Trình bày lược khảo lịch sử tư tưởng xhcn trước mác làm rõ khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học làm rõ hoàn cảnh lịch sử ra đời của cnxhkh

16 0 0
Trình bày lược khảo lịch sử tư tưởng xhcn trước mác  làm rõ khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học làm rõ hoàn cảnh lịch sử ra đời của cnxhkh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA

Trang 2

Câu hỏi:

CH phụ: Trình bày lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN trước Mác

Câu 1: Làm rõ khái niệm Chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu 2: Làm rõ hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXHKH

Câu 3: Vai trò của Mác và Anghen đối với sự ra đời của CNXHKH

Trang 3

Câu hỏi: Trình bày lược khảo lịch sử tư

tưởng XHCN trước Mác

* Thời kì cổ đại :

- Hoàn cảnh lịch sử : chế độ công xã nguyên thủy tan rã thay vào đó là chế độ chiếm hữu nô lệ, với sự thống trị của giai cấp chủ nô.

- Nội dung: Những ước mơ, niềm khát vọng của công chúng bị áp bức bóc lột,… được lan truyền phổ biến trong công chúng lúc đầu bằng những câu chuyện truyền miệng, đằng sau là cả những án văn chương cổ vũ cho các phong trào đấu

tranh, những cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ.

Trang 4

* Thời kì trung đại:

- Hoàn cảnh lịch sử: Ở phương Đông thời Trung đại bắt đầu từ thế kỷ I-II, tiêu biểu là ở Trung Quốc Ở phương Tây, thời trung đại ra đời muộn hơn và tồn tại từ thế kỷ V đến thế kỷ XV.

- Nội dung: Những phong trào cách mạng thời kỳ này thường mang những đặc điểm trung như: tính chất cộng sản tiêu dùng khổ hạnh trong

phạm vi từng công xã nhỏ, ít nhiều khuynh hướng vô chính phủ và mang màu sắc dị giáo.

Trang 5

* Thời kì cận đại:

- Giai đoạn từ thế kỉ XV-XVIII:

+ Hoàn cảnh lịch sử: Từ khoảng thế kỷ XV đến cuối thế kỉ XVIII, nhân loại có bước tiến dài trong đời sống kinh tế - xã hội.

• •Các công trường thủ công có tính chất chuyên môn hóa dần hình thành thay thế cho tính chất hợp tác sản xuất theo kiểu phường hội.

• •Sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ, những thành phần đầu tiên của giai cấp vô sản và tư sản được hình thành, phát triển nhanh chóng cùng sự phát triển của nền công nghiệp lớn, sự mở mang thuộc địa, thị trường tư bản chủ nghĩa

• •Nhiều cuộc cách mạng tư sản nổ ra và thắng lợi Giai cấp tư sản từng bước thiết lập địa vị thống trị của mình Chủ nghĩa tư bản dần thay thế tư bản phong kiến ở Châu Âu, Bắc Mỹ Sự tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, xung đột giai cấp diễn ra gây gắt => Những điều kiện tiền đề ấy, đã làm tư tưởng XHCN phát triển sang một thời kì mới, qua công lao và đóng góp của nhiều nhà tư tưởng vĩ đại

+ Đại diện tiêu biểu : Tomat Morơ, Giang Melie

Trang 6

- Giai đoạn: CNXH không tưởng - phê phán đầu thế kỉ XIX

+ Hoàn cảnh lịch sử:

••Sự ra đời của nền sản xuất công nghiệp ở Châu Âu và Bắc Mỹ

••Sự ra đời và hình thành rõ nét hai lực lượng xã hội đối lập nhau : tư sản và vô sản Giai cấp tư sản củng cố địa vị thống trị của mình đồng thời bộc lộ bản chất bóc lột của mình Giai cấp vô sản trở thành một lực lượng xã hội quan trọng trong việc xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản nhưng họ bị áp bức, bóc lột nặng nề, sự phản kháng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động vang lên

+ Các đại diện tiêu biểu : Xanh Xi Mông,…

Trang 7

=> Đánh giá chung :

CNXH không tưởng là những lí luận những học

thuyết biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi nguyện vọng của quần chúng mong muốn xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, tình trạng bất công trong xã hội, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, ở đó không còn tình trạng đói khổ của nhũng người lao động và

quan hệ giữa người với người là quan hệ hữu ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, song không dựa vào điều kiện thực tiễn khách quan mà nảy sinh từ

những mong muốn chủ quan của một số người Vì vậy, nó là không tưởng, không thực hiện được trong thực tế.

Trang 8

- Tích cực:

• •Thứ nhất : Các nhà XHCN không tưởng đã phê phán CNTB một cách sâu sắc và phần nào nói lên tiếng nói của những người lao động nghèo khổ, bênh vực họ trước tình trạng bị đối xử bất công trong xã hội

• •Thứ hai : Cac nhà XHCN không tưởng đã nêu lên nhiều luận điểm có giá trị, nhiều dự đoán tài tình về sự phát triển của xã hội và về một tương lai tốt đẹp mà sau này các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa có phê phán và thuyết trình chúng trên cơ sở khoa học

• •Thứ ba : Trong một giai đoạn lịch sử tương đối dài với những tư tưởng đã nêu ra và bằng những hoạt động của mình, các nhà

XHCN không tưởng đã góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng nghèo khổ và thúc đẩy lịch sử tiến lên, đặt một trong những dấu mốc ghi nhận sự phát triển loài người ở một giai đoạn xác định

=> Với những giá trị nêu trên, các tư tưởng XHCN không tưởng, nhất là các tư tưởng XHCN không tưởng đầu thế kỉ XIX được C Mác và Ăngghen thừa nhận là một trong ba nguồn gốc của học thuyết mà các ông là người sáng lập.

Trang 9

- Hạn chế :

•Các nhà tư bản XHCN trước Mác phê phán chủ nghĩa tư bản đã gây ra tình trạng bất công nhưng hị chưa khám phá ra bản chất và quy luật vận động của xã hội tư bản không giải thích được nguyên nhân chủ yếu dẫn tới áp bức bóc lột, chiến tranh xâm lược, bất công, nghèo đói,… là do chế độ tư hữu tạo ra

•Họ chưa phát hiện được vai trò của lực lượng xã hội đang phát triển trong lòng XHTB – có lợi ích mâu thuẫn đối kháng với lợi ích của giai cấp tư sản, có khả năng cải tạo xã hội bất công để ây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn CNTB – lực lượng đón chính là giai cấp công nhân hiện đại

•Họ chưa tự đặt mình vào vị trí người đại diện lợi ích cho giai cấp công nhân và nông dân lao động nghèo khổ để đấu tranh, mà luôn đứng trên lập trường của tầng lớp (quý tốc, tư sản), đứng ngoài xã hội để mưu cầu giải phóng toàn xã hội, họ không gần học thuyết của mình với phong trào đấu tranh quần chúng

•Họ đứng trên quan điểm duy tâm để cải tạo xã hội Họ muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp nhưng bằng con đường cải cách dần dần bằng thực nghiệm nhỏ lẻ, bằng “những đề nghị” với giai cấp tu sản và tầng lớp trên của xã hội chứ không phải bằng con đường đấu tranh cách mạng xã hội Đó là con đường cải lương nửa vời và không tưởng

•Họ không thể tự giải quyết mình khỏi vòng không tưởng Ngay cả những luận điểm đúng đắn nhất do các nhà không tưởng nêu ra cũng chỉ là những dự đoán và lòng mong muốn nhân đạo chưa được luận chứng bởi cơ sở khoa học

Trang 10

Câu 1: Làm rõ khái niệm Chủ nghĩa Xã hội Khoa học?

- CNXHKH là một môn khoa học lý luận chính trị, một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Lênin CNXH là chủ nghĩa Mác-Leenin luận giải trên góc độ triết học, kinh tế chính trị - xã hội về quy luật chính trị - xã hội của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ

nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới - CNXHKH còn là:

+ Là khoa học về các quy luật xã hội – chính trị

+ Là học thuyết về những học thuyết con đường giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động

+ Là cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, là cuộc cách mạng XHCN, là các quy luật, biện pháp đấu tranh giữa sự lãnh đạo của chính Đảng Mác-xít

Trang 11

Câu 2: Làm rõ hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXHKH?

Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời CNXHKH:

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Vào những năm 40 thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã đạt được những bước phát triển rất quan trọng trong kinh tế Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ Chính sự phát triển đó làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Chính vì vậy mà chủ nghĩa tư bản tạo ra những khả năng hiện thực cho những nhà dân chủ cách mạng tiến bộ nhận thức đúng đắn bản chất của chủ nghĩa tư bản, để đề ra lý luận khoa học và cách mạng.

+ Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại trưởng thành bước lên vũ đài đấu tranh chống giai cấp tư sản với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả năng giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra.

Trang 12

+ Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển

mạnh mẽ, đã bắt đầu có tổ chức và trên quy mô rộng khắp Nó đòi hỏi có một lý luận khoa học hướng dẫn Tiêu biểu cho các phong trào công nhân lúc đó là: cuộc khởi nghĩa công nhân thành phố Liông (Pháp) 1831 - 1834; cuộc khởi nghĩa công nhân dệt Xêlidi (Đức) 1844; phong trào Hiến chương (Anh)

1838 - 1848 Những phong trào đó có tính quần chúng và mang hình thức chính trị Sự lớn mạnh của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng.

+ Đó là những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời để thay thế các trào lưu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đã tỏ ra lỗi thời, không còn có khả năng đáp ứng phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh

chống giai cấp tư sản, đồng thời chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời phản ánh bằng lý luận phong trào công nhân.

Trang 13

- Những tiền đề văn hóa - tư tưởng (tiền đề lý luận):

Đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực khoa học, văn hóa và tư tưởng Về khoa học tự nhiên có: thuyết tế bào của M Sơlayđen và T

Savanxơ (Đức); thuyết tiến hóa của Đ Đácuyn (Anh); thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M

Lômônôxốp (Nga) Về khoa học xã hội có: triết học cổ điển Đức (Ph Hêghen, L Phơbách,…), kinh tế chính trị học Anh (Ađam Smít, Đ Ricácđô,…), chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán (H Xanhximông, S Phuriê, R.Ôoen,…) Những thành tựu của khoa học, văn hóa, tư tưởng đã tạo ra những tiền đề tư tưởng - văn hóa cho sự ra đời chủ nghĩa Mác nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng.

Trang 14

Câu 3: Vai trò của Mác và Ăng-ghen đối với sự ra đời của

- Các Mác (1818-1883)

C.Mác là người sáng lập ra CNXHKH chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị khoa học Ông là lãnh tụ và người thầy

của giai cấp vô sản thế giới.

- Phriđrích Ăng-ghen (1820-1895)

Ph.Ăng ghen là nhà bác học, lãnh tụ và là người thầy của giai cấp công nhân hiện đại, đã cùng với C.Mác sáng lập ra học thuyết Mác-xít

Trang 15

Khi nghiên cứu miếng đất hiện thực tư bản chủ nghĩa trên quan điểm duy vật biện chứng với phương pháp luật khoa học C.Mác đã nên ra hai phát kiến vĩ đại đó là: Chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư “Nhờ hai phát kiến ấy, CNXH đã trở thành khoa học” CNXHKH ra đời không phải do tưởng tượng, ước mơ mà là kết quả tất yếu trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, của tư duy lý luận có cơ sở khoa học.

Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do C.Mác và Ph.Ăng ghen soạn thảo thep sự ủy nhiệm của “Đồng minh những người cộng sản” - một tổ chức công nhân quốc tế, đánh dấu sự ra đời của CNXHKH.

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” (2-1848) là tác phẩm bất hủ, là khúc ca tuyệt tác của chủ nghĩa Mác, là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của phong trào công nhân, phong trào cộng sản Với những nội dung đa được trình bày một cách rõ ràng và sáng sủa của thế giới quâ khoa học, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, theo V.I Lê-nin, xứng đáng được thừa nhận là Tuyên ngôn của CNXH thế giới, là “Cuốn sách gối đầu giường cho tất cả những người công dân giác ngộ”.“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là kim chỉ nan cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Các Đảng cộng sản Mácxít-Lêninnít lấy tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” làm cơ sở cho việc xây dựng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, để tiến lên chủ nghĩa cộng sản

Ngày đăng: 29/03/2024, 08:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan