1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp bản thân anh chị cần rèn luyện những nội dung nào trong các nội dung của học phần kỹ năng giao tiếp 2

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp, bản thân anh/ chị cần rèn luyện những nội dung nào trong các nội dung của học phần Kỹ năng Giao tiếp 2.
Tác giả Nguyễn Hồ Quỳnh Thư
Người hướng dẫn Th.s Phạm Quỳnh Anh, T.s Bùi Hồng Quân, T.s Đỗ Tất Thiên
Trường học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Kỹ năng Giao tiếp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

PHẦN 2: CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỤ THỂ Kỹ năng quản trị cuộc đời là khả năng tự điều hành và quản lý mọi khía cạnh của cuộc sống một cách hiệu quả và cân bằng.. Ngoài ra, việc xây dựng mối

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC

♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

KỸ NĂNG GIAO TIẾP HỌC PHẦN 2

ĐỀ TÀI: ĐỂ RÈN LUYỆN VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP, BẢN THÂN ANH/ CHỊ CẦN RÈN LUYỆN NHỮNG NỘI DUNG NÀO TRONG CÁC NỘI DUNG CỦA HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP 2

GVHD : Th.s PHẠM QUỲNH ANH

T.s BÙI HỒNG QUÂN T.s ĐỖ TẤT THIÊN SVTH : NGUYỄN HỒ QUỲNH THƯ MSSV : 2311556322

KHÓA : 23 NGÀNH /CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC /QUẢN LÍ VÀ CUNG ỨNG

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

đã đưa môn học Kỹ năng giao tiếp vào trương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Phạm Quỳnh Anh, Thầy Đỗ Tất Thiên, Thầy Bùi Hồng Quân đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ năng giao tiếp của thầy cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang

để em có thể vững bước sau này

Bộ môn Kỹ năng thuyết trình là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Hồ Quỳnh Thư

Trang 4

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Giao tiếp là quá trình trao đổi thông điệp giữa các cá nhân hoặc nhóm người thông qua ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh và hành động Điều quan trọng của giao tiếp không chỉ là truyền đạt thông điệp mà còn là việc hiểu và phản ứng đúng cách với thông điệp của đối phương Đặc điểm của giao tiếp bao gồm sự lắng nghe tốt, khả năng giao tiếp hiệu quả, sự rõ ràng và chính xác trong truyền đạt ý kiến, cũng như khả năng xử lý xung đột và tạo mối quan hệ tích cực

Giao tiếp đóng vai trò quan trọng

trong đời sống sinh viên với nhiều

ứng dụng và ích lợi Sinh viên sử

dụng giao tiếp để tương tác với

bạn bè, giáo viên và đồng nghiệp

trong việc học tập, làm việc nhóm

và tham gia các hoạt động xã hội

Giao tiếp hiệu quả giúp sinh viên

thể hiện ý kiến, giải quyết xung

đột, xây dựng mối quan hệ và tạo

dựng uy tín trong cộng đồng học thuật và xã hội, đồng thời cung cấp cơ hội mở rộng mạng lưới xã hội và nghề nghiệp

Tóm lại, kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quyết định trong sự thành công cá nhân và nghề nghiệp Việc phát triển và rèn luyện kỹ năng này không chỉ mang lại lợi ích trong giao tiếp hàng ngày mà còn mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng trong cuộc sống

và sự nghiệp của mỗi người

PHẦN 2: CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỤ THỂ

Kỹ năng quản trị cuộc đời là khả năng tự điều hành và quản lý mọi khía cạnh của cuộc sống một cách hiệu quả và cân bằng Nó bao gồm khả năng đặt ra mục tiêu, lập

kế hoạch, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, xây dựng mối quan hệ, và phát triển bản thân Đặc điểm của kỹ năng quản trị cuộc đời bao gồm sự tự chủ, linh hoạt, kiên nhẫn, quyết đoán, và khả năng thích nghi với thay đổi Trong đời sống sinh viên, kỹ năng quản trị cuộc đời đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên tự chủ và

Trang 5

thành công Việc lập kế hoạch học tập, quản lý thời gian, và ứng phó với áp lực học tập là những ứng dụng cụ thể của kỹ năng này Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ xã hội, phát triển kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột cũng được tối

ưu hóa thông qua việc áp dụng

kỹ năng quản trị cuộc đời, giúp sinh viên tự tin và thành công hơn trong hành trình học tập và phát triển bản thân

Trang 6

Kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức công việc và lãnh đạo nhóm là những khả năng quan trọng trong môi trường làm việc và cuộc sống hàng ngày Làm việc nhóm đòi hỏi khả năng hợp tác, lắng nghe và thể hiện ý kiến một cách có tôn trọng Tổ chức công việc yêu cầu kỹ năng quản lý thời gian, ưu tiên công việc và phân công nhiệm

vụ Lãnh đạo nhóm hiệu quả bao gồm khả năng truyền cảm hứng, hướng dẫn và động viên thành viên nhóm Những kỹ năng này đều giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực và đạt được kết quả cao hiệu quả Trong đời sống sinh viên, kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức công việc và lãnh đạo nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất học tập và phát triển cá nhân Khi làm việc nhóm, sinh viên học cách hợp tác, chia sẻ ý kiến và tận dụng sức mạnh của đồng đội để giải quyết các vấn đề phức tạp Tổ chức công việc giúp sinh viên quản lý thời gian, xác định ưu tiên và hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả Đồng thời, việc phát triển kỹ năng lãnh đạo giúp sinh viên trở thành người tự tin, có khả năng thúc đẩy và định hình hướng đi của nhóm, đồng thời học được cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mọi người Những kỹ năng này không chỉ giúp sinh viên thành công trong học tập mà còn chuẩn bị cho họ sẵn sàng cho thế giới công việc sau này

Trang 8

Một số kỹ năng giao tiếp chuyên sâu bao gồm: kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trong

giao tiếp, kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp, kỹ năng quản lý cảm xúc Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu là khả năng hiển thị bản thân một cách chuyên nghiệp và đáng tin cậy ngay từ lần gặp đầu tiên Điều này bao gồm việc giao tiếp một cách tự tin, tỏ ra lịch lãm và biểu hiện sự quan tâm đến đối tác Lắng nghe và phản hồi

tích cực là khả năng nghe và hiểu người khác

một cách chân thành, đồng thời đưa ra phản hồi

tích cực và xây dựng Quản lí cảm xúc là khả

năng kiểm soát và biểu hiện cảm xúc một cách

lành mạnh và tích cực trong mọi tình huống

Những kỹ năng này không chỉ giúp tạo dựng

mối quan hệ mạnh mẽ mà còn là yếu tố then

chốt trong thành công cá nhân và chuyên nghiệp Trong đời sống sinh viên, kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu là cơ hội để gặp gỡ bạn bè mới, giáo viên, hoặc đối tác hợp tác trong dự án Kỹ năng này giúp học sinh nắm bắt cơ hội xã giao và mở rộng mạng lưới quan hệ Lắng nghe và phản hồi tích cực giúp họ hiểu rõ hơn về người khác, tạo

ra môi trường học tập tích cực và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp Quản lí cảm xúc giúp sinh viên tự tin, kiểm soát áp lực học tập và giải quyết xung đột một cách hiệu quả, tạo nên sự cân bằng và ổn định trong cuộc sống học đường

Trang 9

Hình 2.4.1 (3): Wheel of emotion Plutchik – Glints

(Nguồn: Glints (Bánh Xe Cảm Xúc Là Gì? Lý Thuyết, Cách Sử Dụng Và Ứng Dụng Thực

Tế, 2022) )

Trang 10

Kỹ năng tìm kiếm công việc, chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn xin việc là quy trình quan trọng trong việc tiến xa trong sự nghiệp Tìm kiếm công việc đòi hỏi khả năng nắm

bắt thông tin, xây dựng mạng lưới,

và tùy chỉnh hồ sơ để phản ánh sự phù hợp với vị trí Chuẩn bị hồ sơ đòi hỏi sự tổ chức, tinh chỉnh, và thiết kế chuyên nghiệp Phỏng vấn xin việc yêu cầu kỹ năng giao tiếp,

tự tin, và khả năng trả lời câu hỏi một cách chuyên nghiệp Kỹ năng tìm kiếm công việc, chuẩn bị hồ sơ

và phỏng vấn xin việc không chỉ là bước quan trọng trong việc khẳng định bản thân trên thị trường lao động mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên Bằng cách áp dụng những kỹ năng này, sinh viên có thể tìm kiếm được các cơ hội việc làm phù hợp, phát triển hồ sơ chuyên nghiệp, và tự tin tham gia các cuộc phỏng vấn Điều này giúp họ xây dựng nền tảng cho sự nghiệp tương lai và phát triển kỹ năng quan trọng trong cuộc sống

Trang 11

o Tự phát triển: luôn tìm cách học hỏi, phát triển kỹ năng mới và không ngừng nỗ lực để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình

o Tự quản lý cảm xúc: có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình trong các tình huống căng thẳng, biết cách tự an ủi

và động viên bản thân để vượt qua khó khăn

2 Điểm yếu

(Weaknesses):

o Kỹ năng giao tiếp: có thể gặp khó khăn trong việc truyền đạt ý kiến và suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và hiệu quả Điều này có thể tạo ra sự hiểu lầm và gây rối trong quan hệ

o Kỹ năng giải quyết vấn đề: gặp khó khăn trong việc phân tích và giải quyết vấn đề một cách logic, cần cải thiện khả năng này để tăng khả năng đối mặt với thách thức

o Tự nhận thức: chưa đánh giá đúng được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, dẫn đến việc không tận dụng hết tiềm năng và cơ hội mà mình có

o Trải nghiệm công việc: có thể tìm kiếm các cơ hội thực tập hoặc làm việc thêm để áp dụng những kỹ năng đã học vào thực tế và phát triển kỹ năng mới

Trang 12

o Học từ người khác: nên tận dụng cơ hội được học hỏi từ người khác, bao gồm giáo viên, cố vấn, đồng nghiệp và các nhà lãnh đạo trong cộng đồng

o Phản hồi: Sử dụng phản hồi từ người khác để cải thiện bản thân và phát triển những khía cạnh cần thiết trong quá trình quản trị cuộc đời

4 Thách thức

(Threats):

o Thách thức trong việc duy trì động lực: Mặc dù đã đặt

ra mục tiêu và kế hoạch, thách thức nằm ở việc duy trì động lực và sự kiên trì để theo đuổi đến cùng Đôi khi

có thể gặp trở ngại và thất bại, và khả năng vượt qua chúng là điều quan trọng

o Áp lực từ xã hội: Xã hội đặt ra nhiều kỳ vọng và tiêu chuẩn về thành công, hạnh phúc và thành tựu Áp lực này có thể tạo ra cảm giác căng thẳng và không chắc chắn về bản thân, đặc biệt khi mình cảm thấy không đạt được những tiêu chuẩn đó

o Thách thức từ môi trường làm việc: Môi trường làm việc

có thể phức tạp và đầy thách thức, đặc biệt khi mình phải đối mặt với áp lực từ cấp trên, đồng nghiệp, và yêu cầu công việc khắt khe

o Sự thiếu ổn định: Cuộc sống có thể không luôn ổn định

và dễ dàng dự đoán Sự thay đổi đột ngột trong công việc, tình cảm hay tình hình gia đình có thể ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất làm việc của mình

o Thách thức từ mối quan hệ: Mối quan hệ xã hội, gia đình

và tình cảm có thể đem lại cảm giác hạnh phúc và ủng

hộ, nhưng đồng thời cũng có thể gây ra căng thẳng và xung đột Việc quản lý mối quan hệ đòi hỏi sự thông cảm, kiên nhẫn và kỹ năng giao tiếp

o Thách thức từ tâm lý: Cảm xúc như lo lắng, lo sợ và tự

ti thể ảnh hưởng đến quá trình quản trị cuộc đời

Trang 13

Kỹ năng Làm việc nhóm – Tổ chức công việc – Lãnh đạo nhóm hiệu

quả

1 Điểm mạnh

(Strengths):

*Kỹ năng làm việc nhóm:

o Khả năng lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác

o Tính linh hoạt và sẵn sàng hợp tác với các thành viên khác trong nhóm

o Sự kiên nhẫn và kiên trì trong việc giải quyết xung đột

và giữ được sự cởi mở trong nhóm

*Kỹ năng tổ chức công việc:

o Có khả năng lên kế hoạch, xác định mục tiêu và phân chia công việc một cách hiệu quả

o Sự tỉ mỉ và quản lý thời gian tốt để hoàn thành công việc theo đúng tiến độ

o Khả năng ưu tiên công việc theo tầm quan trọng và khẩn cấp

o Sự tự chủ và tự quản lý công việc để đạt hiệu quả cao

o Khả năng giữ được sự cân bằng giữa động viên và đưa

ra hướng dẫn trong công việc

2 Điểm yếu

(Weaknesses):

o Dễ bị áp đặt bởi áp lực và căng thẳng trong công việc

o Thiếu tự tin trong giao tiếp: Mặc dù có khả năng lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác, nhưng đôi khi cảm thấy thiếu tự tin khi phải truyền đạt ý kiến và suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và hiệu quả

o Thiếu khả năng ưu tiên công việc: Mặc dù có khả năng lên kế hoạch và phân chia công việc, nhưng đôi khi gặp khó khăn trong việc đánh giá và ưu tiên công việc theo tầm quan trọng và khẩn cấp

Trang 14

o Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt trong lãnh đạo: Dù có khả năng truyền cảm hứng và động viên các thành viên trong nhóm, nhưng đôi khi gặp khó khăn trong việc duy trì sự kiên nhẫn và linh hoạt khi đối mặt với những thách thức

tổ chức công việc một cách hiệu quả

o Tham gia vào các câu lạc bộ và tổ chức sinh viên: có thể tham gia vào các câu lạc bộ và tổ chức trong trường để

có cơ hội lãnh đạo nhóm, tổ chức sự kiện và quản lý các hoạt động hàng ngày của tổ chức

o Thực tập và làm việc thêm: Các cơ hội thực tập và làm việc thêm cung cấp môi trường thực tế để bản thân học cách làm việc nhóm trong môi trường công ty, tổ chức công việc và phát triển kỹ năng lãnh đạo

o Học từ người khác: Việc hợp tác với người khác, học hỏi từ những người có kinh nghiệm và nhận phản hồi là

cơ hội quý báu để phát triển kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo

4 Thách thức

(Threats):

o Thách thức về sự đa dạng: Mỗi thành viên trong nhóm

có đặc điểm và phong cách làm việc khác nhau Quản lý

sự đa dạng này có thể là một thách thức, nhưng cũng là một cơ hội để học hỏi và tận dụng sức mạnh từ sự khác biệt

o Áp lực thời gian: Thường xuyên, các dự án hoặc nhiệm

vụ trong nhóm đặt ra áp lực về thời gian Điều này có thể làm cho việc tổ chức công việc trở nên khó khăn và

Trang 15

yêu cầu khả năng ưu tiên công việc một cách thông minh

để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ

o Thiếu sự đồng thuận và cam kết: Khi không có sự đồng thuận và cam kết trong nhóm, mục tiêu và kế hoạch có thể trở nên mơ hồ và khó thực hiện Điều này đặt ra thách thức cho việc xây dựng lòng tin và sự cam kết từ tất cả các thành viên

o Thách thức về quản lý hiệu suất: Quản lý hiệu suất là một phần quan trọng của lãnh đạo nhóm Đôi khi, việc đánh giá và thúc đẩy hiệu suất có thể gặp phải những khó khăn, đặc biệt là khi cần phải đối mặt với thành viên không đạt được tiêu chuẩn hoặc không hòa nhập vào nhóm

Kỹ năng Tạo ấn tượng ban đầu – Lắng nghe và phản hồi tích cực –

Quản lý cảm xúc

1 Điểm mạnh

(Strengths):

*Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu:

o Tự tin: có khả năng tự tin khi giao tiếp với người khác, giúp tạo ra ấn tượng tích cực

o Lắng nghe tích cực: có kỹ năng lắng nghe tốt, hiểu rõ và thấu hiểu ý kiến của đối tác

o Tư duy linh hoạt: linh hoạt trong việc phản ứng và đưa

ra giải pháp trong các tình huống giao tiếp khác nhau

o Sự quan tâm: thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với người khác, giúp tạo cảm giác thoải mái và tin tưởng

o Tư duy tích cực: luôn tìm kiếm điểm mạnh và nỗ lực làm nổi bật những điểm tích cực trong giao tiếp của mình

*Kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực:

o Sự tập trung: có khả năng tập trung cao độ khi lắng nghe,

từ đó hiểu rõ ý kiến và cảm xúc của người khác

Trang 16

o Không đánh giá: thể hiện sự không đánh giá và lắng nghe mở lòng, tạo điều kiện cho người khác chia sẻ tự

*Kỹ năng quản lí cảm xúc:

o Tự nhận thức: nhận biết và hiểu biết về cảm xúc của bản thân, có thể điều chỉnh và quản lý chúng một cách hiệu quả hơn

o Kiểm soát: làm chủ tình hình và phản ứng một cách điều

o Quyết đoán: Khả năng ra quyết định và hành động dựa trên cảm xúc một cách cân nhắc và đúng đắn là một điểm mạnh của kỹ năng quản lý cảm xúc

2 Điểm yếu

(Weaknesses):

*Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu:

o Thiếu kiến thức hoặc kỹ năng: Thiếu kiến thức hoặc kỹ năng về lĩnh vực cụ thể có thể làm giảm sự tự tin và khả năng tạo ấn tượng ban đầu

o Khả năng giao tiếp không hiệu quả: Sự thiếu hiểu biết

về cách giao tiếp có thể dẫn đến việc không truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng hoặc không hiểu được thông điệp của đối tác

o Thiếu kỹ năng thuyết phục: Không có khả năng thuyết phục hoặc làm cho người khác tin tưởng vào ý kiến hoặc quan điểm của mình

*Lắng nghe và phản hồi tích cực:

o Sự thiếu rõ ràng trong phản hồi: Phản hồi không rõ ràng, không cung cấp thông tin cần thiết, làm mất điểm trong mắt người nhận phản hồi

Ngày đăng: 22/07/2024, 08:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w