểu tận diệt dẫn đến số lượng những loài trên vơi dần
+ Bên cạnh đó, những loài chim trời giảm còn là do bị săn bắt ngày đêm Hầunhư địa phương nào cũng có bán chim trời làm thức ăn, mỗi ngày chim trời bị bắt chởtừng xe đến các thành thị làm mồi ngon cho các nhà hàng
+ Trong khi đó, hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra khiến một số loại cây trồng vàvật nuôi nước ngọt đang bị triệt tiêu dần Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội choĐBSCL thay đổi và khuyến khích chính sách hướng ra biển Khi mở rộng diện tích đấtnhiễm mặn ở các mức độ khác nhau sẽ tạo cơ hội tốt cho đa dạng hóa ngành nghề nuôitrồng thủy sản theo hướng chuyên nghiệp hơn Song song đó, khi mở rộng diện tíchnhiễm mặn thì một phần diện tích cây rừng ngập mặn được mở rộng, phục hồi; thú,chim, loài bò sát, lưỡng cư sống dưới tán rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt