1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài phân tích luận điểm của hồ chí minh thắng thực dân phong kiến tương đối dễ thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều

25 39 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chỉ rõ và nêu bật mục tiêu của chủnghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với chếđộ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN



BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀIPhân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Thắng thực dân phong kiến tương đối

dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

Lớp tín chỉ:Tư tưởng Hồ Chí Minh (124) – 01Danh sách thành viên:Trương Tiền Chuyển – 11221128

Khúc Chí Sơn – 11225622Phạm Phúc Hưng – 11222634Phan Văn Đức – 11221407Phạm Minh Quân – 11225397Nguyễn Văn Hào – 11222179Nguyễn Bảo Khánh – 11223044Nguyễn Đình Huy – 11222792Hoàng Trần Phong – 11225096Nguyễn Ngọc Linh - 11223607

Hà Nội, ngày 31/08/2024

Mục Lục

Lời mở đầu 3I.Cơ sở của luận điểm 5

Trang 2

1.2 Cơ sở thực tiễn 6

II Nội dung luận điểm 7

2.1 Giải thích ý nghĩa luận điểm: 7

2.2 Nội dung luận điểm: 8

III Ý nghĩa luận điểm 12

IV Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay 15

4.1 Đặt vấn đề 15

4.2 Thực tiễn Việt Nam hiện nay 16

4.3 Giải pháp: 17

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ 2 20

Trang 3

Lời mở đầu

Đất nước ta đang nỗ lực đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới vàhội nhập quốc tế sâu rộng, với thời cơ, thuận lợi và thách thức, khó khăn đanxen Nước ta đạt được những thành công như hôm nay là nhờ những đường lốichính sách đúng đắn của Đảng và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh Trongbối cảnh đó, việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởngđổi mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, là nền tảng tư tưởngvà cơ sở lý luận để xây dựng phương hướng, biện pháp nhằm hiện thực hóakhát vọng phát triển đất nước ngày càng hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã sống trọncuộc đời vì dân, vì nước Với “ham muốn tột bậc” là “làm sao cho nước tađược hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơmăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, Người luôn tìm tòi hướng đi, cách làmmới để đạt mục đích cao cả của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là hiện thâncủa tinh thần đổi mới, sáng tạo thành công Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ ChíMinh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người.Và vấn đề xây dựng con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấnđề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của chủ tịch Hồ ChíMinh

Ngay từ khi còn rất trẻ, với lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm tìm đường cứunước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lựa chọn hướng đi mới, phương pháptiếp cận mới: đi về phương Tây, tiếp thu những trào lưu tư tưởng mới để tìm kiếm conđường giải phóng dân tộc Cuộc đổi mới đầu tiên ấy của Người đã mang ý nghĩa quyếtđịnh vận mệnh cho đất nước Năm 1927, khi chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng, trongtác phẩm ‘Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã đề cập đến tư tưởng “đổi mới”,Người chỉ rõ: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt” Suốthành trình bôn ba khắp các châu lục, Người luôn tìm tòi cái mới, sáng tạo con đườngđi cho dân tộc, con đường mới chưa có tiền lệ: hiện thực hóa chủ nghĩa Mác - Lêninvào điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ

Năm 1941, sau khi trở về nước, đem theo ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga,Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thiện đường lối chiến lược, sách lược cách mạng để lãnh đạotoàn dân giành độc lập tự do, xây dựng nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.Quá trình lãnh đạo cách mạng là một quá trình đổi mới liên tục của Đảng và của Lãnhtụ Hồ Chí Minh Về công cuộc kiến thiết đất nước khi kháng chiến thành công, Người

Trang 4

nhấn mạnh: Đó “là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ranhững cái mới mẻ, tốt tươi” Theo Người, đổi mới là bản chất của cách mạng, của pháttriển, muốn phát triển cần thường xuyên đổi mới Bản Di chúc bất hủ mà Người để lạicho dân tộc là bản thiết kế những đường nét cơ bản của công cuộc kiến thiết đất nướcsau chiến tranh theo tinh thần đổi mới.

Trong tư tưởng của Người, đổi mới gắn với những việc làm ích nước lợi dân:“Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”,đồng thời xác định: đổi mới là sự nghiệp lâu dài, gian khổ, phức tạp Theo Người,“Thắng thực dân phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng, lạc hậu còn khó hơnnhiều”; đấu tranh xóa bỏ cái cũ, xây dựng cái mới là công việc cực kỳ to lớn, nặng nề,phức tạp và khó khăn, do vậy phải có kế hoạch tỉ mỉ, chuẩn bị chu đáo, thực hiện chắcchắn Người cho rằng thắng thực dân phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng vàlạc hậu còn khó hơn nhiều, rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng vĩ đại,vẻ vang nhất nhưng là cuộc cách mạng gay go nhất, phức tạp, khó khăn nhất, là cuộcchiến khổng lồ chống lại những gì cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốttươi Qua thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong những năm qua, chúngta càng thấm thía tư tưởng của Người Tư tưởng đổi mới của Người là tinh thần củaChủ nghĩa Mác - Lênin: đổi mới không phải phủ định sạch trơn mà là sự kế thừa vàphát triển: cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thìphải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm, cái gì mới mà hay thì phảilàm

Theo Người, sức mạnh của đổi mới thuộc về nhân dân Người từng nói: “Côngcuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”, để giành thắng lợi trong công cuộcđổi mới, cần động viên toàn dân đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sứcmạnh to lớn đổi mới thành công Với đội ngũ đảng viên, Người căn dặn: Thế giới ngàyngày đổi mới, xã hội ngày một phát triển, nhân dân ngày càng tiến bộ, do vậy, cán bộđảng viên cũng phải thay đổi Quan điểm đổi mới của Người rất giản dị, dễ hiểu nhưngvô cùng sâu sắc Đổi mới là cách mạng, khoa học trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp truyền thống của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại Đạo đức đổi mớilà phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Phong cách đổi mới là kiên định, sáng tạo,thực tiễn, hiệu quả Đó là những giá trị vĩnh hằng trong tư tưởng, đạo đức, phong cáchcủa Người Tư tưởng đó đã soi sáng con đường đổi mới của Đảng ta, nhân dân ta

Trang 5

NỘI DUNG

I.Cơ sở của luận điểm1.1 Cơ sở lý luận

Lý luận của chủ nghĩa Mác - LêNin về Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Theo C Mác, lịch sử phát triển xã hội loài người là một quá trình phát triểnlịch sử – tự nhiên trải qua các hình thái kinh tế – xã hội từ thấp đến cao theoquy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất Theo quá trình này, “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi củagiai cấp vô sản là tất yếu như nhau” - C Mác

Vận dụng học thuyết của C Mác để nghiên cứu về tiến trình lịch sử, theo Hồ ChíMinh, tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình tất yếu, tuân theo những quy luậtkhách quan, trước hết là những quy luật trong sản xuất vật chất, song tùy theo bối cảnhcụ thể mà thời gian và phương thức tiến lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi quốc gia sẽ diễn ratheo một cách khác nhau Như Việt Nam là một quốc gia chưa qua giai đoạn phát triểnxã hội chủ nghĩa có thể đi lên xã hội chủ nghĩa ngay sau khi ‘‘đánh đổ thực dân phongkiến’’ dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản và tư tưởng Mác - Lênin dẫn đường

Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởngHồ Chí Minh Thế giới quan và phương pháp luận của Mác-Lênin đã giúp Hồ ChíMinh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước Nêucao tinh thần độc lập, tự chủ, thực hiện nguyên tắc về quyền tự quyết, Hồ Chí Minh đãáp dụng thực tiễn kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới để tiếnhành đưa Việt Nam tiến lên con đường CNXH Chỉ rõ và nêu bật mục tiêu của chủnghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với chếđộ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàndiện, theo các cấp độ: từ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xã hội đến giải phóngtừng cá nhân con người, hình thành các nhân cách phát triển tự do Quan niệm này củaHồ Chí Minh hoàn toàn thống nhất với quan điểm Mác-xít khi nói về xã hội tương lai,với tư cách là một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiệnphát triển tự do của tất cả mọi người và đạt đến chiều sâu nhất, triệt để nhất

Trang 6

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.Chủ nghĩa xã hội hiện thực:

Từ sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa xã hội từ lý luận, họcthuyết trở thành một chế độ xã hội hiện thực và hình thành hệ thống các nước xã hộichủ nghĩa ở thế kỷ XX với những thành tựu to lớn

Tuy nhiên, vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội hiện thựclâm vào khủng hoảng, tạm thời thoái trào và đổ vỡ ở Liên Xô và Đông Âu Nguyênnhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng là do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hìnhcũ đã lỗi thời và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xãhội ở Liên Xô và Đông Âu là do những sai lầm trong đường lối cải tổ cộng với sự pháhoại của chủ nghĩa đế quốc

2.Thực tiễn Việt Nam:a Cách tiếp cận

Tính tất yếu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ởViệt Nam Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắcvà năm 1975 trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp

Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Con đườngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toànĐảng, toàn dân ta Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh dành đượcđộc lập, từng bước quá độ lên CNXH Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phảigắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hóa trong quá trình phát triển củaxã hội loài người Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn dântộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân việtnam Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết đểthực hiện chủ nghĩa xã hội và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc

b Bối cảnh lịch sử

Trong bài phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng vào ngày05/01/1960, Bác đã nói: “Nhưng thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắngbần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều.”

Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc được hoàn toàngiải phóng, nhân dân ta bước vào thời kỳ cách mạng mới, cùng một lúc thực hiện hainhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranhhoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

Trang 7

Tại miền Bắc, trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế và xãhội do chiến tranh kéo dài:

+ Trong nông nghiệp, nghành kinh tế chủ yếu của miền Bắc, có hơn 1.400.000hecta đất bị bỏ hoang, hàng chục vạn nông dân không nhà…

+ Trong công nghiệp, phần lớn các xi nghiệp máy móc thiếu hoặc quá lạc hậu Hệthông giao thông và cơ sở hạ tầng nói chung bị tàn phá nghiêm trọng

+ Hàng triệu người mù chữ Số trường lớp thiếu, tỷ lệ học sinh đến trường thấp Lúc này, thách thức lớn nhất là làm sao để xây dựng lại đất nước từ đống trotàn, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân

Còn tại miền Nam, nhân dân khắp nơi đứng lên nổi dậy, các đội vũ trang tậptrung, các đội vũ trang tuyên truyền đẩy mạnh hoạt động, hỗ trợ quần chúng nổi dậy

II Nội dung luận điểm2.1 Giải thích ý nghĩa luận điểm:

Để giải thích ý nghĩa luận điểm ‘‘Thắng thực dân phong kiến tương đối dễ, thắngbần cùng và lạc hậu khó hơn nhiều’’, chúng ta sẽ phân tích thành 2 luận điểm nhỏ nhưsau:

Luận điểm ‘‘Thắng thực dân phong kiến tương đối dễ’’ chính là cách mạng giảiphóng dân tộc Chúng ta có thể hiểu rằng, cuộc chiến chống thực dân và phong kiếntuy là cuộc chiến đấu khó khăn, gian truân, lâu dài nhưng có thể thực hiện được thôngqua đấu tranh vũ trang, lòng yêu nước và sự đồng sức đồng lòng của toàn nhân dân thìcuộc chiến hoàn toàn có thể giành thắng lợi vẻ vang Và thực tiễn lịch sử đã chứngminh được điều đó qua những chiến thắng ta giành được như Cách Mạng tháng Tám1945, trận Điện Biên Phủ trên không 1954, Ở đây, có thể hiểu ý Bác muốn nói rằng“Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi.”

Luận điểm ‘‘Thắng bần cùng và lạc hậu khó hơn nhiều’’ theo quan điểm của Bácchính là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Bởi sau khi giành được độc lập, nhiệm vụtiếp theo của cả nước ta là xây dựng một xã hội mới, xóa bỏ đói nghèo và sự lạc hậu.Tuy nhiên, điều này khó khăn hơn nhiều bởi vì:

+ Sau khi giành được độc lập, đất nước rơi vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế và xãhội do chiến tranh kéo dài Lúc này, thách thức lớn nhất là làm sao để xây dựng lại đấtnước từ đống tro tàn, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân

+ Sự bần cùng, lạc hậu bắt nguồn từ hậu quả nặng nề của chiến tranh, làm suy yếunền kinh tế và làm tăng sự nghèo đói trong dân chúng Là hệ quả của một xã hội chưa

Trang 8

được tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, thiếu giáo dục, và bị ảnh hưởng bởi tưduy phong kiến bảo thủ Hậu quả đằng sau những năm tháng phong kiến là những nếpsống, thói quen ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm từ thời Bắcthuộc Chính bởi nó đã hình thành trong tư tưởng người dân từ hàng nghìn năm nênBác đánh giá để có thể thắng được cái bần cùng, lạc hậu là chuyện còn khó hơn đánhnhau với Đế quốc, với phong kiến.

Theo Bác, để có thể giành chiến thắng ở cuộc chiến này phải trải qua thời giandài, không thể một sớm một chiều là xong, đi từ ý thức suy nghĩ của từng người đến cảmột cộng đồng người không phải là chuyện dễ dàng

2.2 Nội dung luận điểm:

1 Luận điểm 1: ‘‘Thắng thực dân phong kiến tương đối dễ’’.

Những luận điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Bác Hồ đã được xác định

trong các tác phẩm Đường Kách mệnh, Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắntắt của Đảng và cụ thể hóa trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình trong những

năm tiếp theo dần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc,đưa cách mạng Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một bộ phận của

cách mạng thế giới Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giảiphóng dân tộc bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đườngcách mạng vô sản

Năm 1920, sau khi đọc bản ‘‘Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đềdân tộc và vấn đề thuộc địa’’, Bác đã tìm ra con đường cứu nước, Người khẳng định:‘‘Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cáchmạng vô sản’’ Đây là con đường cách mạng triệt để nhất phù hợp với cách mạng ViệtNam lúc bấy giờ

Thực tiễn đó cho thấy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theocon đường của cách mạng vô sản là một trong những sáng tạo nổi bật về mặt lý luậncủa Hồ Chí Minh Chính theo con đường cách mạng vô sản, nhân dân Việt Nam đãlàm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 “long trời lở đất”, dẫn tới sự ra đời củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945) Trong Tuyên ngôn độc lập đọc trướcquốc dân đồng bào vào ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “Nước ViệtNam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”

Trang 9

Thứ hai, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sảnlãnh đạo.

Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.Hồ Chí Minh cho rằng, “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh Đảng cóvững cách mệnh mới thành công ”

Vai trò của một đảng cách mạng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc đã đượcNgười khẳng định một cách dứt khoát và nhấn mạnh “Đảng có vững cách mệnh mớithành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”

Thực tiễn phong phú cách mạng Việt Nam chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúngđắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạngViệt Nam

Thứ ba, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơsở liên minh công nông

Từ thực tiễn Việt Nam, với tuyệt đại đa số dân số là nông dân, Hồ Chí Minh chorằng, nông dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng hóa nên họ luôn cóý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia cách mạng Do đó, cách mạng giải phóng dântộc phải có sự tham gia của giai cấp nông dân và là sự nghiệp của toàn dân Chủ tịchHồ Chí Minh khẳng định: Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồngminh rất trung thành của giai cấp công nhân

Đánh giá cao vai trò, sứ mệnh của giai cấp nông dân, nhưng Hồ Chí Minh luônkhẳng định, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và Đảng phải lãnh đạoxây dựng khối liên minh công - nông làm nòng cốt cho Mặt trận Dân tộc thống nhất.Có thể nói, đối với cách mạng Việt Nam, luận điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề xâydựng khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công - nông đã được vận dụng mộtcách chủ động, sáng tạo trong tiến trình tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc

Thứ tư, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vôsản và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; cách mạng giải phóng dân tộcở các nước thuộc địa có thể giành thắng lợi trước và hỗ trợ cách mạng vô sản ở cácnước tư sản giành thắng lợi

Vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụthể ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam, Hồ Chí Minh không xem cách mạnggiải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc,

mà đặt hai cuộc cách mạng này trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau, không thể

tách rời

Trang 10

Thứ năm, cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đườngcách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũtrang; thực hiện khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàntoàn

Xuất phát từ sự hiểu biết các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trongtruyền thống lịch sử dân tộc; trong quá trình đi tìm đường cứu nước và tiếp thu kinhnghiệm của các cuộc cách mạng trên thế giới và lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, HồChí Minh khẳng định tính tất yếu của con đường bạo lực cách mạng bằng phương thứckhởi nghĩa của quần chúng, khởi nghĩa dân tộc để giành độc lập, tự do

Dựa trên cơ sở quan điểm về bạo lực cách mạng của Mác- Lênin, HCM đã vậndụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ Chính tư tưởngcách mạng bạo lực là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi, làmnên Cách mạng Tháng Tám vĩ đại

2 Luận điểm 2: ‘‘Thắng bần cùng và lạc hậu khó hơn nhiều’’

Theo quan điểm của Bác, Bác cho rằng: ‘’ Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủnghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọingười có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc’’

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội chủ nghĩa luôn là sự thống nhất biện chứngcủa các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Người nói: “Xã hội ngày càng tiến,vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội'' Cụ thể hơn:

+ Về kinh tế, xã hội: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức làcon đường tất yếu phải đi của nước ta Chúng ta tranh thủ thành tựu cách mạng khoahọc và công nghệ của điều kiện giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế để nhanh chóng biếnnước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiên đại, sánh với các cường quốcnăm châu như mong muốn của Hồ Chí Minh

+ Còn về chính trị: Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tấtcả các nguồn lực Xã hội chủ nghĩa là do nhân dân làm chủ, bao nhiêu lợi ích đều vìdân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở mọi người dân,

mọi cán bộ, công chức nhà nước đều là công bộc của dân Chủ tịch Hồ Chí Minh hết

sức chú trọng xây dựng, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, bởi đó chính lànhân tố đảm bảo cho thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta Bác nói: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng Nếukhông có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường”

Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: Xây dựng CNXH là sự nghiệp của toàn dân, do Đảnglãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phải biết phát

Trang 11

huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc chonhân dân Theo tinh thần đó, ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn vớisự phát triển kinh tế chi thức dựa vào nguồn lực trong nước là chính, có phát huy mạnhmẽ nội lực mới có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài Trong nộilực, nguồn lực con người là vốn quý nhất.

Nguồn lực nhân dân của con người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tài năng, sức laođộng, của cải to thật to lớn Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc nhằm xây dựngvà phát triển đất nước, cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

Tin dân, dựa vào dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làm chochế độ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ởđịa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thực sự trở thành động lực của sự phát triển xãhội

Chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sởlấy liên minh công – nông – trí thức làm nòng cốt, tạo lên sự đồng thuận xã hội vữngchắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước, hăng háiđẩy mạnh tăng gia sản xuất kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để xây dựng nước nhà.Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải trở thành quốc sách, thành mộtchính sách kinh tế lớn và cũng là một chuẩn mực đạo đức, một hành vi văn hóa nhưHồ Chí Minh đã căn dặn: ‘‘Một dân tộc biết cần, biết tiết kiệm là một dân tộc vănminh, tiến bộ, dân tộc đó chắc chắn sẽ thắng được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàucó về vật chất, cao đẹp về tinh thần’’

Và từ những kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, qua quá trìnhtìm tòi và nghiên cứu thì HCM đã rút ra được kinh nghiệm riêng cho nước ta:

Thứ nhất, theo Hồ Chí Minh, đổi mới là bản chất của cách mạng, của phát triển.Trong “Đường kách mệnh”, Người chỉ rõ: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới,

phá cái xấu đổi ra cái tốt” Nói về công cuộc kiến thiết đất nước sau khi cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, Người nhấn mạnh đó “là cuộc chiến đấu chốnglại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi” Để giànhlấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chứcvà giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân

Thứ hai, triết lý đổi mới, chân lý đổi mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ích nước,

lợi dân “Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân Cái gì trái với lợi ích của

Trang 12

Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý; “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sứclàm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.

Thứ ba, đổi mới là sự nghiệp lâu dài, phức tạp, gian khổ, phải kiên định, kiên

quyết, kiên trì, lựa chọn những bước đi thích hợp Hồ Chí Minh luôn căn dặn: thắng đếquốc, phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng, lạc hậu còn khó hơn nhiều; đấutranh xóa bỏ cái cũ, xây dựng cái mới là công việc cực kỳ to lớn, nặng nề, phức tạp vàkhó khăn, do vậy phải có kế hoạch tỉ mỉ, chuẩn bị chu đáo, thực hiện chắc chắn

Thứ tư, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi mới không phải là phủ định sạch trơn, mà

là sự kế thừa và phát triển; cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưngphiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm, cái gì mớimà hay thì phải làm

Thứ năm, sức mạnh của đổi mới là nhân dân Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Công

việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”; để giành thắng lợi “cần phải độngviên toàn dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân “;phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tinh thần: cách mạng ViệtNam là một bộ phận của cách mạng thế giới, Việt Nam sẵn sàng là bạn của các nướcdân chủ

Thứ sáu, Đảng là linh hồn của đổi mới Đảng phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa

Mác - Lênin, căn cứ vào thực tiễn của Việt Nam và thế giới, bổ sung những tư liệu,vấn đề mà các nhà kinh điển “ở thời mình không thể có được” để đề ra và thực hiệnđường lối, chủ trương đúng đắn Hồ Chí Minh chỉ dạy: Thế giới ngày ngày đổi mới,xã hội ngày một phát triển, nhân dân ngày càng tiến bộ, do vậy, cán bộ, đảng viênkhông thể “giữ cái kẹp giấy cũ không thay đổi”, “tư tưởng, hành động cũng phải pháttriển”, “phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”

Hệ thống luận điểm về đổi mới của Hồ Chí Minh được diễn đạt giản dị, dễ hiểunhưng hàm chứa chiều sâu, tầm cao về tư tưởng và đúc kết tinh túy đạo đức đổi mới,phong cách đổi mới của Người

III Ý nghĩa luận điểm

1.Khẳng định tiến lên CNXH là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhàgiành độc lập theo con đường cách mạng vô sản

Nếu trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm đã có nhiều khó khăn, thử thách thìtrong xây dựng hòa bình không phải chỉ có dễ dàng, thuận lợi Đã nhiều lần, Hồ ChíMinh nhấn mạnh: "Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và

Ngày đăng: 04/09/2024, 15:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w