1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

để rèn luyện và nâng cao kĩ năng giao tiếp bản thânh anhchị cần rèn luyện những nội dung nào trong các nội dung của học phần kỹ năng giao tiếp 2

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 52,96 KB

Nội dung

Kỹ năng giao tiếp là khả năng của một người trong việc ứng xử và truyền đạt ý kiến, thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu đến người khác.. Bằng cách sử dụng các phương tiệngiao tiếp như ng

Trang 1

B GIÁO D C VÀ ĐÀO T O Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ỤC VÀ ĐÀO TẠO ẠO

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH NG Đ I H C NGUY N T T THÀNH ẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH ỌC NGUYỄN TẤT THÀNH ỄN TẤT THÀNH ẤT THÀNH

MÔN

KỸ NĂNG GIAO TI P H C PH N 2 ẾP HỌC PHẦN 2 ỌC PHẦN 2 ẦN 2

BÀI TI U LU N CU I KỲ ỂU LUẬN CUỐI KỲ ẬN CUỐI KỲ ỐI KỲ

ĐỀ : Để rèn luyện và nâng cao kĩ năng giao tiếp, bản thânh anh/chị cần rèn luyện những nội dung nào trong các nội dung của học phần kỹ năng giao tiếp

2.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ĐỖ TẤT THIÊN

NGUYỄN HỮU PHÚC

BÙI HỒNG QUÂN

TRẦN THỊ THANH TRÀ

HỌ VÀ TÊN : Bùi Nhĩ Ân

MSSV : 2311553345

NGÀNH : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2024.

N I DUNG : ỘI DUNG :

I Tổng quan về kỹ năng giao tiếp.

1 Khái niệm:

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là khả năng của một người trong việc ứng xử và truyền đạt ý

kiến, thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu đến người khác Bằng cách sử dụng các phương tiệngiao tiếp như ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu và biểu cảm khuôn mặt để tạo

ra sự hiểu biết, tương tác và truyền đạt thông điệp, bên cạnh quan sát, lắng nghe và phản hồi để đạt mục tiêu trong giao tiếp Điều này giúp xây dựng mối quan hệ xã hội, làm việc nhóm và thể hiện sự chuyên nghiệp trong môi trường công việc

Có nhiều yếu tố cấu thành kỹ năng giao tiếp :

Ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ, cụm từ, ngữ điệu và ngữ khí phù hợp để truyền đạt

ý kiến một cách dễ hiểu và lôi cuốn

Lắng nghe: Không chỉ là biết nói, kỹ năng giao tiếp còn liên quan đến khả năng

lắng nghe đồng cảm và tôn trọng người khác Việc lắng nghe tốt giúp tăng cường

sự hiểu biết và tạo sự đồng thuận

Góc nhìn: Biết cách đưa ra quan điểm và lập luận một cách logic, thuyết phục

để người khác có thể chấp nhận hoặc hiểu và chia sẻ quan điểm đó

Giao tiếp phi ngôn ngữ: Bao gồm cử chỉ, diễn cảm, ngôn ngữ cơ thể, và biết

đọc dấu hiệu phi ngôn ngữ của người khác

Giải quyết xung đột: Khả năng giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong

giao tiếp để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người khác

Tự tin: Tự tin trong việc diễn đạt ý kiến và ý tưởng, không sợ trình bày quan

Trang 3

điểm mình và nói chuyện trước đám đông

Kiên nhẫn: Kỹ năng giao tiếp còn bao gồm kiên nhẫn và sự thấu hiểu khi người

khác có thể không hiểu hoặc đồng ý ngay lập tức

Tương tác xã hội: Khả năng tạo mối quan hệ tốt đẹp và tương tác trong cộng

đồng xung quanh, đồng nghiệp và bạn bè

2 Vai trò của giao tiếp:

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ như hiện nay đã góp phần mang lại đa dạng

các hình thức giao tiếp, ví dụ như email, điện thoại, mạng xã hội… Điều này tác động tích cực tới đời sống vì mang lại nhiều cơ hội việc làm cho nhiều người Một số ngành nghề tiềm năng yêu cầu kỹ năng giao tiếp xuất sắc hiện nay như tư vấn viên, chăm

sóc khách hàng, phiên dịch, bán hàng

Có thể khẳng định rằng giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát

triển của cá nhân mỗi người nói riêng và xã hội nói chung

Giao ti ếp là điều kiện tồn tại của xã hội

Mỗi người khi sinh ra chúng ta đều phải tập nói những câu từ đầu tiên Dần dần

trong quá trình lớn lên chúng ta phải giao tiếp để truyền đạt thông tin đến người khác Đối với xã hội là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau Ở đó, con

người kết nối với nhau thông qua giao tiếp Giao tiếp là cơ thể của sự tồn tại, phát

triển của con người trong học tập, công việc và cuộc sống

Giao ti ếp giúp con người gia nhập vào các mối quan hệ, lĩnh hội nền văn hóa, đạo đức, chuẩn m ự c xã hội

Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến

Trang 4

những kinh nghiệm đó thành vốn sống Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn

Giao ti ếp giúp con người hình thành năng l ự c tự ý th ứ c

Con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác thông qua giao tiếp Từ đó nâng cao khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình,

nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém

Giao ti ếp tốt giúp con người thành công trong cuộc sống và sự nghiệp

Bởi trong thực tế, một người lãnh đạo có khả năng giao tiếp tốt và giải quyết hài

hòa các mối quan hệ thường tạo ra tâm lý thoải mái, khai thác tối đa được tài năng của cấp dưới Mặt khác, nâng cao uy tín của bản thân để tạo nên tiếng nói của bản thân Từ đó, giúp cho quá trình lãnh đạo thuận lợi, đem lại hiệu quả công việc cao

3 Các hình thức trong giao tiếp.

a Giao tiếp bằng lời nói.

Là hình thức giao tiếp thông dụng nhất, thông qua việc sử dụng lời nói để truyền đạt thông tin

VD :

b Giao tiếp bằng văn bản.

Bao gồm các hình thức giao tiếp bằng Email, tin nhắn, ghi chú, báo cáo, tài liệu…

VD :

Trang 5

- Gửi email để trao đổi thông tin và yêu cầu

c Giao tiếp bằng hành động.

Là hình thức giao tiếp sử dụng ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, biểu hiện khuôn mặt, thái độ, phong cách ăn mặc,…

VD :

nhân

II Các kỹ năng giao tiếp cụ thể

1 Kỹ năng tiếp khách

Khách là gì?

Là người từ nơi khác đến với tính cách xã giao, trong quan hệ với người đón tiếp

và tiếp nhận

Tiếp khách là gì?

Là hoạt động mang tính chất lễ nghi, thể hiện mục đích chào đón, giao lưu, hợp tác,…

Nguyên tắc khi gặp gỡ

2 Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

a. Gọi đi :Tuân thủ nguyên tắc 5W1H ( what, who, where, when, why, how)

b Nhận điện thoại

hỏi thông tin người gọi, ghi lại lời nhắn

Trang 6

c Những điều cần lưu ý

vừa nói chuyện trong cuộc hội thoại

3 Cách sử dụng kỹ năng giao tiếp tốt

a Chuẩn bị trước khi giao tiếp

Trước khi gặp khách hàng, đối tác, hãy tập nói trước gương, đặc biệt là nếu cuộc gặp đó có tính quan trọng cao Ghi chú các thông tin cần thiết để trình bày, trao đổi, đồng thời chọn cách thức giao tiếp phù hợp với khách hàng Kỹ năng giao tiếp này giúp tạo sự tự tin, chuyên nghiệp trước khi gặp khách hàng

và tránh được các sai sót do thiếu chuẩn bị

b Nói chuyện rõ ràng, mạch lạc

Khi giao tiếp với khách hàng, cần đảm bảo thông điệp được truyền đạt một cách rõ ràng và dễ hiểu Điều này giúp cho khách hàng hiểu được vấn đề một cách chính xác, đồng thời tránh được sự hiểu nhầm hoặc các vấn đề không đáng có Kỹ năng giao tiếp mạch lạc, có trình tự logic cũng rất quan trọng để giữ cho cuộc trao đổi diễn ra suôn sẻ, tránh được sự mất tập trung hoặc những giây phút im lặng không cần thiết Từ đó tạo được ấn tượng tốt với khách hàng và tăng khả năng thành công trong công việc

c Thái độ thân thiện

Kỹ năng giao tiếp với thái độ thân thiện giúp tạo ra một môi trường thoải mái, năng lượng và tích cực, giảm sự căng thẳng và giúp cuộc trò chuyện trở nên tự nhiên hơn Hơn nữa, thái độ thân thiện cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ đồng nghiệp, khách hàng và đối tác lâu dài, bền vững

d Linh hoạt trong phong cách giao tiếp

Trang 7

Mỗi phong cách giao tiếp sẽ phù hợp trong các tình huống khác nhau Để sử dụng tốt nhất kỹ năng giao tiếp, hãy cố gắng quan sát, thấu hiểu đối tượng và lựa chọn phong cách hiệu quả nhất để giao tiếp với họ

Ví dụ : Nếu đang trong quá trình tìm kiếm việc làm, tốt hơn hết chúng ta nên gửi một email trang trọng hoặc gọi điện trực tiếp cho nhà tuyển dụng Tùy thuộc vào tình huống, thậm chí có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng cách dùng một câu chuyện hay một bức thư nói về mục tiêu, ý định của mình trong công việc…

e Phê bình mang tính chất xây dựng

Phê bình mang tính chất xây dựng giúp nhân viên hiểu được những điểm mạnh và điểm cần cải thiện của mình trong công việc một cách khách quan

Kỹ năng giao tiếp này cũng sẽ giúp họ tiếp nhận phản hồi một cách tích cực và

có động lực để cải thiện vấn đề Nhà quản lí hãy tập trung vào vấn đề cần cải thiện thay vì cố gắng tìm lỗi lầm và chỉ trích nhân viên, tránh dùng từ ngữ mang hơi hướng cá nhân Đồng thời tạo ra bầu không khí thoải mái, tôn trọng, lắng nghe và trao đổi một cách thiện chí

Điều chỉnh ngữ điệu, tốc độ nói và cách diễn đạt phù hợp là một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp hiệu quả:

Về ngữ điệu : Người nói cần phải điều chỉnh giọng nói, biểu cảm và cử chỉ để truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và chân thật nhất

VD : Trưởng phòng muốn truyền đạt thông tin về một dự án quan trọng đến đội ngũ nhân viên của mình, cần sử dụng giọng điệu rõ ràng, nét mặt nghiêm túc…thể hiện được tầm quan trọng của dự án đó

Về tốc độ nói : điều chỉnh phù hợp để người nghe có thể hiểu hết câu

chuyện, thông điệp Nếu nói quá nhanh, đối phương có thể bị bối rối và không thể hiểu được nội dung, thông điệp mà người nói muốn truyền tải Nếu nói quá chậm, người nghe có thể cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi

g Sử dụng những câu hỏi mở

Bằng cách đặt ra những câu hỏi mở, chúng ta có thể thúc đẩy sự tương tác và trao đổi ý kiến giữa mình và người nghe, giúp cho cuộc trò chuyện trở nên sâu sắc, ý nghĩa hơn Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sự dụng câu hỏi mở không phải lúc nào cũng là phương pháp tối ưu Chẳng hạn nếu một nhân viên đặt những câu hỏi quá rộng và không cung cấp đủ thông tin cụ thể, điều này có thể gây gián đoạn và lãng phí thời gian của nhóm trong quá trình thảo luận về một dự án

4 Các kỹ năng giao tiếp hiệu quả khi làm việc nhóm.

Trang 8

a Hiệu quả của việc giao tiếp trong nhóm.

sức cho thành công chung của tập thể khi cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được chúng

được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ những thành viên khác trong nhóm Thúc đẩy quản lí theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của các thành viên nhóm

những nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi bản năng Thông qua việc quản lí theo nhóm, các thành viên có thể biết được điểm mạnh và điểm yếu của nhau để có sự phân công công việc hiệu quả và mang lại sự hiệu quả và mang lại sự hoản thiện trong làm bài nhóm

tạo để đưa ra các quyết định đúng đắn

b Thái độ ứng xử của các thành viên trong nhóm khi giao tiếp

tương tác các thành viên trong nhóm

-III Đành giá mức độ từng kỹ năng đã học

1 Điểm mạnh (Strengths)

Trang 9

- Có tính kiên nhẫn và kiềm chế cảm xúc tốt

2 Điểm yếu (Weaknesses)

khuyên của người khác

3 Cơ hội (Opportunities)

Việt Nam

kinh nghiệm và tham gia các hoạt động trong trường và các câu lạc bộ

no mặc ấm mà là ăn ngon mặc đẹp

4 Thách thức (Threats)

thực tế

IV Kế hoạch rèn luyện đối với từng kỹ năng

1 Đừng lắng nghe một cách thụ động

Không lắng nghe một câu chuyện một cách thụ động, lắng nghe nhưng không hiểu vấn đề, sẽ khiến mất điểm trong mắt người đối diện Trở thành một người lắng nghe tích cực, có cử chỉ đồng cảm, hay lời nói góp ý thay vì ngồi nghe thụ động không cảm xúc

2 Không ép bản thân phải nói nhiều hơn mức cần thiết

Chỉ nên nói vừa đủ, không nên trình bày quá nhiều, thể hiện quá lố, điều này sẽ

dễ khiến người đối diện cảm thấy mệt mỏi

3 Tin rằng lời nói có giá trị

Để cải thiện kỹ năng giao tiếp cho mình, hướng nội thì nên tin rằng những nội dung nói đều có giá trị Khi bạn nhận thức được việc lời nói của mình có giá trị sẽ

tự tin hơn và sẵn sàng mở lòng để chia sẻ nhiều điều hay ho đến mọi người

Trang 10

4 Chuẩn bị trước cho các buổi họp

Bất cứ ai cũng cần phải chuẩn bị nội dung trước các buổi họp Khi biết rằng nên làm gì thì mình sẽ tự tin hơn khi nói chuyện

5 Sẵn sàng đối mặt với nỗi sợ giao tiếp

Kể cả khi bạn rất tự tin vào nội dung đã chuẩn bị và rèn luyện mọi thứ hoàn hảo thì vẫn sẽ có thể xảy ra những vấn đề phát sinh không lường trước được Vậy nên hãy chuẩn bị trước tinh thần sẽ đối mặt với mọi tình huống có thể xảy ra, can đảm đón nhận và mạnh mẽ vượt qua nỗi sợ giao tiếp

6 Tránh lỗi cần tránh trong giao tiếp

LỜI KẾT THÚC

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng cần được rèn luyện thường xuyên Qua quá trình tự đánh giá và đề

ra kế hoạch rèn luyện, em nhận thấy rằng mình cần phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân và hoàn thiện chính mình.

Việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng lại cho sinh viên, đưa ra những giải pháp giúp đỡ sinh viên từng bước nâng cao năng lực trong giao tiếp Thấy được tầm quan trọng của kỹ năng này cùng với những khó khăn cần phải vượt qua để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Em hy vọng bài tiểu luận này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn học sinh, sinh viên đang tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp, giúp các bạn có động lực để hoàn thiện chính mình và nâng cấp trở thành một phiên bản tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 11/07/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w