1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận học phần kế toán tài chính 1 đề tài kế toán các khoản phải thu

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nắm vững các khoản phải thu nói chung và phải thu khách hàng nói riêng nhằm tránh các hao hụt ngân sách, điều chỉnh tình hình tài chính, chủ động trong các giao dịch, duy trì tốt các mối

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIVIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU 4

I Quy định chung về kế toán các khoản phải thu 4

1 Khái niệm 4

2 Phân loại 4

3 Nguyên tắc hạch toán 5

4 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu 5

II Kế toán các khoản phải thu của khách hàng 5

3 Đánh giá lại số dư ngoại tệ là các khoản phải thu 10

IV Kế toán thanh toán với người nhận tạm ứng 10

VII Kế toán dự phòng phải thu khó đòi 18

1 Quy định kế toán dự phòng phải thu khó đòi 18

2 Chứng từ 19

Trang 3

3 Vận dụng tài khoản kế toán 19

4 Sổ kế toán 21

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN 22

I Tổng quan về Vinfast 22

II Giả định một số nghiệp vụ phát sinh ở Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ Vinfast 22

CHƯƠNG 3: CÂU HỎI THẢO LUẬN 26

PHẦN KẾT LUẬN 27

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trong cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đều phải đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải luôn tự đổi mới và hoàn thiện để phát huy những ưu điểm và ngành nghề kinh doanh của mình Trong điều kiện đó muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần xác định mục tiêu hoạt động phù hợp với năng lực của mình, có phương án sản xuất và sử dụng nguồn vốn sao cho đạt được hiệu quả cao nhất Muốn làm được điều đó thì trước hết các doanh nghiệp phải nắm vững được tình hình tài chính của mình.

Để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không thì chúng ta xem xét tổng thể khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tình hình thanh toán các khoản phải thu là một trong những chỉ tiêu phản ánh sát thực chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nắm vững các khoản phải thu nói chung và phải thu khách hàng nói riêng nhằm tránh các hao hụt ngân sách, điều chỉnh tình hình tài chính, chủ động trong các giao dịch, duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác, đảm bảo không vi phạm pháp luật, phát triển được các mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp.

Nhận thấy tầm quan trọng của kế toán các khoản phải thu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, nhóm 4 chúng em quyết định chọn đề tài “Kế toán các khoản phải thu trong doanh nghiệp” để làm đề tài nghiên cứu.

Trang 5

CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THUI.Quy định chung về kế toán các khoản phải thu

1.Khái niệm

Các khoản phải thu là khoản tiền hay các khoản tương đương tiền mà doanh nghiệp được quyền đòi các đối tượng có liên quan trong các mối quan hệ kinh tế có phát sinh sự thanh toán.

2 Phân loại

a Theo nội dung kinh tế, các khoản phải thu gồm:

- Phải thu của khách hàng: là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư và tài sản cố định

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: là số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ tài sản cố định… mua ngoài để sử dụng trong hoạt động kinh doanh

- Phải thu của người nhận tạm ứng: là khoản tiền hoặc tài sản khác do doanh nghiệp giao cho người lao động trong doanh nghiệp nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết một công việc được phê duyệt

- Phải thu nội bộ: là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với đơn vị cấp trên, giữa hoặc các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ hoặc các khoản mà DN cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới

- Phải thu về các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược: là tài sản và tiền của doanh nghiệp mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược để vay vốn hoặc nhận được sự bảo lãnh hoặc tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa doanh nghiệp với đối tác bên ngoài trong quá trình hoạt động

- Phải thu khác: là những khoản phải thu của doanh nghiệp ngoài các khoản phải thu nói trên như thu về bồi thường vật chất, các khoản cho vay, mượn tài sản có tính chất tạm thời, các khoản chi hộ đơn vị giao uỷ thác xuất nhập khẩu, các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hoá công ty Nhà nước, tiền lãi cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính…

b Theo thời hạn thanh toán, các khoản phải thu gồm:

- Các khoản phải thu ngắn hạn: là khoản nợ thu hồi không quá 12 tháng hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường

Trang 6

- Các khoản phải thu dài hạn: là khoản nợ cần thu hồi có kỳ hạn trên 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường

3 Nguyên tắc hạch toán

- Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thời hạn thanh toán.

- Kiểm tra, đối chiếu và có xác nhận bằng văn bản về số nợ phát sinh, số đã thanh toán và còn phải thanh toán với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên.

- Kế toán các khoản phải thu là ngoại tệ ghi sổ bằng đồng Việt Nam theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh (tỷ giá thực tế) Khi thu được tiền là ngoại tệ, kế toán ghi giảm các khoản phải thu theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá ghi sổ) Cuối năm tài chính, điều chỉnh các khoản phải thu có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thực tế ở thời điểm cuối năm

- Khi lập báo cáo tài chính, căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn.

- Tuyệt đối không bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có của một số tài khoản thanh toán như TK 131 mà phải căn cứ vào số dư chi tiết từng bên để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.

4 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu

- Phản ánh chính xác, kịp thời các khoản phải thu phát sinh trong đơn vị, theo dõi chi tiết cho từng đơn vị, từng cá nhân theo từng nội dung cụ thể

- Thường xuyên đối chiếu với khách nợ và những người có liên quan về các khoản nợ phải thu; nếu có chênh lệch phải xử lý kịp thời

- Kiểm tra, đôn đốc việc thu hồi nợ để hạn chế việc phát sinh công nợ dây dưa khó đòi Tính toán mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi trong doanh nghiệp.

II Kế toán các khoản phải thu của khách hàng1 Chứng từ kế toán

Các loại chứng từ kế toán liên quan kế toán các khoản phải thu khách hàng: - Hoá đơn giá trị gia tăng

- Phiếu thu - Phiếu chi

- Giấy báo có, bảng sao kê của ngân hàng

Trang 7

- Biên bản bù trừ công nợ - Các chứng từ khác có liên quan.

2 Vận dụng tài khoản kế toána Tài khoản kế toán

Kế toán phải thu của khách hàng được phản ánh trên TK 131 – Phải thu của

►Số tiền thừa trả lại cho khách hàng ►Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trừ vào nợ phải thu của khách hàng.

►Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT)

►Đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng là khoản mục tiền tê q có gốc ngoại tê tại thời điểm lâq p BCTCq (Trường hợp tỷ giá ngoại tê q tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

►Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua

►Đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng là khoản mục tiền tê q có gốc ngoại tê tại thời điểm lâq q BCTC (Trường hợp tỷ giá ngoại tê q giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán) Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của

khách hàng

- TK 131 có thể có số dư bên có phản ánh số tiền khách hàng ứng trước hoặc thu nhiều hơn số phải thu và số tiền giảm trừ cho khách hàng.

b Các nghiệp vụ chủ yếu:

Trang 8

1 Doanh thu của sản phẩm hàng hoá dịch vụ, ghi:

Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khách hàng chấp nhận nợ, ghi:

3 Trường hợp chuyển nhượng, thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nhận được lãi liên doanh nhưng chưa thu được tiền

Nợ TK 131: Số tiền phải thu khách hàng (giá bán)

Nợ TK 635: số chênh lệch giữa giá mua lớn hơn giá bán (nếu lỗ) Có TK 515: số chênh lệch giữa giá mua nhỏ hơn giá bán (nếulãi)

Trang 9

Nợ TK 635: Số tiền chiết khấu thanh toán Có TK 131: Phải thu của khách hàng.

6 Lấy tiền thu được của khách hàng trả các khoản phải trả khác, chuyển khoản phải thu khách hàng sang cho người bán đang nắm giữ khoản nợ phải trả của doanh nghiệp (bù trừ nợ), ghi:

Nợ TK 331,338: Phải trả, phải nộp khác Có TK 131: Phải thu khách hàng

7 Khi trả nợ vay bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng tiền thu nợ của khách hàng, ghi:

Nợ TK 341: Vay và nợ thuê tài chính

Có các TK 111, 112, 131: Tiền, phải thu khách hàng

- Sổ kế toán chi tiết: kế toán sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người mua.

III Kế toán các khoản phải thu bằng ngoại tệ1 Nguyên tắc kế toán

- Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán).

- Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động hoặc tỷ giá giao dịch thực tế các giao dịch của khách nợ đó)

- Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua: Bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền) tại thời điểm nhận trước;

Trang 10

Khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu (khi bán và bù trừ vào tiền ứng trước) thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước; còn bên Có tài khoản 131 lúc này áp dụng tỷ giá ghi vào bên Nợ của tài khoản tiền

2 Các nghiệp vụ thường gặp

1 Khi bán hàng hóa, dịch vụ chưa thu tiền khách hàng, khách hàng ghi nhận nợ Nợ TK 131: Theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch

Có TK 511: Theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch Có TK 3331: Thuế GTGT

2 Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (nợ phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, ).

Nợ TK 111(1112),112 (1122) Theo tỷ giá giao dịchthực tế tại ngày giao dịch

Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái

Có TK 131, 136, 138: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán đích danh Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái

3.Dùng khoản nợ phải thu để trả các khoản nợ phải trả (bù trừ nợ)

Nợ TK 331,338: Theo tỷ giá ghi sổ tại ngày phát sinh khoản nợ phải trả

Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái

Có TK 131, 136, 138: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán đích danh Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái

4 Dùng khoản phải thu để trả vay, nợ thuê tài chính

Nợ TK 341: Theo tỷ giá ghi sổ tại ngày phát sinh khoản NPT

Trang 11

Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái

Có TK 131, 136, 138: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán đích danh Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái

3 Đánh giá lại số dư ngoại tệ là các khoản phải thu

- Các khoản phải thu thuộc được phân loại là tài sản nên khi đánh giá lại số dư ngoại tệ, ta sử dụng tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo:

Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ TK 131, 136, 138, …

Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có các TK 131, 136, 138, …

- Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái) Có Tk 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

IV Kế toán thanh toán với người nhận tạm ứng

Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm về số tiền đã nhận và chỉ được sử dụng theo đúng mục đích tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh

Trang 12

doanh hoặc giải quyết công việc đã được phê duyệt Người nhận tạm ứng phải thanh, quyết toán theo từng lần tạm ứng, chỉ được tạm ứng lần đầu sau khi đã thanh toán lần trước.

Khi hoàn thành nhiệm vụ, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng.

1 Chứng từ kế toán

Kế toán thanh toán với người nhận tạm ứng sử dụng các chứng từ như: - Giấy đề nghị tạm ứng

- Giấy thanh toán tiền tạm ứng

- Phiếu chi, phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan

2 Vận dụng tài khoản kế toána Tài khoản kế toán

Tài khoản 141- Tạm ứng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm

► Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp

► Các khoản tạm ứng đã được thanh toán

► Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương ► Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho

Số dư bên Nợ: số tạm ứng chưa thanh toán

Trang 13

4 Khấu trừ vào lương người nhận tạm ứng về số tiền tạm ứng thừa: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Trang 14

V.Kế toán thanh toán phải thu nội bộ 1.Chứng từ kế toán

Kế toán thanh toán phải thu nội bộ, sử dụng các chứng từ kế toán tùy theo nội dung của từng khoản phải thu như: biên bản giao vốn, phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan.

2.Vận dụng tài khoản kế toána Tài khoản sử dụng

Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” Nội dung, kết cấu tài khoản 136 như sau:

TK 136

► Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới (bao gồm cấp trực tiếp và cấp bằng các phương tiện khác)

► Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên

► Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên, cấp dưới

► Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng ► Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về,

các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp

► Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ

► Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống

► Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng

► Số tiền phải thu về bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị cấp trên, cấp dưới, giữa các đơn vị nội bộ Số dư bên Nợ: Số nợ còn phải thu của các đơn vị nội bộ

Trang 16

- Sổ kế toán chi tiết: sử dụng sổ chi tiết TK 1361 và 1368.

VI Kế toán các khoản phải thu khác1 Chứng từ kế toán

Kế toán các khoản phải thu khác, sử dụng các chứng từ kế toán tùy theo nội dung của từng khoản phải thu như: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có và các chứng từ khác có liên quan.

2 Vận dụng tài khoản kế toána Tài khoản kế toán

► Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý

► Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay

► Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

► Số tiền phải thu về và các khoản phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

► Số tiền đã thu được về các khoản phải thu khác

► Phải thu về tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư tài chính

Trang 17

Số dư bên Nợ: Các khoản nợ phải thu khác mà doanh nghiệp chưa thu được.

- Tài khoản này có thể có số dư bên Có: Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).

b Các nghiệp vụ thường gặp- Tài sản thiếu chờ xử lý

1 Tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát hiện thiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 1381 Nợ TK 214 Có TK 211

2 TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc hoạt động phúc lợi phát hiện thiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi giảm TSCĐ:

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w