TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong các mặt hàng nông, lâm, sản xuất khẩu của Việt Nam thì mặt hàng quế chiếm một tỉ lệ hơi khiêm tốn Lý do mặt hàng này là mặt hàng gia vị nên nó không được tiêu dùng nhiều như gạo hay các mặt hàng khác Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quế của nước ta đã vững vàng chiếm lại thị trường cũ và tìm lại những thị trường mới do đó khối lượng xuất khẩu quế ngày một tăng Tuy nhiên lượng quế xuất khẩu của nước ta không nhiều so với những nước khác trên thế giới Để giúp doanh nghiệp có thể đứng vững thì các nhà quản lý cần nắm vững được các thông tin chính xác về các hoạt động kinh doanh, một trong những chỉ tiêu đó là tình hình doanh thu của công ty Doanh thu là tiền đề vật chất, là điều kiện cần để giúp cho doanh nghiệp có cơ hội giành lấy thị phần trên thị trường Mặt khác doanh thu là nhân tố phản ánh được rằng doanh nghiệp ấy có đáp ứng được đòi hỏi của thị trường hay không Doanh thu là cơ sở quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Thông qua phân tích doanh thu doanh nghiệp sẽ nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện kết quả tình hình kinh doanh của doanh nghiệp về việc thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán hàng của doanh nghiêp trong các kỳ về số lượng, kết cấu, giá cả, chủng loại Qua đó thấy được mâu thuẫn còn tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan trong quá trình hoạt động kinh doanh để từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm làm tăng doanh thu Tài liệu phân tích và dự báo doanh thu còn là cơ sở, căn cứ để phân tích tình hình chi phí, lợi nhuận kinh doanh, là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất trong tương lại.
Kể từ khi thành lập năm 2009 đến nay công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về quy mô, số lượng cũng như các sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Nhưng bên cạnh những thành công đó, công ty tăng trưởng chưa ổn định và gặp nhiều khó khăn như các loại chi phí vẫn tăng cao và tăng nhanh, doanh thu cũng chưa ổn định, dẫn đến lợi nhuận biến động lớn Đặc biệt theo tìm hiểu tác giả nhận thấy tốc độ tăng doanh thu của năm 2016 nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu của năm 2015, nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng hàng hóa giảm, cùng với công tác phân tích doanh thu và ra kế hoạch còn chậm trễ gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Phân tích và dự báo doanh thu về sản phẩm quế của công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn Việt Nam đối với thị trường EU đến năm 2020”.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Doanh thu có ý nghĩa sống còn đối doanh nghiệp Doanh thu lớn hay nhỏ phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất của DN Doanh thu là cơ sở để bù đắp chi phí sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất và thực hiện nộp các khoản thuế cho nhà nước. Doanh thu được thực hiện là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn tạo điều kiện để thực hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo Nhận thức được tầm quan trọng của doanh thu trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhiều tác giả cũng đã lựa chọn nghiên cứu đề tài phân tích và dự báo doanh thu trong thời gian qua Mỗi đề tài được nghiên cứu theo các hướng đi, phương pháp khác nhau và có những ưu điểm cũng như những hạn chế riêng. Đề tài “Phân tích và dự báo doanh thu về dịch vụ vận tải của công ty TNHH thương mại quốc tế Anh Quân đối với thị trường Trung quốc đến năm 2017”của tác giả Trần Ngọc Anh (2016) đã thực hiện nội dung nghiên cứu là phân tích doanh thu về dịch vụ vận tải giai đoạn 2013- 2015 thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS để ước lượng hàm cầu và hàm doanh thu, và từ đó dự báo doanh thu của công ty đến năm
2017 Nghiên cứu đã phân tích rõ sự biến động của doanh thu và các yếu tố tác động đến doanh thu của công ty, đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm tối đa hóa doanh thu. Tuy nhiên, tác giả lại chưa phân tích sự biến đổi của doanh thu theo thời gian, chưa có sự so sánh doanh thu giữa các năm để thấy rõ sự biến đổi doanh thu theo thời gian.
Khóa luận sẽ kế thừa phương pháp phân tích và dự báo doanh thu qua mô hình kinh tế lượng, đồng thời phân tích chuyên sâu hơn bằng cách sử dụng thêm phương pháp phân tích doanh thu theo dãy số thời gian nhằm thấy rõ sự tăng, giảm doanh thu qua các năm và từ đó đưa ra nguyên nhân, giải pháp tăng doanh thu phù hợp.
Cũng nghiên cứu về doanh thu, tác giả Phạm Thị Hoa (2013) với đề tài “Phân tích và dự báo doanh thu của tổng công ty Thương Mại Hà Nội” Thực hiện phân tích và dự báo doanh thu thông qua phần mềm eviews để ước lượng doanh thu rồi từ đó đưa ra dự báo chính xác giá trị doanh thu của công ty trong tương lai Tác giả cũng tiến hành phân tích doanh thu của công ty dựa trên tình hình tăng, giảm doanh thu trong giai đoạn 2011 – 2013 Tuy nhiên đề tài này chưa đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu cả doanh nghiệp Khóa luận sẽ kế thừa việc sử dụng phần mềm eviews để ước lượng và dự báo doanh thu và bổ sung thêm các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu như sản lượng, giá cả nhằm đánh giá một cách đầy đủ nhất về nguyên nhân sự biến động của doanh thu và từ đó đưa ra biện pháp phù hợp.
Một nghiên cứu khác với đề tài “Phân tích và dự báo doanh thu sản phẩm thép của công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát đến năm 2015 trên thị trường miền Bắc” của tác giả Bùi Thị Hải (2012), tác giả đã phân tích tương đối đầy đủ các nhân tố tác động tới doanh thu Tình hình doanh thu, chi phí, sản lượng thép của công ty giai đoạn 2009 – 2011 được phân tích tỉ mỉ và có những nhận xét về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu Bằng việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp, thống kê dựa trên các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của công ty và các số liệu thứ cấp để giải quyết các tỉ lệ, tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận tác giả đã đánh giá sơ bộ kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2009 – 2011 Ngoài sử dụng phần mềm eviews để ước lượng hàm doanh thu thì tác giả còn sử dụng phần mềm SPSS cho biết đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm Tuy nhiên đề tài này chưa ước lượng được các biến có ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của công ty như thu nhập, quy mô thị trường thị hiếu người tiêu dùng Khóa luận sẽ kế thừa phân tích của tác giả khi sử dụng các số liệu thứ cấp và sơ cấp trong việc đánh giá kết quả kinh doanh của công ty, đồng thời bổ sung đầy đủ hơn các biến ảnh hưởng tới doanh thu của công ty khi ước lượng hàm cầu và doanh thu.
Ngoài ra, tại công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn Việt Nam, có tác giả đã từng nghiên cứu và làm khóa luận về công ty như: Tác giả Phan Thị Thúy tới đề tài
“Phân tích chiến lược kinh doanh quế của công tyTNHH xuất khẩu nông sản Hồng
Sơn Việt Nam những năm gần đây”, bài đã nêu lên thực trạng tình hình kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm quế tại công ty trong thời gian tới Một đề tài khác là: “Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh quế của công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn VIệt Nam đến năm 2015” của tác giả Lê Anh Khoa Tác giả đi sâu phân tích và đánh giá phát triển kinh doanh quế của công ty trong những năm qua, nêu lên những tồn tại khó khăn và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ đến năm 2015 Tuy nhiên, chưa từng có đề tài nào về phân tích và dự báo về doanh thu của công ty.
XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Qua những tài liệu tham khảo từ sách báo, tạp chí, luận văn, chuyên đề, có liên quan, có thể thấy tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn Dựa trên cơ sở kế thừa, pháy huy những ưu điểm mà các đề tài trước đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, và xuất phát từ sự cấp thiết của yêu cầu phân tích và dự báo về doanh thu của công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận và tạo vị thế trên thị trường, vậy nên sau quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Phân tích và dự báo doanh thu về sản phẩm quế của công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn đối với thị trường EU đến năm 2020” Đề tài sẽ tập trung vào những vấn đề sau:
- Tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, chi tiết vào xuất khẩu sản phẩm quế sang thị trường EU giai đoạn 2014 – 2016.
- Tìm hiểu về doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu về sản phẩm quế của công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn Việt Nam.
- Nghiên cứu về các phương pháp phân tích và dự báo dịch vụ vận tải của công tyTNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn Việt Nam. Đề tài sẽ đi sâu vào trả lời các câu hỏi: với những dấu hiệu bất lợi trong thời gian vừa qua về doanh thu, công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn Việt Nam sẽ làm gì để đối phó? Những nguyên nhân nào khiến cho doanh thu không hoàn thành kế hoạch đề ra và không ổn định như vậy? Công ty có những biện pháp gì để cải thiện tình hình và các giải pháp nhằm tăng doanh thu trong giai đoạn khó khăn này?
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là doanh thu sản phẩm Quế của Công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn
4.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng tình hình phát triển ở công ty, phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến doanh thu về sản phẩm quế với thị trường EU, những thành tưu đã đạt được và những hạn chế trong công tác phân tích doanh thu của công ty thời gian qua. Đề tài cần đưa ra các kết luận và phát hiện mới thông qua nghiên cứu, phân tích và dự báo doanh thu về sản phẩm quế của công ty Đồng thời đề tài sẽ tiến hành phân tích và dự báo doanh thu của công ty đến năm 2020 nhằm tăng doanh thu trong thời gian tới.
Nội dung : Nghiên cứu lý luận về phân tích và dự báo doanh thu, đưa ra các giải pháp nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Về mặt không gian:Nghiên cứu trên thị trường EU, vì EU là thị trường khách hàng lớn nhất của công ty, luôn đóng góp nhiều hơn 50% doanh thu của công ty.
Về mặt thời gian : Nguồn số liệu phân tích lấy từ năm 2014 đến năm 2016, dự báo doanh thu đến năm 2020.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau Mục đích của nghiên cứu định lượng là đo lường các biến theo các mục tiêu và xem xét sự liên quan giữa chúng dưới dạng các số đo và thống kê.
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập số liệu trong nghiên cứu định lượng
Các phương pháp thu thập dữ liệu có thể là cân, đo, bảng câu hỏi có cấu trúc, phỏng vấn, quan sát bằng những công cụ khác
- Phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính
Dữ liệu định tính là dữ liệu trả lời cho các câu hỏi: thế nào, tại sao, cái gì? Bên cạnh đó nghiên cứu định tính vẫn sử dụng dữ liệu dạng số tuy nhiên không phục vụ cho việc chạy mô hình mà để hỗ trợ cho các phân tích và lập luận.
-Mặc dù nghiên cứu định tính cũng dùng các phương pháp thu thập dữ liệu như: nghiên cứu tình huống, phỏng vấn, quan sát, ghi hình, ghi âm , gửi thư, nhật ký và các tài liệu khác nhưng linh hoạt và tùy biến.
5.2 Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu thu thập được cần phải được phân tích thì mới có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu, phân tích thông tin cho ta biết thông tin nào là cần thiết và có ích đối với việc nghiên cứu đề tài Trong đề tài này, các mục tiêu giai đoạn là: thông qua các thông tin thu thập được có thể phân tích sự biến động của chỉ tiêu doanh thu, tiếp đến là ước lượng doanh thu sản phẩm quế trong thời gian tới, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng doanh thu của công ty Có một số giải pháp xử lý dữ liệu sau:
-Phương phương so sánh: Phân tích doanh thu áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu So sánh để thấy được sự giống và khác nhau của sự vật, hiện tượng được áp dụng trong các nội dung phân tích doanh thu: phân tích doanh thu theo quý, phân tích tốc độ phát triển doanh thu, phân tích doanh thu theo tổng mức kết cấu.
-Phương pháp thống kê và phân tích hồi quy: Phương pháp thống kê được sử dụng trong các mô hình, kiểm định sự phù hợp tại các mức ý nghĩa đã cho.Sử dụng phương pháp này có sự hỗ trợ của Eviews, Eviews được sử dụng trong phần ước lượng và dự báo cầu và doanh thu dịch vụ vận tải của công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn Việt Nam.
-Phương pháp biểu mẫu:Trong phân tích doanh thu, phương pháp biểu mẫu được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu kinh tế và số liệu phân tích Trong đó những cột dòng phải được tính toán, phân tích tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của nội dung phân tích mà biểu mẫu phân tích có tên gọi khác nhau, đơn vị khác nhau.
KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận tốt nghiệp được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phân tích và dự báo doanh thu. Ở chương này tác giả sẽ đưa ra một số khái niệm cơ bản về doanh thu, các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và một số khái niệm, vai trò cùng như phương pháp để phân tích và dự báo doanh thu Từ những lý thuyết cơ bản này sẽ giúp tác giả hệ thống lại kiến thức cơ bản và là cơ sở để tiến hành phân tích, dự báo doanh thu cho công ty. Chương 2: Thực trạng phân tích và dự báo doanh thu của công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn Việt Nam. Đây là một trong những chương quan trọng nhất của bài khóa luận Ở chương này tác giả sẽ trình bày tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn Việt Nam những năm qua, sau đó sẽ tiến hành phân tích doanh thu về sản phẩm quế qua các năm bằng dãy số thời gian Tác giả sẽ tổng hợp các dữ liệu định tính và định lượng thu thập để tiến hành xây dựng mô hình hàm cầu và hàm doanh thu của dịch vụ vận tải của công ty đến năm 2020 theo nhiều phương pháp khác nhau.
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả phân tích và dự báo doanh thu của công ty TNHH xuất khẩu nông sản Hồng Sơn Việt Nam đến năm 2020.
Từ những vấn đề đặt ra ở chương trước, tác giả đưa ra các đề xuất và kiến nghị cụ thể nhằm tăng trưởng doanh thu cho công ty và cuối cùng tác giả đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để công ty ngày một phát triển hơn.
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu theo Cao Thúy Xiêm (2012, tr.112).
Như vậy có thể nói, doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Doanh thu giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, thu hồi vốn, thực hiện giá trị thặng dư, thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần trên thị trường Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vậy, chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi (lỗ) sau một quá trình sản xuất kinh doanh Do đó, đơn vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu.
Tổng doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi bán được các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường theo Phan Thế Công (2008, tr 98).
Tổng doanh thu TR được tính bằng tích giữa lượng sản phẩm bán và giá bán sản phẩm.
TR = P * Q Trường hợp một doanh nghiệp bán nhiều sản phẩm
Pi: Giá bán mặt hàng thứ i
Qi: Lượng bán của mặt hàng thứ i
Doanh thu cận biên là mức doanh thu tăng thêm khi bán thêm được một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ theo PhanThế Công (2008, tr 100).
Công thức tính: MR = TR/ Q = TR ’ (Q)
TR Sự thay đổi trong tổng doanh thu bán ra
Q: Sự thay đổi trong tổng sản lượng bán ra Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng là người chấp nhận giá vì vậy đường cung là đường nằm ngang tại mức giá thị trường nên ta có doanh thu cận biên bằng giá.
MR = P Trong đó: P là giá bán hàng hóa Đối với thị trường độc quyền thì hãng là người định giá cho sản phẩm của mình bằng cách sản xuất sản lượng tương ứng với mức giá được chọn trên đường cầu dốc xuống mà hãng có mục đích tối đa hóa lợi nhuận Mức giá này lớn hơn doanh thu cận biên để đảm bảo thu được lợi nhuận.
Giả sử hàm cầu có dạng: P = a + bQ (với b