Mục tiêu đặt ra cần giải quyết trong đề tài
Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của công ty, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt hơn.
+ Hệ thống hóa lý luận về kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp và các phương pháp phân tích để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
+ Vận dụng một số phương pháp phân tích để phân tích đánh giá thực trạng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP.
+ Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài
Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1.1 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp Đây là phương pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp trực tiếp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin Nhân viên điều tra trực tiếp đến địa bàn điều tra, tìm gặp đối tượng phỏng vấn, trực tiếp hỏi và ghi chép thông tin mà đối tượng trả lời vào phiếu điều tra.
4.1.1.2 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm Đây là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện bằng cách đưa ra các phiếu điều tra có liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, những vấn đề mà bản thân còn thấy băn khoăn Các phiếu điều tra sau khi được thu hồi về sẽ được tổng hợp và phân loại theo các tiêu chí và các mục đã được hoạch định từ trước, tính toán tỷ lệ các câu trả lời để hoàn thiện thêm các thông tin còn đang khuyết thiếu hoặc chưa rõ ràng.
4.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Đây là phương pháp thu thập các tài liệu sẵn có tại công ty để phân tích Trong quá trình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty Cổ phần Công nghệ và Nội dung số OSP, các tài liệu có liên quan được sử dụng đến là kết quả sản xuất của công ty trong 2 năm 2013, 2014, giáo trình “Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại” và giáo trình “Kế toán – Kiểm toán” của trường Đại học Thương Mại, các sách báo có liên quan đến tài chính.
4.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu Để tổng hợp dữ liệu thống kê sử dụng phương pháp phân tổ
- Khái niệm: Phương pháp phân tổ là phương pháp căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính chất khác nhau
- Phương pháp phân tổ thống kê giúp hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu thu thập được như số liệu từ các báo cáo tài chính, các tài liệu ở công ty thực tập, thông tin trên mạng internet Thông qua tài liệu đã được phân tổ có thể rút ra nhận xét đặc điểm riêng của từng tổ và đặc trưng chung của hiện tượng nghiên cứu, từ đó phân tích được một cách hoàn thiện và đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phương pháp phân tích dữ liệu
- So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.
- Phương pháp này được sử dụng để đánh giá về cơ cấu và sự biến động của các chỉ tiêu có lên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận và trong 2 năm 2013, 2014.
4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
- Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số, trong đó khi có sự thay đổi của các nhân tố (biến số) thì kéo theo sự thay đổi của chỉ tiêu phân tích(hàm số).
- Thông qua các số liệu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác thu thập được, phương pháp này có thể được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2.3 Phương pháp tỷ suất, hệ số
Tỷ suất, hệ số là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau như: Tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi nhuận, hệ số khả năng thanh toán, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh
4.2.3 Phương pháp dùng biểu phân tích
Sử dụng các bảng để hệ thống các số liệu đã thu thập được một cách khoa học để tính toán và phân tích, đồng thời phản ánh mối liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau.
Từ đó đưa ra các nhận xét về những mặt tốt, mặt hạn chế của doanh nghiệp.
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp .5 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN
Khái niệm và những vấn đề về phân tích kết quả kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về kết quả kinh doanh
-Khái niệm kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động kinh doanh nhất định
- Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí).
- Trong điều kiện kinh tế hiện nay, mọi doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu là đạt được lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và cho xã hội Muốn có kết quả như vậy, doanh nghiệp cần phải có được những kết quả cụ thể trong sản xuất kinh doanh để định hướng, phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh là mục tiêu kinh tế cơ bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp.
- Vậy kết quả kinh doanh là yếu tố chính yếu để nhận định được hiện tại doanh nghiệp đang trong tình trạng như thế nào, nó thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp, xác định là doanh nghiệp đó có thể tiếp tục hoạt động hay không Việc xác định cũng như phân tích kết quả kinh doanh rất quan trọng, từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý cho doanh nghiệp, nếu xác định hay phân tích sai sẽ nhận định sai về tình trạng hiện tại của doanh nghiệp dẫn đến việc đưa ra quyết định sai lầm
Các cách xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
Kết quả kinh doanh = Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh + Kết quả hoạt động tài chính + Kết quả hoạt động khác
– Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trị còn lại của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…
+ Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trị giá thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư đã tiêu thụ trong kỳ.
+ Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến toàn doanh nghiệp.
– Kết quả hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính
– Kết quả hoạt động khác
Kết quả hoạt động khác = Các khoản thu nhập khác – Các khoản chi phí khác – Chi phí thuế TNDN
Kết quả kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính….).Trong từng hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc nghiên cứu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhắm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp phải dựa vào những dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ để cái thiện các hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể với yêu cầu của các quy luật khách quan, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn
1.1.2 Vai trò của phân tích kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả Hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, có đủ sức cạnh tranh đồng thời vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc tiến hành phân tích một cách toàn diện mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có vị trí hết sức quan trọng.
Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có vai trò và tác dụng đối với doanh nghiệp trong chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của mình Thông qua việc phân tích từng hiện tượng, từng khía cạnh của quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp Phân tích cũng là công cụ quan trọng để liên kết mọi hoạt động của các bộ phận cho hoạt động chung của doanh nghiệp nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong mỗi kỳ kinh doanh, mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh Vì vậy, phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án đầu tư Các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý cũng như khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ đáp ứng những đòi hỏi này của các nhà đầu tư.
Nội dung phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là một phạm trù rất rộng có liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kết quả, mà còn phải đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh Thông qua việc phân tích đánh giá các kết quả đạt được, điều kiện hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận, từng khía cạnh nói riêng.
1.2.1 Phân tích khái quát về doanh thu, chi phí và lợi nhuận
1.2.1.1 Phân tích khái quát về doanh thu
- Khái niệm: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.
- Mục đích phân tích cơ cấu và sự biến động của doanh thu: nhằm đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của từng bộ phận trong tổng thể để thấy được bộ phận nào đã hoàn thành và chưa hoàn thành từ đó tìm ra những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp thích hợp Đồng thời, việc phân tích này cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp để thấy được mức độ đóng góp của từng bộ phận vào tổng doanh thu.
- Nguồn số liệu phân tích: căn cứ theo số liệu tại báo cáo tài chính, các đơn đặt hàng, các chứng từ hóa đơn bán hàng; các số liệu thông tin kinh tế thị trường, giá cả những mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
- Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh và lập biểu để tính tỷ trọng của từng bộ phận doanh thu trong tổng doanh thu của doanh nghiệp Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình doanh thu của doanh nghiệp.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu hàng hóa, dịch vụ là ta tiến hành phân tích ảnh hưởng của hai nhân tố là khối lượng tiêu thụ và giá Đây là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu Khối lượng sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ càng nhều thì mức doanh thu sẽ gia tăng Khối lượng sản phẩm sẽ bị tác động bởi các yếu tố như công tác quảng cáo, số lượng hợp đồng được ký Mối liên hệ của hai nhân tố trên với doanh thu được phản ánh qua công thức sau:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x Đơn giá bán
Từ công thức trên ta thấy nếu số lượng hàng bán và đơn giá bán tăng thì doanh thu tăng và ngược lại Trong đó, số lượng hàng bán là nhân tố chủ quan, vì nó phụ thuộc vào những điều kiện tổ chức và quản lý của doanh nghiệp, còn đơn giá bán là nhân tố khách quan do sự điều tiết của quan hệ cung cầu.
1.2.1.2 Khái quát về chi phí
- Khái niệm: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
- Mục đích của việc phân tích chi phí: nhằm nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí.
- Nguồn số liệu phân tích: các chỉ tiêu kế hoạch về số lượng sản phẩm, giá trị tổng sản lượng và giá thành sản phẩm sản xuất; các số liệu hạch toán trong các sổ chi tiết
- Phương pháp phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất: sử dụng các phương pháp thay thế liên hoàn và số chênh lệch. Để xác định việc chấp hành dự toán chi phí sản xuất có tốt hay không cần phải liên hệ với kết quả sản xuất
CP 1 : Chi phí thực hiện
CP 0 : Chi phí dự toán
I Q : Tỷ lệ % hoàn thành giá trị sản phẩm sản xuất.
1.2.1.3 Phân tích khái quát về lợi nhuận
- Khái niệm: Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của con người sáng tạo ra Lợi nhuận là phần chệnh lệch dôi ra giữa doanh thu bán hàng với các khoản chi phí giá vốn của hàng bán trong thời kỳ hoạt động kinh doanh.
- Mục đích phân tích lợi nhuận: nhằm nhận thức, đánh giá đúng đắn, toàn diện thành tích đã đạt được và những mâu thuẫn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế Từ đó phân tích những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan và đề ra được những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp nhằm làm tăng lợi nhuận
- Nguồn số liệu phân tích: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Phương pháp phân tích tổng hợp tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành: được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh các chỉ tiêu thực hiện kỳ này so với kỳ trước.
1.2.2 Phân tích khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh Đối với doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể, điều đó được thể hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính sau:
- Vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàngtồn kho=Doanh thuthuần
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM VÀ NỘI DUNG SỐ OSP
Giới thiệu khái công ty Cổ phần công nghệ phần mềm và Nội dung só OSP
2.1.1 Khái quát chung về công ty
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP
Tên giao dịch quốc tế : OSP SOFTWARE AND DIGITAL CONTENT TECHNOLOGY JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : OSP., JSC
Loại hình: Công ty cổ phần
Website : www.osp.com.vn
E-mail : info@osp.com.vn
Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà Đại Phát, số 82 đường Duy Tân, quận Cầu Giấy,
Người đại diện: Lê Quang Dũng – Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102886901, ngày 27 tháng 8 năm 2008 do
Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ của công ty ban đầu là 2.000.000.000 VNĐ (Hai tỷ đồng)
- Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP:
Thiết kế và triển khai các phần mềm ứng dụng
Thiết kế và triển khai các loại Website, Portal
Xây dựng và triển khai hệ thống định vị toàn cầu GPS Triển khai giải pháp mã nguồn mở
Tư vấn về công nghệ phần mềm và nội dung số
Buôn bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm, lập trình máy vi tính.
Quản trị hệ thống máy vi tính, hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin.
- Quá trình hình thành và phát triển
OSP là Tổng Công ty phát triển và cung cấp các giải pháp, dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin được thành lập từ năm 2008 Đến nay, OSP đã đạt được vị trí nhất định trên thị trường, sản phẩm của công ty được biết đến bởi sự linh hoạt, tính ứng dụng cao cho khách hàng Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp và sáng tạo không ngừng, chúng tôi đã tạo ra sản phẩm mới, giá trị mới trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành tác nghiệp Với phương châm “Luôn là đối tác tin cậy của Khách hàng” OSP không ngừng hoàn thiện và đổi mới để tạo ra những sản phẩm dịch vụ ngày càng một tốt hơn Những nỗ lực đó đã được Bộ Thông tin & Truyền thông và Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam VINASA ghi nhận sự đóng góp cho cộng đồng bằng nhiều giải thưởng Sao Khuê liên tiếp trong các năm 2011, 2012 và 2014
-Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng của công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP
Sản xuất, mua bán, gia công và phát triển phần mềm;
Dịch vụ đăng ký tên miền và lưu trữ Web;
Dịch vụ sửa chữa, lắp đặt, bảo trì máy tính;
Kinh doanh các dịch vụ trực tuyến, quảng cáo trực tuyến
Nhiệm vụ của công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP
Nhiệm vụ chính của OSP là mang đến cho khách hàng các dịch vụ và giải pháp phần mềm chất lượng cao với chi phí thấp, đảm bảo tính toàn vẹn, tính sẵn sàng của hệ thống thông tin, phục vụ hiệu quả công việc sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
- Chú trọng huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào sản xuất kinh doanh.
- Giải quyết tốt các nguồn phân phối và phân phối thu nhập trong công ty.
- Thực hiện đầy đủ cam kết với khách hàng về sản phẩm theo nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi.
- Đảm bảo việc làm, chăm lo đời sống tốt nhất cho người lao động.
- Bảo toàn, tăng trưởng vốn và mở rộng quy mô kinh doanh.
- Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và địa phương nơi Công ty hoạt động
2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty
- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP
Trung tâm phát triển DV VAS
Khối văn phòng Công ty OSP toàn cầu
Công ty ZORA Việt Nam
Khối dự án Phòng KD dự án Phòng sản phẩm Phòng giải pháp
Ban dự án nước ngoài
Phòng kế toán tài chính
Phòng hành chính nhân sự
Phòng xúc tiến thương mại
- Mô hình tổ chức quản lý: Công ty CP công nghệ phần mềm và Nội dung số
OSP với bộ máy gọn nhẹ theo mô hình trực tuyến
- Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ quyết định các chiến lược phát triển công ty.
Ban Tổng Giám đốc gồm có: Tổng Giám đốc Lê Quang Dũng, Phó Tổng
Giám đốc kiêm Giám đốc Dự án Lê Thành Minh, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Trung tâm KD VAS Đặng Hà Trung Trong đó Tổng Giám đốc là người đứng đầu đại hiện theo pháp luật của công ty, có chức năng quản lý điều hành tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty; ký lược phát triển và chịu trách nhiệm pháp lý trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty
Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ tham gia điều hành công ty theo sự phân công của Tổng Giám đôc, trực tiếp chỉ đạo, theo dõi các bộ phận được phân công ủy quyền và giúp việc cho Tổng Giám đốc.
Khối VAS: Tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động liên quan đến việc cung cấp, lập kế hoạch và đề xuất các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng của công ty cho thị trường/ khách hàng theo mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển của công ty và phù hợp vs pháp luật.
Khối dự án: Triển khai các dự án về công nghệ thông tin trong và ngoài nước
Khối văn phòng: Đây là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công ty, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiên công tác văn phòng, các thủ tục hành chính, giám sát việc thực hiện quy chế nhân viên và thực hiện công tác BHYT, BHXH Phòng Kế toán tài chính: Tổ chức và lưu trữ hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán và các vấn đền liên quan đến công tác kế toán của công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành Cung cấp các thông tin kế toán cho các bộ phận liên quan, cố vấn cho Tổng Giám đốc trong việc quản trị tài chính của Công ty.
Phòng Hành chính nhân sự: Thực hiện các công việc hành chính như tiếp nhận, phát hành và lưu trữ công văn, tài liệu, giấy tờ; quản lý nhân sự, đào tạo, tuyển dụng nhân sự cho Công ty theo yêu cầu của công việc cho các phòng ban, bộ phận của Công ty; Thực hiện một số công việc về chế độ chính sách cũng như vấn đề lương bổng, khen thưởng, giải quyết các việc liên quan khác vơi chính quyền sở tại khi được yêu cầu.
Phòng truyền thông: Lên kế hoạch các hoạt động PR và lập ngân sách theo chiến lược ngắn hạn và dài hạn của Công ty Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền thông Tạo mỗi quan hệ với các khách hàng trung gian để thúc đẩy doanh số thông qua việc tổ chức các hội nghị khách hàng thân thiết Cập nhật và đưa ra những phản hồi về thị trường và thông tin đối thủ cạnh tranh, đề xuất những hoạt động phản ứng lại đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế trên thị trường Phối hợp với bộ phận kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển kênh phân phối mới.
Công ty OSP toàn cầu và Công ty ZORA Việt Nam là 2 công ty thành viên liên kết Các công ty này có sự thống nhất cao về chiến lược, mục tiêu phát triển và thương hiệu nhưng độc lập Lĩnh vực hoạt trong cũng là các hoạt động sản xuất kinh doanh công nghệ, viễn thông và các dịch vụ nội dung số, gia tăng (VAS) Với chiến lược tập trung vào ICT và phát huy thế mạnh kinh doanh, tạo thế đòn bẩy và chân kiềng OSP thiết lập được một hệ thống các công ty hoạt động hiệu quả và luôn nằm trong danh sách những công ty hàng đầu về CNTT tại Việt Nam.
Mối quan hệ giữa các phòng ban: Các phòng ban chức năng chủ động giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công Khi giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực Phòng ban khác, thì Phòng chủ trì phải chủ động phối hợp, Phòng liên quan có trách nhiệm hợp tác, trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo TGĐ Công ty xem xét giải quyết theo quy chế làm việc Văn phòng Công ty.
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn
Mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng doanh nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và nội dung số OSP nói riêng vẫn đứng vững trên thị trường và đạt doanh thu hiệu quả.
Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp thông qua việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm, thị trường cho các doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, công ty có được đội ngũ nhân viên đông đảo, trẻ trung năng động sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao, luôn cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất, bắt kịp với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin.
Cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc, khang trang, an toàn theo kịp với sự phát triển của công ty và tạo điều kiện thuận lợi, thoải mái cho người lao động khi làm việc, góp phần nâng cao hiệu quả lao động.
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghệ và Nội
2.2.1 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP trong 2 năm 2013-2014 Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2014 với 2013
Doanh thu 6,451,494,954 23,434,203,990 16,982,709,036 263.237 Chi phí 6,359,236,368 22,299,153,437 15,939,917,069 250.658 Lợi nhuận 92,258,586 1,135,050,553 1,042,791,967 1130.293
Qua bảng trên ta thấy:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây tương đối tốt, doanh thu năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013 và lợi nhuận năm 2014 cũng tăng so với năm 2013 Ta sẽ phân tích tổng thể tình hình tăng, giảm của từng chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh.
Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh chính của công ty là cung cấp dịch vụ về thiết kế và triển khai các phần mềm ứng dụng nên doanh thu thu về từ bán khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần cũng chính là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tình hình biến động doanh thu cụ thể như sau: năm 2014 doanh thu đạt 23,434,203,990 đồng tăng 16,982,709,036 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng khá cao là 263.237%
Bên cạnh doanh thu, chi phí cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty và là chỉ tiêu phức tạp vì khó đo lường một cách chính xác các khoản mục chi phí cụ thể Dựa vào bảng và đồ thị ta thấy: Tổng chi phí năm 2014 là 22,299,153,437, tăng 15,939,917,069 đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ tăng 250.658% Tốc độ tăng chi phí như vậy là rất cao, tuy nhiên tốc độ tăng chi phí vẫn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu nên nhìn chung, việc sử dụng chi phí của công ty vẫn đạt hiệu quả.
Chỉ tiêu tiếp theo là lợi nhuận, đây là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác, lợi nhuận là phần còn lại của tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh Trong 2 năm 2013 và 2014, công ty kinh doanh đều có lãi, và mức lợi nhuận năm sau tăng cao hơn hẳn so với lợi nhuận của năm trước Năm 2014 lãi thuần đạt 1,135,050,553 đồng, tăng 1,042,791,967 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1130.293% Với những biến động trên, ta nhận thấy tốc độ tăng lợi nhuận và chi phí của công ty đều tăng theo tốc độ tăng của doanh thu, và tốc độ tăng của từng chỉ tiêu có phần tương đồng với nhau
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty năm 2014 đã đạt kết quả rất tốt,tăng mạnh hơn so với năm 2013 Kết quả này sẽ tạo lợi thế để công ty mở rộng kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những năm tới Tuy nhiên, như đã thấy, chỉ tiêu doanh thu và chi phí đã có sự tăng vọt đột biến Nguyên nhân cụ thể vì sao và sự tăng này có tiềm ẩn nguy cơ gì đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hay không, ta sẽ đi sâu vào phân tích các phần tiếp theo.
2.2.2 Phân tích tình hình doanh thu 2.2.2.1 Phân tích doanh thu theo thành phần cơ cấu
Bảng 2.2: Phân tích doanh thu theo thành phần cơ cấu Đơn vị: đồng
Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2014 với 2013
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
6,085,917,600 94.333 23,433,186,487 99.996 17,347,268,887 285.039 5.662 Doanh thu hoạt động tài chính
- Hoạt động chủ yếu của công ty là thiết kế, phát triển và cung cấp giải pháp các phần mềm nên doanh thu của công ty OSP phụ thuộc vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tỷ trọng của doanh thu này luôn chiếm trên 90% tổng doanh thu Cụ thể:
+ Năm 2013, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 6,085,917,600 đồng, chiếm tỷ trọng 94.333% tổng doanh thu.
+ Năm 2014, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 17,347,268,887 đồng, chiếm tỷ trọng 99.996% tổng doanh thu So với năm 2013 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 tăng 17,347,268,887 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 285.039%, tỷ trọng tăng 5.662%
Doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng doanh thu, năm 2013 là 1,940,991đồng, chiếm tỷ lệ 0.03% tổng doanh thu Năm 2014 doanh thu giảm xuống còn 1,017,420 đồng, chiếm tỷ lệ 0.004% tổng doanh thu, so với năm 2013 giảm 923,571 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 47.582%, tỷ trọng giảm 0.026%
2.2.2.2 Phân tích tình hình doanh thu theo các mặt hàng
Bảng 2.3 Phân tích tình hình doanh thu theo các mặt hàng Đơn vị: đồng
Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014 với 2013
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng
Phần mềm UCHI 1,487,672,658 23.059 5,552,487,572 23.694 4,064,814,914 273.233 0.635 Phần mềm IPHE 746,988,386 11.579 2,763,097,887 11.791 2,016,109,501 269.898 0.212
Giải pháp cổng thông tin điện tử Share Point 563,897,544 8.741 1,706,872,816 7.284 1,142,975,272 202.692 -1.457 Phần mềm Giao dịch đảm bảo
Dịch vụ nội dung số 1,472,621,611 24.197 6,866,350,421 29.302 5,393,728,810 366.267 5.105
Qua bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng, năm 2013 là 6,085,917,600 đồng, năm 2014 doanh thu đạt 23,433,186,487 đồng, tăng 17,347,268,887 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng
285.039%, cụ thể từng mặt hàng như sau:
- Doanh thu từ mặt hàng phần mềm UCHI năm 2013 là 1,487,672,658 đồng, chiếm tỷ trọng 23.059% tổng doanh thu, năm 2014 là 5,552,487,572 đồng, chiếm tỷ trọng 23.694%, tăng 4,064,814,914 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 273.233%, tỷ trọng tăng 0.635%
- Doanh thu từ mặt hàng phần mềm IPHE năm 2013 là 746,988,386 đồng, chiếm tỷ trọng 11.579% tổng doanh thu, năm 2014 là 2,763,097,887 đồng, chiếm tỷ trọng 11.791%, tăng 2,016,109,501 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 269.898%, tỷ trọng tăng 0.212%
- Doanh thu từ mặt hàng phần mềm UMI năm 2013 là 635,875,980 đồng, chiêm tỷ trọng 9.856%, năm 2014 là 2,575,098,345 đồng, chiếm tỷ trọng 10.989%, tăng 1,939,222,365 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 304.969%, tỷ trọng tăng 1.132%
- Doanh thu từ Giải pháp cổng thông tin điện tử Share Point năm 2013 là 563,897,544 đồng, chiêm tỷ trọng %, năm 2014 là 1,706,872,816 đồng, chiếm tỷ trọng 7.284%, tăng 1,142,975,272 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 202.692%, tỷ trọng giảm 1.457%
- Doanh thu từ Phần mềm Giao dịch đảm bảo năm 2013 là 852,763,969 đồng, chiêm tỷ trọng 13.218%, năm 2014 là 3,065,781,262 đồng, chiếm tỷ trọng 13.083%, tăng 2,213,017,293 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 259.511%, tỷ trọng giảm 0.136%
- Doanh thu từ Phần mềm hộ tịch năm 2013 là 326,097,452 đồng, chiêm tỷ trọng 5.055%, năm 2014 là 903,498,184 đồng, chiếm tỷ trọng 3.855%, tăng
577,400,732 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 177.064%, tỷ trọng giảm 1.199%
- Doanh thu từ Dịch vụ nội dung số năm 2013 là 1,472,621,611 đồng, chiêm tỷ trọng 24.197%, năm 2014 là 6,866,350,421 đồng, chiếm tỷ trọng 29.302%, tăng
5,393,728,810 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 366.267%, tỷ trọng tăng 5.105%
Như vậy, doanh thu từ dịch vụ nội dung số chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm gần
30% tổng doanh thu Các mặt hàng phần mềm và dịch vụ còn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều, chỉ khoảng trên dưới 10% tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Như vậy, đây là dịch vụ đóng vai trò chủ đạo tạ nên nguồn thu cho doanh nghiệp Các sản phẩm khác có tỷ trọng khá cao nữa là Phần mềm UCHI (23%),
Phần mềm UMI (9 – 10%), Phần mềm IPHE (11%), phần mềm giao dịch đảm bảo
Phân tích khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh
Bảng 2.9: Phân tích các chỉ tiêu thanh toán Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2014 với 2013
Vòng quay hàng tồn kho 0.027148345 0.280871261 0.254 934.580
Số vòng quay các khoản phải thu 0.002387701 0.007707631 0.005 222.806
Kỳ thu tiền bình quân 150772.6671 46706.95714 -104,066 -69.022
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 0.004122784 0.029614194 0.025 618.306
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu 0.001751094 0.008706505 0.007 397.204
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0.00136466 0.004684282 0.003 243.256
- Số vòng quay hàng tồn kho năm 2014 tăng 0.254 vòng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng là 934.580% Điều này cho thấy, năm 2014 doanh nghiệp bán hàng nhanh hơn và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.
- Số vòng quay các khoản phải thu năm 2014 tăng 0.005 vòng, tương ứng với tỷ lệ tăng 222.806%, thêm đó, kỳ thu tiền bình quân giảm 104,066 tương úng với tỷ lệ giảm 69.022% nghĩa là các khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp nhanh, đây là một thuận lợi đối với công ty Nhưng nếu chỉ số này tăng lên quá cao sẽ khiến các khách hàng chuyển sang nhà cung cấp khác do họ sẽ được cấp thời gian tín dụng dài hơn Vì vậy, cần phải có biện pháp để con số này giữ ở mức vừa phải.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2014 tăng 0.025 lần so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 618.306%, doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.
- Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2014 tăng 0.007 lần so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ tăng 397.204%, doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2014 tăng 0.003 lần so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 243.256%, doanh nghiệp quản lý và khai thác tài sản của mình hợp lý, góp phần tiết kiệm nguồn vốn, giảm được chi phí sử dụng vốn.
Bảng 2.10: Bảng phân tích khả năng sinh lời Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2014 và 2013
Tổng tài sản bình quân 11,993,311,186 18,859,945,460 6,866,634,274 57.254 Lợi nhuận trước thuế 92,258,586 1,135,050,553 1,042,791,967 1130.293
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 1.191 4.386 3.195 268.361
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2014 đạt 1,027,782,246 đồng, so với năm
2013 tăng 955,298,237 đồng, với tỷ lệ tăng lên tới 1,317.943% Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 đạt 11,806,586,986 đồng, tăng 4.551% tương ứng tăng 0.081 lần so với năm 2013 Như vậy, với cùng 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại cho năm 2014 nhiều hơn 0.081 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2013, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2014 tăng so với năm 2013
Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2014 đạt 1,135,050,553 đồng, so với năm 2013 tăng 1,042,791,967 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,130.293% Trong khi đó, tổng tài sản bình quân năm 2014 đạt 18,859,945,460 đồng, tăng 6,866,634,274 đồng so với năm 2013, với tỷ lệ tăng là 57.254% làm cho ROA của công ty năm
2014 đạt 0.060 lần, tăng mạnh 0.052 lần so với năm 2013 Như vậy, với cùng 1 đồng tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh năm 2014 tạo ra số đồng lợi nhuận trước thuế nhiều hơn năm 2013 là 0.052 đồng, hiệu quả sử dụng tài sản năm 2014 cũng tăng lên so với năm 2013
Nhìn chung, những năm gần đây công ty sử dụng vốn có hiệu quả, doanh số tăng cao, hoạt động kinh doanh đang tiến triển theo chiều hướng tốt, rất có lợi cho công ty nhưng công ty cũng vẫn nên thường xuyên tiến hành công tác phân tích để có thể nắm rõ hơn tình hình kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Công ty mình để có thể kịp thời tìm biện pháp giải quyết đề phòng nếu như có vấn đề xảy ra.
Bảng 2.11: Bảng phân tích khả năng thanh toán Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2014 và 2013
Tổng TSLĐ 9,143,639,473 13,373,131,614 4,229,492,141 46.256 Tổng số nợ ngắn hạn 3,780,764,375 6,936,575,148 3,155,810,773 83.47
Tỷ số thanh toán hiện thời 2.418 1.928 -0.491 -20.283
Tỷ số thanh toán nhanh 2.234 1.848 -0.386 -17.275
Tổng TSLĐ năm 2014 đạt 13,373,131,614 đồng, tăng 4,229,492,141 đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ tăng 46.256%, tổng số nợ ngắn hạn năm 2014 là 6,936,575,148 đồng, tăng 3,155,810,773 đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ tăng 83.47% làm cho tỷ số thanh toán hiện thời năm 2014 chỉ còn 1.928 giảm 0.491 lần so với năm 2013 tương ứng vởi tỷ lệ giảm 20.283%
Tỷ số thanh toán nhanh năm 2014 giảm 0.386 lần so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ giảm 17.275% Khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2014 chậm hơn năm 2013, tình hình tài chính của công ty không được tốt.
Bảng 2.12: Bảng phân tích hệ số nợ Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2014 và 2013
Hệ số nợ trên tài sản 0.334714156 0.378758172 0.044 13.159
Chỉ tiêu tài sản của công ty năm 2014 đạt 18,859,945,460 đồng, tăng 6,866,634,274 đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ tăng 57.254% Bên cạnh đó, nợ phải trả năm 2014 là 7,143,358,474 đồng, so với năm 2013 tăng 3,129,027,447 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 77.946% làm cho hệ số nợ trên tài sản năm 2014 tăng 0.044 lần so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ tăng 13.159% Như vậy cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp không bên vững khi có sự chênh lệch giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cao.
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 Những kết luận chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Dựa trên kết quả đã phân tích ta nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển tốt và đạt hiệu quả kinh doanh cao, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng với tốc độ nhanh, khả năng sinh lợi của vốn cũng tăng cao, quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng Song song với sự tăng trưởng về kết quả hoạt động kinh doanh là sự đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần làm giàu tổ quốc Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai, ta cần phải nắm rõ những kết quả đã đạt được và hạn chế của công ty ở hiện tại để đề ra giải pháp phù hợp cho hoạt động của công ty trong tương lai.
3.1.1 Những kết quả đã đạt được và những hạn chế
- Những kết quả đã đạt được
Mặc dù có nhiều khó khăn trong cơ chế thị trường hiện nay, Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, doanh thu cao hơn năm trước, hàng năm nộp đầy đủ các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước Bảo toàn và phát triển tốt các nguồn vốn mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tích lũy để đầu tư chiều sâu nhằm tái sản xuất mở rộng Đảm bảo đủ việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động nên đời sống của cán bộ nhân viên luôn được cải thiện, thu nhập hàng năm đều được nâng cao theo đà phát triển của công ty.
+ Về cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: Nhìn chung bộ máy tổ chức quản lý cua công ty khá chặt chẽ và tinh gọn Các phòng ban hoạt động không biệt lập mà có mối quan hệ qua lại liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ Các nhân viên của các phòng ban cùng được phân công công việc rất khoa học và hợp lý Chính những thuận lợi này sẽ góp phần giúp cho công ty thực hiện hoàn thành phương hướng nhiệm vụ đề ra.
+Về kết quả kinh doanh của công ty: Công ty đã nỗ lực trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng doanh thu, lợi nhuận, đồng thời cũng đã có kế hoạch sử dụng hợp lý và tiết kiệm các chi phí như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động kinh doanh của công ty cũng gặp phải không ít khó khăn ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty Qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Công nghệ và Nội dung số OSP, em nhận thấy hiện nay công ty còn một số hạn chế sau:
+ Mặc dù lợi nhuận tăng cao đột biến trong năm 2014 nhưng sự tăng này chủ yếu là do khoản nợ phải trả ngắn hạn của công ty với các nhà cung cấp tăng rất cao cộng với việc công ty đầu tư mua thêm phần mềm, hàng hóa và máy móc để nghiên cứu, phát triển các phần mềm, ứng dụng Như vậy, dù lợi nhuận có tăng cao đột biến nhưng cũng không phải do tự bản thân doanh nghiệp dùng lợi nhuận của những năm trước và vốn chủ sở hữu của mình để đầu tư Điều này sẽ khiến khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị giảm sút, làm mất uy tín trong mắt các khách hàng.
+ Năng lực cạnh tranh của công ty còn yếu kém, quy mô vẫn còn nhỏ
+ Công tác phân tích thống kê chưa được quan tâm đúng mức: Công ty chưa quan tâm đúng mức đến dự báo thống kê, mới chỉ coi công tác phân tích là một bộ phận nhỏ trong công tác tài chính – kế toán, tiến hành song song thực hiện kèm hoạt động quyết toán sổ sách kế toán trong thời gian cuối năm Kết quả phân tích chưa được chú trọng để thành nguồn thông tin quan trọng nhằm đề ra các quyết định Đội ngũ cán bộ công ty đang còn thiếu cả về số lượng và chất lượng Đa số cán bộ phân tích đều đang làm việc với chuyên ngành chính là kế toán, chỉ thực hiện việc phân tích vào cuối năm theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng nên về mặt kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, khả năng sử dụng kỹ thuật, công cụ phân tích còn yếu kém, vì vậy nên công tác phân tích còn sơ sài, chưa thực sự đi sâu vào từng khía cạnh của công ty.
3.2 Các đề xuất, kiến nghị về vấn đề nghiên cứu
3.2.1 Các giái pháp đề xuất
Chỉ tiêu cơ bản để nói về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó chính là lợi nhuận Do đó để nâng cao kết quả kinh doanh cần phải nghiên cứu xem đâu là nhân tố tác động làm tăng lợi nhuận, đâu là nhân tố hạn chế tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty Từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp Về cơ bản, các giải pháp đưa ra đều khác nhau nhưng dều đi đến một mục tiêu duy nhất là tăng doanh thu và giảm chi phí Chính vì vậy, qua quá trình thực tập cùng với việc phân tích kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu như sau:
Giải pháp 1: Đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh
- Lý do đưa ra giải pháp:
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích em nhận thấy, mặc dù doanh thu năm
2014 của công ty tăng vọt hơn hẳn so với năm 2013 nhưng sự tăng đó là do công ty tăng cường đầu tư nhập thêm một lượng lớn các loại máy móc, linh kiện, phần mềm phục vụ cho quá trình sản xuất đồng thời để cho khoản mục công nợ phải trả cho các nhà cung cấp tăng lên quá cao khiến cho sự tăng doanh thu của công ty là không bền vứng do lợi nhuận tạo ra không hoàn toàn dựa trên vốn chủ sở hữu sẵn có của doanh nghiệp Ngoài ra, công ty chưa chú trọng đầu tư các hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh khác để tạo thêm lợi nhuận cho công ty.
Công ty cần nghiên cứu phát triển thêm các tính năng, ứng dụng của các phần mềm sẵn có đã gây được nhiều tiếng vang như UCHI, IPHE và dịch vụ nội dung số, đồng thời có kế hoạch tạo lập thêm các phần mềm mới đáp ứng theo nhu cầu của thị trường Bên cạnh đó, công ty cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Công ty có thể điều tra thị trường, tình hình cổ phiếu, trái phiếu, thực hiện hoạt động mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, hoặc góp vốn liên doanh, mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty sang lĩnh vực tài chính.
- Điều kiện thực hiện giải pháp:
Công ty nên xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, kế hoạch tài chính này phải sát với hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo cho công ty không bị bị động trong các hoạt động tài chính.
Giải pháp 2: Tăng cường việc kiểm tra, giảm sát và kiểm soát chi phí chặt chẽ
- Lý do đưa ra giải pháp
Thông qua việc phân tích ở chương 2, ta nhận thấy về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty đã thực hiện tốt việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý hai loại chi phí này rồi nên ở đây ta sẽ chỉ nói đến giá vốn hàng bán Năm 2014, do công ty mua vào một lượng lớn hàng hóa sản phẩm linh kiện phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, nâng cao phần mềm và dịch vụ nội dung số nên giá vốn hàng bán cũng tăng vọt theo Điều cần nói ở đây là giá vốn hàng bán tăng lên quá cao, cao hơn hẳn gần 2 lần so với mức tăng của doanh thu, kéo theo sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của công ty, khiến cho chi phi mà doanh nghiệp bỏ ra là tương đối cao so với những lợi ích mà doanh nghiệp thu lại được Do vậy công ty cần có giải pháp kiểm tra, kiểm soát đối với khoản chi phí này.
- Nội dung giải pháp: Để giảm tối thiểu chi phí giá vốn hàng bán, công ty cần nhận định lựa chọn thời điểm thích hợp và số lượng phù hợp để nhập các mặt hàng linh kiện, phầm mềm phục vụ sản xuất cũng như nghiên cứu phát triển, tránh sự biến động mạnh về giá của các mặt hàng trên tới chi phí giá vốn của công ty Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện tiết kiệm chi phí trong việc mua các nguyên liệu, hàng hóa, không mua lẻ tẻ để tiết kiệm chi phí vẩn chuyển và chi phí thu mua, nhất là trong tình hình hiện nay giá xăng dầu luôn tăng và luôn biến động; đồng thời kiểm tra chất lượng và số lượng nguồn hàng trước khi nhập kho để đảm bảo các hàng hóa vật liệu đúng yêu cầu công ty cần sử dụng Cần thiết lập mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp nhằm tìm nguồn cung cấp đáng tin cậy và giá cả sao cho thấp nhất.
- Điều kiện thực hiện giải pháp:
Công ty cần dựa vào các khoản chi của kỳ trước, từ đó lập ra bảng dự toán cho chi phí kinh doanh kỳ tiếp theo Cần hạn chế các khoản chi tiêu không cần thiết phát sinh trong quá trình mua hàng cũng như tiếp khách, hội họp.
Giải pháp 3: Thiết lập bộ phận thực hiện nhiệm vụ phân tích kinh tế trong doanh nghiệp
- Lý do đưa ra giải pháp:
Công ty chưa chú trọng đến công tác phân tích kinh tế Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm, có sự giao lưu mua bán trao đổi hàng hóa công nghệ với các nước khác trên thế giới, công ty cần có một bộ phận riêng biệt thực hiện nhiệm vụ phân tích kinh tế giúp nhà quản trị nắm rõ tình hình của công ty, sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động động kinh doanh, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp kinh doanh hợp lý.