DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Bảng 1 Thống kê số lượng các kiểu kết cấu của A trong tục ngữ, ca dao Việt Nam trong cuốn “ Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan 40 Bảng 2 Thống
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
PHÉP SO SÁNH TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
HẢI PHÒNG - 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
PHÉP SO SÁNH TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Kim Bảng
HẢI PHÒNG - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trần Thị Thu Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Kim Bảng , người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn các giáo sư, Tiến sĩ thuộc Viện Ngôn ngữ, viện Từ điển và Bách khoa thư; các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, khoa Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Hải Phòng, đã tạo điều kiện, giúp đỡ để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Lời cảm ơn chân thành của em xin được gửi đến bạn bè, đồng nghiệp
và các thành viên trong gia đình, các cấp lãnh đạo của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng, Trường THPT Lý Thường Kiệt đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em cả về thời gian, tinh thần và vật chất để em có thể hoàn thành luận văn
Hải Phòng, tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn
Trần Thị Thu Hương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
Chương I : CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8
1.1 Khái quát về phép so sánh 8
1.1.1 Khái niệm so sánh và cấu trúc của phép so sánh 8
1.1.2 Các kiểu quan hệ so sánh 12
1.1.3 Quan niệm của luận văn 14
1.2 Khái quát về từ loại và cụm từ 15
1.2.1 Khái quát về từ loại 15
1.2.2 Khái quát về cụm từ 20
1.3 Khái quát về tục ngữ, ca dao 24
1.3.1 Khái niệm tục ngữ 24
1.3.2 Khái niệm về ca dao 25
1.4 Vũ Ngọc Phan và việc sưu tầm tục ngữ, ca dao 26
1.4.1 Đôi nét về nhà sưu tầm Vũ Ngọc Phan 26
1.4.2 Vài nét về cuốn "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam" 29
Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA PHÉP SO SÁNH TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM 31
2 1 Đặc điểm hình thái cấu trúc của phép so sánh 31
2.1.1 Đặc điểm hình thái - cấu trúc của yếu tố được so sánh (A) 31
2.1.2 Đặc điểm hình thái - cấu trúc của yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (tss) 36
Trang 62.1.3 Đặc điểm hình thái - cấu trúc của vế được đem ra làm chuẩn để so sánh
(B) 40
2.2 Phân loại các kiểu so sánh 43
2.2.1 Dựa vào cấu trúc 43
2.4.2 Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa vế A và vế B 49
Tiểu kết chương 2 51
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA PHÉP SO SÁNH TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM 52
3.1 Dựa vào ý nghĩa yếu tố đưa ra để so sánh 52
3.1.1 Các từ, cụm từ liên tưởng chỉ loài vật 52
3.1.2 Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị thực vật 57
3.1.3 Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị đồ dùng sinh hoạt và lao động 61
3.1.4 Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị những hiện tượng tự nhiên 63
3.1.5 Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị không gian 66
3.1.6 Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị con người 68
3.2 Dựa vào mục đích so sánh 70
3.2.1 So sánh để đánh giá, nhận xét 70
3.2.2 So sánh để miểu tả 72
3.2.3 So sánh để bộc lộ cảm xúc 74
Tiểu kết chương 3 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A Đối tượng được so sánh
T Tính chất, trạng thái của A được so sánh
Tss Từ dùng để biểu thị quan hệ so sánh
b Đối tượng làm chuẩn so sánh
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 1
Thống kê số lượng các kiểu kết cấu của A trong tục
ngữ, ca dao Việt Nam trong cuốn “ Tục ngữ, ca dao,
dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan
40
Bảng 2
Thống kê các từ thể hiện quan hệ so sánh trong tục
ngữ, ca dao Việt Nam trong cuốn “ Tục ngữ, ca dao,
dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan
45
Bảng 3
Thống kê các từ thể hiện quan hệ so sánh ngang bằng
trong tục ngữ, ca dao Việt Nam trong cuốn “ Tục ngữ,
ca dao, dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan
46
Bảng 4
Thống kê các từ thể hiện quan hệ so sánh tương tự
trong tục ngữ, ca dao Việt Nam trong cuốn “ Tục ngữ,
ca dao, dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan
47
Bảng 5
Thống kê các từ thể hiện quan hệ so sánh dị biệt hơn
tương đối trong tục ngữ, ca dao Việt Nam trong cuốn “
Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan
48
Bảng 6
Thống kê các từ thể hiện quan hệ so sánh dị biệt kém
trong tục ngữ, ca dao Việt Nam trong cuốn “ Tục ngữ,
ca dao, dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan
48
Bảng 7
Thống kê số lượng các kiểu kết cấu của B trong tục
ngữ, ca dao Việt Nam trong cuốn “ Tục ngữ, ca dao,
dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan
49
Bảng 8 Bảng thống kê dạng cấu truc so sánh trong cuốn “ Tục
ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan 53
Bảng 9
Bảng thống kê, phân loại các kiểu so sánh dựa vào quan
hệ ngữ nghĩa giữa vế A và vế B trong cuốn “ Tục ngữ,
ca dao, dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan
58
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cho đến nay, phép so sánh trong một tác phẩm văn học, dù đó là văn học
dân gian hay văn học thành văn đều là một phương thức cơ bản, chủ đạo giúp người sáng tạo văn chương tạo nên những giá trị nghệ thuật mang tính đặc trưng trong tác phẩm mình Phép so sánh là cách để người nói, người viết thể hiện nội dung bên trong của mình thông qua lời nói, tác phẩm truyền đạt những tư tưởng, tình cảm , ngụ ý hay tâm sự mà tác giả muốn gửi gắm thông qua ngôn ngữ Biện pháp này vốn đã trở nên quen thuộc với người nghe, người đọc Tuy nhiên, muốn hiểu rõ về hiệu quả của phép so sánh trong một tác phẩm giúp làm nổi bật giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ của nó, cần có sự nghiên cứu mang tính hệ
thống trong đó có cách nhìn từ góc độ ngôn ngữ học
Tục ngữ, ca dao Việt Nam là tập hợp những các câu nói mộc mạc, giản
dị trong đời sống hàng ngày của người dân được truyền miệng qua các thế hệ dưới dạng những câu thơ, phổ biến là theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc Tục ngữ, ca dao miêu tả về cuộc sống đời thường của người dân, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội, về đạo đức và lối sống Vốn là những câu nói hàng ngày nhưng tục ngữ, ca dao chứa đựng những kinh nghiệm sống, những lời răn dạy
về đạo đức lối sống đồng thời cũng thể hiện những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân lao động Ca dao, tục ngữ chứa đựng những tinh hoa ứng xử, những quan niệm nhân văn về lối sống, những phẩm chất quý giá của con người và đưa ra những lời khuyên bổ ích về mọi lĩnh vực của cuộc sống có ý nghĩa giáo dục sâu sắc
So sánh trong tục ngữ, ca dao được gọi là thể tỉ Ở thể này, các câu tục
ngữ, ca dao mượn cái này để so sánh với một cái khác, cái được người nói muốn đề cập tới Cái khác dùng để so sánh trong tục ngữ, ca dao vốn rất mộc mạc, đơn giản và vốn hiện hữu trong đời sống hàng ngày Tuy nhiên, hiệu quả của lối nói này lại rất cao, có thể diễn đạt được toàn bộ tư tưởng, tình cảm của
Trang 10người nói một cách ý nhị, hình tượng Chính do vậy, so sánh là biện pháp tu
từ nghệ thuật độc đáo, điển hình trong tục ngữ, ca dao
Tục ngữ, ca dao không chỉ được người dân sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày mà đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn ở bậc học phổ thông và cả ở bậc đại học Do vậy, việc tìm hiểu cơ chế hành
chức và hiệu quả nghệ thuật của phép so sánh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
sẽ giúp quá trình giảng dạy văn học dân gian nói chung và tục ngữ, ca dao nói riêng hiệu quả hơn, khơi gợi niềm yêu thích và tự hào trong người tiếp nhận
về khả năng diễn đạt phong phú của ngôn ngữ dân tộc, của phép tu từ trong văn học trong quá trình giao tiếp
Đã có rất nhiều bài viết cũng như các công trình nghiên cứu về các vấn
đề khác nhau trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan
đến nội dung từ góc độ văn học Tuy nhiên, việc tìm hiểu một cách có hệ thống biện pháp so sánh từ góc độ ngôn ngữ học trong tục ngữ, ca dao cho
đến nay vẫn là vấn đề còn bị bỏ ngỏ Chính do vậy, chúng tôi đã lựa chọn đối
tượng là tục ngữ, ca dao được tập hợp trong cuốn sách “Tục ngữ, ca dao, dân
ca Việt Nam ”, Nhà xuất bản Văn học, 2017 của nhà sưu tầm Vũ Ngọc Phan
để thực hiện đề tài khảo sát Phép so sánh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
cho luận văn của mình
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Khái quát về các công trình kiên quan đến biện pháp so sánh
Nói đến lịch sử nghiên cứu biện pháp so sánh, đầu tiên phải nhắc đến tên tuổi của nhà triết học, nhà hùng biện lỗi lạc của Hi Lạp cổ đại Arisstotle
(384- 322 TCN) Trong cuốn Thi học, khi trình bày những cách tu từ chủ yếu,
phổ dụng, Aristotle đã chú ý đến so sánh tu từ và coi đó là một trong những biện pháp được sử dụng rất phổ biến trong văn chương nhằm tăng hiệu quả biểu cảm và thẩm mĩ
Ở Việt Nam, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các phương thức tu từ nói chung trong đó có so sánh tu từ, tiêu biểu như Đinh
Trang 11Trọng Lạc với Giáo trình Việt ngữ (Nxb GD, 1964), 99 phương tiện và biện pháp
tu từ tiếng Việt (Nxb GD, 1996), Phong cách học tiếng Việt (Nxb GD,1998); Cù
Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (Nxb ĐH & THCN, 1983); Hữu Đạt với cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại (Nxb ĐHQGHN, 2001); Nguyễn Thế Lịch (2001), Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt,
Tạp chí Ngôn ngữ số 7&9
Ngoài ra, cũng có luận văn thạc sĩ đề cập đến biện pháp so sánh trong
các tác phẩm văn học tiêu biểu như của Hoàng Thị Tố Quyên (2008), Tìm hiểu
phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan; Hàn Thị Thu
Hường (2010), Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn
Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên, đã hình thành khái niệm cũng như sự phân loại và xác định giá trị của các phương thức tu từ nói chung và phương pháp so sánh tu từ nói riêng Đây là cơ sở lí thuyết mang tính cơ bản để chúng tôi tham khảo trong quá trình khảo sát về biện
pháp so sánh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
2.2 Khái quát các công trình nghiên cứu về tục ngữ, ca dao Việt Nam
Ở Việt Nam, có khá nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về tục ngữ, ca dao từ nhiều góc độ, chủ yếu từ góc độ văn học
Năm 1962, tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong cuốn Văn
học dân gian đã viết “ những liên từ như là, như thể hay giống như hay được
sử dụng để thể hiện mối quan hệ về hình ảnh giữa chủ thể sự vật với những sự vật, hiện tượng tự nhiên được sử dụng làm đối tượng so sánh” Đó là lời nhận
xét mang tính tổng quát cho ca dao dân tộc (ca dao người Việt và ca dao dân tộc thiểu số)
Năm 1995, GS Đỗ Bình Trị với cuốn sách Phân tích tác phẩm văn học
dân gian có viết “chất liệu so sánh chẳng lấy đâu xa mà chủ yếu là cảnh vật thiên nhiên làng quê và những vật gần gũi trong lao động và sinh hoạt hàng ngày”, “hình ảnh so sánh thường giản dị mà giàu sức gợi cảm vì nó tạo âm
Trang 12vang trong lòng người, được người ta góp phần đẩy sức gợi cảm của nó đi xa, sâu hơn trong miền kí ức”
Một số luận án, luận văn đã viết về chủ đề tục ngữ, ca dao Năm 2000
trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống có bài nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Nở với tựa đề: “Hình ảnh "Thân em…" trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu
Long” Trong bài viết này, tác giả đi sâu vào phân tích ba hình ảnh so sánh
đặc trưng trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long (cá rô mề, bèo, trái bần)
đưa ra nhận xét về sự phong phú của hình ảnh so sánh ba miền trong biểu hiện thân phận người phụ nữ cũ và đưa ra cấu trúc đầy đủ của phép so sánh
Trong bài viết Nghệ thuật so sánh trong ca dao dân ca một số dân tộc
vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên (2009), đăng trên tạp chí khoa học, trường
ĐHSP Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan đi vào phân tích giá trị của nghệ thuật so sánh với việc khắc họa nhân vật trên hai phương diện là ngoại hình
và nội tâm
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát một cách hệ thống về các dạng (mô hình) cấu trúc
so sánh và giá trị nghệ thuật của các mô hình so sánh mang tính tự nhiên, sơ khai trong kho tàng tục ngữ, ca dao của cha ông từ góc độ ngôn ngữ học, luận văn hướng tới mục đích làm rõ đặc điểm ấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của phép so sánh trong tục ngữ, ca dao người Việt từ đó khẳng định giá trị của phép so sánh trong văn học dân gian
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, luận văn thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng một cơ sở lí thuyết giúp triển khai các nội dung khác được
đề ra trong luận văn;
- Tiến hành thống kê , phân loại khoảng 500 câu tục ngữ, ca dao trong
cuốn "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan (Nxb Văn học,
Trang 132017) có chứa nội dung so sánh nhằm phân tích các biểu hiện cụ thể về đặc điểm hình thái - cấu trúc của biện pháp so sánh;
- Phân tích giá trị nghệ thuật nổi bật của biện pháp so sánh trong việc thể hiện đời sống hàng ngày trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, so sánh sẽ được tìm hiểu với tư cách là một biện
pháp tu từ nhìn từ góc độ ngôn ngữ học và cả phong cách học
Luận văn lấy đối tượng là các câu tục ngữ, ca dao chứa nội dung so
sánh trong cuốn "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan (Nxb
Văn học, 2017) để tiến hành phân tích các đặc điểm hình thái - cấu trúc và giá trị nghệ thuật của biện pháp so sánh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu văn học dân gian, chúng tôi nhận
thấy cuốn "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan (Nxb Văn
học, 2017) là sưu tầm chọn lọc những câu tục ngữ, ca dao mang tính mộc mạc, mang sắc thái và đặc điểm dân gian truyền thống nên luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ là những câu tục ngữ, ca dao cổ truyền thống hình thành, lưu truyền cho đến hết thời kì phong kiến ở Việt Bên cạnh đó, qua tìm hiểu một số tài liệu về phong cách học, có thể thấy nhiều công trình nghiên bao gộp cả so sánh tu từ và so sánh logic Kết hợp tham khảo một số nghiên cứu về các biện pháp tu từ trong đó có so sánh ở các thể loại văn học dân gian như ca dao, chúng tôi hướng đến tìm hiểu so sánh tu từ, mà không bao gộp cả
so sánh logic Hơn nữa, đề tài của chúng tôi là phép so sánh tu từ trong tục ngữ, ca dao Do đó, chúng tôi áp dụng kiến thức so sánh tu từ để hoàn thành
đề tài luận văn
Với lí do đó, chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát phép so sánh tu từ được
vận dụng trong cuốn "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam" trên
Trang 145 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng và mục đích nghiên cứu , chúng tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây
5.1 Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn Phương pháp này đi sâu vào miêu tả để khái quát các kiểu cấu trúc so sánh, chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa cùng các vai trò của chúng trong xây dựng hình tượng nghệ thuật trong các câu tục ngữ, ca dao có chứa nội dung so sánh và làm nổi bật giá trị nhận thức, giá trị nghệ thuật mà phương pháp này đem lại cho người tiếp nhận văn bản nghệ thuật
5.2 Thủ pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được sử dụng đầu tiên để khảo sát, thống kê tần số
xuất hiện và phân loại các kiểu so sánh trong trong cuốn "Tục ngữ, ca dao,
dân ca Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan (Nxb Văn học, 2017) từ đó có được tư
liệu để phân tích, miêu tả, nhận xét,đánh giá những kiểu loại hình thức, đặc trưng về giá trị biểu đạt của đối tượng nghiên cứu
5.3 Thủ pháp so sánh , đối chiếu
Luận văn sử dụng thủ pháp so sánh, đối chiếu để so sánh đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của cái được so sánh và cái đem ra làm chuẩn để so sánh trong gần 300 mẫu câu dữ liệu có sử dụng phép so sánh thống kê từ cuốn
"Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan (Nxb Văn học, 2017)
6 Đóng góp của luận văn
6.1 Về mặt lí luận
Luận văn nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống theo cách tiếp nhận liên ngành ngôn ngữ học – văn học về phép so sánh trong cuốn
trong cuốn "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan (Nxb Văn
học, 2017) Những kết quả thu được sẽ góp phần vào việc nghiên cứu phương tiện tu từ ngữ nghĩa này sâu hơn ở những công trình khoa học tiếp theo
Trang 156.2 Về mặt thực tiễn
Luận văn sẽ góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu phong cách văn học dân gian từ nhiều phương diện khác nhau Đồng thời luận văn cũng góp thêm vào hướng tiếp cận mới trong việc nghiên cứu các tác phẩm văn chương nghệ thuật đó là con đường khảo sát đi từ thủ pháp nghệ thuật tới phân tích giá trị nội dung Cách tiếp cận mới này cũng giúp ích cho quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn trong các cấp học
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn của chúng tôi gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1 Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài
Đây là chương có tính lí luận làm nhiệm vụ định hướng cho toàn bộ luận văn, làm tiền đề để khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả các kiểu so sánh ở chương tiếp theo Trong chương một, luận văn đặc biệt chú trọng đến các quan
niệm của giới nghiên cứu về so sánh và đưa ra quan niệm của luận văn về biện
pháp so sánh Đồng thời chương này cũng có nhiệm vụ xác định khái niệm về từ loại, cụm từ cũng như các khái niệm liên quan tục ngữ, ca dao
Chương 2 Cấu trúc của phép so sánh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
Chương này có nhiệm vụ phân tích đặc điểm hình thái - cấu trúc của các yếu tố trong cấu trúc so sánh và tiến hành phân loại các kiểu so sánh dựa vào: cấu trúc so sánh, quan hệ ngữ nghĩa giữa cái cần so sánh và cái được dùng làm chuẩn để so sánh, mục đích của so sánh và đặc điểm ngữ nghĩa trong cái được dùng làm chuẩn để so sánh
Chương 3 Nội dung của phép so sánh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
Vai trò của phép so sánh trong việc phản ánh đời sống xã hội trong gần
300 mẫu câu dữ liệu có sử dụng phép so sánh thống kê từ trong cuốn "Tục
ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan (Nxb Văn học, 2017)
Từ cơ sở lí thuyết của chương 1, kết quả của chương 2, chương 3 có nhiệm vụ làm nổi bật giá trị của biện pháp so sánh trong văn học dân gian Việt Nam
Trang 16Tác giả Hồng Dân đã chỉ ra phép so sánh là biện pháp tu từ được hình thành trên cơ sở liên tưởng tương đồng của ít nhất hai đối tượng và được nêu
một cách công khai với quan niệm: “Nếu liên tưởng đến nét giống nhau giữa
hai đối tượng được nêu ra một cách công khai, ta có phép so sánh” [3; 3]
Tác giả Bùi Tất Tươm cũng cho rằng: “ So sánh tu từ là sự đối chiếu
hai hay nhiều đối tượng khác loại , giống nhau một thuộc tính nào đó nhằm biểu hiện một cách hình ảnh, biểu cảm đặc điểm của một đối tượng”
[26;233] Khái niệm này mở rộng hơn về đối tượng trong phép so sánh : hai hay nhiều đối tượng khác loại
Trong khi đó, Nguyễn Thế Lịch lại cho thấy điều kiện cần của một phép so sánh là phải có từ hai đối tượng, trong đó có một đối tượng được so sánh và đối tượng làm chuẩn để thực hiện so sánh đối tượng cần được so
sánh, diễn đạt với định nghĩa : “ So sánh là đưa một vật ra xem xét sự giống
nhau, khác nhau, sự hơn kém về một phương diện với một vật khác được xem
là chuẩn, có thể không phải là một mà là nhiều sự vật, nhiều thuộc tính được
so sánh”[14;62]
Còn tác giả Cù Đình Tú lại tập hợp của các quan điểm đã nêu với quan
niệm : “So sánh tu từ là một cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng
Trang 17cùng có một dấu hiệu chung nào đấy ( nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [27; 175] Có thể nói, quan niệm so sánh
của tác giả Cù Đình Tú mang tầm khái quát hơn
Như vậy, qua nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra một vài đặc điểm của phương thức so sánh như sau:
- So sánh là việc đối chiếu một phương diện nào đó của ít nhất hai sự vật hiện tuợng
- Những sự vật hiện tượng đưa ra đối chiếu phải khác loại
- Những sự vật hiện tuợng đưa ra đối chiếu phải có nét tương đồng sâu xa nào đó trong những ngữ cảnh nhất định mà giác quan có thể nhận biết được
- Đối chiếu để tìm ra các nét giống nhau và khác biệt giữa các đối tượng so sánh và được so sánh
1.1.1.2 Cấu trúc so sánh
Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc so sánh Trong đó mô hình cấu trúc so sánh tu từ của tác giả Nguyễn Thế Lịch được xem là hoàn chỉnh hơn và khơi nguồn tìm kiếm các biến thể của phép so sánh tu từ Tác giả Nguyễn Thế Lịch phác thảo mô hình cấu trúc so sánh gồm bốn yếu tố như sau:
Yếu tố 4 : Yếu tố chuẩn
Sự vật A Thuộc tính chung Từ so sánh Sự vật B – thuộc
tính của B
Trong mô hình cấu tạo hoàn chỉnh của so sánh tu từ trên tác giả chú trọng đến vai trò của yếu tố thứ hai : yếu tố cơ sở so sánh
Trong Phong cách học tiếng Việt năm 1998 [dt(21);92] Đinh Trọng Lạc
đã phân loại phép so sánh thành sáu dạng cấu trúc so sánh
- A + t + tss + B : Đây là dạng thức đầy đủ nhất gồm bốn yếu tố :
A : Đối tượng được so sánh
Trang 18t : Tính chất, trạng thái của A được so sánh
tss: Từ dùng để biểu thị quan hệ so sánh
B : Đối tượng làm chuẩn so sánh
Anh ra đi cay đắng như gừng,
Trang 19Ngoài sáu dạng thức trên, tác giả Nguyễn Thế Lịch còn khảo sát tỉ mỉ
sự thể hiện của cấu trúc so sánh trong thực tế để bổ sung bốn dạng thức nữa,
đó là:
- Dùng các động từ biểu thị hành động đè bẹp bằng vũ lực:
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
- Thể hiện quan hệ so sánh bằng cân đo:
Làm người phải đắn phải đo Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu
(ca dao)
- Dùng cách đối lập giữa hai câu và mâu thuẩn trong từng câu
(nghịch dụ):
Có cha có mẹ thì hơn Không cha không mẹ như đàn không dây
(ca dao)
- Dùng cách đặt hai sự vật cạnh nhau:
Ai về Hà Tĩnh thì về Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen
Bên cạnh việc đưa ra các kiểu cấu trúc so sánh trên, trong Phong cách
học tiếng Việt năm 1999, tác giả Đinh Trọng Lạc lại đưa ra thêm các dạng so
sánh khác Chúng bao gồm:
- So sánh chìm ( tức so sánh vắng yếu tố 2)
Má tựa ánh sao
- So sánh đối chọi ( tức so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng)
Gái thương chồng, đương đông buổi chợ Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm
(Ca dao)
Trang 20Như vậy, mô hình cấu trúc so sánh nghệ thuật của tác giả Nguyễn Thế Lịch là một trong những mô hình hoàn chỉnh và mang đến hiệu quả cho người nghiên cứu về so sánh nghệ thuật
1.1.2 Các kiểu quan hệ so sánh
Về phương diện phân loại các kiểu quan hệ so sánh, các tác giả phần lớn đều nhìn nhận so sánh ở mặt cấu trúc, thì Đào Thản lại nhìn nhận phép so sánh ở mặt nội dung và tiến hành phân chia các quan hệ so sánh dựa vào mục đích Tác giả đưa ra 8 kiểu quan hệ so sánh như sau:
Trang 21Ngọc nào bằng tay em
Tác giả Hữu Đạt thì dựa vào cả hai tiêu chí hình thức và nội dung của
phép so sánh để phân loại “Khi xem xét phép so sánh, chúng ta có thể dựa
vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó” [19, tr296] Theo đó
sẽ có các kiểu quan hệ so sánh như sau:
- So sánh ngang bằng Ví dụ:
Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ
Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa
(Vườn thành phố - Lưu Quang Vũ)
- So sánh hơn – kém Ví dụ:
Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường Nguồn ánh sáng đến muôn đời chẳng tắt Vượt cao hơn sự chết vẫn soi đường
Trang 221.1.3 Quan niệm của luận văn về phép so sánh
Như đã trình bày ở trên, phép so sánh được nhiều nhà phong cách học
đề cập đến, và ở các tác giả cách quan niệm, cách trình bày về thủ pháp này
có những điểm giống và khác nhau Để thuận lợi cho việc tìm hiểu và phân tích phép so sánh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, chúng tôi sẽ tạm đưa ra ở
đây một định nghĩa “để làm việc” về phép so sánh như sau: “So sánh là lối
nói đem đối chiếu một đối tượng(sự vật hoặc hiện tượng) này với một đối tượng(sự vật hoặc hiện tượng) khác có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài hoặc tính chất bên trong, nhằm mục đích diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng đó”
Để phân loại so sánh, luận văn dựa cả vào hai tiêu chí nội dung và hình thức Do đó, luận văn sẽ đi tìm hiểu các kiểu so sánh sau:
(i) Theo cấu trúc:
+ A - A: trừu tượng - trừu tượng
(iii) Theo trường ngữ nghĩa của B
- Các từ, cụm từ liên tưởng chỉ loài vật
- Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị thực vật
- Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị đồ dùng sinh hoạt và lao động
- Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị những hiện tượng tự nhiên
- Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị không gian
- Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị con người
Trang 23(iiii) Theo mục đích
- So sánh để đánh giá, nhận xét
- So sánh để miêu tả
- So sánh để bộc lộ cảm xúc
1.2 Khái quát về từ loại và cụm từ
1.2.1 Khái quát về từ loại
1.2.1.1 Danh từ
Theo tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” “danh
từ là thực từ có ý nghĩa thực thể (ý nghĩa sự vật hiểu rộng) kết hợp được (về phía sau) với các từ chỉ định (này, nọ) và thường ít khi tự mình làm vị ngữ
(thường phải đứng sau từ là)”.(I;11)
Từ loại danh từ là một lớp lớn và đa dạng về ý nghĩa khái quát, về khả năng kết hợp, về công dụng thực tiễn, nên thường được phân ra thành những lớp nhỏ theo những tiêu chuẩn khác nhau, thích hợp ở từng bước phân loại
a) Danh từ riêng: Danh từ riêng là chỉ tên riêng của người hoặc vật
Kết hợp hạn chế với các từ chỉ số lượng và các từ chỉ định ( chỉ từ) Các danh
từ riêng chỉ người hay chỉ vật ( địa danh) đều được phân biệt bằng cách viết
hoa theo những quy định chung của chữ tiếng Việt hiện nay
b) Danh từ chung: là từ chỉ tên chung của một chủng loại sự vật, có tính
khái quát, trừu tượng, không có mối liên hệ đơn nhất giữa tên gọi và vật cụ thể được gọi tên Bao gồm các loại: danh từ tổng hợp hay tổng thể, danh từ trừu
tượng, danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật đơn thể
b1) Danh từ tổng hợp:
- Là tiểu loại danh từ gộp các sự vật khác nhau nhưng gần gũi với nhau, thường đi đôi với nhau hợp thành một sự vật Chúng không kết hợp trực tiếp với số từ, không kết hợp với danh từ chỉ đơn vị cá thể nhưng có thể kết hợp
với các từ chỉ tổng thể ( tất cả, cả, toàn thể, hết thảy ), và các từ chỉ đơn vị tổng thể ( bộ, đàn, tốp )
Trang 24- Về cấu tạo, danh từ tổng hợp có cấu tạo theo kiểu từ ghép đẳng lập, có thể
có một tiếng mờ nghĩa hoặc một tiếng có gốc thuộc ngôn ngữ khá ( như đất
nước, quần áo, xe cộ, ) hoặc từ láy ( máy móc, bạn bè, gai góc, )
b2/ Danh từ trừu tượng
– Chúng chỉ các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần ( không thể cảm nhận bằng giác quan)
Ví dụ : tư tưởng, thái độ, quan điểm, lập trường
– Chúng có thể kết hợp trực tiếp với các từ có ý nghĩa số lượng ( số từ hoặc
lượng từ): hai, ba, những, các, vài
Ví dụ: hai quan điểm, một thái độ, vài ý nghĩ, những nỗi buồn
b3/ Danh từ chỉ đơn vị:
Đây là một tiểu loại danh từ rất đa dạng, bao gồm các lớp từ không
thuần nhất Nó có khả năng kết hợp trực tiếp sau số từ, lượng từ, không có một từ nào chen vào giữa
Nhóm danh từ chỉ đơn vị tự nhiên Đó là các danh từ chỉ rõ dạng tồn tại tự
nhiên của sự vật như: con, tấm, bức, cái, chiếc, ngôi, hòn, đứa, thằng; có những danh từ chỉ loại lâm thời như: người, ông, bà, cô, bác, anh, chị, em , cây, quả,
lá, ngọn Các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên mang màu sắc hình tượng và biểu
cảm
Nhóm danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước: (thường đứng ở vị trí trung
gian giữa số từ và danh từ chỉ chất liệu), ví dụ: cân, tạ, lít, yến, mét, sào, mẫu,
cốc, thúng, bó, chai, ly
b4/ Danh từ chỉ sự vật đơn thể
Các danh từ này chỉ các sự vật có thể tồn tại thành từng đơn thể Các sự vật đó là người ( hay bộ phận cơ thể người), động vật, cây cối, đồ vật và cả các vật thể tự nhiên
VD: công nhân, học sinh, chân, tay, gà, chó lợn, cam, táo, chuối, xe, nhà,
đường, mương
Trang 25Chúng thường kết hợp với các từ chỉ số lượng thông qua một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ( loại từ) Vì vậy chúng còn được quy vào nhóm danh từ đếm được ( gián tiếp) hoặc nhóm các danh từ biệt loại ( chỉ các sự vật được phân loại nhờ các danh từ chỉ các đơn vị tự nhiên)
1.2.1.2 Động từ
“ Động từ là thực từ có ý nghĩa quá trình (bao gồm ý nghĩa hành động, trạng thái động) và trạng thái tĩnh, hiểu như là đặc trưng trực tiếp của sự vật,
hiện tượng, kết hợp được (về phía trước) với các từ hãy, đừng, chớ và thường
trực tiếp làm vị ngữ trong câu” ( Ngữ pháp tiếng Việt – Diệp Quang Ban)
Dựa vào bản chất nghĩa – ngữ pháp của động từ, ta có thể chia động từ thành hai loại lớn: Những động từ độc lập và những động từ không độc lập
a) Nhóm động từ độc lập
Đó là các động từ có thể được dùng một mình trong một chức năng cú pháp của câu Chúng có thể hoàn thành các chức năng cú pháp của câu Chúng có số lượng lớn và bao gồm nhiều tiểu loại
- Nội động từ : loại động từ này chỉ hoạt động, trạng thái tự thân, không tác động đến một đối tượng nào khác Ví dụ: đi, đứng, nằm, ngồi, nghỉ ngơi,
lo lắng, hồi hộp
Nội động từ gồm các nhóm nhỏ tiêu biểu như:
+ Nhóm động từ trạng thái tâm lí, sinh lí: băn khoăn, hồi hộp, lo sợ,
đau đớn,
+ Nhóm chỉ tư thế: đứng, nằm, quỳ, ngồi,
+ Nhóm chỉ sự di chuyển: đi, chạy, bò, bay, nhảy, bơi,
+ Nhóm động từ chỉ quá trình: chảy, rơi, cháy, rụng, úa, héo, chết, + Nhóm chỉ trạng thái tồn tại : còn, có, biến, mất, hết, mọc, lặn, tàn,
- Ngoại động từ: là động từ chỉ những hoạt động có chuyển đến, tác động đến một đối tượng nào đó Các ngoại động từ có thể chia tác thành các nhóm nhỏ:
Trang 26+ Các động từ tác động: đánh người, đóng một cái tủ, xé rách quyển
sách,
+ Nhóm động từ chỉ hoạt động phát nhận: thường cần hai bổ ngữ Ví
dụ: cho, biếu, tặng, bán, nhận, vay, mua
+ Các động từ chỉ hoạt động cầu khiến, sai khiến: loại này cũng cần hai
bổ ngữ Ví dụ: cấm, bảo, bắt buộc, kêu gọi, đề nghị, xin, ép, khuyên, để
+ Các động từ chỉ sự di chuyển đối tượng trong không gian: kéo
thuyền, ném đá,
+ Các động từ chỉ hoạt động kết nối các đối tượng như: nối, hòa, trộn,
pha, liên kết, kết hợp,
+ Các động từ chỉ hoạt động đánh giá đối tượng
+ Các động từ chỉ hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, suy nghĩ, nói
năng: biết, nghĩ, nói, nhận thấy, phát biểu
b) Nhóm động từ không độc lập
Đó là những động từ thường không dùng một mình để làm thành phần câu mà phải dùng với một từ khác ( có cả động từ khác) hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ Bao gồm:
- Nhóm động từ tình thái: chỉ sự cần thiết: ( cần, nên, phải, cần phải…), chỉ khả năng ( có thể, không thể, chưa thể…), chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí (
định, toan, nỡ, dám…), chỉ tình thái về mong muốn ( mong, muốn, ước, tưởng, ngỡ…), chỉ tình thái về sự tiếp thu chịu đựng ( bị, mắc, phải, được…)
- Nhóm động từ chỉ sự biến hóa Ví dụ: làm, trở thành, hóa, hóa ra
- Nhóm động từ chỉ quan hệ: đồng nhất ( là, làm…), quan hệ sở hữu (
có, gồm, thuộc, bao gồm ), quan hệ so sánh ( như, bằng, hơn, kém, giống, )
- Nhóm động từ chỉ diễn tiến của hoạt động: bắt đầu, tiếp tục, thôi,
ngừng, bỏ, kết thúc,
1.2.1.3 Tính từ
Tính từ là thực từ có ý nghĩa tính chất hiểu như là đặc trưng trực tiếp
của sự vật, hiện tượng kết hợp được về phía trước với các từ rất, cực kì, hơi,
Trang 27khí, quá ; hoặc về phía sau với các từ lắm, quá, cực kì, ; thường làm định
ngữ, và vị ngữ trong câu
Căn cứ vào ý nghĩa khái quát của các tiểu phạm trù, có thể phân biệt hai loại tính từ
- Các tính từ biểu hiện các đặc điểm về chất Đó là các nhóm tính từ:
chỉ màu sắc: xanh, đỏ, , ; chỉ kích thước, hình dáng: to, nhỏ, lớn, bé, ; chỉ mùi vị: cay, đắng, ngọt, bùi, ; chỉ tính chất vật lí: cứng, mềm, căng, ; chỉ phẩm chất của sự vật: tốt, xấu, hay, dở, xinh, đẹp, ; chỉ đặc điểm tâm lí: hiền,
ác, dữ, điềm đạm, , ; chỉ đặc điểm sinh lí: khỏe, yếu, mạnh, cường tráng, ;
chỉ đặc điểm trí tuệ: ngu, đần, thông minh, lanh lợi,
– Các tính từ chỉ đặc điểm về lượng: cao, thấp, nông, sâu, rộng, hẹp,
Căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa mức độ các
thành tố phụ, có thể phân biệt hai nhóm tính từ
- Các tính từ chỉ đặc điểm, tính chất có thang độ khác nhau Tùy theo thang độ của các đặc điểm tính chất mà các tính từ đó có thể kết hợp với các
thành tố phụ khác nhau: hơi, khá, khí, rất, vô cùng, cực kì
– Các tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt theo các thang độ khác
nhau Các tính từ này không chỉ kết hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ Có
hai loại:
+ Các tính từ chỉ tính chất được phân hóa thành hai cực rõ rệt, giữa hai
cực đó không có các thang độ chuyển tiếp như: đực/cái, trống/ mái, riêng/
chung, công/tư
+ Các tính từ được cấu tạo theo phương thức ghép trong đó các hình vị
đi sau vừa sắc thái ý nghĩa cho hình vị đi trước vừa chỉ mức độ cao nhất của
đặc điểm tính chất mà hình vị đi trước biểu hiện Ví dụ: xanh lè, cao ngất,
thơm phức, đỏ au, nhỏ xíu,
1.2.1.4 Đại từ
Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ Nghĩa của đại từ là biểu thị các quan hệ định vị bao hàm cả nghĩa trỏ và thay thế Đại từ nói chung có thể đảm nhận được các chức năng cú pháp của thực từ được thay thế
Trang 28a) Đại từ để trỏ
- Đại từ trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô): tôi, tao, tớ, ta, mày, nó, hắn,
chúng tôi, chúng mày, chúng bay, họ, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, chủ tịch, bác sĩ, sếp
- Đại từ trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu,…
- Đại từ trỏ hoạt động, tính chất: thế, vậy…
b) Đại từ để hỏi
- Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, nào (cái gì, cái nào)…
- Đại từ để hỏi về số lượng: bao giờ, bao lâu, mấy, bao nhiêu, bao lăm
- Đại từ để hỏi về hoạt động tính chất: sao, vì sao, nào, thế nào, ra sao…
từ chỉ sự vật hay một động từ, tính từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, quan
hệ đứng sau, và cả hai cùng gộp lại để chỉ một sự vật (chẳng hạn cái nhà, cây
tre, con mèo, người thợ, niềm vui, cuộc họp, vẻ đẹp ) Ở đây chúng ta chỉ bàn
đến kiểu thành tố chính ở phần trung tâm như vừa nêu, không bàn đến những trường hợp thuộc kiểu khác như tổ hợp hai danh từ có quan hệ bình đẳng
Trong phần phụ trước người ta đã xác định được ba vị trí khác nhau sắp xếp theo một trật tự nhất định Ở phần phụ sau thường nhận ra được hai vị trí
có trật tự ổn định Phần phụ trước cụm danh từ chuyên dùng chỉ mặt số lượng của sự vật nêu ở trung tâm, phần phụ sau chủ yếu dùng chỉ mặt chất lượng của sự vật nêu ở trung tâm
Trong câu cụm danh từ có thể thực hiện các chức năng như chức năng của danh từ
Trang 29- Làm chủ ngữ Ví dụ:
Tất cả những cái tôi đọc để nghiền ngẫm chỉ là một số rối loạn khô khan
(Nguyễn Hồng)
- Làm vị ngữ ( thường khi có sự kết hợp với từ là) Ví dụ:
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc quan trọng và cần thiết
- Làm bổ ngữ cho động từ hoặc tính từ ( tức là làm thành tố phụ đi sau)
Ví dụ:
Dần không chịu mặc cái áo dài của mẹ chồng
(Nam Cao)
- Làm định ngữ ( thành tố phụ sau) cho một danh từ khác Ví dụ:
Mỗi năm hai kì, việc doanh thương của ông dân biểu Tạ Đình Hách
được đem ra tính sổ ( Vũ Trọng Phụng)
- Làm trạng ngữ Ví dụ:
Những năm còn đi học ở trường làng, nó hay bị thầy giáo phạt
Ngoài ra cụm danh từ còn có thể đảm nhiệm chúc năng của các thành phần khác trong câu: thành phần đễ ngữ, thành phần chú giải,
Các thành tố phụ của cụm động từ có thể chia được thành hai loại : thành tố phụ là các phụ từ và thành tố phụ là các thực từ Thành tố phụ phụ từ chuyên biểu thị mối quan hệ của hành động, trạng thái, nêu ở động từ - thành tố chính với thời gian và biểu thị cái trạng thể của hành động, trạng thái, (tức là khả năng, kết quả, sự chuyển đổi, tình trạng của hành động, trạng thái) Thành tố phụ thực từ có tác dụng mở rộng nội dung ý nghĩa của hành động, trạng thái, nêu ở động từ - thành tố chính, cụ thể là cho biết cách
Trang 30thức, môi trường không gian, thời gian, đối tượng chịu tác dụng của động từ làm thành tố chính hay tác dụng đến động từ làm thành tố chính
Tại phần phụ trước cụm động từ, tập hợp chủ yếu loại thành tố phụ là phụ từ chỉ mối quan hệ với thời gian, tại phần phụ sau tập hợp chủ yếu các thành tố phụ thực từ mở rộng nội dung động từ - thành tố chính Như vậy, có thể nói, về cơ bản phần phụ trước của cụm động từ có tác dụng định tính mối quan hệ về thời gian và thể trạng của hành động, trạng thái nêu ở động từ thành tố chính Phần phụ sau về cơ bản có tác dụng mở rộng nội dung từ vựng của động từ - thành tố chính
Trong câu, cụm động từ có thể thực hiện chức năng của các thành phần câu:
Trang 31Cấu tạo chung của cụm tính từ cũng gồm có ba phần : phần trung tâm, phần phụ trước, phần phụ sau
Các thành tố phụ của cụm tính từ gồm có hai loại : thành tố phụ là phụ
từ và thành tố phụ là thực từ
Phần lớn những thành tố phụ là phụ từ xuất hiện ở cụm động từ đồng
thời cũng có thể làm thành tố phụ trong cụm tính từ Cụ thể như : đã, sẽ đang,
vừa, cũng, đều, mới, vẫn, cứ, cùng, với tư cách thành tố phụ trước ; rồi với
tư cách là thành tố phụ sau Một vài thành tố phụ có tác dụng đánh dấu từ loại động từ, không thể xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện với những điều kiện nhất định
ở cụm tính từ, như hãy, đừng (thành tố phụ trước), đã (thành tố phụ sau)
Trong câu, cụm tính từ có thể đảm nhiệm chức năng của nhiều thành phần câu:
Trang 32Cụm từ chủ - vị có hình thức cấu tạo bề ngoài giống như hai thành phần chính của một câu độc lập Có thể nói về cơ bản câu đơn có hình thức cấu tạo thế nào thì cụm chủ vị có hình thức cấu tạo như thế
Mấy tấm cửa kính buồng Huệ Chi thỉnh thoảng lại rung rung làm trong
nhà vang lộng hẳn lên (Nguyên Hồng)
- Làm vị ngữ trong câu Ví dụ:
Cây cam này quả to và ngọt lắm
(Nguyễn Minh Châu)
- Cụm C-V còn có thể đảm nhiệm vai trò một vế trong câu ghép Ví dụ:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo đại thoái vị
Trang 33Trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” ( 1965), Vũ Ngọc Phan
định nghĩa : “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét,
một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê phán”[182,
39] Còn Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên lại viết: “Tục ngữ là những câu nói
ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỉ [26, tr.244] trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam
Tục ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, hình thức cấu trúc tương đối ổn định, có khả năng tạo câu một cách độc lập dưới dạng lời nói, có chức năng thông báo,
có ý nghĩa khái quát cao, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ Đây là một thể loại văn học ra đời rất sớm, có số lượng phong phú và sức sống lâu bền Nó tấm gương phản chiếu mọi biểu hiện của đời sống dân tộc, mọi quan niệm của nhân dân về các hiện tượng lịch sử xã hội,
về đạo đức, tôn giáo Trong đời sống và tư duy, tục ngữ thể hiện và hướng dẫn kinh nghiệm về cách nhìn nhận, bình giá, ứng xử, thực hành các hiện tượng Trong ngôn ngữ, tục ngữ làm đẹp, làm sâu sắc thêm lời nói, giúp mọi người diễn đạt cả những điều khó diễn đạt hoặc không tiện nói ra trực tiếp.Tục ngữ là một di sản hết sức quý báu cần được lưu truyền và gìn giữ
1.3.2 Khái niệm về ca dao
Trong quyển Tổng hợp văn học dân gian người Việt tập ( tập 15 ca
dao) do Nguyễn Xuân Kính làm chủ biên đã lượt thuật về nguồn gốc sự ra đời của ca dao Theo tác giả, trong dòng văn học dân gian đã tồn tại những hình thức văn nghệ được gọi người dân gọi bằng các từ ca, hát, hò…
Ra đây mà hát mấy câu Được thua thua được cho nhau bằng lòng Như vậy, trong dân gian chưa có những tên gọi mang tính khái quát cao để chỉ các hiện tượng và hoạt động ca hát.[7;15]
Căn cứ theo những tài liệu tham khảo, tác giả Nguyễn Xuân Kính cho rằng thuật ngữ ca dao đến từ các nhà nho qua quá trình sưu tầm, biên soạn những
Trang 34câu hát thôn dã đó Cùng với sự vận động của xã hội, con người ngày càng có khuynh hướng thưởng thức ca dao giống như thưởng thức văn học viết
Tác giả Nguyễn Xuân Kính đưa ra quan niệm về ca dao như sau : “ Ca
dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về mặt phong cách” [7;56]
Như vậy từ những thông tin mà tác giả Nguyễn Xuân Kính đã cung cấp
có thể kết luận: Ca dao là thuật ngữ văn học để chỉ những khúc hát của người bình dân được sáng tác ra nhằm phục vụ đời sống tinh thần
Dương Quảng Hàm lại cho rằng: Ca dao là thơ dân gian, có nội dung trữ tình và trào phúng, bao gồm hàng loạt những lời như đã trình bày Người
ta có thể hát, ngâm, đọc ( và cả xem bằng mắt sau khi ca dao đã được ghi chép lại)
Còn theo tác giả Lê Chí Quế: “ Ca dao là những bài có hoặc có chương
khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc ( thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý, và diễn đạt tình cảm”[32;tr 216]
Bên cạnh các quan niệm trên, tác giả Đinh Gia Khánh quan niệm: “ Ca
dao vốn là thuật ngữ Hán- Việt Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy…Hoặc ngược lại
là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca”[9;tr.436]
Qua các định nghĩa trên có thể nhận ra thuật ngữ “ca dao” được hiểu là
“ câu hát dân gian không có điệu có khúc nhất định”[19] hoặc ca dao là “ thơ
dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một nhịp điệu nhất định”[9;19]
1.4 Vũ Ngọc Phan và việc sưu tầm tục ngữ, ca dao
1.4.1 Đôi nét về nhà sưu tầm Vũ Ngọc Phan
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8/9/1902, mất ngày 14/6/1987 Quê ở làng Đông Cảo huyện Gia Bình nay là xã Đông Cửu, huyện Gia Lương tỉnh Bắc
Ninh Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho giáo lâu đời Vũ
Trang 35Ngọc Phan là một trong số những nhà phê bình xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại Các tác phẩm của ông thực sự có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn đối với văn học nửa đầu thế kỷ XX cho đến nay…
Thuở nhỏ Vũ Ngọc Phan học chữ Hán rồi chuyển qua chữ Pháp Năm
1929, ông đỗ tú tài toàn phần và được Toàn quyền Pháp lúc bấy giờ bổ làm quan Nhưng với năng khiếu văn học nảy sinh từ sớm, với tư tưởng tự do không thích gò mình vào cuộc sống công chức, ông đã chọn và bắt đầu cuộc đời dạy học tư, viết báo, viết văn và dịch sách
Trong gần 60 năm đeo đuổi nghiệp văn, nhà văn Vũ Ngọc Phan đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ về sáng tác, dịch thuật, đặc biệt về nghiên cứu, phê bình văn học Có thể chia quá trình hoạt động văn học - nghệ thuật của nhà văn Vũ Ngọc Phan thành hai giai đoạn, đó là trước và sau Cách mạng Tháng Tám
Trước Cách mạng, ông tập trung việc viết báo, dịch thuật, nghiên cứu, phê bình văn học viết…, ông đã cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí như: Pháp Việt, Văn học, Nhật Tân, Phổ thông bán nguyệt san, Sông Hương Ngoài hàng trăm bài báo có giá trị, ông đã dịch, phóng tác nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết nổi tiếng từ tiếng Anh và tiếng Pháp sang tiếng Việt, có thể kể đến như: “Đảo giấu vàng” (Stenvenson), “Anna Karenina” (Tolstoi), “Ivanhoe” (Water Scott)… Ông được coi là người đi đầu trong việc dịch thuật và giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của nền văn học thế giới tới độc giả Việt Nam Đặc biệt với tâm huyết và trách nhiệm của người cầm bút yêu nước, nặng lòng với dân tộc, ông bền bỉ, kiên trì hoàn thành bộ sách “Nhà văn hiện đại” (Phê bình văn học) gồm 4 quyển Sách dày hơn 1000 trang, in rải ra trong 4 năm mới xong, do nhà xuất bản Tân Dân ấn hành Bằng phương pháp mới mẻ tiếp thu từ việc nghiên cứu văn học phương Tây, ông tập trung khảo sát kỹ lưỡng trên văn bản tác phẩm, đưa ra những ý kiến nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật, vị trí của 79 nhà văn Việt Nam hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ thuộc các thể loại: thơ, tiểu thuyết, ký, khảo cứu phê bình, kể từ những
Trang 36nhà văn viết hồi mới có chữ quốc ngữ đến những tác giả mới xuất hiện từ đầu thập kỷ 40 Công trình mang dáng dấp của một bộ văn học sử về một chặng đường của văn học Việt Nam giai đoạn từ cận đại chuyển sang hiện đại và phát triển mạnh mẽ từ những năm 30 của thế kỷ XX Ông có nhiều nhận xét tinh tường và xác đáng về đặc sắc tư duy, bút pháp của từng nhà văn cùng kiểu văn của mỗi cây bút, dự đoán về con đường phía trước của họ Cuốn sách, qua thời gian, vẫn luôn thu hút sự tìm đọc của công chúng, bởi chúng giúp họ nhận chân diện mạo và đội ngũ tác giả của nền văn học Việt Nam hiện đại non trẻ cùng bút lực phê bình dồi dào, tư duy khoa học minh triết của
Vũ Ngọc Phan Ngoài ra, ông còn viết, biên soạn các cuốn sách “ Nhìn sang láng giềng” (1941) ); “Thi sĩ Trung Nam” (1942); “Con đường mới của thanh niên” ( 1944)
Sau Cách mạng Tháng Tám, Vũ Ngọc Phan viết cho Tạp chí Tiền Phong, tham gia Đoàn văn hóa kháng chiến khu IV, rồi hoạt động trong Hội văn nghệ Việt Nam Từ 1954 đến khi mất, ông chuyên tâm làm nghiên cứu văn học trong Ban Văn - Sử - Địa rồi Viện Văn học Từng là Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam
Thành tựu nổi bật của Vũ Ngọc Phan ở chặng đường sau thuộc về lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Ông cho xuất bản các công trình lớn như “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” (1956); “Truyện cổ Việt Nam” (1955) rồi “Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam” (chủ biên, 1961), “Hợp tuyển văn học Việt Nam” (chủ biên, 1972) Các tập sách “Truyện cổ dân gian Việt Nam” và “Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt Nam” là bộ sưu tập truyện cổ không chỉ riêng của tộc Kinh mà còn của các dân tộc ít người khác
Để hoàn thành những công trình nghiên cứu đầy tâm huyết, nhà nghiên cứu
Vũ Ngọc Phan đã phải đi tới nhiều vùng miền, dày công sưu tập, thu thập cả những làn điệu dân ca cổ của các dân tộc ít người Những tác phẩm, công trình nghiên cứu, sưu tầm của ông đã để lại là những kinh nghiệm rất bổ ích, góp phần thúc đẩy những bước đi lên của ngành nghiên cứu văn hóa dân gian
Trang 37nước nhà Không những thế, nhà văn Vũ Ngọc Phan còn là người khai sinh ra thuật ngữ “văn học dân gian” mà trước kia người ta vẫn quen gọi là văn học bình dân, văn chương truyền khẩu…Vũ Ngọc Phan là một tấm gương lao động không biết mệt mỏi Ông đã “chạy đua với thời gian” khi viết tác phẩm cuối cùng - Hồi ký “ Những năm tháng ấy” khi đã hơn 80 tuổi
Năm 1996, nhà văn Vũ Ngọc Phan được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những công trình biên soạn về văn học dân gian tiêu biểu của ông Những đóng góp cho nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam hiện đại và văn học dân gian Việt Nam của ông thật xứng đáng với sự vinh danh cao quý này
1.4.2 Vài nét về cuốn "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam"
Cuốn khảo luận, sưu tầm, hệ thống gần 1.000 trang “Tục ngữ - Ca dao - Dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan được biên soạn từ năm 1953 ở Việt Bắc
và hoàn thành xuất bản lần đầu tiên vào năm 1956 Đây là cuốn sách vô cùng giá trị, cho đến nay được tái bản 14 lần Công trình gồm 6 phần, mỗi phần có nhiều mục, mỗi mục là một bài tiểu luận hoặc cả phần tiểu luận và phần tác phẩm ca dao, tục ngữ Phần thứ nhất đề cập đến nội dung và hình thức nghệ thuật của tục ngữ, ca dao, dân ca và mối liên quan giữa những thể loại vần vè của văn họ dân gian với văn học thành văn Phần thứ hai là quan hệ thiên nhiên Phần thứ ba là quan hệ xã hội Phần thứ tư là dân ca Phần thứ năm là Tục ngữ, ca dao của đồng bào miền núi và cuối cùng là phần kết Trong cuốn sách Vũ Ngọc Phan đã đề cập khá nhiều vấn đề, nêu định nghĩa về thành ngữ, tục ngữ; phân biệt ca dao với dân ca, nêu rõ nội dung và hình thức của các thể
loại này Ông cũng bàn về thực chất của “ca dao lịch sử”, chỉ ra mặt hạn chế
về tư tưởng của người nông dân trong ca dao, tục ngữ, giới thiệu nguồn gốc,
mô tả hình thức diễn xướng của nhiều loại dân ca Bằng cách viết giản dị, ông
đã giúp những người mới tiếp xúc với văn học dân gian hiểu được tương đối
dễ dàng những vấn đề lý luận
Trang 38Tiểu kết chương 1
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Phép so sánh trong tục ngữ, ca dao của Việt Nam” Để có cơ sở lí thuyết nghiên cứu đề tài chúng tôi đã kế thừa những lí thuyết sau:
Trước hết, chúng tôi trình bày lí thuyết về phép so sánh với những vấn
đề về khái niệm so sánh, cấu trúc của phép so sánh cùng các kiểu quan hệ so
sánh Trong phần này chúng tôi đã đưa ra khái niệm về phép so sánh “So
sánh là lối nói đem đối chiếu một đối tượng(sự vật hoặc hiện tượng) này với một đối tượng(sự vật hoặc hiện tượng) khác có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài hoặc tính chất bên trong, nhằm mục đích diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng đó”cùng việc phân loại so sánh
dựa cả vào hai tiêu chí nội dung và hình thức
Bên cạnh đó, chúng tôi tìm hiểu các lí thuyết về từ loại, cụm từ và lí thuyết về tục ngữ, ca dao cùng việc giới thiệu về nhà sưu tầm Vũ Ngọc Phan
và cuốn “ Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” của ông Từ đó chúng tôi có cơ
sở để tập trung đi sâu tìm hiểu những vấn đề về phép so sánh trong tục ngữ,
ca dao Việt Nam
Trên cơ sở những lí thuyết trên, chúng tôi sẽ tiến hành thống kê, phân loại, phân tích và mô tả các phép so sánh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam theo các nội dung tương ứng với hai chương như sau:
- Đặc điểm cấu trúc của phép so sánh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
- Đặc điểm ngữ nghĩa của phép so sánh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
Trang 39CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA PHÉP SO SÁNH
TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM
2 1 Đặc điểm hình thái cấu trúc của phép so sánh
2.1.1 Đặc điểm hình thái - cấu trúc của yếu tố được so sánh (A)
Theo việc sử dụng phép so sánh, cấu trúc của A cũng như của B hết sức phong phú và đa dạng A và B có khi là đơn vị từ vựng, có khi lại là cụm
từ hoặc tiểu cú Đây là những đơn vị được cho sẵn trong ngôn ngữ, có cấu trúc chặt chẽ, có tính độc lập cao, có khả năng tái hiện khi tạo lập câu và có thể được đưa vào từ điển - chứ không phải là loại các đơn vị tự do được tạo ra trong lời nói
Bảng 1: Thống kê số lượng các kiểu kết cấu của A trong ca dao
và tục ngữ Việt Nam trong cuốn “ Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”
của Vũ Ngọc Phan như sau
Trang 40Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy:
- Trong tục ngữ, ca dao của Việt Nam kết cấu A là đại từ được sử dụng nhiều nhất ( 27,7%) còn ít nhất là đoản ngữ tính từ ( 1,9%)
- Trong các loại đoản ngữ, đoản ngữ danh từ (21,4%) được tác giả dân
gian sử dụng sử dụng nhiều hơn cả sau đó là cụm chủ vị ( 17,2%)
2.1.1.1.Yếu tố được so sánh (A) là từ loại
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ thống kê, phân loại bốn trường hợp sau:
A là danh từ, A là động từ, A là tính từ và A là đại từ trong đó kết cấu A là đại từ được sử dụng nhiều nhất (27,7%), tiếp đó đến danh từ (11,3%) và ít nhất là động
từ (7,1%) Tuy nhiên nhìn vào bảng thống kê có thể thấy kết cấu A là các danh
từ, động từ, tính từ được các tác giả dân gian sử dụng khá đồng đều
- A là danh từ:
1/ Con gái như thể hàng săng,
Bán thì muốn bán biết rằng mời ai!
2/ Trong lưng chẳng có một đồng, Lời nói như rồng cũng chẳng ai nghe
3/ Đàn ông nằm với đàn bà, Như lụa như lĩnh, như chông như chà
4/ Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió được chăng hỡi đèn?
- A là động từ:
1/ Tham giàu đã thấy giàu chưa?
Vừa ăn vừa khóc như mưa tháng hè
2/ Nhớ chàng như vợ nhớ chồng, Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây
3/ Những nghèo béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày
4/ Còn duyên như tượng tô vàng Hết duyên như tổ ong tàn ngày mưa