kĩ lưỡng về các biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi với những dấu hiệu nhận biết; Nguyễn Văn Khang với “Ngôn ngữ học xã hội” và “Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt”, đã
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐINH THỊ NGỪNG
“XƯNG HÔ CỦA CÁC NHÂN VẬT NỮ TRONG HÀNH VI CẦU KHIẾN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN LÊ LỰU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp
HẢI PHÒNG - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả đƣợc nêu ra trong luận văn là trung thực và chƣa từng có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này của mình
Hải Phòng, tháng năm 2018
Tác giả
Đinh Thị Ngừng
Trang 4
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa đào tạo sau đại học - Trường Đại học Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến đơn vị công tác của tôi là trường THPT Bạch Đằng, các đồng chí trong Ban giám hiệu, tổ chuyên môn đã tạo điều kiện, sắp xếp thời gian biểu cho tôi hoàn thành khóa học của mình
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn học viên lớp Cao học Ngôn ngữ K7 đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này
Hải Phòng, tháng năm 2018
Tác giả
Đinh Thị Ngừng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1 Khái quát chung về giao tiếp 8
1.1.1 Khái niệm giao tiếp 8
1.1.2 Khái niệm giao tiếp ngôn ngữ 8
1.1.3 Các nhân tố tham gia hoạt động giao tiếp 8
1.2 Vai giao tiếp và chiến lược giao tiếp 10
1.2.1 Một số quan điểm về vai giao tiếp 10
1.2.2 Các phương tiện thể hiện vai giao tiếp 10
1.2.3 Chiến lược giao tiếp 11
1.3 Ngôn ngữ và giới 11
1.3.1 Khái niệm về giới tính và giới 11
1.3.2 Giới tính nhìn từ góc độ ngôn ngữ 12
1.4 Xưng hô trong giao tiếp 15
1.4.1 Khái niệm xưng hô 15
1.4.2 Hệ thống các từ xưng hô trong tiếng Việt 16
1.4.3 Chức năng của từ xưng hô 19
1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề xưng hô 19
1.5 Hành động cầu khiến – Hành động nói tiêu biểu trong tiếng Việt 24
1.5.1 Khái niệm hành động cầu khiến 24
1.5.2 Tiêu chí nhận diện hành động cầu khiến 26
1.5.3 Phân loại hành động cầu khiến 27
Trang 61.5.4 Biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi và điều kiện để có hành động cầu khiến29
1.5.5 Cách sử dụng hành động cầu khiến 31
Tiểu kết chương 1 34
CHƯƠNG 2 CÁC HÀNH VI CẦU KHIẾN CỦA NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU 36
2.1 Một số hành động cầu khiến của nhân vật nữ 36
2.1.1 Sử dụng nhiều hành động cầu khiến thiên về lí trí 36
2.1.2 Sự thể hiện những hành cầu khiến trung hòa 39
2.1.3 Sử dụng các hành động cầu khiến thiên về tình cảm 43
2.1.4 Một số hành động cầu khiến đặc biệt 48
2.2 Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động cầu khiến 49
2.2.1 Cầu khiến qua những lời thoại trực tiếp 54
2.2.2 Cầu khiến dưới hình thức một câu hỏi 54
2.2.3 Cầu khiến dưới hình thức một câu trần thuật 55
2.3 Sự khác biệt về giới chi phối hành động cầu khiến 55
2.3.1 Vai xã hội chi phối hành động nói năng 55
2.3.2 Những nét đặc trưng của nữ giới trong hành động cầu khiến 61
Tiểu kết chương 2 65
CHƯƠNG 3 CÁCH XƯNG HÔ TRONG HÀNH VI CẦU KHIẾN CỦA NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU 67
3.1 Từ xưng hô trong hành vi cầu khiến 67
3.1.1 Sử dụng danh từ để xưng hô 67
3.1.2 Các hình thức xưng hô khác 72
3.1.3 Sử dụng đại từ nhân xưng 74
3.2 Sử dụng từ xưng hô linh hoạt theo mức độ tình cảm 76
Tiểu kết chương 3 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
BTNVTM Biểu thức ngữ vi tường minh BTNVNC Biểu thức ngữ vi nguyên cấp
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
1.4 Bảng thống kê các đại từ nhân xưng thường dùng để
xưng hô trong giao tiếp bằng tiếng Việt 16 1.5.3 Bảng phân loại hành động cầu khiến của Đào Thanh Lan 28 1.5.5 Mô hình hóa cấu trúc hành động cầu khiến trực tiếp 32
2.1 Thống kê từ xưng hô trong các hành động cầu khiến của
các nữ nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu 36
3.1 Thống kê từ xưng hô trong các hành động cầu khiến của
các nhân vật nữ trong hành vi cầu khiến của Lê Lựu 67
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Sự tác động của giới trong ngôn ngữ
Bàn về ngôn ngữ và giới là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của ngôn ngữ xã hội Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuy dựa trên một hệ thống chung nhưng vẫn có sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ
nhìn từ góc độ giới Trước R Lakoff, E Sapir đã chỉ ra “sự khác biệt trong từ
vựng & phong cách của nam và nữ khi giao tiếp bằng tiếng Anh” Nghiên
cứu của R Lakoff về ngôn ngữ và giới trong cuốn “Language and woman’s
place” cũng chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ của phụ nữ gồm đặc điểm về ngữ âm,
đặc điểm từ ngữ và đặc điểm của ngữ pháp cùng cách sử dụng ngôn từ có
khác với nam giới
Nói chung, nữ giới trong giao tiếp có những thế mạnh riêng của mình để
đạt được hiệu quả trong giao tiếp hơn là nam giới theo kiểu “lạt mềm buộc
chặt” Với khẳng định vai trò của nữ giới trong giao tiếp, trong luận văn này
chúng tôi tập trung nghiên cứu cách xưng hô của nhân vật nữ trong hành vi cầu khiến từ góc độ tác động của giới Từ đó khẳng định được vị thế, vai trò của người phụ nữ, đánh giá cao nữ giới xét về phương diện ngôn ngữ học
1.2 Hành động cầu khiến
Hành động cầu khiến là một nhóm hành động ngôn từ tiêu biểu trong tiếng Việt Có rất rất nhiều công trình nghiên cứu về hành động cầu khiến
Nguyễn Thị Thuận cho rằng “Nghiên cứu hành động cầu khiến sẽ có ý nghĩa
thực tiễn về lí luận hữu ích để nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến hành động giao tiếp” [39, tr.188] Như vậy, hành động cầu khiến không chỉ được
khẳng định với tư cách là hành động nói năng phổ biến trong cách nói năng của cộng đồng, mà việc nghiên cứu hành động này còn giúp ta có được một khuôn mẫu để tìm hiểu các hành động ngôn ngữ khác
Trong cuộc sống, chúng ta cũng bắt gặp khá nhiều những hành động
thuộc nhóm cầu khiến Những hành động cầu khiến như: Yêu cầu, ra lệnh,
Trang 10cấm, đề nghị, xin, van, cầu, lạy, nhờ,…
Hành động cầu khiến dù ít hay nhiều cũng đe dọa đến thể diện đối với người nghe Do vậy, phép lịch sự trong khi thực hiện các hành động cầu khiến cũng được quan tâm, vì nó quyết định hiệu quả giao tiếp Mỗi hành động nói năng khi kết hợp với các từ xưng hô khác nhau lại có những hiệu quả giao tiếp khác nhau Trong hành động cầu khiến cũng vậy, hiệu quả giao tiếp phụ thuộc khá nhiều vào việc lựa chọn các từ xưng hô Chính vì thế mà trong luận văn, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cách kết hợp các từ xưng hô trong các hành động cầu khiến dưới tác động của nhân tố giới Cụ thể là cách nữ giới sử dụng
từ ngữ xưng hô khi thực hiện hành động cầu khiến Với nghiên cứu của mình, chúng tôi muốn hướng tới việc lựa chọn từ ngữ trong giao tiếp sao cho phù hợp, nhằm tăng thêm hiệu quả trong giao tiếp Từ đó, củng cố thêm các vấn
đề có liên quan đến xưng hô trong hội thoại, đặc biệt là xưng hô trong hành trong hành động cầu khiến
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về hành động cầu khiến như công trình nghiên cứu của J L Austin (1962), công trình nghiên cứu của S Evrin-Tripp (1976) Và sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến công trình nghiên cứu
với cái tên “Speech acts” của J Searle Trong công trình nghiên cứu của
mình sau khi nêu ra rất nhiều tiêu chí để nhận diện hành động ngôn trung, L
Searle đã tập trung vào một số tiêu chí chính sau: Đích ở lời; Hướng khớp
ghép lời với hiện thực; Trạng thái tâm lí được biểu hiện; Nội dung mệnh đề
Từ các tiêu chí này tác giả đã phân hành động ngôn từ thành năm loại là: Tái
hiện; Cầu khiến; Cam kết; Biểu cảm; Tuyên bố Cách phân chia của J Searle
được xem là khá khoa học và được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận
Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều tác giả nghiên cứu về hành động ngôn từ
và cách xưng hô Người đầu tiên chúng tôi thấy cần phải kể đến là Đỗ Hữu Châu, một người đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu vấn đề hành động ngôn
từ; Nguyễn Đức Dân với công trình “Ngữ dụng học”, tác giả đã phân tích khá
Trang 11kĩ lưỡng về các biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi với những dấu hiệu nhận
biết; Nguyễn Văn Khang với “Ngôn ngữ học xã hội” và “Ứng xử ngôn ngữ
trong giao tiếp gia đình người Việt”, đã chỉ ra sự tác động của nhân tố giới
đến ngôn ngữ nói chung và từ xưng hô nói riêng; Đỗ Thị Kim Liên với “Giáo
trình ngữ dụng học”; Đào Thanh Lan với” Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến” Trong công trình nghiên cứu, Đào Thanh Lan đã tập trung vào
phương diện ngữ pháp và ngữ nghĩa của hành động cầu khiến Tác giả cũng đưa ra những tiêu chí nhận diện và phân loại hành động cầu khiến là mức độ
cầu và khiến; Tác giả Vũ Thanh Hương cho rằng“ Một câu có động từ vị ngữ
ở kiểu cấu trúc mệnh lệnh được coi là câu cầu khiến” (Dẫn theo Nguyễn Thị
Thuận [39, Tr.192]); Nguyễn Thị Thuận với “Giáo trình ngữ dụng học”, đã
đi vào nghiên cứu vấn đề từ góc độ ngữ dụng học; Nguyễn Thị Thanh Ngân
có “Các hành động cầu khiến tiếng Việt”, trong công trình nghiên cứu của
mình, khi nghiên cứu hành động cầu khiến, tác giả đã đưa ra căn cứ để xác lập hành động cầu khiến là điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành; ngoài ra
luận án tiến sĩ của Lê Thanh Kim “Từ xưng hô & cách xưng hô trong các
phương ngữ tiếng Việt”, …
Điểm lại một số công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng hành động cầu khiến và cách sử dụng từ xưng hô không phải là một vấn đề mới, đó là một vấn đề được khá nhiều tác giả nghiên cứu Tuy nhiên, vấn đề xưng hô trong hành động cầu khiến của nữ giới thì vẫn chưa được đề cập đến Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn của mình, chúng tôi sẽ kế thừa và vận dụng những công trình nghiên cứu đã có
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 12của các nhân vật nữ (không phân biệt lứa tuổi hay nghề nghiệp) Chúng tôi hy vọng rằng, nghiên cứu nhỏ bé của mình sẽ góp vào việc nghiên cứu hành động ngôn từ tiếng Việt nói chung dưới ảnh hưởng của nhân tố giới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài để làm cơ sở
lí luận
- Tiến hành khảo sát ngữ liệu, rút ra từ một số tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu mà chúng tôi chọn lựa như đã nêu ở phần trên Qua việc khảo sát các ngữ liệu này, chúng tôi thống kê được các phát ngôn của nhân vật nữ có chứa hành động cầu khiến sau đó nhận xét, phân tích, miêu tả các hành động cầu khiến đó trong mối quan hệ giữa Sp1 và Sp2
- Đi sâu vào nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu cách sử dụng các từ xưng hô của nhân vật nữ trong từng hành động cầu khiến cụ thể và đánh giá hiệu quả giao tiếp của việc vận dụng linh hoạt các từ xưng hô đó
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Xưng hô của các nhân vật nữ
trong hành vi cầu khiến trong tiểu thuyết của Lê Lựu”
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Hành động cầu khiến là một hành động khá phổ biến trong nói năng của người Việt Nói đến hành động cầu khiến là đề cập đến một phạm trù khá rộng của ngôn ngữ Tuy nhiên trong phạm vi hạn hẹp của luận văn, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát, xem xét cách vận dụng các từ xưng hô của nhân vật nữ trong hành động cầu khiến trong tiểu thuyết của Lê Lựu Cụ thể trong luận văn này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu chiến lược sử dụng các từ xưng hô của người nói (Sp1) để ràng buộc người nghe (Sp2), đáp ứng lợi ích cho bản thân Sp1; Đồng thời chúng tôi cũng nhắc đến khả năng từ chối của Sp2 trong quá trình tham gia giao tiếp
Trang 13Các tiểu thuyết của Lê Lựu:
Lê Lựu chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát, cách xưng hô của nhân vật nữ trong hành động cầu khiến trong hai tác phẩm sau:
- Thời xa vắng (2005), NXB Văn hóa thông tin
- Sóng ở đáy sông (2017), NXB Thanh niên
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Thủ pháp thống kê phân loại
- Phương pháp thống kê phân loại, chúng tôi sử dụng khi tiến hành khảo sát ngữ liệu trong các tiểu thuyết của Lê Lựu để tìm ra các phát ngôn chứa hành động cầu khiến của các nhân vật nữ
- Phương pháp này cũng được sử dụng khi chúng tôi tiến hành tìm hiểu cách sử dụng từ xưng hô của nhân vật nữ trong các hành động cầu khiến Từ
đó, chúng tôi có thể phân chia ra thành các tiểu loại xưng hô để tiếp tục nghiên cứu hiệu quả trong việc vận dụng linh hoạt các từ xưng hô đó của nhân vật nữ khi giao tiếp để đạt được đích giao tiếp của mình
5.2 Phương pháp miêu tả kết hợp phương pháp phân tích diễn ngôn
- Chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả sau khi đã tiến hành phương pháp thống kê phân loại Đây là một phương pháp khá tiêu biểu và phổ biến trong nghiên cứu ngôn ngữ học Phương pháp này sẽ giúp những người làm nghiên cứu sẽ đi sâu tìm hiểu và tìm ra được bản chất của đối tượng nghiên cứu Trong luận văn của mình chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích,
Trang 14miêu tả để đánh giá các hành động cầu khiến và cách sử dụng từ xưng hô của các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Lê Lựu
5.3 Phân tích tổng hợp
- Trong luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp khi thực hiện đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng các từ xưng hô trong hành động cầu khiến của nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Lê Lựu
- Trên cơ sở kết quả đã khảo sát, thống kê được chúng tôi phân tích nội dung các phát ngôn cầu khiến và cách xưng hô của các nhân vật nữ đặt trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Từ đó chúng tôi có thể chỉ ra được đặc điểm riêng về ngôn ngữ của nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết của Lê Lựu
6 Vài nét về nhà văn Lê Lựu
Lê Lựu là một nhà văn chuyên viết về tiểu thuyết và truyện ngắn Tuy nhiên ông đăc biệt thành công ở thể loại tiểu thuyết Các tác phẩm của ông đều chan chứa một nỗi niềm canh cánh về cuộc sống Cả cuộc đời cầm bút
của mình, ông chỉ xoay quanh một đề tài, đó là đề tài Tam nông Nhà văn vốn
xuất thân từ tầng lớp nông dân, nên có lẽ đây là lí do mà cả đời nhà văn dành
trọn ngòi bút của mình để viết về các vấn đề Nông nghiệp – Nông thôn- Nông
dân Mỗi tác phẩm của nhà văn là một bức tranh chân thực về cuộc sống
Trong tiểu thuyết “Thời xa vắng”; “Sóng ở đáy sông”, nhà văn không miêu
tả cuộc sống của một cá nhân nào, mà qua tác phẩm nhà văn muốn khái quát lên một thời đại Sau mỗi lời văn chao chát và thật đến mức sống sít lại là một tấm lòng đối với đất với người Trong các tác phẩm của mình, nhân vật nữ cũng được nhà văn khá chú trọng dụng công xây dựng Việc nghiên cứu xưng
hô của nhân vật nữ trong hành động cầu khiến trong một số tiểu thuyết của Lê Lựu, có thể giúp người đọc hiểu thêm về văn phong của nhà văn và một số vấn đề thuộc nội dung tư tưởng của các tác phẩm
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu,kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có cấu trúc 3 chương như sau:
Trang 15Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Trong chương 1 này, chúng tôi đi vào khái quát một số vấn đề có liên quan đến đề tài như: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, vai giao tiếp và các chiến lược giao tiếp, sự tác động của giới trong ngôn ngữ, xưng hô trong giao tiếp và hành động cầu khiến trong ngôn ngữ
Chương 2 Các hành vi cầu khiến của nhân vật nữ trong tiểu thuyết của
Lê Lựu
Chúng tôi tiếp tục triển khai một trong hai vấn đề trọng tâm của đề tài đã nêu ra ở chương 1, đó là nhân tố giới tác động đến ngôn ngữ Cụ thể là chúng tôi nghiên cứu các hành động cầu khiến của các nữ nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu qua việc tiến hành khảo sát ngữ liệu trong hai cuốn tiểu thuyết
của Lê Lựu là “Thời xa vắng” và “Sóng ở đáy sông”
Chương 3 Cách xưng hô trong hành vi cầu khiến của nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết của Lê Lựu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát ngữ liệu về những từ xưng hô trong hành động cầu khiến của các nữ nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết của
Lê Lựu là” Thời xa vắng” và “Sóng ở đáy sông” Qua đó chúng tôi nhận thấy
vẻ đẹp nữ tính của các nữ nhân vật thông qua cách sử dụng từ xưng hô khi các nhân vật nữ thực hiện hành động cầu khiến
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Khái quát chung về giao tiếp
1.1.1 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp có thể hiểu là quá trình trao đổi thông tin giữa ít nhất hai chủ thể giao tiếp diễn ra trong một ngữ cảnh, một tình huống và bằng một hệ thống tín hiệu nhất định Có khá nhiều định nghĩa về giao tiếp, trong đó phải
kể đến định nghĩa của Diệp Quang Ban là định nghĩa mà chúng tôi cho rằng
dễ được sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu: “Giao tiếp được hiểu là quá
trình thông tin diễn ra giữa ít nhất là hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình huống nhất định” [2, tr.18]
1.1.2 Khái niệm giao tiếp ngôn ngữ
Trong quá trình trao đổi thông tin (giao tiếp), các chủ thể giao tiếp có thể
sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau, nhưng ngôn ngữ được sử dụng làm phương tiện chính Chúng tôi đồng ý với quan niệm của Nguyễn Quang
Ninh về giao tiếp ngôn ngữ:” Giao tiếp ngôn ngữ hay còn gọi là giao tiếp
bằng ngôn ngữ là việc thông báo cho nhau, trao đổi với nhau những tin tức nào đó hoặc bộc lộ với nhau những niềm vui nỗi buồn,… Nào đó bằng phương tiện ngôn ngữ” [34, tr.9]
1.1.3 Các nhân tố tham gia hoạt động giao tiếp
Nói đến quá trình giao tiếp không thể không nói đến các nhân tố tham gia giao tiếp: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp
1.1.3.1 Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp gồm người nói, người viết (người phát tín hiệu) và người nghe, người đọc (người nhận tín hiệu) Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp có sự chi phối tương tác qua lại lẫn nhau Khi nói và viết thì nếu người nói và người viết bàn những vấn đề người nghe, người đọc quan tâm và
có hứng thú thì giao tiếp mới đạt hiệu quả và ngược lại Mặt khác để đạt hiệu
Trang 17quả giao tiếp cao người phát tin cần xác định vai giao tiếp của mình với người nhận tin để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất Như vậy, hiệu quả giao tiếp không chỉ phụ thuộc và người nói mà phụ thuộc rất nhiều vào người nghe
1.1.3.2 Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm các yếu tố không gian, thời gian, bối cảnh
xã hội, tâm lí, văn hóa, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, mà ở đó hoạt động giao tiếp diễn ra Hiểu một cách rộng, hoàn cảnh giao tiếp bao gồm từ hoàn cảnh xã hội đến hoàn cảnh tự nhiên, từ hoàn cảnh tâm lí chung của cộng đồng đến bối cảnh lịch sử, Hiểu theo cách hẹp, nó bao gồm các yếu tố: thời gian, địa điểm, hình thức giao tiếp, tình trạng sức khỏe, những sự việc xảy ra xung quanh, tồn tại trong quá trình giao tiếp Có thể nói hoàn cảnh giao tiếp
có ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp, nó vừa là bối cảnh sản sinh ra hoạt động giao tiếp vừa là cơ sở để lĩnh hội hoạt động giao tiếp
1.1.3.3 Nội dung giao tiếp
Nội dung giao tiếp chính là mảng hiện thực được các nhân vật giao tiếp
đề cập tới trong quá trình giao tiếp Nội dung giao tiếp là những sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội hay là những hiện thực thuộc về thế giới nội tâm của con người Nội dung giao tiếp có thể là thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng ngày hoặc cũng có thể là những thế giới hư ảo, hoang đường do con người tưởng tượng ra Tuy nhiên không phải lúc nào người nói, người viết cũng thể hiện được hết tất các các ý định của mình vào trong ngôn bản vì rất nhiều yếu tố chi phối như khả năng sử dụng ngôn từ, hoàn cảnh giao tiếp, tình trạng tâm lí của người phát tin và người nhận tin, Do đó, giữa ngôn bản và
nội dung dự kiến ban đầu bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định
1.1.3.4 Mục đích giao tiếp
Có nhiều mục đích giao tiếp khác nhau tùy thuộc vào từng hoạt động
giao tiếp cụ thể Có thể quy tụ lại các mục đích sau: Mục đích thông tin; Mục
đích bộc lộ tình cảm và quan hệ liên nhân; Mục đích hành động
Có những cuộc hội thoại có chủ đích trước như cuộc họp cơ quan,đàm
Trang 18phán ngoại giao,… Tuy nhiên, không phải lúc nào các cuộc hội thoại cũng có mục đích từ trước, ví dụ như những cuộc tán gẫu với bạn bè
1.1.3.5 Phương tiện và cách thức giao tiếp
Con người giao tiếp có thể tiến hành bằng các phương tiện khác nhau, tuy nhiên ngôn ngữ được sử dụng làm phương tiện giao tiếp chủ yếu
Con người có thể thực hiện các hoạt động giao tiếp bằng nhiều cách thức giao tiếp khác nhau như bằng lời nói hay bằng văn bản, bằng thơ hay văn xuôi, trực tiếp hay gián tiếp…
1.2 Vai giao tiếp và chiến lược giao tiếp
1.2.1 Một số quan điểm về vai giao tiếp
Đỗ Hữu Châu quan niệm rằng, cuộc đối thoại thông thường là sự luân phiên giữa vai người nói (SP1) và vai người nghe (SP2)
Nguyễn Văn Khang cho rằng để có thể giao tiếp được với nhau, các nhân vật tham gia giao tiếp phải xác nhận “vai” của mình dựa trên mối quan hệ qua lại nhất định nào đó
Còn theo Nguyễn Thiện Giáp “Các nhà ngôn ngữ học đã dùng thuật ngữ
vai giao tiếp để biểu hiện vị thế xã hội của nhân vật hội thoại Có thể nói vai giao tiếp là cơ sở mà các nhân vật hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu hiện
vị thế xã hội của mình trong giao tiếp” [10, tr.96]
Điểm chung của các quan niệm này là đều nhận thấy rằng vai giao tiếp được tạo nên dựa trên các mối quan hệ xã hội, tức là xác định vai giao tiếp dựa vào vị thế xã hội của từng đối tượng tham gia giao tiếp
1.2.2 Các phương tiện thể hiện vai giao tiếp
Vai giao tiếp được thể hiện thông qua các phương tiện tham gia giao tiếp như:
+ Thông qua các cử chỉ, điệu bộ, khoảng cách không gian, tiếp xúc cơ thể, vẻ mặt, ánh mắt,… Tất các các phương tiện này được gọi chung là phương tiện phi ngôn ngữ Đồng thời, các phương tiện phi ngôn ngữ bao giờ cũng thể hiện thái độ, tình cảm của các nhân vật tham gia giao tiếp
Trang 19+ Ngoài các yếu tố cử chỉ điệu bộ, ánh mắt,… vai giao tiếp còn thể hiện thông qua các yếu tố kèm lời (độ gằn, độ to, độ nhỏ của giọng nói,…) và ngôn ngữ
Tùy thuộc vào mối quan hệ với đối tượng giao tiếp người nói có thể lựa chọn vai giao tiếp và các phương tiện phi ngôn ngữ cho phù hợp khi giao tiếp
1.2.3 Chiến lược giao tiếp
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Chiến lược giao tiếp là phương châm và các
biện pháp sử dụng các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thể diện của người tham gia giao tiếp” [10, tr.34]
Chiến lược giao tiếp là một loạt những biện pháp tạo thuận lợi cho cuộc giao tiếp thành công và làm cho hành động của người nói phù hợp với chuẩn mực xã hội Cuộc giao tiếp thành công khi người nói vừa truyền tải được thông tin vừa phải tuân thủ chuẩn mực văn hóa được xã hội chấp nhận
1.3 Ngôn ngữ và giới
1.3.1 Khái niệm về giới tính và giới
Giới tính (Sex) là một thuật ngữ của ngành sinh học để chỉ sự khác biệt
về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới Con người khi mới sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính
Giới (Gender) chỉ “lớp người trong xã hội phân theo một đặc điểm rất
chung nào đó, về nghề nghiệp, địa vị xã hội,v v.” [dẫn theo 28, tr.389] Giới
là mối quan hệ và tương quan giữa địa vị xã hội của nữ giới và nam giới trong một bối cảnh cụ thể Nghĩa là giới nói lên vai trò, trách nhiệm và quyền lợi
mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động và phân chia các nguồn lợi ích cá nhân Do được quy định bởi các yếu tố xã hội nên giới và các quan hệ của giới không giống nhau và không mang tính bất biến, vai trò và hành vi xã hội của mỗi giới thay đổi khi các điều kiện qui định về chúng thay đổi
Vấn đề giới/ giới tính là một chủ đề rất lớn liên quan đến nhiều mặt của đời sống con người như nhận thức, thói quen, hành vi ứng xử, xã hội, văn hóa, …
Trang 20“Giới tính có hàm ý không chỉ trong quan hệ về chủng tộc, trong tầng bậc xã hội, pháp luật và thói quen, thể chế giáo dục mà còn tác động đến tôn giáo, giao tiếp xã hội, phát triển xã hội và nhận thức, vai trò trong gia đình
và công sở, phong cách xử sự, quan niệm về cái tôi, phân bố nguồn lực, các giá trị thẩm mĩ và đạo dức và nhiều lĩnh vực khác nữa” (Sally Me Connell
Ginet) (dẫn theo, Nguyễn Văn Khang [21, tr.243])
Như vậy có thể nói rằng, vấn đề về giới là một vấn đề đã được các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác nhau nghiên cứu như nhân chủng học, sử học, ngôn ngữ học,… Nói cách khác, vấn đề giới có thể được xem xét, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó có góc độ của ngôn ngữ học
1.3.2 Giới tính nhìn từ góc độ ngôn ngữ
Con người giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ, ngôn ngữ không chỉ có chức năng phản ánh thực tại xã hội mà còn có chức năng củng cố và duy trì tồn tại xã hội Từ góc độ về giới, chúng ta có thể nhận thấy, ngôn ngữ không chỉ phản ánh quan niệm, cách nhìn nhận về giới của con người mà còn có thể tác động vào việc thay đổi nhận thức của con người về giới
Có khá nhiều các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và giới, tuy nhiên phải chờ đến đầu thế kỉ XX, những ấn tượng về sự khác biệt giới trong ngôn ngữ mới được dẫn ra một cách cụ thể như E.d.Sapir, R Lakoff, O.Jersperson… Một trong những công trình nghiên cứu có giá trị phải kể đến là nghiên cứu của
R Lakoff
* Trong cuốn sách “Language and woman’s place” R Lakoff chỉ ra đặc
điểm ngôn ngữ của phụ nữ bao gồm:
+ Thứ nhất, về ngữ âm, ngôn ngữ của phụ nữ có những đặc điểm sau:
- Phát âm chuẩn hơn nam giới
- Phụ nữ sử dụng khá đa dạng cao độ và ngữ điệu trong phát ngôn, họ sử dụng cách thể hiện cường điệu hóa, dùng trong dấu “…” mà Lakoff gọi là cách nói nhấn âm
Trang 21- Phụ nữ thích dùng ngôn điệu khi nói các câu trần thuật
+ Thứ hai, về từ vựng, ngôn ngữ của phụ nữ thường là:
- Phụ nữ dùng từ chỉ màu sắc nhiều và chính xác hơn nam giới
- Phụ nữ có vốn từ vựng phong phú hơn một số lĩnh vực phù hợp với nữ giới như nấu nướng, may vá
- Phụ nữ ưa sử dụng các từ đệm, từ cảm thán dạng trung tính nhẹ nhàng
- Phụ nữ thường dùng các từ do dự
- Đối với các từ thiên về bộc lộ cảm xúc hơn là cung cấp thông tin
- Phụ nữ thường dùng các từ tăng cường để nhấn mạnh như so, very, really,…
+ Thứ ba, về ngữ pháp, cách giao tiếp, ngôn ngữ của phụ nữ có những đặc điểm sau:
- Phụ nữ ưa sử dụng câu hỏi đính kèm, nhằm thuyết phục và làm mềm hóa phát ngôn
- Phụ nữ thường đưa ra những yêu cầu ở dạng kết hợp và gián tiếp để thể hiện tính lịch sự
Ví dụ: Tôi phân vân rằng liệu có làm phiền bạn không khi tôi mượn cuốn
sách đó
- Phụ nữ thường sử dụng một số từ và cấu trúc well, you know,… nghe có
vẻ như một lời phân trần, một hành vi rào đón để giảm áp lực của thông tin
- Phụ nữ thường dùng nhiều cách nói mang tính ghi lễ (lịch sự) như please, thank you,… Và các hình thức cầu khiến phức hợp
R Lakoff đã lí giải sự khác biệt này như sau:
(i) Do tâm lí xã hội khác nhau ở từng giới
(ii) Do tâm lí chung của xã hội và trở thành tiêu chuẩn đối xử với việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới
(iii) Ngay từ khi còn là một bé gái, phụ nữ đã được dạy cách ăn nói như vậy Không thể phủ nhận những giá trị trong công trình nghiên cứu của R.Lakoff được xem là đặt nền móng trong nghiên cứu phong cách của nữ
Trang 22giới Tuy nhiên, R Lakoff mới chỉ quan tâm đến ngôn ngữ của phụ nữ trong tiếng Anh Mĩ, và ở những phụ nữ tầng lớp trung lưu da trắng
* Nghiên cứu sau R.Lakoff đã nhận thấy sự khác biệt giới cũng thể hiện hiện ở chiến lược giao tiếp mà mỗi giới sử dụng trong giao tiếp xưng hô, trong các hành động ngôn từ như khen, chê, hỏi, cầu khiến,…
Trong khi nam giới thích dùng các câu khẳng định, yêu cầu, ra lệnh thì
nữ giới lại ưa dùng câu phối hợp xin- yêu cầu- ra lệnh Nữ giới ít khi ra lệnh thẳng thắn như nam giới mà ra lệnh một cách lịch sự, không yêu cầu một cách công khai và thể hiện yêu cầu một cách kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt và kiên quyết
* Ở Việt Nam, cũng có không ít công trình nghiên cứu về giới của một
số tác giả như: Bùi Thị Minh Yến (1990), Vũ Thị Thanh Hương (1999), Nguyễn Thị Thanh Bình (2000, 2003), Lương Văn Hy (2000),Nguyễn Văn
Khang,… Trong đó phải kể đến công trình Ngôn ngữ học xã hội những vấn đề
cơ bản (1999) và Ngôn ngữ học xã hội (2014), được coi là sự tiếp nối, hoàn
chỉnh cả về mặt lí thuyết và thực tế ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam của tác
giả Nguyễn Văn Khang Trong giáo trình này, tác giả khẳng định, “mối quan
hệ giữa giới tính và ngôn ngữ không chỉ cần được xem xét ở các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, sự khác nhau mà nó còn liên quan đến hàng loạt vấn đề như sinh học, địa vị, vai trò trong gia đình cũng như trong xã hội của mỗi giới” [21, Tr.243]
Như vậy có thể thấy rằng, sự hình thành nên phong cách ngôn ngữ của mỗi giới có sự góp mặt của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan như tầm quan trọng của thiên chức, thân phận, vị thế xã hội, quan niệm của xã hội, tính cách của mỗi giới Vì thế ngoài những điểm chung mang tính khái quát của ngôn ngữ cả hai giới thì vẫn có một thứ ngôn ngữ mà chỉ giới này dùng hoặc chỉ để nói về giới này mà không hoặc để nói về giới kia và ngược lại Tác giả cũng nhấn mạnh, sở dĩ có sự khác nhau của ngôn ngữ mỗi giới là do những nguyên nhân căn bản sau:
Trang 23- Có cấu tạo cơ thể người khác nhau như vị trí của phần ngôn ngữ ở trong não cũng như đặc điểm sinh lý cấu âm của mỗi giới
- Mỗi giới có những lớp từ ngữ riêng chỉ dùng cho giới này mà không dùng cho giới khác
- Ngôn ngữ được mỗi giới sử dụng, cùng một vấn đề nhưng cách diễn đạt của nam giới thường mạnh mẽ hơn cách diễn đạt của nữ giới
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội khi đi trả lời cho câu hỏi “nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ giữa nam
và nữ” đã đưa ra một số kết luận chung như sau:
- Địa vị xã hội của mỗi giới đã tạo ra phong cách ngôn ngữ và sự thể hiện trong ngôn ngữ của mỗi giới
- Vai xã hội cộng với thiên chức cũng đã chi phối đến cách sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, lịch sự hơn đàn ông của nữ giới
- Chiến lược giao tiếp của mỗi giới
- Một hướng tiếp cận khác lại cho rằng có mối quan hệ nội tại giữa trạng thái tâm lí với hiệu ứng của người giao tiếp, nếu phong cách nói năng của nữ giới lịch sự hơn nam giới thì có thể là do khách thể giao tiếp của nữ giới đã làm cho nữ giới phải tạo ra cho mình phong cách nói năng nữ tính
Tóm lại, sự tồn tại yếu tố giới tính trong ngôn ngữ là có thực, nó tồn tại
từ hai chiều: chiều tác động của giới tính đến lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp, và chiều thông qua giao tiếp yếu tố giới tính được bộc lộ
1.4 Xưng hô trong giao tiếp
1.4.1 Khái niệm xưng hô
Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Xưng hô là” Tự xưng
mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau”
Nguyễn Văn Khang cho rằng:” Xưng hô hay xưng gọi là thuật ngữ dùng
để chỉ sự tự gọi tên mình (xưng) và tự gọi tên người khác (hô) Ngay cả khi trong trường hợp vắng mặt (zero) cũng có thể coi là một sự có mặt không
Trang 24hiện hữu mang tải một ý nghĩa nhất định [21, tr.361]
1.4.2 Hệ thống các từ xưng hô trong tiếng Việt
Chúng ta luôn tự hào về sự phong phú và đa dạng của tiếng Việt Nếu đem ra so sánh tiếng Việt với ngôn ngữ khác có thể thấy tiếng Việt có một hệ thống các từ xưng hô rất phong phú Các phương tiện xưng hô trong tiếng Việt có thể phân ra các phương tiện chính sau:
+ Xưng hô bằng đại từ:
- Xưng hô bằng đại từ nhân xưng
- Xưng hô bằng đại từ chỉ định
+ Xưng hô bằng danh từ:
- Xưng hô bằng danh từ chỉ quan hệ thân tộc
- Xưng hô bằng danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp
- Xưng hô tên riêng
+ Xưng hô thay vai
+ Xưng hô bằng các hình thức khác
1.4.2.1 Xưng hô bằng phương tiện đại từ
a Xưng hô bằng đại từ nhân xưng
Bảng 1.4 Bảng thống kê các đại từ nhân xưng thường dùng để xưng hô
trong giao tiếp bằng tiếng Việt
NGÔI 2
Mày, mi,cậu,bạn, mình, thằng,…
Bọn bay, chúng bay, lũ bay, tụi bay, bọn mày, chúng mày, lũ mày, tụi mày, các bạn NGÔI 3 Nó, hắn, y, thị,
gã, lão, mụ,…
Chúng, bọn chúng, chúng nó, lũ chúng, họ, bọn họ, người ta
b.Xưng hô bằng đại từ chỉ định
+ Các đại từ chỉ định trong tiếng Việt cũng rất phong phú Người Việt có
Trang 25thói quen sử dụng những đại từ chỉ định (đây, đấy, ấy, đằng ấy, này,…) để
xưng hô
Ví dụ: Đằng ấy đi đâu đấy ?
+ Trường hợp đặc biệt của đại từ ai
- Đại từ ai là đại từ chỉ định khi chỉ một ai đó Ví dụ:
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Trong ví dụ này đại từ ai là đại từ chỉ định chỉ ai đó trong xưng hô giữa
những người nam nữ yêu nhau
- Đại từ ai là đại chỉ phiếm chỉ (không ai cả) Ví dụ:
Ai biết tình ai có đậm đà
1.4.2.2 Xưng hô bằng danh từ
a.Xưng hô bằng danh từ chỉ quan hệ thân tộc
Các từ xưng hô chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt: ông, bà, anh, chị,
em, bố, mẹ, cháu, cô,… Những từ này được người Việt sử dụng rất phổ biến
trong xưng hô Nó được mở rộng phạm vi sử dụng Những đại từ này không chỉ sử dụng trong phạm vi gia đình mà còn trong phạm vi xã hội
Ví dụ: Trong bữa cơm, người con mời cơm mẹ: Con mời mẹ ăn cơm
Ở đây các danh từ thân tộc con, mẹ chỉ mối quan hệ gia đình giữa hai
mẹ con Tuy nhiên trong ví dụ dưới đây chúng tôi thấy phạm vi sử dụng danh
từ thân tộc đã được mở rộng
Ví dụ: Trong cơ quan, một nhân viên mới đi làm gặp sếp và chào:
Cháu chào cô ạ
Danh từ thân tộc mà người nhân viên sử dụng ở đây đã được mở rộng phạm vi ngoài xã hội Hiệu quả giao tiếp của việc sử dụng danh từ chỉ thân tộc trong giao tiếp trong trường hợp này là tạo ra sự gần gũi giữa sếp và nhân viên
b Xưng hô bằng danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp
Cách sử dụng các danh từ chỉ nghề nghiệp cũng được người Việt ưa dùng
Trang 26Tuy nhiên không phải nghề nào, chức vụ nào cũng dùng để xưng hô Bởi nếu xưng hô tùy tiện nhiều khi sẽ gây hiệu quả ngược lại Do vậy chỉ những chức
vụ cao, những nghề được xã hội coi trọng thì mới dùng để xưng hô
c Xưng hô bằng tên riêng
Cách sử dụng tên riêng để xưng hô trong tiếng Việt cũng được người Việt sử dụng
- Dùng tên riêng xưng hô trong mối quan hệ ngang bằng bạn bè
Ví dụ: Ngày mai Minh đợi Hoa đi học với nhé
- Kết hợp các danh từ thân tộc để xưng hô
Ví dụ: Chị Hương mai có đi cùng em lên Hà Nội không?
- Kết hợp với các danh từ chỉ nghề nghiệp
Ví dụ: Thầy Hương ơi, chờ tôi với
- Dùng cả họ và tên: Trong điểm danh
Ví dụ: Trần Thị Duyên, Ngô Mai Hoa, …
1.4.2.3 Xưng hô bằng các hình thức khác
a Xưng hô thay vai
Cách xưng hô thay vai cũng được Việt ưa dùng
- Cách xưng hô này trong gia đình được sử dụng gọi thay vai khi vợ chồng cưới nhau đã có con
Gọi bố mẹ là ông bà, gọi các anh chị em: cô, dì, chú, bác,…
Ví dụ: Thôi bố nó lên nhà đi, kệ mẹ con tôi
- Ngoài xã hội, cách xưng hô thay vai cũng được lựa chọn
Ví dụ: Cô cho phép bà cháu đón cháu về
b Xưng hô khuyết xưng, biệt danh,…
(i) Xưng hô khuyết xưng (thiếu vắng từ xưng hô)
- Ví dụ: Tưởng gì, thế thì dễ thôi, làm đơn đi
(ii) Xưng hô bằng một số danh từ chung “đồng chí”, “quý vị”
Ví dụ: Các đồng chí làm việc rất tốt
(iii) Xưng hô bằng biệt danh
Trang 271.4.3 Chức năng của từ xưng hô
Theo Đỗ Hữu Châu, từ xưng hô vừa có chức năng định vị, vừa có chức
năng thể hiện quan hệ liên nhân “Phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi bao
gồm những phương tiện chiếu vật nhờ vào đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xứng) vào diễn ngôn Như thế phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là người nói” [5, tr.176]
“Quan hệ liên nhân là quan hệ xét trong tương quan xã hội, hiểu biết,
tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau.” “Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật có thể xét trên hai trục, trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy (power), trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách, còn gọi
là trục thân cận (sodidarity).” [5, tr.177]
1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề xưng hô
Trong nghiên cứu của mình tác giả Đỗ Hữu Châu đã liệt kê ra một số yếu tố chi phối từ xưng hô sau:
- Xưng hô phải thể hiện vai giao tiếp
- Xưng hô phải thể hiện cho được quan hệ quyền uy
- Xưng hô phải thể hiện cho được quan hệ thân cận
- Xưng hô phải phù hợp với ngữ vực
- Xưng hô phải thích hợp với thoại trường
- Xưng hô phải thể hiện cho được thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.[5, tr.79]
Trong giáo trình Một số vấn đề giao tiếp ngôn ngữ, Nguyễn Thị Thuận
đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề xưng hô trong tiếng Việt như sau:
- Vai giao tiếp chi phối việc sử dụng từ xưng hô
- Hoàn cảnh giao tiếp chi phối sử dụng từ xưng hô
- Mục đích giao tiếp chi phối việc sử dụng từ xưng hô
- Chiến lược giao tiếp chi phối việc sử dụng từ xưng hô
Từ xưng hô là một hệ thống rất nhạy cảm và “mở” nên có rất nhiều nhân
Trang 28tố ảnh đến việc lựa chọn từ xưng hô ngoài những nhân tố trên, người viết còn nhận thấy rằng nhân tố giới cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô
1.4.4.1 Vai giao tiếp chi phối việc sử dụng từ xưng hô
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Các nhà ngôn ngữ học đã dùng thuật
ngữ vai giao tiếp để biểu hiện vị thế xã hội của nhân vật hội thoại Có thể nói vai giao tiếp là cơ sở mà các nhân vật hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu hiện vị thế xã hội của mình trong giao tiếp” [10, tr.96]
Về vai giao tiếp chi phối việc sử dụng từ xưng hô, Nguyễn Đức Tồn
khẳng định “Muốn sử dụng từ xưng hô đúng, người nói phải xác định cho đúng
được mối quan hệ giữa mình và người đối thoại nằm ở trục quan hệ nào: Quan
hệ ngang hay quan hệ dọc Và như vậy từ xưng hô không những có tác dụng bộc lộ vị thế của người tham gia giao tiếp trên hai trục quan hệ dọc và ngang
mà còn có tác dụng bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe”
[42, tr.181]
Như vậy, quan hệ liên nhân có vai trò rất lớn trong việc các nhân vật giao tiếp lựa chọn từ xưng hô Tùy theo vai giao tiếp mà người nói tự xưng và gọi người khác cho phù hợp Ví dụ:
- “ Hay anh để đợt sau Khi nào em sinh nở xong
- Tùy anh quyết định
Trong cuộc hội thoại trên có hai nhân vật Sài và Châu - vợ Sài Nhân vật
Sài xưng hô với vợ “anh - em” và nhân vật Châu xưng hô với chồng “em -
anh” rất tình cảm và đúng mực, đây là một cách xưng hô thường thấy của các
đôi vợ chồng trẻ Qua cách xưng hô này, chúng ta có thể nhận thấy quan hệ
Trang 29của đôi vợ chồng này đang tốt đẹp
1.4.4.2 Hoàn cảnh giao tiếp chi phối việc sử dụng từ xưng hô
Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm toàn bộ các yếu tố không gian, thời gian,
xã hội, tâm lí, văn hóa, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, mà ở đó hoạt động giao tiếp diễn ra Và khi giao tiếp diễn ra tức có quá trình tương tác
ngôn ngữ giữa hai người xuất hiện thì tất yếu sẽ có xưng hô, vì xưng là để gọi tên mình, hô là để gọi tên người khác Do vậy mà các yếu tố như không gian,
thời gian, trạng thái tâm lí,… có tác động rất lớn đến việc lựa từ ngữ xưng hô
Ví dụ hai người lúc yêu thương xưng hô với nhau sẽ khác lúc giận nhau Như trong hai đoạn hội thoại sau:
“Giọng cô nũng nịu khiến không ai có đủ sức giận dỗi được nữa
- Anh chả thương em gì cả
- Suốt đêm qua anh đi tìm bác sĩ, xin thuốc rồi tức tốc chạy đến đây đứng hàng giờ đồng hồ Thấy em ngủ được, trở về đã gần ba giờ sáng Đến bây giờ lại đến đây mà chưa được coi là thương em, anh cũng đành chịu
- Không phải thế Anh chả hiểu con gái chúng em gì cả Đáng nhẽ anh chỉ cần an ủi, động viên em một vài lời, dỗ dành âu yếm em một chút là em thấy cơn đau của mình được san sẻ Đằng này anh cứ lặng lẽ đi làm em tủi thân quá
- Anh hỏi em có nói đâu
- Đang đau chết đi được mà hỏi như quan tòa hỏi cung ấy ai mà trả lời được” [I, tr.264]
- “Anh định bàn với em một việc
- Không có việc gì phải bàn bây giờ cả
- Nếu em không muốn thì để anh nói một câu
- Muốn nói gì thì nói Xê ra cho tôi còn ngủ, mai đi làm
- Cho anh nói đã Có lẽ chúng mình không ăn ở với nhau được nữa rồi Châu cười:
- Tưởng gì, thế thì dễ thôi, làm đơn đi
Trang 30- Đơn anh viết rồi em đọc rồi kí vào
- Việc quái gì phải đọc cho mệt xác Đưa bút đây.” [I, tr.401]
Ở đoạn hội thoại 1, hai nhân vật xưng hô anh - em rất tình cảm và đúng mực Nhân vật Châu có phần đang “nũng nịu” với nhân vật Sài Cách xưng
hô khá gần gũi và đúng mực giữa hai nhân vật
Nhưng trong đoạn hội thoại thứ 2, cách xưng hô của Sài vẫn được giữ
nguyên anh - em với một thái độ đúng mực, còn cách xưng hô của nhân vật
nữ - Châu đã có sự thay đổi Châu đã xưng tôi khi nói với Sài, thậm chí nói
trống không - kiểu xưng hô khuyết từ xưng hô Điều đó chứng tỏ thái độ của Châu với Sài đã thay đổi so với đoạn hội thoại 1 Nếu như đoạn hội thoại 1, nhân vật nữ giao tiếp với thái độ nũng nịu của những cô gái đang yêu Đến
đoạn hội thoại 2, người vợ xưng tôi và nói trống không với chồng, cách xưng
hô này thể hiện một thái độ bực tức, coi thường, thách thức chồng Đây không phải là cách xưng hô theo đúng chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam Người Việt Nam thì dù người phụ nữ dù nhiều tuổi hơn chồng thường cũng xưng em Và người phụ nữ luôn được mặc định là phái yếu, nói năng nhỏ nhẹ, mềm mại, đúng mực Trước thái độ đó Sài vẫn tỏ ra từ tốn và xưng hô đúng
mực anh - em, điều này cũng thể hiện được phần nào bản chất của Sài - một
người đàn ông nhu nhược, hèn nhát, lép vế trước vợ
Như vậy, từ xưng hô bị chi phối bởi nhiều yếu tố như yếu tố không gian, thời gian, trạng thái tâm lí, Qua cách xưng hô người nói đã thể hiện được thái độ của người nói đối với người nghe Ngoài ra mục đích giao tiếp cũng chi phối đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô
1.4.4.3 Mục đích giao tiếp chi phối cách sử dụng từ xưng hô
Dù có hay không có chủ đích trước thì khi giao tiếp thì các đối tượng giao tiếp cũng hướng đến một đích nhất định và được tiến hành bởi các đối tượng tham gia giao tiếp Do vậy để đạt được mục đích giao tiếp của mình thì các đối tượng phải lựa chọn và sử dụng từ xưng hô một cách hợp lí Nếu như trong cuộc tán gẫu bạn bè dù mục đích giao tiếp không được xác định trước
Trang 31nhưng muốn cuộc thoại phát triển thì các nhân vật giao tiếp cũng cần lựa chọn
từ xưng hô cho cuộc tán gẫu này Trong cuộc tán gẫu này các từ xưng hô được lựa chọn đa phần là những từ mang tính thân mật, suồng sã, tạo không khí tự nhiên, thoải mái, vui vẻ, nói tóm lại từ xưng hô phù hợp với phong cách khẩu ngữ Ngược lại tại các hội nghị, cuộc họp cơ quan, đàm phán ngoại giao, … Người nói phải cân nhắc kĩ lưỡng trong việc sử dụng từ xưng hô sao cho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất và đạt được mục đích giao tiếp, tức từ xưng hô phải phù hợp với phong cách giao tiếp mang tính quy thức
1.4.4.4 Chiến lược giao tiếp chi phối việc sử dụng từ xưng hô
Như trên đã nói chiến lược giao tiếp là một loạt những biện pháp tạo thuận lợi cho cuộc giao tiếp thành công và làm cho hành động của người nói
phù hợp với chuẩn mực xã hội Để cuộc giao tiếp thành công, người nói
“tránh đe dọa thể diện của người tham gia giao tiếp” thì việc lựa chọn từ
xưng hô được người nói lựa chọn rất kĩ lưỡng Và để đạt được hiệu quả giao tiếp thì người nói luôn phải có chiến lược giao tiếp của mình Một trong những biểu hiện của chiến lược giao tiếp việc lựa chọn từ xưng hô
Theo Lê Thanh Kim: “Sử dụng từ xưng hô đúng, thích hợp với cảnh giao
tiếp; thay đổi các từ xưng hô và cách xưng hô trong một diễn biến giao tiếp; Chuyển từ cách xưng hô đối xứng sang xưng hô phi đối xứng; sử dụng từ xưng
hô phương ngữ, … là biểu hiện của chiến lược giao tiếp - xưng hô” [22, tr.8]
Như vậy, có thể thấy rằng chiến lược giao tiếp chi phối rất lớn đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô
1.4.4.5 Nhân tố giới chi phối việc sử dụng từ xưng hô
Ở phần đầu của luận văn này, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề giới trong ngôn ngữ Như chúng ta đều biết, sở dĩ có sự khác biệt đó là do tâm lí xã hội khác nhau ở từng giới, từ đó hình thành các ứng xử với việc sử dụng ngôn ngữ của nam và nữ Chính vì thế mà ngay từ nhỏ, các bé gái đã được dạy dỗ rất kĩ lưỡng trong việc nói năng của mình Và như vậy người phụ nữ luôn bị mặc định trong một khuôn khổ vô hình đã được đúc sẵn cho họ Nhưng hiện
Trang 32nay sự bình đẳng về giới đã được quan tâm, người phụ nữ đã được giải phóng
về tư tưởng, họ đã có vai trò hơn trong xã hội Tuy nhiên, giữa nam và nữ trong ngôn ngữ vẫn có sự khác biệt như: Phụ nữ thường thiên về bộc lộ cảm xúc nên thường dùng những từ có vẻ mềm mại, dịu dàng dễ nghe, đôi khi có
vẻ nhún nhường Mặt khác cách xử lí ngôn từ của phụ nữ cũng hết sức linh
hoạt “Tùy vào bối cảnh giao tiếp cụ thể (đặc biệt là đối tượng giao tiếp) mà
mỗi cá nhân nữ giới sử dụng ngôn ngữ mang phong cách nữ tính hay mang phong cách trung tính hoặc thiên về phong cách nam tính” [21, tr.249]
Như vậy, nhân tố giới cũng chi phối việc lựa chọn và sử dụng từ xưng
hô Trong luận văn này, chúng tôi sẽ nghiên cứu nhân tố giới qua việc phân tích, tìm hiểu cách sử dụng từ xưng hô của các nhân vật nữ qua một số tác phẩm của nhà văn Lê Lựu
1.5 Hành động cầu khiến – Hành động nói tiêu biểu trong tiếng Việt
1.5.1 Khái niệm hành động cầu khiến
Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, hành động cầu khiến là một hành động được người nói sử dụng khá phổ biến Hành động cầu khiến được nhiều nhà nghiên cứu cả trong nước và ngoài nước quan tâm và được gọi
bằng các thuật ngữ khác nhau: Cầu khiến, điều khiển, khuyến lệnh,…
Theo quan niệm của Searle, thực chất của các hành động cầu khiến là:
“Những cố gắng của Sp1 sao cho Sp2 thực hiện một việc gì đó Nó có thể là những cố gắng ở mức độ thấp ví như người ta gợi ý một ai đó làm việc gì, nhưng cũng có khi là những cố gắng ở mức độ cao (cương quyết) như khi ta
tỏ rõ là nhất thiết ai đó phải làm một việc cụ thể nào đấy…” (dẫn theo,
Nguyễn Thị Thuận, [39, tr.189])
K.Back và M.Hasish khái quát về hành động cầu khiến như sau: “biểu thị thái độ của người nói đối với hành động trong tương lai của người nghe, đồng thời cũng biểu thị một dự định (khát vọng, niềm mong mỏi, nỗi mong ước) của người nói rằng điều mình muốn nói hay muốn truyền đạt trong lúc nói phải được xem như là một lí do để Sp2 thực hiện một hành động nào
Trang 33đó…” (dẫn theo, Nguyễn Thị Thuận, [39, tr.189])
Theo S.Evrin- Trip (1976) và S.C Levinson (1983): “Hành động mà Sp1
thực hiện nhằm buộc Sp2 làm một điều gì đó theo ý muốn của mình để đem lại lợi ích cho Sp1 và thường gây thiệt hại cho Sp2, ví dụ như ra lệnh, yêu cầu, nhờ vả, sai bảo…” (dẫn theo, Nguyễn Thị Thuận, [39, tr.189]) Ở nhận
xét này, tác giả chú ý đến lợi ích của việc thực hiện hành động sẽ thiên về Sp1
và thiệt hại sẽ thuộc về Sp2 ở mức độ dù ít hay nhiều
Nhấn mạnh vai trò phép lịch sự trong giao tiếp, đặc biệt là trong hành
động cầu khiến, Brown và Levinson khẳng định: “cầu khiến là loại hành vi
có mức đe dọa thể diện cao nên khi thực hiện nó, lịch sự đã trở thành mối quan tâm chính của người nói, và áp lực của sự quan tâm này mà người nói
đã chọn một cách cầu khiến này hay khác” (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh
Ngân, [33, tr.15])
Ngoài ra cũng phải kể đến các công trình đã có mục bàn về các hành
động ngôn ngữ, trong đó có nhóm cầu khiến: Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu; Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân; Giao tiếp diễn ngôn
và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban; Giáo trình ngữ dụng học của Đỗ
Việt Hùng – Đỗ Hữu Châu; Giáo trình ngữ dụng học của Đỗ Thị Kim Liên;
Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến của Đào Thanh Lan; Giáo trình ngữ dụng học của Nguyễn Thị Thuận; Các hành động cầu khiến của Nguyễn Thị
Thanh Ngân;…
Đào Thanh Lan, trong công trình nghiên cứu Ngữ pháp ngữ nghĩa của
lời cầu khiến tiếng Việt”, tác giả khi đi sâu vào tìm hiểu hành động cầu khiến
và ý nghĩa cầu khiến đã đƣa ra quan niệm về hành động cầu khiến nhƣ sau:”
Hành động cầu khiến là khái niệm tổng quát bao gồm các hành động ngôn trung có ý nghĩa “cầu” (cầu, nhờ, mời, chúc xin, …) và hành động ngôn trung có ý nghĩa “khiến” (yêu cầu, ra lệnh, cấm, cho phép,…) nói chung Cầu
và khiến đều giống nhau ở đích ngôn trung, đều yêu cầu người nghe thực hiện hành động mà người nói mong muốn Sự khác nhau giữa cầu và khiến là ở
Trang 34mức độ của hiệu lực ngôn trung: Nếu như cầu kêu gọi thiện chí, sự tự nguyện hành động của người nghe thì khiến lại áp đặt cho người nghe, cưỡng ép người nghe phải hành động” [23, tr.40-41] Như vậy, Đào Thanh Lan phân
định hành động cầu khiến thành cầu và khiến dựa vào lực ngôn trung của hành động nói Và theo tác giả thì cầu và khiến đều giống nhau ở đích ngôn trung Tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngân khẳng định: “cầu khiến là những hành
động ngôn trung đáp ứng các điều kiện thuận ngôn của nhóm cầu khiến, được thực hiện chủ yếu bằng cách sử dụng (nói ra/ phát ra) câu cầu khiến có sắc thái lí trí hoặc tình cảm (hoặc cả lí trí và tình cảm), khiến cho Sp2 có trách nhiệm thực hiện một hành động nào đó trong tương lai” [33, tr.46]
Điểm chung của các quan niệm này là đều nhận thấy trách nhiệm thực hiện hành động là thuộc về Sp2 Dù ít hay nhiều thì khi hành động cầu khiến được thực hiện thì cả Sp1 và Sp2 đều có sự thay đổi Hiệu quả của hoạt động giao tiếp có sử dụng hành động cầu khiến phụ thuộc vào cả Sp1 và Sp2 Tuy nhiên có thể nói, hiệu quả của hoạt động giao tiếp này phụ thuộc rất lớn vào
người nói vì “Hành động cầu khiến được sử dụng khi người nói đưa ra phát
ngôn về một yêu cầu nào đó, mong muốn người nghe thực hiện” Muốn Sp2
thực hiện yêu cầu, mong muốn của mình thì Sp1 phải có chiến lược giao tiếp cho phù hơp Việc lựa chọn từ xưng hô cũng là một trong những chiến lược trong giao tiếp Như vậy nói trên đây, trong luận văn này chúng tôi tập trung
nghiên cứu xưng hô của các nhân vật nữ trong hành động cầu khiến
1.5.2 Tiêu chí nhận diện hành động cầu khiến
Theo tác giả Đào Thanh Lan cho rằng: “Nội hàm của ý nghĩa cầu khiến
bao gồm ý nghĩa cầu (cầu xin, nhờ vả, mời mọc, chúc tụng), ý nghĩa khiến (sai khiến, ra lệnh, cấm đoán) hoặc vừa cầu vừa khiến (khuyên bảo, đề nghị)” [23,
tr.41] Như vậy theo tác giả, tiêu chí nhận diện được hành động cầu khiến là dựa vào nội dung của hành động ngôn ngữ đó biểu hiện Cho nên để nhận diện chúng thì cần có những thao tác phân tích hiểu được nội hàm của chúng
để xác định
Trang 35Từ góc độ ngữ nghĩa, tác giả Nguyễn Văn Hiệp, căn cứ vào tính chủ
quan tình thái đạo nghĩa, cho rằng: cầu khiến là nhóm các hành động mà Sp1
“thể hiện ý chí, mong ước người nghe thực hiện hành động” (dẫn theo
Nguyễn Thị Thanh Ngân, [33, tr.47])
Vũ Thanh Hương cho rằng: “Một câu có động từ vị ngữ ở kiến trúc
mệnh lệnh được coi là câu cầu khiến Tuy nhiên, như nhiều tác giả đã chỉ ra, hành vi cầu khiến không chỉ được biểu hiện bằng các câu mệnh lệnh mà bằng
cả các dạng thức cú pháp khác” và “cần phải có những thao tác phân tích chức năng để xác định và nhận diện các hành vi cầu khiến bất kể dạng thức của chúng như thế nào” (dẫn theo Nguyễn Thị Thuận, [39, tr.192])
Đồng quan điểm này tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngân cũng nêu ra 2 tiêu
chí nhận diện hành động cầu khiến là: “Điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu
ngôn hành” Trong luận văn này, chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm của
các tác giả trên là hành vi cầu khiến được nhận diện ở hai phương diện là hình thức và nội dung Bất kì hành động cầu khiến nào cũng cần được nhận diện thông qua việc phân tích các điều kiện thực hiện chúng
1.5.3 Phân loại hành động cầu khiến
Trong công trình nghiên cứu của mình, J Searle đã liệt kê tới 11 phương diện có tác động đến hành động ngôn trung và ông đã chọn ra 3 tiêu chí để phân loại hành động ngôn trung là đích ngôn trung; hướng khớp lời; trạng thái tâm lí được biểu hiện Từ đó tác giả đã phân thành 5 loại: Tái hiện, điều khiển (Ra lệnh, yêu cầu, hỏi), cam kết (hứa hẹn, tặng, biếu), biểu cảm (vui, thích, khó chịu,…), tuyên bố (tuyên bố, buộc tội) Trong đó, J Searle đã xếp hành động hỏi và hành động cầu khiến vào một nhóm
Để phân biệt hành động hỏi và hành động cầu khiến, Đào Thanh Lan đưa
ra nhận định: “Sự phân biệt lời hỏi và lời cầu khiến cũng được thể hiện rất rõ
qua từ hỏi tiểu từ hỏi cớ trong lời hỏi, còn lời cầu khiến thì có vị từ ngôn hành như mời, xin,…, vị từ tình thái cầu khiến chuyên dụng như hãy, đừng, chớ, tiểu từ cầu khiến như đi, với xem, nào, nhé,…” [23, tr.40]
Trang 36Bảng 1.5.3: Bảng phân loại của Đào Thanh Lan
TT Hành động
cầu khiến
Mức độ cầu khiến
Nội dung lệnh
Hình thức biểu đạt điển hình
1 Ra lệnh Khiến cao nhất Làm Vnh = ra lệnh; hãy, đi
2 Cấm Khiến cao nhất Không là Vnh = cấm; không được
3 Cho/cho phép Khiến cao Làm Vnh = cho/cho phép;
Vnh = khuyên; nên/ Vnh + không nên
13 Cầu Cầu rất cao Làm Vnh = cầu, với
14 Nài Cầu rất cao Làm Vnh = xin, van lạy; với
15 Van Cầu rất cao Làm Vnh = van; với
16 Lạy Cầu cao nhất Làm Vnh = lạy; với
(Ghi chú: Vnh = vị từ ngôn hành; hãy, đi, nhé, với, …= từ có vai trò làm phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến) [23, tr.42]
Trang 37Ở cách phân loại của Đào Thanh Lan, tác giả đã dựa vào lực ngôn trung cầu khiến là Sp1 nêu ra yêu cầu và mong muốn Sp2 thực hiện và Sp1 biết Sp2
có khả năng thực hiện yêu cầu đó Tuy nhiên với cách phân chia này, tác giả chưa chỉ rõ được lợi ích của việc thực hiện hành động cầu khiến đó thuộc về Sp1 hay Sp2; vị thế của Sp2 và khả năng từ chối của Sp2
Nguyễn Thị Thanh Ngân lại căn cứ vào tham số lí trí / tình cảm của Sp1
để phân loại nhóm hành động cầu khiến Tác giả đã phân hành động cầu khiến
thành các tiểu nhóm sau:
- Tiểu nhóm thiên lý trí: Sp1 dùng lý trí để cầu khiến (gồm: lênh, sai, ép
buộc, yêu cầu, cấm đoán, giao (khoán), phân công, vòi vĩnh, đòi hỏi, đề nghị,…)
- Tiểu nhóm thiên tình cảm: Sp1 dùng tình cảm (quan hệ thân cận) để
cầu khiến (gồm: cầu, xin nài, van, nhờ, mời, rủ,…)
- Tiểu nhóm trung hòa: Sp1 kết hợp cả lí trí và tình cảm để cầu khiến
(gồm: khuyên, khuyến cáo, gợi ý, hướng dẫn, dặn dò, nhắc nhở, ) [33, tr.47]
Khi phân tích các tiểu nhóm cầu khiến, Nguyễn thanh Ngân đã xác lập
hai tiêu chí là: Điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành Theo cách phân
chia này, tác giả đã đi sâu vào phân tích các dấu hiệu của chúng Chẳng hạn
như ở tiêu chí Điều kiện thuận ngôn (gồm: Vị thế Sp1 và Sp2; Lợi ích của
việc hành động; Khả năng từ chối của Sp2) hay ở tiêu chí thứ hai Dấu hiệu ngôn hành
(gồm: Vị từ ngôn hành; Các tổ hợp chuyên dụng; Kết cấu thông dụng)
Trong luận văn này, chúng tôi cũng áp dụng những tiêu chí của Nguyễn Thị Thanh Ngân trong việc phân tích các hành động cầu khiến của các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Lê Lựu với hai tiêu chí là điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành
1.5.4 Biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi và điều kiện để có hành động cầu khiến
1.5.4.1 Biểu thức ngữ vi
Biểu thức ngữ vi là một kiểu cấu trúc đặc trưng tương ứng với phát ngôn
Trang 38ngữ vi Dựa vào biểu thức ngữ vi có thể nhận diện được các hành động ở lời
Đỗ Hữu Châu trong công trình nghiên cứu của mình cũng khẳng định: “Phát
ngôn ngữ vi có một kiểu kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi” Trong biểu thức ngữ vi cầu khiến,
trên bề mặt câu chữ có khi có vị từ ngôn hành cầu khiến, nhưng có khi lại không có vị từ ngôn hành cầu khiến Mặc dù các biểu thức ngữ vi đó vẫn có hiệu lực ở lời (cầu khiến) Những biểu thức ngữ vi có chứa các động từ ngữ vi
là những biểu thức ngữ vi tường minh, và ngược lại những biểu thức ngữ vi không chứa các động từ ngữ vi là những biểu thức ngữ vi nguyên cấp
1.5.4.2 Động từ ngữ vi
+ Động từ ngữ vi là những động từ mà khi được nói ra, người nói sẽ có trách nhiệm thực hiện ngay các hành động ở lời do chính động từ đó biểu thị + Động từ là động từ ngữ vi khi:
- Người đưa ra phát ngôn phải đứng ở ngôi thứ nhất, số ít và người tiếp nhận phát ngôn ở ngôi thứ 2
- Đứng trước động từ không có phụ từ tình thái như: không, chưa, chẳng,…
- Động từ luôn ở thì hiện tại (bây giờ)
1.5.4.3 Điều kiện để có hành động cầu khiến
Tác giả Đào Thanh lan cho rằng: “Hành động hỏi hoặc cầu khiến chỉ
xuất hiện ở bối cảnh giao tiếp trực tiếp Như vậy, bối cảnh giao tiếp trực tiếp trong đó có cả 3 nhân tố: chủ ngôn (người nói), tiếp ngôn (người nghe), thời
Trang 39gian giao tiếp trực tiếp tồn tại đồng thời là điều kiện để xuất hiện hành động cầu khiến Đây cũng là tiền đề để có lời cầu khiến” Trong nhận định này của
mình, Đào Thanh Lan đã chú trọng nhấn mạnh đến “Bối cảnh giao tiếp trực
tiếp” là điều kiện để có hành động cầu khiến Tuy nhiên trong thực tế không
phải lúc nào hành động cầu khiến cũng diễn ra trực tiếp ví dụ như các thông
tư, chỉ thị, quyết định, …
Những điều kiện xác lập hành vi cầu khiến của J Searle được đánh giá cao hơn cả J Searle khẳng định hành động cầu khiến, cũng như các hành động khác, cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Điều kiện căn bản
- Điều kiện chuẩn bị
- Điều kiện chân thành
- Điều kiện nội dung mệnh đề
(Dẫn theo, Nguyễn Thị Thanh Ngân, [33, tr.21-22-23])
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ nêu tổng quát về các điều kiện
thỏa mãn mà không đi sâu vào phân tích từng điều kiện
1.5.5 Cách sử dụng hành động cầu khiến
Như đã nói ở phần trên, hành động cầu khiến cũng là một trong những hành vi nói năng chủ yếu của con người trong giao tiếp bằng ngôn ngữ Hành động này có thể được thể hiện một cách trực tiếp bằng hình thức cầu khiến hoặc có thể được thể hiện gián tiếp dưới hình thức của hành động biểu cảm, hành động hỏi,…
1.5.5.1 Hành động cầu khiến trực tiếp
Theo Nguyễn Thị Thuận “Hành động cầu khiến trực tiếp được hiểu là
những hành động sử dụng đúng chức năng vốn có của nó, đúng với điều kiện chân thành của chúng” [39, tr.197]
Hành động cầu khiến trực tiếp tồn tại dưới hai dạng thức là hành động cầu khiến trực tiếp sử dụng biểu thức ngữ vi tường minh và hành động cầu khiến gián tiếp sử dụng biểu thức ngữ vi nguyên cấp
Trang 40Bảng 1.5.5: Mô hình hóa cấu trúc hành động cầu khiến trực tiếp
a, Mô hình cấu trúc của biểu thức ngữ vi tường minh
BTNVTM
(K1)
D1 Danh từ/ Đại
từ ở ngôi thứ nhất
Vnhck
Vị từ ngôn hành cầu khiến
D2 Danh từ/ Đại
từ ở ngôi thứ
2
V(p)
Vị từ (phụ tố/ phụ ngữ)
b, Mô hình cấu trúc của biểu thức ngữ vi nguyên cấp
BTNVNC
(K2)
D2 Danh từ/ Đại từ ở ngôi thứ hai
Vtck
Vị từ tình thái cầu khiến
V(p)
Vị từ (phụ tố/ phụ
ngữ)
1.5.5.2 Hành động cầu khiến gián tiếp
Theo Đỗ Hữu Châu: “Đại bộ phận các phát ngôn được xem như là thực
hiện đồng thời một số hành vi,… Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở; lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ngôn ngữ gián tiếp Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy
ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác”
Tác giả Vũ Thanh Hương cũng cho rằng: “một hành động cầu khiến
được coi là gián tiếp nếu người nói che dấu ý định cầu khiến của mình dưới một hình thức ngôn trung khác mà để nhận thức được nó người nghe phải thực hiện một sự suy luận” (Dẫn theo Nguyễn Thị Thuận, [39, tr.209])
Có thể nhận thấy rằng trong cuộc sống đời thường hành động cầu khiến không phải lúc nào cũng xuất hiện một cách trực tiếp dưới hình thức của những câu cầu khiến mà hành động cầu khiến còn thể hiện dưới dạng thức cảm thán, hỏi hay tường thuật Do vậy khi khảo sát hành động cầu cầu khiến