b Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trườngĐại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Đánh giá hiệntrạng và định hướng phát triển kinh tế tran
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH
KHOA KINH TE
ĐẠI HQG NONG LAM TP HCM THU VIEN
TEN DE TAI: DANH GIA HIEN TRANG VA DINH
HUONG PHAT TRIEN KINH TE DANG TRANG TRAI TAI HUYEN CU CHI
TP HO CHÍ MINH
LUAN VAN CU NHANCHUYEN NGANH: PHAT TRIEN NONG THON & KHUYEN NONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
Tiến sỹ Thái Anh Hòa Nguyễn Thị Thanh Nga
Khoa: Kinh Tế
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2006
Trang 2MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY
FACULTY OF ECONOMICS
THESIS ENTITTED: ASSESIMENT OF PRESENTCONDITIONS AND PLAN TO PROPOSEDLARGE_SCALE COMMERCIAL FARM
IN CU CHI DISTRICT HO CHI MINH CITY
Trang 3b Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Đánh giá hiệntrạng và định hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Củ Chi thành phố Hồ
Chí Minh” do Nguyễn Thị Thanh Nga, sinh viên khóa 28, ngành Phát Triển
Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Thái Anh Hòa Người hướng dân
Ký tên, ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm
Trang 4Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn tới thầy Thái Anh Hòa, người đã giúp đỡ em rấtnhiều trong khi hoàn tất luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới các bạn cùng học trong trường, trong
khoa và trong lớp cùng các cô chú, anh chị trong Chi Cục Phát Triển Nông Thônthành phố Hồ Chí Minh và các cô chú, anh chị trong huyện Củ Chỉ cũng nhưtrong câu lạc bộ trang trại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trongquá trình hoàn tất cuốn luận văn tốt nghiệp
Trang 5NOI DUNG TÓM TAT
NGUYEN THỊ THANH NGA, Khoa Kinh Tế, Dai Học Nông Lâm ThanhPhố Hé Chí Minh Tháng 07 năm 2006 Đánh giá hiện trạng và đỉnh hướng phát
triển kinh tế dang trang trai tại huyện Củ Chi thành phó Hé Chí Minh
Đề tài được thực hiện để tìm hiểu thực trạng tình hình kinh tế trang trại tạihuyện Củ Chi Dựa trên số liệu điều tra khảo sát 40 hộ đầu tư dang trang trại dé
tính toán chỉ phí, doanh thu, thu nhập và xác định kết quả và hiệu quả kinh tế
giữa các mô hình chăn nuôi Các mô hình trang trại chăn nuôi được đầu tư chủ
yếu với đối tượng nuôi chính là heo nái và bò lấy sữa; ngoài ra có kết hợp với
nuôi trồng thủy sản và canh tác các loại cây trồng
Dựa trên đó, nêu lên một số kiến nghị cho việc phát triển kinh tế trang trại
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi Các kiến nghị
đề xuất:
- Tang kha năng tiếp cận với các nguồn vốn cho vay với sé lượng lớn.
- Quy hoạch đất đai cụ thể và phố biến rộng rãi tới người dân.
- _ Nâng cao khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin cho các chủ hộ.
- Chú ý tham khảo các mô hình dang được chú trọng phát triển và nhân rộng trong phạm vi của huyện như: kinh tế trang trại kết hợp với du lịch sinh thái
và kinh tế trang trại với các đối tượng nuôi quý hiếm mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
Trang 6NGUYÊN THỊ THANH NGA, Faculty of Economics, Nong LamUniversity —- Ho Chi Minh City 07/2006 Assessment of present conditions and plan proposed to develop large-scale commercial farms in Cu Chi district — Ho Chi Minh City.
This study investigated present conditions of large-scale commercial
farms in Cu Chi district Based on information collected from 40 livestock farms then production costs, revenues, income as well as economic efficiency of these
farms were calculated These farm models in Cu Chi district were farms with sow
raised for breeding and milking cow Some farms also had tree and fish.
Based on the study results, some suggestions have been proposed to
develop large-scale commercial farms in such a way as to suit with natural,
economic and social conditions in Cu Chi district, such as:
- To improve access to bank credits.
- To havea master plan for land use and to inform it to every one
- To improve access to new information for farmer.
- To consult other models, which have been developed and promoted in
Cu Chi district such as: farms with ecological tourism activities and farms with special and rare animal species that may bring out high income for investment.
Trang 7: MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh muc cac bang V
Danh muc cac hinh Vil
CHUONG I: ĐẶT VAN DE 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài i1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
1.4 Cấu trúc của luận văn 2
CHUONG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
l 2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Quan niệm về kinh tế trang trại 4
- 2.1.2 Đặc điểm chủ yếu của kinh tế trang trại nước ta 5
2.1.3 Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại 6, 2.1.4 Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinhtế 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu 10CHƯƠNG III: TONG QUAN 12
3.1.2 Địa hình 12
3.1.3 Thổ nhưỡng 143.1.4 Khí hậu 143.1.5 Nguồn nước d5
3.1.6 Thảm thực vật 16
3.2 Đặc điểm kinh tế 16_ 3.3 Đặc điểm xã hội 17
3.3.1 Về y tế 17
7 3.3.2 Về giáo đục 19
Trang 8ˆ 3.3.3 Về hoạt động văn hóa 22
3.3.4 Công tác bảo tồn, bảo tàng 223.3.5 Phong trào “toàn dan đoàn kết xây dung đời sống văn
; hóa khu dân cư” 23
3.4 Nhận xét đánh giá 23
3.4.1 Những thuận lợi cơ bản 23
: 3.4.2 Những khó khăn chủ yếu 24
CHƯƠNG IV: KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Thực trạng kinh tế trang trại tai huyện Củ Chi 25
4.1.2 Đặc điểm của chủ trang trại 294.1.3 Tình hình đất đai trong trang trại 324.1.4 Tình hình sử dung lao động trong các trang trại 35
4.1.5 Sản phẩm của kinh tế trang trại 37
4.1.6 Viéc vay vén va str dung vén 38
4.1.7 Khả năng tiếp cận và trao đổi thông tin của các trang trại 38
4.1.8 Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật ở các trang trại 39
4.2 Thu nhập của các chủ trang trại từ chăn nuôi 41
4.2.1 tong chi phí, doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trungbình của các trang trại đầu tư vào chăn nuôi 42
‘ 4.2.2 Tổng chi phi, đoanh thu, thu nhập và lợi nhuận của
các trang trại đầu tư vào các loại cây trồng 57
l 4.2.3 Tổng chỉ phí, đoanh thu, thu nhập và lợi nhuận của
các trang trại đầu tư vào thủy sản 574.2.4 Tổng hợp doanh thu từ các nguồn khac nhau của
40 hộ khảo sát 59
4.3 Nhận định của các chủ trang trai về những thuận lợicũng như các khó khăn tác động tới tình hình sản xuất — kinh doanh
trong thời điểm hiện nay 60
4.3.1 Những thuận lợi tác động tới tình hình sảnxuất — kinh doanh 60
Trang 94.3.2 Những khó khăn ảnh hưởng tới tình hình sản
xuất — kinh đoanh4.4 Xu hướng đầu tư của các trang trại trong thời gian sắp tới
4.5 Xu hướng phát triển kinh tế trang trại những năm tới
4.5.1 Một số dự báo4.5.2 Một số mô hình phát triển kinh tế trang trại
CHƯƠNG V: KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
61 62 63 63 63 64 64 64 66
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1 Các Loại Dat tại Huyện Củ Chi 13
Bảng 2 Số Lượng Trang Trại trên Địa Bàn Huyện Củ Chi Năm 2002 26
Bảng 3 Phân Loại Trang Trại theo Tiêu Chí Quy Mô 28
Bảng 4 Phân Loại Trang Trại theo Loại Hình Kinh Doanh 29
Bảng 5 Độ Tuổi của Các Chủ Trang Trại Tại Huyện Củ Chi 30 Bảng 6 Thành Phần của Chủ Trang Trại 30
Bảng 7 Giới Tính của Các Chủ Trang Trại 31
Bảng 8 Trình Độ Văn Hóa của Các Chủ Trang Trại 31
Bảng 9 Nguồn Gốc và Diện Tích Đất của Các Trang Trại 33
Bảng 10 Tỷ Lệ Phân Bố Dat Đai trong Sản Xuất Kinh Doanh và
trong Sinh Hoạt
34
Bảng 11.Tình Hình Sử Dụng Lao Động của Các Trang Trại 36
Bảng 12.Các Phương Tiện Tiếp Nhận và Trao Đổi Thông Tin Chính
của Các Trang Trại
39 Bảng 13.Các Phương Tiện Được Sử Dụng trong Trang Trại 40
Bảng 14.Số Lượng Heo Bình Quân Theo Hộ và Theo 1000m? Diện Tich 42Bảng 15.Số Lượng Heo Ước Tính trong Vòng 1 Năm 44
Bảng 16.Chi Phí Thức An Trung Bình trong 1 Năm 45
Bảng 17.Tổng Chi Phí Trung Binh cho 1.000 m2 Nuôi Heo 46
Bảng 18 Doanh Thu Ước Tính cho 1.000 m? Chăn Nuôi Heo 47 Bảng 19 Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế của Nuôi Heo 48
Bang 20 Số Lượng Bò Bình Quân Theo Hộ va Theo Diện Tích 1000 m? 49 Bảng 21 Số Lượng Bò Ước Tính trong 1 Năm 50
Bảng 22 Chi Phí Thức Ăn Trung Bình Ước Tính cho 27 Bò Cái Sinh
Sản; 14 Bò Đực Nhỏ; 13 Bò Cái Nhỏ và 7 Bò Hậu Bị 33Bang 23 Tổng Chi Phí Trung Bình Ước Tính cho Nuôi 27 Bò Cái Sinh
San; 14 Bò Duc Nhỏ; 13 Bò Cái Nhỏ và 7 Bò Hậu Bị 54
Trang 12Bảng 24 Tổng Doanh Thu Ước Tính Từ Bán Sữa, Bò Đực Con và Bò
Cái Loại Thải
Bảng 25 Tổng Chỉ Phí, Doanh Thu, Lợi Nhuận và Thu Nhập Ước
Tính Của Việc Trồng Cỏ Nuôi Bò Trung Bình Trên Diện Tích 1.000 m?
Bảng 26 Chi Phí, Doanh Thu, Lợi Nhuận và Thu Nhập Của Các Hộ
Đầu Tư Vào Các Loại Cây Trồng (Tính Trên 1000 m?)/1 Năm
Bảng 27 Chi Phí, Doanh Thu, Thu Nhập và Lợi Nhuận Của 1000 mỸ
Trang 14CHƯƠNG 1
ĐẶT VAN DE
1.1 Sự cần thiết của dé tài
Cùng với sự phát triển về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vấn
đề an ninh lương thực cũng như việc đáp ứng các nhu cầu về lương thực thực
phẩm cho người dan là một trong những điều cần được quan tâm Trong xu thế
phát triển hiện nay, người dân làm trong nông nghiệp dan hướng tới xu hướngchuyên môn hóa trong đầu tư sản xuất Một trong những minh chứng cụ thể là
việc phát triển ngày càng nhiều các trang trại chuyên canh hoặc kết hợp một vàiđối tượng sản xuất
Cùng với xu thế phát triển chung, các khu vực ngoại thành thành phố HỗChí Minh cũng dan xuất hiện những dang đầu tư dang kinh tế trang trại trong thờigian những năm gần đây Tuy nhiên, để xác định được đối tượng nuôi nào là phù
hợp và đạt được hiệu quả kinh tế cũng như phục vụ được nhu cầu đáp ứng cho
nguồn lương thực - thực phẩm của người dân thì vẫn còn đang được xem xét
Huyện Củ Chi là một trong những khu vực ngoại thành được xác định làm
vùng đệm nông nghiệp của thành phố Với đặc trưng là còn nhiều diện tích đất nông nghiệp chưa khai thác hết, nơi đây đã trở thành vùng chuyên canh cung cấpnguồn thịt cho nhu cầu của người dan thành phố Trên cơ sở đó tôi thực hiện đề
tài: “Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế đạng trang trại tại
huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh” Đề tài được thực hiện để đánh giá hiện
trạng, xác định hiệu quả kinh tế của các mô hình chăn môi đã được phát triển tại huyện, từ đó đưa ra định hướng phát triển cho kinh tế dang trang trai tại huyện.
Trang 151.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sản xuất tại các trang trại
Đánh giá những thuận lợi — khó khăn của từng mô hình.
Tìm hiểu xu hướng phát triển của các trang trại
Tìm hiểu các điều kiện - chính sách giúp khuyến khích các trang trại tại
huyện phát triển Từ đó dé xuất các giải pháp giúp hạn chế các khó khăn nhằm
khuyên khích sự phát triển, mở rộng của các trang trại.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Không gian: các xã thuộc địa bàn huyện Củ Chi có các hộ chăn nuôi đầu
tư dạng trang trại |
Thời gian: 20/03/2006 tới 30/06/2006
Đối tượng nghiên cứu:| các hộ chăn nuôi đầu tư dạng trang trại với 2 đốitượng nuôi chủ yếu là heo và Bò cho sữa.
1.4 Cầu trúc của luận văn
Luận văn được thực hiển bao gồm 5 chương.
Chương 1: Đặt vấn đề
hạn về không gian, thời gian và đối tượng khảo sát
Chương 2: Cơ sở lý luậ
Nêu lên khái niệm về kịnh tế trang trại cũng như các đặc trưng của kinh tế trang trại; khái quát sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên thế giới cũng như tại Việt Nam và huyện Củ Chỉ; nêu lên các phương pháp được áp dụng
khi thực hiện đề tài
Chương 3: Tổng quan
Trong chương này dé cập tới tình hình chung về tự nhiên, kinh tế, xã hội
tại huyện Củ Chỉ và đưa ra nhận xét về những thuận lợi cũng như những hạn chế
còn tồn tại tác động tới việc phát triển kinh tế trang trại tại huyện
Trang 16Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đánh giá tình hình đầu tư chăn nuôi của các hộ thuộc địa bàn huyện Củ Chi thông qua các chỉ tiêu xác định kết quả và hiệu quả kinh tế Từ đó đưa ra
được các mô hình cũng như các quy mô tối ưu cho việc phát triển kinh tế trang trại tại huyện.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra các kết luận sau khi tổng hợp phân tích và từ đó nêu lên những
kiến nghị giúp góp phan thúc đẩy kinh tế trang trại tại huyện Củ Chỉ phát triểnhơn.
Trang 17CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Quan niệm về kinh tế trang trại
Quá trình xác định tiêu chuẩn trang trại cũng như nhận thức thực tiễn về pháttriển kinh tế trang trại ở VN nói chung và Nam Bộ nói riêng để đi đến một quanniệm thống nhất về thực chất của kinh tế trang trại là quá trình gây nhiều tranh
luận và cho đến nay vẫn chưa đạt được sự thống nhất cao Thực tiễn khi tiến
hành nghiên cứu kinh tế trang trai, do tiêu chuấn xác định trang trại không thống
nhất trong cả nước nên đã dẫn đến tình trạng ngay trong một tỉnh, trong cùng một
thời gian các cơ quan quản lý, các ban ngành và các nhà khoa học đã đưa ra
những con số thống kê về trang trại rất khác nhau.
Trong thời gian qua, Tổng cục Thống kê dựa trên thông tư 74/2003/TT —BNN ngày 4/7/2003 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (sửa đổi, bổ
xung Mục III của Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN — TCTK ngày
23/6/2000) đã đưa ra những tiêu chuẩn xác định trang trại như sau:
+ Có quy mô diện tích sản xuất tương đối lớn so với mức trung bình củakinh tế hộ tại địa phương, tương ứng với từng ngành sản xuất cụ thể: trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
- Đối với trang trại trồng các cây hàng năm là chủ yếu thì ở miền Bắc vàmiền Trung phải có diện tích từ 1 ha canh tác trở lên, còn ở các tỉnh Nam Bộ phải
có diện tích từ 3 ha trở lên;
- Đối với trang trại trồng các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở
các tỉnh miền Bắc và miền Trung phải có diện tích từ 3 ha trở lên, ở các tỉnh Nam
Bộ phải có diện tích từ 5 ha trở lên,
Í ĐẠIH0C NONG LAM TP Hom |
| THU VIÊN |
Trang 18- Đối với trang trại chăn nuôi như trâu, bò phải có từ 50 con trở lên, lợn
100 con trở lên (không là lợn sữa dưới 2 tháng tuổi), gia cầm có từ 2000 con trở
lên (không tính số con đưới 7 ngày tuổi).
- Đối với trang trại lâm nghiệp phải có từ 10 ha đất rừng trở lên
- Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản phải có từ 2 ha diện tích mặt nướctrở lên.
+ Có sử dụng lao động làm thuê thường xuyên từ 2 lao động/năm, nếu lao
động thời vụ thì quy đổi thành lao động thường xuyên.
+ Chủ trang trại phải là những người có kiến thức, kinh nghiệm về nông,
lâm, ngư nghiệp và trực tiếp điều hành sản xuất tại trang trại.
+ Lấy sản xuất hàng hoá làm hướng chính và có thu nhập vượt trội so vớimức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương.
Các tiêu chuẩn này là cơ sở pháp lý để thống nhất trong việc xác định
trang trại, phân loại các trang trại trong phạm vi cá nước Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện các tiêu chuẩn trên, do đặc điểm đa dạng của các loại trang trại,
đo đặc điểm khác nhau rất nhiều ở các vùng, các tỉnh VN nên đã gây ít nhiều khó
khăn và chưa thật phù hợp đối với việc xác định trang trại trong thời gian qua.
2.1.2 Đặc điểm chú yếu của kinh tế trang trại nước ta
Tính chất sản xuất Sản xuất hàng hoá là chức năng chính; Giá trị tổngsản phẩm hàng hoá là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá quy mô sản xuất của trang trại;
Ty suất hàng hoá cao; Các chỉ tiêu về vốn, mức độ thâm canh, sử dụng lao động
cao hơn kinh tế hộ.
Chủ trang trai Chủ trang trại là chủ gia đình; Chú trang trại vừa điều
hành vừa trực tiếp tham gia sản xuất; Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu,
có kinh nghiệm và hiểu biết sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nhạy bén với thị
trường.
Lao đông trong trang trai Chủ yếu là lao động gia đình; Lao động thuê
theo thời vụ nhiều hơn là thuê thường xuyên; Lao động thuê ngoài không nhiều,
thường cùng ăn, cùng làm với chủ trang trại tạo ra một tập thể lao động gần gui.
Trang 19Khai thác và sử dụng đất đai Khai thác đất đai trực tiếp; Khai thác đất
đai trực tiếp bằng sức lao động và kinh nghiệm của gia đình.
Quy mô ruông đất và phương thức sản xuất Không nhất thiết trang trại
phải có quy mô đất đai lớn; Quy mô sản xuất trang trại trong một nước không cốđịnh theo thời gian và thay đổi theo từng vùng sinh thái.
2.1.3 Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại
Trên thé giới Lịch sử và điều kiện ra đời của loại hình kinh tế trang trại ở các nước tư bản phát triển Châu Âu và Bắc Mỹ.
Khi kinh tế hàng hóa đầu tiên xuất hiện và phát triển ở Châu Âu bằng cuộc
cách mạng công nghiệp lần 1 và những cuộc cách mạng diễn ra ở hết nước nay
tới nước khác mà điền hình nhất, triệt để nhất là cuộc đại cách mạng tư sản Phápnăm 1789 đã kéo theo sự xuất hiện của hình thức kinh tế trang trại đầu tiên trên
thế giới thay thế cho những hình thức sản xuất tiểu nông của những người nông
dân tự canh và hình thức điển trang, thái ấp của các thế lực phong kiến quý tộc
đương thời.
Ngày buổi ra đời đầu tiên của loại hình kinh tế mới mẻ này trong nông nghiệp ở nước Anh đã hình thành 2 hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là những
trang trại tư bản tư nhân và những trang trại gia đình.
- Trang trại tư bản tư nhân là những xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn
được quản lý tập trung và mọi điều hành hoạt động đều giống như một xí nghiệpcông nghiệp Tất cả các khâu từ quản lý sản xuất đến trực tiếp lao động đều đượcnhà tư bản thuê mướn lao động lảm thuê.
- Trang trại gia đình là những trang trại được hình thành và phát triển từnhững hộ gia đình biết làm ăn ở quy mô nhỏ, trên cơ sở sở hữu một diện tích đấtnhỏ hơn và dùng lao động gia đình là chính để sản xuất ra nông sản hàng hóa
cung cấp cho xã hội Loại trang trại gia đình tỏ ra thích hợp và hiệu quá hơn
những đồn điền tư bản trong nền sản xuất hàng hóa vì chủ động tận dụng được nguồn lao động gia đình, có thuê mướn nhân công trong những công việc cần
thiết, có khả năng quán lý điều hành trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh và
Trang 20nông sản hàng hóa do trang trại tạo ra có giá trị thấp hơn giá trị nông sản hàng
hóa cùng loại do đồn điền tư bản và các nông dân tự do khác tạo ra.
Là cái nôi của cách mạng công nghiệp và cách mạng tu sản trên thế giời,
tiên ở nước Anh cũng như các nước được mở mang sau này do dé quốc Anh (như
Mỹ, Úc, Canada, ) đều có xu hướng tích tụ đất đai vào những trang trại làm ăn
có hiệu quả và giảm dần số lượng các trang trại.
Là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thế giới vào năm 1789,
nước Pháp sau đó cũng đã xuất hiện những chủ trại trong nông nghiệp Đây lànhững chủ trại thực hiện phương thức kinh doanh tiên tiến trong nông nghiệp,đem lại bộ mặt mới cho nông nghiệp và nông thôn nuoc Pháp nên được Nhà
nước Pháp đương thời có những chính sách khuyến khích phát triển Một số
chính sách cụ thé đó là: cho phép chủ trại được tự do lựa chọn ngành kinh doanh,lựa chọn súc vật chăn nuôi và có ưu tiên về cung cấp phân bón; khuyến khích các
chủ trại xuất khẩu nông sản đã tái chế, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.Phương châm mà Nhà nước Pháp đã áp dụng cho các chủ trang trại đương thời là
tiêu thụ như thế nào thì phải sản xuất cái để xuất khẩu như thế ấy: ưu đãi thuếcho nông nghiệp, nông thôn, chủ trai, chứ không ưu đãi cho quý tộc, tăng lữ và
nhà buôn; có chính sách đầu tư cho đường sá, cầu cống ở nông thôn, giúp choviệc vận chuyến, lưu thông nông sản hàng hóa đễ dàng.
Lược sử hình thành kinh tế trang trại tại Việt Nam. Ở Việt Nam, kinh
tế trang trại là sản phẩm của đường lối mới của Dang về kinh tế nông nghiệp vàđược tác động từ các nhân tổ quan trọng sau.
+ Chỉ thị 100/CT-TW của Ban chấp hành Trung ương Khoá IV (1981),
chú trương khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động: “Tổ chức tốtviệc giao diện tích ruộng đất cho đội sản xuất, cho nhóm và người lao động sử
dụng để thực hiện sản lượng khoán, tránh để đồng ruộng bị chia cắt manh mún,
gay trở ngại cho việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật và áp dụng tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất” Điều đó có ý nghĩa rất quyết định trong việc xác định
quyển tự chủ về sức lao động của nhóm và hộ nông dân - người dân thường gọitat là Khoán 100
Trang 21+ Nghị quyết 10 - NQ/TW của Bộ Chính Tri (thang 04/1998) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, mà nông dân thường quen gọi tắt là khoán 10, đã
xác định rõ: “Nhà nước công nhận sự tổn tai lâu dai và tác dụng tích cực của kinh
tế cá thể, tr nhân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội; thừa nhận tư cách phápnhân, bảo đảm bình đẳng về quyên lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo hộ quyềnlàm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thé, tư nhân và quyền
thừa kế sử dụng doanh nghiệp của con cái họ; tạo điều kiện và môi trường thuậnlợi cho các thành phần này phát triển trồng trọt, chăn nuôi, trồng Từng, nuôi
trồng, khai thác thuỷ hải sản, chế biến nông lâm thuỷ sản, kinh doanh dịch vụ
nông nghiệp và mở mang ngành nghề ở nông thôn Mọi hành vi xâm phạm cácquyền nói trên đền phải xử lý theo pháp luật; các định kiến hẹp hồi đối với kinh
tế cá thể, tư nhân phải được xoá bỏ.”
+ Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII (tháng 06/1993) và sau đó là luật đất dai (tháng 09/1993), đã chủ trương: “Các hộ tư nhân đầu tư phát triển các giốngcây con; khai thác đất trống, đổi núi trọc ở các vùng trung du, miễn núi, bãi bồiven biển; nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, ra khơi đánh bắt cá; xây dựng các nông, lâm, ngư trại với quy mô thích hợp”, tức là trao thêm cho các tổ chức kinh
té, các nhân người lao động và hộ nông dân trách nhiệm và quyền tự chủ sản xuấtkinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được hoạt động một cách thôngthoáng hơn.
+ Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII (tháng 12/1997) cũng đã khang
dinh: “Kinh té trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau (Nhà nước, tập thể,
tư nhân) được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở
những nơi có nhiều ruộng đất; khuyến khích việc khai thác đất hoang vào mục
đích này”.
+ Tại hội nghị lần thứ 6 (kỳ 1) ban chấp hành Trung ương khoá VIII vừa
qua, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trong bài phát biểu bé mạc đã nói: “Đổi mới
chính sách và tháo gỡ các ách tắc để thực sự giải phóng sức sản xuất ở vùng nông thôn và thu hút các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững; khuyến khích
thật mạnh việc khai thác, đưa vào sử dụng đất trống, đổi núi trọc và đất còn
Trang 22hoang hoá; đây mạnh thâm canh, tăng năng suất; tăng sức mua và phát triển ốn
định thi trường nông thôn”.
Nhà nước thực hiện chính sách giá thoả thuận với nông dân khi mua nông
sản và thực hiện thương mại hoá vật tư Đến Đại hội Dan lần thứ VII lại ghi rõthêm: Ở nông thôn trên cơ sở tăng cường vai trò đơn vị kinh tế tự chủ của hộ xã
viên, hợp hướng vào những khâu và lĩnh vực mà hộ xã viên không có điều kiện
tự làm hoặc làm không có hiệu quả và “Các hộ nông dân được Nhà nước giaoquyền sử dụng ruộng đất lâu dài và cấp giấy chứng nhận Luật pháp quy định cụthể việc thừa kế và chuyển quyển sử dung đất” Như vậy sau 30 năm tổ chứ
phong trào hợp tác hoá, đến đây đã có quan niệm đúng đắn về kinh tế hộ và kinh
tế hợp tác trong nông nghiệp Do việc coi hộ gia đình nông dân là đơn vị kinh tế
tự chu, nên các hộ được giao quyền sử dụng đất - loại tư liệu sản xuất chủ yếu,một cách ổn định lâu dài và có quyền sở hữu các tư liệu sản xuát khác Các hộgia đình hoạt động theo cơ chế thị trường, tự hạch toán, tự trang trải, lấy thu bù
chi và làm ăn có lãi Đây chính là động lực cho các hộ gia đình hoạt động theo
phương thức sản xuất hàng hoá để trở thành “Các trang trại gia đình” Bên cạnh
đó, Chính phủ thực hiện chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi troc, chủtrương giao đất rừng cho dân; nhiều hộ gia đình, nhất là ở miền Đông Nam Bộ,
đã mượng đất trồng rừng, trồng cây công nghiệp đài ngày như cao su, điều, bạch
đàn, cây ăn quả và đã hình thành các hộ có diện tích canh tác lớn theo mô hìnhkinh tế trang trại gia đình Như vậy, kinh tế trang trại gia đình đã ra đời và phát
triển nhờ những chính sách của Đảng và Nhà nước
2.1.4 Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được xác định nhằm để so sánh giữa các yếu tố đầu vào
và sản phẩm đầu ra, giữa tông chi phí sản xuất đầu tư với kết quả của hoạt độngsản xuất Hiệu quả kinh tế được xem xét toàn diện về thời gian, không gian và
các yếu tố kinh tế xã hội khác
Dé xác định được hiệu quả kinh tế cần xác định được các yếu tế về doanhthu, chi phí, lợi nhuận, thu nhập dé đánh giá.
Trang 23¢ Lợi nhuận: là số tiền còn lại sau khi trừ những khoảng chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = doanh thu - tổng chỉ phí sản xuất
© _ Doanh thu: là số tiền thu được sau khi bán sản phẩm
Doanh thu = tổng sản lượng * đơn giá
e Thu nhập = lợi nhuận + giá trị công lao động nhà.
e TY suất lợi nhuận theo chỉ phí sản xuất biến đổi:
Tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận/ tổng chi phí sản xuất biến đổiChí tiêu này cho thấy một đồng chỉ phí bỏ ra thì thu lại được lợi nhuận là baonhiêu đồng
e Tỷ suất thu nhập theo chỉ phí sản xuất biến đồi
Tỷ suất thu nhập = thu nhập/ tổng chỉ phí sản xuất biến đổiChỉ tiêu này cho thấy một đồng chỉ phí bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng
thu nhập.
© _ Hiệu quả kinh tế = doanh thu/ tổng chi phí sản xuất biến đổi
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chỉ phí bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng
doanh thu.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực địa, thu thập thông tin và xử lý số liệu Dựa trên danh
sách thống kê các trang trại chăn nuôi năm 2002 do phòng Kinh tế huyện Củ Chicung cấp và tìm hiểu thực tế tại các xã để lựa chọn các hộ khảo sát Dựa trên sốliệu do phòng Kinh tế huyện Củ Chỉ cung cấp tôi lựa chọn số mẫu là 40 hộ
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả Dựa trên đó để nêu lên thực trang,xác định yếu té tác động chính tới tình hình chăn nuôi để từ đó làm nền tảng lậpluận cho vấn đề về xác định hiệu quả của các trang trại và dua ra những kiến nghịgiúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các trang trại tại huyện Củ Chi.
Trang 24tổng điện tích tự nhiên là 428.562ha Tọa độ địa lý của huyện Củ Chi là: 106922?đến 106°40° kinh độ Đông; 10°55” đến 1110? độ vĩ Bắc
Vi trí hành chính của huyện Củ Chi: Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây
Ninh; Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương; Tây — Tây Nam
giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An; Nam giáp huyện Hóc môn thành phó Hồ Chí
Minh.
Huyện Củ Chi nằm trên vùng chuyển tiếp từ vùng đất cao miền Đông
Nam Bộ xuống ving dat thấp đồng bằng sông Cứu Long nên hệ cây trồng phongphú, bao gồm các cây công nghiệp đài ngày (cao su, điều, ), cây công nghiệpngắn ngày (đậu phông, mía, thuốc lá, ), các cây lương thực (lúa, bắp, ), raumàu các loại, thuận lợi cho đà phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến.
Năm trên tuyến đường giao thông quốc tế nối Phnômpênh với thành phố
Hồ Chí Minh (quốc lộ 22), Củ Chỉ có thuận lợi trong việc trao đổi thương mạivới các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Củ Chỉ nằm giữa hai nhánh sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông có nhiều
kênh rạch, thuận lợi cho việc thiết lập các bến cảng, mở rộng giao lưu với các
tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ
Trang 25miền sụt Vi thế, nó vừa có đặc điểm riêng vừa có những nét tương tự hai miền
kế cận Thẻ hiện rõ nét là địa hình nghiêng, thấp dan theo hai hướng: Tây Bắc —
Đông Nam và Đông Bắc — Tây Nam Khu phía Bắc và Tây Bắc mang sắc thái
của miền Đông Nam Bộ: địa hình cao, đồi gò càng xuống phía Nam và Tay Nam
địa hình chuyển sang gon sóng, rồi thoai thoải trước khi đổ xuống vùng thấp
bưng trũng.
Độ cao trung bình trên mực nước biển của Củ Chi là § — 10m.
Noi cao nhất ở phía Tây Bắc xã An Nhơn Tây đạt 22m
Nơi thấp nhất đạt khoáng 0.5m, rải rác dọc theo các xã ven sông Sài Gònnhư: Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông.
Nhìn chung, địa hình ở Củ Chỉ có thể phân làm 3 loại chính như sau.
Vùng đôi gò là vùng cao của huyện, thường mặt gò được trải rộng, bằngphẳng, có độ cao trên 15m, phân bố trên khu vực các xã: Phú Mỹ Hưng, An
Nhơn Tây Các nông trường An Phú, nông trường Quyết Thắng, Phạm Văn Cội,
và một số nơi thuộc xã Trung Lập Thượng, Tân Thạnh Đông có độ cao 10 — 15m.
Ving triền là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò và vùng bưng trũng, có độ
cao từ 5 — 10m, phân bố trên hầu hết các xã của huyện, trừ các vùng phía Bắc và ven sông Sài Gòn.
Nhìn chung, vùng cao và vùng triển là bậc thềm phù sa cũ, bị cắt thànhnhiều mảnh nhỏ nên dang địa hình phố biến là đồi gò lượng sóng và phong cảnhtrong vùng tương phản khác nhau: làng mạc xen lẫn trong những cánh đồng
ruộng lúa, rau màu.
Ving bung trững tập trung ở các xã phía Tây Nam, phía Nam và ven sông
Sài Gòn có độ cao từ 1 — 2m, thường bị ngập úng vào những tháng cuối mùa
mua Vùng trũng ven sông Sài Gòn đã được phù sa bồi lắng từ lâu, hình thành
một tầng phù sa dày trung bình từ 20 — 30cm, nay trở thành vùng canh tác lúa hai
vụ với năng suất khá 3 — 4tắn/ha/năm.
Trang 263.1.3 Tho nhưỡng
Dat đai huyện Củ Chi rất đa dang Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/10.000,
huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 42.856ha, bao gồm 8 nhóm
đất sau
Bang 1 Các Loại Dat tại Huyện Cú Chi
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ câu (%) Nhóm đất vàng đỏ, vàng xám 9237 21.76
Nhóm dat min trên phù sa 1538 3.62
Nhóm đất nhiễm phèn, đốc tu 1460 3.44
Nhóm đất phù sa trên nền phèn 192 0.45
Nhóm đất phèn 15011 35.36Dat phèn đang hoạt động 2876 6.78Đắt phèn tiềm tàng 10180 23.98Đất phèn đã lên lip 1955 4.61
Nguôn tin: Phòng thống kê huyện Củ ChiNhóm đất phèn ở Củ Chỉ chiếm diện tích lớn nhất và đang dần được cảitạo dé đưa vào sử dụng
Nhiệt đô Nhiệt độ khá cao và én định giữa các tháng trong năm: nhiệt độ
trung bình hàng năm 27°C; tháng 4 có nhiệt độ cao nhất 28,8°C; tháng 1 có nhiệt
độ thấp nhất 25,7°C Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là
3,1°C Biên độ ngày có sự thay đối theo mùa: biên độ nhiệt ngày mùa khô từ 6 —
8°C và mùa mưa từ 5 ~ 6°C Điều kiện nhiệt độ ở Củ Chỉ rất thuận lợi cho cácloại cây trồng nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.
Ánh sáng Lượng ánh sáng đồi dào với tong số giờ nắng trung bình năm
khoảng 2.320 giờ Tháng nào tỏng năm cũng có số giờ nang trung bình trên
Trang 27Sgid/ngay, trung bình từ 6 — 8 gid/ngay Số giờ nang giảm trong mùa mưa và tăng cao trong mùa khô Tháng 9 có số giờ năng thấp nhất, trung bình 150 giờ.
Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất, trung bình 260 giờ
Chế độ mưa Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 đươnglịch Chế độ mưa ở Củ Chi không đều, có năm mưa sớm, có năm mưa muộn Lại
có năm sau một cơn mưa lớn, ngưng không mưa 20 — 30 ngày làm ảnh hưởngđến thời vụ nhất là vụ lúa mùa trên đất gò và trién vào cuối mùa mưa, vụ đậuphộng vào đầu mùa mưa.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.945mm, mưa nhiều nhưng không
đều: có tới 85 — 95% lượng mưa tập trung vào 4 tháng (từ tháng 6 — tháng 9).Những tháng này có lượng mưa ngày rất lớn (70 — 130mm), mưa đến nhanh và
kết thúc cũng nhanh, thường kéo dai 1 —3 giờ
Gió Gió ở Củ Chi có 3 hướng chính: từ tháng 1 - 4: gió có hướng Đông hoặc Đông Nam; từ tháng 5 — 10: gió có hướng Tây hoặc Tây Nam; từ tháng 11 — 12: gió có hướng Bắc,
Có 2 giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 kỳ khác nhau: vào tháng 1, gió chuyển
từ hướng Bắc sang hướng Đông; vào tháng 4, gió từ hướng Đông Nam sang
hướng Tây Nam.
Vào mùa mưa ở Củ Chi chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (những cơnmưa đầu mùa) và nhất là gió Tây Nam (từ tháng 1 — 5)
Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 thường có những cơn lốc xoáy gây thiệt hại mùa màng Củ Chỉ nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói
chung ít chịu ảnh hưởng của bão.
3.1.5 Nguồn nước
Nước mặt Chủ yếu là các sông ngòi kênh rạch Trên địa bàn huyện Củ
Chi hệ thống sông rạch phân bố không đều, chủ yếu tập trung ven sông Sài Gòn
và vùng bưng trũng các xã phía Nam, Tây Nam của huyện với tổng chiều dài độ 345km.
Trang 28Phần lớn các sông, kênh rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn
sông Sài Gòn Rạch Tra, Rạch Sơn, Rạch Bến Mường, kênh thầy Cai chịu ảnh
hưởng của sông Vàm Cỏ Đông.
Ngoài ra, còn nhiều kênh rạch nhỏ khác nằm ven sông Sài Gòn như rạch
Bà Phước, rạch Dừa Những sông rạch này có tác dụng tiêu nước vào mùa mưa
và dẫn nước cho vùng thấp vào mùa khô
Kênh Đông: công trình thủy lợi lớn nhất các tỉnh phía Nam, dẫn nước ngọt
từ hồ Dầu Tiếng về đến xã Tân Phú Trung, Củ Chi Riêng trong địa bàn huyện
Củ Chi, kênh Đông tạo nguồn nước tưới cho trên 10.000 ha vùng gò và triển phía
Bắc, phía Tây của huyện Công trình kênh Đông đã mang lại nhiều hiệu quả thiết
thực chó sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân Củ Chỉ
Nước ngẫm Thông qua một số giếng khoan ở các xã Tân Phú Trung, Tân
An Hội, An Nhơn Tây, Trung An và hàng ngàn giếng đào thủ công của nhân dân,
cho thấy nước ngầm ở Củ Chi khá đồi dào, giữ một vị trí quan trọng trong việccung cấp nước tưới cho sản xuất và đời sống, nhất là trên vùng gò đồi Nước
ngầm ở Củ Chi nói chung là tốt cho việc phục vụ nước sinh hoạt cho người dân,
đặc biệt là cho chăn nuôi bò sữa rất cần nguồn nước tốt.
3.1.6 Thảm thực vật
Cây trồng ở Củ Chỉ có sự khác biệt trên 2 địa hình
Vùng đổi gò có cây công nghiệp đài ngày (cao su, điều, ), cây ăn trái
(mít, xoài, bưởi), cây công nghiệp ngắn ngày (đậu phông, thuốc lá) Vùng thấp có
cây lương thực như bắp, lúa và các loại rau đậu.
3.2 Đặc điểm kinh tế
Hiện tại Củ Chi vẫn được xem là một huyện nông nghiệp Dat đai Củ Chiphan lớn là đất nông nghiệp (với 33.322 ha, chiếm 76,61% diện tích đất tự nhiên)
và giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng còn khá cao trong cơ cấu kinh tế
Nghiên cứu quy hoạch chung của thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy được Củ Chỉ sẽ trở thành đô thị vệ tỉnh của thành phố trong những năm tới đây, và sẽ là
khu vực trọng điểm của xu hướng chuyển dịch đô thị hóa
Trang 29Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng được tiếp tục đầu tư xây dựng và
phát huy tác dụng tích cực, mạng lưới giao thông được đầu tư khá hoàn chỉnh,
hầu hết các tuyến đường giao thông nông thôn được bê tông nhựa nóng, hệ thống
chiếu sáng, mạng lưới điện được bố trí rộng khắp Cơ cấu kinh tế chuyển dịchtích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực sản xuất công nghiệp và thương mại
dịch vụ, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 74,6%, nông nghiệp 14,59%, thương
mại dịch vụ 10,59% Hiện nay toàn huyện có 1.372 cơ sở sản xuất do huyện quản
lý và 63 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, thu hút trên 33.000 lao động của địa phương và một phần lao động nhập cư.
Huyện dang đây mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn
liền với phát triển thương mại và dịch vụ ở các khu đô thị và nông thôn, nhằmđây nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế huyện Tiếp tụcđầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, để thu
hút đầu tư Mở rộng các hoạt động dịch vụ, du lịch, với lợi thế có được khu ditích lịch sử Địa Đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình, Khu thảo cầm viên Sài Gòn,đặc biệt kêu gọi đầu tư và tiềm năng du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn, đặc biệtkêu gọi hợp tác đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng khu du lịch — văn hóahuyện để phục vụ cho nhân dân và du khách Trong thời gian tới, khả năng hoạtđộng du lịch có nhiều triển vọng, với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm
sẽ đạt 18,89%.
Tích cực chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu nền kinh tế nông thôn
theo hướng nông nghiệp đô thị, nâng cao giá trị sản xuất đi đôi với bảo vệ môi
trường sinh thái để nông nghiệp phát triển bền vững Tập trung phát triển chương
trình “2 cây, 2 con”, gồm cây rau an toàn, hoa lan cây kiểng, con bò sữa và con
Trang 30dan nghèo, trong đó có trên 800 trẻ em khuyết tật, 155 người nhiễm chất độc màu
da cam, gần 3.000 thương binh, bệnh binh và hàng ngàn người dân bị thương tật
do chiến tranh là thách thức lớn trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân
dân Tại khu vự An Nhơn Tây đã xây dựng bện viện miễn phí phục vụ dân nghèo
và diện chính sách Từ năm 1995 — 2005, Trung tâm Y tế, bệnh viện Củ Chi đượcđầu tư ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chat, thiết bị y khoa chuyên dùng Năm
2004 — 2005, xây dựng mới khu điều trị bệnh viện trung tâm, trang bị các thiết bị
y tế kỹ thuật cao như máy khí máu, máy khí thở, CT Scanter, đưa khoa học máungoài thận vào hoạt động, thực hiện thành công nhiều cas phẫu thuật chắn thương
SQ não và hang ngàn cas phẫu thuật phức tạp khác mà trước đây phải chuyển viện
lên tuyến y tế thành phố Số giường bệnh nội trú tăng từ 180 lên 500 giường và đội ngũ thầy thuốc cũng được bồ sung thêm về số lượng, chú ý trau đổi y đức và
nâng cao kỹ năng về nghề nghiệp, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khám và điều tri
bệnh cho nhân dân, trong đó có 51.591 người thuộc diện bảo hiểm y tế.
Ngoài việc củng cố mạng lưới y tế gỡ sở, đưa bác sỹ về các trạm y tế phục
vụ nhân dân, tổ chức khám, điều trị bệnh lưu động đến các vùng sâu, huyện phối
hợp Hội bao trợ bệnh nhân nghèo thành phó, tổ chức các chương trình điều trị
bệnh miễn phí cho dân nghèo Huyện tổ chức cấp thẻ điều trị miễn phí phục vụ
dân nghèo, gia đình chính sách, đến năm 2003 đưa bảo hiểm y té vé cdc tram y té
để tiếp cận người bình dân Bình quân mỗi năm ngành y tế Củ Chỉ khám điều trịbệnh miễn phí cho 70.000 lượt bệnh nhân nghèo thành phố, miễn giảm khoảng
300 triệu đồng trong chi phí khám chữa bệnh cho bênh nhân có hoàn cảnh khó
khăn Liên tục từ năm 1997 đến nay huyện duy trì chương trình đam lại ánh sáng
cho người mù nghéo, đã tiến hành mổ đục thủy tỉnh thể miễn phí cho 2.616 bệnh nhân nghèo, kinh phí hõo trợ điều trị trên 1,3 tỷ đồng, tổ chức điều trị, phục hồi chức năng hoạt động cho trên 500 trẻ khuyết tật, chăm sóc sức khỏe chu đáo mẹ Việt Nam anh hùng và các đối tượng chính sách Các hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào sự
phát triển kinh tế xã hội địa phương và các tỉnh lân cận.
Trang 313.3.2 Về giáo dục
Cơ sở vật chất phuc vụ giáo dục phô thông Để phát triển sự nghiệp
giáo dục, cơ sở trường lớp là yếu tế quan trọng Từ 141 phòng học bằng tranh tre
1975, đến nay Củ Chỉ đã xây dựng khá hoàn chỉnh hệ thống giáo dục từ mầm
non đến trung học phổ thông Đến năm học 1990 — 1991, huyện mới giải quyết
được tình trạng ca 3 nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Do địa bàn rộng, dân cư vùng nông thôn sống không tập trung như khuvực thị trấn, thị tứ nên mục tiêu phấn đấu của huyện là mỗi xã, thị trấn có 1 đến 2trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến
lớp, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh nghỉ, bỏ học Một mặt huyện
nâng cấp, mở rộng một số trường hiện hữu, một mặt tiếp tục xây dựng trường
mới, phân bố mạng lưới trường lớp phù hợp với yêu cầu phát triển lâu đài của sự
nghiệp giáo dục Trong 10 năm, từ 1995 — 2005, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo
dục có bước phát triển nhanh Đặc biệt là 5 năm (2000 — 2004) tổng vốn huyện
đầu tư xây dựng trường lớp trên địa bàn huyện là 196,777 tỷ đồng, gồm Nhànước đầu tư 180,011 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,44% tổng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản của huyện và huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ
16,766 tỷ đồng Đến nay, Củ Chỉ có hệ thống trường lớp khá hoàn chỉnh gồm 33
trường mầm non, trong đó có 4 trường dân lập, với tông số 306 phòng học, 37trường tiểu học với 631 phòng học và 35 phòng chức năng, 21 trường trung học
cơ sở với 357 phòng học và 71 phòng học bộ môn, phòng chức năng khác, 07
trường trung học phổ thông, 01 trường đành cho trẻ khuyết tật, và trung tâm kỹthuật tông hợp và hướng nghiệp, được trang bị khá đầy đủ thiết bị day học, trong
đó có trường được trang bị máy vi tính, phòng học ngoại ngữ, đủ sức đáp ứng
nhu cầu học tập với chất lượng cao Hiện huyện có 02 trường cơ cổ vật chất đạttiêu chuẩn quốc gia.
Cơ sở vật chất phục vụ giáo duc thường xuyên, giáo duc công đồng,
hướng nghiệp và day nghề Ngoài giáo duc phố thông, giáo dục chuyên nghiệp
cũng là yêu cầu cấp thiết của người lao động, nhất là lao động phổ thông Năm
1988, khi huyện bắt đầu hình thành các cụm công nghiệp tập trung, thu hút nhiều
Trang 32t6 chức, cá nhân đến đầu tư sản xuất công nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu laođộng công nghiệp và hướng nghiệp cho học sinh, huyện thành lập Trung tâm
giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Củ Chỉ gồm 2 cơ sở: 1 tại xã TânThông Hội hướng nghiệp đạy nghề cho học sinh, 1 cơ sở tại Thị Trấn dạy nghề
cho thanh thiếu niên Đến năm 1991, các khu công nghiệp trên địa bàn huyện đã
đi vào hoạt động én định, đặc biệt là ngành may công nghiệp phát triển, nhu cầu
về công nhân may công nghiệp cung ứng cho các công ty cao, huyện sát nhậpTrung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và Trường 27/7 thành Trung
tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề, đầu tư xây dựng mới 8 phònghọc, 4 xưởng thực hành, trang bị các thiết bị đồ dùng dạy học như một số máymay công nghiệp, máy vi tính, tổng trị giá 3,6 tỷ đồng. Cuối năm 1999, UBND
thành phố quyết định chuyển trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện thànhtrường Công nhân kỹ thuật huyện, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhiều ngành nghề
cho người lao động ở địa phương Hiện thành phố đã dau tu 36 tỷ đồng nâng cấp
trường Công nhân kỹ thuật huyện.
Nâng cao chất lượng giáo dục phố thông Huy động tất cả thanh thiếu
niên trong độ tuổi đến trường ra lớp học, chống lưu ban, bỏ học và nâng cao hiệu
quả, hiệu suất đào tạo là tiêu chí hoạt động của ngành giáo dục Bằng Các giải
pháp đồng bộ như đầu tư xây dựng trường lớp, bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, cảitiến phương pháp giảng day, thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục — đào tạotừng bước nâng cao.
và công tac quản lý Huyện chủ trương đưa chỉ bộ Đảng trong trườnghọc về sinh hoạt tại địa phương, gắn các chỉ tiêu về giáo dục vào nội dung thi đua
thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở các xã, thị trấn, hình thành hội phụ huynh
học sinh ở các trường có lãnh đạo chính quyên, đoàn thể các xã, thị trấn cùng
tham gia Kết quả, tính từ năm học 1994 — 1995 đến năm học 2004 — 2005, ty lệ
học sinh thi đậu tốt nghiệp tiểu học tang từ 99 50% lên 99,98%, hiệu suất đào tạo
bậc tiểu học tăng từ 77,80% lên 95,36% Bậc THCS, tỷ lệ học sinh thi đậu tốt
nghiệp tang từ 89% lên 99,70%, hiệu suất đào tạo tăng từ 52,2% lên 91%,
Trang 33Huyện chú ý đến công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.Kết quả công tác chuẩn hóa và nâng chuẩn đội ngũ giáo viên như sau:
- Chuẩn hóa cán bộ quản lý ngành mầm non đạt 100%, bậc tiểu học
chức đoàn thể, các đơn vị tích cực vận động học bổng chăm lo cho con em hội
viên, công nhân lao động học tập Bình quân mỗi năm, quỹ bảo trợ giáo dục đào
tạo huyện tặng học bổng, khen thưởng cho gần 1.000 học sinh nghèo, hiếu học.
Số lượng thanh niên học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ngày
càng tăng, bình quân mỗi năm có trên 650 học sinh trúng tuyển vào các trường
đại học, cao đẳng và đạt các giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia vàkhu vực.
Công tác nâng cao dân trí, đào tao nguồn nhân lực lao đông Đây là mục tiêu quan trọng huyện tập trung thực hiện, là điều kiện cơ bản để giải quyết
việc làm cho thanh niên Đến nay, toàn huyện Củ Chi đạt chuẩn quốc gia về phổcập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở, trên 60% thanh niên đang học
và đã tốt nghiệp trung học phổ thông, đang tiến hành phổ cập trung học phổ
thông cho người trong độ tuổi lao động.
Huyện chú trọng công tác dao tạo nghề tại chỗ cho lực lượng lao động,
đáp ứng nhu câu lao động công nghiệp ngày càng tăng trên địa bàn Từ năm 1995đến nay, trường dạy nghé, trường công nhân kỹ thuật huyện đã đào tạo 34.891
học viên cho các ngành nghề may công nghiệp, tin học, thú y, cơ khí điện toán, điện công nghiệp, địa chính, y được, kế toán, trong đó có 1.098 học viên được
đào tạo hệ đài hạn, có trình độ chuyên môn tương đương trung học chuyên
nghiệp, góp phần đạo tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đủ năng lực,
Trang 34trình độ chuyên môn, đủ năng lực tiếp nhận, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ
thuật và sản xuất nông nghiệp — công nghiệp trên địa ban Công tác đào tạo nghề
góp phân thúc đẩy nhanh tiến trình phổ cập giáo dục THPT trên địa bàn
3.3.3 Về hoạt động văn hóa
Xác định xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân
là một nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo ra đời sống tỉnh thần lành mạnh, dân trí nâng cao, khoa học phát triển, từng bước hình thành nếp sống văn hóa cộngđồng, xây dựng con người phát triển toàn điện, làm thay đối sâu sắc các mặt đời
sống xã hội, huyện quan tâm xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sớ, đa dạng hóa
các hình thức thông tin tuyên truyền, đầu tr xây dựng và phát triển phong trào
quần chúng tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, dịch vụ văn hóa trên địa bàn.
Phong trào văn nghệ quần chúng Phong trào văn nghệ quần chúng của
huyện không ngừng phát triển Nhiều phong trào ra đời như “Tiếng hát hoa
phượng đỏ”, “Tiếng hát vành đai xanh”, “Hát với nhau” đã thu hút đông đảo
quần chúng tham gia Hiện nay đang duy trì 46 đội văn nghệ quân chúng với trên
300 cộng tác viên hoạt động thường xuyên, làm nòng cốt trong hoạt động vănnghệ quần chúng, đáp ứng nhu cầu được sinh hoạt văn nghệ của các tầng lớp
nhân dân Huyện đầu tư xây dựng nhà văn hóa An Nhơn Tây và trung tâm văn
hóa Củ Chi, khuyến khích hoạt động câu lạc bộ đàn ca tài tử, tạo sân chơi lành
mạnh thu hút thanh thiếu niên tham gia Ngoài ra, mỗi năm, sở văn hóa thông tin
thành phố còn tổ chức cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đến biểu diễn phục
vụ nhân dân các xã vùng xa, vùng giải phóng cii, bình quân 24 suất/năm, phục vụ
cho 24.000 lượt người xem Ngoài ra, với tốc độ phát triển kinh tế khá trên địa
bàn, người dân còn có điều kiện tự trang bị phương tiện nghe nhìn, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, văn nghệ Hiện tại, 100% hộ dân đều có phương tiện nghe nhìn.
3.3.4 Công tác bảo tồn, bảo tàng
Nhằm giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, huyện đã xây
dựng nhà truyền thông huyện, 16 đền tưởng niệm liệt sỹ ở các xã anh hùng, 17
Trang 35bia tưởng niệm; tôn tạo 2 khu di tích lịch sử địa đạo Bến Đình, Bến Dược và 20
di tích lịch sử cách mạng khác trong toàn huyện Ngoài ra, còn tổ chức điều tra
lập hồ sơ bảo vệ và tôn tao các di tích lich sử văn hóa gồm: 16 chùa cổ, 02 nhà
cổ, 05 mộ cố, 25 ngôi đình và 11 ngôi miéu
3.3.5 Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư?
Năm 1997, huyện Củ Chi chọn ấp Mỹ Khánh B, xã Thái Mỹ và khu phố
7, thị trần Củ Chỉ làm điểm để triển khai cuộc vận động, sau đó nhân rộng ra toàn
huyện Sau 8 năm thực hiện, phong trào xây đựng nếp sống văn hóa khu dân cư
được đông đảo nhân đân đồng tình, hưởng ứng và thu được kết quả bước đầu
đáng phấn khởi Phong trào người tốt việc tốt nở rộ, mỗi năm có khoảng gần
2.000 người được biểu đương, tỷ lệ hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa ngay cảng
tăng, đến nay có 54.013 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, chiếm 85,72% so tổng số
hộ dân Các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ ông, bà chau, thé dục
dưỡng sinh được hình thành và hoạt động có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện với phương châm dân biết, dân làm, dân bàn, dan kiểm tra nên huy động được sức mạnh, nội lực của các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng
chính quyền, đóng góp vào các công trình phúc lợi xã hội Đời sống cộng đồng ởcác khu dân cư có nhiều tiến bộ Toàn huyện có 172 ấp, khu phố, trong đó có 97
ấp, khu phố đăng ký xây dựng ấp, khu phố văn hóa Qua kiểm tra, huyện đề nghị
thành phố công nhận 60 ấp, khu phố văn hóa, 95 khu dan cư xuất sắc, không cókhu dân cư yếu kém và bước đầu ra mắt 05 xã, thị tran văn hóa
3.4 Nhận xét đánh giá
3.4.1 Những thuận lợi cơ bản
Củ Chỉ là địa bàn có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, tiềm năng đất đai lao
động cũng như phát triển các loại hình sản xuất, dịch vụ, du lịch khi được khơi
đậy và phát huy sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
huyện.
Trang 36Kết cấu hạ tang được đầu tư, cơ cấu kinh tẾ, lao động có sự chuyển dịch
tích cực, phát huy thế mạnh, tiềm lực của địa phương, chất lượng tăng trưởng
kinh tế được cải thiện là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội
Có nhiều công ty mới thành lập và điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi
cho việc trao d6i mua bán của người dân tại huyện.
3.4.2 Những khó khăn chủ yếu
Thu nhập và mức sống của một bộ phận nhân đân còn nhiều khó khăn, đáng lo ngại là có xu hướng phân hóa sự cách biệt giàu nghèo ở nồng thôn.
Tốc độ đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng đã làm phát sinh nhiều
vấn đề phức tạp, nhất là đất đai, môi trường, số lượng dân nhập cư tăng cao tácđộng không ít đến tình hình an ninh trật tự xã hội địa phương.
Trang 37CHƯƠNG 4
KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng kinh tế trang trại tại huyện Củ Chỉ
Bảng 2 Số Lượng Trang Trại trên Địa Bàn Huyện Củ Chi Năm 2002
DVT: xã STT Xã Số lượng trại %
Trang 38Theo số liệu điều tra mới nhất của huyện Củ Chi vào năm 2002, có 26 trai
chăn nuôi bò, 58 trại chăn nuôi heo và 8 trại chăn nuôi thú hoang dã trên địa bàn huyện.
Số liệu trên cho thấy, các trang trại nằm rải đều ở tất cả các xã trong địabàn huyện, tuy nhiên, tập trung nhiều nhất là 2 xã An Phú và Tân Thạnh Đông, các xã còn lại cũng có nhưng số lượng không nhiều.
Tuy nhiên, theo số liệu này, có những điểm không còn phù hợp cho các chỉ tiêu về xác định một trang trại theo quy định tại thông tư số 74/2003/TT — BNN ngày 4/7/2003 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (sửa đổi, bổ
xung Mục III của Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN — TCTK ngày
23/6/2000) Theo quy định này, có tới 13 hộ chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn cho
1 trang trại do số lượng gia súc, gia cầm không đạt theo số lượng quy định, còntính về tiêu chí giá trị sản xuất thì cũng không đạt Do thời điểm tổng điều tramới nhất sẽ tiến hành vào tháng 7/2006 nên không có số liệu cập nhật về sốlượng thay đổi của các trang trại Trong thời gian đi khảo sát, tôi có dựa vào danh
sách đã có từ năm 2002 và có bé sung thêm thông tin về các trang trại mới thành
lập cũng như một số trang trại cũ đã không còn kinh doanh.
Các loại cây trồng vật nuôi chủ lực của huyện gồm:
- Cây ăn trái các loại trên 2.500 ha
- Hoa lan cây kiểng 45 ha với số vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng
- Cao su tiểu điền: 146 ha
- Bò sữa 21.565 con, tăng gấp đôi so với năm 2001
- Tổng đàn heo 65.000 con, tăng 20.000 con so năm 2001, 100% heo
giống mới hướng nạc nuôi 3 — 4 tháng đạt 90 — 100 kg/con
- Gia cằm én định 1.000.000 con từ cuối năm 2003 đến nay ảnh hưởngdịch cúm gia cầm hau hết bị tiêu hủy nên nhân dân chuyển dần sang nuôi các vật
nuôi khác như dé, bò thịt, thỏ, cá sấu, trăn, ếch, tăng lượng thịt thay cho thịt
gia cam
- Song song với việc chuyển đổi co cấu cây trồng vật nuôi theo hướng có
giá tri cao, những con nuôi quý hiếm đặc sản như: nai, gấu, nhím, tắc kè, đê, bò
Trang 39cạp núi, rắn bước đầu đem lại nguồn thu nhập đáng kể Có trên 40 cơ sở sản xuất
bán cây — con giống đáp ứng yêu cầu người sản xuất tại chỗ.
Theo số liệu thu thập được trong quá trình đi khảo sát, những dạng trangtrại cụ thể của huyện như sau:
Phân loại trang trại theo tiêu chí quy mô: đối với 40 mẫu khảo sát tại
huyện Cu Chi thì không có trang trại nào đầu tư vào đối tượng chính là cây trồng lâu năm Do đó, dựa trên tiêu chí quy mô là dựa trên số lượng đầu gia súc, gia
cầm hiện có trong trang trại vì tất cả các trang trại được khảo sát đều lấy đại gia
súc và gia súc làm vật nuôi chủ yếu và đây cũng là tiêu chí để xác định trang trại.
Va theo tiêu chí này thì 40/40 trang trại được khảo sát đều đạt, cụ thể như sau.