1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, TP.HCM

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 26,96 MB

Nội dung

Nguồn số liệu của đề tài chủ yeu dua vào kết quả điều tra các hộ sản xuất thuộc té rau an toàn và một số hộ không thuộc tổ rau an toàn trong địa bàn nghiên cứu.. Cách tính toán và trình

Trang 1

TINH HINH SAN XUẤT VÀ TIÊU THU RAU AN TOAN

TẠI XÃ TAN QUÝ TAY - BÌNH CHÁNH - TP.HCM

Trang 2

Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học cử nhân Khoa Kinh Tế, Trường

Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chi Minh, xác nhận luận văn “TINH HÌNH

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THU RAU AN TOAN TẠI XÃ TÂN QUÝ HUYỆN BÌNH CHANH”, tác giả Trần Thị Như Mai, sinh viên khóa 27, đã bảo

TAY-đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Kinh Tế, Trường Dai Học Nông Lâm TP Hồ ChíMinh.

THÁI ANH HÒAGiáo viên hướng dẫn

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên, con gởi đến ba mẹ người đã sinh ra, nuôi nang, day dỗ con đến

ngày hôm nay lòng biết ơn và tôn kính sâu sắc nhất

Tôi chân thành cảm on tất cả thầy cô Khoa kinh tế trường đại học NôngLâm đã dạy dỗ truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu

Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy Thái Anh Hòa đã tận tình giúp đỡ,hết lòng hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện dé tài

Cảm ơn cô chú anh chị ở phòng Thống kê huyện Bình Chánh, UBND, Hội

nông dan, bà con xã Tân Quý Tây đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để tài

tốt nghiệp.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn, những người đã luôn động

viên, góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn.

Sinh viên

Trần Thị Như Mai

Trang 4

UBND Huyện Bình Chánh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UBND Xã Tân Quý Tây Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

-o00- ome

GIAY XAC NHAN

UBND Xã Tan Quy Tây, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xác nhận em Trần Thị Như Mai, sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại học

Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã đến thực tập tốt nghiệp tại xã Tân Quý Tây từ

Em đã chấp hành những (uy định của xã và hoàn thành tốt nhiệm vụ của

mình trong thời gian thực tập tốt :.ghiép tại xã Tân Quý Tây.

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Đề tài: “Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn xã Tân

Qui Tây, huyện Bình Chánh, TPHCM? do Trần Thị Như Mai thực biện

Đề tài có cách diễn đạt ngắn gon rõ ràng Nguồn số liệu của đề tài chủ yeu

dua vào kết quả điều tra các hộ sản xuất thuộc té rau an toàn và một số hộ

không thuộc tổ rau an toàn trong địa bàn nghiên cứu Cách tính toán và trình

bày sô liệu của đề tài tương đối chi tiết và đã cung cấp cho người đọc thấy

được kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trong tổ rau an toàn cao hơn so

với các hộ bên ngoài Các thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và

tiêu thụ rau an toàn cũng được tác giá đề cập đến và tương đối phù hợp với

thực tế.

Nội dung đề tài đã thể hiện được sự cố gang đầu tư thời giờ và công sức của

tác giả trong quá trình thực hiện và đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đã đề

Trang 6

VdAÔÔÐÐtoedtoĐ64069603994644609090nssnes400866006606462404666090500294605596400060044646040809086V/96007065509080560900090606 0 892008909 246g660606ã44068666464084606096/0066A6000408696068005264169003606/4566426600600600%099950420/60080946008004/3086/9/808/400.608/2 ĐA 2 mmA N9 66/0099/66619/600096/608.806008

Trang 7

SS + ee — oe 7 a _—_—

TINH HINH SAN XUẤT VA TIÊU THU RAU AN TOÀN

TẠI XA TÂN QUÝ TAY - HUYỆN BINH CHANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CLEAN VEGETABLE PRODUCTION AND MARKETING

IN TAN QUY TAY COMMUNE-BINH CHANH DISTRICT

HO CHI MINH CITY

NOI DUNG TOM TAT

Đề tài nhằm tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toần biện nay

trên địa bàn xã Tân Quý Tây Qua số liệu điều tra 53 hộ trong và ngoài tổ rau an toàn, ta thấy kết quả — hiệu quả sản xuất rau của các hộ trong tổ rau cao hơn hẳn

các hộ ngoài tổ rau Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều vấn để tổn tại trong

san xuất và tiêu thụ rau an toàn của các hộ: quy mô san xuất còn nhỏ, phương

thức sản xuất đơn giản, vấn để tiêu thụ còn hạn chế chỉ có một đầu ra ổn định

duy nhất là trung tâm Sao Việt và lượng rau trung tâm thu mua chưa đáp ứng hết

khả năng sản xuất của người dân Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ rau an toànchưa có sự kiểm soát chặt chế về chất lượng do đó chưa thật sự kích thích người

tiêu dùng Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển sẵn xuất và tiêu thụ rau an toàn của xã: Lai tạo giống mới, hỗ trợ giá đầu vào, đa

dạng hóa chủng loại cây trồng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ rau an toàn, tăng

cường các biện pháp kiểm tra nhanh các loại rau an toàn được bày bán trên thị

trường, nâng cao nhận thức người tiêu dùng.

Trang 8

LA, MC ÚC Tao rragiiesssasskssigusioxsesssuYEREBRSSi0ESSD3N83860851a83538Eã33S2980x55S8M06 21.2.2 Phạm vi nghi€n COU so: ssscesscsigg tang 11411144811 110K 11 1Á LAI kg H01 x34 2

1.2.2.1 Phạm:vi KHốHE Stati sevevcsveesveevagswqectieasesannsests G00 Mceciicentacnncnsononah tnceteatinnn 2

1.2.2.7 PHAN Vi thối SIAN .sicassanasvos ommend Innate 21.3 NOL dung nghiÊh COU sseeeseeeesiiibigkbilAAEs1l15015038148021,2838xx.ssxssansialelad04 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

#1 6ó nổ lý THẬN, sccnacsccsnacemame tension rerenmeresanmaneeinrnnsececnecenceneeenaess 5

2.1.1 Tâm quan trọng của việc nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau an toan 5

Ø.1.2 Khái niệm 1a All (Oat (iáisscisixsszssizass6005EsgAAl0g6g908 er ee 6

® 3 %Tf6o;ebui re 1D HỖ a eee 62.1.4 Quy dink chựng trong sẵn xuất rau HH TODD secasdaeasadbisoskig81u 0046100036 7

8.1.3 Quy trình sẵn ee Ch a eee case tserencecenveevenranerransternesserneatvonnnenst 9

2.1.6 Điều kiện được công nhận là vùng sắn xuất rau an toần 12

9,1.6† Dida Kiện sẵn NHẤT cence 13

Trang 9

2133 Điều Kiện về tổ HP cácenn nh nh nh nh n3 g112355000100108010153001035010188664E 14

2.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả - hiệu quả kinh tế -. - 15

2.2 Phương pháp nghiên cứu -.«‹ j 7 15

2.2.1 Phương pháp thu thập thông fin Ác Ăn ng kg re 15 2.2.2 Xử lý thông tỉn 2 cv xt 2211 1t t7 tt g2 E1 eerde 16

Chương 3: TONG QUAN

TT TH ee 1 Wh Biccccriuortrtidorrtiordbiotttogtroddogrdouaaoigaanaaa T1

ly] Vi HT CA dy sryy phối 0A6D1E01422N501ESEELSISIBEAGHG74X0180X8TEĐIEGS925ES5A9XEEESSRESQESEMD4Z630xEi0Đ1Q8 17

3.1.2 Địa hình - Đất đai -.- - Là SE HT HH TT HH HH n rưệc 17

Sule? kal) HÌU Hữm DAY VŨ íduahhtdtdigocrtsieigidtidiilgBiqiofcialàigsuetiosettdlobig4028 18

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội - -¿ 2-5 2S S2 E2 1 221 1210111717 xe errrke 20 3.2.1 Dân số - Lao động cà S1 1212 1011117 E HH HH yệt 20 3.2.2 Tình hình Kinh tế - Xã hội - 55-5555: WEif SiA0IEISSISSM8900119900120/9838 22 3.2.2.1 Tình hình kinh tẾ, -¿ ¿+21 2% 2S 151 115511 5E 1x 1x 1xx 22

8.2.2.2 Tinh Hint Xã Ol vse aiesecesaveescasiies isnaesecinaisersyevesuarscusecessvenatarncansrananeesers 22

3.2.3 Tinh hình sử dung đất ở xã Tân Quý TAy cccccccscsscsesesssssssereescseseeees 24 3.2.4 Những chương trình chính sách phát triển rau an toần -¿ 26

3.2.5 Quá trình hình thành và phát triển của tổ rau an toàn xã Tân Quí Tây 28

Bài KH ek GN a a i i DN 29

Chuong 4: KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN

4.1 Tình hình sản xuất rau an tan cccccseccscscssssssscscsesssscecsesesscsestsuceesvancacens 31 4.1.1 Giới thiệu chung về rau an toàn xã Tân Quý Tây cccccceccsc52 31

4.1.2 Cơ cấu và thời vụ gieo trồng tt 11 E201 7111111111111 22xe 31 4.1.3 Diện tích, sản lượng raU - - c HHgnH n k Hn ng HH nh ng nan 32 4.1.4 Co cấu tổ chức và hoạt động trong tổ rau - 2-2 222 322521222E552xe2 35

Trang 10

4.1.4.1 Cơ cấu tổ chức s21 ae 35

4.1.4.2 Hoạt động của t6 rau c1 11G 6x Tá 11649 scsoecesesrecssceo 36 4,2 Đặc điểm hộ trỒng PA sas ncernsrsnsnvseenrsounssevensesonsesioenvavoeseacasanvxunaivcicacinen 36 4.2.1 Diện tích trỒng raU - s1 ST H921 11551151111 36 4.2.2 Diện tích trồng rau an toàn của các hộ trong tổ s + ss+sscsvczz 38 4.2.3 Lao động, trình độ học vấn, tuổi của hộ sdn xuất rau -s¿ 38

Be tie, LM GAOT cớ ơơƠNỚNẬNẬNẢƠớGớC“Cẽốếốẽố.ốa.a.a.a 38BREE 2 Tri hủ HỒ areca smumaarcsckniasnisanstwnrsdodnanenennnemnenmsnsosincnunsaunsse 394.2.3.3 Trình độ hoc VAD eeeesscececesceseseceseccscsesesesscsceecscaccecsessvscesasecserseecsnees 40

4.2.4 Yếu tố đầu vào - cv x22 122112221221112111.11.11 11 1 re 41

4.2.5 Tình hình sử dụng thuốc trong san xuất rau - 2 Ss c2 vEss 2s csvec 41

4.3 Kết qua - hiệu qua san xuất rau an toàn w.ceecccececsccesecssscecsscessesecessecseseseeee 41

4.3.2 Chi phi dn Ut oo 42

Le 2 sp ghpgtsgrfitsebtg ftfxGi500830-018/2.sui0016/383/044508511xg0g060070000861 0080009801008 S010100n6 se 48 4.3.4 Tình hình thu nhập của người trong rau + 2SsSec32EzEgEezczczczcscz 49

4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến san xuất rau an toàn 32

4.5.1 Tinh hình chế biến, bảo quản, hệ thống tổ chức thị trường 56 4.5.1.1 Tình hình chế biến, bảo quẩn 22t SE 2222x121 E121 E111 scec 56 4.5.1.2 Hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ rau an toần scssensc 56

4.5.2 Giá cả tiêu thụ HH HH HH HT Hn HH HT ng hs 58

4.5.3 Đặc điểm người tiêu dùng oo ccssessesssessesssessessecseesecsessesssessesesesessenses 58

4.5.4 Các yếu tố Ảnh hưởng đến việc tiêu thụ rau an toàn ss¿ 59

4.5.4.1 Nhận thức của người tiêu dùng về rau an toan ceccccccccccecscececcececeseees 60

Trang 11

AS GID GIÁ EÄ.FaU;a/fOlokribsvadiitiisilseoegolissssoiuabsemasagetattsassanrEaSI43I8691485518% 61 4.5.4.3 Thu nhập của người tiêu đùng, - -eieeeeierirrrierirrrridee 62 4.5.4.4 Mẫu mã, hình thức, chất lượng rau - «55s s7 csseterierereiiirree 62 ASA.S Địa điểm bền PAT ai GODT «.-.eeiasuoissuiL003130013180131090007/00084E8g91E 63 4.5.5 Một số ý kiến của người tiêu đùng -+teetrrrrrrriieiirirrrie 63 4.5.5.1 Ý kiến của người tiêu dùng chưa sử dung rau an toần - 63 4.5.5.2 Ý kiến đóng góp về nơi cung cấp rau an toần -+-+ 64

4.6 Đánh giá chuñg ::‹:-:ss+ss4x5142155 1ã 1312160358564 ESE⁄88150990/9001/8211-07108 654.6.1 Về tình hình sắn xuất rau an tOần «csccsxctteterrrrerrxrrrrrrrier 653:6.2 Tỉnh hình tiểu thus ¡cán n6 bán tá ngu01x 1 60101315581185586183/895651960051080460 000180408 66ArT BỖ xuốt giải DBA p cceracsnmcencennesrcecensemamnanenanremenmmmensnenermanenceunmncrne 66

Chương 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

ca n 71TAL iu tHati HA Oh scesss cesserexsaccannsemnncnnxeomaasenaniv enna ae ETE 74

Phu luc

Trang 12

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật

NN-PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RAT: Rau an toàn

TTTT: Thu thập thông tin

Trang 13

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 01: Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrate (NO3) trongmột số loại sản phẩm rau tươi (mg/K§) - +52 S52 222v vEzxrxerrxrrsrrerree 6

Bảng 02: Hàm lượng tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố

trong sắn phẩm rau tưƠi - + 5+1 2E22E922322122E212373 1117112717172 xer 7Bảng 03: Số giờ nắng và chế độ nhiệt trong năm - - - + +cvxcsxsx v2 19 Bang 04: Tình hình dan số - lao động xã Tân Quý Tây, -cc-ccccce 21Băng 05: Co cấu kinh tổ xã Tân QHẾ TRY eaakeeenoeinudeiinitidioiRouilngi00408i0188 22Bảng 06: Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Quý Tây - cv co co 24 Bang 07: Kế hoạch thực hiện diện tích rau an toàn đến năm 2005 27 Bảng 08: Hiện trang sản xuất rau ở xã Tân Quý Tây -5 <5¿ 32

Bảng 09: Diện tích gieo trong màu qua các năm +-5-x+c+ss+szxzcs2 33

Bang 10: Sự thay đổi về diện tích và số hộ tham gia san xuất rau an toàn

Bang 11: Quy mô diện tích các hộ sản xuất rau an toần -s-c «<< 38

Bảng 12: Tình hình sử dụng lao động trong san xuất rau an toần 39

Bảng 13: Độ tuổi chủ hộ sản xuất rau 2-52 s+E2CE+ES2 2311 12x crrrrree 40Bảng 14: Trình độ học vấn của người san xuất rau an toàn và rau thường 40 Bảng 15: Năng suất giữa các nhóm rau 22-5 2 +s2k 5S EE£E2EeEvEcxvEtrerkd 42 Bảng 16: Cơ Cấu chi phí vật chất rau an toàn trong tổ tính trên một đợt 44 Bảng 17: Cơ Cấu chi phí lao động rau an toàn trong tổ tính trên một đợt 45

Bảng 18: Co cấu chi phí vật chất rau thường (hộ ngoài tổ rau an toàn) tính

us=;t0esfaisasii TT Ta ốc ẽ ẽ ẽ 46

Trang 14

Bảng 19: Cơ cấu chỉ phí lao động rau thường (hộ ngoài tổ rau an toàn) tính tiện triŠt.đỒƒL, o li ggcanhígig002102080814G00EL8111EEELSNEHIBJS).4/000070119758734070070038S0E 47

Bang 20: So sánh chi phí bình quân giữa 2 nhóm rau - ‹c «=5 << 48 Bang 21: Giá bán rau trong và ngoài tỔ - -csstececterrrrrrrrrrrrrrrrerree 48

Bảng 22: Thu nhập của người trồng rau trên một đợt -:-+:+: 49

Bảng 23: Kết quả - hiệu quả san xuất rau an toàn tính trên 1000m2 50

Bảng 24: Kết qua - hiệu quả sản xuất rau thường tính trên 1000m2 #1

Bảng 25: Ý kiến của bà con về hiệu quả công tác khuyến nông 53

Bang 26: Lượng rau được thu mua trung binh/ngay qua các năm 54

Bảng 27: Nhu cầu mở rộng quy mô của các hộ trồng rau trong t6 $5

Bang 28: So sánh giá bán rau an toàn tại một số cửa hàng, siêu thị 58

Bang 29: M6 tà mẫu điều tra người tiêu DID sccsssssnsevenoseiconnneranersruncranncneanens 58 Bang 30: Ý kiến của người tiêu dùng về nguồn thông tin đối với rau an toan59 Đăng 31: Sự kiểu biết Ei an TOA sasees ngang hĩngghĩ ngang guhgouIg30000 80002080 60 Bảng 32: Mức giá chấp nhận của người tiêu dùng rau an toan so với rau OO cccroenturtrtiorootattonttiptuliaNTEg200N000002g0XsaifipgriisrgirtitggfESE162-i5185na00300170 61 Bảng 33:Ý kiến về chất lượng rau an toần đã sử dụng - 62

Bảng 34: Lý do người tiêu dùng chưa sử dụng rau an toần - - 63 Bang 35: Dé nghị điểm bán rau an toần c2 St shrtiererkrerrrrke 64

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 01: Đồ thị thể hiện lượng mưa các tháng trong năm : - + 20

Hình 02: Đồ thị thể hiện tỷ lệ lao động ca xã St tr rrcerv 21

Hình 03: D6 thị phân bổ hộ theo lĩnh vực - sóc S SH S011 256162566 g6 22

Hình 04: Dé thị biến động diện tích gieo trồng màu xã Tân Quý Tây 34 Hình 05: Cơ cấu diện tích trong và ngoài tỔ rau -. -scssrre 34

Hình 06: Cơ cấu tổ chức tổ rau xã Tân Quý Tây -ccccccccccscsercrec 35

Hình 07: Tình hình biến động diện tích trồng rau an toàn - 37

Hình 08: Đồ thị tình hình biến động lượng rau thu mua/ngầy qua các năm 54

Hình 09: Kênh phân phối và tiêu thụ rau an toần s scs£sxsrkzxcveerxva 56 Hinh10: Giải pháp san xuất và tiêu thụ rau an toần 2-ssscc55<- 68

Trang 16

DANH MỤC PHỤ LỤC

Hình 01: Rau dén an toàn được trồng ở xã Tân Quý Tây

Hình 02: Cải ngọt an toàn được trồng ở xã Tân Quý Tây

Hình 03: Rau an toàn được người dân sơ chế trước khi giao cho công ty

Hình 04: Rau an toàn được tập trung trước khi công ty thu mua

Hình 05: Rau an toàn được cân trước khi chuyển đi

Hình 06 : Rau an toàn được chuyển lên xe chở về công ty

Hinh 07: Ban đồ tổng quan xã Tân Quý Tây

Bảng 01: Một số loại vi sinh vật và ký sinh vật không được có trên rau

Bảng 02: Dư lượng cho phép và thời gian cách ly của một số thuốc bảo vệ

thực vật

Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ rau

Tiêu chuẩn chất lượng rau thu mua của trung tâm Sao Việt

Phiếu điều tra về tình hình sắn xuất rau an toàn

Phiếu thăm dò ý kiến người tiêu dùng

Trang 17

Chương 1

x

DAT VAN DE

1.1 Dat van dé:

Rau là thành phần rất quan trong và cần thiết cho mọi người mà không

một loại thực phẩm nào có thể thay thế Khi đời sống người dân ngày một cải

thiện thì yêu cầu đối với cây rau ngày càng cao: phải phong phú về chủng loại

và chất lượng tốt.

Trong một thế kỷ qua, người tiêu ding đã quan tâm nhiễu đến sự an toàncủa thực phẩm bởi sự tồn dư một số chất độc hại trong cây rau như: các hóa chấtBVTV (bảo vệ thực vat) dư lượng nitrat (NO; ) và kim loại nặng Điều này đặt

ra yêu cầu đối với người trồng rau, ngành sản xuất rau phải cung cấp những cây

rau “sạch”,

Trước thực trạng sản xuất hiện nay, trước nhu cầu của người tiêu dùng vàngười san xuất, Bộ NN-PTNT (Nông nghiệp va phát triển nông thôn) đã banhành quy định số 1208 KHCN/QD ngày 15/07/96 về “Quy định chung mang tínhnguyên tắc trong sản xuất rau sạch”, UBND thành phố cũng đã có thông số395/TB-UB ngày 02/04/96 triển khai chương trình sẩn xuất rau an toàn (RAT) và

quyết định số 2598/QD-UB về việc thành lập ban chi đạo chương trình rau sạch

cấp thành phố được Sở NN-PTNT đã thực biện và triển khai dự án xây dựng

“mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT” và giao cho công ty giống cây trồng thànhphố Hề Chi Minh thực hiện từ năm 1997 - 1999.

Cùng với các xã ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, TânQuý Tây cũng tiến hành thực hiện trồng RAT dưới sự chỉ đạo của Sở NN-PTNT.

Trải qua nhiều lớp tập huấn của Chi cục khuyến nông huyện Bình Chánh

Trang 18

cũng như các ban ngành, bà con nông dân bắt tay vào sản xuất RAT và tổ RAT

ra đời cách đây hai năm Do đó vấn để sản xuất và tiêu thụ RAT vẫn còn tổn đọng nhiều hạn chế nên tôi tiến hành dé tài nghiên cứu “Tình hình sản xuất và

tiêu thụ RAT trên địa bàn xã Tân Quý Tây” Qua để tài này nhằm tìm hiểu

thuận lợi, khó khăn trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ và tìm ra giải phápgóp phần nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ RAT của xã

1.2 Mục đích và phạm vỉ nghiên cứu:

1.2.1 Mục dich:

Tìm hiểu thực trạng sản xuất RAT tại xã Tân Quý Tây.

Đánh giá kết quả và hiệu quả san xuất RAT

Biện pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu:

1.2.2.1 Phạm vi không gian:

Đề tài nghiên cứu tại xã Tân Quý Tây, điều tra số liệu về tình hình sản

xuất và tiêu thụ RAT của các hộ trong xã.

1.2.2.2 Phạm vi thời gian:

Đề tài tiến hành nghiên cứu và hoàn thành từ tháng 03 đến tháng 06 năm

2005.

1.3 Nội dung nghiên cứu:

Bước đầu tìm hiểu về diện tích, sản lượng rau qua 3 vụ trong năm 2004

nhằm xem xét tình hình sản xuất rau của xã Qua đó tìm hiểu đặc điểm của nông

Trang 19

hộ trồng rau về độ tuổi, trình độ và số lao động tham gia trồng rau của hộ Tìm hiểu về sự thay đổi diện tích rau an toàn trong tổ rau, các yếu tố cung cấp đầu

vào Từ đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình bình sản xuất RAT của xã.

Qua số liệu thu thập thông tin tổng hợp, so sánh chi phí sản xuất giữa rau

thường và RAT Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất RAT

so với rau thường.

Bên cạnh đó, tim hiểu tình hình tiêu thụ RAT của tổ rau và hệ thống kênh phân phối RAT Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ RAT, đưa vào các

ý kiến của người tiêu dùng.

Từ thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT của xã, dé ra các biện pháp nhằm nâng cao việc sản xuất RAT cũng như thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng sẵn

phẩm RAT.

1.4 Cấu trúc dé tài:

Chương 1: Đặt vấn đề: chương này nêu lên lí do chọn để tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương này nêu lên cơ sở lý luận như các khái niệm về RAT, điều kiện san xuất RAT và một số chỉ tiêu tính toán về kết quả, hiệu qua sản xuất.

Chương 3: Tổng quan

Trình bày về tình hình tổng quan của địa bàn nghiên cứu như điểu kiện tự nhiên, diéu kiện xã hội có ảnh hưởng đến việc sản xuất rau.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Chương này nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thu RAT, tìm ra những

hạn chế trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ RAT nhằm đưa ra giải pháp góp

Trang 20

phẩn nâng cao hiệu quả sản xuất RAT cũng như gia tăng diện tích san xuấtRAT.

Chung 5: Kết luận - Kiến nghị

Chương này tổng kết những vấn dé chính trong phần nghiên cứu Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ RAT tại xã Tân

Quý Tây hiệu quả hơn.

Trang 21

Chương 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU,

2.1 Cơ sở lý luận:

2.1.1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ RAT:

x $v hình thành và phát triển xã hội loài người gắn liền với quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con

nEười.

Gia tăng dan số đã kích thích sẩn xuất phát triển, đồng thời cũng là nguyên nhân tổn hai cho môi trường vì thỏa mãn nhu cầu của dân số Nông

nghiệp là ngành ra đời sớm nhất và là ngành trực tiếp tạo ra của cải không thể

thiếu cho đời sống của con người, trong đó nhu cầu thực phẩm là nhu cầu cơ yếu.

Quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp,

công nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia đã ít nhiều tác động xấu đến môi trường Vì vậy, phát triển nông nghiệp bền vững có tầm quan

trọng rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội hướng đến lợi ích lâu dài của con

ngudi.

Những năm gần đây, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thoái hóa do

người nông dân sử dụng quá nhiều phân vô cơ cộng thêm hóa chất BVTV Thêm

vào đó, tỷ lệ người dân bị ngộ độc thức ăn gia tăng Do đó, vấn để phát triển rau

quả an toàn đang được đặt ra không những ở nước ta mà trên toàn thế giới Việc phát triển RAT là nén tang, cơ sở để tiến đến sản xuất nông nghiệp bền vững x

Cùng với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, nước ta cũng bắt tay vào san xuất và tiêu thu RAT, đi đầu là thành phố Hồ Chi Minh Là cửa ngé

Trang 22

nối thành phố Hé Chi Minh và các tỉnh miền Tây, xã Tân Qui Tây huyện BìnhChánh cũng mạnh dạn bắt tay vào sản xuất RAT.

2.1.2 Khái niệm RAT:

RAT là rau phải dam bảo chất lượng bên trong cũng như hình thái bên

ngoài như: phai tươi ngon hấp dẫn, rau không bị héo ta, thối rita, sạch bụi bẩn,

tạp chất, đảm bảo đúng độ chín thu hoạch (khi rau quả có chất lượng cao nhất)

Dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat (NO3) và kim loại nặng trong rau phải

ở dưới mức cho phép Rau không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc (Viện nghiên cứu rau quả, 1994).

2.1.3 Tiêu chuẩn RAT:

Chỉ tiêu nội chất:

Sản phẩm rau sau thu hoạch được gọi là an toàn phải đảm bảo dư lượng

nitrat (NO;), dư lượng kim loại nặng không vượt quá ngưỡng cho phép, không có

vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật.

Bảng 1: Mức Giới Hạn Tối Da Cho Phép của Hàm Lượng Nitrate (NO;)Trong Một Số Loại Sản Phẩm Rau Tươi (mg/kg)

Tên rau CHLB Nga CAC/FAO Việt NamBap cải 500 500 500

Trang 23

Cùng với việc phát triển rau an toàn, Việt Nam cũng có những qui định về

du lượng nitrat trong rau quả an toàn Qua bảng trên, hầu hết dư lượng nitrat cho

phép trong RAT ở Việt Nam tương đối giống với qui định của FAO, chỉ có chỉ tiêu ở xà lách là thấp hơn và một số loại rau chưa có tiêu chuẩn cụ thể Do đó,

việc cần có qui định tiêu chuẩn dư lượng nitrat cho tất cả các loại rau là hết sức cần thiết cũng như nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới trong kiểm tra nhanh dư

lượng nitrat, kim loại nặng, thuốc BVTV đối với RAT đang được tiêu thụ hiện

nay.

Bảng 2: Hàm Lượng Tối Da Cho Phép của Một Số Kim Loại Nang và Độc

Tố Trong Sản Phẩm Rau Tươi

Nguyên tố Mức giới han (mg/kg)

2.1.4 Quy định chung trong sản xuất RAT:

Theo công ty BVTV An Giang:

Đất trồng:

Thường trồng rau trên đất thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, bồi ven sông Đất trồng rau không có mầm mống sâu bệnh, không quá chua kiểm, hóa chất

Trang 24

độc, kim loại nặng dưới ngưỡng cho phép nhất là với rau ăn lá Vùng trong rau

phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với

chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m và cách quốc lộ 500 - 1000m.

Không nên gieo trồng nhiều vụ rau cùng loại trên một chân đất vì có thể là

nguồn tích lũy dịch hại.

Nước tưới:

Vì trong rau xanh nước chứa tới trên 90% nên nước tưới ảnh hưởng trực

tiếp tới chất lượng sản phẩm Do đó, cần sử dụng nước sạch để tưới Tuyệt đối không dùng nước thải ở các khu công nghiệp, dân cư, chuồng trại chăn nuôi để

san xuất và tưới cho rau Nước tưới phải dam bảo chất lượng yêu cầu.

Phân bón:

Bón phân cân đối hợp lý, không nên bón quá nhiều đạm cho rau tạo điều

kiện cho sâu bệnh hại phát sinh nhiều và rau cũng khó bảo quản

Tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ chưa được xử lý hoặc dùng

nước phân chuồng tươi để bón cho rau Phân hữu cơ cần được chế biến trước khi

sử dụng.

Sử dụng thuốc trừ dich hai:

Tuyệt đối không được sử dụng các thuốc không có trong danh mục nhà

nước cho phép, thuốc quá hạn, thuốc không có nhãn và phải đọc kỹ hướng dẫn

Trang 25

Để tiện cho việc sử dung thuốc theo sinh trưởng cây trồng tạm sắp xếp bộ

thuốc như sau:

Nhóm trừ sâu TGCL 14 - 15 ngày: Basudin 10H, Basudin 50BC,

Cyperan 25EC, Forsan 50EC, Forwathion 50EC.

Nhóm thuốc trừ sâu TGCL 7 - 10 ngày: Peran 50EC, Alphan 5BC,

Match 50ND, Bassan SOND.

Nhóm thuốc trừ sâu TGCL dưới 5 ngày: Polytrin P440ND, Frvin 85WP,

Vertimex 1,8ND, Succes 25SC, Actara 25WG, các thuốc điều hòa tăng trưởng và

vi sinh.

Thuốc trừ bệnh: Appencarb super 50 FL, Appencarb super 75 DF,

Carban 50 SC, Bonanza 100 DD, Zinacol 80 WP, Zineb Bul 80 WP.

Để hạn chế tình trạng kháng thuốc của sâu mỗi loại thuốc chi nên sử dung

tối đa không quá 2 lần cho mỗi vụ rau Tốt nhất trong mỗi vụ rau việc dùng

thuốc cần luân phiên các loại, tùy thời gian có thể luân phiên các loại thuốc

cùng nhóm.

Bảo vệ động vật có ích:

Ếch nhái, kỳ nhéng, chim là những động vật ăn sâu bọ, giúp giữ cân

bằng hệ sinh thái đồng ruộng, do đó cần được bảo vệ

Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết để bảo vệ các thiên địch của sâu hại

(ong ký sinh, nhện ăn thịt, bọ rùa ), nên sử dụng các thuốc đặc tri (Selective)

nếu có để trừ sâu bệnh hại.

2.1.5 Quy trình san xuất RAT:

Việc xây dựng quy trình sản xuất rau sạch và quy hoạch vùng san xuấtcân căn cứ vào điều kiện môi trường và tập quán canh tác từng vùng.

Trang 26

Trong điều kiện hiện nay, việc lập ban dé hiện trạng ô nhiễm môi trường canh tác trên cả nước với những thông số luôn luôn biến đổi cũng là khó khăncho các nhà chuyên môn.

Các hình thức sản xuất rau chủ yếu:

Sản xuất rau siêu sạch:

Là rau sản xuất hoàn toàn không có hóa chất, mà chỉ sử dụng các sản

phẩm vi sinh biện nay như phân vi sinh, thuốc vi sinh Trồng loại rau này đòi hỏi công chăm sóc cao và chỉ phí đầu tư lớn do đó giá thành rau loại này rat cao.

Hiện nay loại rau này chưa được trồng phổ biến

Sản xuất rau an toan:

Có thể trồng trong hoặc ngoài nhà lưới, nhà kính Việc trong rau trong

nhà kính hiện chưa phổ biến ở Việt Nam Hình thức trồng phổ biến hiện nay là trong nhà lưới hoặc ngoài đồng Ở xã Tân Quý Tây bà con nông dân chủ yếu

trồng rau an toàn ngoài đồng do trồng trong nhà lưới chỉ phí đầu tư cao nhưng giábán lại bằng với RAT ngoài đồng

Công ty BVTV An Giang (đơn vị thu mua rau ở xã Tân Quý Tây) đã đưa

ra quy trình sản xuất RAT cho vùng này.

Giống:

Giống rau chủ yếu là giống địa phương nên năng suất không cao Do đó,

cần khuyến cáo người nông dân sử dụng giống mới, giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh không có mầm bệnh Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống Giống nhập nội phải qua kiểm dich thực vật Hạt giống trước khi gieo cần phải

xử lý hóa chất hoặc nhiệt.

Chuẩn bị đất:

Cây rau tương đối dễ trồng nhưng có thời gian sinh trưởng ngắn so với các

loại cây trồng khác do đó đòi hỏi đất phai tơi xốp, thoát nước tốt, thông thoáng

Trang 27

và đủ nắng Cần lật tầng đất mặt phơi ải trước khi trồng 20 - 30 ngày để tiêu diệt

mầm bệnh kết hợp với bón vôi để hạ phèn, thu sạch don tàn dư thực vật Tùy

mỗi loại cây lên liếp phù hợp để tránh úng vào mùa mưa, có thể lên liếp rộng

100 - 150 cm, cao 20 - 30 cm.

Mật độ và khoảng cách gieo trồng:

Mật độ và khoảng cách gieo trồng có ảnh hưởng lớn đến năng suất va

chất lượng sản phẩm Do đó, tùy vào chủng loại rau mà xác định mật độ phihợp, tránh gieo quá thưa năng suất thấp hoặc quá day dé dẫn đến tinh trạng cạnhtranh ánh sáng cũng như chất dinh dưỡng.

Thời vu:

Rau ăn lá có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên vào mùa mưa rau rất

dễ bị đập úng và sâu bệnh tấn công dẫn đến năng suất rau thấp nhưng ngược lạigiá bán cao Do đó, vào mùa mưa nên làm giàn che chắn cũng như tiến hànhthăm đồng thường xuyên hơn để có thể kịp thời phát hiện sâu bệnh hai

Kỹ thuật trông và thu hoạch:

Khi chọn giống cần đảm bảo chất lượng giống tốt Số lượng phân bón trênđơn vị diện tích cần được dim bảo cũng như tưới nước phải cung cấp đủ cho cây

rau chẳng han mùa nắng có thể tưới 3 - 4 lần/ngầy, mùa mưa tưới ít hơn Cần

tiến hành vun xới, làm cỏ để làm cho đất thông thoáng cũng như hạn chế dùng

thuốc điệt cỏ.

Phòng trừ dịch hại:

Sâu, bệnh hại ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rau Biện phápphóng trừ dịch hại đang khuyến cáo bà con nông dân sử dụng hiện nay là IPM

đồng thời kết hợp nguyên tắc 4 đúng trong dùng thuốc BVTV Hạn chế tối đa

dùng thuốc BVTV Bên cạnh đó, sâu bệnh hại cây trồng là yếu tố thường xuyênbiến đổi liên tục và khó kiểm soát hơn Cho đến nay việc phòng trừ bằng thuốc

Trang 28

hóa học vẫn là cơ bản Nếu sử dụng hợp lý, đúng nguyên tắc thì sẽ làm tăng

hiéu quả san xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường

Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ các nguyên tắc:

Chọn thuốc ít độc cho người.

Chọn thuốc nhanh phân hủy.

Chọn thuốc có lượng hoạt chất cho đơn vị diện tích thấp.

Khi có dấu hiệu kháng thuốc không nên tăng liều lượng sử dụng.

Giữ đúng thời gian cách ly.

Theo chỉ cục BVTV thành phố Hồ Chí Minh, một số thuốc cấm dùng

2.1.6 Điều kiện được công nhận là vùng sản xuất RAT:

Để được công nhận là vùng đạt tiêu chuẩn an toàn phải hội đủ các điều

kiện sau:

Trang 29

2.1.6.1 Điều kiện sản xuất:

Vùng rau phải có diện tích canh tác tập trung theo đơn vị hành chánh là

ấp, liên ấp hoặc xã

Vị trí vùng canh tác rau phải nằm trong vùng quy hoạch phát triển RAT

của thành phố: không gần nơi bi ô nhiễm như khu công nghiệp, bệnh viện, khu

chứa rác thải, nghĩa trang

Đất canh tác có lý hóa tính phù hợp với sự phát triển của cây rau, thường xuyên được bón phân, duy trì độ phì của đất Có nguồn tưới sạch không bị ô

nhiễm do sản xuất trước đây Riêng các loại rau trồng ruộng nước: rau muống,

rau nhút, sen thì ruộng không bi ô nhiễm bởi nguồn nước.

Nước tưới: nguồn nước tưới cho vùng rau không bi 6 nhiễm các hóa chất

và vi sinh vật độc hai, không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thai sinh hoạt,

nước ao tù đọng chưa qua xử lý

Các chỉ tiêu phân tích lý hóa tính, nguồn nước sạch trong vùng phải đạt

tiêu chuẩn RAT theo quyết định số 67/98/QD-BNN-KHKT ngày 28/04/98 của

Bộ NN-PTNT “Quy định tạm thời về sản xuất RAT”.

2.1.6.2 Điều kiện về kỹ thuật:

Tối thiểu 90% số hộ trồng rau của vùng déng thuận sản xuất RAT phải được tập huấn về kỹ thuật sản xuất RAT do Chi cục bảo vệ thực vật (BVTV)

thành phố tổ chức và cấp giấy chứng nhận, hộ hoặc nhóm hộ trồng rau phải có

bản đồng thuận s4n xuất rau theo qui trình kỹ thuật rau an toàn.

Đảm bảo trên 95% diện tích trồng rau an toàn trong khu vực thực hiện

đúng qui trình sản xuất RAT của Sở NN-PTNT

Phải áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) nhằm mang

lại hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường

Trang 30

Giống: chọn giống tốt, sạch mầm sâu bệnh Khuyến khích sử dung các giống mới, giống lai F, có chất lượng và năng suất cao.

Biện pháp canh tác: thực hiện qui trình san xuất RAT do Sở NN-PTNT

ban hành Lưu ý chế độ luân canh lúa-rau màu hoặc xen canh, luân canh giữacác loại rau khác họ với nhau để giảm mức độ lây lan sâu bệnh

Thuốc BVTV: sử dụng khi thật sự cần thiết và luân phiên các loại thuốc

BVTV khác nhau Bảo dam thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng

dẫn trên nhãn của từng loại thuốc Tuyệt đối không dùng các loại thuốc nằm trong danh mục thuốc BVTV cấm Khuyến khích sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc có độ độc thấp (thuộc nhóm III, IV), thuốc mau chóng phân hủy và it ảnh hưởng đến sinh vật có ích (thiên địch) trên đồng ruộng.

Phân bón: không sử dụng phân rác tươi, phân hữu cơ chưa ủ hoai Tùy

từng loại rau mà định số lượng, chủng loại phân bón hợp lý, can đối và có thời

gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch Việc sử dụng phân đạm và các loạiphân hóa học khác phải đảm bảo không tạo ra dư lượng trong rau vượt mức chophép theo quyết định số 67/98/QD-BNN-KHKT ngày 28/04/98 của Bộ NN-

PTNT về “Quy định tạm thời trong sản xuất RAT” Hạn chế tối đa việc sử dụng

chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cho cây

2.1.5.3 Điều kiện về tổ chức:

Vận động các hộ nông dan trồng rau trong vùng thành lập tổ sản xuất có Ban điều hành do tập thể bau ra để thuận tiện trong việc tổ chức sản xuất, tiếp thu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

Trong thời gian 3 tháng sau khi tập huấn, Chi cục BVTV sé tiến hành

kiểm tra ngẫu nhiên các mẫu rau trên đồng ruộng và sau thu hoạch Sau đó sẽ

Trang 31

đề nghị Sở NN-PTNT ra quyết định công nhận vùng RAT khi tất cả số mẫu đều

đạt tiêu chuẩn vùng RAT về các chỉ tiêu theo quy định

Sau khi được công nhận vùng RAT, Chi cục BVTV sẽ thường xuyên kiểm

tra và để nghị Sở NN-PTNT tiếp tục công nhận đạt tiêu chuẩn sau thời hạn 1năm của kỳ ra quyết định trước.

2.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả - hiệu quả kinh tế:

Chỉ phí sản xuất = chỉ phí vật chất + chi phí lao động.

Lợi nhuận = Giá tri tổng sản lượng (GTTSL) — Chi phí sản xuất

Thu nhập = GTTSL - Chi phí vật chất mua — Chi phí lao động thuê

Giá trị tổng sắn lượng = Sản lượng x Don giá

Giá thành = Chi phí sản xuất/Sản lượng

Tỷ suất LN/CPSX: là chỉ tiêu phan ánh một đồng chi phí bỏ ra thì thu lạibao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất TN/CPSX: là chỉ tiêu phản ánh rằng cứ một đồng chi phí bỏ ra thìthu được bao nhiêu đồng thu nhập.

Hiệu năng sử dụng một đồng chi phí = GTTSL/CPSX: chỉ tiêu này cho

biết một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin:

Số liệu sơ cấp: Điều tra chọn mẫu 53 hộ trồng rau Trong đó 23 hộ thuộc

tổ rau an toàn và 30 hộ không thuộc tổ rau trong tổng số hộ trồng rau còn lại của

xa.

Bên cạnh đó, tôi tiến hành diéu tra thêm 60 phiếu người tiêu dùng Trong

đó, 30 phiếu tôi tiến hành phỏng vấn ở các siêu thị và cửa hàng của Sao Việt đặt

Trang 32

tại các chợ 30 phiếu còn lại phồng vấn người không tiêu ding RAT để tim hiểu

lý do tại sao việc sử dụng và tiêu thụ RAT bị hạn chế.

Số liệu thứ cấp: thu thập thông tin tại các phòng ban trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Huyện Bình Chánh, Ủy ban Nhân Dân xã Tân Qui Tây, Công ty Sao

Việt (nơi hợp đồng tiêu thụ rau an toàn của tổ rau)

Trang 33

xã tiếp giáp với:

Phía Đông giáp xã Hưng Long Huyện Bình Chánh

-Phía Tây giáp xã Tân Túc, xã Bình Chánh - Huyện Bình Chánh

Phía Nam giáp xã Long Thượng, xã Phước Lý Huyện Cần Giuộc

-Tỉnh Long An.

Phía Bắc giáp xã An Phú Tây - Huyện Bình Chánh

Vị trí xã tương đối thuận lợi, có các tuyến đường lớn đi qua như Quốc lộ

1A (đây là huyết mạch giao thông chính từ các tỉnh đổng bằng sông Cửu Long đến các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), tỉnh lộ 18, hương lộ 11 tạo điểu kiện tốt cho giao thông, phân phối hàng hóa, cung ứng vật tư, giao lưu với các

tỉnh mién Tây Nam Bộ cũng như các quận huyện khác của Thành Phố Hồ Chí

Minh Bên trong xã các con đường xuyên ấp đều được sỏi hóa và mặt đường được mở rộng đủ để xe tải nhỏ vào chuyên chở hàng nông sản Ngoài ra, còn có

hệ thống kênh rạch như rạch Cầu Già, kênh T11, T12, T13

Với vị trí như vậy, Tân Quí Tây có ưu thế trong phát triển kinh tế nói

chung va san xuất nông nghiệp nói riêng

3.1.2 Địa hình - Đất đai:

Trang 34

Xã Tân Quí Tây có địa hình hơi dốc theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Đất đai chủ yếu là đất phù sa và đất phù sa Gley có tầng loang 16 đổ vàng, đất

có thành phan cơ giới là sét, có độ min cao thích hợp nhiều loại cây trồng như

lúa, cây ăn trái, rau mầu.

3.1.3 Khí tượng - Thủy văn:

Thời tiết:

Bình Chánh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt, có nên nhiệt độ cao và ổn định Do xã thuộc huyện Bình Chánh nên đặc điểm khí tượng mang những đặc trưng chung của huyện Theo

Phòng Thống Kê huyện Bình Chánh: |

Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, vào mùa khô mựcnước ngầm xuống thấp

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bổ không

đều, tập trung nhiễu nhất vào tháng 8 và tháng 9

Lượng mưa trung bình: 1700 - 1800 mm/năm.

Nhiệt độ không khí tỷ lệ nghịch với lượng mưa Tháng có nhiệt độ caonhất là tháng 4 lên đến 30°C Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 11: 26,8°C.

Nhiệt độ không khí trung bình là 27°C.

Số giờ nắng tăng dẫn trong mùa mưa và giảm dan vào mùa khô.

Số giờ nắng trung bình 2.440 giờ/năm, bình quân 9 - 11 giờ/ngày.

Trang 35

Bang 3: Số Giờ Nắng và Chế Độ Nhiệt Trong Năm

Tháng Số giờ nắng (gid/ngay) Nhiệt độ (“C/ngày)

Hướng gió theo hướng Đông Nam và Tây Bắc, vận tốc trung bình là 2,4

Gió chướng từ tháng 4 đến tháng 6, gió Nam từ tháng 7 đến tháng 9, gió

Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Thúy văn:

Xã Tân Quí Tây có 2 con rạch đi qua là rạch Cầu Già và rạch Cung chịu

ảnh hưởng trực tiếp của sông Cần Giuộc và các kênh rạch doc theo đường nội

đông, đường liên ấp Vào mùa khô hệ thống rạch bị nhiễm mặn nhưng ở mứcthấp bởi vì xã đã có đê ngăn mặn chạy đọc theo rạch Cầu Già

Trang 36

Ngoài hệ thống rạch, còn có mạch nước ngầm sâu đến hơn 200m để sử

dụng trong sinh hoạt và trong sản xuất nông nghiệp vào mùa khô, nhưng nguồn

nước này cũng bị nhiễm phèn phải qua ao lắng mới sử dụng được Theo chi cục

BVTV thành phố nguồn nước này vẫn đảm bảo cho trồng rau an toan được

Hình 1: Đồ Thị Thể Hiện Lượng Mưa Các Tháng Trong Năm

4001 350:

Nhìn chung điều kiện ở đây thuận lợi để phát triển cây rau Tuy nhiên

lượng mưa phân bố không đều, cao nhất là vào tháng 7 Tháng 2, tháng 3 không

có mưa nên vấn để nước tưới cho việc trồng rau vào mùa nắng cần được quan

Trang 37

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 835,5379 ha và nhân khẩu là12.593 người, mật độ dân cư là 15,07 người/ha và chịu ảnh hưởng của tiến trình

Ty lệ tăng dân số tự nhiên là 9,77%o Tỷ lệ tăng dân số cơ học là

15,19%o Như vậy, tỷ lệ tăng dân số đã giảm là điều kiện tốt để cải thiện đời

Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Bình Chánh

Hình 2: Đồ Thị Thể Hiện Tỷ Lệ Lao Động của Xã

45,11%

NIỆ O Nam

54,89% HNữ

Trang 38

Tỷ lệ hộ nông nghiệp của xã còn chiếm tỷ lệ lớn 92,26% trong tổng số

hộ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ chưa cao 7,74 %

3.2.2.2 Tình hình xã hội:

Về giáo dục:

Mẫu giáo: trẻ 5 tuổi ra mẫu giáo là 3, tỷ lệ trẻ em đến trường đạt 100%.Tiểu học toàn xã có 3 trường với 909 em.

Trang 39

Trung học cơ sở: tổng số học sinh là 566 em.

Xã không có trường cấp 3 và tổng số em là 307 em

Về y tế:

Toàn xã có 1 trạm y tế, đội ngũ y bác sĩ được chú trọng đào tạo hơn.

Thường xuyên tổ chức tiêm ngừa, uống vaccin, vitamin A cho gần 1.296 em.

Tổng số lượt người khám và điều trị 1a: 8.302

Về điện nước sinh hoạt san xuất và thông tin liên —

Mạng lưới điện đã bao phủ hết toàn xã, trên 90% số hộ có điện kế, số cònlại câu nhờ điện kế chính, lý đo nằm rải rác xa điện kế chính

Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước ngầm Ngoài ra, thông tinliên lạc cũng được mở rộng, toàn xã có 2 đại lý bưu điện, đài phát thanh xã, hauhết các hộ đều có truyền hình Diéu này giúp người nông dân kịp thời nắm bắtnhững thông tin liên quan đến chính sách của nhà nước cũng như tiếp cận với

thông tin thị trường.

Về giao thông thủy lợi:

Giao thông:

Hoàn thành nâng cấp trải nhựa đường T12, hỗ trợ, vận động nhân dân làmnén hạ 02 tuyến đường với chiều dài khoảng 2km

Các công trình như nâng cấp đường giao thông hào ấp 3

Khởi công nạo vét kinh Cầu Vườn.

Sửa chữa nhỏ các cống đầu mối, nạo vét T13

Về khuyến nông:

Khuyến nông xã, Hội nông dân kết hợp với trạm khuyến nông Huyện,Thành phố mở lớp tập huấn, hướng dẫn các biện pháp về khoa học kỹ thuật,trồng trọt - chăn nuôi, đã tổ chức tập huấn và hội thảo được 19 lớp, gồm 482 lượt

người dự, với những nội dung:

Trang 40

Quy trình sản xuất RAT và sử dụng thuốc BVTV.

Cách phòng trừ tống hợp trên rau

Biện pháp phòng chống dich gia cẩm.

Những qui định về hợp tác xã và hướng dẫn 419 về trợ vốn sản xuất cho

nông dan.

Kỹ thuật trồng hoa lan

Kỹ thuật thâm canh và một số giống lúa hè thu.

Hội thảo về kỹ thuật trồng cây ăn quả

Hội thảo giới thiệu giống rau ăn lá có năng suất, chất lượng cao.

3.2.3 Tình hình sử dụng đất ở xã Tân Quý Tây

Bảng 6: Hiện Trạng Sử Dụng Đất Xã Tân Quý Tây

Ngày đăng: 19/12/2024, 23:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN