1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận trí tuệ xúc cảm khái niệm đặc điểm vai trò cấu trúcvà phương pháp rèn luyện đánh giá việc rèn luyện trí tuệ xúc cảm của anh chị

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bạn chỉ cảm nhận được chứ không nghĩ ra nó.Trí tuệ cảm xúc EQ là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác.. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trí thông minh cả

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề bài 21: Trí tuệ xúc cảm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, cấu trúc

Trang 2

THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 04/03/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Khoa: Pháp luật Hình sự Tổng số sinh viên của nhóm: 11

Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Tâm lý học đại cương Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm 1 Kết quả như sau: Giáo viên chấm thứ hai: Kết quả điểm thuyết trình: Giáo viên cho thuyết trình: Điểm kết luận cuối cùng: Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2024

NHÓM TRƯỞNG

Hoàng Quốc Đạt

Trang 3

II VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC……….……….7

III CẤU TRÚC CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC……….11

IV PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC……… 13

V ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN ……….… 14

KẾT LUẬN ……… 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 18

Trang 4

MỞ ĐẦU

Đã từng có một thời gian, nơi nơi đều đề cao chỉ số thông minh (IQ), cho rằng đó là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một người Tuy nhiên đến ngày nay, vị thế của nó đã không còn được như trước Bên cạnh IQ, trí tuệ cảm xúc (EQ) cũng là một nhân tố quan trọng Người ta đã khám phá ra những lợi thế của việc sở hữu EQ cao - một điều mà trước kia vốn bị coi nhẹ và thậm chí là coi thường Đến thời điểm hiện tại, trí tuệ cảm xúc đang giữ một ví trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, được người người quan tâm, chú trọng và bồi dưỡng Do đó, nhóm 4 xin chọn đề bài số 21 để làm rõ vấn đề này.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Cảm xúc là trạng thái tâm lý phản ánh nội tâm của con người, bao gồm cảm nhận, tư duy và phản ứng cơ thể Chúng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và đa dạng từ tích cực như niềm vui và hạnh phúc đến tiêu cực như sợ hãi và tức giận.

Không chỉ là trạng thái cảm nhận mà còn ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và quan hệ của con người Chúng có thể ảnh hưởng đến quyết định và lựa chọn của chúng ta trong các tình huống khác nhau Hoặc có thể hiểu ngắn gọn hơn theo nhận định của hai nhà tâm lý học Fehr và Russell: “Cảm xúc là thứ mà tất cả mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa” Về ngữ nghĩa, cảm xúc có thể được coi là sự trải nghiệm bằng cảm giác Bạn chỉ cảm nhận được chứ không nghĩ ra nó.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác Một số nhà nghiên cứu cho rằng trí thông minh cảm xúc có thể được học hỏi và củng cố, trong khi những người khác cho rằng trí tuệ cảm xúc (EQ) là một đặc điểm của khả năng bẩm sinh Khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc là điều cần thiết, nhưng khả năng hiểu, diễn giải và phản ứng với cảm xúc của người khác cũng vậy Bạn có thể tưởng tượng bạn không thể hiểu được khi nào một người bạn cảm thấy buồn hoặc khi đồng nghiệp tức giận Các nhà tâm lý học gọi khả năng này là trí thông minh cảm xúc và một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng nó có thể quan trọng hơn chỉ số IQ trong thành công chung của bạn.

Lấy ví dụ: Theo quan điểm của hai nhà tâm lý học Mỹ là Peter Salovey và John Mayer thì “Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân”.

Trang 6

Trí tuệ cảm xúc có thể được phát triển bằng cách tập trung vào nhận thức bản thân và rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc và giao tiếp xã hội Chúng có vai trò quan trọng trong sự thành công cá nhân và xã hội.

Một ví dụ về trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc: Các công ty hiện đang tập trung nghiên cứu và sức lực của họ vào tài năng con người để phát triển trí tuệ cảm xúc trong các công ty Tương tự như vậy, trong quan hệ bên trong và bên ngoài của tổ chức, có những nghiên cứu xác định tầm quan trọng của vốn nhân lực đối với các công ty Điều này quyết định sự thành công của bạn ở nơi làm việc Vì vậy, điều rất quan trọng là dạy và học về các mối quan hệ phát triển tại nơi làm việc “Bất cứ ai cũng có thể trở nên tức giận, điều đó rất đơn giản Nhưng nổi điên với đúng người, đúng mức độ, đúng lúc”, Aristotle nói.

Aristotle, một nhà tư tưởng đa diện cùng thời, đã cống hiến hết mình cho việc nghiên cứu thế giới hấp dẫn của con người Với điểm này, chúng ta có thể hiểu rằng cảm xúc có thể được cân bằng, chuyển hóa thành một điều gì đó tích cực.

2 Đặc điểm

Đây chính là đặc điểm đầu tiên, quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu, nhận thức được tư duy, niềm tin, cảm xúc và những động lực thúc đẩy bản thân Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ bản thân và không bao giờ để cho cảm xúc điều khiển họ Họ cũng sẵn sàng nhìn nhận bản thân một cách trung thực, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình và dựa vào đó để hoàn thiện hơn.

Tự kiềm chế không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà là học cách làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình quá giận dữ, bốc đồng, thiếu suy nghĩ mà luôn suy xét trước khi hành động.

Trang 7

Động lực là sức mạnh bên trong con người, là năng lượng, sự nhiệt tình, niềm đam mê, khát khao, tham vọng thúc đẩy bản thân hành động, tiếp tục hướng tới và hoàn thành những mục tiêu đã đề ra Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường tràn đầy nhiệt huyết Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt đổi lấy thành công lâu dài Họ thích sự thách thức và luôn làm việc có hiệu quả.

Đồng cảm là khả năng hiểu được cảm xúc của người khác Khả năng đồng cảm càng cao thì khả năng đánh giá nhận xét, nắm bắt về đối phương càng chính xác, nhờ đó mà khả năng thành công cũng cao hơn Đặc biệt, đây là một kỹ năng quan trọng trong việc quản lý nhóm, giúp nhà lãnh đạo đặt mình vào vị trí của mọi người trong các hoàn cảnh khác nhau để từ đó hiểu, cảm thông và hỗ trợ mọi thành viên trong nhóm tốt nhất.

Đây là đặc điểm của trí tuệ cảm xúc cao Những người có kỹ năng giao tiếp tốt thường giúp đỡ người khác phát triển và tỏa sáng thay vì tập trung vào sự thành công của mình trước tiên Họ có thể xử lý các tranh chấp, giao tiếp tốt, và là bậc thầy trong xây dựng và duy trì các mối quan hệ.

II.VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Trí tuệ cảm xúc có vai trò quan trọng trong đời sống con người nói chung và trong hoạt động nhận thức nói riêng.

1 Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống

Trí tuệ cảm xúc quyết định phần lớn tình hình của một hoạt động giao tiếp đối với tất cả mọi người trong tất cả môi trường giao tiếp Cảm xúc tích cực đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó là yếu tố giúp bạn hứng thú với các hành động.

Những người có trí tuệ cảm xúc biết cách thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiến nó Khả năng thích nghi của họ cho phép hoạt động tốt hơn Sự phân biệt được cảm xúc của người khác là điều cơ bản trong mối quan hệ với mọi người; mà người nắm bắt được cảm xúc của mình đồng thời biết kiềm chế nó, sẽ hiểu được cảm xúc của người

Trang 8

khác tốt hơn Khả năng này được gọi là sự đồng cảm Một tính chất quan trọng nữa của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập trung tình cảm vào những mục đích mà họ muốn đạt được Tình cảm là sự đồng cảm, giúp họ nhưng không có nghĩa bỏ qua lý trí Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ cân bằng giữa tình cảm và lý trí Trí tuệ cảm xúc giúp bạn làm chủ lý trí của mình, trong hoàn cảnh nào thì bộc lộ cảm xúc và bộc lộ ở những mức độ như thế nào; khi nào thì phải kìm giữ nó trong lòng.

Trí tuệ cảm xúc dẫn đường cho suy nghĩ cảm xúc dẫn đường cho chúng ta trong những tình huống gay go, như sự sống còn được quyết định, đó là khi bạn không có một điều kiện hay một yếu tố nào để suy nghĩ như khi thời gian quá gấp hoặc tình thế mà bạn chưa từng trải qua trong đời Mỗi cảm xúc căn bản có nốt dấu ấn sinh học đặc trưng, nó chi phối bằng việc đưa một loạt các biến đổi trong thân thể và lúc đó thân thể phát ra một tập hợp tín hiệu một cách tự động.

Ví dụ: khi bạn bất ngờ bị người khác tấn công Ngay lập tức bạn sẽ nghiêng người để né tránh và hô hoán những người xung quanh nhằm tìm kiếm sự trợ giúp.

Trí tuệ cảm xúc còn có vai trò đối với sức khóc của mỗi cá nhân Việc kiềm chế cảm xúc làm cho bạn bình tĩnh hơn và tránh được một số bệnh do xúc động quá mạnh Ví dụ như nóng giận quá mức dễ dẫn đến tai biến mạch máu não, buồn phiền quá dễ dẫn đến trầm cảm Việc nhận biết cảm xúc của mình và điều chỉnh chúng một cách hợp lý trong cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và tránh được bệnh tật.

2 Vai trò của trí tuệ nhận thức trong hành động

Cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thường ngày Theo Daniel Goleman thì các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn mạnh hơn khả năng logic- toán Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ ở cả hai phương diện:

a Trí tuệ cảm xúc định hướng cho hành động

Trang 9

Vai trò hướng đạo của cảm xúc thể hiện như cảm xúc là yếu tố bên trong của hành động trí tuệ, cảm xúc là tâm thể theo suốt quá trình hành động và nó chi phối cho các quyết định theo hành động Như đã phân tích ở trên, một hành động không đơn thuần chỉ là kết quả hành động của trí tuệ mà còn do cảm xúc chi phối không có bất cứ một hoạt động hay hành động nào mà thiếu vắng cảm xúc Cảm xúc chi phối tới quyết định hành động Bạn sẽ không bao giờ làm một việc mà không có cảm xuất chi phối dù việc đó có hay không có mục đích Ví dụ bạn muốn đi chơi thì có thể là do cảm giác hưng phấn, vui vẻ hoặc chán nản, cô đơn Khi chán nản bạn muốn đi tới một chỗ nào đấy đông người, cảnh đẹp dễ nhìn ngắm cuộc sống Cảm xúc làm người định hướng cho hành động còn thể hiện ở việc nó ảnh hưởng đến phương thức, mức độ, tính chất và thời gian của hành động Bạn thấy vui trước kết quả thi của minh nhưng bạn thân của bạn lại có kết quả thấp hơn nhiều so với bạn thì sự đồng cảm với nỗi buồn của bạn ấy làm bạn không vui cười trước mặt bạn ấy một cách vô tư được Trí tuệ cảm xúc có vai trò giúp bạn hành động một cách phù hợp trong từng hoàn cảnh.

b Trí tuệ cảm xúc hình thành nên hành động

Sự tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh mà trong đó cảm xúc là động lực của ứng xử còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hóa của các ứng xử đó G.Piagie quan niệm mỗi ứng xử bao gồm hai mặt, mặt mang năng lượng và mặt nhận thức Theo L.X.Vugotxki, trong tư duy ngôn ngữ, ý không phải là điềm tận cùng của quá trình mà đằng sau nó phải là xu hướng, cảm xúc, nhu cầu.

Cảm xúc là nhân tố mang năng lượng cho ứng xử, thể hiện ở điều kiện ban đầu của mỗi ứng xử Bất cứ một ứng xử nào cũng bắt nguồn từ cảm xúc Nếu không có sự tác động và chi phối của cảm xúc thì sẽ không tồn tại ứng xử Ngay cả những ứng xử theo thói quen thì nó cũng xuất phát từ những cảm xúc khác nhau, nhưng vì chúng ta làm đi, làm lại trở thành "thói quen" nên ta thường không nhận ra.

Trang 10

Ví dụ: Như thói quen vào quán kem mỗi khi buồn Trong hành động này, chính cảm giác buồn đã dẫn đường cho bạn bước vào quán kem, thế nhưng nó diễn ra nhiều lần nên bạn không để ý và quan tâm đến lý do vì sao mỗi lần cảm thấy buồn mình lại vào quán kem nữa.

Cảm xúc chủ yếu là nhân tố hình thành nên hành động, chính vì thế trí tuệ cảm xúc có vai trò không nhỏ trong việc hành động Nếu cảm xúc là nhân tố tạo năng lượng thì trí tuệ cảm xúc là nguồn gốc của năng lượng đó Sự thấu hiểu cảm xúc của mình hay của người khác sẽ hình thành một cảm xúc nhất định trong mỗi chúng ta, sau đó phát sinh ra một hành động nhất định Ví dụ, hôm nay bạn cảm thấy rất vui, vì thế bạn muốn quan tâm đến mọi người Hoặc như khi bạn thấy một người bạn đột nhiên im lặng, không vui vẻ hoạt bát như mọi ngày, một cảm xúc tò mò xuất hiện trong người bạn, đó là sự quan tâm được hình thành và bạn quyết định lại hỏi thăm bạn ấy Trí tuệ cảm xúc không những là nguồn gốc của việc này sinh tình cảm, xuất hiện hành động mà nó còn hướng đạo cho hành động Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn vai trò này của trí tuệ cảm xúc ở phần tiếp theo.

c Trí tuệ cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động Cảm xúc tích cực có thể là hành động to lớn cho hành động và suy nghĩ của bạn và ngược lại Mọi hoạt động của chúng ta không thuần không chỉ do bộ não điều khiển mà còn có sự chỉ đạo của cảm xúc Những hoạt động đó có thể là sự hứng thú, vui về hoặc là chán nản, miễn cưỡng Chính bởi vậy, trí tuệ cảm xúc có vai trò rất lớn đối với hoạt động trong cuộc sống thường ngày Không phải tất cả mọi thứ chúng ta đều muốn làm và làm tốt Thế nên, có sự điều chỉnh cảm xúc mới có thể giúp chúng ta cân bằng trong việc sinh hoạt nói chung, trong học tập, làm việc, giải trí nói riêng.

Ví dụ: bạn bị bạn bè trong lớp chê cười vì làm sai một bài tập rất cơ bản và bạn cảm thấy rất xấu hồ, từ đó bạn quyết tâm học giỏi môn này Chính cảm giác xấu hồ đã làm động lực để bạn học tập Cảm giác e ngại làm bạn không dám đứng dậy phát biểu trước lớp là một sự kìm hãm trong học tập Sự thúc đẩy hay kìm hãm một hành động của cảm xúc có thể là tích cực hay tiêu

Trang 11

cực, chính bởi vậy cần phải có vai trò của trí tuệ cảm xúc Sự thấu hiểu cảm xúc và điều chỉnh nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống Không chi thấu hiểu cảm xúc của mình, sự đồng cảm với cảm xúc của người khác cũng làm bạn cảm thấy vấn đề trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Một người bạn của bạn bỗng nhiên cư xử rất lạ, nhưng bạn có thể hiểu được lý do và tất nhiên là hiểu lầm giữa hai người sẽ không xảy ra.

III.CẤU TRÚC CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Song song với việc khái niệm “trí tuệ cảm xúc” được hiểu với rất nhiều góc khác nhau thì số lượng quan điểm về “cấu trúc của trí tuệ cảm xúc” cũng tương đương với chúng Và cho tới nay, vấn đề này vẫn luôn được tiếp tục nghiên cứu.

Theo hai nhà khoa học Peter Salovey và John Mayer, trí tuệ cảm xúc bao gồm năng lực theo dõi cảm xúc của bản thân và người khác; năng lực phân biệt được cảm xúc đó và năng lực sử dụng chúng để điều chỉnh suy nghĩ, hành động của một người Sau này, Mayer và Salovey đã sửa đổi lia thuyết của họ để nhấn mạnh thành phần nhận thức và đề cập tới hệ thống phân cấp các năng lực tinh thần Trong cuốn sách “Phát triển cảm xúc và trí tuệ cảm xúc”, họ bổ sung: “trí tuệ cảm xúc còn là khả năng suy luận bằng cảm xúc trong bốn lĩnh vực: nhận thức cảm xúc, tích hợp trong suy nghĩ, hiểu nó và quản lí nó” (1997)

Theo Bar-on (người cho rằng trí tuệ cảm xúc là tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kỹ năng chi phối năng lực các nhân), cấu trúc của trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn thành phần:

Thứ nhất, năng lực nhận biết, hiểu, biết cách bộc là mình Tức khả năng

hiểu rõ bản thân mình, biết được bản thân đang cảm thấy như thế nào và cách bộc lộ chúng ra với người khác một cách khéo léo, thích hợp, đầy đủ và đúng đắn nhất

Thứ hai, năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác Không

những phải hiểu được mình, chúng ta còn phải có được cái nhìn nhạy bén với cảm xúc của người khác Đây là yếu tố quan trọng đối với mỗi cá nhân trong

Trang 12

sinh hoạt tập thể, bởi lẽ chỉ khi hiểu được người khác muốn gì, cảm thấy như thế nào, ta mới có thể có những hành động hợp lí, vừa lòng với họ

Thứ ba, năng lực ứng phó với những xúc cảm mạnh, kiểm soát và làm

chủ xúc cảm của mình Bản chất xúc cảm mang tính xã hội, xúc cảm chỉ được nảy sinh và chịu tác động từ các yếu tố khách quan trong đời sống muôn màu muôn vẻ Trước những tác động vô hướng đó có thể làm cảm xúc khi bộc lộ ra không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Vì vậy, việc ứng phó và kiểm soát chúng không chỉ giúp con người luôn ở trạng thái ổn định mà còn giúp tránh

được những hậu quả không đáng có xảy ra

Thứ tư, năng lực thích ứng với những thay đổi và giải quyết vấn đề của

cá nhân hay xã hội Đây là khả năng bộc phát, mang màu sắc chủ quan của chủ thể (tùy vào mỗi người và hoàn cảnh riêng, cụ thể của họ)

Không chỉ tồn tại hai quan điểm trên mà còn rất nhiều ý kiến khác về vấn đề này, nhưng các nhà nghiên cứu đều xem xét liên quan đến năng lực nhận biết, đánh giá cảm xúc của mình, của người khác, khả năng điều khiển cảm xúc, hành động thực tế của bản thân Tóm lại, trong cấu trúc trí tuệ cảm xúc có những thành phần cơ bản và không thể thiếu sau:

1 Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của bản thân Năng lực này thể hiện ở việc mỗi cá nhân thực sự nhận thức về cảm xúc của bản thân, suy nghĩ về nó và cách thể hiện cảm xúc trong các mối quan hệ xã hội Đây có thể coi là bước đệm, là tiền đề để có được các khả năng tiếp theo

2 Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác Nó được thể hiện ở khả năng đánh giá chính xác cảm xúc của người và thể hiện cảm xúc đó vào chính mình Chỉ khi hiểu rõ được người khác, ta mới có thế có được hành động hợp lí, đúng đắn, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hòa đời sống hòa nhập tập thể Có thể coi việc “biết mình” là điều kiện cần và “biết người” là điều kiện đủ để “bất bại” trong cuộc đối thoại, trao đổi của bản thân trong mọi mối quan hệ xã hội

3 Khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác Nói cách khác, đây là khả năng điều hòa, điều chỉnh cảm xúc, phản ứng phù hợp.

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w