Trả lời: Quy lượng- chất trong phép biện chứng duy vật: Quy luật lượng-chất là một trong những quy luật quan trọng của phép biện chứng duy vật, nó giải thích sự vận động và phát triển củ
Trang 2Câu 1. (3,0 điểm). Vận dụng quy lượng
chất trong phép biện chứng duy vật vào việc rèn
luyện các phẩm chất và năng lực thiết yếu của bản thân để đáp ứng yêu cầu của công việc trong tương lai.
Trả lời:
Quy lượng- chất trong phép biện chứng duy vật:
Quy luật lượng-chất là một trong những quy luật quan trọng của phép biện chứng duy vật, nó giải thích sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng một cách từ từ đến đột biến, thông
qua mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.
-Chất:
+Là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng
+ Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
+ Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời
nhau Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật Chính vì
sự tồn tại của chất trong sự vật, hiện tượng nên nó có thể trả lời cho câu hỏi sự vật, hiện tượng đó là gì? Giúp nó phân biệt
nó với sự vật, hiện tượng khác
-Lượng:
+ Là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
+ Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một
dạng biểu hiện của vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định
+ Lượng chỉ thể hiện ở yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện
tượng Sự vật, hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo
Trang 3-Quy luật lượng- chất:
+ Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng tác động biện chứng lẫn nhau.
+ Sự vật, hiện tượng dần dần biến đổi bắt đầu từ lượng Quá trình thay đổi của lượng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất, chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (gọi là độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện
2
tượng Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi
dẫn đến kết quả là sự vật, hiện tượng mới ra đời
+ Quy luật này còn nói lên chiều ngược lại, nghĩa là khi chất mới đã khẳng định mình, nó tạo ra lượng mới để phù hợp với sự thống nhất mới giữa lượng và chất.
+ Mọi đối tượng đều là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập chất
và lượng Những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng.
-Ý nghĩa phương pháp luận:
+Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích luỹ về lượng để có biến đổi về chất, không được nôn nóng
cũng như không được bảo thủ
+ Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là
yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng + Sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ khách
quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy.
+ Quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng, nên phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp tác động vào phương thức liên kết đó
-Ý nghĩa thực tiễn:
+ Rõ ràng quy luật chuyển hoá qua lại giữa lượng và chất và
một trong những quy luật quan trọng và luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống của con người, bằng chứng là từ rất lâu ông cha ta đã sớm phát hiện ra và vận dụng rất nhiều quy luật này vào đời sống, lấy ví dụ thông qua một số câu cao dao, tục ngữ như: “ Tích tiểu thành đại “, “ Nước chảy đá mòn “, “Có công mài sắc, có ngày nên kim”
Trang 4+ Quy luật này khuyến khích chúng ta hiểu quá trình tăng trưởng, phát triển không thể nào nóng vội mà cần có sự kiên
nhẫn, tích luỹ từ những nổ lực nhỏ- tức lượng, để đạt được sự thay đổi lớn- tức chất.
+ Vận dụng tốt quy luật còn có thể áp dụng vào việc rèn luyện
các phẩm chất và năng lực thiết yếu của bản thân để đáp ứng yêu cầu của công việc trong tương lai
Vận dụng quy luật vào rèn luyện các phẩm chất, năng lực thiết yếu đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai:
Đối với mọi ngành nghề nói chung:
Tất cả mọi ngành nghề, công việc đều đòi hỏi cao ở người lao động cả về năng lực, trình độ chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Có thể áp dụng
3
quy luật lượng- chất trong phép biện chứng duy vật vào việc rèn luyện các năng lực, phẩm chất đó như sau:
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:
+ Rèn luyện tính tận tâm, trung thực: Tích luỹ qua những việc nhỏ như không nói dối hay qua mặt cấp trên, mà vẫn đảm bảo hoàn thành thành công việc được giao; luôn làm việc với thái độ tận tâm, tích cực với công việc
+ Rèn luyện tính trách nhiệm: tự giác hoàn thành các công việc nhỏ (như lập bảng kế hoạch, soạn thảo văn bản,…), về lâu dài sẽ hình thành tinh thần trách nhiệm cao hơn đối với tập thể, cộng đồng
Rèn luyện, bồi dưỡng năng lực chuyên môn:
+ Không ngừng rèn luyện, nâng cao kỹ năng, tay nghề:
Thông qua luyện tập, rèn dũa thường xuyên sẽ giúp cho kĩ năng nghề nghiệp thành thạo hơn
+ Thường xuyên thực hành: việc dành thời gian vận dụng kỹ năng để áp dụng thường xuyên vào thực tế là một phương thức hiệu quả để giúp thuần thục tay nghề chuyên môn
nhanh chóng
+ Luôn học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm: Bên cạnh phát triển năng lực bằng rèn luyện cá nhân, việc luôn học hỏi từ mọi người xung quanh, từ các thế hệ lành nghề đi trước, tích luỹ
từ các kiến thức nhỏ, từng ngày, theo thời gian sẽ nâng cao kinh nghiệm nghề nghiệp đáng giá
Trang 5-Rèn luyện kỹ năng mềm:
Tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thường trò chuyện với bạn bè, kết bạn mới sẽ phát triển kỹ năng xả giao, giao tiếp, phát triển mối quan hệ ; phát triển khả năng quản lý thời gian bằng việc lập kế hoạch ngày, tuần, sau đó cải thiện hiệu quả từng chút
Đối với công việc làm giáo viên tiếng Anh:
Đặc thù của công việc giáo viên môn tiếng Anh không chỉ nằm việc yêu cầu trình độ ngoại ngữ tốt, thành thạo ngữ pháp và bốn kĩ năng quan trọng gồm nghe (listening), nói (speaking), đọc (reading), viết (writing) tiếng Anh, mà còn đòi hỏi người giáo viên cần đáp ứng tốt về năng lực giảng dạy cũng như khả năng truyền đạt kiến thức đến cho học sinh tiếp thu Có thể vận dụng quy luật lượng- chất của phép biện chứng duy vật vào việc rèn luyện phẩm chất, năng lực của công việc giáo viên tiếng Anh như sau:
*Năng lực chuyên môn của giáo viên dạy tiếng Anh:
- Năng lực sử dụng tiếng Anh (Nghe, Nói, Đọc, Viết):
+ Tự học: xem phim, nghe nhạc, poadcast có phụ đề tiếng Anh; đọc báo song ngữ ; sử dụng các trang web, ứng dụng hỗ trợ học tiếng Anh; Viết nhật ký hoặc bài luận bằng tiếng Anh
để cải thiện khả năng viết Trong quá trình học, liệt kê
4
các từ vựng mới cần học, chú ý xem hay nghe đi nghe lại nhiều các phần khó Đề ra mục tiêu luyện tập và nổ lực trau dồi qua từng ngày, từng tuần
+ Tham gia các câu lạc bộ, trung tâm ngoại ngữ để được chuyên gia giảng dạy tận tình nhưng vẫn chú ý dành nhiều thời gian và công sức tích luỹ kiến thức từ những điều cơ bản nhất, không đốt cháy giai đoạn
-Năng lực sư phạm:
+ Tham gia các khoá học về phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả, giúp quá trình giảng dạy tiếng Anh thực tế đối với học sinh trở nên sinh động, hấp dẫn mà không bị khô khan, nhàm chán
+ Tự luyện tập thiết kế giáo án hấp dẫn, sinh động, phù hợp với đối tượng học sinh như PowerPoint hay sử dụng video minh hoạ
Trang 6+ Không ngừng quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên đi trước, từ đó kinh nghiệm của bản thân vì thế mà cũng được tích luỹ theo thời gian
*Phẩm chất đạo đức của người giáo viên:
- Dành thời gian tương tác với học sinh, cố gắng tạo môi trường giáo dục thân thiện
- Quan tâm, lắng nghe đến khó khăn của từng học sinh và tìm cách giúp đỡ Kiên nhẫn trong mối quan hệ tương tác với học sinh, không vội vàng suy xét, trách móc học sinh khi các
em làm sai
- Luôn duy trì thái độ tích cực, niềm say mê đối với ngày dạy học và tình yêu thương đối với học trò
Câu 2 (2,0 điểm). Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý, hãy phân tích và đánh giá các quan điểm: (1)-“Chân lý là cái đúng trong mọi trường hợp, mọi điều kiện và hoàn cảnh”; (2)-“Chân
lý luôn luôn thuộc về kẻ mạnh”.
Trả lời:
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý:
-Khái niệm:
+Theo quan điểm triết học Mác- Lenin, chân lý là tri thức phù hợp với các hiện tượng khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm
+ Chân lý phải được hiểu như một quá trình, bởi lẽ bản thân sự vật có quá trình vận động, biến đổi, phát triển và sự nhận thức
về nó cũng phải được vận động, biến đổi, phát triển Vì vậy, nhận thức chân lý cũng phải là một quá trình
-Tính chất:
5
+ Tính khách quan: Chân lý là tri thức chứ không phải bản
thân hiện thực khách quan Nhưng tri thức đó phải phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng Do đó, chân lý bao giờ cũng là khách quan vì nội dung
Trang 7phản ánh của nó là khách quan và phù hợp với khách thể của nhận thức
+ Tính tương đối và tuyệt đối:
Tính tương đối của chân lý thể hiện ở chỗ những tri thức
của chân lý đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ mới phản ánh đúng một mặt, một bộ phận nào đó của hiện thực khách quan trong những điều kiện giới hạn xác định
Tính tuyệt đối của chân lý thể hiện ở chỗ những tri thức
của chân lý phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực, khách quan ở một giai đoạn lịch sử cụ thể xác định
Trong hoạt động thực tiễn, cần chống cả hai khuynh
hướng; hoặc cường điệu, tuyệt đối hóa tính tuyệt đối, phủ
nhận tính tương đối của chân lý; hoặc tuyệt đối hóa tính
tương đối, từ đó phủ nhận tính khách quan của chân lý +Tính cụ thể: Chân lý luôn là cụ thể, không có chân lý trừu
tượng, chung chung Bởi lẽ, chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm Do đó, chân lý luôn phản ánh sự vật, hiện tượng ở trong một điều kiện
cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong một không gian và thời gian xác định
Phân tích, đánh giá quan điểm:
(1) “Chân lý là cái đúng trong mọi trường hợp, mọi điều kiện và hoàn cảnh”
Giải thích quan điểm: Quan điểm này cho rằng chân lý là
một điều đúng hoàn toàn, đúng tuyệt đối, bất biến và không thể nào sai, không thể nào thay đổi dù trong bất kỳ trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh nào
Phân tích:
-Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì chân lý không phải là một khái niệm bất biến và cố định, nó luôn thay đổi trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau
- Như đã nói ở phần khái niệm chân lý, chân lý cũng là một quá trình, đã là quá trình thì vận động, biến đổi, phát triển theo
hiện thực khách quan, nó luôn thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử, không cố định mãi ở một không gian hay thời gian nhất định -Hơn nữa, chân lý còn gắn với liền quá trình nhận thức và phải được thực tiễn kiểm chứng liên tục, vì vậy quan điểm này chưa hợp lý theo khuôn khổ chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trang 8Đánh giá:
Quan niệm này còn khá cứng nhắc và bảo thủ, thiếu sự linh hoạt, chưa phù hợp với chủ nghĩa biện chứng duy vật Nó chỉ đúng tại một hoàn cảnh, không gian và thời gian cứng nhắc, cố định
Minh chứng:
Trong khoa học, một lý thuyết có thể là đúng và được nhiều người tin tưởng trong một thời điểm nhất định nhưng có thể bị thay đổi hoặc bổ sung khi có thêm chứng cứ mới
Ví dụ: Vào thời cổ đại, nhiều người tin rằng Trái Đất- hành tinh
mà chúng ta đang sinh sống chính là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh khác kể cả Mặt Trời hay Mặt Trăng đều quay quanh Trái Đất, còn gọi là thuyết Địa Tâm
Tuy nhiên về sau, một nhà thiên văn học là Galileo Galilei đã bác bỏ giả thuyết này, ông là người đầu tiên phát hiện ra rằng Trái đất không phải trung tâm của hệ Mặt Trời, nhờ vào việc quan sát vị trí của các vì sao Ông đã đưa ra thuyết Nhật tâm Copernicus và kiên quyết bảo vệ phát kiến này của mình trước
sự phản đối của Giáo hội thời đó.Quan điểm của Giáo hội thời
đó cho rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ và tất cả những ý kiến phản bác lại điều đó đều bị cho là dị giáo Năm 1633, Galileo đã bị đưa ra trước tòa án dị giáo để xét xử
Sau này với sự phát triển vượt bật của khoa học cùng với sự hỗ trợ của máy móc kĩ thuật hiện đại, các nhà thiên văn học đã chứng minh được Mặt Trời mới là trung tâm của hệ Mặt Trời và thuyết Nhật Tâm đã đúng
Trang 9Ảnh (nguồn: báo VnExpress, phát hành ngày 24/4/2018)
7
(2) Quan điểm “ Chân lý luôn luôn thuộc về kẻ mạnh”
Giải thích quan điểm: Quan điểm này cho rằng chân lý thuộc
sở hữu của những người có quyền lực, sức mạnh hoặc địa vị xã hội có khả năng áp đặt ý chí của mình lên người khác
Phân tích:
- Theo chủ nghĩa duy vật biển chứng, chân lý là sự phản ánh hiện thực khách quan dựa trên mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn Chân lý được sản sinh ra từ hiện thực khách quan, chứ không phải là sở hữu của bất kỳ cá nhân hay nhóm người nào
-Chân lý là tri thức phản ảnh hiện thực khách quan và được kiểm nghiệm bằng thực tiễn, không phải là sản phẩm của
quyền lực hay địa vị, càng không phải là công cụ kiểm soát của thế lực thống trị nào
Đánh giá:
Đây là quan điểm mang tính bảo thủ và khá độc tài, mang tư tưởng phân giai cấp và thống trị, không phù hợp với chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trang 10Minh chứng:
Trong xã hội, những người có quyền lực có thể áp đặt quan điểm của họ lên xã hội, nhưng nó không có nghĩa là họ sở hữu chân lý đúng đắn Lịch sử đã chứng minh rằng nhiều quan điểm và chính sách của những kẻ cầm quyền, mặc dù có sức áp đảo, nhưng không phải lúc nào cũng đúng
Ví dụ: Thực dân Pháp đã mượn cái danh nghĩa là nước lớn, nước đế quốc, là “anh cả” cùng với cái chân lý giả tạo là “ tự
do, bình đẳng, bác ái” để đến xâm lược và đô hộ nước ta với cái
cớ là nước bảo hộ, mang “sứ mệnh khai hoá” đến cho người An Nam Chân lý giả tạo ấy đã bị Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam bác bỏ thông qua thực tiễn đấu tranh cách
mạng Bằng lập luận sắc bén và sự thật lịch sử, Bác Hồ khẳng định rằng “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Điều này thể hiện rõ trong Lời Tuyên ngôn Độc lập năm 1945
Câu 3. (2,0 điểm). Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về kiến trúc thượng tầng, hãy phân tích và đánh giá đặc điểm của kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay.
Trả lời:
8
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về kiến trúc thượng tầng:
-Khái niệm:
+ Kiến trúc thượng tầng (KTTT) là toàn bộ những quan điểm,
tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ
sở hạ tầng nhất định
+ Cấu trúc của KTTT bao gồm toàn bộ những quan điểm tư tưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học,… cùng những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và tổ chức xã hội khác + Các yếu tố về quan điểm, tư tưởng và tiết chế xã hội có quan
hệ với nhau, cùng với những quan hệ nội tại trong các yếu tố
đó hợp thành KTTT của xã hội Mọi yếu tố của KTTT có đặc điểm và quy luật phát triển riêng Các yếu tố của KTTT tồn tại