1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kì ngữ nghĩa học phân tích thành tố nghĩa quan trọng với các lĩnh vực nghiên cứu ngữ nghĩa học từ vựng như thế nào

14 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thành Tố Nghĩa Quan Trọng Với Các Lĩnh Vực Nghiên Cứu Ngữ Nghĩa Học Từ Vựng Như Thế Nào
Tác giả Tạ Thị Hồng Liên
Người hướng dẫn Dương Xuân Quang
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ Nghĩa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 311,61 KB

Nội dung

Ngữ nghĩa học trước hết quan tâm đến các vấn đề: bản chất của nghĩa, phân biệt các thành phần và kiểu loại nghĩa khác nhau, cấu trúc nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa trong từ, trong hệ thố

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

NGỮ NGHĨA HỌC

Sinh viên thực hiện: Tạ Thị Hồng Liên

Mã sinh viên: 20031050 Ngày sinh: 02/05/2002

Mã học phần: LIN2041 Giảng viên hướng hướng dẫn: Dương Xuân Quang

Hà Nội, 2023

Trang 2

Câu 1: Phân tích thành tố nghĩa quan trọng với các lĩnh vực nghiên cứu ngữ nghĩa học từ vựng như thế nào? Hãy lấy ví dụ để minh họa cho nhận định của anh/chị

Bài làm Ngữ nghĩa học là bộ môn nghiên cứu về nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên Ngữ nghĩa học trước hết quan tâm đến các vấn đề: bản chất của nghĩa, phân biệt các thành phần và kiểu loại nghĩa khác nhau, cấu trúc nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa trong từ, trong hệ thống từ vựng, trong câu và trong lời phát ngôn

Bộ phận ngữ nghĩa học nghiên cứu những vấn đề về nghĩa của từ và các quan hệ ngữ nghĩa trong từ, quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận của từ vựng với nhau, thường có thể được gọi một cách tách biệt là ngữ nghĩa học từ vựng

Khi nói về nghĩa của từ, ngữ nghĩa học từ vựng thường phân tích và miêu

tả trong trạng thái là nghĩa của từ trong hệ thống, tức là trong trạng thái tĩnh và ổn

định Nghĩa của từ gắn liền với sự tồn tại của từ Nghĩa của một từ được cộng

đồng sử dụng quy ước liên quan đến một hình thức âm thanh và một nội dung biểu thị Ví dụ, cái từ được tạo bởi tổ hợp âm thanh n-h-à được người Việt quy ước để chỉ cái vật thể được tạo nên bằng vật liệu xây dựng và có chức năng để con người ở

Nghiên cứu nghĩa của từ là nghiên cứu cơ cấu nghĩa của từ, sự biến đổi nghĩa và quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng Cơ cấu nghĩa của từ, trong đó nghĩa khái niệm của từ hoàn toàn có thể được nhìn nhận, xem xét như một cơ cấu có tổ chức Sự biến đổi nghĩa là quá trình từ nghĩa này biến đổi thành nghĩa khác, chuyển loại để biến từ này thành từ khác có quan hệ với nhau, giới hạn cuối cùng

là hiện tượng đồng âm biến từ này thành từ khác không có quan hệ với nhau Và quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng bao gồm các quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, bao nghĩa, trường ngữ nghĩa

Vậy làm thế nào để nghiên cứu nghĩa của từ? Để nghiên cứu nghĩa của từ

ta cần sử dụng phương pháp phân tích thành tố trực tiếp Phân tích thành tố nghĩa

là sự phân giải cạn kiệt nghĩa hệ thống của một từ vị thành một số lượng tích hợp

Trang 3

chính, phương pháp chủ yếu dùng trong nghiên cứu các lĩnh vực của ngữ nghĩa học từ vựng

Phân tích cơ cấu nghĩa của từ là bóc tách những gì tạo nên tổng thể nội dung của nghĩa đó Việc bóc tách gồm 2 bậc: đầu tiên là xem xét từ đó có bao nhiêu nghĩa (từ có hơn một nghĩa trở nên gọi là từ đa nghĩa), được chia thành bao nhiêu nghĩa con; bậc tiếp theo là phân tích mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tố tạo thành (nét nghĩa) Mỗi nét nghĩa được xem như phản ánh một dấu hiệu đặc trưng tương ứng với một thuộc tính của sự vật, để phân biệt với những từ khác Ví dụ:

Sinh viên H ọc sinh

Ở ví dụ trên, sinh viên và học sinh đều có các nét nghĩa chung, đó là người

và đi học; nét nghĩa khác biệt dùng để phân biệt hai khái niệm này với nhau đó là

sinh viên học cấp đại học còn học sinh thì học cấp phổ thông

Với việc phân tích cơ cấu nghĩa của từ là xem xét các nghĩa của từ được tổ chức như thế nào Các nghĩa của từ đa nghĩa cũng có cơ cấu tổ chức từ nghĩa gốc, sau đó được phái sinh thêm các nghĩa khác trên cơ sở của nghĩa ban đầu

Ví dụ: từ BẠC có 11 nghĩa:

1 Kim loại màu trắng sáng, mềm, khó gỉ, dẫn điện tốt, thường dùng để mạ, làm

đồ trang sức

2 Tiền đúc bằng bạc; tiền (nói khái quát)

3 Dùng sau từ chỉ số chẵn từ hàng chục trở lên Đồng bạc (nói tắt) Vài chục bạc

Ba trăm bạc

4 Dùng hạn chế trong một số tổ hợp Trò chơi ăn tiền (nói khái quát) Đánh bạc"

Gà bạc Canh bạc

5 Bạc lót (nói tắt) Bạc quạt máy

6 Có màu trắng đục Vằng mây bạc Ánh trăng bạc Dạ bạc thếch

7 (Râu, tóc) đã chuyển thành màu trắng vì tuổi già Chòm râu bạc Đầu đốm bạc

Trang 4

8 Đã phai màu, không còn giữ nguyên màu cũ Chiếc áo nâu bạc phếch Áo đã

bạc màu

9 Mỏng manh, ít ỏi, không được trọn vẹn Mệnh bạc Phận mỏng đức bạc

10 Ít ỏi, sơ sài; trái với hậu Lễ bạc

11 Không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau như một Ăn ở bạc Chịu tiếng

là bạc

Với 11 nghĩa này, cơ cấu nghĩa của từ BẠC được vẽ thành sơ đồ quan hệ nghĩa của từ như sau:

Sau phân tích cơ cấu nghĩa của từ, đó chính là sự biến đổi nghĩa của từ Biến đổi nghĩa là hiện tượng vỏ âm thanh của một từ không thay đổi nhưng nội dung đã biểu thị một đối tượng khác Sự biến đổi nghĩa sẽ chuyển dần từ việc đối tượng trong từ có ít nhiều liên quan đến đối tượng của nghĩa gốc đến không có liên quan gì với đối tượng ban đầu, khi đó gọi là từ đồng âm

Ví dụ, từ CÂY có nghĩa gốc là loài thực vật, có thân, lá, gốc, rễ, sống nhờ đất, nước và ánh sáng mặt trời Từ nghĩa gốc này, từ CÂY đã có thêm các nghĩa được biến đổi:

➢ Vật bằng bê tông, dựng thẳng đứng cố định tại một chỗ, để treo mắc (cây cột)

➢ Vật để thắp sáng, làm bằng sáp mỡ, ở giữa có sợi bấc (cây nến)

➢ Vật có thân dài và ngòi, dùng để viết (cây bút)

Cuối cùng, phân tích thành tố nghĩa dùng để chỉ ra các mối quan hệ ngữ nghĩa của từ Quan hệ ngữ nghĩa là sự tương tác giữa các nội dung ý nghĩa của từ

1

5 6

7 8 9

10 11

Trang 5

với từ trong kho từ vựng Có 3 loại quan hệ ngữ nghĩa, đó là quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa và quan hệ bao nghĩa

Đồng nghĩa là những đơn vị được gọi tên khác nhau nhưng cùng chỉ một

sự vật, hiện tượng quy chiếu Đồng nghĩa là những biểu hiện khác nhau của một đối tượng trong những điều kiện ngữ cảnh khác nhau dẫn đến những khái niệm khác nhau Mối quan hệ này không thường xuyên mà lệ thuộc vào những điều kiện hiện thực khác nhau Đồng nghĩa trong từ vựng thể hiện ở các nhóm từ đồng

nghĩa Ví dụ ta có nhóm từ đồng nghĩa sau: cho – biếu – tặng – cấp – phát – ban

– dâng – hiến – cống

Quan hệ đồng nghĩa là không có sự đồng nghĩa toàn vẹn 100% của các đơn

vị mà chúng chỉ có một phần nào đó trùng nhau Các đơn vị luôn tồng tại những nét nghĩa khác trên tổng thể những nét nghĩa chung Những nét nghĩa khác là những sắc thái không có giá trị xác định đặc trưng khái niệm để thành khái niệm khác hẳn Nét nghĩa là đặc trưng làm cơ sở phân biệt với nghĩa khác Nét nghĩa phụ trợ cho nét nghĩa đặc trưng gọi là nét nghĩa khu biệt

Các đơn vị từ vựng có quan hệ đồng nghĩa thường được quy chung vào một nhóm, gọi là Nhóm từ đồng nghĩa hay Loạt từ đồng nghĩa Trong nhóm từ đồng nghĩa có một từ mang đầy đủ những nét đặc trưng và có ít nét nghĩa khu biệt nhất,

đó là từ trung tâm hay còn gọi là từ chủ đạo Từ trung tâm luôn trung hòa về mặt sắc thái biểu cảm (thường đứng đầu loạt từ đồng nghĩa)

Ta có nhóm từ đồng nghĩa chỉ cảm xúc tích cực: vui vẻ, hạnh phúc, tự tin,

sung sướng, rung động, thích thú, hân hoan

- Nhóm từ chỉ cảm xúc tích cực này có từ trung tâm là vui vẻ

- Nét nghĩa đặc trưng của vui vẻ:

+ Tâm trạng của con người

+ Mang tính tích cực

+ Vẻ ngoài lộ rõ tâm trạng rất vui

- Nghĩa của các từ còn lại trong nhóm:

+ Hạnh phúc

Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện:

Trang 6

Ví dụ: Vì hạnh phúc của trẻ thơ

Có hạnh phúc, được hưởng hạnh phúc:

Ví dụ: Gia đình hạnh phúc

+ Tự tin

➢ Tin vào bản thân

Ví dụ: Một người rất tự tin

+ Sung sướng

➢ Ở trong trạng thái vui vẻ, thích thú

Cảm thấy được thỏa mãn về vật chất hoặc tinh thần

Ví dụ: Người mẹ sung sướng có đứa con khỏe mạnh

+ Rung động

➢ Chuyển động qua lại liên tiếp không theo một hướng xác định, do một

tác động từ bên ngoài:

Ví dụ: Giữ không cho súng rung động khi ngắm bắn

Tác động đến tình cảm, làm nảy sinh tình cảm:

Ví dụ: Bài thơ rung động lòng người

+ Thích thú

Có cảm giác bằng lòng, cảm thấy một đòi hỏi được thỏa mãn

Ví dụ: Một việc làm không thích thú gì

+ Hân hoan

Vui mừng, biểu lộ rõ cả trên nét mặt, cử chỉ

Ví dụ: Hân hoan trước thắng lợi

- Nét nghĩa khu biệt của từ trong nhóm:

+ Hạnh phúc: vui, sung sướng vì đã đạt được điều mình mong muốn

+ Tự tin: cảm giác tích cực khi nghĩ về bản thân, những điều bản thân có + Sung sướng: được thỏa mãn một điều gì đó

+ Rung động: nảy sinh cảm xúc trước một điều gì đó

+ Thích thú: bằng lòng khi một đòi hỏi được thỏa mãn

+ Hân hoan: sự vui mừng một cách rõ nét được thể hiện trên mặt

Trang 7

Cũng như đồng nghĩa, hiện tượng trái nghĩa trong từ vựng thể hiện rõ nhất

ở các cặp từ trái nghĩa Các từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái

niệm tương phản về logic Ví dụ: sống >< chết; được >< mất; chiến tranh ><

hòa bình Tuy nhiên, những từ có vẻ như là đối nhau về nghĩa nhưng không nằm

trong thế tương liên thì không phải trái nghĩa Ví dụ: Quyển sách này mỏng nhưng

nhiều kiến thức

Quan hệ trái nghĩa là quan hệ giữa những từ đối lập hoặc tương phản nhau theo một tiêu chí logic nào đó Quan hệ trái nghĩa chủ yếu là quan hệ giữa các nghĩa từ khác nhau với nhau, song vẫn có thể xảy ra trong nội bộ một từ nào đó Trái nghĩa là hiện tượng đối lập hay tương phản nhau của các nghĩa từ với nhau chứ không phải của các từ nói chung với nhau Khi xem xét từ có nghĩa khác nhau theo các logic khác nhau, ta có thể tìm được các nghĩa trái ngược khác nhau của các từ khác nhau, hoặc có thể của chính từ đó

Các nghĩa từ nằm trong thế tương phản hay đối lập nhau phải là những nghĩa từ cùng nằm trong một thế tương liên, nghĩa là những nghĩa đối lập hay tương phản phải cùng nằm trong một mối quan hệ logic với một tiêu chí logic nhất định Một từ có bao nhiêu thế đối lập tương liên ngữ nghĩa với các từ khác thì nó có bấy nhiêu quan hệ trái nghĩa tương ứng với bấy nhiêu tiêu chí logic Ví

dụ: tươi – héo, tươi – ung…

Cặp trái nghĩa là những cặp đối lập được liên tưởng thường trực nhất, các

từ không trái ngược nhau một cách chung chung, đại khái mà chỉ có các cặp từ trái ngược nhau về nghĩa, các nghĩa từ được xem xét trong sự đối lập hay trái ngược nhau mà thôi Để xác định các cặp từ trái nghĩa cơ bản, người ta thường căn cứ vào khả năng đồng hiện và khả năng kết hợp

Ví dụ ta có cặp từ trái nghĩa: sớm - muộn

+ Khả năng đồng hiện: không sớm thì muộn, đi sớm về muộn; cô ấy luôn đến sớm/cô ấy luôn đến muộn

+ Khả năng kết hợp (sự kết hợp giống nhau – kết hợp với động từ hoặc danh từ): đi sớm/đi muộn, ngủ sớm/ngủ muộn

Trang 8

+ Tương liên: về mặt thời gian so với một mốc định vị nào đó

+ Đối lập: sớm: xảy ra trước mốc định vị; muộn: xảy ra sau mốc định vị

Một quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng khác là quan hệ bao nghĩa Bao nghĩa

là quan hệ giữa hai từ mà nghĩa của từ này bao gồm nghĩa của từ kia Từ bao nghĩa

của từ khác được gọi là thượng danh; còn từ có nghĩa được bao, nằm trong nghĩa

của từ khác gọi là hạ danh Trong một trường nghĩa, quan hệ bao nghĩa có thể có nhiều bậc chứ không phải chỉ có một bậc

Ví dụ:

Như vậy, phương pháp phân tích thành tố nghĩa được sử dụng để phân tích nghĩa, các nét nghĩa của từ, chỉ ra cấu trúc nghĩa của từ là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu nghĩa của từ Nhờ có các nghiên cứu về ngữ nghĩa mà người đọc, người học có thể nắm được rõ ràng hơn về nghĩa, các nét nghĩa của từ và sử dụng sao cho đúng

động vật

người khỉ chim

sáo quạ gia cầm

vịt ngan gà

gà rừng

gà nhà

gà lôi ngỗng

vẹt thú

Trang 9

Câu 2: Anh chị hãy chọn một đoạn văn bản (có nguồn xác định) khoảng 3-5 câu, rồi phân tích các loại nghĩa trong các lời phát ngôn đó

Bài làm Câu là những đơn vị của một hệ thống ngôn ngữ trừu tượng, còn phát ngôn

là những ví dụ của hệ thống Vì là một đơn vị ở bậc ngữ ngôn nên câu là một đơn

vị trừu tượng chỉ có thể nhận thức được thông qua các biến thể trong lời nói, đó

là các phát ngôn Phát ngôn là đơn vị hiện thực của câu trong giao tiếp Quan hệ giữa câu và phát ngôn cũng tương tự như quan hệ giữa từ với các dạng thức cụ thể của từ, giữa hình vị và hình tố Các phát ngôn được tạo ra vào thời gian và địa điểm nào đó bởi một người nào đó

Nghĩa của câu (sentence meaning) là nghĩa toàn thể của một câu khi đối lập với nghĩa của từng từ riêng biệt Nghĩa của câu được biết trước trực tiếp từ các đặc trưng từ vựng và ngữ pháp của câu, trong khi nghĩa của phát ngôn bao gồm tất cả các kiểu khác nhau của nghĩa không có quan hệ trực tiếp với chúng Nghĩa của câu có quan hệ với nghĩa của phát ngôn thông qua khái niệm về cách dùng đặc trưng, nhưng lại phân biệt với nó ở chỗ: nghĩa của câu thì độc lập với ngữ cảnh cụ thể mà câu đó được sử dụng

Nghĩa của phát ngôn là cái nghĩa mà một người nói truyền đạt nhờ việc sử

dụng một phát ngôn nào đó trong một ngữ cảnh tình huống nào đó Ví dụ: Đồng

hồ của tôi lại chết rồi!

Có thể truyền đạt những nghĩa sau đây tùy theo ngữ cảnh tình huống: a) Tôi không thể cho anh biết bây giờ là mấy giờ

b) Đó là lí do tôi đến muộn

c) Đúng ra tôi phải đem nó đi sửa

d) Mua cho tôi một cái khác chứ?

Khi nói về nghĩa trong các lời phát ngôn, người ta thường nhắc đến nghĩa nghĩa tình thái và nghĩa dụng ngôn

Trang 10

Tình thái là phạm trù ngữ nghĩa chức năng thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau đối với điều được thông báo Nghĩa tình thái là sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu và phát ngôn (phỏng đoán, khẳng định, đánh giá…) hoặc thể hiện tình cảm, thái độ của người nói với người nghe (kính cẩn, thân mật…) Nghĩa tình thái có thể biểu hiện một cách rõ ràng bằng các từ ngữ hình thái

Logic học quan tâm đến tình thái bởi nó quan tâm đến tính đúng/sai hay thực cách của mệnh đề được biểu thị trong câu nói Tình thái trong logic học được gọi là tình thái khách quan Tình thái khách quan chỉ nhằm vào một số kiểu quan

hệ chung nhất giữa phán đoán với hiện thực, mang tính khách quan, bản thể và được coi như một đặc trưng nội tại của cấu trúc chủ từ - vị từ logic Người nói chỉ trình bày lại hiện thực một cách khác quan, như nó vốn có mà thôi

Đối lập với tình thái khách quan trong logic là tình thái chủ quan trong ngôn ngữ, loại tình thái thể hiện vai trò của người nói đối với điều được nói ra trong câu Trong hệ thống của tình thái chủ quan, vai trò của người nói được đặc biệt nhấn mạnh Nó bao gồm tình thái mục đích phát ngôn và tình thái lời phát ngôn

Các loại nghĩa

trong phát ngôn

Nghĩa tình thái

Tình thái khách quan

Tình thái chủ quan

Nghĩa dụng ngôn

Nghĩa chủ đề

Nghĩa mục đích phát ngôn Nghĩa hàm ẩn

Trang 11

Tiếp đến là nghĩa dụng ngôn, đây là thành phần ý nghĩa liên quan đến việc

sử dụng từ trong các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ Ý nghĩa ngữ dụng của từ là ý nghĩa được bổ sung vào các thành phần ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của

từ trong các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cụ thể và nói chung rất khó xác định một cách chắc chắn Nghĩa ngữ dụng bao gồm nghĩa chủ đề, nghĩa mục đích phát

ngôn và nghĩa hàm ẩn Nghĩa chủ đề là loại nghĩa liên quan đến việc tổ chức thông

điệp của câu nói, xét đến trình tự các thành tố của thông điệp, tiêu điểm và nhấn

mạnh Nghĩa chủ đề phản ánh nội dung chủ đề của câu nói Nghĩa mục đích phát

ngôn là nội dung gây ra hiệu lực tác động đối với người nghe, thể hiện cái mục

đích mà người nói dụng tâm hướng tới Động lực của mục đích phát ngôn là muốn truyền thêm những nội dung, thông tin liên nhân ngoài thông tin bề mặt cung cấp

Nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa không do các yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôn cung cấp

mà phải dùng đến những thao tác suy ý (inference), dựa vào ngữ cảnh, dựa vào những quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, hội thoại… mới nắm bắt được

Để hiểu rõ hơn về các loại nghĩa trên, ta xem xét đoạn văn bản sau:

Mong các chú Cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm

ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa Ông trời sinh

ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn, cho nên phải gánh lấy cái khổ Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu Các chú đừng bắt tôi bỏ nó

(Ngữ văn 12, Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bộ 2, Tập 1, tr347, Sách thí điểm – Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

Đoạn văn bản trên là lời của người đàn bà hàng chài với các cán bộ cách mạng để thỉnh cầu họ không bắt mình phải bỏ người chồng vũ phu

Nghĩa tình thái trong đoạn văn bản trên được thể hiện qua các vị từ tính thái

làm chính tố trong ngữ vị từ “cần, nên, phải”, động từ ngôn hàn “mong”, Nghĩa

tình thái chủ quan được thể hiện qua các từ ngữ như “mong, lượng tình” và xưng

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w