1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vị trí của gia đình trong xã hội để gia đình phát huy được vị trí và vai trò trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay thì bản thân anh (chị) cần làm gì

18 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vị trí của gia đình trong xã hội. Để gia đình phát huy được vị trí và vai trò trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay thì bản thân anh (chị) cần làm gì
Tác giả Đào Thu Hương
Người hướng dẫn Ngô Thị Mây Ước
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 212 KB

Nội dung

Vấn đề đặt ra là phải tạo ra đời sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng gia đình văn

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

-*** -TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

“VỊ TRÍ CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI ĐỂ GIA ĐÌNH PHÁT HUY ĐƯỢC

VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN

NAY THÌ BẢN THÂN ANH (CHỊ) CẦN LÀM GÌ”

Sinh viên thực hiện : ĐÀO THU HƯƠNG Lớp : DBC – CNTY 55

Mã sv : DBCCNTY-B23005

Giảng viên hướng dẫn : NGÔ THỊ MÂY ƯỚC

Số tín chỉ : 02

Thái Nguyên – 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Họ và tên sinh viên: Đào Thu Hương

Mã số sinh viên: DBCCNTY-B23005

Mã lớp học phần: DBC – CNTY 55

ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1 Ghi bằng số Ghi bằng chữ

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2

Thái Nguyên, Ngày tháng năm 2024

Sinh viên nộp bài

Đào Thu Hương

Trang 3

Mục lục

A Phần mở đầu ………

B Phần nội dung ………

Chương 1: Vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội………

1.1 Gia đình và các hình thức gia đình trong lịch sử………

1.1.1 Khái niệm gia đình ………

1.1.2 Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình ………

1.1.3 Các hình thức gia đình trong lịch sử ………

1.2 Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội………

1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội………

1.2.2 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội………

1.2.3 Tác động của xã hội đến gia đình………

1.3 Chức năng của gia đình………

1.3.1 Chức năng duy trì nòi giống ………

1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái………

1.3.3 Chức năng kinh tế ………

1.3.4 Chức nang tổ chức đời sống gia đình Chương 2: Liên hê bản thân C Phần kết luận ………

Tài liệu tham khảo ………

Trang 4

A Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá VIII) đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hó và phát triển về mọi mặt của đất nước Vấn đề đặt ra là phải tạo ra đời sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng gia đình văn hoá và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Gần đây, gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng và câp thiết của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề đang được đặt ra với các dân tộc trên toàn thế giới Loài người đã từ giã thế kỷ XX để bước vào thế kỷ XXI Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp ở mọi nơi, mọi lúc, gia đình đều chứng

tỏ sức mạnh của nó Nó có thể xây dựng và cũng có thể phá hoại Nó đem lại hạnh phúc cho con người và cũng như gieo rắc những điều bất hạnh Không lúc nào bằng lúc này, vấn đề gia đình được đặt ra với một ý nghĩa phổ quát ở cả phương Đông và phương Tây Nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai

Lịch sử công nghiệp hoá, hiện đại hóa của các dân tộc đều gắn liền với những biến đổi sâu sắc của gia dình, đều chịu sự tác động kìm hãm hay thúc đẩy, tiến bộ hay bảo thủ của gia đình

Việt Nam là một nước chậm tiến đang đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hóa với đầy rẫy những khó khăn Tuy nhiên Việt Nam cũng có những thuận lợi to lớn là với sự

nỗ lực và sáng tạo, Việt Nam có thể tránh được những sai lầm của người đi trước và

xử lý vấn đề gia đình một cách khoa học, hợp lý, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gạt bỏ được những nhân tố lạc hậu để gia đình Việt Nam trở thành nhân tố tích cực cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa vừa thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc, vừa phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại

Gia đình Việt Nam là một vấn đề khoa học Bước đầu chỉ nên tập trung vào một

số vấn đề cơ bản và cấp thiết chung quanh mối quan hệ giữa gia đình và văn hoá

Trang 5

2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Đề tài gia đình từ xưa đến nay không phải là một vấn đề mới mẻ, nó đã thu hút được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều lĩnh vực khác nhau Chẳng hạn: xã hội học quan tâm đến gia đình như một thiết chế xã hôị, một nhóm tâm

lý xã hội đặc thù, kinh tế học quan tâm đến gia đình như một đơn vị kinh tế, đơn vị tiêu dùng, dân số học lại quan tâm đến gia đình trong việc tái sản xuất ra con người

Đề cấp đến vấn đề gia đình này, có rất nhiều tác phẩm đáng lưu ý là các tác phẩm sau:

- “Gia đình Việt Nam hiện nay” - Lê Thi

- “Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội học” - Lê Ngọc Văn

- “Mác-Ăngghen tuyển tập”

- “Lênin toàn tập”

- “Luật hôn nhân gia đình”

- “Văn kiện đại hội V”

Các tác phẩm cũng như văn kiện trên đã đề cập đến vấn đề gia đình ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau Trong giới hạn phạm vi cho phép bài viết này đi sâu vào vị trí và chức nang của gia đình trong xã hội, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng gia đình ngày nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

Mục đích: Bài viết này nhằm làm sáng rõ vị trí và chức năgn vô cùng quan trọng của gia đình trong xã hội, để từ đó xác định được mục tiêu và đề ra được các giải pháp xây dựng gia đình Thực hiện được điều đó là góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong việc bồi dưỡng tài năng cho đất nước, gây dựng đội ngũ lao động có nhân cách, có trí tuệ… từ đó hướng đất nước đến gần nhất mục tiêu của mình

Nhiệm vụ: Từ mục đích nghiên cứu đề tài như trên đưa đến những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Làm sáng rõ khái niệm gia đình

- Thấy được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

- Tìm hiểu các hình thức gia đình trong lịch sử

- Nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa gia đình và xã hội

- Chỉ rõ chức năng của gia đình đối với xã hội

- Tìm hiểu thực trạng xã hội Việt Nam truyền thống hiện đại, từ đó đề ra các mục tiêu, giải pháp xây dựng gia đình

Trang 6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng: Vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội

Xây dựng gia đình Việt Nam ngày nay

Phạm vi: Chỉ nghiên cứu gia đình Việt Nam hiện nay mà thôi

5 Phương pháp nghiên cứu:

Bài viết này dựa trên cơ sở lí luận sự kết hợp giữa lí luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình

Trong bài viết này, tôi đã sử dụng kết hợp phương pháp quy nạp - diễn dịch, tổng hợp những tài liệu đã đọc cùng với phương pháp logic - lịch sử, phương pháp luận macxit

6 Kết cấu bài viết bao gồm các phần sau:

A Phần mở đầu

B Phần nội dung chính: gồm có 2 chương

Chương 1: Gia đình và các hình thức gia đình trong lịch sử

Chương 2: Liên hệ bản thân

C Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 7

B Phần nội dung chính Chương 1: Vị trí và chức năng của gia đình.

1.1 Gia đình và các hình thức gia đình trong lịch sử.

1.1.1 Khái niệm gia đình.

Gia đình - hai tiếng thân thương đó đã in sâu vào trái tim mỗi người từ khi ta còn tấm bé Đó chính là nơi mỗi người được sinh ra và lớn lên, có tác động to lớn đến sự hình thành nhân cách của cá nhân cũng như sự phát triển của xã hội

Vấn đề gia đình từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Do vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về gia đình Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý một số định nghĩa sau về gia đình

a Khi đề cập đến vấn đề gia đình, C.Mác cho rằng “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử là hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở, đó là quan hệ giữa chồng - vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”

Như vậy, gia đình là một cộng đồng xã hội có quan hệ gắn bó về hôn nhân và huyết thống.

b Theo Liên hợp Quốc thì gia đình là một đơn vị được quy định thông qua mối liên hệ của các cá nhân nói lên sự tái sản xuất thế hệ sau ở mức độ mà những mối liên

hệ này đựơc những quy phạm và thủ tục pháp lý phê chuẩn

Như vậy trong định nghĩa về gia đình của Liên hợp quốc có thêm vấn đề pháp lý,

ở đây, gia đình được Nhà nước bảo hộ Đó là một cơ sở quy phạm pháp luật của Liên hợp quốc Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, có cuộc sống chung, có ngân sách chung

c Nhà Tâm lý học Ngô Công Hoàng khi bàn đến vấn đề gia đình thì cho rằng gia đình là một nhóm nhỏ xã hội có quan hệ gắn bó về hôn nhân và huyết thống, tâm sinh

lí, có chung gia đình vật chất và tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử”

So với hai định nghĩa trên thì định nghĩa thứ ba này có thêm khía cạnh về mối quan hệ kinh tế (vật chất) và tình cảm (tinh thần) giữa các thành viên trong gia đình Tóm lại, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau về hôn nhân và huyết thống đồng thời có sự cố kết nhất định về kinh tế - vật chất, qua đó nảy sinh những nghĩa vụ và quyền lợi cho các thành viên của mình

1.1.2 Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Trang 8

Trong gia đình có hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống Hai mối quan hệ này được cụ thể hoá là mối quan hệ giữa vợ và chồng và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Mối quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan hệ cơ bản có tác động đến nhiều mối quan hệ khác trong gia đình, Vì gia đình hạnh phúc khi duy trì được tình yêu trong hôn nhân Quan hệ vợ chồng phải dựa trên tình nghĩa sự chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc

Bên cạnh mối quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái Đây là mối quan hệ bình đẳng và nề nếp Cha mẹ và con cái cùng thương yêu và chia

sẻ với nhau để làm tốt công việc gia đình và xã hội

Ngoài ra, gia đình còn bao gồm nhiều mối quan hệ khác như quan hệ giữa ông bà

và cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô dì chú bác với nhau

Có thể nói mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đều được bắt nguồn từ quan hệ hôn nhân và huyết thống Đây là thứ tình cảm thiêng liêng và cao cả mà không một cộng đồng xã hội nào thay thế được Đây là mối quan hệ bền vững, lâu dài, không thể phá vỡ của cả đời người

1.1.3 Các hình thức gia đình trong lịch sử.

Gia đình là sản phẩm của xã hội Cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, gia đình cũng có những bộ mặt tương xứng Trong lịch sử xã hội loài người đã xuất hiện nhiều hình thức gia đình khác nhau

Đầu tiên là những gia đình tập thể, gia đình huyết tộc, gia đình punaluan, gia đình cặp đôi Những kiểu gia đình tập thể này đều xuất hiện ở chế độ cộng sản nguyên thuỷ, khi con người vẫn còn đang ở vào thời đại mông muội Ba gia đình này vẫn thuộc chế độ mẫu hệ và mẫu quyền, và vẫn phụ thuộc vào tự nhiên

Sang chế độ chiếm hữu nô lệ, người đàn ông càng giữ vai trò quan trọng trong lao động, từ đó sinh ra chế độ phụ quyền Gia đình một vợ - một chồng trở thành một đặc trưng, một hình thức phát triển tiến bộ nhất trong lịch sử Sự ra đời của nó gắn liền với sự nô dịch của người đàn ông đối với người đàn bà

Tuy nhiên, gia đình một vợ - một chồng trong chế độ tư hữu chỉ mang tính tương đối mà thôi Nó luôn đi kèm với tệ ngoại tình và mãi dâm

Phải đến chế độ xã hội chủ nghĩa xã hội thì gia đình một vợ - một chồng mới thực sự trọn vẹn Đây là gia đình mới trong thời đại mới Nó có mầm mống từ gia đình

Trang 9

ở xã hội tư bản chủ nghĩa Gia đình mới trong xã hội chủ nghĩa xã hội bắt nguồn từ tình yêu thương chứ không có sự thống trị và áp đặt của người đàn ông với người đàn

bà Đồng thời tệ ngoại tình và mãi dâm cũng bị loại bỏ

1.2 Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.

(vị trí của gia đình trong xã hội)

1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội.

Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quan trọng trong lịch sử là sản xuất Nhưng bản thân sự sản xuất lại có hai loại Một loại là sản xuất ra vật chất nuôi sống con người, bao gồm tư liệu sinh hoạt, quần áo, nhà cửa, thức ăn Loại thứ hai là sản xuất ra con người để tiếp tục duy trì nòi giống

Gia đình là một tổ chức xã hội tham gia vào cả hai quá trình sản xuất đó Không

có gia đình thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được Như vậy, gia đình là một trong những nhân tố tác động tích cực đến sự tồn tại và phát triển của xã hội

Ngoài gia đình thì còn có rất nhiều bộ phận khác ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội như dân tộc, giai cấp, giới tính, nhà nước, ngành, đoàn thể… Cho nên, với tư cách là tế bào cùa xã hội thì gia đình là tổ chức cơ sở, là cơ cấu và thể chế

xã hội nhỏ nhất Cơ chế xã hội này rất đa dạng và phong phú vì trong quá trình vận động, nó vừa tuân thủ những quy luật chung của xã hội, vừa tuân theo những quy định

và tổ chức riêng của mình

Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh, thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt Đây là một vấn đề hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước ta chú ý

1.2.2 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.

Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt dựa trên mối quan hệ cơ bản là quan

hệ tình cảm Quan hệ này bắt nguồn từ quan hệ huyết thống ruột thịt, tình cảm thiêng liêng và trách nhiệm cao cả mà không một cộng đồng xã hội nào có thể thay thế

Tuy nhiên, giữa các thành viên trong gia đình không chỉ thuần tuý là quan hệ tình cảm mà còn là quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội, giữa gia đình với xã hội

Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà cá nhân sinh sống Ngoài quan hệ tình cảm, những quan hệ xã hội khác như sản xuất, sở hữu, giáo dục … cũng nằm trong quan hệ gia đình Vì vậy, gia đình cũng đồng thời là một đơn vị kinh tế, một môi trường giáo dục, văn hoá Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu

Trang 10

xã hội của mỗi cá nhân và thông qua gia đình, cá nhân cũng học và thực hiện quan hệ

xã hội

* Bên cạnh đó, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân Có rất nhiều thông tin trong xã hội tác động đến cá nhân Những hiện tượng xã hội có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực (thông qua gia đình) đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân Sự phát triển của xã hội cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân trong gia đình Mọi quyền lợi xã hội của con người được thực hiện thông qua hoạt động của các thành viên trong gia đình

Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn khi xem xét cá nhân trong quan hệ gia đình

1.2.3 Tác động của xã hội đến gia đình.

Gia đình có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, và ngược lại, trình độ phát triển của xã hội quy định các hình thức gia đình khác nhau trong lịch sử, đồng thời cũng quy định đặc điểm các mối quan hệ gia đình Cùng với

sự vận động và phát triển của lịch sử, hình thức và kết cấu gia đình cũng lần lượt biến đổi tương ứng

Ví dụ: Trong chế độ công xã nguyên thuỷ, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn lạc hậu, nên chỉ tồn tại hình thức gia đình tập thể Trong gia đình này, không

có sự áp bức, bấtbình đẳng giữa các thành viên Sang chế độ chiếm hữu nô lệ, xã hội hình thành sự phân chia giai cấp và sự nô dịch của người đàn ông đối với người đàn bà thì đã cho ra đời hình thức gia đình một vợ - một chồng Trong gia đình này, quan hệ giữa các thành viên mang tính phục tùng, bất bình đẳng

Gia đình chịu sự tác động quyết định của điều kiện kinh tế - xã hội Trong thực

tế, sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội có mức độ khác nhau đối với mỗi gia đình Điều này dẫn tới những đặc điểm của gia đình trong các tầng lớp, giai cấp, các nhóm xã hội có sự khác nhau

Tóm lại, giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, không thể tách rời Không có gia đình thì xã hội không tồn tại và phát triển được Ngược lại, không có một môi trường xã hội lành mạnh thì gia đình cũng không thể phát triển được

1.3 Chức năng gia đình:

1.3.1 Chức năng duy trì nói giống.

Đây là chức năng đặc thù của gia đình mà không một cộng đồng nào trong xã hội thay thế được Gia đình có chức năng tái sản xuất con người Nó không chỉ đáp ứng

Ngày đăng: 04/04/2024, 23:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w