1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích luận điểm của hồ chí minh đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố cũng như ngọc càng mài càng sáng vàng càng luyện càng trong

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤCI.MỞ ĐẦU………..………2II.PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM………3III.Ý NGHĨA CỦA LUẬN ĐIỂM VỚI VIỆC RÈN LUYỆN CỦASINH VIÊN……….6o Tầm quan trọng của đạo đức trong cuộc sống và học tập:o Phương pháp rèn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-o0o -HỌC PHẦN:Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bài Tập Tự Luận Cá Nhân

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Đạo đức cách mạngkhông phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉhàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng màicàng sáng, vàng càng luyện càng trong” Ý nghĩa của luận điểmđối với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Chí ThiệnSinh viên thực hiện: Ngô Thị Minh Quyên

Mã sinh viên: 19240309

Hà Nội, ngày 07háng 07năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I.MỞ ĐẦU……… ………2II.PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM………3III.Ý NGHĨA CỦA LUẬN ĐIỂM VỚI VIỆC RÈN LUYỆN CỦA

SINH VIÊN……….6o Tầm quan trọng của đạo đức trong cuộc sống và học tập:o Phương pháp rèn luyện đạo đức cho sinh viên:

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích sâu luận điểm của Hồ ChíMinh: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấutranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng nhưngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” Luận điểm này

Trang 3

không chỉ phản ánh sâu sắc bản chất của việc rèn luyện đạo đức mà còn làkim chỉ nam cho sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân Thông qua việcphân tích và đánh giá ý nghĩa của luận điểm này, bài viết sẽ làm rõ tầmquan trọng của việc rèn luyện đạo đức đối với sinh viên hiện nay, từ đóđưa ra những đề xuất cụ thể nhằm nâng cao ý thức và hành động của sinhviên trong việc tu dưỡng và phát triển bản thân.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, chúng ta không chỉ hiểu rõ hơn vềquan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh mà còn có thể áp dụng những giá trịấy vào cuộc sống, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, văn minhhơn.

Trang 4

II PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM

Để làm rõ luận điểm :“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nódo đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng nhưngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” ta cần nhấn mạnhrằng đạo đức là gốc của người cách mạng Đầu tiên, chúng ta sẽ làm rõ quanđiểm về đạo đức cách mạng.

1.Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

- Quan điểm về nhứng chuẩn mực đạo đức cách mạng được thể hiện cụ thểqua những khía cạnh sau:

 Trung với nước, hiếu với dân

 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư  Thương yêu con người, sống có tình nghĩa  Tinh thần quốc tế trong sáng

a Trung với nưóc, hiếu với dân

Trang 5

- Là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩmchất khác

- Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước,tuyệt đối trung thành với Tổ quốc

- Hiếu với dân là phải thương dân, tin dân, thân dân, học hỏi dân, kính yêudân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.

b Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

- Là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi còn người,là yếu tố tạo nên sự giàu mạnh về vật chất và lớn mạnh về tinh thần của mỗiquốc gia

- Cần, kiệm, liêm, chính là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung vớinước, hiếu với dân”

c Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

- Thương yêu con người là tình cảm rộng lớn dành cho những ngườinghèo khổ, bị áp bức, không phân biệt giai cấp.

Trang 6

- Tình yêu thương phải dựa trên lập trường giai cấp công nhân và thể hiệnqua các mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em.

- Yêu thương con người đi liền với tôn trọng và nỗ lực nâng đỡ, dù đó lànhững người thất thời lầm lạc.

- Yêu thương không phải là bao che lỗi lầm, trở thành phe cánh, vì điềunày sẽ gây tổn thất cho cách mạng và đất nước.

- Yêu thương phải gắn với hành động cách mạng cụ thể, hướng tới giảiphóng con người, như tấm gương của Hồ Chí Minh.

d Có tinh thần quốc tế trong sáng

- Tôn trọng tất cả các dân tộc trên thế giới dù đó là dân tộc lớn hay nhỏ - Có tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, không phân

biệt dân tộc lớn, dân tộc nhỏ

- Có tinh thần bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc.

2. Phân tích cụ thể luận điển: “ Đạo đức cách mạng không phải trên trời

sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.”

Trang 7

- Luận điểm trên được cụ thể hơn qua những phân tích luận cứ sau:

Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

Đạo đức không phải là một phẩm chất bẩm sinh mà mỗi người đều có từ khisinh ra, mà là một tập hợp các giá trị, nguyên tắc và hành vi được hình thành vàphát triển qua quá trình giáo dục, học tập và rèn luyện Vậy nên để xây dựng chobản thể đạo đức mỗi cá nhân cần không ngừng trao dồi nhận thức và cụ thể hoáthành hành động, sao cho: nói đi đôi với làm.

Nói đi đôi với làm, Hồ Chủ tịch coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhât trongxây dựng một nền đạo đức mới Điều này được Hồ Chí Minh khẳng định tuefgiữa những năm 20 của thế kỷ XX trong tác phẩm đường cách mệnh Bản thânHồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm.Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh –đạo đức cách mạng Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giảcủa giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, Thậm chí nói mà không làm.Ngay sau thắng lợi của cách mạng tháng tám, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểuhiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ, “ vác mặt làm quan cách mạng”, nói

Trang 8

mà không làm sau này Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quanliêu, coi thường quần chúng của một số cán bộ, đảng viên “miệng thì nói dânchủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “ quan” chủ “ Miệng thì nói “ sự quầnchúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược vớiphương châm, chính sách của đảng và Chính phủ, làm tổn hại uy tín của đảng vàchính phủ trước nhân dân.

Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông.Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức Hồ Chí Minh đã cólần chỉ rõ: “nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đốivới họ một tấm gương sống còn có gí trị hơn một trăm bài diễn văn tuyêntruyền” Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã đào tạo các thế hệ cán bộ cách mạngtiền phong, mà còn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình

Hồ Chí Minh cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựngmột nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làmgương” Người nói: “ Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫnnhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chứccách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” Để làm được như thế,

Trang 9

phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt rất gần gũitrong đời thường, trong các lĩnh vực lao động sản xuất, trong chiến đấu, tronghọc tập… bởi theo Người, từng giọt nước chảy về một hướng mới thành suối,thành sông, thành biển cả không nhận thức được điều này là “chỉ nhìn thấyngọn mà quên mất gốc” Người nói: “ người tốt, việc tốt nhiều lắm Ở đâu cũngcó Ngành, giới nào, địa phường nào, lứa tuổi nào cũng có”.

Như vậy, một nền đao đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một cái nền rộnglớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hằngngày của toàn xã hội.

Xây đi đôi với chống.

Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây vàchống Trong đời sống hằng ngày, những hiện tượng tốt – xấu, đúng – sai, cáiđạo đức và cái vô đạo thường đan xen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vicủa những con người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người Chính vì vậyviệc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức rõ ràng không đơn giãn, muốn xâyphải chống, chống nhằm mục đích xây.

Trang 10

Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được tiến hành bằngcông việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới Việc giáodục đạo đức phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; phùhợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, từng lớp và trong từng môi trườngkhác nhau; phải khơi dậy được ý đạo đức lành mạnh ở mỗi người Hồ Chí Minhđã chỉ ra rằng, “mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải biết làmcho phần tốt ở trong lòng mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấubị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” Bản thân người tự giác cũngcó một phẩm chất đạo đức cao quý đối với mỗi người, mỗi tổ chức, trước hết làĐảng.

Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cai xấu, cái vô đạo đức trongđời sống hằng ngày Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ vàcách mạng, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trìchống mục tiêu chủ nghĩa đế quốc, chống những thói quen, tập quán lạc hậu vàloại trừ chủ nghĩa cá nhân Đây thực sự là “ một cuộc chiến đấu khổng lồ’ giữatiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng Để giành được thắng lợitrong cuộc chiến đấu này, điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên

Trang 11

truyền, vận động Hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sựlành mạnh, trong sạch về đạo đức

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập tựdo của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân Chỉ có trong hành động, đạo đức cáchmạng mới bộc lộ rõ những giá trị của mình Do vậy, đạo đức cách mạng đòi hỏimỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn, trong công việc,trong các mối quan hệ của mình, phải nhìn thẳng vào mình, không tự lừa dối,huyễn hoặc; phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của mình để phát huy và thấyrõ cái dở, cái xấu, cái ác của mình để khắc phục; phải kiên trì rèn luyện, tudưỡng suốt đời như công việc rửa mặt hằng ngày.

Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người màđạo đức là do con người tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thântích cực tu dưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấutranh cách mạng Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách mạngkhông phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà

Trang 12

phát triển, củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càngtrong”.

Nâng cao đạo đức trong tình hình mới, Đảng và nhân dân ta quán triệt tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh, ra sức bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, vận dụng cácnguyên tắc xây dựng đạo đức mà Người đã nêu ra.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức luôn luôn gắn liền với kinh tế Trung với nước, hiếuvới dân, suốt đời hy sinh cho cách mạng để giành lấy độc lập và tự do là nhằmxoá bỏ áp bức, bóc lột, phát triển kinh tế đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc chonhân dân, cho mỗi con người Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương tăng trưởngkinh tế phải đi đôi với phát triển mọi mặt của xã hội; phát triển kinh tế phải điđôi với phát triển văn hoá, đạo đức, con người Tinh thần này đã được thể hiệntrong câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trướchết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.

Học tập tư tưởng trong đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước tiếp tục cổđộng phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới, biểu dương các tập thể,

Trang 13

cá nhân có thành tích xuất sắc, dấy lên phong trào “người tốt việc tốt”, nêugương sáng đạo đức cách mạng để mọi người tôn vinh và noi theo.

của sinh viên hiện nay.

a Ý nghĩa

Luận điểm "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" có ý nghĩa sâu sắc đối với sinh viên ngày nay Nó nhấn mạnh vai trò của quá trình rèn luyện liên tục và bền bỉ trong việc xây dựng đạo đức và phẩm chất cá nhân Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của luận điểm này đối với sinh viên, ta có thể phân tích các khía cạnh sau:

1 Tự rèn luyện và phấn đấu không ngừng:

Trang 14

- Sinh viên không nên coi đạo đức, phẩm chất tốt đẹp là điều có sẵn hay dễ dàng đạt được Thay vào đó, họ cần phải tự mình nỗ lực, rèn luyện từng ngàyqua học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày.

- Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm và lòng bền bỉ Sinh viên cần phải không ngừng cải thiện bản thân, vượt qua các khó khăn và thử tháchđể trưởng thành và hoàn thiện hơn.

2 Ý thức về trách nhiệm cá nhân:

- Mỗi sinh viên cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựngđạo đức và phẩm chất cá nhân Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chính họ mà còn tác động đến cộng đồng và xã hội.

- Sinh viên cần hiểu rằng họ có trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với gia đình, nhà trường và đất nước Việc rèn luyện đạo đức là một phần quan trọng của trách nhiệm này.

3 Vai trò của môi trường học tập và sống:

Trang 15

- Môi trường học tập và sống có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện đạođức cho sinh viên Các hoạt động học tập, ngoại khóa, công tác xã hội và những mối quan hệ trong trường học đều góp phần vào quá trình này - Sinh viên cần tận dụng mọi cơ hội trong môi trường học tập để trau dồi kiến thức, kỹ năng và đạo đức Họ cũng nên tham gia vào các hoạt động xã hội để học cách sống vì cộng đồng và xây dựng tinh thần trách nhiệm.

4 Tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi:

- Giống như viên ngọc càng mài càng sáng, sinh viên cần có tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân Họ nên mở rộng kiến thức,rèn luyện kỹ năng và luôn giữ tinh thần ham học hỏi.

- Việc học tập không chỉ dừng lại ở kiến thức sách vở mà còn bao gồm kỹ năng sống, kỹ năng làm việc và đạo đức nghề nghiệp

 Tóm lại, luận điểm này khuyến khích sinh viên ngày nay không ngừng phấn đấu và rèn luyện để xây dựng đạo đức và phẩm chất cá nhân Điều này không

Trang 16

chỉ giúp họ trở thành những con người có đạo đức tốt mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

b Bài học cho thế hệ sinh viên hiện nay

Ngày nay trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi thế hệ trẻ bên cạnh trao dồi chuyên môn còn cầnchú trọng rèn luyện đạo đức theo tư tưởng và tâm gương chủ tịch Hồ Chí Minh.Từ cuộc đời Bác và quan điểm của Bác Hồ về đạo đức cách mạng và dựa trênquan điểm của Đảng ta về những phẩm chất cơ bản của con người Việt Namtrong giai đoạn mới, căn cứ vào hiện thức trong giai đoạn hiện nay chúng ta cầntăng cường giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, đặc biệt là thếhệ học sinh, sinh viên.

- Nhận thức được trách nghiệm của công dân trẻ, ý thức được tầm quantrọng của đạo đức cách mạng Thanh thiếu niên và sinh viên cần trao dồilòng “ trung với nước hiếu với dân” chính là giáo dục, rèn luyện lòng yêuquê hương, đất nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xãhội Có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp đưa quê hương đất nước phát

Trang 17

triển, giàu mạnh Từ đó quyết tâm học tập để phấn đầu vì mục tiêu củadân tộc, vì hoài bão làm giàu cho mình, cho gia đình, cho quê hương, đấnước.

- Bên cạnh đó, chúng ta- những thế hệ trẻ- những sinh viên cần phải rènluyện kiên trì, bền bỉ không ngừng vươn lên để chiếm lĩnh tri thức, làmchủ tri thức khoa học, đáp ứng yêu cầu ngày càng nâng cao của sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước Noi gương chủ tịchHồ Chí Minh không ngừng học tập rèn luyện liên tục một cách quyết liệtđể hoàn thành lý tưởng của bản thân là làm cho đất nước đất nước độclập, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành Không phụ lòngBác cũng như thế hệ ông cha ta đi trước, cùng sự diu dắt của Đảng, mỗichúng ta sống trong thời bình, là thế hệ vàng được hưởng điều kiện họctập và phát triển cần không ngừng rèn luyện chuyên môn và tu dưỡng đạođức, xứng đáng làm chủ nước nhà

- Ngoài hai yếu tố trên, chúng ta cần rèn luyện tinh thần đoàn kết, có ý thứctập thể, cộng đồng tương trợ lẫn nhau trong học tập, nghiên cứu khoa học,tích cực tham gia hoạt động chính trị-xã hội, nhân đạo, từ thiện Như chủ

Ngày đăng: 06/08/2024, 13:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w