1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp bản thân anh chị cần rèn luyện những nội dung nào trong các nội dung của học phần kỹ năng giao tiếp 2

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP 2 Đề tài: Để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp, bản thân anh /chị cần rèn luy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP 2

Đề tài: Để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp, bản thân anh /chị cần rèn luyện những nội dung nào trong các nội dung của học phần kỹ năng giao tiếp 2

Giảng viên hướng dẫn:Nguyễn Hữu Phúc-Trần Thị Thanh Trà-Bùi Hồng Quân-Đỗ Tất Thiên

Sinh viên thực hiện: Trần Minh Đạt MSSV: 2311552988

Khóa: K23

Ngành: Công nghệ thông tin

Tp.HCM, tháng 07 năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP 2

Đề tài: Để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp, bản thân anh /chị cần rèn luyện những nội dung nào trong các nội dung của học phần kỹ năng giao tiếp 2

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Phúc - Trần Thị Thanh Trà - Bùi Hồng Quân-Đỗ Tất Thiên

Sinh viên thực hiện: Trần Minh Đạt MSSV: 2311552988

Khóa: K23

Ngành: Công nghệ thông tin

Tp.HCM, tháng 07 năm 2024

Trang 3

Lời mở đầu

Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt thông tin, suy nghĩ và cảm xúc của mình đến người khác một cách hiệu quả Điều này bao gồm khả năng lắng nghe, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, và biểu đạt thông điệp một cách rõ ràng, logic và linh hoạt Kỹ năng giao tiếp không chỉ giúp bạn xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công trong học tập, công việc và nhiều lĩnh vực khác.

Với kỹ năng giao tiếp tốt, chúng ta có thể dễ dàng thể hiện những ý tưởng của mình, làm việc hiệu quả với đồng nghiệp và tạo được sự tin tưởng từ người khác Do đó, hãy dành thời gian để rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp của mình

Việc giao tiếp tốt khiến ta có thêm tự tin khi tiếp xúc, trò chuyện và chia sẻ với mọi người Nếu có khả năng giao tiếp tốt, chúng ta có thể dễ dàng đưa ra những quan điểm, giải thích ý tưởng và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả Bên cạnh đó việc chủ động trong giao tiếp có thể giúp quá trình trao đổi thông tin diễn ra suôn sẻ, xây dựng mối quan hệ tốt hơn và giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn

Và trong môi trường phát triển mạnh mẽ, đầy tính cạnh tranh như hiện nay thì một người có chuyên môn giỏi, kiến thức chuyên sâu, nỗ lực hết mình đến đâu cũng sẽ không thành công được nếu họ thiếu đi sự giao tiếp với mọi người Không có sự trao đổi thông tin, sự giúp đỡ hay sự tin tưởng của những người xung quanh thì họ khó mà chạm tới sự thành công Trao đổi, giao tiếp với mọi người là kỹ năng cũng như là chìa khóa dẫn đến sự thành công

Bên cạnh đó, việc trau dồi bản thân kết hợp với rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức công việc, lãnh đạo nhóm, cũng làm cho bản thân chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn và trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn trong tương lai

Trang 4

Mục lục:

I Tổng quan về kỹ năng giao tiếp 1

1 Kỹ năng giao tiếp là gì? 1

2 Các yếu tố tạo nên giao tiếp 1

3 Tầm quan trọng của giao tiếp 1

4 Các hình thức trong giao tiếp 2

II Các kỹ năng giao tiếp cụ thể 2

1 Kỹ năng quản trị cuộc đời 2

2 Một số kỹ năng chuyên sâu 3

III Đánh giá mức độ từng kỹ năng đã học 4

1 Điểm mạnh (Strengths) 4

2 Điểm yếu (Weaknesses) 4

3 Cơ hội (Opportunities) 4

Hình ảnh: đuợc tải tại : Google Hình ảnh

Trang 5

I Tổng quan về kỹ năng giao tiếp

1 Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt thông tin và ý tưởng một cách hiệu quả giữa các cá nhân hoặc nhóm Đây là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và nghề nghiệp, và có thể được áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau, từ giao tiếp trong mối quan hệ cá nhân đến giao tiếp trong môi trường làm việc.

2 Các yếu tố tạo nên giao tiếp:

- Ngôn ngữ: sử dụng câu từ, ngữ điệu, ngữ khí một cách

phù hợp để truyền đạt thông tin mà mình muốn chia sẻ đến người nghe một cách ngắn gọn, dễ hiểu

- Lắng nghe: không chỉ dùng lời nói, việc lắng nghe cũng

quan trọng không kém Việc lắng nghe thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng người khác Việc lắng nghe tốt giúp bản thân tăng cường sự hiểu biết và dễ dàng tạo sự đồng thuận hơn

- Quan điểm, góc nhìn: sau lắng nghe thì việc nhìn nhận

và đưa ra quan điểm một cách logic và thuyết phục để người khác đồng thuận cũng là một trong những yếu tố quan trọng

- Giao tiếp phi ngôn ngữ: gồm những hành động, cử chỉ,

biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể của bản thân và biết cách đọc giao tiếp phi ngôn ngữ của đối tượng đang giao tiếp

Trang 6

- Giải quyết xung đột: giải quyết các mâu thuẫn và xung đột

trong giao tiếp giúp giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong ứng xử, giao tiếp

- Tự tin: giọng nói tự tin, dứt khoác, phát âm rõ ràng mạch

lạc, âm lượng vừa phải khi diễn đạt ý tưởng hoặc nêu quan điểm bản thân trước đám đông

- Kiên nhẫn: kiên nhẫn và thấu hiểu khi người khác chưa

hiểu hay chưa đồng ý ngay lập tức với ý tưởng, quan điểm mà bản thân đưa ra

- Tương tác: tạo mối quan hệ tốt đẹp và tương tác

trong cộng đồng xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp,

3 Tầm quan trọng của giao tiếp:

Trang 7

Giao tiếp là kỹ năng vô cùng quan trọng và rất cần thiết để trau dồi và rèn luyện Bản thân sẽ sẽ làm chủ được mọi cuộc trò chuyện, thảo luận, qua đó nâng cao giá trị bản thân trong mắt người khác Hiện nay nó đã trở thành cầu nối giúp gắn kết mọi người lại với nhau qua đó giúp chúng ta dễ dàng truyền tải thông điệp, ý tưởng mà mình mong muốn đến với mọi người xung quanh.

4 Các hình thức trong giao tiếp:

4.1 Giao tiếp bằng lời nói:

- Đây là hình thức thông dụng nhất, thông qua việc sử dụng lời nói để truyền đạt thông tin đến người khác

- Ví dụ: phát biểu, nêu ý kiến trong giờ học, thuyết trình trước lớp, đưa ra ý tưởng đề xuất trong cuộc họp,

4.2 Giao tiếp bằng văn bản:

- Là hình thức dùng tin nhắn, ghi chú, báo cáo, email, để truyền đạt thông tin

- Ví dụ: gửi tin nhắn để thông báo hoặc thảo luận bài tập, viết mail trao đổi thông tin,

II Các kỹ năng giao tiếp cụ thể:

1 Kỹ năng quản trị cuộc đời:

- Để quản trị được cuộc đời trước hết phải hiểu rõ bản thân,tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của mình để có chiến lược trau đồi, khắc phục rõ ràng.

- Khả năng lãnh đạo bản thân: quản lý được thời gian, cảm xúc, suy nghĩ, lời nói, năng lượng của bản thân cũng là một phần trong kỹ năng quản trị cuộc đời.

Trang 8

- Thiết lập mục tiêu cuộc đời (SMART GOAL): thiết lập mục tiêu và đảm bảo các mục tiêu đã được hoàn thành.

Mục tiêu cuộc đời - SMART GOAL

Trang 9

2 Một số kỹ năng chuyên sâu:

2.1 Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp:

- Là những nhận xét của chúng ta về đối tượng được hình thành trong thời gian đầu của cuộc gặp gỡ hoặc lần gặp gỡ đầu tiên (thiện cảm hay ác cảm, trung tính…)

- Xây dựng một ấn tượng ban đầu tốt sẽ giúp chúng ta dễ dàng tạo thiện cảm và dễ giao tiếp hơn

2.2 Kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực:

- Lắng nghe là tiếp nhận thông tin qua thính giác đi kèm với trạng thái chú ý Lắng nghe giúp con người hiểu được nội dung thông tin và cả những trạng thái cảm xúc, tình cảm của người nói.

- Lợi ích của việc lắng nghe: Thu thập được nhiều thông tin hơn, hiểu được người nói, lấy được ý kiến của người nói,cho lời khuyên phù hợp và chính xác hơn, tạo nên bầu không khí lắng nghe trong giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt đẹp.

- Và khi lắng nghe một cách hiệu quả, ta sẽ đưa ra được những phản hồi chính xác khiến cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn

Trang 10

2.3 Kỹ năng quản lí cảm xúc:

- Là khả năng nhận biết, điều chỉnh các cảm xúc trong bản thân và trong các tình huống giao tiếp, làm việc với người khác Bao gồm khả năng nhận thức về cảm xúc của mình, biết cách thể hiện, điều chỉnh cảm xúc một cách hợp lý và hiểu sâu hơn về tác động của cảm xúc đó đối với chính mình và người khác.

2.4 Kỹ năng làm việc nhóm:

tác tích cực với các thành viên khác để cùng hoàn thành tốt đẹp các mục tiêu chung Làm việc nhóm sẽ giúp bạn có thể phát triển kỹ năng cá nhân, thu nạp thêm kiến thức, kinh nghiệm của người khác cho bản thân đồng thời mang lại những giá trị về mặt vật chất và tinh thần cho tập thể và mỗi cá nhân.

III Đánh giá mức độ từng kỹ năng đã học:

1 Điểm mạnh (Strengths):

- Dễ thích nghi với môi trường mới

- Biết lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra quan điểm, lời khuyên phù hợp - Quản lí thời gian khá hiệu quả

- Thật thà, có tính kiên nhẫn và không ngại thử thách, gian khó

- Ham học hỏi, sẵn sàng nâng cao kiến thức bản thân để hoàn thiện hơn qua từng ngày 2 Điểm yếu (Weaknesses):

- Chưa quản lí cảm xúc tốt, dễ xúc động - Chưa tự tin trước đám đông

- Giao tiếp ngoại ngữ chưa tốt - Kinh nghệm thực tế khá ít

3 Cơ hội (Opportunities):

- Đang được học tập và đào tạo tại môi trường năng động, cơ sở vật chất hiện đại, nhiều cơ hội tiếp xúc và phát triển

Trang 11

- Quý thầy cô và các anh chị khóa trên nhiệt tình giúp đỡ, kịp thời đưa ra lời khuyên hữu ích giúp bản thân hoàn thiện hơn

- Có cơ hội được tham quan các công ty có quy mô lớn nhỏ liên quan đến chuyên ngành đang theo học

- Trường và các câu lạc bộ có nhiều hoạt động để bản thân tham gia trau dồi kinh nghiệm

4 Thách thức (Threats):

- Sự cạnh tranh và đổi mới hằng ngày của xã hội ngày một cao đòi hỏi bản thân phải không ngừng học tập và tiếp thu những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để theo kịp những bước tiến mới của xã hội

- Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, mong muốn có thêm nhiều cơ hội để thử sức, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân

- Chưa tìm ra được chất riêng cũng như định hướng lâu dài cho bản thân

IV Kế hoạch rèn luyện đối với từng kỹ năng:

1 Lắng nghe:

Hãy lắng nghe một cách chân thành khi người khác nói chuyện, đừng gián đoạn hay ngắt lời họ, hãy luôn theo dõi cuộc trò chuyện và có những lời góp ý phù hợp theo thời điểm và hãy hiểu thật rõ ý kiến hoặc mong muốn của người đó trước khi đưa ra phản hồi để cuộc nói chuyện luôn sôi nổi, thoải mái không bị gò bó

2 Tạo sự thân thiện:

Truyền đạt thông tin, ý tưởng hay đề xuất của bản thân một cách tự tin và chân thành nhất để mọi người cảm nhận được sự hòa nhã thân thiện của mình

Luôn giữ tinh thần thoải mái, nở một nụ cười tạo cho mọi người sự thiện cảm

3 Tạo sự đồng cảm:

Đặt bản thân vào vị trí của người khác để suy nghĩ và cảm nhận thì mới thấu hiểu và có được sự đồng cảm với người đó

4 Thể hiện sự tôn trọng đối với quan điểm của người khác:

Chủ động lắng nghe quan điểm, suy nghĩ cá nhân của người khác, không áp đặt họ phải suy nghĩ theo góc nhìn bản thân

5 Chuẩn bị trước cho những cuộc hẹn quan trọng:

Luyện tập và chuẩn bị sẵn sàng những nội dung, vấn đề mà đối phương có thể đưa ra một cách kĩ càng Khiến bản thân tự tin và không lúng túng, ậm ờ, gây mất điểm trong mắt đối phương khi giao tiếp

6 Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ phản chiếu:

Trang 12

Kết hợp lời nói cùng với biểu cảm gương mặt hay cử chỉ cơ thể để sự diễn đạt thu hút, sinh động hơn, kích thích đối phương muốn lắng nghe mình nói

7 Tránh một số lỗi giao tiếp hay mắc phải:

- Nói lí nhí, vòng vo, ậm ừ - Nói quá to khi không cần thiết

- Ngắt lời người khác khi họ đang trình bày - Không nhớ tên người đang giao tiếp với mình - Không có sự chuẩn bị trước

- Không kềm chế được cảm xúc bản thân - Chê bai, nói xấu người khác

- Có hành động, thái độ không tôn trọng người khác

Ngày đăng: 06/08/2024, 20:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w