1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích quan điểm của hồ chí minh về văn hoá bản thân với chuyên ngành học đã và sẽ làm gì để góp phần gìn giữ phát triển văn hoá việt nam hiện nay

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hóahàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa phươngĐông, phương Tây, văn hóa mácxít, từng bước x

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Mã lớp học phần: 000015011

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ BẢNTHÂN VỚI CHUYÊN NGÀNH HỌC ĐÃ VÀ SẼ LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN GÌN GIỮ, PHÁT

TRIỂN VĂN HOÁ VIỆT NAM HIỆN NAY

Mã số sinh viên: 21510101470

Trang 2

MỤC LỤC

I.PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA

1 Một số nhận thức chung về văn hoá và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác

a Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá 1

b Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác 1

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóaa Văn hoá là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng 3

b Văn hoá là một mặt trận 5

c Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân 6

3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới 6

II LIÊN HỆ 7

1 Giới thiệu bản thân và chuyên ngành 7

2 Hành động của bản thân: 7

a.Gìn giữ và phát triển văn hoá Việt Nam theo góc độ nghĩa hẹp của Văn hoá:: 7

b.Gìn giữ và phát triển văn hoá Việt Nam theo góc độ nghĩa rộng của Văn hoá: 9

3 Hành độngcủa bản thân trong tương lai để phát triển và giữ gìn văn hoá Việt Nam: 9

a Đối với bản thânb Đối với gia đình, cộng đồng, xã hộiIII KẾT LUẬN 10

Trang 3

I.PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA

1 Một số nhận thức chung về văn hoá và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác

a Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá

Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO ghi nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệtxuất Việt Nam Ngay từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới một xã hội mới tựdo, hạnh phúc, không có áp bức, bóc lột, bất công Trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hóahàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa phươngĐông, phương Tây, văn hóa mácxít, từng bước xây dựng lý luận văn hóa Việt Nam.

Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa: 1) Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọiphương thức sinh hoạt của con người; 2) Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội,thuộc kiến trúc thượng tầng; 3) Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đihọc, xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi);4) Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”.

Tháng 8 - 1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệmnhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loàingười mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, vănhọc, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phươngthức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhucầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Quan niệm văn hóa nêu trên của Hồ Chí Minh trong một bối cảnh thời gian và không gian, khiUNESCO chưa thành lập, cả nước đang tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc Đây là quanniệm văn hóa duy nhất theo nghĩa rộng Từ sau Cách mạng Tháng Tám, có bàn đến văn hóa nhưngtheo nghĩa hẹp, với ý nghĩa là kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.

b Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác

Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có bốn vấn đề phải được coi là quan trọng ngang nhau và cósự tác động qua lại lẫn nhau, đó là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội:

· Quan hệ giữa văn hóa với chính trị: Theo Hồ Chí Minh ở nước Việt Nam thuộc địa, trước hết

phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, xóa ách nô lệ, thiết lập nhànước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Đó chính là sự giải phóng chính trị để mở đường chovăn hóa phát triển Tuy nhiên, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức là vănhóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức chính trị và nhà chính trịphải có hàm lượng văn hóa.

Trang 4

· Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế: Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh khẳng định,

văn hóa là một kiến trúc thượng tầng Vì vậy những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, vănhóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được Tuy nhiên văn hóa không thể đứngngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà cóvai trò tác động tích cực trở lại kinh tế Sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội sẽ thúc đẩy vănhóa phát triển và ngược lại mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng củavăn hóa.

· Quan hệ giữa văn hóa với xã hội: Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã hội, từ

đó văn hóa mới có điều kiện phát triển Xã hội thế nào văn hóa thế ấy Văn học nghệ thuật của dântộc Việt Nam rất phong phú, nhưng trong chế độ của kẻ áp bức, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, khôngthể phát triển được Vì vậy, phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhândân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm quyền thìmới giải phóng được văn hóa.

· Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại: Bản sắc văn hóa dân tộc là

những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình laođộng, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìnnhận qua hai lớp quan hệ Về nội dung, đó là lòng yêu nước, thương nòi; tinh thần độc lập, tựcường, tự tôn dân tộc về hình thức, cốt cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tậpquán, lễ hội truyền thông, cách cảm và nghĩ

Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan trọng của nó đối với sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc Nó là ngọnnguồn đi tới chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh nói rằng âm nhạc dân tộc ta rất độc đáo, phải khaithác và phát triển lên; những người cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ điển, có nhiều dòng suối tiếnbộ chảy từ ngọn nguồn cổ điển đó; vì vậy, trách nhiệm của con người Việt Nam là phải trân trọng,khai thác, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụcách mạng của từng giai đoạn lịch sử Người căn dặn chăm lo cốt cách dân tộc, đồng thời cần tẩy trừmọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, tôn trọng phong tục tập quán, vănhóa của các dân tộc ít người.

Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Tiếp biến vănhóa là một quy luật của văn hóa Theo Hồ Chí Minh, “văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau củavăn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt tahọc lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và vănhóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thầndân chủ”

Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại Trao đổi với một nhà văn Liên Xô,Người nhấn mạnh rằng: “Các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng chúng tôi cần dứt bỏ văn hóa nào đó, dùlà văn hóa Pháp đi nữa Ngược lại, tôi muốn nói điều khác Nói đến việc mở rộng kiến thức củamình về văn hóa thế giới, mà đặc biệt hiện nay là văn hóa Xô viết - chúng tôi thiếu - nhưng đồngthời tránh nguy cơ trở thành kẻ bắt chước Văn hóa của các dân tộc khác cần phải được nghiên cứutoàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình”.

Trang 5

Nhận diện về hiện tượng văn hóa Hồ Chí Minh, một nhà báo Mỹ viết: “Cụ Hồ không phải là mộtngười dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, mà cụ là một người yêu mến văn hóa Pháp trong khi chống thựcdân Pháp, một con người biết coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ trong khi Mỹ phá hoạiđất nước cụ”.

Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của việc tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa ViệtNam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ Nội dung tiếp thu là toàn diện bao gồmĐông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh Tiêu chí tiếp thu là có cái gì hay, cái gì tốt là tahọc lấy Mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấyvăn hóa dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại.

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa

a Văn hoá là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng

Văn hóa là mục tiêu Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, độc lập

dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Như vậy, cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằmtrong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng.

Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu - nhìn một cách tổng quát - là quyền sống, quyềnsung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân,thiện, mỹ Đó là một xã hội dân chủ - dân là chủ và dân làm chủ - công bằng, văn minh, ai cũng cócơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dânluôn được quan tâm và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện.

Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở cho một xã hội phát triển bền vững với ba trụ cột là bền vững về kinh tế,xã hội và môi trường.

Văn hóa là động lực: Động lực là cái thúc đẩy cho sự phát triển Di sản Hồ Chí Minh cho chúng ta

một nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao gồm động lực về vật chất và tinh thần; động lựccộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực.

Tất cả quy tụ ở con người và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa Do đó nếu tiếp cận cáclĩnh vực văn hóa cụ thể, động lực có thể nhận thức ở các phương diện chủ yếu sau:

Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốcdân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ Tư duy biện chứng, độc lập, tự chủ, sáng tạo của cán bộ,

Trang 6

đảng viên là một động lực lớn dẫn đến tư tưởng và hành động cách mạng có chất lượng khoa học vàcách mạng.

Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ýchí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy luật phát triển xã hội Vớisứ mệnh “trồng người”, văn hóa giáo dục đào tạo con người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chấtlượng cao cho sự nghiệp cách mạng.

Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người, hướng conngười tới các giá trị chân, thiện, mỹ Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của ngườicách mạng Mọi việc thành hay bại, là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không.Nhận thức như vậy để thấy văn hóa đạo đức là một động lực lớn thúc đẩy cách mạng phát triển.Văn hóa pháp luật bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước.

b Văn hoá là một mặt trận

Tư tưởng văn hóa là một mặt trận đã được thể hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi Hồ ChíMinh còn đang bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước Từ bài viết đầu tiên Yêu sách của nhândân An Nam, đến hàng loạt bài báo và tác phẩm khác như Đông Dương, Con rồng tre, Bản án chếđộ thực dân Pháp, Đường cách mệnh ngòi bút xung trận của Nguyễn Ái Quốc đã không mệt mỏivạch trần bộ mặt tàn ác, âm mưu thâm độc của bọn thực dân đế quốc, tố cáo tội ác của chúng trướcthế giới, đồng thời thức tỉnh nhân dân Đông Dương và các dân tộc thuộc địa đứng lên tự giảiphóng Từ đầu những năm 40 của thế kỷ XX, sau khi trở về nước cùng với Đảng trực tiếp lãnh đạophong trào cách mạng Việt Nam cho đến cuối đời, những tác phẩm của Hồ Chí Minh đã có ý nghĩarất quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ động viên nhân dân cả nước trong khởi nghĩagiành chính quyền, trong kháng chiến chống ngoại xâm, trong xây dựng nền văn hóa mới, xã hộimới, con người mới.

Văn hóa là một trong bốn nội dung chính của đời sống kinh tế - xã hội, quan trọng ngang các vấnđề kinh tế, chính trị và xã hội Nói mặt trận văn hóa là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độclập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệtcủa hoạt động văn hóa Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - tưtưởng Cho nên tác phẩm văn hóa phải vạch trần, tố cáo tội ác, âm mưu của lực lượng thù địch đầuđộc văn hóa; về chiêu bài “công lý”, “dân chủ” Có chính quyền, tính chất mặt trận của văn hóavẫn không giảm, mà lại tăng lên, nặng nề hơn.

Trang 7

Bởi vì, xây dựng nền văn hóa cách mạng là nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài Văn hóa góp phần địnhhướng tư tưởng đúng đắn theo quan điểm của Đảng, bóc trần những thói hư tật xấu như tham ô, lãngphí, quan liêu Mặt trận những người làm công tác văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiệnnhiệm vụ “xây” và “chống’, sẽ góp phần to lớn đưa cách mạng đến thắng lợi.

Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… củacác hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là định hướng giá trị chân, thiện, mỹ củavăn hóa nghệ thuật Mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa; vì vậy anh chị em vănnghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy; cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụphụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật phải có lập trường tư tưởng vững vàng; ngòi bút là vũ khísắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà” Phải bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng,để phê bình nghiêm khắc những thói xấu và ca tụng chân thật những người tốt việc tốt để làm gươngmẫu cho chúng ta ngày nay và giáo dục con cháu đời sau Đó chính là “chất thép” của văn nghệ vì“kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến” Theo tinh thần đó, Hồ Chí Minh đã nêu ra yêucầu quan trọng bậc nhất đối với chiến sĩ văn hóa là phải “thật thà hòa mình với quần chúng” vàkhông quên được rằng chỉ có nhân dân mới là nguồn nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn.

Theo Hồ Chí Minh, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, thời đại ta là một thời đại vẻ vang Vì vậy,chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc anh hùng và thời đại vẻ vang.

c Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân Tư tưởng văn hóa của Ngườicũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân Theo Hồ Chí Minh, mọi hoạt động văn hóa phải trở về vớicuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng.

Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân là phải miêu tả cho hay, cho thật, cho hùng hồn; phải trả lờiđược các câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu đâu mà viết? Cách viết như thế nào? Viếtphải thiết thực, tránh cái lỗi viết ham dùng chữ Nói cũng vậy Nói ít, nhưng nói cho thấm thía, nóicho chắc chắn, thì quần chúng thích hơn Trên cơ sở đó để định hướng giá trị cho quần chúng.

Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng Quần chúng là những người sáng tác rấthay Họ cung cấp cho những nhà hoạt động văn hóa những tư liệu quý Và chính họ là những ngườithẩm định khách quan, trung thực, chính xác các sản phẩm văn nghệ Nhân dân phải là những ngườiđược hưởng thụ các giá trị văn hóa.

3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới

Trang 8

Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Tháng 8 - 1943, cùng với việc đưa ra quan niệmvề ý nghĩa của văn hóa, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm nộidung lớn Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làmlợi cho quần chúng Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân Xây dựngchính trị: Dân quyền Xây dựng kinh tế.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp: Khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ,gian khổ, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm của Đảng từ năm 1943 trong Đề cương văn hóaViệt Nam về phương châm xây dựng nền văn hóa mới Đó là nền văn hóa có tính dân tộc, khoa họcvà đại chúng.

Trong thời kỳ xây dựng CNXH: Trong thời kỳ nhân dân miền Bắc quá độ lên CNXH, Hồ Chí Minhchủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung XHCN và tính chất dân tộc.

Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, đó là một nền vănhóa toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân văn.

II LIÊN HỆ

1 Giới thiệu bản thân và chuyên ngành:

Là sinh viên năm 3 ngành Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, nhận thứcđược tầm quan trọng về vai trò của thế hệ trẻ đối với gìn giữ và phát triển văn hoá Việt Nam hiệnnay, cá nhân em luôn cố gắng góp phần vào công cuộc phát triển và giữ gìn văn hoá của đất nước.Bản thân em với tư cách là chủ thể văn hoá, cá nhân em cần trang bị cho mình những tri thức mớicủa thời đại, phải chủ động, tích cực trong quá trình giao lưu, hội nhập tiếp thu tinh hoa, văn hóa củathế giới Em cần phải nắm chắc kiến thức nền tảng và chuyên môn của ngành học mà mình theo học,và phát triển các kĩ năng mềm phục vụ cho chuyên ngành bản thân Việc nắm chắc kiến thức nềntảng và chuyên môn giúp cho việc lựa chọn phương thức học tập phù hợp với bản thân, lựa chọncông việc phù hợp với chuyên ngành tương lai dễ dàng Bên cạnh trang bị cho mình trí lực tốt, cánhân em cũng cần nâng cao thể lực bằng việc rèn luyện sức khoẻ, duy trì lối sống khoẻ mạnh, thamgia hoạt động thể thao.

Hơn thế nữa, là một sinh viên chuyên ngành kiến trúc, cá nhân em cần phải đặc biệt quan tâm đếncác vấn đề liên quan đến xây dựng, bảo vệ môi trường, và phát triển bền vững bằng cách tham giavào các hoạt động như tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại và tái chế rác, sử dụngcác tài liệu xây dựng có tính thân thiện với môi trường, và tham gia vào các dự án xanh để giảmthiểu tác động của xây dựng đến môi trường.

Ngoài ra, em cần tìm hiểu thêm về các dự án thiết kế xây dựng phát triển bền vững, với mục đích sửdụng các nguồn tài nguyên và vật liệu xây dựng có tính bền vững Các dự án như thiết kế nhà ở, tòanhà văn phòng, hoặc các công trình công cộng có thể được thiết kế để tiết kiệm năng lượng, giảm

Trang 9

thiểu khí thải, và tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên Có thể thấy, những kiến thức và kinhnghiệm em tích luỹ được sẽ là hành trang để em phát triển công việc chuyên môn và đóng góp vàosự nghiệp phát triển văn hoá của đất nước

2 Hành động của bản thân:

a Gìn giữ và phát triển văn hoá Việt Nam theo góc độ nghĩa hẹp của Văn hoá:

Từ khi là sinh viên năm nhất, ý thức được việc cần phải phát triển thêm các kỹ năng mềm, cá nhânem đã tích cực tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ như tham gia và là Ban tổ chứccủa các hoạt động do Đoàn hội của Trường Đại học Kiến trúc Hồ Chí Minh tổ chức như Triển lãm“Văn hoá Thường thức – 2022”, Tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh, … và đạt được các giấy khenchứng nhận vì những hoạt động có ích cho phát triển văn hoá của nhà trường nói riêng và tỉnh thànhnói chung.

Trang 10

Nhờ những tích cực trong hoạt động mà em may mắn được khen thưởng “Sinh viên 5 tốt” cấptrường, Danh hiệu Đoàn viên ưu tú và vinh dự trở thành Uỷ viên Ban kiểm tham dự Đại hội đại biểuĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tra Trường Đại học kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh lầnXIX (2022 – 2024) Như vậy, ngoài việc học và nâng cao năng lực chuyên môn, mỗi sinh viên Kiếntrúc cần phải chung tay vào cộng đồng để phát triển năng lực cho cộng đồng Những đóng góp đó sẽtạo nên sức mạnh lớn giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc.

Tóm lại, theo nghĩa hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, lan toả những giá trịtốt đẹp đến cộng đồng, phát huy năng lực của bản thân lẫn việc học và thực hành.

b Gìn giữ và phát triển văn hoá Việt Nam theo góc độ nghĩa rộng của Văn hoá:

Khái niệm văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng là văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinhthần do loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích cuộc sốngloài người, văn hóa là cơ chế tổng hợp để hình thành và phát triển con người - xã hội “Vì lẽ sinh tồncũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ hằng ngày về mặc, ăn, ở và cácphương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (1) Theo nghĩarộng, Hồ Chí Minh nêu văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạora “Văn hoá là sự tổng hoà của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngườiđã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

Như vậy, phát triển và giữ gìn văn hoá dưới góc độ của nghĩa rộng là làm đẹp cho đời Có thể thấy,văn hoá theo nghĩa lý luận là văn hoá tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời, để giúp mỗi người,dân tộc, xã hội đứng chân trên con đường vững chắc để làm đất nước phát triển bền vững Văn hoáthuộc Kiến trúc thượng tầng, không sờ hay nắm được “Văn hoá còn, đất nước còn Văn hoá mất,đất nước mất”.

Cũng như bao sinh viên Kiến trúc khác, bản thân em cũng có ước mơ và hoài bão được tham gia vàođội tuyển Festival Sinh viên Kiến trúc Toàn quốc Trong quá trình học từ năm nhất đến khi đăng kýxét tuyển vào đổi tuyển, em đã tích luỹ kiến thức cũng như đạt được những thành tích, tham gia cáchoạt động phong trào của nhà trường Được tham gia một chương trình với, cá nhân em có thể cốnghiến năng lực của bản thân vào sự nghiệp gìn giữ và phát huy văn hoá dân tộc.

Và quả thực, sau 3 năm cố gắng, bản thân em cuối cùng cũng đã đạt được ước mơ của mình là trởthành thành viên của đội tuyển Festival Sinh viên Kiến trúc Toàn quốc lần thứ XIV Có thể nói đâylà một cột mốc quan trọng mở ra cho em một thế giới mới Được tham gia đội tuyển, em có cơ hộihọc hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, trao đổi kiến thức và văn hoá không chỉ trongnhà trường mà còn là phạm vi toàn quốc và các nước bạn, với các bạn sinh viên từ 30 trường khácnhau về chuyên ngành Kiến trúc trên toàn quốc và cả Thái Lan, Nhật Bản.

Ngày đăng: 22/05/2024, 14:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w