Phù Cát, phân tích các diéu kiện kinh tế và kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa như giống, thức ăn, thú y, tình hình họat động khuyến nông và thị trường tiêu thụ sản phẩm.. Tên dé tài: Tìm h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
| [BạnocNô AGN | THU VIEN
Trang 2Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học bậc cử nhân, khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh xác nhận luận văn:“TÌM HIỂU THUC TRANG VÀ ĐỂ XUẤT PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BEN VỮNG VA
HIỆU QUA ĐÀN BO SUA TẠI HUYỆN PHÙ CAT - TINH BÌNH ĐỊNH”, tác gia Đỗ NGOC QUYNH sinh viên khóa 2001 đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày tổ chức tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa
Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn
Lê Quang Thông
(Ký tên, Ngày tháng năm 2005)
Chủ tịch hội đồng chấm thi Thư ký hội đồng chấm thi
(Ký tên Ngày tháng năm 2005) (Ký tên, by NG năm 2005)
t4
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Với những kiến thức quý báu đúc kết được từ Trường Đại Học Nông Lâm
TP Hồ Chí Minh, cùng với thời gian thực tập tại huyện Phù Cát Tôi đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này Nay tôi xin chân thành cảm ơn:
Gia đình cùng toàn thể bạn bè đã chia sẻ, động viên tôi trong quá trình
“ thực hiện luận văn.
Các cô chú ở phòng NN & PTNT huyện Phù Cát, các anh chị ở trung tâm
KHKT Vật Nuôi tỉnh Bình Định cùng những hộ gia đình đã cung cấp những số
liệu cũng như tình hình thực tiễn tại địa phương
Thây Lê Quang Thông, cùng toàn thể quý thay cô khoa Kinh Tế đã trang
bị cho tôi những kiến thức cần thiết để hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
ĐHNL, ngày 7% tháng ¢ năm oC
Đỗ Ngọc Quỳnh
Trang 4CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN XÁC NHẬN
Kink gửi :- Phong Nông nghiệp và PTNT huyện Phù Cát
Tôi tên : Đỗ Ngọc Quỳnh
Là sinh viên lớp PTNT & KN Khóa 2001 — 2005 Khoa Kinh tế
Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chi Minb.
Trong thời gian qua, tôi đã trải qua quá trình thu thập số liệu thực tập
ốt nghiệp tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện với dé tài : “Tim hiểu
-= trạng và đề xuất phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả đàn bò
sữa lại huyện Pha Cát”
Thời gian thực tập : 25/3/2005 đến 25/5/2005.
Trong thời gian thực tập, tôi đã được sự giúp đỡ lận tình của các cô chú
trong Phòng Kế hoạch Nay tôi đã kết thúc quá trình thực tập và do yêu cầu
hoàn tất luận văn tốt nghiệp, tôi làm đơn này kính xin Ban lãnh đạo phòng
xác nhận cho tôi đã về thực tập trong thời gian trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Quy Nhơn, ngay dX tháng S ndm 2005
Xác nhân nơi thực tap : Người làm đơn
Sinh viên Đỗ Ngọc Quỳnh
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Đề tài: "Tìm hiểu thực trạng và dé xuất phát triển theo hướng bền vững và biệuquả đàn bò sữa tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”
Sinh viên : Đố Ngọc Quỳnh, lớp Phat Triển Nông Thôn Khóa 2001.
Hình thức
Hình thức luận văn đạt yêu cầu theo quy định hiện hành của khoa Kinh tế, bảng biểu
Tõ ràng, bố cục luận văn để theo dõi
Nội dung
Tác giả đã trình bày được tình hình chăn nuôi bò sữa ở huyện Phù Cát, phân tích các
diéu kiện kinh tế và kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa như giống, thức ăn, thú y, tình
hình họat động khuyến nông và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tác giả kết luận rằng chăn nuôi bò sữa ở huyện Phù Cát có nhiều tiểm năng nhưng
đồng thời cũng cần các họat động hỗ trợ như vốn sản xuất và kỹ thuật chăn nuôi.
Ngòai biện pháp về thức ăn cho bò, tác giả dé xuất phương ấn phát triển khu chăn nuôi
tập trung và hợp tác xã kinh doanh.
Trang 6Tên dé tài: Tìm hiểu thực trạng và dé xuất phát triển theo hướng bén vững và hiệu
quả đàn bò sữa tai huyện Phù Cát-Tỉnh Bình Định
Tên sinh viên : Đổ Ngoc Quỳnh khóa 27, ngành Phát triển nông thôn-Khuyên nông
Sữa là sản phẩm thiết yếu cho mọi người nhất là trẻ em và người lớn tuổi Ở
VN việc tiêu thụ sữa bình quân người rất thấp và thiếu sữa tươi cho tiêu đàng, các
ag ten
wg Ấy jsita phải nhập sữa bột để chế biến thành sữa tươi thì việc nghiên cứu để phát
triển đàn bò sữa là việc thiết yếu Tác giả đã nghiên cứu khá chỉ tiết tình hình nuôi bò
tại Phù Cát theo cách nuôi nhốt chuồng , thức ăn là các phụ phế phẩm trong ngành
trồng trọt như cám, rơm, đây họ dau, ngọn lá mía và có voi Thị trường tiêu thụ hiện
nay ngoài một it được tiểu thụ tại chổ (3%) cho người tiểu ding, 10% cho các công ty
bánh kẹo, phan còn lại có công ty VINAMILK bao tiêu Hiệu quả chăn muôi bò sữa
khá cao: doanh thu trên chi phí từ 1, 5 Œ1), 1,63 @2) và 1,47(F3) Từ đó tác giả đề
xuất 2 giải pháp: một cho nuôi tập trung trên 100 ha đất trống hiện nay của huyện
Phương án hai là Phát trien đàn bò dưới hình thức HTX chăn nuôi bò sữa, nhằm giúp
dé nhau trong các dịch vụ thu mua sữa để bán cho nhà máy , chế biến thức ăn cho bò
Tuy vậy tác giả chưa cho biết nguồn con giống bò có thể mua từ đâu và công tác thú y
cũng chưa đựoc để cập cặn kẻ cho quy mô lớn Trong tính tóan hiệu qủa thì tác giả gia
sit bò mổi năm đều đẻ , trên thực tế , không phải năm nào bò cũng dé mà có năm đề,
Trang 7Dé tài: “TÌM HIỂU THỰC TRANG VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT
TRIEN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ HIEU QUA ĐÀN BO
SỮA TẠI HUYỆN PHÙ CAT - TINH BÌNH ĐỊNH”
STUDY THE SITUATION AND RECOMMEND SUSTAINABLE AND EFFICIENT DEVELOPMENT APPROACH FOR MILK COW RAISING
IN PHU CAT DISTRICT - BINH DINH PROVINCE.
NOI DUNG TOM TAT
Đề tài tìm hiểu tinh hình thực tiễn chăn nuôi bò sữa tại huyện Phù Cát,
những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi bò sữa ở đây.
Đề tài áp dụng phương pháp mô tả và giải thích để nghiên cứu Điều tra
toàn bộ mẫu 20 hộ chăn nuôi chăn nuôi bò sữa.
Kết quả điều tra cho thấy chăn nuôi bò sữa hộ gia đình rất phù hợp với
nguồn nguyên liệu đổi dào ở một huyện sản xuất thuần nông như Phù Cát Tuy
nhiên do mới bắt đầu chăn nuôi nên qui mô đàn bò sữa ở đây còn nhỏ và nông hộ
vẫn còn vài khó khăn về vốn, đất trồng cỏ và kinh nghiệm chăn nuôi Kết qua tính toán tổng hợp còn đưa ra giống bồ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thíchnghỉ với điều kiện khí hậu tại địa phương
Qua đó xây dựng những để xuất cụ thể cải thiện tình hình chăn nuôi hiện
tại va phát triển dan bồ sữa trong tương lai, góp phần giải quyết công ăn việc làm
tăng thu nhập cho nông hộ Dua ra những kiến nghị đối với các cơ quan chức
nang cũng như nông hộ để phát triển ngày càng tốt hơn đàn bò sữa tại địa
phương.
Trang 8MUC LUC
Trang
Danh mục chữ viết tat xiDanh mục bảng xiiDanh mục đồ thi va sơ đồ Xiv
Danh muc phu luc XV
Chương! DAT VẤN DE
1.1 Đặt vấn dé 11.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu 21.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21.4 Sơ lược về cấu trúc luận văn 3
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận 42.1.1 Tâm quan trọng của chăn nuôi bồ sữa 4
2.1.2 Canh tác nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững 5
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa 6
2.1.4 Giới thiệu kinh tế hộ tại huyện Phù Cát 7
2.1.5 Một số chỉ tiêu Kinh tế — Kỹ thuật của các nhóm giống bò §
2.1.6 Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế 8
: 2.2 Phương pháp nghiên cứu 1
Chương 3 TỔNG QUAN3.1 Điều kiện tự nhiên 123.1.1 Vị trí dia li 12
7 3.1.2 Địa hình thổ nhưỡng 12
Trang 93.1.3 Khí hậu
3.1.4 Thuỷ văn sông ngòi
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.6 Cơ cấu kinh tế
3.2.7 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
Chương 4 KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình chăn nuôi bo sữa trên thế giới và Việt Nam
4.1.1 Tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới
4.1.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
4.1.3 Những chủ trương của Chính phủ về phát triển chăn nuôi bò sữa
4.1.4 Thực trạng chăn nuôi bò sữa huyện Phù Cát
4.1.5 Thống kê đàn bò sữa của huyện Phù Cát từ năm 2001 — 2004
4.2 Thức ăn cho bò sữa
18 20 21 21
22 24
26 26
35
Trang 104.2.4 Một số khẩu phần thức ăn nuôi bò sữa tại các hộ gia đình
ở huyện Phù Cát
4.3 Một số giống bò sữa đang được nuôi tại huyện Phù Cát
4.3.1 Các thế hệ bò sữa hiện đang được nuôi tại huyện Phù Cát
4.3.2 Khả năng thích nghi của từng thế hệ bò sữa tại huyện Phù Cát
4.3.3 Năng suất sữa của các thế hệ bò sữa đang nuôi tại huyện Phù Cát
4.3.4 Kết quả và hiệu quả các thế hệ bò sữa
4.3.4.1 Chi phí bình quân cho 1 con bò/1 năm khai thác
4.3.4.2 Doanh thu từ một bò sữa trong một năm khai thác
4.4 Chăm sóc nuôi dưỡng — công tác thú y
4.5 Thị trường tiêu thụ
4.6 Đề xuất
4.6.1 Dự án khu chăn nu6i bò sữa tập trung
4.6.2 Phương án sắn xuất, kinh doanh hợp tác xã bò sữa
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với địa phương
5.2.2 Đối với nông hộ
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
36
37
37 39
40 41 42 43
Trang 11: Lợi Nhuận : Doanh Thu
; Công Nghiệp — Tiểu Thủ Công Nghiệp
: Thương Mại — Dịch Vu
: Holstein Friesian (Giống bò Hà Lan)
: Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn: Thành Phố Hồ Chí Minh
: Don Vi Tính
: Xây Dựng Cơ Bản : Khuyến Nông
: Khoa Học Kỹ Thuật
: Lao Động - Vắt Sữa
: Dụng Cụ Chăn Nuôi
Trang 12DANH MỤC BANG
Trang
Bang 1: Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế — Kỹ Thuật của Các Nhóm Giống Bò 8
Bảng 2: Cơ Cấu Lao Động Huyện Phù Cát 14 Bảng 3: Tình Hình Giáo Dục của Huyện Phù Cát 15 Bảng4: Diện Tích Cây Trồng Huyện Phù Cát Năm 2003 và 2004 18 Bảng 5: Số Lượng Gia Sic, Gia Cầm của Huyện Phù Cát Năm 2003 và 2004 12 Bảng 6: Diện Tích Sử Dụng Đất Huyện Phù Cát Năm 2004 20
Bảng 7: Diện Tích Trồng Có Voi Nuôi Bò Sữa ở Nông Hộ Z1
Bang 8: Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Chăn Nuôi Bò Sữa tại Huyện 23 Bảng 9: Tình Hình Sản Xuất và Tiêu Thụ Sữa của Việt Nam 27
Bang 10: Thống Kê Dan Bò Sữa của Huyện Phù Cát từ Năm 2001 - 2004 31
Bang 11: Thành Phần Các Loại Thức An trong Hỗn Hợp Tự Trộn 33
Bảng 12 :Cơ Cấu Sử Dụng Một Số Loại Thức An Thô Xanh 34
Bảng 13: Khẩu Phần Thức An Nuôi Bò Sữa Theo
Phương Thức Hộ Gia Đình 36 Bảng 14: Cơ Cấu Phẩm Giống Bò Sữa ở Huyện Phù Cát Năm 2004 39
Bảng 15: Sản Lượng Sữa của Các Giống Bò từ 2002 — 2004 41Bảng 16: Chi Phí Bình Quân Cho 1 Bò Sữa/1 Năm Khai Thác 42
Bảng 17: Doanh Thu từ Một Con Bò trong Một Năm Khai Thác 45
Bảng 18: Kết Quả và Hiệu Quả của Một Con Bò trên Một Năm Khai Thác 45Bảng 19: Kế Hoạch Trả Nợ Ngân Hàng 49
Bảng 20: Dự Toán Chi Phí Cho Một Bê Cái (6 Tháng)
Đến Lúc Gieo Tinh Lần Đầu (18 Tháng) 52
xii
Trang 13Bang 21: Dự Toán Chi Phí từ Lúc Bò Gieo Tình Đến Lúc
Bò Được Đưa Vào Khai Thác
Bảng 22: Dự Toán Chi Phí Bình Quân Cho 1 Con Bò/ 1 Năm Khai Thác
Bang 23: Dự Toán Doanh Thu từ Một Con Bò/1 Nam
Bảng 24: Dự Toán Kết Quả Chăn Nuôi Một Con Bò Sữa F,
Bang 25:Dự Toán Kết Quả Chăn Nuôi Một Con Bò Sữa F;
Bảng 26: Dự Toán Kết Quả Chăn Nuôi Một Con Bò Sữa F;
53
54 56
5?
58 59
Trang 14DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Sơ dé 1: Canh Tác Nông Nghiệp Theo Hướng Sinh Thái Bền Vững 5
Đồ thị 1: Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Phù Cát Năm 2004 16
Sơ đồ 2: Hoạt Động Khuyến Nông tại Huyện Phù Cát 22
Đồ thi 2: Tinh Hình Sản Xuất và Tiêu Thụ Sữa của Việt Nam
từ 1990 — 2000 28
Đồ thi 3: Tinh Hình Phát Triển Dan Bò Sữa Huyện Phù Cát
Năm 2001 — 2004 31
Đề thị 4: Cơ Cấu Phẩm Giống Bò Sữa Năm 2004 39
Sơ đồ 3: Kênh Tiêu Thụ Sữa trên Địa Bàn Huyện Phù Cát 47
Xiv
Trang 15DANH MỤC PHỤ LỤC
Phu lục : Phiếu điều tra nông hộ chăn nuôi bò sữa
XV
Trang 16ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Từ một nước bị thiếu lương thực triển miên, từ năm 1989 nước ta đã có đủ
lương thực cho tiêu ding trong nước và còn có hàng triệu tấn gạo xuất khẩu Đến
nay, mọi người đều biết đến Việt Nam là nước xuất khẩu gạo nhiều thứ hai trên thế
giới Bộ mặt nông thôn nước ta đã đối mới theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đa dang hoá vật nuôi Đời sống nông dan đã được cải thiện về vật chất lẫn tinh than.
Nhu cầu về ăn, mặc, ở đã được nâng lên Vấn dé sức khoẻ của người dân được chú ýhơn, thông qua cai thiện nguồn dinh dưỡng
Một nguồn dinh đưỡng được sản xuất ra nhanh nhất và rẻ hơn nhiều so với các loại khác đó chính là sữa Sữa là nguồn đinh dưỡng quý giá và cần thiết cho tất cả mọi người từ trẻ con, người lớn, người khoẻ mạnh đến những người già yếu.
Nhu cầu tiêu thụ sữa ngày một gia tăng Nguyên liệu cho các nhà máy sữa chi có
8 -10% được cung cấp từ nội địa, còn 90% phải nhập của nước ngoài (Ly, 2003)
Vì vậy nhà nước chủ trương phát triển ngành chăn nuôi bồ sữa ở những
vùng có điểu kiện chăn nuôi gia súc này Nhiều hộ nông dân đã đầu tư vào con
bò sữa Phù Cát là một huyện ven biển của tỉnh Bình Định đã phát triển khá
thành công loại hình chăn nuôi này Với lợi thế về tự nhiên cho chăn nuôi như
sản phẩm phụ từ nông nghiệp phong phú, khí hậu thích hợp, cùng lực lượng cán
bộ chăn nuôi thú y lành nghề Sau gần 4 năm chăn nuôi, tính từ năm 2001 nghề
nuôi bò sữa ở huyện Phù Cát đã thu được những kết quả rất khả quan Bên cạnh
san phẩm chính là sữa chăn nuôi bò sữa còn cung cấp nhiều sản phẩm khác có
giá trị như thịt từ bò đực vỗ béo và bò sữa loại thải định kỳ Thịt bd được xếp vào
Trang 17nhóm “thịt đổ” có giá trị dinh dưỡng cao Ngoài ra còn cung cấp phân bón cho
cây trồng, cung cấp các phụ phẩm cho công nghiệp và thủ công mỹ nghệ, ví dụ
da là nguồn cung cấp nguyên liệu cho kỹ nghệ thuộc da; sừng, móng là nguồn
nguyên liệu cho kỹ nghệ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu; lông bò rất thích hợp
để sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi một số máy móc quang học Hơn nữa,
chăn nuôi bò sữa còn giúp khai thác tối ưu các nguồn lợi thiên nhiên: đồng bãi
chăn thả, sử dụng và chuyển hoá các loại thức ăn thô xanh, các phế phụ phẩm
nông nghiệp có giá trị hàng hoá thấp (rơm lúa, bã san ) thành năng lượng sức kéo, sữa, thịt - những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Tuy nhiên, người dân ở
đây cũng gặp một số khó khăn bất cập trong quá trình chăn nuôi bò sữa vì đây là
một ngành nghề khá mới mẻ đối với họ Vấn đề đặt ra là liệu người nuôi có thể
tiếp tục phát triển đàn bò một cách lâu dài không? Đây là lý do thực hiện dé tài:
“TÌM HIỂU THỰC TRANG VA ĐỀ XUẤT PHAT TRIEN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUA ĐÀN BO SUA TẠI HUYỆN PHÙ CAT - TINH
BÌNH ĐỊNH”
1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích phân tích thực trạng và khả năng phát triển nghề
nuôi bò sữa theo hướng hiệu quả và bén vững Cụ thể, nội dung dé tài gồm: mô tả thực trạng chăn nuôi bò tại địa bàn nghiên cứu, xác định nhân tố ảnh hưởng sự phát triển nghề nuôi bò sữa và dé xuất biện pháp nhằm phát triển hiệu quả nuôi
bò sữa.
1.3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ chăn nuôi bò sữa tại huyện Phù Cát, vớitổng đàn bò đang được chăn nuôi tại các hộ thuộc huyện Phù Cát
Trang 18Nghiên cứu được thực hiện trên 20 hộ chăn nuôi bò sữa tại thị trấn Ngô
Mây huyện Phù Cát Thời gian bắt đầu nuôi từ năm n 2001 đến 2004
-Thời gian bắt đầu thực tập từ ngày 8/3/2005 đến ngày 8/6/2005
1.4 Sơ lược về cấu trúc luận văn
Luận văn được chia ra 5 chương :
Chương 1: Đặt vấn để
Lý do chọn thực hiện để tài, mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu,đối tượng và phạm vi nghiên cứu, sơ lược cấu trúc luận văn
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số vấn để xung quanh việc chăn nuôi bò sữa, một số chỉ tiêu
hiệu qua kinh tế trong chăn nuôi bò sữa
Chương 3: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Giới thiệu tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phù Cát như: thời
tiết, khí hậu, nguồn nước là tiễn dé để phát triển chăn nuôi bò sữa ở đây.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả trong quá trình nghiên cứu về tình hình giống, thức ăn,
chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, công tác phòng và trị bệnh, cách tiếp
cận kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa của hộ nông dân trên địa bàn huyện Phù Cát.
Từ thực tế điều tra dé suất những giải pháp phát triển đàn bò tại địa phương gồm qui hoạch khu chăn nuôi tập trung và thành lập hợp tác xã chăn nuôi bò sữa nhằm
hỗ trợ về đầu vào cũng như đầu ra cho nông hộ, góp phần nâng cao hiệu quảđồng thời phát triển nghề nuôi bò sữa ở đây
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận về thực trạng tình hình chăn nuôi tại địa phương và đưa ra những
kiến nghị cho người chăn nuôi, cho chính quyển địa phương để phát triển bén
vững đàn bò.
Trang 19CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LY LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Tầm quan trọng của chăn nuôi bò sữa
Khi đời sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu và khả năng tiêu thụ về
thực phẩm sẽ tăng lên Do đó, cùng với các ngành sản xuất nông nghiệp khác,
ngành chăn nuôi bò sữa cần được đẩy mạnh chủ yếu sản xuất được nhiều sữa là
nguồn dinh dưỡng cần thiết cho con người, nhất là trẻ em, người bệnh, người già
yếu và những người lao động nặng nhọc Về mặt ý nghĩa kinh tế, so sánh với một
số ngành chăn nuôi khác, ngành chăn nuôi bò sữa có khả năng đạt hiệu quả kinh
tế cao hon, Người ta đã tính được rằng để sản xuất ra 1kg sữa với lượng nhiệt
năng tạo ra là 647 - 680 Kcalo chỉ cần một đơn vị thức ăn, còn để sản xuất ra 1kg
——a ee,
thịt cần đến 13 đơn vi thức ăn va lkg thịt thì tao ra được lượng nhiệt năng là
HT :
1.000 Kcalo từ thịt phải có 10 - 20 đơn vị thức ăn
Mặt khác, người nuôi bò sữa còn thu được sản lượng thịt ở các loại bò đực vỗ béo và bò sữa loại thải định kỳ Tính bình quân với 1 bò cái hàng năm, ngoài 3,5 tấn
sữa cơ sở nuôi bò sữa còn cung cấp thêm được 40 kg thịt bò loại thải
Ngoài ra chăn nuôi bò sữa còn cung cấp thêm các phụ phẩm khác như
phân bón cho ngành trồng trọt, da bò cho kỹ nghệ thuộc da và sừng móng cho
ngành mỹ nghệ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu
Lượng sữa cung cấp từ nguồn bò nuôi trong nước còn thấp nhiều so với lượng
cầu Hiện tại sản lượng sữa trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu
Trang 20cau tiêu dùng và dự tính đến năm 2010 chúng ta cũng chỉ có thể đáp ứng được
30%-40% nhu cầu trong nước Do đó hàng năm, Việt Nam phải nhập sữa bột và
bơ để chế biến sữa đặc đáp ứng cho tiêu dùng Phát triển ngành chăn nuôi bò sữa góp phân tiết kiệm ngoại tệ và có thể xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ sữa
nhằm tăng nguồn thu nhập cho đất nước
2.1.2 Canh tác nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững
Xã hội phát triển bền vững phải thoả mãn nhu cầu con người không chỉ
trong giai đoạn hiện tại mà còn cho cả trong tương lai Ngoài ra xã hội đó cònđáp ứng đông thời cả yêu cầu phát triển kinh tế lẫn bảo vệ môi trường, phát riển
sản xuất phải đi đôi với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môitrường.
Sơ Đô 1: Canh Tác Nông Nghiệp Theo Hướng Sinh Thái Bén Ving
Kinh tế
PTBV
Xã hội Môi trường
Canh tác nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững phải dam bảo ba yếu
we.
to:
Trang 21- Hiệu quả về kinh tế: đảm bảo tổng thu nhập phải cao hon tổng chỉ phí,
đem lại lợi nhuận cao, nhịp độ tăng trưởng kinh tế thích hợp ổn định trong thời
gian dài.
- Bên vững về xã hội: là phát triển xã hội để đáp ứng ổn định việc làm, ổnđịnh thu nhập, giải quyết nhà ở và các phúc lợi xã hội
- Bén vững về môi trường: là sự phát triển phải duy trì da dang sinh học và
luôn có định hướng cải tạo môi trường, giảm thiểu tổn hại và ô nhiễm về không
khí, đất, nước (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường sống).
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa
Thuận lợi
Nhu cầu tiêu thụ sữa còn rất cao, thực tế nguồn nguyên liệu sữa tươi cho
các nhà máy sữa chi mới đạt 10% tổng nhu câu, còn lại đều phải nhập khẩu Mặt
khác, nuôi bò sữa tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương và các sản
phẩm phụ của cây trồng Nhất là đối với những địa phương có tập quán sản xuất
nông nghiệp từ lâu đời có nhiều phụ phẩm từ nông nghiệp nhưng chưa được sử
dụng hợp lý Bên cạnh đó, các tập đoàn giống cao sản được nhập nội và được lai
tạo tại địa phương ngày càng nhiều đáp ứng được những yêu cầu trong chăn nuôi
như phẩm chất tốt, năng suất cao và dé thích nghi Riêng đối với bò sữa, có đàn
bò lai giữa con đực Holstein và con cái lai Sind cho nhiều thế hệ con lai thích
nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam, dé nuôi và cho sản lượng sữa khá(trên 10 kg/ngày) Hiện nay nuôi bò sữa là một ngành đem lại lợi nhuận cao Nhà
nước có chủ trương và đã đâu tư mạnh cho ngành bò sữa trong nhiều năm tới.
Khó khăn
Dân ta thiếu thói quen uống sữa và chăn nuôi bò sữa Chăn nuôi bò sữa đòi
hồi kỹ thuật cao, tỉ mỉ không đơn giản như nuôi bò để lấy thịt hay cày kéo Khó
Trang 22khăn nhất vẫn là vấn để vốn, nông dân quá nghèo mà nuôi bò sữa cần vốn lớn tập trung Năm xây dựng cơ bắn chưa khai thác được còn đòi hỏi đầu tư nhiều Chi
phí thức ăn chiếm 90% tổng chỉ phí vật chất cho một con bò/năm Thường thức ăn
xanh thiếu vì thời tiết khô hạn, đất trồng trọt hạn chế Bên cạnh đó, thức ăn tinh đắt Ngoài ra, khí hậu nóng ẩm là yếu tố trở ngại lớn đến sự thích nghi và tang
năng suất sản phẩm sữa Các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi bò sữa như thú y,
phối tinh kỹ thuật còn thấp và nghé nuôi bò sữa luôn tiểm ẩn rủi ro mà ngườinông dân không dễ tiếp cận
2.1.4 Giới thiệu kinh tế hộ tại huyện Phù Cát
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chú, là loại hình thức tổ chức sản xuất có hiệu qua về kinh tế xã hội, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình phát triển nông thôn Nông hộ góp phần chủ yếu tạo ra sản phẩm hàng hoá,
thu nhập cung cấp nông sản phẩm cho vùng đô thị, nguyên liệu cho công nghiệp.
Huyện đã tập trung chỉ đạo giao quyền sử dụng đất lâu dài cho dân (đạt 95% tổng hộ) với 12.379,7 ha đạt 95% tổng diện tích đất Ngoài ra đã giao 4.123
ha rừng đầu nguồn cho hộ gia đình quản lí, chăm sóc Nhờ đó nông dân đã gắn bó với ruộng đất, đầu tư vốn, lao động để vừa thâm canh, đổi mới cơ cấu sản xuất,
cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cây trồng có hiệu quả, khơi đậy các ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp — dịch vụ (TTCN-DV) trong nông thôn để phát triển sản xuất Năng lực sản xuất trong kinh tế hộ được phát triển toàn huyện có 432 máy cay
lớn nhỏ, 120 máy gặt, 19.925 máy bơm nước, 2.416 máy tuốt lúa nhỏ, 130 máy
tuốt lúa di động Nhiều hộ dam nhiệm nhiều khâu dịch vụ cho sẩn xuất nông
nghiệp như: làm đất, gặt, tuốt lúa, cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản
phẩm
Trang 23Nhìn chung, kinh tế nông nghiệp huyện Phù Cát ngày càng phát triển toàndiện hơn đưa kinh tế hộ phát triển là chủ thể trong sản xuất nông nghiệp, thực hiệnchính sách hổ trợ vốn tín dụng cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất qua các
nguồn vốn giải quyết việc làm, vốn ngân hàng người nghèo Đến năm 2003 toàn
huyện còn 10,7% hộ đói nghèo, giảm 4% so với năm 1997.
2.1.5 Một số chỉ tiêu Kinh tế — Kỹ thuật của các nhóm giống bò
Bảng 1: Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế — Kỹ Thuật của Các Nhóm Giống Bò
Chỉ tiêu Bò vàng Lai Sind (50%HE) F2(75% HE)
Khối lượng bêsơsinhŒg) 18-24 18 — 25 25 - 30 30 - 35
Khối lượng lúc 3 tuổi (kg) 230-270 300-350 320-370Khối lượng lúc 4 tuổi (kg) 250-300 330-380 350-400Khối lượng lúc 5 tudi(kg) 180-210 280-320 350-420 400-450
an ne Ba 14 ~ 20 13-18
(thang)
Tuổi dé lứa đầu (thang) 30- 36 37 — 33 37—32 36 — 31
Nang Wut sit 4 800-1000 1800-2200 2200-2500
(kg/300ngày)
Năng suất sữa lứa 2
1000-1200 2200-2500 2500-35(kg/300ngày) om Mã
Năng suất sữa lứa 3
đeo 10ngfel 1200-1500 2500-3000 3000~ 3500
Số ngày cho sữa/chu kỳ 200-240 220-240 270 — 310 280 — 320
Tỷ lệ mỡ sữa (%) Sim) 5,l— 5,5 3,8 — 4,2 3,4— 3,8
Nguồn tin: Dinh Văn Cải và Cộng sự năm 1997
2.1.6 Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế
Các chi tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế trực tiếp phan ánh mối tương quan
giữa kết quả va chi phí tức là trực tiếp phan ánh mặt lượng của hiệu quả kinh tế
Trang 24sản xuất chăn nuôi bò sữa: lợi nhuận, thu nhập, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất thu
nhập
Tổng chỉ phí
Trong chăn nuôi bò sữa tổng chỉ phí sản xuất gồm có: chỉ phí đầu tư cơbản, chi phí vật chất, chi phí lao động
+ Chi phí đầu tư cơ bản gém : chi phí xây dựng chuồng trại và con giống.
+ Chi phí vật chất gồm: chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí điện nước,
chi phí gieo tinh, chi phí dụng cụ chăn nuôi.
+ Chỉ phí lao động gồm: chi phí công lao động và công vắt sữa.
Tổng doanh thu
Tổng doanh thu là tất cả các sản phẩm do nông hộ sản xuất ra và được trao
đổi buôn bán, được tính bằng hiện vật hoặc giá trị
Các nguồn thu chủ yếu trong năm của một bò sữa sinh sản gồm thu từ sữa,
thu từ bê con, thu từ phân và từ bò mẹ thanh lý
Thu nhập là một chỉ tiêu phản ánh khoản thu từng năm để đánh giá mức
sống của nông dân và thu nhập của nông hộ
Thu nhập = lợi nhuận + chỉ phí lao động nhà
Chi phí lao động nhà là phần công lao động của gia đình được tính bằng
Trang 25Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí sắn xuất cho biết khi đầu tư một đồng đểsản xuất thì sẽ thu được tương ứng bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất này càng
cao thì việc chăn nuôi càng có lợi.
Tỷ suất thu nhập theo chỉ phí san xuất
T;=—#— x100%
CPsx
Công thức này chỉ ra rằng khi đầu tư một đồng chi phí trong quá trình sản
xuất thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập
Hiệu quả đồng chỉ phí
H,= = x100%
CPSX
Chỉ tiêu nay cho thấy hiệu lực của chi phí sản xuất trong quá trính chăn nuôi,
tạo ra thu nhập Chỉ số này càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng tốt
Hiện giá thuần: NPV (Net Present Value): chỉ tiêu này dùng để đánh giá
hiệu quả đầu tư.
(B, -C,)
Trong quá trình đầu tư sản xuất nha đầu tu sẽ có các khoản thu chi hàng kỳ
được quy đối về giá trị hiện tại Tổng số thu chi này chính là hiện giá thu nhập
thuần NPV
Trong đó:
n: số kỳ của dựán
b; : khoản thu trong ky i
c¡ : khoản chi trong kỳ i
r: suất chiết khấu.
NPV > 0 thì dự án có tính khả thi.
10
Trang 26NPV =0 cho thấy phần thu doanh thu được bù đắp chi phí bỏ ra, tuỳ thuộc
vào mục đích sử dụng của chủ đầu tư mà có thực hiện hay không
NPV <0 dự án bị lỗ
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Điều tra phỏng vấn nông hộ và thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban:phòng nông nghiệp, phòng thống kê huyện, phòng kế hoạch Tham khảo sáchbáo, luận văn khoá trước Sử dụng phần mềm Word, Excel
lì
Trang 27+ Phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ.
+ Phía Nam giáp huyện An Nhơn và Tuy Phước.
+ Phía Tây giáp huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh.
+ Phía Đông giáp biển Đông
Huyện Phù Cát nằm trải dai theo quốc lộ 1A nên thuận lợi cho thông thương và tiếp thu khoa học kỹ thuật từ bên ngoài.
3.1.2 Địa hình thổ nhưỡng
Địa hình
Về địa hình huyện Phù Cát khá phức tạp, vì trung tâm huyện có day núi bà
chia cắt huyện thành 4 vùng tiểu sinh thái:
Vùng đồng bằng phía bắc gồm các xã Cát Hanh, Cát Trà, Cát Minh nằm
dọc theo sông La Tinh, đất đai tương đối bằng phẳng, có hệ thống thuỷ lợi Hội
Sơn.
Vùng đồng bằng phía Nam gồm 6 xã phía Nam dãy núi Bà theo hướng Đông —
Tây Mùa mưa thường ngập ting từ 30 — 40 ngày, mực nước ngập từ 1,5 — 2m.
Trang 28Vùng đồng bằng ven biển gồm 3 xã tiếp giáp phía đông bắc núi Bà nên chia
cắt thành nhiều thung lũng nhỏ
Vùng khu vực trung tâm huyện và phía Tây gồm 6 xã có điện tích đất cát,
gò đổi rộng lớn chiếm 2 phần 3 diện tích tự nhiên trong vùng
Với địa hình có nhiều vùng đồng bằng va gò đồi rộng lớn, huyện Phù Cátthuận lợi cho việc trồng cỏ và phát triển mô hình chăn nuôi bò sữa ở đây
3.1.3 Khí hậu
Phù Cát nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt: mùakhô và mùa mưa Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từtháng 9 đến tháng 12 Lượng mưa trung bình 1.395mm/năm Cao nhất2.973mm/năm, thấp nhất 850mm/năm Số ngay mưa trung bình 150 ngày nhưngphân bố không đều, thường tập trung vào tháng 9, 10, 11 hàng năm Nhiệt độ
không khí cao, nhiệt độ trung bình là 26,1°C, tổng tích ôn 9.700°C.
Nhìn chung khí hậu ở huyện Phù Cát tương đối mát mẻ, nhiệt độ trung
bình tương đối thấp 26,1°C thích hợp để chăn nuôi những giống bò sữa được lai
tạo tại địa phương.
3.1.4 Thuỷ văn sông ngòi
Chế độ thuỷ triều: mực nước thấp nhất từ 0,29m, cao nhất 1,5m Nhìnchung mực nước thuỷ triểu tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn gây nhiễm mặn 5 xãven biển khoảng 500 — 600 ha diện tích lúa canh tác
Phù Cát có 2 sông chính:
Sông La Tinh dai 54km, diện tích lưu vực 80km”, lưu lượng bình quân
1,44m ”/s, tổng dòng chảy trong năm là 45,6 triệu m” Thượng nguồn có hồ Hội
Sơn điều tiết nước tưới cho các xã phía Bắc huyện
13
Trang 29Sông Đại Ân dài 28km, diện tích lưu vực 2.233 km’, lưu lượng bình quân
68,8m°/s, lưu lượng tháng khô kiệt 12,6m°/s Chủ yếu tưới cho các xã phía Nam
huyện.
Huyện Phù Cát có hai con sông lớn chảy qua cung cấp day đủ nước tưới
cho canh tác nông nghiệp Tuy nhiên ở một số xã ven biển đất bị nhiễm mặn do
chế độ thuỷ triéu nên canh tác lúa bấp bênh có thể chuyển sang trồng cỏ cao san
để chăn nuôi bò sữa
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1 Dân số và lao động
Bảng 2: Cơ Cấu Lao Động Huyện Phù Cát
Chỉ tiêu Lao động (người) Cơ cấu %
101.136 người chiếm 52%, nữ có 92.742 người chiếm 48% Tỷ lệ phát triển dan
số năm 2004 là 1,06% Toàn huyện có 103.526 người trong độ tuổi lao động,
94.511 người lao động trong các ngành nghề kinh tế Lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp khá cao, chiếm 67% Đây là điều kiện tốt để phát triển nền kinh tế
nông nghiệp nông thôn.
14
Trang 303.2.2 Đời sống văn hóa =
Tính đến năm 2002, trên địa bàn huyện Phù Cát có 18 làng nghề Trong đó
có 5 làng nghề truyén thống, ví dụ như: làm nón, dét chiếu, đan lát Đây lànguồn vốn quý để mở rộng và phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn
3.2.3 Y tế
Huyện Phù Cát có một bệnh viện huyện đặt tạ! thị trấn Ngô Mây và 18trạm y tế phân bố đều trên 18 xã Cán bộ phục vụ trong ngành y có 154 người
gồm: 45 bác sĩ, 91 y sĩ, 18 y tá, 16 nữ hộ sinh Cán bộ ngành được có 7 người
gồm: 2 dược sĩ đại học, 3 được sĩ trung học, 2 dược tá
3.2.4 Giáo dục
Bảng 3: Tình Hình Giáo Dục của Huyện Phù Cát
Trình độ học vấn Trường Lớp Giáo viên Học sinh
Mẫu giáo 20 208 217 4.944
Tiểu học 29 305 356 13.725
THCS 17 410 925 17.206
THPT 3 68 708 3.156
Nguồn tin: Phòng thống kê huyện Phù Cát
Toàn huyện có 20 trường mẫu giáo với 208 lớp trong đó có 217 giáo viên phụtrách 4.944 cháu Trường tiểu học có 29 trường với 356 giáo viên và 13.725 học sinh
Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 100% Trường trung học cơ sở có 17 trường với
925 giáo viên và 17.206 học sinh Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp bậc trung học cơ sở đạt95% Trường phổ thông trung học có 3 trường với 708 giáo viên và 3.156 học sinh
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp phổ thông trung học là 85,5%
Nhìn chung hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện đang được chú trọng và
phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em trong huyện
15
Trang 313.2.5 Cơ sở hạ tầng
Kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm xây dựng thuỷ lợi, điện, giao thông nông
thôn, xây dựng trường học, trạm y tế được xây dựng Đến nay hệ thống giaothông trên địa bàn huyện, ngoài quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam (25km), 4
đoạn đường tỉnh lộ 633, 634, 635, 640 (dài 100km) Có 326,8km đường giao
thông liên xã, liên thôn, 100% số xã, thị trấn có đường ôtô đến trung tâm xã Vềđiện, gin 85% số thôn đã kết nối mạng lưới điện quốc gia Với 85% hộ dingdiện trong sản xuất và sinh hoạt, với 50 trạm biến áp có tổng công suất 5.325kw,
98,2km đường dây trung thế 10kv và 148 ,6km đường dây hạ thế 0,4kv
Về hệ thống thuỷ lợi, cho đến năm 2004 trên địa bàn huyện Phù Cát đã
xây dựng 22 hé chứa nước lớn nhỏ với dung tích tương đương 50 triệu m và 8
đập dâng phục vụ tưới cho gần 12.000ha, chiếm 63% diện tích canh tác được
tưới qua hệ thống thuỷ nông Hệ thống thông tin liên lạc: mạng lưới điện thoại
phủ kín 18/18 xã, thị trấn.
3.2.6 Cơ cấu kinh tế
Đô thị 1: Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Phù Cát Năm 2004
CN - TTCN 25%
NN TM - DV
64% 11%
16
Trang 32Qua biểu dé trên ta thấy nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh
tế (64%), giá trị đóng góp của nông nghiệp chủ yếu từ các loại cây lương thực
như: lúa, ngô Công nghiệp — tiểu thú công nghiệp chiếm 25% trong đó chủ yếu
là giá trị đóng góp của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Thươngmại — dich vụ có xu hướng ngày càng tăng chiếm 11% nền kinh tế
Cơ cấu kinh tế nông thôn bước đầu chuyển địch theo hướng tăng tỷ trọngcông nghiệp và dịch vụ Trong nội bộ nông nghiệp thì tăng dần giá trị chăn nuôi
so với trồng trọt và tỷ trọng giữa nông nghiệp, ngư nghiệp cũng có bước chuyển
biến khá Sở di có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế như vậy là do trong quá trình đôthị hoá diện tích đất nông nghiệp giảm dần và hoạt động trong ngành nôngnghiệp tạo ra sự lãng phí lao động vì trong sản xuất nông nghiệp thời gian nhàn
rỗi nhiều Do vậy, phát triển ngành công nghiệp và địch vụ là góp phần sử dụng
hợp lý nguồn lực lao động cũng như điều kiện tự nhiên nơi đây
ĐẠI HỌC NONG LAM TP HOM
THU VIEN
17
Trang 333.2.7 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
Bảng4: Diện Tích Cây Trồng Huyện Phù Cát Năm 2003 và 2004
: = Dién tich (ha) Cơ cấu (%) năm 2004 Loại cây trồng
3.Cây rau đậu 671,6 910,4
B.Cây lâu năm 4.463,9 4483,9 15,49
chiếm 72% tổng diện tích; diện tích cây công nghiệp chỉ chiếm 11,59% cơ cấu
cây hàng năm Khác với cây hàng năm, trong cơ cấu diện tích trồng cây lâu năm cây công nghiệp chiếm 93,84%, cây ăn quả chỉ chiếm một phân nhỏ 6,16%.
18
Trang 34Tuy diện tích giảm nhưng sản lượng các loại cây ngày càng tang lên, theo
số liệu thống kê của phòng nông nghiệp huyện Phù Cát năm 2004 tổng sản lượngcác loại cây hàng năm đạt 164.628 tấn tăng 1,28 lần so với năm 2003 vì người
dân áp dụng các biện pháp xen canh, tăng vụ.
Bảng 5: Số Lượng Gia Súc, Gia Cầm của Huyện Phù Cát Năm 2003 và Năm 2004
Nguồn tin: Phòng thống kê huyện Phù Cát
So với năm 2003, năm 2004 tính trên đầu con thì số lượng dan trâu đã tăng
36,43%, dan bò tăng 23,38% trong đó bò sữa tăng 29,50% Số lượng gia súc nhỏ
và gia cầm đều tăng qua 2 năm trừ dan lợn, giảm 2,19% Số lượng gia súc, giacầm trong những năm gan đây đã tăng lên đáng kể vì tại địa phương đã lai taođược nhiễu con giếng phẩm chất tốt
Trong tương lai chủ trương của huyện là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi,
trong đó tập trung vào các giống, loài cho năng suất và sản lượng cao như bò lai,
bò sữa, lợn hướng nạc, dê, cừu, gà siêu thịt, vit Riêng đàn bò tăng hàng năm 8
-10%, đàn bò sữa mới nuôi năm 2001 nhưng đã khẳng định được hiệu quả đã tăng
từ 73 con năm 2001 lên 158 con năm 2004.
19
Trang 353.2.8 Tình hình sử dụng đất
Công tác quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn, hé sơ địa chính chưa
được lập theo hệ thống chính còn phải sử dụng trên nền bản đồ giải thửa chỉnh lý
lại độ tin cậy không cao, còn mang tính chất trùng lắp hoặc bỏ trống, sai tên khác chủ, rất gặp khó khăn trong công tác quản lý sử dụng đất.
Bảng 6: Diện Tích Sử Dụng Đất Huyện Phù Cát Năm 2004
Loại đất Diện tích (Ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 67.854,80 100
Đất nông nghiệp 19.294,43 28,43
+Đất cây hang năm 12.211,80
+Đất cây lâu năm 4.238,31
Nguồn tin: Phòng thống kê huyện Phù Cát
Bảng trên cho thấy đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất 38,74% trong cơ
cấu sử dụng đất, kế đó là đất sử dụng cho nông nghiệp 28,43% trong đó chủ yếu
là đất trồng lúa Đất lâm nghiệp chiếm 22,89% còn lại là đất chuyên đùng và đất
ở chiếm diện tích không đáng kể
20
Trang 363.2.9 Tình hình trồng cỏ nuôi bò
Bang 7: Diện Tích Trồng Có Voi Nuôi Bò Sữa ở Nông Hộ
Diện tích (1000m2) Số hộ Cơ cấu%
0-2 4 20 2-3 11 55
>3 5 25
Nguồn tin thu thập tống hợp
Trên lý thuyết mỗi con bò cần trồng 500m? cỏ mới cung cấp đủ cd xanh cho bò quanh năm Với số bò trung bình là 8 con/hộ thì mỗi hộ cần 4.000m? đất
trồng cỏ mới đắm bảo thức ăn thô xanh cho bò trong giai đoạn hiện nay chưa kể
đến khả năng tăng đàn trong tương lai Nhưng qua điều tra cho thấy đến 55% hộ gia đình diện tích trồng cỏ chỉ đạt từ 2.000 — 3.000m7, chỉ có 25% tổng số hộ đạt
diện tích trên 3000m” cồn lại 20% hộ gia đình thường xuyên thiếu cỏ cho bồ ăn
nhất là vào mùa khô phải tăng cường nhiều nguồn phụ phẩm khác.
3.2.10 Tình hình chăn nuôi
Từ năm 1997 đến nay huyện Phù Cát đã tập trung chỉ đạo phát triển
ngành chăn nuôi hộ gia đình, có chính sách hỗ trợ về giống vật nuôi, hỗ trợ kinh
phí lai tạo đàn bò, tiêm phòng gia súc, cho vay vốn ưu đãi để phát triển bò sữa,
bò lai, lợn hướng nạc, gia cầm đối với hộ gia đình Do đó ngành chăn nuôi đã tăng trưởng khá cả về giá trị, sản lượng cũng như số lượng đàn gia súc các loại.
Chăn nuôi bò sữa là ngành mới đem lại lợi nhuận cao đang rất được quan tâm
phát triển ở đây
Giá trị của ngành chăn nuôi đã tăng đáng kể từ 43.352 triệu đồng năm
1997 lên 53.277 triệu đồng năm 2003 (tăng 22,9%) đưa tỷ trọng giá trị ngành
chăn nuôi của huyện trong cơ cấu ngành nông nghiệp từ 18,75% năm 1997 lên
21
Trang 3722% năm 2003 (theo số liệu thống kê của phòng nông nghiệp huyện Phù Cát,
2003).
Nhìn chung tình hình phát triển chăn nuôi ở huyện Phù Cát còn gặp nhiều khó khăn, việc tiêu thụ sản phẩm còn bap bênh, thị trường tiêu thụ còn chưa ổn
định, nhất là thịt lợn và trứng gia cầm thường bị tác động giảm giá làm ảnh
hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi
3.2.11 Công tác khuyến nông
Sơ Đồ 2: Hoạt Động Khuyến Nông tại Huyện Phù Cát
Trạm khuyến nông Huyện
Khuyến nông viên cơ sở Khuyến nông viên cơ sở Khuyến nông viên cơ sở
Nông hộ Nông hộ Nông hộ Nông hộ Nông hộ Nông hộ
Nguồn tin : Thu thập tổng hợp
Khi bắt đầu nghề nuôi bò sữa người dân có nhiều cách tiếp cận thông tin
qua các phương tiện truyén thông, sách vở Khi đã tiếp cận thông tin người dân
có nhu cầu rất cao về kỹ thuật Chính vì vậy họ sẽ tìm đến những nơi hướng dẫn
họ kỹ thuật nuôi Khuyến nông là một trong những nhịp cau nối chuyển giao kỹ
thuật chăn nuôi bò sữa cho người dân rất hiệu quả Hiện nay trên địa bàn Huyện
có một trạm khuyến nông là nơi chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua các
khuyến nông viên cơ sở đến với người dân Do chăn nuôi bò sữa là một ngành
mới nên khuyến nông bên mảng này đang rất được quan tâm, trạm khuyến nông kết hợp với khuyến nông viên cơ sở thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ
22
Trang 38thuật, chuyến tham quan, tổ chức trình diễn cho người dân nắm được cụ thể kỹ
thuật nuôi.
Để dễ dàng tiếp cận những kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò sữa thì trình
độ học vấn của nông hộ cũng là một yếu tố quan trọng.
Bang 8: Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Chăn Nuôi Bò Sữa tại Huyện
Trình độ Số lượng (người ) Cơ cấu %
Cấp 1 3 15 Cấp 2 14 70
Cấp 3 53 15
Tổng 20 100
Nguồn tin: Thu thập tổng hợp
Qua điều tra thực tế 20 hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Huyện, đa số
nông dân ở đây có trình độ học vấn từ lớp 7 đến lớp 9, chiếm 70% Đây là một
thuận lợi để nông hộ tiếp thu kỹ thuật mới trong quá trình chuyển giao công nghệ
từ khuyến nông viên cơ sở.
Chăn nuôi bò sữa là một nghề mới tại địa phương nên người nông dânmuốn học hỏi thêm nhiều về những kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa cũngnhư kỹ thuật vắt sữa Chính vì vậy 100% nông dân đã tham gia các lớp tập huấn
khuyến nông bò sữa từ khi bắt đầu chăn nuôi đến nay và họ đã áp dụng rất thành
công những kỹ thuật này vào thực tế Tuy nhiên mức dé áp dụng những kỹ thuật
hiện đại như dùng máy để vắt sữa bò thì hầu như không có vì chi phí cho một
máy như vậy trên 10 triệu đồng Đó là một món tiền lớn và không phù hợp với
qui mô chăn nuôi ở đây Người dân ở đây có nhu cầu lập điểm chăn nuôi trình
diễn về giống bò sữa mới và giống cỏ mới năng suất cao đối với hoạt động công tác khuyến nông ở trạm.
23
Trang 393.2.12 Đánh giá tình hình chung
Bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, những năm qua năng suất và sản lượng các loại cây trồng ở địa phương đều tăng tuy diện tích trồng trọt thì ngày càng giẩm Các loại giống mới năng suất cao, kháng bệnh tốt được đưa vào canh tác rộng rãi.
Trong ngành chăn nuôi đã lai tạo được nhiều tập đoàn giống khác nhau từ
việc lai tạo giữa giống ngoại nhập và giống tại địa phương Kết quả đã lai tạo ra những thế hệ con lai mang đây đủ những đặc tính tốt của cả bố mẹ Ở huyện đã lai tạo nhiều thế hệ con lai bò sữa, giữa bò Hà Lan thuần và bò lai Sind cho sản lượng sữa cao và thích nghỉ với điều kiện chăn nuôi tại địa phương.
Huyện Phù Cát là một huyện sản xuất thuần nông, thu nhập chính của
người dân đều từ các hoạt động nông nghiệp Những năm gần đây đời sống người dân đã được cải thiện nhưng vẫn chưa cao, vì chưa tận dụng hết nguồn lực lao
động nông thôn, thời gian nông nhàn còn nhiều và một lượng lớn phế phụ phẩm
chưa được sử dụng hơp lý Đây là điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi bò sữa vùng này Ngoài ra ở đây còn một số thuận lợi như: có đội ngũ cán bộ thú ý lành
nghề, có nhiệt độ trung bình tương đối thấp, nguồn nước đầm bảo vệ sinh, tổng
quỹ đất chưa sử dụng còn tương đối lớn
Chăn nuôi bò sữa ở huyện Phù Cát tuy mới bắt đầu từ năm 2001 và số
lượng đầu con hạn chế (78 con) nhưng tốc độ tăng trưởng khá cao Trung bình
mỗi năm tính trên đầu con tăng 30%, sản lượng sữa đạt khá (bình quân 13
kg/con/ngay) Bò sữa được lai tạo tại địa phương rất thích nghi với diéu kiện khí
hậu cũng như chăn nuôi ở đây, nhất là bò lai F2.
24
Trang 40Thị trường tiêu thụ còn lớn, hiện nay công ty sữa Vinamilk đang bao tiêu
toàn bộ sản phẩm sữa tươi trên địa bàn huyện
Bên cạnh những thuận lợi thì người chăn nuôi ở đây còn gặp phải những khó
khăn về vốn, kinh nghiệm chăn nuôi, và một số bất cập trong chăn nuôi vì đây là
một ngành khá mới mẻ đối với người chăn nuôi trong huyện.
25