BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TPHCM ---o0o---NHÓM 9 Đề tài: Trình bày những nội dung cơ bản của công trình nghiên cứu “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính.. Kh
Trang 1BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TPHCM
-o0o -NHÓM 9
Đề tài: Trình bày những nội dung cơ bản của công trình nghiên cứu
“Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính Quan điểm của anh/chị về
những đánh giá của Phan Kế Bính đối với phong tục tập quán Việt Nam được đề cập trong tác phẩm.
Môn: Phong tục và lễ hội GVHD: Thầy Trần Hoài Anh
Lớp: VHH14 Sinh viên: Dương Trung Đỉnh
Nguyễn Thị Kim Thư
Nguyễn Lê Ái Nhi
Trương Thị Thanh Thảo
Trang 2TPHCM, ngày 11 tháng 02 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: Giới thiệu chung về Phan Kế Bính và Việt Nam phong tục 3
1 Khái niệm về phong tục 3
2 Khái quát về Phan Kế Bính 4
CHƯƠNG 2: Nội dung cơ bản của công trình Việt Nam phong tục và quan điểm về những đánh giá của Phan Kế Bính về “Việt Nam phong tục” 6
1 Nội dung cơ bản của Việt Nam phong tục 6
1.1 Nói về phong tục trong gia tộc 7
1.2 Nói về phong tục hương đảng 8
1.3 Phong tục xã hội 9
2 Quan điểm về những đánh giá của Phan Kế Bính 14
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4MỞ ĐẦU
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói
lên bản sắc của dân tộc Văn hóa còn thì dân tộc còn” Quan điểm này khẳngđịnh vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vàphát triển đất nước Phạm trù văn hóa bao gồm nhiều mặt, có nội dung hết sứcphong phú; trong đó phong tục là một bộ phận, có vai trò trong việc hìnhthành truyền thống của một dân tộc, một địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chíchế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng động đồng Việt Nam là mộtnước có nền văn hóa lâu đời, chính vì vậy mà chúng ta có rất nhiều phong tụctruyền thống Tuy nhiên để hiểu rõ về những phong tục này thì không phải aicũng biết Phan Kế Bính đã viết nên một tác phẩm về phong tục đó là "Phongtục Việt Nam" Là một nhà Nho uyên bác mang tư tưởng tân tiến, tác giảkhông chỉ mô tả từng tập tục, mà còn lần về gốc tích cái tục ấy, nhìn nhận,đánh giá để xem nó hay hay dở, từ đó “xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâumới đem cái tục hay mà bổ hết cho các tục dở Còn tục mà là quốc túy của tathì ta cứ giữ lấy” Những phong tục, tập quán đã có tuổi hàng trăm năm đãthực sự sống lại trong ngòi bút tài tình của nhà văn, nhà báo Phan Kế Bính.Đọc “Việt Nam phong tục” ta không chỉ hiểu hơn về phong tục Việt mà cònthấy ở đó như chứa cả một vùng kí ức, hoài niệm
Chính vì vậy, nhóm tôi đã chọn đề tài “Trình bày những nội dung cơ bản
của công trình nghiên cứu “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính.
Quan điểm của anh/chị về những đánh giá của Phan Kế Bính đối với phong tục tập quán Việt Nam được đề cập trong tác phẩm.”
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Giới thiệu chung về Phan Kế Bính và Việt Nam phong tục
1 Khái niệm về phong tục
Phong tục trở thành tập quán xã hội tương đối bền vững, phản ánh tínhthống nhất của cộng đồng và những đặc trưng của cộng đồng, do đó, phongtục có thể là của một dân tộc, một địa phương, một tầng lớp xã hội, cũng cóthể là phong tục của một dòng họ, một gia tộc
Phong tục không có tính pháp lí chặt chẽ như pháp luật của Nhà nước, cũngkhông có tính cố định, bắt buộc cao như nghỉ lễ và nghí thức nhưng nó cũngkhông tuỳ tiện, nhất thời như những hoạt động sống thường ngày Phong tụcđược tồn tại theo sự truyền miệng qua các thế hệ hoặc được chế định thànhluật tục, hương ước và được tuân thủ bởi chính sức mạnh của các công cụ đó,bởi dư luận xã hội, nhưng chủ yếu phong tục được lưu truyền và tồn tại quathói quen và ý thức tự giác thực hiện của con người, đôi khi việc hành độngtheo phong tục cũng được tuân thủ rất nghiêm ngặt, đặc biệt là những phongtục liên quan đến sinh hoạt tinh thần, tâm linh của con người
Phong tục là toàn bộ những hoạt động trong sinh hoạt của con người đượchình thành và tạo lập trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, đượccộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Phong tục khôngmang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiệnnhư hoạt động sống thường ngày Nó trở thành một tập quán xã hội tương đốibền vững và tương đối thống nhất
Phong tục là thói quen sinh hoạt và cách sống lâu ngày đã ăn sâu vào đờisống xã hội hay toàn bộ hoạt động sống của con người hình thành trong tiếntrình lịch sử, có tính ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,được cộng đồng thừa nhận và tuân theo một cách tự giác
Trang 6Ở Việt Nam, cuộc vận động xây dựng gia đình, làng xóm, phường, khu dân
cư văn hóa mới nhằm loại trừ các phong trào lỗi thời, duy trì và phát triển cácphong trào tốt đẹp, bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực trong việcxây dựng đời sống văn hóa mới của các tầng lớp nhân dân Những phong tục
ở Việt Nam rất đa dạng, có thể kể đến như: các phong tục cưới hỏi như bánhphu thê, tục thách cưới, các thủ tục của cô dâu trước khi về nhà chồng, lễ xindâu, mẹ cô dâu không đi đưa dâu, phù dâu, thủ tục khi đàn bà tái giá,… Cácphong tục sinh dưỡng như dạy con từ thuở bào thai, tục xin quần áo cũ của trẻ
sơ sinh, “con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng”, con mới đẻ không đặt tênchính, tuổi trong khai sinh không đúng với tuổi thực,… Các phong tục về giaothiệp như “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “tóc thề”, tục bán mở hàng, tục nhuộmrăng, “miếng trầu là đầu câu chuyện” đạo thầy trò,… Các phong tục về đạohiếu như tục khao lão, yến lão, “ruộng hương hỏa”, tộc trưởng, bàn thờ vọng,
“hợp tự”, gia phả,… Các phong tục về lễ tang như “thọ mai gia lễ”, “ba chatám mẹ”, “chúc thư”, “cư tang”, “mũ đai gai chuối và chống gậy”, “năm hạngtang phục”, cha mẹ không đưa tang con, các phong tục khi đám tang trongngày tết, đi đường gặp đám tang, tục hú hồn trước khi nhập quan, lễ an táng,
lễ ba ngày, lễ cúng cơm trong trăm ngày, tục đốt vàng mã, chiêu hồn nạptáng, hình nhân thế mạng,…
2 Khái quát về Phan Kế Bính
Phan Kế Bính - Nhà văn biên khảo, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa dântộc Hiệu là Bưu Văn, sinh năm 1875 Quê quán: làng Thụy Khuê, huyệnHoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Xuất thân trong một gia đình khoa cử, năm 1906 thi Hương, đỗ cử nhân,nhưng ông không ra làm quan Hưởng ứng phong trào Duy Tân, Đông KinhNghĩa Thục, chuyên tâm làm báo chữ quốc ngữ Từ năm 1907 đến khi mất(30/5/1921) ông là biên tập viên chính, bỉnh bút các báo ở miền Bắc, miền
Trang 7Nam: Đăng cổ tùng báo (1907), Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí (1913), Trung Bắc tân văn (1915), Học báo (1919)
Với vốn Hán học uyên thâm, sử dụng thành thạo, điêu luyện chữ quốc ngữ,ông phụ trách phần Hán văn trên các báo cộng tác, viết hàng trăm bài khảocứu văn học, lịch sử và văn hóa dân tộc, đồng thời là người dịch thuật cầnmẫn những tác phẩm văn học, sử học Việt Nam bằng chữ Hán hoặc củaTrung Quốc ra tiếng Việt
Ông cũng là dịch giả xuất sắc chuyển ngữ các tiểu thuyết, truyện thuộc văn
học cổ điển Trung Hoa: Tam Quốc diễn nghĩa, Kim cổ kỳ quan Các bản dịch
này được nhiều thế hệ bạn đọc hâm mộ, đến nay vẫn được tái bản và truyền
tụng Những bản dịch khác của ông về lịch sử Việt Nam ( Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam điển lệ trích yếu) hoặc tiểu thuyết
cổ điển chương hồi (Việt Nam khai quốc chí truyện) đều là những dịch phẩm
công phu, có giá trị học thuật và văn chương cao, được tin cậy trong sử dụng Với tấm lòng yêu nước thầm kín và tinh thần tự hào dân tộc, các bài báo vàcông trình biên khảo của ông tập trung nghiên cứu bản sắc tinh hoa di sản,tinh thần văn hóa, văn học cùng các tấm gương anh hùng rạng rỡ của lịch sửViệt Nam từ cổ đại đến cận kim Là một người xuất thân Hán học, từ khoa cử,nhưng ông hướng về cái mới, nhanh chóng làm quen và làm chủ chữ quốcngữ, tìm tòi sử dụng phát huy các khả năng phong phú của nó Văn ông viếtlưu loát, trong sáng “giản dị và hùng tráng”, “thật đáng lưu truyền”, như nhậnxét sau này của Vũ Ngọc Phan
Việt - Hán văn khảo thể hiện vốn tri thức Hán học uyên bác của ông, đó là
một công trình nghiên cứu, biên khảo, dịch thuật có giá trị khai mở cho khoanghiên cứu văn chương theo hướng hiện đại (gồm: lý luận văn học, phê bìnhvăn học và lịch sử văn học) Công trình đưa ra một cái nhìn khái quát về cácquan niệm lý thuyết văn chương lưu hành ở ta và Trung Quốc từ bao đời; quyphạm của 18 thể cách văn chương cổ, các phép làm văn chương thông dụng;
Trang 8đại cương các thời kỳ lớn của lịch sử văn chương Việt Nam và Trung Quốc, ítnhiều được đặt trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại.
Công trình có ý nghĩa tổng kết về thi pháp văn chương trung đại ở ta và
Trung Quốc, mở ra thời kỳ mới để Thiếu Sơn, 14 năm sau, với Phê bình và cảo luận ghi dấu ấn vững chắc cho sự ra đời của khoa phê bình văn học Việt
Nam thời hiện đại
Phan Kế Bính đặc biệt nổi tiếng với Việt Nam và phong tục Qua 47 mục
thuộc 3 thiên, ông nghiên cứu một cách công phu, tỉ mỉ những phong tục, tậpquán hàng nghìn năm của người Việt, tồn tại bảo lưu trong các quan hệ giađình, nơi làng xã nông thôn và trong cộng đồng xã hội Ở góc độ nghiên cứu
mà ngày nay gọi là xã hội học, văn hóa học, ông diễn giải tỉ mỉ các phong tụctập quán đã hình thành, trở thành lễ nghi, thói quen, quy ước và điều chỉnhhành vi mỗi người dân trong gia đình, họ hàng làng xóm, và đời sống cộngđồng Ông đề cao những điều lành mạnh, tốt đẹp mang cốt cách, bản sắc tiêubiểu cần bảo lưu, giữ gìn và phê phán nhẹ nhàng những quan niệm bảo thủ,
hủ tục kìm hãm sự phát triển của cá nhân, xã hội trên đường đi đến văn minh,hội nhập Ông tỏ ra là một người cấp tiến hướng tới đổi mới, canh tân
Phan Kế Bính là một trong những cây đại bút viết bằng chữ quốc ngữ, nhàvăn khảo cứu, thuộc thế hệ giao thời cũ/mới, đi tiên phong và có những đónggóp quan trọng trong buổi đầu của tiến trình hiện đại hóa nền văn chương dântộc
CHƯƠNG 2: Nội dung cơ bản của công trình Việt Nam phong tục và quan điểm về những đánh giá của Phan Kế Bính về “Việt Nam phong tục”
1 Nội dung cơ bản của Việt Nam phong tục
Công trình nghiên cứu “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính đề cập đếnnền văn minh nước nhà, Sách được cụ Phan Kế Bính cho xuất bản từ năm
1915, giai đoạn mà đất nước ta đã bị thực dân Pháp đô hộ Văn hóa Tây
Trang 9phương tràn vào quê hương của ta Thế nên cuốn sách có một điều rất mới lạ,xen lẫn những phong tục lâu đời của dân ta, tác giả cũng bình luận thêm rằng
ta khác văn hóa phương Tây ở điểm nào Cuốn sách này viết về phong tục đấtnước là một tâm hồn yêu quê hương con người tha thiết Đọc để thấy conngười mình đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử như thế nào Để thấy rằng cónhững giá trị vẫn vẹn nguyên như thế Chúng tồn tại trong lòng ta, trong từngnếp sống của ta Sách gồm ba phần: Phần I - Phong tục trong gia tộc: nói vềphong tục thờ cúng tổ tiên, quan hệ trong gia đình, tập tục ma chay Phần II -Phong tục hương đảng: các lễ hội nổi tiếng, chức danh vai trò trong làng xã,việc hiếu hỉ và hương ước của làng Phần III - Phong tục xã hội: kể về nghĩavua tôi, thầy trò, các tôn giáo chính, nghề nghiệp chính, khác biệt ngôn ngữgiữa các vùng miền, và những thú vui chơi, giải trí của dân ta như ăn trầu, hútthuốc, hát xẩm
1.1 Nói về phong tục trong gia tộc
Trải qua thời gian bề dày lịch sử lâu dài, do ảnh hưởng của chiến tranh chínhtrị xã hội nên văn hóa cũng phần nào tràn tới giao thoa và có ảnh hưởngkhông ít tới văn hóa của người Việt, nhiều tục lệ xưa đã không còn hoặc đượccải biến, thay đổi để phù hợp với thời đại mới
Gia đình, hay rộng hơn một chút là gia tộc, dòng họ Đây là nơi đầu tiên đểPhan Kế Bính nghiên cứu về phong tục, khi có gia tộc người ta mới quý trọngthân mình để phụng sự tổ tông và di truyền cho con cháu đời sau Sau đó ôngmới nói rộng ra các mối quan hệ khác như làng xã, quốc gia Gia đình vốn chỉ
là một phần nhỏ của xã hội, vậy mà cũng có không ít chuyện để bàn
Từ cách vợ chồng đối xử với nhau, con cái hiếu kính cha mẹ, anh em hiếu đễvới nhau cũng có nhiều quy định Những quy định này rất rạch ròi để conngười ta ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình, từ đó cư xử sao chophải đạo, đúng với lễ nghĩa Cũng có nhiều người làm theo lói Châu Âu trongcách sinh sản nuôi nấng cũng đã đổi bỏ thói cũ
Trang 10Rộng hơn là những tục lệ trong hương đảng, làng xã Một làng được làm nênbởi nhiều gia đình, dòng họ; bởi vậy, các phong tục quy định cũng vì thế màchi tiết và phức tạp hơn Trong một cộng đồng như làng xã, hương đảng
“phong tục” còn được hiểu như một thứ luật pháp, để xây dựng trật tự xã hội.Phong tục được truyền từ đời này qua đời khác Thế hệ sau làm theo nhữngtục lệ mà người đời trước để lại một cách tự nhiên Đôi khi, những phong tụcquy định của làng đề ra còn cao hơn cả luật pháp của nhà cầm quyền ấn định.Vậy nên ông bà ta xưa mới có câu: “Phép vua thua lệ làng”
1.2 Nói về phong tục hương đảng
Nói về phong tục hương đảng thì gồm 34 mục là: sự thần (thờ thần), việc tế
tự, nhập tịch, đại hội, lễ kì an (kì yên), chùa chiền, văn từ văn chỉ, kí hậu,công quán, am chung sinh, ngôi thứ, viên chức, hương ẩm, lễ khao vọng, lệkính biếu, đăng khoa, cáo sắc phong tặng, bầu cử lí dịch, thuế khoá, binh lính,tạp dịch, hương học, khoán ước, việc hiếu, việc hỉ, lệ khánh tiết, vợ chồng li
dị, tài chính, nghĩa sương, hội chư bà, hội tư cấp, hội bách nghệ, tuần đinh vàđạc phu Trong đó, có đến 27 mục là dùng đến lệ hương ẩm, chiếm 79,5%tổng số phong tục ở làng Đến mức, việc tế tự ở mỗi kì sóc vọng chỉ một đĩaxôi, một con gà luộc mà phải “đem chia ra lấy một nửa làm cỗ kiến viên đểcác lão hiện diện tại đó uống rượu, còn một nửa chia mỗi người một miếngcho được quân triêm thần huệ Phân dẫu một miếng trầu, một miếng oản, mộtquả chuối cũng phải phân minh”
Nói về phong tục hương đảng, Phan Kế Bính nêu cách hiểu khái quát:
“Những khi kì thần bái xã và những khi có công việc gì đông dân hội tụ ănuống, gọi là hương ẩm Hương ẩm có sổ, dân gian con trai từ sáu, bảy tuổi đãvào sổ hương ẩm” Như vậy, bất kể việc hội họp ăn uống nào của dân chúng
từ chính sự do làng tổ chức như cúng thần, đăng khoa, nhập tịch, cho đến việc
ở tư gia như việc thượng thọ, tang ma, hôn sự, thậm chí nhà nào chẳng may bịphạt vạ cũng phải tuân theo lệ hương ẩm Ông cho rằng: một cách thức mànhiều người bắt chước nhau làm, lâu dần trở thành tục lệ, hay phong tục
Trang 11Nhưng tất cả các tục lệ ở một phạm vi rộng như quốc gia, dân tộc thì nó phảnánh chiều sâu của văn hóa và trở thành hồn cốt của dân tộc ấy Một dân tộcphát triển đến đâu, văn minh ra sao chúng ta đều có thể dựa vào phong tục để
dự đoán được
Ví dụ như xét cái tục hội hè thì Phan Kế Bính nhận xét rằng: “rước xách rấtphiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém,thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình.” Theo ông thì việc mởhội rất là tốn kém, chẳng những vô ích mà còn làm hại cho làng Họ mượndanh tiếng của thần nhằm mở hội để cầu tư lợi
Ông sinh ra trong khoảnh khắc giao thời đáng nhớ của lịch sử dân tộc, Phan
Kế Bính cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi văn minh và tư tưởng của phương Tây.Điều này thể hiện rõ trong “tư duy phản biện” và sự liên hệ so sánh với vănhóa nước ngoài mà ông nhiều lần đề cập đến trong các bài viết của mình
Là người yêu văn hóa, phong tục truyền thống của người Việt, nhưng Phan
Kế Bính cũng dám dũng cảm chỉ ra những hủ tục thiếu văn minh trong phongtục và văn hóa dân tộc như: tục tang ma, hiếu hỉ còn rườm rà, để linh cữutrong nhà nhiều ngày mới đem đi chôn rất mất vệ sinh Trong khi các quốcgia phương Tây hay đơn cử là một nước Đông Á, cũng đã từng có thời chịuảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo như Nhật Bản thì các phong tục tang ma của
họ đã giản tiện hơn rất nhiều
Hay như có nhiều phong tục người ta cứ đua nhau thực hiện mà không hiểuduyên cớ tại sao phải làm những điều ấy Đôi khi, có những tục lệ xấu, những
hủ tục đáng phải bỏ đi, nhưng vì đã thành thói quen, mà người ta vẫn cứ giữlại Tiếng nói phản biện, dám chỉ ra cái xấu, cái sai ấy trong các nghiên cứucủa Phan Kế Bính chứng tỏ tư tưởng tiến bộ của ông, một điều mà nhiều nhàNho và học giả đương thời xưa có được
1.3 Phong tục xã hội
Nhưng phần đặc sắc nhất được Phan Kế Bính dày công nghiên cứu trong
“Việt Nam phong tục” là phần nói về “Phong tục xã hội” Từ những mối quan