1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớnmôn tư tưởng hồ chí minh đề tài phân tích luận điểm của hồ chí minh trong câu nói đảng ta là một đảng cầm quyền

15 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Cơ sở lí luận Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợpchủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêunước.. Giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh trong câu

nói:

“Đảng ta là một đảng cầm quyền"

Họ và tên:

Mã sinh viên:

Lớp: Phân tích kinh doanh 63

Hà Nội, tháng 05 năm 2022

1

Trang 2

MỤC LỤC

A PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM 3

I CƠ SỞ CỦA LUẬN ĐIỂM 3

1 Cơ sở lí luận 3

2 Cơ sở thực tiễn 4

II NỘI DUNG CỦA LUẬN ĐIỂM 6

1 Khái niệm về Đảng cầm quyền 6

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đảng ta là một đảng cầm quyền” 7

III GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA CỦA LUẬN ĐIỂM 8

1 Giá trị của luận điểm 8

2 Ý nghĩa của luận điểm 9

IV LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY 10

1 Thành tựu 10

2 Hạn chế 12

B LIÊN HỆ BẢN THÂN 14

Tài liệu tham khảo 15

Trang 3

A PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM

I CƠ SỞ CỦA LUẬN ĐIỂM

1 Cơ sở lí luận

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

Thứ nhất, Đảng cộng sản xuất hiện trên cơ sở phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

V.Lênin viết: “Chính là từ quy luật kinh tế của sự phát triển xã hội hiện đại mà Mác đã rút ra tính tất yếu của sự chuyển biến từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ xã hội chủ nghĩa Động lực tri thức và tinh thần của sự chuyển biến này, lực lượng vật chất thực hiện sự chuyển biến này, là giai cấp công nhân, giai cấp đã được đào luyện bởi bản thân chủ nghĩa tư bản Cuộc đấu tranh của vô sản chống lại giai cấp tư sản, với hình thức khác nhau và nội dung phong phú, tất dẫn đến cuộc đấu tranh chính trị, nhằm giành lại chính quyền về tay giai cấp vô sản” Trên cơ sở nắm rõ nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân cư và trong những năm đầu thế kỷ XX, các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc, đang hòa chung vào trong phong trào yêu nước của các giai cấp tầng lớp khác chứ chưa trở thành một phong trào độc lập Trong khi đó, chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có vai trò cực kỳ to lớn và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị nước ta thì các phong trào yêu

3

Trang 4

nước của nhân dân đã diễn ra liên tiếp và sôi nổi Phong trào yêu nước

là yếu tố có trước phong trào công nhân và cả sự ra đời của giai cấp công nhân Cho nên, trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá trước hết đến những người yêu nước, vào phong trào yêu nước và qua phong trào yêu nước tiếp tục truyền bá vào giai cấp công nhân để giác ngộ giai cấp công nhân Giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, nếu được lãnh đạo bởi bộ tham mưu và đội tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản

Như vậy, theo chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng cộng sản là nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình Giai cấp công nhân phải tổ chức ra chính đảng, đảng đó phải thuyết phục, giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng, huấn luyện quần chúng và đưa quần chúng ra đấu tranh

Thứ hai, muốn cho Đảng Cộng Sản có thể ra đời, cần phải có sự tồn tại của học thuyết Mác - Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở tư tưởng của Đảng, là linh hồn của Đảng Xây dựng Đảng về mặt tư tưởng, trước hết là lĩnh hội tinh thần cách mạng của học thuyết Mác -Lênin, vận dụng lập trường, quan điểm

và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng trong nước, không ngừng đấu tranh chống mọi trào lưu cơ hội chủ nghĩa để giữ vững đường lối cách mạng của Đảng Đồng thời, quá trình xây dựng Đảng cũng là quá trình giáo dục chính trị và tư tưởng thường xuyên trong Đảng, quá trình nâng cao giác ngộ của cán bộ, đảng viên

về chủ nghĩa xã hội khoa học, quá trình khắc phục mọi biểu hiện không

vô sản ở trong đảng, nhằm bảo đảm sự nhất trí về tư tưởng và hành

Trang 5

động của đảng, không ngừng nâng cao sức chiến đấu của Đảng Giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng - đó là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng đảng vô sản cách mạng kiểu mới

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Bối cảnh trong nước

Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, bắt đầu thiết lập chế độ thống trị, biến nước ta trở thành nước thuộc địa nằm dưới quyền kiểm soát của chúng Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh chúng Từ năm 1858 đến 1930, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn, phong trào chống Pháp như khởi nghĩa Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học… đã nổ ra trên khắp cả nước Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đều vô cùng anh dũng, nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp và đều thất bại

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của những cuộc khởi nghĩa đều là thiếu đường lối cách mạng, và chưa có tổ chức lãnh đạo cách mạng Đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước, việc tìm ra tổ chức lãnh đạo, con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam là hoàn toàn bức thiết

Chính vì lí do ấy, ngày 5/6/1911, giữa lúc cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng

về đường lối cứu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Việt Nam,

ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Người đã đi qua nhiều nơi, vừa học tập, vừa làm việc, tích cực tham gia các phong trào cộng sản Sau một thời gian học tập ở Liên Xô và hoạt động ở Quốc tế Cộng Sản, năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng Nửa cuối năm 1929, đầu năm 1930, ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (10/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1/1930) Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã chứng minh sự thắng thế của xu hướng

5

Trang 6

cộng sản trong phong trào cách mạng Việt Nam Ba tổ chức cộng sản ra đời tiếp tục thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ Từ tháng 4/1929 đến tháng 4/1930 có 43 cuộc bãi công của công nhân, phong trào đã có sự phối hợp hành động thống nhất giữa các cuộc đấu tranh, giữa các địa phương trong cả nước

Tuy nhiên, 3 tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, không có lợi cho cách mạng Sự chia rẽ, mất đoàn kết đã làm phân tán sức mạnh chung của phong trào, điều này nếu để lâu sẽ không có lợi cho cách mạng Yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc này phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên Từ ngày 6-1 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất 3

tổ chức cộng sản họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Từ đây, con đường đấu tranh của ta đã có sự soi đường, chỉ lối của Đảng

2.2 Bối cảnh quốc tế

Ngày 7/11/1917, Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo đã giành thắng lợi, lập nên Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) chỉ hướng cho nhân dân các quốc gia bị áp bức và các nước thuộc địa vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đã chứng minh một chân lý: muốn cách mạng thành công phải có một chính đảng lãnh đạo Đảng phải có cương lĩnh, đường lối đúng đắn; là ngọn cờ tập hợp sức mạnh toàn dân; là đội tiên phong của giai cấp công nhân và đáp ứng khát vọng, lợi ích của nhân dân và toàn dân tộc

II NỘI DUNG CỦA LUẬN ĐIỂM

1 Khái niệm về Đảng cầm quyền

"Đảng ta là một đảng cầm quyền" là lời được viết trong di chúc của Bác

Trước hết, ta cần hiểu Đảng cầm quyền là gì?

Với các nước XHCN, Đảng cầm quyền nghĩa là Đảng có toàn bộ chính quyền, sử dụng quyền lực nhà nước để lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục

Trang 7

đích của đảng và của toàn dân; Đảng nắm toàn bộ chính quyền bằng sự tổ chức và sử dụng chính quyền nhà nước để lãnh đạo toàn xã hội xây dựng chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa

Và vì sao lại nói "Đảng ta là một đảng cầm quyền"?

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927), Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”

Đảng Cộng sản Việt Nam, qua nhiều thời kỳ với nhiều tên gọi khác nhau, có khi là Đảng Cộng sản Đông Dương (1930 – 1951), Đảng Lao động Việt Nam (1951 – 1976), đã lãnh đạo nhân dân ta liên tiếp thực hiện và giành thắng lợi nhiều cuộc cách mạng, giành độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc Đó là sứ mệnh lịch sử mà cũng là công lao của Đảng, không thể phủ định

Chính vì vậy, Đảng ta xứng đáng và phải giữ cho được vai trò là đảng cầm quyền

Đó là sự khẳng định của Hồ Chí Minh, không phải chỉ cho bản thân mình, mà còn cho các thế hệ đồng bào và lớp lớp đồng chí đã không quản ngại hy sinh đi theo Đảng, một lòng một dạ trung thành với Đảng

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đảng ta là một đảng cầm quyền”

Tại sao Bác không nói là “Đảng ta là đảng cầm quyền” mà phải là “một đảng cầm quyền”?

“Một” thể hiện tính duy nhất, hàm ý cả tính tuyệt đối Đảng không được chia sẻ quyền lực với đảng khác trong vai trò cầm quyền của mình (nên hiểu là “không chia sẻ quyền lực” chứ không độc nhất tồn tại, vì thời của Bác còn có Đảng Dân chủ Việt Nam từ năm 1944 đến năm 1988 và Đảng Xã hội Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1988), nhưng không giữ vai trò lãnh đạo Tức là không liên minh, liên kết với bất kỳ đảng khác để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình Đây không phải là sự độc chiếm quyền lực mà đó là kết quả tất yếu của lịch sử

7

Trang 8

Ở đây, Hồ Chí Minh đã hàm ý cảnh báo Vì là “một đảng cầm quyền” nên có thể phát sinh những vấn đề do chỉ có một đảng nắm quyền, nhất là khi nắm quyền liên tục trong một thời gian dài Thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rằng mọi sự vật, hiện tượng đều luôn vận động và biến đổi Là đảng duy nhất cầm quyền,

ở đỉnh cao quyền lực, rất có thể nội bộ đảng nảy sinh những trì trệ, thậm chí sai lầm, nếu đảng giáo điều, không phát huy và mở rộng dân chủ, không lắng nghe phản ánh từ nhân dân, không tiếp thu các ý kiến phản biện… Nghiêm trọng hơn, chính điều đó sẽ nảy sinh quan liêu, xa dân, tham nhũng, thậm chí độc đoán, dần đánh mất lòng tin của nhân dân Hơn nữa, Đảng cầm quyền phải chống thói “kiêu ngạo cộng sản” như cách nói của Lênin Bởi trong điều kiện một đảng cầm quyền, duy nhất lãnh đạo cách mạng, bệnh kiêu ngạo dễ nảy sinh Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc tới bệnh kiêu ngạo Đó là thói tự cao,

tự đại, ham địa vị, hay lên mặt; ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình; ưa sai khiến người khác; hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang vênh váo, cho ai cũng không bằng mình; không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình; việc gì cũng muốn làm thầy người khác

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo nhưng quyền lãnh đạo đó là thuộc

về nhân dân và Đảng nhận sự ủy thác giao phó quyền lực từ dân Hồ Chí Minh nói:

“Cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người” Người đề cập xây dựng một Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” Một khi Đảng trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền thì Đảng cầm quyền, dân là chủ, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người Song, Đảng cầm quyền, dân là chủ, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Đây là vấn đề nguyên tắc, là bản chất của chế độ mới Đảng lãnh đạo chính quyền là nhằm thiết lập quyền làm chủ của nhân dân, mọi quyền lực phải thuộc về nhân dân, làm trái nguyên tắc đó Đảng sẽ thoái hóa, biến chất Bởi vậy, phải xây dựng cơ chế Đảng cầm quyền, mà cái cốt lõi của cơ chế này là mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân

Trang 9

III GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA CỦA LUẬN ĐIỂM

1 Giá trị của luận điểm

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là một quan điểm hệ thống toàn diện, phong phú và là di sản quý báu Những luận điểm của Người về vai trò của đảng, của cán bộ, đảng viên và nhân dân có giá trị lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng và hoạt động của Đảng ta

Về giá trị lý luận, việc Hồ Chí Minh kế thừa đúng đắn, mạnh dạn và khoa học lý luận

Mác - Lênin vào thực tiễn dân tộc, có những lý luận sáng tạo giúp làm phong phú thêm lý luận Mác Lênin của ngành tài liệu lưu trữ Trên cơ sở sáng tạo đó, Người vạch ra đường lối đúng đắn cho Đảng ta và đội ngũ cán bộ, đảng viên

Về giá trị thực tiễn, đến nay luận điểm của Bác về Đảng vẫn được áp dụng trong sự

nghiệp xây dựng Đảng về mọi mặt bao gồm: chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức

Thứ nhất, xây dựng Đảng về chính trị, Bác vạch ra con đường phát triển của Đảng

Cộng sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu cơ bản, bảo đảm cho sự phát triển lâu dài, thích ứng với tình hình phức tạp của đất nước Không có ai là lãnh đạo của nhân dân

Thứ hai, xây dựng Đảng về mặt tư tưởng, Đảng lãnh đạo nhân dân, Đảng muốn phát triển, ổn định lâu dài phải giữ vững sự trong sạch, đảng viên phải có tư tưởng đạo đức tốt,

có đạo đức cách mạng và công tác lý luận

Thứ ba, xây dựng Đảng về tổ chức, nói đến Đảng là nói đến một tổ chức có nề nếp Điều này liên quan đến năng lực lãnh đạo, điều hành và hiệu lực chiến đấu của Đảng, quan trọng nhất là chất lượng đội ngũ đảng viên và đội ngũ cán bộ các cấp

Thứ tư, xây dựng Đảng về đạo đức, cần xây dựng văn hóa chính trị, lấy văn hóa Đảng làm nòng cốt, lời nói đi đôi với việc làm, thực sự phục vụ Tổ quốc và nhân dân

9

Trang 10

2 Ý nghĩa của luận điểm

Luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng mang ý nghĩa lịch sử và giá trị muôn đời Người luôn nhấn mạnh những vấn đề cơ bản, về sự duy nhất của Đảng cầm quyền

Từ thực tiễn các nước xã hội chủ nghĩa khác, Người đã vạch ra con đường cho Đảng ta là chỉ “một đảng cầm quyền”, người nhấn mạnh về sự quan trọng của đạo đức cán bộ Đảng viên, cần kiệm, liêm chính, vì nhân dân và là người đầy tớ của nhân dân

Lời căn dặn sâu sắc, nhân văn của Người đã trở thành lý lẽ làm người, phương châm hành động, cơ sở tư tưởng để Đảng chấn chỉnh, xây dựng, chỉnh đốn, trong sạch nội bộ Đồng thời, xác định đường lối chính sách đúng đắn, nâng cao năng lực lãnh đạo và bản lĩnh cầm quyền của Đảng, hiện thực hóa khát vọng phát triển, đổi mới, sáng tạo, sớm xây dựng nước ta thành nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong nửa thế kỷ qua, Di chúc của Hồ Chí Minh luôn đồng hành cùng đảng và nhân dân, soi sáng suốt chặng đường phấn đấu giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong tiến trình lịch sử này, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn đảng theo ý mình, nhất là quan tâm, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

để họ thực sự xứng đáng là “người lãnh đạo nhân dân và đầy tớ trung thành” Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải luôn là đội tiên phong, gương mẫu đi đầu, lãnh đạo nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và và hiện nay là đổi mới toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

IV LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, bằng việc học tập và làm việc theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng ta đang ngày càng trưởng thành và đóng vai trò quyết định đến việc bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đồng thời góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường phát triển của đất nước Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh

và chủ nghĩa Mác-Lênin vào quá trình đổi mới đất nước, Đảng cũng đã tự rút ra những

Ngày đăng: 12/08/2024, 14:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w