Tham quan bảo tàng hồ chí minh và trình bày những kiến thức mà bản thân em đã tiếp nhận được và em học tập được gì về lý tưởng sống, nhân cách, đạo đức của hồ chí minh thông qua thông tin, hiện vật tại bảo tàng

32 0 0
Tham quan bảo tàng hồ chí minh và trình bày những kiến thức mà bản thân em đã tiếp nhận được và em học tập được gì về lý tưởng sống, nhân cách, đạo đức của hồ chí minh thông qua thông tin, hiện vật tại bảo tàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHỦ ĐỀ:

Tham quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh và trình bày những kiến thức mà bảnthân em đã tiếp nhận được và em học tập được gì về lý tưởng sống, nhân cách,đạo đức của Hồ Chí Minh thông qua thông tin, hiện vật tại Bảo Tàng

Trang 3

Lời nói đầu

Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng trăm năm lịch sử bị đô hộ bởi các nước đế quốc thực dân Nhân dân ta đã phải trải qua biết bao khó khăn, sự hy sinh, mất mát để có được một vùng đất đẹp đẽ, yên bình, tự do như bây giờ Và chắc hẳn ai cũng biết công lao to lớn nhất phải kể đến nhà lãnh tụ vĩ đại – Chủ tịch Hồ Chí Minh Với một tấm lòng yêu nước, thương dân, khao khát giành lại độc lập tự do cho đất nước, Người sẵn sàng đánh đổi tuổi trẻ của mình ra đi tìm đường cứu nước với hy vọng sẽ giúp đất nước ta thoát khỏi ách nô lệ Người học tập từ những chiến thắng của các cuộc cách mạng dân tộc tiêu biểu trên thế giới từ đó đúc kết được phương pháp và áp dụng cho dân tộc Việt Nam Bến Nhà Rồng là địa điểm Bác lựa chọn để bắt đầu cuộc hành trình bôn ba đầy vất vả của mình Hiện nay, Bến Nhà Rồng đã được tư sửa lại và trở thành Bảo tàng Hồ Chí Minh Nơi đây lưu trữ những thông tin liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo Tàng Hồ Chí Minh đã góp phần cho chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những gì Người đã cống hiến cho đất nước này Bởi vậy mà em chọn tìm hiểu về Bảo Tàng Hồ Chí Minh để một phần là giúp mình có nhiều kiến thức hơn, mặt khác có thể tuyên truyền đến nhiều người hơn Mong muốn tất cả mọi người có thể hiểu rõ hơn về Bác và cùng nhau chung tay xây dựng một đất nước ngày càng vững mạnh hơn.

Trang 4

A TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

I.LỊCH SỬ THÀNH LẬP

Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn thuộc quận 4 Nơi đây từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries maritimes tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955 Ngay chính nơi này, ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp Năm 1975, cụm di tích kiến trúc của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây

dựng lại thành Khu lưu niệm Hồ Chí Minh;

Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng lịch sử quan trọng và đáng chú ý nhất ở Việt Nam Nằm tại TP Hồ Chí Minh, bảo tàng được xây dựng nhằm tôn vinh và ghi nhận những công lao to lớn, vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đã lãnh đạo cuộc cách mạng và giải phóng Việt Nam Nơi đây lưu trữ những thông tin quan trọng về cuộc đời và sự nghiệp đầy vẻ vang của Bác, vậy nên mà nó trở thành điểm đến quan trong thu hút du khách trong và ngoài nước

II.KIẾN TRÚC VÀ KHÔNG GIAN CỦA BẢO TÀNG1 Kiến trúc

Nhà Rồng ban đầu gọi là Trụ sở Công ty Vận hải Hoàng đế được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863 và hoàn thành trong 1 năm Kiến trúc tòa nhà theo phong cách kiên trúc phương Tây nhưng trene nóc nhà gắn hai con rồng rất lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” – một kiểu trang trí quen thuộc của chùa đình Việt Nam Phía hai đầu hồi tòa nhà có biểu tượng ký tự M.I (viết tắt của Messageries Impériales) có thể nhìn thấy từ hướng sông Sài Gòn hoặc từ hướng đường Khánh Hội ra.

Năm 1871, do ảnh hưởng của nền Cộng hòa nên chi tiết mặt trăng trên nóc nhà được thay bằng biểu tượng của hãn vương miện, mỏ neo và đầu ngực Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, hãng chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền

Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tu bổ lại ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hau con rồng khác với tư thế quay đầu ra Từ đó, kiến trúc Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến nay

Trang 5

2 Không gian của bảo tàng

Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP Hồ Chí Minh, bảo tàng có khuôn viên rộng trên 12.000 ha nằm ở vị trí ngã ba sông Sài Gòn, không gian rộng rãi, thoáng mát

Hiện nay, bảo tàng có 7 phòng trưng bày trong đó có 4 phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 3 phòng trưng bày chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác ra đi tìm đường cứu nước, tình cảm của Bác đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam giành cho Nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ

Giữa sân Bảo tàng Hồ Chí Minh hướng ra sông Sài Gòn là tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước do điêu khắc gia Phạm Mười thực hiện, khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân kỷ niệm 92 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Đây là nơi dừng chân của khách tham quan để lưu trữ những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất đi đến với bảo tàng”.

Tham quan bảo tàng của lớp HS48A1

Trang 6

B QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀ TÌM HIỂU BẢO TÀNG

I SƠ LƯỢC VỀ CUỘC ĐỜI CỦA BÁC

1 Giới thiệu sơ lược sơ lược về gia đình Bác

Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929), quê ở làng Kim Liên cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Ông Nguyễn

Sinh Sắc xuất thân vậy, sau một thời gian làm quan, ông

một người phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải Bà là một người hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh (1884 – 1954) Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950) Bác còn một người em là bé Xin sinh năm 1900 nhưng vì ốm yếu nên sớm qua đời Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha me, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người mang trong mình tinh thần yêu nước sâu sắc, họ tham

Trang 7

gia rất nhiều phong trào và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bỏ tù.

2 Sơ lược về tiểu sử của bác

Chủ tịch Hồ Chí Minh thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) trong một gia đình nhà Nho có nguồn gốc nông dân Tháng 6-1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 12-1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, … Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 30-6-1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa

Trang 8

ngay trên đất nước Lênin vĩ đại Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10-1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á.

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Tháng 8-1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn

Trang 9

độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam Tháng 9-1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Ngày 9-1-1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến Tháng 12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 7-1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết Miền Bắc được giải phóng Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9-1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2-9-1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

II HIỆN VẬT ĐƯỢC TRƯNG BÀY Ở TẦNG MỘT

1 Triển lãm chuyên đề – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và những người Việt yêu nước tại Pháp

Trang 10

2 Chủ đề về Bác Hồ vì Nam Bộ – Miền Nam Việt Nam vì Bác Hồ

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Nam - mảnh đất “đi trước về sau” kiên cường đánh giặc suốt mấy chục năm trường, từng chịu biết bao đau thương, gian khổ, được Bác Hồ gửi gắm những tình cảm tin cậy và yêu thương nhất! Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào miền Nam những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất Tình cảm ấy được nhà thơ Tố Hữu viết:

Bác nhớ miền nam nỗi nhớ nhàMiền nam mong Bác nỗi mong Cha

Suốt mấy chục năm, không một phút nào là Bác không nghĩ đến đồng bào miền Nam và khi từ biệt thế giới này Bác cũng mang theo mình hơi ấm của miền Nam Không một lời nào, không một từ nào và không có một cách nói nào để có thể kể hết được cái tình của Bác với miền Nam, mà chỉ biết rằng miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim của Bác.

Trang 14

Đầu năm 1955, trên con tàu Kilinki (mang quốc tịch Ba Lan), đoàn cán bộ của Văn phòng Trung ương Cục miền Nam tập kết ra Bắc Đoàn vinh dự được mang cây vú sữa miền Nam ra biếu Bác Hồ, thể hiện tấm lòng kính yêu vô hạn của đồng bào miền Nam đối với Bác Bà mẹ liệt sĩ Lê Thị Sảnh (còn gọi là mẹ Tư Tố) ở Ranh Hạt thuộc ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, là người đã trao cho đồng chí chỉ huy Đại đội 370 pháo binh, Tiểu đoàn 307 cây vú sữa cao 2 tấc được ươm trồng trong một chiếc bình tích bằng sành Ngày mồng 3 tết năm ấy, đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh (người phụ trách đoàn) đã đưa cây vú sữa vào Phủ Chủ tịch kính tặng Bác Hồ Bác vô cùng xúc động khi được biết đây là cây vú sữa của đồng bào tận vùng đất mũi Cà Mau gửi tặng Cây vú sữa được Bác trồng ngay gần bờ ao, bên cạnh ngôi nhà 54, nơi Bác ở 4 năm đầu sau khi chuyển về khu Phủ Chủ tịch Và chiếc doa tưới nước là món quà người dân Miền Nam gừi tặng đến Bác Trong đó chứa chan tình yêu thương của họ giành cho Người

Cây vú sữa vốn là loài cây ưa khí hậu nóng ở miền Nam và ít chịu được lạnh ở miền Bắc, do vậy, những ngày đầu mới trồng, cây còn nhỏ và rất khó chăm sóc Hàng ngày, mặc dù bận nhiều công việc, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng, hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác đều dành thời gian tự tay chăm sóc, vun tưới cho cây vú sữa với tất cả tình cảm sâu nặng Bác dành cho đồng bào miền Nam Mùa đông giá rét, Bác nhắc các đồng chí phục vụ bện rơm quấn quanh thân cây, lấy mùn tấp vào gốc để chống lạnh cho cây Mùa mưa bão, Bác nhắc nhở anh em chằng chống cho cây khỏi đổ Hình ảnh Bác Hồ chăm sóc cho cây vú sữa đã làm xúc động hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, đặc biệt là nhân dân miền Nam - thành đồng của Tổ quốc.

3 Chủ đề về Hồ Chí Minh – hành trình của tuổi tác

Trang 16

4.Phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

II HIỆN VẬT TRƯNG BÀY Ở TẦNG HAI

1.Chủ đề thứ nhất: Tuổi thơ và tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bắt đầu các hoạt động yêu nước và cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định con đường Cách mạng Việt Nam (1890 - 1920)

Trang 18

2 Chủ đề thứ hai: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng đường lối sáng tạo của VI Lênin về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thực dân Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Đảng chính của giai cấp công nhân Việt Nam(1920 – 1930)

Ngày đăng: 03/04/2024, 22:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan