1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thấy được tầm quan trọng của thuế xuất nhập trong ngân sách nhà nước nên tụi em quyết định chọn đề tài “Pháp luật về tổ chưc thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ

- - -  

-TIỂU LUẬNPháp Luật Logictics

PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC THU THUẾ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC ĐỐI VỚI HÀNG

HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Tuyết NgaSinh viên thực hiện : Lê Quốc Đạt 21132033 Nguyễn Văn Quốc Anh 21132005 Võ Hoàng Thanh Thư 21132322 Lâm Thiên Thanh Trúc 21132249 Lớp: TLAW322209_21_2_01

Khóa: K21 Logictics

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨCTHU THUẾ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC ĐỐI VỚI

HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

THỨ TỰHỌ TÊN - MSSVNHIỆM VỤKÝ TÊNĐIỂM SỐ

1 Nguyễn Văn Quốc Anh Viết chương 1

2 Võ Hoàng Thanh Thư Viết chương 2

3 Lê Quốc Đạt Phần mở đầu, kếtluận, làm word

4 Lâm Thiên Thanh Trúc Viết chương 2

Nhận xét của giáo viên

Trang 3

Mục Lục

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu

3.Mục tiêu nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Chương 1: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC THU THUẾ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Khái niệm thuế

1.2 Đặc điểm của Thuế

1.2.1 Thuế là một khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước

1.2.2 Thuế gắn liền với yếu tố quyền lực nhà nước

1.2.3 Thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp

1.3 Chức năng của thuế

1.3.1 Nguồn thu cho ngân sách nhà nước

1.3.2 Đảm bảo công bằng xã hội

1.3.3 Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

1.4 Phân loại thuế

1.5 Thuế xuất nhập khẩu

1.5.1 Khái niệm

1.5.2 Đặc điểm

1.5.3 Vai trò của thuế xuất nhập khẩu

1.5.4 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế

1.5.5 Đối tượng nộp thuế và đối tượng miễn nộp thuế

1.5.6 Cách tính thuế xuất nhập khẩu, thời điểm tính thuế

1.5.7 Trị giá tính thuế, thuế suất và Công thức tính thuế xuất nhập khẩu

1.5.8 Các loại thuế Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM.

2.1 Thực trạng của tổ chức thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay

Trang 4

2.1.1 Thực trạng về thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

2.1.2 Thực trạng về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

2.2 Giải pháp về chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

2.2.1 Giải pháp về chính sách thuế xuất khẩu

2.2.2 Giải pháp về chính sách thuế nhập khẩu

2.3.1 Giải pháp về tổ chức, điều hành và bố trí nhân lực đảm bảo việc thông quan hang hóa

2.3.2 Giải pháp về xây dựng chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh Covid-19

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài

Sự xuất hiện của thuế là một điều tất yếu và khách quan, thuế gắn liền với sự

ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước Thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà nước và xã hội Vì đây là nguồn thu chủ yếu cũng như là quan trọng nhất trong ngân sách nhà nước, ngoài ra thuế còn là khoản đóng góp bắt buộc và là nghĩa vụ không chỉ với doanh nghiệp mà còn là từng cá nhân đối với nhà nước Nhờ có thuế mà chúng ta đảm bảo được sự công bằng cho xã hội hay là điều tiết vĩ mô nền kinh tế giúp cho đất nước càng phát triển.

Và trong thời kì hội nhập kinh tế, khi các nước cùng nhau phát triển thì chính sách xuất khẩu, nhập khẩu là vô cùng quan trọng Đặc biệt khi nước ta tham gia tổ chức thương mại quốc tế (WTO) trong những năm qua đã có nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam Ta có thể thấy đó là tăng sự thu hút nước ngoài và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của nước ta Chính vì thế khi đẩy mạnh vào quá hội nhập kinh tế thì Việt Nam thu lớn vào ngân sách nhà nước thông qua thuế xuất khẩu, nhập khẩu Tuy nhiên trong công tác thu thuế vẫn có còn nhiều vấn đề dù trong những năm qua, việc tổ chức thuế xuất nhập khẩu có nhiều thành tụ đáng khen Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì việc thất thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn tồn tại Trong khi tỷ trọng nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu vào ngân sách nhà nước dao động trong khoảng từ 13-14% Thấy được tầm quan trọng của thuế xuất nhập trong ngân sách nhà nước nên tụi em quyết định chọn đề tài “Pháp luật về tổ chưc thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để nghiên cứu Từ đó chúng em sẽ hiểu hơn về chính”

sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu để phân tích và đưa ra giải pháp cho thực trạng trong chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà chúng em nghiên cứu đó là pháp luật về tổ chức thu thuế và các

khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và thực trạng pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Việt Nam.

Trang 6

3 Mục Tiêu Nghiên Cứu

Mục tiêu của chúng em khi làm đề tài này thứ nhất đó tìm hiểu pháp luật về tổ chức thu thuế vè các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Thứ hai là phân tích từ đó tìm phương pháp về thực trạng về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu, phân tích

- Phương pháp đánh giá qua các việc cụ thể

- Phương pháp tổng hợp và sử dụng số liệu thống kê để đánh giá tình hình thực thi pháp luật trong lĩnh xực này.

Chương 1: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC THU THUẾ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU.1.1 Khái niệm thuế

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có khái niệm thống nhất nào về thuế Các khái niệm thuế được đưa ra dựa trên các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế học Trong đó, khái niệm về thuế được biết đến rộng rãi nhất là:

Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt.

Từ khái niệm trên có thể hiểu thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, …

1.2 Đặc điểm của Thuế

1.2.1 Thuế là một khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước.

Thuế là khoản bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân Dù muốn hay không, khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì phải nộp thuế về cho ngân sách Nhà nước -Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ:

+Đối với người nộp thuế: đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán.

Trang 7

+Đối với cơ quan nhà nước: khi thực hiện hành vi thu thuế không có quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện, không có sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế.

Trong quan hệ thu nộp thuế, thu nhập của người nộp thuế đựoc chuyển giao cho nhà nứoc mà không kèm một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế Quan hệ nộp thuế không xuất phát từ việc vi phạm pháp luật mà là nghĩa vụ đóng góp được pháp luật thừa nhận và xã hội tôn vinh.

+Đối với người thu thuế: khi thay mặt nhà nước tiến hành thu thuế phải thực hiện thu thuế đúng chủ thể, bất kỳ tổ chức hay cá nhân đã đủ điều kiện luật định phải nộp thuế thì phải tiến hành thu thuế Không được phép lựa chọn có thu thuế hay không thu thuế với bất cứ chủ thể nào và phải đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.

-> Là dấu hiệu để phân biệt với các khoản thu trên cơ sở tự nguyên để hình thành ngân sách nhà nước.

-> Tính bắt buộc có mối quan hệ với tính không hoàn trả => Khó có thể thấy tính tự nguyện trong thu nộp thuế.

1.2.2 Thuế gắn liền với yếu tố quyền lực nhà nước

Sự ra đời của thuế gắn liền với sự ra đời của nhà nước Nếu không có thuế, nhà nước không có đủ điều kiện tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình Nguồn thu ngân sách Nhà nước có tới 90% được tạo lập từ thuế Chỉ khi cho thuế tính quyền lực thì thuế mới đảm bảo thực hiện thu thuế một cách hiệu quả nhất, tạo lập được ngân sách quốc gia.

Yếu tố quyền lực thể hiện trước hết ở việc ghi nhận thuế ở các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất – các luật thuế.

1.2.3 Thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp

Tính không đối giá của thuế thể hiện ở điểm: bất kỳ chủ thể nào miễn đủ điều kiện nộp thuế theo quy định thì dù đã nhận được một khoản lợi ích nào hay chưa thì đều phải nộp thuế.

Các chủ thể nộp thuế về ngân sách nhà nước, nhà nước lấy ngân sách này chi cho việc xây dựng trường học, bệnh viện, cầu đường… và mọi người dân được hưởng

Trang 8

lợi ích từ đó, trong đó có chủ thể nộp thuế Vì vậy thuế thường không hoàn trả trực tiếp.

1.3 Chức năng của thuế

Thuế có 3 chức năng cơ bản, đó là: chức năng bảo đảm nguồn thu cho NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằm đảm bảo công bằng xã hội; và chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

1.3.1 Nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Thuế tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, được xem là khoản thu quan trọng nhất trong xã hội, có tính ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoảng thu này càng lớn Mức độ động viên các khoản thuế vào ngân sách phần lớn gắn liền với tổng số chi tiêu của của nhà nước và các khoản thu này là nguồn bù đắp chủ yếu cho các khoản chi ngân sách Vì vậy, nếu không có thuế thì nhà nước không thể hoạt động vững mạnh Nhưng các khoản thu này cũng không phải là nguồn bù đắp duy nhất mà bên cạnh đó, chỉ ngân sách NSNN còn được bù đắp bằng nguồn vay hoặc phát hành tiền tệ.

1.3.2 Đảm bảo công bằng xã hội

Thuế là công cụ điều tiết xã hội, nhà nước thông qua thuế để điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và nghèo bằng cách trợ cấp xã hội hoặc cung cấp hàng hóa để giúp đỡ và điều tiết xã hội.

Ví dụ: Trong thời kì covid vừa qua nhà nước đã có những hoạt động trợ cấp, tiếp sức, lương thực cho những công nhân, những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi covid Về nguyên tắc, gánh nặng về thuế phải được phân chia một cách công bằng, thuế phải có vai trò sửa chữa những khiếm khuyết của sự phân phối lần đầu để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng.

Tuy nhiên, sự công bằng chỉ mang tính chất tương đối và tùy thuộc vào quan niệm cho rằng sự phân phối phải công bằng hay không trong việc phân chia quyền sở hữu diễn ra trên thị trường Vì vậy, đánh thuế lũy tiến, đối với một số người, có thể được coi như đồng nghĩa với sự công bằng, với một số người khác, lại bị coi là tùy tiện.

1.3.3 Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Trong nền kinh tế, thuế có vai trò tham gia điều tiết kích thích, hạn chế hoặc ổn định kinh tế.

Trang 9

- Cơ sở: xuất phát từ khả năng tái phân phổi của cải làm thay đổi tương quan lực lượng vật chất của các đối tượng điều chỉnh trong nền kinh tế

- Biểu hiện:

+ Thứ nhất, thuế có thể được sử dụng như một công cụ nhạy bén góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

 Trường hợp lạm phát do nguyên nhân cầu kéo làm giá cả tăng cao, nhà nước có thể dùng biện pháp điều chỉnh tăng thuế tiêu dùng làm giảm bớt áp lực tăng cầu giả tạo, trên cơ sỏ đó điều chỉnh lại cân bằng quan hệ cung cầu  Trường hợp lạm phát nảy sinh từ nguyên nhân chi phí đẩy thì việc giảm thuế

đối vói các yếu tố đầu vào là cần thiết nhằm giảm nhẹ áp lực tăng chi phí và tạo điều kiện hạ giá bán sản phẩm, trên cơ sở đó lập lại quan, hệ cung cầu, ổn định giá cả thị trường

 Trong bôì cảnh nền kinh tế phát triển quá nóng, nhà nước cc thể tăng thuế nhằm giảm bớt đầu tư tư nhân

 Trong điều kiện nền kinh tế phát triển trì trệ, việc giảm thuế đầu tư sẽ góp phần kích thích đầu tư, kích cầu tiêu dùng làm cho kinh tế hồi phục nhanh hơn.

Áp dụng chính sách thuế phân biệt giữa các ngàmh các lĩnh vực, các khu vực, các vùng lãnh thổ khác nhau có tác dụng phân bổ lại nguồn lực, tạo ưu thế tương đối cho những vùng, khuc vực ngành nghề cần ưu tiên piát triển nhằm duy trì hoặc lập lại trạng thái phát triển hài hoà, cân đối của toàn bộ nền kinh tế.

+ Thứ hai, thuế được coi là công cụ sắc bén để phân phối sản phẩm xã hội nhằm đạt mục tiêu công bằng xã hội (Công bằng theo chiều ngang, công bằng theo chiều dọc) Thuế có thể thực hiện được những mục tiêu công bằng này nếu nó bao quát được hầu hết đốì tượng nộp thuế và phân biệt mức đóng góp thông qua các mức thuế suất khác nhau, đặc biệt là thuế suất luỹ tiến theo thu nhập.

+ Thứ ba, thuế còn được coi là công cụ sắc bén được sử dụng nhằm đạt mục tiêu bảo hộ sản xuất nội địa và duy trì, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điểu kiện hội nhập quốc tế.

- Trong các công cụ bảo hộ (thuế và phi thuế) thì thuế quan được coi là hàng rào bảo hộ linh hoạt và hiệu quả nhất nhằm điều hoà áp lực cạnh tranh.

Trang 10

- Mức thuế cao đôi vối hàng nhập khẩu có tác dụng giảm bớt hoặc triệt tiêu lợi thế giá cả giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.

- Mức thuế thấp hoặc bằng không đối với hàng nhập khẩu có tác dụng khuyến khích nhập khẩu những hàng hoá cần thiết bù đắp thiếu hụt cho nền kinh tế đồng thòi gây áp lực cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho những ngành hàng nội địa tương tự.

- Các công cụ bảo hộ mỏi như thuế chống bán phá giá, thuế chông trợ cấp và thuế đối kháng có thể được sử dụng bổ sung cho thuế quan trọng việc bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hiệu quả.

- Ở cấp độ cao hơn, hệ thông thuế hợp lý với mức thu vừa phải sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế

Giữa vai trò huy động nguồn lực tài chính và vai trò điều tiết kinh tế có mối quan hệ gắn bó mật thiết vối nhau Tuy nhiên, thực thi hai vai trò này không phải lúc nào cũng đạt được sự đồng thuận Đó là tính hai mặt của thuế, nó có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách tích cực, nhưng cũng có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực.

1.4 Phân loại thuế

Căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau mà người ta phân thuế ra thành nhiều loại để có thể dễ dàng quản lý.

- Phân loại theo hình thức thu gồm:

+ Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân.

VD: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu đất

+ Thuế gián thu: Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu.

VD: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu - Phân loại theo tính chất hành chính gồm:

+ Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách trung ươn + Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương

Trang 11

Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.

- Phân loại thuế theo tính chất kinh tế gồm có:

+ Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Thuế được chia thành thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào doanh nghiệp

+ Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế có các loại gồm thuế đánh vào doanh nghiệp như: Thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí khác, tiền thuế đất, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế đánh vào sản phẩm.

+ Dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế: Ví dụ thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản…

1.5 Thuế xuất nhập khẩu1.5.1 Khái niệm

Thuế xuất khẩu và nhập khẩu (“XNK”) là loại thuế gián thu đánh vào những loại hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam bao gồm cả trường hợp xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước Theo đó, đối tượng chịu thuế là hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam Người kê khai và nộp thuế là chủ hàng, tổ chức nhận ủy thác…

1.5.2 Đặc điểm

- Đầu tiên một đặc điểm của thuế xuất khẩu nhập khẩu đó là về hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu Chỉ những hàng hoá được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu Những trường hợp cần lưu ý:

+ Lưu ý về các loại hàng hoá có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng lại không hợp pháp ở Việt Nam: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Các loại hàng hoá hợp pháp theo quy định nhưng giao dịch không hợp pháp: không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Trang 12

+ Lưu ý khi thực hiện các giao dịch hợp pháp nhưng hàng hoá không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

- Đặc điểm thứ hai chúng tôi đưa ra đó là về hàng hoá chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hóa được mang qua biên giới Nam:

+ Theo quy định của pháp luật và dựa trên thực tế thì các loại hàng hoá phải có một hành vi thực tế làm dịch chuyển hàng hoá đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao dổi, tặng cho…mới là đối tượng chiệu thuế xuất, nhập khẩu Khái niệm đường biên giới trong thuế xuất khẩu, nhập khẩu không đồng nhất với khái niệm đường biên giới quốc gia trong công pháp quốc tế Nó không đơn thuần như chúng ta thường nói trong đời sống hằng ngày: biên giới giữa Việt Nam và Lào, Campuchia, Trung Quốc Biên giới trong pháp luật thuế là biên giới về mặt kinh tế Bất cứ ở đâu, khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài thì đó là biên giới được hiểu theo pháp luật thuế.

+ Khi tực hiện xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa thì hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới phải là hành vi trực tiếp tác động làm hàng hoá đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam Hành vi đó do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay - Đặc điểm thứ ba về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hoá (đã trình bày rất rõ trong phần đặc điểm chung của nhóm thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ.)

- Cuối cùng đó chính là đặc điểm về đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới.

1.5.3 Vai trò c a thuếế xuấết nh p kh uủ ậ ẩ

-Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:

Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v… hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó

+ Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.

Trang 13

+ Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.

+ Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.

+ Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.

+ Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.

- Thuế xuất khẩu có thể được dùng để:

+ Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.

1.5.4 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế

- Đối tượng chịu thuế

Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định thì đối tượng phải chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu đó là

+ Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.

+ Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

+ Hàng hóa được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

+ Hàng hóa xuất, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm, viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.

+ Hàng hóa hoặc quà biếu, tặng, tài sản di chuyển vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế.

- Đối tượng không chịu thuế

Trang 14

+ Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam + Hàng hóa viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không hoàn lại của các chính phủ, tổ chức liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế, phi chính phủ… Cho Việt Nam và ngược lại.

+ Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại nhưng chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan đó hoặc từ khu phi thuế quan này qua khu phi thuế quan khác.

+ Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước phi xuất khẩu.

1.5.5 Đối tượng nộp thuế và miễn thuế

- Đối tượng nộp thuế

+ Chủ hàng hóa xuất, nhập khẩu.

+ Tổ chức nhận ủy thác xuất, nhập khẩu hàng hóa.

+ Cá nhân có hàng hóa xuất, nhập khẩu khi xuất, nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

+ Đại lý làm thủ tục hải quan được những đối tượng trên ủy quyền nộp thuế xuất, nhập khẩu.

+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.

+ Tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của luật các tổ chức tín dụng nộp thay thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

- Đối tượng miễn thuế

+ Hàng tạm nhập tái xuất và ngược lại để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, máy móc, thiết bị dụng cụ nghề nghiệp phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.

+ Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam, hoặc mang ra nước ngoài theo quy định.

+ Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài hoặc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài gia công.

+ Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w