1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo mô hình tổ hợp tác sản xuất tại ấp Phước Hải - Tân Hải - Tân Thành Bà Rịa Vũng Tàu

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 26,97 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT theo mô hình tổ hợp t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HOC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TINH HINH SAN XUAT VA TIEU THU RAU AN TOAN THEO

MO HiNH TO HOP TAC SAN XUAT TAI

AP PHƯỚC HAI -TÂN HAI-TAN THÀNH

BA RIA VUNG TAU

NGUYEN THỊ NGỌC

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

DE NHAN VAN BANG CU NHAN NGANH PHAT TRIEN NONG THON

Thanh phố Hồ Chí Minh

Tháng 08/2007

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tình hình sản xuất và

tiêu thụ RAT theo mô hình tổ hợp tác sản xuất tại ấp Phước Hải — xã Tân Hải - huyện

Tân Thành — tỉnh Bà Rịa Vũng Tau” do Nguyễn Thị Ngọc, sinh viên khoá 29, ngành

Phát Triển Nông Thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYEN VĂN NAMGiáo viên hướng dan

(Chữ ký)

Ngày 7 tháng ÿy ˆ năm v

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký) (Chữ ký)

Họ tên Họ tên

Hoy WA + j JYrow Ji Nhien

Ngày UC thang năm 27t

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn toàn thể quí thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm

Thành Phố Hồ Chí Minh, thầy cô Khoa Kinh Tế tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Năm đã hết lòng hướng dan tôi trong quá

trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công tác và làm việc tại Chi cục

BVTV tinh Bà Rịa Vũng Tàu, các phòng ban có liên quan, đặc biệt là chú Nguyễn Văn

Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.

Cảm ơn gia đình và bạn bè thân hữu đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình học tập.

Xin chân thành cảm ơn

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc

Trang 4

NỘI DUNG TOM TAT

NGUYEN THỊ NGỌC Tháng 8 năm 2007 “Tinh Hình Sản Xuất và Tiêu Thy RAT Theo Mô Hình Tổ Hop Tác Sản Xuất Tại Ap Phước Hải - Xã Tân Hải - Huyện

Tân Thành - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”

NGUYEN THỊ NGỌC August 2007 “Safe Vegetables Production and

Consumption Producer Cooperative Model At Phuoc Hai Village — Tan Hai Commune — Tan Thanh District — Ba Ria Vung Tau Province

Khoá luận tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thy RAT theo mô hình tổ hợp tác sản xuất trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 40 hộ sản xuất RAT ngoài nhà lưới, đồng

thời kết hợp so sánh với rau không an toàn

Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế thì RAT ngoài nhà lưới mang lại hiệu quả

kinh tế cao hơn nhưng chênh lệch không đáng kể Nguyên do RAT ngoài nhà lưới năng suất thấp hơn so với rau không an toàn, không có sự khác nhau giữa giá bán.

Trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về RAT(cả chất lượng cũng như hình thức) RAT ngoài nhà lưới vẫn chưa đáp ứng được Đồng thời vì sức khoẻ của

toàn xã hội cũng như lợi ích lâu dài của nghề trồng RAT mang lại việc đầu tư lại hệ

thống nhà lưới, hệ thống ống tưới để canh tác RAT trong nhà lưới là điều hết sức cần

thiết

Trang 5

1.1.2 Ý nghĩa của việc chọn van đề nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.4 Cấu trúc khoá luận

CHƯƠNG 2 T ÔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

vill

iv

xi xii

BBR 0 0Ú B WY NHN NY WYN = —

2.2 Đặc điểm tình hình của tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hai, xã Tan Hải,

huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.2.1 Cơ sở hạ tầng

2.2.2 Dân cư và tập quán canh tác

2.3 Quá trình hình thành và phát triển của tô hợp tác sản xuất RAT Phước Hải

2.4 Cơ cấu và tổ chức quản lý trong tổ

2.5 Tình hình sản xuất RAT hiện nay trên toàn Tỉnh Bà Rịa — Vũng Tau

2.5.1 Tổng quan tình hình canh tác rau trên địa bàn tỉnh

2.5.2 Nguồn cung cấp và nhu cầu tiêu thụ rau tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tau

2.5.3 Khái quát nghề trồng RAT trên địa bàn tỉnh

2.6 Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ RAT của Tinh Bà Rịa — Vũng Tau K © CO © CO + NNN &

Trang 6

2.7 Giới thiệu sơ lược về dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT Tỉnh Bà Rịa —

3.1.1 Khái quát về RAT

3.1.2 Giá trị cây rau

3.1.3.Yêu cầu về chất lượng RAT

3.1.4 Điều kiện sản xuất RAT

3.1.5 Tiêu chuẩn công nhận vùng RAT

3.1.6 Trình tự các bước để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT23

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sản xuất của tổ hợp tác RAT Phước Hải

4.1.1 Qui mô canh tác

4.1.2 Tình hình phát triển diện tích trồng RAT tại tô hợp tác Phước Hải

4.1.3 Một số đặc trưng của các hộ sản xuất RAT Phước Hải

4.1.4 Lao động trong sản xuất RAT

4.1.5 Tình hình các yếu tế sản xuất

4.1.6 Chủng loại rau và thời gian canh tác

4.2 Kết quả - hiệu quả sản xuất của tổ hợp tác RAT Phước Hải

4.2.1 Trường hợp không thuê đất

4.2.2 Trường hợp thuê đất

4.3 Giá bán RAT và rau thường

26

26 26 27 29 29 29

29

30 31 32

33

34 34

45

47

Trang 7

4.5.1 Sự hiểu biết của người tiêu dùng về RAT 51 4.5.2 Các nguồn thông tin về RAT 52

4.5.3 Ý kiến người tiêu dùng 53

4.6 Đánh giá va đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ

RAT tại tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hải 56

4.6.1 Đánh giá chung 564.6.2 Một số ý kiến để phát triển 57 CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ 59 5.1 Kết luận 59 5.2 Kiến nghị 60 5,2.1 Đối với tổ hợp tác: 60 5.2.2 Đối với sở NN&PTNT 60 5.2.3 Với người sản xuất 61

5.2.4 Đối với các cơ quan ban ngành có liên quan trong công tác xúc tiến tiêu

thụ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤC LỤC

Trang 8

Bao vé thuc vat

Đủ điều kiện sản xuất RAT

Uỷ ban nhân dân

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Doanh thu

Lợi nhuận

Thu nhập

Chi phí

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng gieo trồng rau các loại trên địa bàn

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 2005 — 2006

Bảng 2.2 Tổng hợp nhu cầu sử dụng rau trên địa bàn tỉnh

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất RAT tính đến thời điểm tháng 11 /2006

Bang 2.4 Chỉ tiêu phát triển điện tích RAT đến 2010 phân bé tại các huyện

Bảng 2.5 Kế hoạch phát triển tổ sản xuất RAT giai đoạn 2007 — 2010

Bảng 2.6 Kế hoạch thành lập mạng lưới cộng tác viên giai đoạn 2007 — 2010

Bảng 3.1 Thành phần các chất định dưỡng có trong một số loại rau

Bảng 3.2 Một số thông tin cơ bản từ bảng điều tra phỏng vấn người sản xuất

RAT tại Phước Hải

Bảng 3.3 Phân bố nơi phỏng van người tiêu ding

Bảng 4.1 Qui mô canh tác của các hộ trong tổ hợp tác sản xuất RAT

Phước Hải

Bang 4.2 Độ tuổi của các chủ hộ trong tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hải

Bảng 4.3 Trình độ học vấn của các chủ hộ trong tổ hợp tác sản xuất RAT

Phước Hải

Bảng 4.4 Tình hình sử dụng lao động trong sản xuất RAT ở Phước Hải

Bảng 4.5 Chủng loại rau và thời gian canh tác

Bang 4.6 Chi phí đầu tư RAT tính trên 1.000 m’/vu(RAL)

Bảng 4.7 Kết quả - hiệu quả sản xuất RAT tính trên 1.000 mˆ/vụ(RAL)

Bảng 4.8 Chỉ phí đầu từ rau thường tính trên 1.000 m”vu(RAL)

Bảng 4.9 Kết quả - hiệu quả sản xuất rau thường tính trên 1.000 m’/vu(RAL)

Bang 4.10 So sánh ty suất LN/CP RAT va rau thường(RAL)

Bang 4.11 So sánh tỷ suất TN/CP RAT va rau thường(RAL)

Bang 4.12 Chi phi đầu tu RAT tính trên 1.000 m”/vụ(RGV)

Bảng 4.13 Kết quả - hiệu quả sản xuất tính trên 1.000 m’/vu(RGV)

Bang 4.14 Chi phi dau tư rau thường tinh trên 1.000 m”/vụ(RGV)

Bảng 4.15 Kết quả - hiệu quả sản xuất rau thường tính trên 1.000 m’/vu(RGV)

Trang

10 11 13 14

18

26 26

29

30

31 31 33 34

35

36

37 38

39

40

4l 42

43

Trang 10

Bảng 4.16 So sánh ty suất LN/CP RAT và rau thường(RGV)

Bảng 4.17 So sánh tỷ suất TN/CP RAT và rau thường(RGV)

Bang 4.18 Kết quả - hiệu quả sản xuất RAT tính trên 1.000 m”/vụ(RAL)

Bảng 4.19 Kết quả - hiệu quả sản xuất rau thường tính trên 1.000 m”/vụ(RAL)

Bảng 4.20 Kết quả - hiệu qua sản xuất RAT tính trên 1.000 m'/vụ(RV)

Bảng 4.21 Kết quả - hiệu quả sản xuất rau thường tính trên 1.000 m”/vụ(RGV)

Bảng 4.22 So sánh giá bán một số loại RAT tại tổ sản xuất RAT Phước Hải

và cửa hàng VIETLAND

Bảng 4.23 Sự quan tâm của người tiêu dùng đối với RAT

Bảng 4.24 Mức giá chấp nhận của người tiêu dùng đối với RAT

Bảng 4.25 Nguồn thông tin về RAT

Bảng 4.26 Lý do mức độ sử dung RAT thấp

Bảng 4.27 Y kiến của người tiêu dùng về RAT

Bảng 4.28 Đề nghị điểm bán RAT

43 44 45 46 46 47

48 51 52 33 53 54 55

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ ban quản lý tổ RAT

Hình 3.1 Cơ sở cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT

Hình 4.1 Biểu đồ so sánh tỷ suất LN/CP giữa RAT và rau thường(RAL)

Hình 4.2 Biểu đồ so sánh tỷ suất TN/CP giữa RAT và rau thường(RAL)

Hình 4.3 Biểu đồ so sánh tỷ suất LN/CP giữa RAT và rau thường(RGV)

Hình 4.4 Biểu đồ so sánh tỷ suất TN/CP giữa RAT và rau thường(RGV)

Hình 4.5 Sơ đồ kênh tiêu thụ của tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hải

Trang

25 38 39 44 45 49

Trang 12

Phụ lục 3 Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong rau tươi

Phụ lục 4 Mức giới hạn tối đa cho phép(MRLs) của một số thuốc BVTV trên rau tươi

Phụ lục 5 Mức giới hạn tối đa cho phép của hoá chất BVTV trong đất

Phụ lục 6 Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng có trong đất

Phụ lục 7 Mức giới hạn tối đa của một số chất trong nước tưới

Phụ lục 8 Danh mục thuốc BVTV cắm sử dụng ở Việt Nam

Phụ lục 9 Danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam

Phụ lục 10 Mẫn đơn đăng ký đủ điều kiện sản xuất RAT

Phụ lục 11 Mẫu bản kê khai đủ điều kiện sản xuất RAT

Phụ lục 12 Bảng câu hỏi tìm hiểu thực trạng sản xuất RAT

Phụ lục 13 Bảng thăm dò ý kiến người tiêu dùng

Trang 13

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt van đề

1.1.1 Lý đo chọn đề tài

Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày được nâng cao thì sức khoẻ là

mối quan tâm hàng đầu của người dân Đã qua rồi thời kỳ người ta chỉ cần đủ ăn, đủ mặc, giờ đây con người quan tâm đến ăn như thé nào đủ chất đinh dưỡng va dam bao sức khoẻ bản thân và gia đình Rau xanh là một loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của con người Lượng rau cung cấp theo nhu cầu của mỗi người bình quân

từ 200 — 300 g/ngày và chưa có một chất dinh đưỡng nào có thể thay thế được Thế nhưng rau xanh lại là loại nông sản dễ bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu và các vi sinh vật

gây bệnh Hơn nữa, rau xanh lại được người tiêu dùng sử dụng ngay mà không có thời gian bảo quản hay chế biến sau thu hoạch như các loại nông sản khác nên dư

lượng thuốc trừ sâu, các yếu tố độc hại nói chung không có thời gian phân huỷ Vì vậy

người tiêu dùng rất dé bị ngộ độc nếu ăn phải các loại rau không an toàn.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc BVTV nhằm tăng năng suất và sản lượng rau của người nông dân đã làm cho môi trường ngày càng bi 6

nhiễm trong sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người sản

xuất Vì thé cần phải có sự quản lý chặt chế của các ban ngành để người trồng rau tuân

thủ nghiêm ngặt trong quá trình canh tác Ngày 12/2/2004, UBND Tỉnh Bà Rịa Vũng

Tàu đã phê duyệt dự án “Đầu tư sản xuất và kiểm tra RAT Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”,

giao cho Sở NN&PTNT và Chi cục BVTV triển khai dự án này.

Đáp ứng nhu cầu về RAT và sản xuất RAT, tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hải

được thành lập ngày 21/8/2004 trên cơ sở vùng sản xuất RAT xã Tân Hải Sau gần ba năm thành lập, để đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT của tổ hợp tác san xuất

RAT Phước Hải, với sự đồng thuận của ban chủ nhiệm khoa Kinh TẾ, với sự hướng

Trang 14

dẫn của thầy Nguyễn Văn Năm, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT theo mô hình tổ hợp tác sản xuất RAT tại ấp Phước Hải, xã Tân Hải,

huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu”

1.1.2 Ý nghĩa của việc chọn vấn đề nghiên cứu

Tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hải được hình thành và đi vào hoạt động một

thời gian ngắn khoảng gần 3 năm, tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hải vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém ca về tổ chức và phương thức tổ chức quản lý Vì thé đề tài nhằm

tìm hiểu những vấn đề tồn tại của tô hợp tác sản xuất, từ đó đề ra những giải pháp góp

phan ổn định và phat triển tổ hợp tác sản xuất vẫn còn non trẻ này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT theo mô hình tổ hợp tác sản xuất tại ấp Phước Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Khao sát thực trang sản xuất RAT tại tổ hợp tác sản xuất.

Đánh giá hiệu quả sản xuất tính trên 1.000 mỶ trồng rau an toàn.

Tìm hiểu những khó khăn mà người nông dân gặp phải trong quá trình trồng

rau.

So sánh hiệu quả sản xuất RAT so với rau thường.

Nghiên cứu tiềm năng của nghề trồng RAT tại ấp Phước Hải.

Quá trình tiêu thụ và những trở ngại

Mong muốn của người tiêu dùng đối với RAT.

1.3 Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hải, xã Tân Hải,

huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tau

1.3.2 Phạm vi đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT theo mô hình tổ

hợp tác sản xuất RAT

Trang 15

1.3.3 Phạm vi thời gian

Bắt đầu tìm hiểu đề tài từ ngày 20/3/2007 để điều tra, nghiên cứu trong khoảng thời gian 10/4 -20/7/2007, thời gian thu thập số liệu khoảng một tháng, thời gian còn lại tập trung nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp số liệu và viết báo cáo.

1.4 Cấu trúc khoá luận

Chương 1: Mở đầu

Trong chương này trình bày lý do và ý nghĩa của việc chọn đề tài làm khoá luận tốt nghiệp, ngoài ra còn trình bày mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Mô tả vấn đề nghiên cứu

Giới thiệu tổng quát về địa bàn nghiên cứu, bao gồm các vấn đề: Đặc điểm tình hình, tình hình hoạt động của tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hải Đồng thời giới

thiệu sơ lược về tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT của Tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu.

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Trình bày những khái niệm về RAT và những điều kiện

có liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ RAT tại tổ hợp tác sản xuất RAT Phước

Hải.

Phương pháp nghiên cứu: Trình bày các phương pháp được lựa chọn để phục

vụ nghiên cứu và cách thức tiễn hành các phương pháp đó gồm: Phương pháp thu thập

số liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp xử lý số liệu

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Trình bày tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT theo mô hình tế hợp tác sản xuất RAT tại ấp Phước Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa — Vũng Tau trong thời gian vừa qua Tiến hành phân tích chỉ phí đầu tư, hiệu quả trên 1000 mỶ trồng rau,

đồng thời đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hợp tác sản

xuất RAT Phước Hải

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trình bày ngắn gọn kết quả đạt được và đưa ra một số ý kiến đối với các cơ quan hữu trách: Sở NN&PTNT, Chỉ cục BVTV

Trang 16

CHƯƠNG 2

TONG QUAN

2.1 Tông quan tai liệu nghiên cứu

Trong thời gian gần đây việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất

nông nghiệp để đạt được năng suất cao nói chung và rau nói riêng mang lại kết quả

đáng kể, tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều hoá chất đã gây ra ô nhiễm không những

cho môi trường mà còn cho cả những sản phẩm phục vụ người tiêu dùng Đã có nhiều

đề tài nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá hiệu quả kinh tế mà nghề trồng RAT mang lại đồng thời đề ra giải pháp góp phần phát triển nghề trồng RAT nhằm nâng cao

thu nhập và thay đổi tập quán canh tác của người nông dân Tuy nhiên các đề tài chưa đánh giá nhu cầu cũng như tiềm năng của RAT để giải quyết vấn dé đầu ra một cách

hiệu quả Hiện nay mô hình trồng RAT tại tinh Bà Rịa Vũng Tau đã được nhân rộng

và phát triển rộng rãi tạo ra một sản lượng rau lớn nhưng chưa tìm được một dau ra ôn

định Vì thế cần tiến hành nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ đồng thời đánh giá

nhu cầu và tiềm năng của RAT tại tỉnh Bà Rịa — Vũng Tau

2.2 Đặc điểm tình hình của tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hải, xã Tân Hải,

huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu

Ấp Phước Hải, xã Tân Hải có diện tích tự nhiên là 2.242,13 ha, với 2.135 hộ,

gồm 11.076 khẩu được chia làm 76 tổ dân cư, nằm dọc quốc lộ 51, có vị trí gần các khu đô thị và các khu công nghiệp: Cách Bà Rịa 7 km, cách thành phố Vũng Tàu gần

30 km, thành phố Hồ Chí Minh 80 km, thị trấn Phú Mĩ 12 km, xã Long Sơn 3 km.

Toàn bộ diện tích của Phước Hải là đất nông nghiệp, có hệ thống tưới tiêu nước

rất phù hợp cho việc trồng rau màu.

Địa hình: Tương đối cao, không ngập nước vào mùa mưa.

Trang 17

Khí hậu: Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới am gió mùa,nhiệt độ trung bình khoảng 28,5°C, mùa mưa kéo đài từ tháng 5 đến tháng 10, mùakhô từ tháng 11 đến tháng 4.

2.2.1 Cơ sở hạ tầng

Giao thông: Có quốc lộ 51 đi qua, đường liên xã đã được trải nhựa, tạo sự yên

tâm cho các hộ sản xuất trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch và thuận lợi cho đi lại của bà con.

Điện: Hệ thống lưới điện quốc gia đã được phủ toàn xã, phục vụ cho nhu cầu

sản xuất và sinh hoạt của bà con

2.2.2 Dân cư và tập quán canh tác

Đa phần dân cư là người Bắc di cư vào sau năm 1954, họ có tập quán trồng rau

và sống theo từng cụm, đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất cũng như

trong sinh hoạt Nhờ vậy nghề trồng rau trong vùng ngày một phát triển.

2.3 Quá trình hình thành và phát triển của tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hải

Trước đây toàn bộ điện tích đất nông nghiệp trên là trồng lúa, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều nơi bỏ hoang Sau nhiều năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bằng

nhiều biện pháp tích cực, nhiều hộ dan đã mạnh dạn bỏ cây lúa sang trồng rau Nhờ áp

dụng những tiến bộ kĩ thuật, cây rau đã khẳng định được chỗ đứng của mình Áp dụng

biện pháp thâm canh tăng năng suất, cây rau đã tạo ra giá trị hàng hoá cao, nâng cao thu nhập, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện, góp phần thúc đây kinh tế địa phương phát triển.

Thực hiện chỉ đạo của Sở NN&PTNT, chủ trương của UBND Tỉnh Bà Ria —Vũng Tàu về việc phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT, thực hiện theo sự chỉ đạo của

Sở NN&PTNT và của UBND huyện Tân Thành về việc qui hoạch vùng chuyên canh

rau 300 ha đến năm 2010 ở hai xã Tân Hải và xã Châu Pha, Phòng địa chính nông nghiệp tiến hành xây dựng một mô hình trình diễn theo qui trình sản xuất RAT, bằng việc đầu tư nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới công nghiệp(tưới phun mưa sử dung công

nghệ Mĩ) tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Nam, ấp Phước Hải, xã Tân Hải, huyện Tân

Thành, tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu với diện tích 4.500 mỶ vào tháng1/2003 Quá trình được thực hiện nghiêm ngặt dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ khâu làm đất, chọn giống, sử dụng phân bón và

Trang 18

kĩ thuật chăm sóc, đặc biệt là công tác BVTV(không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích

thích tăng trưởng có nguồn gốc hoá hoc ).

Sau khi mô hình đưa vào sản xuất và gửi sản phẩm đi kiểm định chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả kiểm tra đạt tiêu chuẩn RAT, đồng thời khi thực hiện sản xuất theo qui trình sản xuất RAT đạt hiệu quá kinh tế cao Phòng địa chính nông

nghiệp huyện Tân Thành chỉ đạo các ban ngành có liên quan tạo điều kiện nhân rộng

mô hình này Trên cơ sở đó, ngày 21/8/2004 tổ hợp tác sản xuất RAT Phước Hải được

bờ về hiệu quả của các mô hình trồng rau(RAT trong nhà lưới, hệ thông ống tưới) Tổ

chức cho nông dân tham quan học hỏi kinh nghiệm về tổ chức và tiêu thụ RAT(tham

quan chợ đầu mối RAT tại thành phố Hồ Chí Minh; tham quan mô hình HTX sản xuất

RAT tại Củ Chỉ, thành phố Hồ Chí Minh; tham quan các mô hình trồng rau, hoa, dây chuyền sơ chế RAT tại tỉnh Lâm Đồng) Phối hợp với trạm khuyến nông huyện tập

huấn kĩ thuật cho nông dân, khuyến cáo không sử dụng thuốc cấm và phố biến các loại giống mới Ngoài ra, còn phối hợp với ngân hàng NN&PTNT huyện Tân Thành tạo điều kiện cho 24 hộ vay đợt lvới định mức 6 triệu đồng/ha trong vòng | năm(20/11/2004 — 20/11/2005) với lãi suất 1 % được hỗ trợ trong dự án Bên cạnh đó, Chi cục BVTV đã phối hợp với chỉ cục hợp tác xã nông nghiệp, UBND xã huấn luyện

kĩ năng điều hành hợp tác xã nông nghiệp cho cán bộ Sở NN&PTNT đã ban hành

chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất RAT(căn cứ theo tiêu chuẩn:

Nguồn đất, nước không bị ô nhiễm, đã tham gia tập huấn về kĩ thuật trồng và nắm vững qui trình kĩ thuật trồng RAT ).

Nhìn chung, sau gần ba năm thành lập và đi vào hoạt động, tổ hợp tác sản xuất

RAT Phước Hải có những thuận lợi sau:

Trang 19

Người nông dân học được kinh nghiệm rất nhiều về kĩ thuật, qui trình trồng

RAT từ những lần tập huấn, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng RAT.

Xã hội bắt đầu quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn

Diện tích gieo trồng RAT còn thấp.

Tập quán canh tác của nông dân thường xuyên xuống giống đồng loạt và ít

chúng loại, không đa dạng, phong phú nên tiêu thụ gặp hạn chế.

Chưa có hệ thống phân phối hữu hiệu.

Đội ngũ lãnh đạo chưa được đào tạo bài bản, tư tưởng của các xã viên còn chưa thống nhất.

Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thến.

2.4 Cơ cấu và tô chức quản lý trong tổ

Do đòi hỏi của việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm RAT, Sở NN&PTNT đã tổ chức cho các thành viên trong tổ RAT bau ra ban quản lý gồm 4 người: Tổ trưởng, tổ

phó phân phối rau, tổ phó kế hoạch — kế toán và tổ phó kĩ thuật.

Hình 2.1 Sơ Đồ Ban Quản Lý Tổ RAT

Tổ trưởng

Té phó phân phối Tổ phó kế toán - Tổ phó kiểm tra

rau kế hoạch chất lượng

Nguồn tin: Ban quản lý tổ RAT

Ban điều hành đảm nhiệm công việc có liên quan đến việc trồng rau chủ yếu:

Làm cầu nỗi giữa nông dân và các cơ quan ban ngành có liên quan.

Bảo vệ quyền lợi của nông dân tham gia tổ hợp tác.

Tạo điều kiện cho nông dân giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật trồng rau.

Nắm bắt các thông tin về thị trường, giá cả, giống mới để thông báo cho nông

Trang 20

Tìm kiếm thị trường để đảm bảo đầu ra sẽ được tiêu thụ hết.

Tổ chức cho nông dan đăng kí tham gia chương trình trên cơ sở tự nguyện

Tập huấn kĩ thuật trồng và tiêu thụ RAT cho nông dân |

2.5 Tình hình sản xuất RAT hiện nay trên toàn Tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu

2.5.1 Tổng quan tình hình canh tác rau trên địa bàn tính

Toàn tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu đến năm 2005 có diện tích trồng rau các loại khoảng 6.880 ha - 6.921 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện Tân Thành, Dat Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc, Châu Đức trong đó huyện Tân Thành và Xuyên Mộc chiếm khoảng 70% diện tích trồng rau cá tỉnh với khoảng 26 chủng loại bao gồm các loại rau

ăn lá, ăn quả, ăn bông, rau gia vị

Bảng 2.1 Diện Tích và Sản Lượng Gieo Trồng Rau Các Loại Trên Địa Bàn Tỉnh

Ba Rịa — Vũng Tau Nam 2005 — 2006

Địa ban Diện tích gieo trông(ha) Sản lwong(tan)

2005 2006 2005 2006

Tp Vũng Tàu 94 281 664 1.618

Tx Bà Rịa 381 397 6.716 7.351

Tân Thành 2.614 2.522 47.263 44.298 Châu Đức 705 603 6.450 5.129 Long Điền 1.933 511 21.955 7.048 Đất Đỏ 1.311 16.935 Xuyén Méc 1.093 1.167 12.633 14.487 Côn Đảo 42 48 502 547

Toàn tỉnh 6.921 6.880 96.182 97.440

Nguồn tin: Chi cục BVTV tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu

2.5.2 Nguồn cung cấp và nhu cầu tiêu thụ rau tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

a Nguồn cung cấp

Tinh Bà Rịa — Vũng Tàu có điện tích gieo trồng rau các loại khoảng 6.880 — 6.921 ha, với năng suất bình quân khoảng 14 tắn/ha/năm va sản lượng khoảng 97.440

tấn

Trang 21

—Nguén tại tinh Ba Rịa — Vũng Tàu : 87.035,9 tấn, chiếm khoảng 76 %

—Nguồn ngoài tỉnh nhập về là: 26.084,14 tan, chiếm khoảng 24 % Trong đóchủ yếu là nguồn rau nhập về từ Đà Lạt, Tiền Giang, Đồng Nai, Vĩnh Long

b Nhu cầu tiêu thụ rau

Bảng 2.2 Tổng Hợp Nhu Cầu Sử Dụng Rau Trên Địa Bàn Tỉnh

Nơi tiêu thụ Nhu cau/ngay(tan) Nhu cầu/năm(fẫn) Tỉ lệ(%)

Nguôn tin : Chi cục BVTV tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu

Như vậy, với tổng lượng cung trong tỉnh hàng năm khoảng 97.440 tan rau và tổng lượng nhu cầu 86.018,55 tấn, chỉ riêng mức sản xuất trong tỉnh đã đáp ứng đủ nhu cầu rau của nhân dân Tuy nhiên vẫn cần nhập từ các tỉnh khác một số chủng loại

rau mà tỉnh không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không liên tục trong

năm(cải bắp, su su, đậu hà lan, cà rốt, hành tây, khoai tây, salad xoon ) Đồng thời

cũng cung cấp cho các tỉnh lân cận một số chủng loại rau.

2.5.3 Khái quát nghề trồng RAT trên địa bàn tỉnh

Nghề trồng rau tại tỉnh có từ lâu đời, có thể xem là nghề cha truyền con nối tại hai huyện Tân Thành và Xuyên Mộc Tuy nhiên canh tác RAT chỉ thực sự bắt đầu vào khoảng năm 2004, thời điểm mà tình hình ngộ độc thực phẩm lan tràn và trở nên báo

động.

Từ 1997 — 2003, chỉ cục BVTV và trung tâm khuyến nông - khuyến lâm tỉnh đã

mở 250 lớp tập huấn về chương trình IPM/rau, sử dụng an toàn hiệu quả thuốc BVTV trên rau, kĩ thuật trồng RAT với 15.857 lượt người tham dự Từ đó nâng cao được kiến thức về kĩ thuật trồng RAT cho nông dân.

Chi cục BVTV đã phối hợp với các phòng kinh tế, phòng địa chính nông

nghiệp, hội nông dân của thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành đã tập huấn vận động nông

dân đăng kí sản xuất RAT Kết quả có 4 tổ đăng kí sản xuất RAT: Tổ ấp Phước Hải, tổ

Trang 22

Ấp Láng Cát, thuộc xã Tân Hải, huyện Tân Thành, và HTX Quyết Thắng thuộc phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa Sau khi thấm định, Chi cục đã trình Sở NN&PTNT cấp 51 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT(trén tong số 82 hộ đăng kí sản xuất

RAT), với điện tích RAT: 8,641 ha, gồm

Hợp tác xã Quyết Thắng:1,575 ha

Xã Tân Hai: 7,066 ha

Ngày 10/02/2004 UBND tinh Bà Rịa — Vũng Tàu đã phê duyệt dự án “Đầu tư

sản xuất và kiểm tra RAT tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu năm 2004 — 2005” Sở NN&PTNT

giao cho chỉ cục BVTV triển khai dự án này Chỉ cục đã kí hợp đồng với trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phế Hồ Chí Minh thực hiện công tác qui hoạch vùng RAT như sau: Xác định vùng RAT đến năm 2010: 1.418 ha, trong đó điện tích hiện trạng chuyên

canh: 412,38 ha.

Tính đến thời điểm 11/2006, chi cục BVTV đã cấp giấy chứng nhận đăng kí đủ điều kiện sản xuất RAT cho 28 tổ với diện tích là: 107,995 ha.

Bang 2.3 Phân Bố Diện Tích Sản Xuất RAT Tính Đến 11/2006

Địa bàn Diện tích RAT đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều Tỷ lệ(%)

kiện san xuất RAT(ha)

Tx Bà Rịa 19,554 18,11

Tân Thành 57,510 53,25 Dat Dd 19,727 18,27 Long Điền 1727 1,60

Chau Đức 6,440 5,96

Xuyên Mộc 3,035 2,81 Tổng cộng 107,995 100

Nguồn: Chỉ cục BVTV tinh Bà Rịa - Vũng Tau

Trong đó diện tích rau ăn lá chiếm 70 — 80 % và rau ăn quả và gia vị chiếm 20

— 30 % Trong thời gian qua, mặc dù chi cục BVTV đã tổ chức nhiều điểm trình diễn, xây dựng mô hình trồng RAT ở các huyện song diện tích còn thấp, chỉ chiếm hơn 2 %

so với điện tích sản xuất đại trà, qui mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ.

Trang 23

2.6 Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ RAT của Tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu

Từ năm 2007 — 2010, phấn đấu phát triển điện tích sản xuất RAT trên toàn tinh

là 995 ha (bao gồm 196 ha của giai đoạn 2004 — 2005 và 826,08 ha của giai đoạn 2007

— 2010) Trong đó diện tích chuyên canh là 321,08 ha, diện tích luân canh là 505

ha(chỉ tiêu điện tích rau luân canh có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào tình

hình thực tế vì điện tích sản xuất rau luân canh không mang tính ổn định), với sản

lượng khoảng 90.853 tan/nam, đạt 93,23 % sản lượng rau sản xuất trong tỉnh(97.440

tắn/năm)

Bang 2.4 Chi Tiêu Phát Trién Diện Tích Sản Xuất RAT Đến Năm 2010 Phân Bồ

Tại Các Huyện

TT Địa điểm Chỉ tiên phát triển diện tích RAT đến năm 2010(ha)

Chuyên canh Luân canh Tổng

Nguồn tin: Chi cục BVTV tinh Ba Rịa — Vũng Tau

2.7 Giới thiệu sơ lược về dy án phát triển sản xuất và tiêu thy RAT Tinh Bà Rịa

— Vũng Tàu 2007 — 2010

Tên dự án: Phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT tinh Bà Rịa — Vũng Tau 2007 —

2010

Địa điểm đầu tư: Vùng sản xuất RAT các huyện thị trong tỉnh.

Cấp quản lý: UBND tỉnh Bà Rịa — Vũng Tau

Cơ quan chủ quản: Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chú dự án: Chi cục BVTV tỉnh

Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế Hoạch - Dau Tư, sở Tài Chính, sở Y Tế,

hội nông dan

Trang 24

Cơ quan hé trợ chuyên môn: Bộ phận thường trực cục BVTV phía Nam, viện

KHNN miền Nam

Kinh phí : 8.152.777.000 đồng từ nguồn ngân sách tỉnh

Thời gian thực hiện: 2007 — 2010

2.7.1 Mục tiêu của dự án

Phấn đấu đến năm 2010 phát triển toàn bộ diện tích rau chuyên canh hiện cósang sản xuất RAT đạt 100 %

Thiết lập một hệ thống kiểm soát, kiểm tra để chứng nhận qui trình sản xuất

phù hợp với qui định hiện hành về tiêu chuẩn RAT

Phấn đấu đến năm 2010, tống số mẫu rau không đạt tiêu chuẩn an toàn được lấy

từ nơi san xuất rau chỉ còn đưới 3 %

Sán phẩm RAT được quảng bá tiêu thụ rộng rãi và tăng cường liên kết tiêu thụvới thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

2.7.2 Nội dung thực hiện

a Phát triển diện tích trồng rau

Từ 2007 — 2010 phấn đấu phát triển diện tích RAT trên địa bàn tỉnh là 995 ha

với sản lượng 90.853,4 tắn/năm, đạt 93,23 % sản lượng rau sản xuất trong tỉnh

Phối hợp với chính quyền địa phương mở rộng diện tích sản xuất RAT và thànhlập các tổ sản xuất RAT Tất cả các hộ sản xuất rau phải thực hiện sản xuất RAT đạt

100% vào năm 2010 Trường hợp những điện tích không đạt đủ điều kiện sản xuất

RAT thì chuyển sang cây trồng khác phù hợp với điều kiện hiện có

Trang 25

Bảng 2.5 Kế Hoạch Phát Triển Tổ Sản Xuất RAT Giai Doan 2007 — 2010

Nguôn: Chi cục BVTV tinh Bà Ria- Vũng Tau

Phân tích các điều kiện về đất, nước, mẫu rau, hàm lượng kim loại nặng NOs, vi sinh, dư lượng thuốc BVTV cho những vùng chưa được lấy mẫu phân tích giai đoạn

2004 — 2005, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT.

Tập huấn qui trình canh tác sản xuất RAT theo tiêu chuẩn hiện hành và theo

tiêu chuẩn GAP(Good agricultural practise)

b Chuyén giao tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Khảo nghiệm, khuyến cáo một số giống rau cho năng suất cao, chống chịu sâu

bệnh tốt, phẩm chất ngon làm phong phú các chủng loại rau cung cấp cho thị

trường(bộ giống rau ăn non, rau ăn quả, rau ăn lá )

Xây dựng mô hình trình diễn.

Té chức tham quan, hội thảo nhân rộng mô hình

Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn canh tác IPM trên rau.

c Hỗ trợ sản xuất, sơ chế RAT.

Nhằm khuyến khích những hộ nông dân đăng kí sản xuất RAT, đảm bảo thực

hiện theo qui trình sản xuất RAT, dự án hỗ trợ cho nông dân phân hữu cơ vi sinh, hỗ

trợ nhà sơ chế rau, hỗ trợ in ấn bao bì và trang bị bộ dụng cụ hoá chất kiểm tra nhanh

cho một số HTX, tổ hợp tác sản xuất điển hình.

Trang 26

d.Tăng cường công tác quan lý về san xuất RAT

Vận động hướng dẫn các đơn vị sản xuất RAT, xây dựng và đăng kí qui trình

tiêu chuẩn của đơn VỊ

Kiểm tra, chứng nhận qui trình sản xuất RAT phù hợp với tiêu chuẩn hiện hànhcủa đơn vị sản xuất RAT

Tăng cường công tác kiểm tra sản xuất, kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu tại các

cơ sở sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo duc trong sản xuất và tiêuthu RAT, xử lý những trường hợp vi phạm theo qui định hiện hành.

Kiểm tra hàm lượng kim loại nặng, dư lượng Nitrate, dư lượng thuốc BVTV, mức độ nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người và tái công nhận vùng sản xuất RAT.

Tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm RAT qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội thảo về RAT, tuyên truyền bằng xe cơ động, phát

Trang 27

2.7.3 Lợi ích của dự án

a Về kinh tế

Việc phát triển diện tích RAT đến năm 2010 đạt 995 ha(cả luân canh và chuyêncanh) sẽ đáp ứng 100% nhu cầu lượng rau thuộc chủng loại rau sản xuất trong tỉnh và tham gia cung cấp rau cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Tạo điều kiện cho sản xuất rau phát triển ổn định và bền vững theo xu hướng hội nhập hiện

nay.

Góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu chỉ phí y tế do tình trạng ngộ độc do ăn rau

nhiễm độc Đồng thời đảm bảo ổn định trong sản xuất và học tập nhất là tại các xí

nghiệp, khu công nghiệp, trường học có bếp ăn tập thể, nhà hàng khách sạn

b Về xã hội

Dự án giúp nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và RAT nói riêng cho cộng đồng từ đó nâng cao sức khỏe người dân.

Giúp nông dân trồng rau nắm bắt được các thông tin khoa học kĩ thuật trong

việc sản xuất RAT

Tạo ra sản phẩm RAT cung cấp cho thị trường, ngăn chặn sản phẩm rau nhiễm

độc tham gia thị trường, góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Giới thiệu một số mô hình vườn rau gia đình, giúp cho các hộ có thu nhập cao

trong các khu đô thị có thể tự sản xuất rau sạch phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao

của người dân.

c Về môi trường

Sản xuất RAT giảm thiểu việc sử dụng các hoá chất độc hại, sử dụng phân bón

hợp lý, khoa học hơn Từ đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế ô nhiễm

môi trường, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Nhìn chung, các dự án của tỉnh nhằm mục đích phát triển nghề trồng rau, góp phần tạo thu nhập cho nông dân Phước Hải là một trong những vùng RAT của tỉnh được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhưng hiện nay quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn, phương thức sản xuất kinh doanh còn nhiều bat cập Mô hình trong RAT

đang ở giai đoạn khó khăn nhất và có khả năng giải thể nếu như người nông dân không đầu tư lại hệ thống nhà lưới canh tác theo đúng qui trình RAT Bởi vì hiện nay với mô hình RAT ngoài nhà lưới không có tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá chất lượng của

Trang 28

rau Khóa luận tiến hành điều tra và phân tích để thấy rằng mô hình trồng RAT ởPhước Hải cần phải thay đổi.

Trang 29

Theo quyết định số 04/2007/QD — BNN, 19/1/2007 RAT là những sản phẩm

rau tươi(bao gồm tất cả các loại rau ăn: Lá, thân, củ, hoa, qua, hạt, các loại nam thựcphẩm ) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quan theo qui trình kĩ thuậtbảo đảm tồn du về sinh vật, hoá chất độc hại đưới mức giới hạn tối đa cho phép theo

qui định tại phụ lục 1, 2, 3, 4.

b Đặc điểm của RAT

Được canh tác trên vùng đất, nước sạch không ô nhiễm

Ít bị bệnh và sâu hại

Chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao

Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được đảm bảo về chất lượng

3.1.2 Giá trị cây rau

a Giá trị dinh dưỡng

Rau xanh là nguồn thực phẩm thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của conngười Rau cung cấp chủ yếu các vitamin: Vitamin A, C, Ribofavin, Thiamin và các

khoáng chất như: Ca, Fe , đặc biệt một số loại rau củ có màu vàng như đu đủ, cà rốt,

bí ngô có chứa nhiều chất beta — Caroten, có khả năng chống ung thư Một số loại rau còn được sử dụng như bài thuốc dân gian trị các bệnh như táo bón, ho Nhu cầu rau hàng ngày của người Việt Nam vào khoảng 200 — 300 gam/người Có thể nói rau

xanh là nguồn cung cấp vitamin các loại cho co thể vừa nhiều, vừa dễ kiếm, lại rẻ tiên

Trang 30

Bảng 3.1 Thành Phan Các Chat Dinh Dưỡng Có Trong Một Số Loại Rau

Loại Thành phần hóa Muối khoáng Vitamin(mg/%)

rau học(g%)

Protit Gluixit Xenlulo Ca P F Caroten Bị B, C

Xà 1,5 3 1.1 18 29_ 0,6 0,08 0,07 0,04 15 lách

Nguồn: Số tay người tiêu ding

b Giá trị kinh tế

Rau là nguồn nguyên liệu của ngành công nghệ thực phẩm: Công nghệ đồ hộp,

công nghệ bánh kẹo, công nghệ nước giải khát

Rau là nguồn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi

Một số loại rau là nguyên liệu và mặt hàng xuất khẩu có gia tri

Rau góp phan phát triển các ngành kinh tế khác

Với những giá trị trên, nhu cầu về san lượng và chất lượng rau lại càng gia tăngkhi xã hội phát triển Thêm vào đó, các vụ ngộ độc liên tiếp xây ra mà nguyên nhân từnhững loại rau quả có phun thuốc BVTV thì RAT là một giải pháp thực tế cho vấn đề

Trang 31

b Về chỉ tiêu nội chất

Dư lượng thuốc BVTV

Hàm lượng Nitrate NOa

Vi sinh vật gây bệnh.

Hàm lượng kim loại nặng như: chì, kẽm, đồng

Bốn chỉ tiêu này phải đạt tiêu chuẩn cho phép của bộ y tế nêu tại phụ lục 1, 2, 3 ,4

3.1.4 Điều kiện san xuất RAT

a Nhân lực

Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kĩ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng

thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cap trở lên dé hướng dẫn

kĩ thuật sản xuất RAT

Người sản xuất RAT phải qua lớp huấn luyện kĩ thuật sản xuất RAT

b Đất trồng

Đất qui định để trồng RAT phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Có đặc điểm lý, hoá, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây

rau.

Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ

khu dan cư, bệnh viện, các lò giết mé gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, đường

Không sử dụng các loại phân có nguy cơ ô nhiễm cao như: Phân chuông tươi,

phân chế biến từ rác thải sinh hoạt, nước thải, rác thải công nghiệp để bón trực tiếp cho

rau.

Trang 32

c Nước tưới

Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và

hoá chất độc hại, phải dam bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn TCVN 6773:

2000 nêu tại phục lục 7

d Kĩ thuật canh tác

—Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các loại rau, giữa rau với các cây trồng khác.

—Xen canh: Việc trồng xen canh giữa rau với các cây trồng khác không tạo

điều kiện để sâu bệnh phát sinh, phát triển.

—Vé sinh đồng ruộng:

Khu vực trồng RAT cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để hạn chế

nguồn sâu bệnh hại và ô nhiễm khác

Đối với rau trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện pháp vệ sinh

tiêu độc và đảm bảo thời gian cách ly hợp lý giữa các vụ gieo trồng.

—Chọn giống rau: Không được sử dụng các giống rau biến đổi gien(GMO) khi

chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học

—Bón phân: Sứ dụng đúng chúng loại, liều lượng, thời gian bón và cách bón

theo quy trình trồng trọt RAT cho từng loại rau, riêng phân đạm phải đảm bảo thời

gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất mười ngày và ít nhất bảy ngày đối với phân

Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màn cách ly côn trùng phù hợp với nhu

cầu sinh trưởng của mỗi loại rau vả điều kiện sinh thái của từng vụ, từng vùng, đặcbiệt với các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trồng trái vụ.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại

Trang 33

Áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt bướm

và diệt ô trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu hủy các cây, các bộ phận của cây bịbệnh.

Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ sinh học,

nhất là đối với các loại rau ngắn ngày Bảo vệ, nhân nuôi và phát triển thiên địch trongcác vùng trồng rau

Hạn chế tối da việc sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh cho rau.Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hoá học tuân thủ theo nguyên tác 4 đúng:

—Đúng chủng loại: Chi sử dụng các loại thuốc thuộc đanh mục thuốc BVTV

được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam do Bộ NN&PTNT ban hành.

—Ding liều lượng: Sử dung đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì

cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng

—Ding cách: Ap dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo đúng

hướng dẫn của từng loại thuốc dé dam bảo hiệu quả, an toàn cho người và môi trường

—Đúng thời gian: Sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy

hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được qui định cho từng loại rau

f Thu hoạch và bảo quan RAT

—Thu hoạch: RAT phải được thu hoạch đúng kĩ thuật, đúng thời điểm để dam

bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

—Bảo quản: RAT sau khi thu hoạch phải được bảo quản bằng biện pháp thích

hợp để giữ được hình thái và chất lượng sản phẩm

g Công bố tiêu chuẩn RAT

Trước khi tiến hành sản xuất, tổ chức sản xuất RAT phải công bố tiêu chuẩnchất lượng theo qui định về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ban hành kèmtheo quyết định số 03/2006/QD — BKH ngày 10/01/2006 của bộ Khoa Học Và CôngNghệ.

h Sản phẩm RAT trước khi lưu thông

Các sản phẩm RAT trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường phải đảm bảo

các điều kiện sau:

Có giấy chứng nhận RAT đo tế chức chứng nhận RAT cấp

Trang 34

Có bao gói thích hợp để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trườnghợp không thé bao gói kín phải dùng đây buộc hoặc dựng cụ chuyên dùng dé thuận lợicho khâu vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ.

Có nhãn hàng hoá gắn liền với bao gói, dây buộc hoặc gắn trực tiếp vào từngsản phẩm(củ, quả); việc ghi nhãn hàng hoá RAT phải thực hiện theo nghị định89/2006/CP của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nhãn hàng hoá

i Tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát RAT

Khuyến khích tổ chức sản xuất RAT theo hình thức phù hợp với qui mô sản

xuất như: Tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp

Tổ chức sản xuất RAT phải đăng kí và chấp hành nghiêm túc các qui định vềđiều kiện sản xuất RAT, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản ly chuyên ngành

theo qui định tại văn bán này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu đùng vềchất lượng tính an toàn của sản phẩm do mình sản xuất ra và cung ứng

3.1.5 Tiêu chuẩn công nhận vùng RAT

Đề được công nhận là vùng RAT theo tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT phải hội đủ

các điều kiện sau:

a Điều kiện về kĩ thuật

—Vùng rau: Phải có diện tích canh tác tập trung theo đơn vị hành chính là ấp,

bị ô nhiễm đo sản xuất trước đây

— Nước tưới: Nguồn nước tưới cho vùng rau không ô nhiễm các loại hoá chất

và vi sinh vật độc hại, không dùng nước thải của sản xuất công nghiệp, nước thải sinh

hoạt, nước ao tù đọng chưa qua xử lý

Các chỉ tiêu phân tích lý hoá tính đất, nguồn nước trong vùng phải đạt tiêu

Trang 35

b Điều kiện về kĩ thuật

Tối thiểu 90 % số hộ trồng rau trong vùng đồng thuận sản xuất RAT phải đượctập huấn về kĩ thuật sản xuất RAT do Chi cục BVTV tỉnh tổ chức và cấp giấy chứng

nhận và hộ và nhóm hộ trồng rau phải có bản đồng thuận sản xuất theo qui trình kĩ

thuật RAT Đảm bảo trên 90% diện tích trồng rau trong vùng thực hiện đúng qui trình

sản xuất RAT của Sở NN&PTNT

Phải áp dụng quản lý dich hại tổng hop(IPM) nhằm mang lại hiệu quả kinh tế

cao, it độc hại cho người và môi trường.

—Giống: Chọn giống tốt, sạch mầm bệnh

—Thuốc BVTV: Chi sử dụng khi thật cần thiết và luân phiên thuốc BVTV với

nhau Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn từng

loại thuốc, tuyệt đối không dig các loại thuốc nằm trong danh mục thuốc BVTV cắm

và hạn chế sử dụng ở Việt Nam đã được Bộ NN&PTNT ban hành nêu tai phụ lục 8 , 9

—Phân bón: Không sử dụng phân rác tươi, phân chưa ủ hoai, tùy từng loại rauqui định số lượng dam bảo không tạo ra du lượng trong rau vượt mức cho phép, hạnchế tối đa việc sử dung chất kích thích và điều hoà sinh trưởng cho cây trồng

c Điều kiện về tổ chức

Vận động nông dân trồng rau trong vùng thành lập tổ sản xuất, có ban hành

điều hành do tập thể bầu ra để thuận tiện trong việc tổ chức sản xuất, tiếp thu, chuyểngiao các tiến bộ kĩ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

Trong thời gian 3 tháng sau khi tập huấn, Chi cục BVTV sẽ tiến hành kiểm trangẫu nhiên các mẫu rau trên đồng ruộng và sau thu hoạch Sau đó đề nghị Sở

NN&PTNT ra quyết định công nhận vùng RAT khi tất cả các số mẫu đều đạt tiêu

chuẩn RAT về các qui định

Sau khi được công nhận vùng RAT, Chi cục BVTV sẽ thường xuyên kiểm tra

và đề nghị Sở NN&PTNT ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn sau thời hạn mộtnăm ké từ ngày ra quyết định công nhận của kì trước

3.1.6 Trình tự các bước để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT

Cá nhân hoặc tổ chức muốn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất

RAT phải theo các trình tự sau:

Trang 36

Cá nhân và tổ chức sản xuất rau phải tham gia các lớp tập huấn do Chỉ cục BVTV hoặc trung tâm khuyến nông — khuyến lâm tổ chức dé được tập huấn kĩ thuật

trồng RAT(c6 bài kiểm tra)

Làm đơn đăng kí sản xuất RAT và bản kê khai điều kiện sản xuất kèm theo(phụ lục 10 ,11) có xã xác nhận gởi về văn phòng chi cục BVTV.

Sau khi nhận đơn, Chi cục BVTV sẽ phối hợp với UBND xã, Phòng địa chính

nông nghiệp huyện khảo sát thâm định điều kiện sản xuất RAT(nằm trong vùng qui

hoạch sản xuất RAT cho cơ sở) Biên bản thắm định được lập ngay tại hiện trường và

gởi về cho văn phòng Chỉ cục BVTV

Sau các trình tự trên, cá nhân và tổ chức sản xuất rau phải tuân thủ đúng qui

trình sản xuất RAT, sản phẩm rau sẽ được chỉ cục BVTV kiểm tra bằng phương pháp

phân tích nhanh dé làm cơ sở cuối cùng cho việc thâm định cấp giấy chứng nhận

Căn cứ vào kết quả thẩm định, kết quả kiểm tra phân tích sản phẩm rau và các

hồ sơ có liên quan sẽ là cơ sở để Chỉ cục BVTV tham mưu trình Sở NN&PTNT cấpgiấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT

Từ khi nhận được GCNĐĐKSXRAT cá nhân và tổ chức có quyền sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm RAT, chịu trách nhiệm về chất lượng rau của minh sản xuất, đồng

thời chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý về sản

xuất RAT

Trang 37

Hình 3.1 Cơ Sở Cấp Giấy Chứng Nhận Da Điều Kiện Sản Xuất RAT

Địa phương vận động hộ nông

dân tham gia tập huấn kĩ thuật

sản xuất RAT

:

Bước 6 Giây chứng

Hộ nông dân(năm tro ù 6 nông ( ng le Chỉ cục nhận đủ điềué

có điêu MU at, HƯỢC Get Cie | —> BVTVtrnh OF kiện sản xuat

kiện sản xuât RAT) tự ệ ié xuâ ) ự nguyện Sở RAT

Chỉ cục lấy mẫu rau kiểm tra

dư lượng thuốc trừ sâu trên rau

liên tục trong 3 tháng và phân

tích hàm lượng Nitrate

Nguồn tin: Chi cục BVTV tinh Bà Rịa — Vũng Tàu

Trang 38

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

a Số liệu thứ cấp

Các số liệu về tình hình tổng quan, các thông số về điện tích, năng suất trung

bình, sản lượng của RAT và các tư liệu có liên quan đến RAT được lấy tại UBND xã

Tân Hải, Chi cục BVTV tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu.

b Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp phục vụ chủ yếu cho nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụRAT và nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng đối với RAT Trong phạm vi củakhoá luận này, hình thức thu thập số liệu là phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi

Bảng 3.2 Một Số Thông Tin Cơ Bản Từ Bảng Phỏng Vấn Người Sản Xuất RAT

Tại Phước Hải

Chỉ tiêu Nữ Nam Tong số

Số mẫu(mẫu) 11 29 40

Téng dién tich(ha) 5,96 15,72 21,676

Diện tích RAT TB/ hộ 0,54 0,54 0,54

Nguồn tin:Két quả điêu tra thực tế và tính toán tổng hợp

Về phía người tiêu dùng, dé tài tiến hành phỏng van trực tiếp 50 mẫu, điều tra

theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, các mẫu được phân phối như sau:

Bang 3.3 Phân Bố Nơi Phéng Vấn Người Tiêu Dùng

Nguồn tin: Kết qua điêu tra và tính toán tông hop

3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm để đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu Trong phạm vi của khoá luận

Trang 39

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Tổng hợp số liệu từ số liệu thứ cấp của các tài liệu tham khảo có liên quan và sốliệu sơ cấp từ bảng phỏng vấn trực tiếp Sử dung các con số thống kê để tính phần trăm

các con số trung bình

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả

—Sản lượng: Là lượng thu hoạch hay sản xuất được trong quá trình sản xuất.

—Giá bán: Là giá đầu ra khi bán sản phẩm ra thị trường.

—Téng doanh thu: Là giá trị thu được bằng tiền khi bán sản phẩm ra thị

trường(tính trong một năm).

Tổng doanh thu = Sản lượng * Giá bán

—Giá thành đơn vi

Giá thành đơn vị = Tổng chỉ phí/Tổng sản lượng

—Téng chi phí: Bao gồm tất cả các khoản chi có liên quan trong quá trình sản

xuất(tính trong một năm) Tổng chi phí bao gồm chỉ phí giống, phân bón, thuốc

BVTV, thuê lao động

Tổng chỉ phí = Chi phí vật chất +Chi phí lao động

—Lợi nhuận: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chỉ phí

—Thu nhập: Là phan thu được từ việc bán tất cả sản phẩm làm ra trừ đi chỉ phi

vật chất mua ngoài và chi phí thuê lao động ngoài, không tinh công lao động nhà Day

là chỉ tiêu rất quan trọng đối với nông hộ

Thu nhập = Giá trị sản lượng — (Chi phi vật chất mua ngoài + Chi phí lao độngthuê)

Các chỉ tiêu hiéu quả

—Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí: Là tỷ suất lợi nhuận cho ta biết khi bỏ ra một đơn

vị chỉ phí sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Tý suất lợi nhuận/Chỉ phí =Lợi nhuận/Tổng chỉ phí

—Tỷ suất doanh thu/Chi phí: Là tỷ suất cho ta biết khi bỏ ta một đơn vị chỉ phi

sẽ thu về một khoản là bao nhiêu

Tỷ suất doanh thu/Chi phí = Doanh thu/Tổng chi phí

Trang 40

—Tỷ suất thu nhập/Chỉ phi: Là tỷ suất phản ánh một đồng chi phí bỏ ra sẽ

mang lại là gấp bao nhiêu lần.

Tỷ suất thu nhập/Chi phí =Thu nhập/Tổng chi phí

Ngày đăng: 19/12/2024, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN