DẪN LUẬN1.Lý do chọn đề tài Kỹ năng quản lý cảm xúc cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống thường ngày cũng như trong công việc, nó cũng có thể ảnh hưởng đến đời sống và có n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DU LỊCH
─────────
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP (HỌC PHẦN 2)
ĐỀ: ĐỂ RÈN LUYỆN VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP, BẢN THÂN ANH/CHỊ CẦN RÈN LUYỆN NHỮNG NỘI DUNG NÀO TRONG CÁC NỘI DUNG CỦA HỌC PHÂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP 2.
ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG GIAO QUẢN LÝ CẢM XÚC
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Võ Minh Thành
Họ và tên sinh viên: Võ Duy Quang
Mã số sinh viên: 2311556636
Mã lớp: 23DNH1A
Nghành: Nhà Hàng và Dịch vụ ăn uống
Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 8 năm 2024
Trang 2Mục Lục
Dẫn Luận 1
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
4 Nguồn tài liệu tham khảo 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Bố cục tiểu luận 7
Phần 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC. Khái niệm giao tiếp 8
Vai trò của kỹ năng giao tiếp chuyên sâu 9
Phần 2: THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ TRONG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHUYÊN SÂU VÀ GIẢI PHÁP. Quản lý các quan hệ xã hội 10
Tự quản lý bản thân 11
Nhận biết các quan hệ xã hội 12
Tự biết bản thân 13
Phương pháp giải quyết và quản lý tốt cảm xúc của bản thân trong các tình huống, mối quan hệ xã hội 14 KẾT LUẬN
Trang 3DẪN LUẬN
1.Lý do chọn đề tài
Kỹ năng quản lý cảm xúc cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống thường ngày cũng như trong công việc, nó cũng có thể ảnh hưởng đến đời sống và có nhiều lý do hợp lí để chọn đề tài này cho bài tiểu luận kỹ năng giao tiếp học phần 2 gồm:
Có tầm quan trọng trong một cuộc sống cá nhân không những thế quản lý cảm xúc có thể giảm stress, lo âu hoặc các vấn đề tâm lý khác Giúp cải thiện các mối quan hệ xung quanh duy trì và xây dựng cảm xúc tốt hơn với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp
Trong công việc, việc quản lý cảm xúc giúp chúng ta làm việc một cách có hiệu quả hơn, cá nhân bản thân có thể duy trì trập trung, làm việc hiệu quả sáng tạo hơn Đối với các nhà lãnh đạo kỹ năng này có thể tạo ra môi trường làm việc tích cực và động viên nhân viên tốt hơn
Phát triển cá nhân – xã hội hóa và giao tiếp, cá nhân ta có thể phát triển khả năng tự nhận thức khi quản lý được cảm xúc thì con người nhận biết rõ hơn về bản thân từ đó cải thiện và phát triển cá nhân, đưa ra được các quyết định sáng suốt khi không bị các cảm xúc tiêu
Trang 4cực chi phối, các quyết định sẽ trở nên lý trí và hiệu quả hơn – trong
xã hội giao tiếp của chúng ta sẽ có hiệu quả hơn có thể giải quyết được các xúc đột trong hòa bình
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu giúp ta có thể hiểu sâu hơn về cảm xúc xác định
và phân loại cảm xúc vì cảm xúc có nhiều loại khác nhau và cách chúng ảnh hưởng đến hành vi và tâm lí của con người Giúp cá nhân có thể hiểu
rõ hơn về cảm xúc của bản thân, quản lý được các cảm xúc tiêu cực như lo
âu, tức giận và buồn bã Nâng cao hiệu suất học tập và làm việc của bản thân sáng tạo tập trung thay vào đó quản lý cảm xúc cũng có thể giúp ta cải thiện sức khỏe Vì quản lý cảm xúc rất quan trọng nên sẽ là mục đích
để nghiên cứu tìm ra các vấn đề phương pháp, lợi ích, ứng dụng để áp dụng cũng như thực thực tiễn trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như
tổ chức
3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang 5Lịch sử nghiên cứu về quản lý cảm xúc là một quá trình phát triển phức tạp và đa chiều, từ những triết lý cổ xưa đến các nghiên cứu khoa học hiện đại Các lý thuyết và ứng dụng về quản lý cảm xúc đã và đang tiếp tục được nghiên cứu và phát triển, góp phần cải thiện cuộc sống cá nhân và xã hội
4.Nguồn tài liệu tham khảo
-Tài liệu giảng dạy của các giảng viên trên hệ thống LCMS
-Tư liệu tham khảo ở các trang web uy tín và rõ rang
-Tham khảo thông tin từ người đi trước
5.Phương pháp nghiên cứu
Việc quản lý cảm xúc của bản thân mỗi cá nhân đều có thể đưa ra nhiều phương pháp khác nhau, hiện nay thì cũng có nhiều phương pháp hỗ trợ để quản lý cảm xúc đơn giản và hiệu quả hơn và có thể áp dụng giúp ổn định tinh thần và thư giãn đầu óc như:
Hít thở sâu: kỹ thuật này có thể được thực hành mọi lúc, mọi nơi và có
thể đặc biệt hữu ích khi bạn cảm thấy choáng ngợp hoặc lo lắng Phương pháp này còn cải thiện sức khỏe tâm lý và tăng cường sức khỏe thể chất
Trang 6Khi bạn thực hiện hít thở sâu, cơ thể bạn sẽ được cung cấp đủ oxy, giúp tinh thần sảng khoái hơn và cảm thấy tự tin hơn
Thư giãn cơ bắp: khi thực hiện phương pháp này, người thực hiện sẽ tập
trung vào việc thả lỏng các cơ bắp trong cơ thể, từ đó giảm bớt áp lực và căng thẳng Khi cơ thể được thư giãn, cảm xúc của người thực hiện cũng được cải thiện Bằng cách này, bạn có thể giải phóng sự căng thẳng và giảm lo lắng
Yoga: Yoga có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung
vào việc kết hợp giữa cử động, thở và tập trung tâm trí Khi thực hiện các động tác Yoga, người thực hiện sẽ tập trung vào hơi thở và việc thư giãn
cơ thể, giảm căng thẳng Ngoài ra, Yoga còn giúp tăng cường sự tập trung
và tăng cường sự linh hoạt của cơ thể, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất
6.Bố cục tiểu luận
Tiểu luận ngoài phần lời dẫn nhập, phần nội dung chính được chia thành 2 phần, cụ thể:
Phần 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC.
Trang 7Khái niệm giao tiếp
Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc
Phần 2: THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ TRONG KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHUYÊN SÂU VÀ GIẢI PHÁP.
Quản lý các quan hệ xã hội
Tự quản lý bản thân
Nhận biết các quan hệ xã hội
Tự biết bản thân
Phương pháp giải quyết và quản lý tốt cảm xúc của bản thân trong các tình huống, mối quan hệ xã hội
KẾT LUẬN
PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
1.KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
Trang 8Giao tiếp là quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến và ý nghĩa giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức khác nhau Nó là cách chúng ta trao đổi và tương tác với nhau để chia sẻ thông tin, hiểu và được hiểu, xây dựng mối quan hệ và đạt được mục tiêu chung.
Kỹ năng giao tiếp là khả năng của một người trong việc ứng xử và truyền đạt ý kiến, thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu đến người khác Bằng cách sử dụng các phương tiện giao tiếp như ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu và biểu cảm khuôn mặt để tạo ra sự hiểu biết, tương tác và truyền đạt thông điệp, bên cạnh quan sát, lắng nghe và phản hồi để đạt mục tiêu trong giao tiếp Điều này giúp xây dựng mối quan hệ xã hội, làm việc nhóm và thể hiện sự chuyên nghiệp trong môi trường công việc
Có nhiều yếu tố cấu thành kỹ năng giao tiếp:
Ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ, cụm từ, ngữ điệu và ngữ khí phù hợp để
truyền đạt ý kiến một cách dễ hiểu và lôi cuốn
Lắng nghe: Không chỉ là biết nói, kỹ năng giao tiếp còn liên quan
đến khả năng lắng nghe đồng cảm và tôn trọng người khác Việc lắng nghe tốt giúp tăng cường sự hiểu biết và tạo sự đồng thuận
Trang 9 Góc nhìn: Biết cách đưa ra quan điểm và lập luận một cách logic,
thuyết phục để người khác có thể chấp nhận hoặc hiểu và chia sẻ quan điểm đó
Giao tiếp phi ngôn ngữ: Bao gồm cử chỉ, diễn cảm, ngôn ngữ cơ
thể, và biết đọc dấu hiệu phi ngôn ngữ của người khác
Giải quyết xung đột: Khả năng giải quyết các mâu thuẫn và xung
đột trong giao tiếp để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người khác
Tự tin: Tự tin trong việc diễn đạt ý kiến và ý tưởng, không sợ trình
bày quan điểm mình và nói chuyện trước đám đông
Kiên nhẫn: Kỹ năng giao tiếp còn bao gồm kiên nhẫn và sự thấu
hiểu khi người khác có thể không hiểu hoặc đồng ý ngay lập tức
Tương tác xã hội: Khả năng tạo mối quan hệ tốt đẹp và tương tác
trong cộng đồng xung quanh, đồng nghiệp và bạn bè
2.VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC
Quản lý cảm xúc là kỹ năng quan trọng đối với mỗi cá nhân trong hành trình phát triển, hoàn thiện cá nhân Kỹ năng quản lý cảm xúc có nhiều vai trò, cụ thể:
Tạo sự cân bằng tâm lý: Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp duy trì một
tâm trạng ổn định trong cuộc sống hàng ngày Bằng xử lý cảm xúc
Trang 10một cách tích cực, bạn tránh bị lấn át bởi cảm xúc tiêu cực, từ đó giữ cho tâm hồn được thoải mái, thư giãn và đưa ra các quyết định đúng đắn
Cải thiện sức khỏe tinh thần: Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp giảm
nguy cơ rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực như lo lắng, căng thẳng hay trầm cảm Điều này có lợi cho sức khỏe tinh thần tổng thể cũng như giúp bạn duy trì tâm lý khỏe mạnh
Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt: Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp
bạn hiểu, đáp ứng một cách hợp lý đối với cảm xúc của người khác Điều này tạo ra môi trường giao tiếp tích cực và hỗ trợ, giúp xây dựng mối quan hệ tốt và đáng tin cậy với những người xung quanh
Nâng cao hiệu suất làm việc: Trong môi trường công việc, kỹ năng
quản lý cảm xúc giúp giảm stress, tăng sự tập trung và khả năng giải quyết vấn đề Nhờ vào khả năng điều chỉnh cảm xúc, bạn có thể làm việc hiệu quả hơn, đạt được mục tiêu và duy trì một tinh thần tích cực trong công việc
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ TRONG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHUYÊN SÂU VÀ GIẢI PHÁP
Trang 111.Quản lý các quan hệ xã hội
Người có EQ cao có khả năng thông cảm và am hiểu cảm xúc của người khác Đây là những cá nhân biết lắng nghe và chân thành quan tâm đến đối phương Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt để tránh ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh
Trí tuệ cảm xúc còn giúp chúng ta tự đánh giá, điều chỉnh kỷ luật của bản thân Bạn sẽ biết cách không để cảm xúc vượt ngoài tầm kiểm soát, tư duy tích cực hơn, và nâng cao kỷ luật bản thân Học cách kiểm soát và quản lý cảm xúc của bản thân để không bị chi phối bởi các tình huống căng thẳng hay xung đột
Đặt mình vào vị trí của người khác hiểu cảm xúc và quan điểm của người khác để tạo ra sự thấu hiểu và đồng cảm.Thể hiện sự quan tâm và ủng hộ chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và những khó khăn cùng người khác
Lắng nghe người khác mà không phán xét hoặc ngắt lời, tạo ra một không gian an toàn để họ chia sẻ cảm xúc và ý kiến Sử dụng phản hồi để thể hiện rằng bạn hiểu và đồng cảm với cảm xúc của người khác, chẳng hạn như "Tôi hiểu bạn đang cảm thấy lo lắng về điều đó."
Trang 12Giữ bình tĩnh và không để cảm xúc tiêu cực kiểm soát hành động khi xảy ra mâu thuẫn Truyền đạt cảm xúc và quan điểm của mình một cách trung thực và xây dựng để giải quyết xung đột
2.Tự quản lý bản thân
Kỹ năng quản lý cảm xúc để tự quản lý bản thân là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc Nó bao gồm khả năng nhận biết, hiểu và điều chỉnh cảm xúc của chính mình để duy trì sự cân bằng, đạt được mục tiêu
và cải thiện chất lượng cuộc sống
Học cách nhận biết và gọi tên các cảm xúc của mình, như vui, buồn, tức giận, lo lắng, hoặc sợ hãi Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của các cảm xúc đó để có thể xử lý chúng một cách hiệu quả Mọi căng thẳng cũng đều
có nguyên nhân và nguồn gốc nên hãy tìm cách giải quyết chúng và hãy lập ra kế hoạch sắp xếp thời gian hợp lý để tránh căng thẳng tích tụ
Tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, kiềm chế và điều chỉnh các phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, đặc biệt là trong các tình huống căng thẳng Áp dụng các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, tập yoga, thiền định để giảm đi căng thẳng và điều chỉnh cảm xúc của bản thân Tự chăm sóc bản thân duy trì lối sống lành mạnh đảm bảo ăn uống cân bằng tập thể dục thường
Trang 13xuyên dành thời gian cho các hoạt động giải trí và thư giãn để tái tạo năng lượng và cân bằng cảm xúc
Phát triển các tư duy tích cực bằng những các tập trung vào nhiều điều tốt đẹp và thành công trong cuộc sống Thay đổi cách nói chuyện với bản thân theo hướng tích cực và khích lệ
Phân tích và giải quyết vấn đề đưa ra một quyết định thật hợp lý tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề và tìm ra nguyên nhân hãy phân tích nó và đưa ra các quyết định đúng đắn và sáng suốt, hợp lý nhất dựa trên những thông tin đã xác thực thay vì một cảm xúc nhất thời