1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận đề tài phân tích đặc điểm hệ thống kế toán và quá trình hòa hợp hội tụ của malaysia

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Và như vậy việc xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế là nhu cầu hết sức cần thiết và khách quan cho quá trình hòa hợp kế toán quốc tế.Trong xu thế mở cửa hội nhập Malaysia

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMHỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN

MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ QUÁ TRÌNH HÒA HỢP – HỘI TỤ CỦA MALAYSIA

GVHD: THS ĐÀO NAM GIANG

Lớp: Thứ năm, ca 2, C10

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm xin cam đoan đây là báo cáo khảo sát độc lập của nhóm Các số liệu sử dụng phân tích trong bài đều chính xác, có nguồn gốc tin cậy, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả phân tích do nhóm tự rút ra một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn.

Trang 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình

- Tài liệu học tập Kế toán quốc tế - khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng

- Giáo trình Kế toán quốc tế - ĐHKTQD

- Giáo trình Lịch sử kinh tế quốc dân – ĐHKTQDTài liệu tham khảo, tài liệu chuyên sâu

- Hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS

- Hệ thống các chuẩn mực kế toán Malaysia FRS

- Kế toán Tài chính – Trần Xuân Nam MBA

- International Accounting 2 edition, Timothy Doupnik, Hector Perera, McGraw-Hill, ndHigher education

Tài liệu điện tử, website

Trang 5

MỞ ĐẦU

Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn toàn cầu thì yêu cầu đặt ra chính là các báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở thống nhất Trong điều kiện đó, kế toán- một công cụ quản lý, đã phát triển và mang tính phổ biến, có sự ảnh hưởng chung trên phạm vi khu vực và toàn cầu nhưng lại mang nhiều khác biệt ở các quốc gia Vấn đề này chỉ được giải quyết khi có một hệ thống chuẩn mực mang tính quốc tế chung có khả năng thu hẹp khoảng cách khác biệt trong hệ thống kế toán các quốc gia Và như vậy việc xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế là nhu cầu hết sức cần thiết và khách quan cho quá trình hòa hợp kế toán quốc tế.

Trong xu thế mở cửa hội nhập Malaysia đã mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới (năm 2000, Malaysia đã ký hiệp định thương mại với 50 quốc gia trên thế giới) Thị trường của Malaysia ngày càng được mở rộng nhờ vào sự tìm kiếm của các tổ chức Xúc tiến thương mại Các đối tác thương mại hàng đầu của Malaysia hiện nay đều là những thị trường lớn và phát triển như Mỹ, Nhật, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Vì vậy, iệc thực hiện hòa hợp và hội tụ kế toán là một nhu cầu bức thiết, là con đường mà bất kì quốc gia nào, gồm cả Malaysia cũng phải thực hiện vì lợi ích của chính mình.

5

Trang 6

PHẦN I: KẾ TOÁN MALAYSIA1 Lịch sử hình thành kế toán quốc gia

Trước năm 1957, Malaysia là thuộc địa của Anh, cũng từ đó mà sự phát triển kế toán Malaysia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các khuôn khổ kế toán Vương quốc Anh.

Từ năm 1957, sự độc lập của Nhà nước Malaysia đã làm thay đổi nền kinh tế Mã Lai vào một kỷ nguyên mới của sự phát triển Lịch sử của hệ thống kế toán tại Malaysia đánh dấu mở màn của việc sử dụng các tiêu chuẩn và thông lệ kế toán.

Năm 1958, Hiệp hội Kế toán Công chứng Malaysia (MACPA) đã trở thành cơ quan kế toán đầu tiên được thành lập với mục đích thúc đẩy các ngành nghề kế toán trong tất cả các khía cạnh và để giáo dục thực tiễn các chuẩn mực kế toán phù hợp với các doanh nghiệp ở Malaysia.

Năm 1965, chính phủ đã thông qua Đạo luật công ty và năm 1967 là Luật Kế toán, đều dựa trên luật pháp và các quy định phát triển ở Anh trong những năm 1960.

Năm 1967, Viện kế toán Malaysia (MIA) được thành lập theo Đạo Luật Kế toán năm 1967, nhưng rồi không hoạt động trong nhiều năm, sau này là cơ quan bảo trợ cho các kế toán chuyên nghiệp tại Malaysia, để điều chỉnh và phát triển nghề kế toán ở đất nước này MIA hoạt động dưới sự giám sát của Bộ Tài chính.

Năm 1968, MACPA phát hành hướng dẫn kế toán đầu tiên được coi như là kế toán mẫu cho doanh nghiệp.

Năm 1978, MACPA được kết nạp vào là thành viên của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) và bắt đầu áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS).

Năm 1984, MACPA phát hành Chuẩn mực kế toán Malaysia đầu tiên.Năm 1985, Đạo luật công ty 1965 được cải thiện.

Năm 1987, sau 20 năm không hoạt động, MIA bắt đầu phát hành các chuẩn mực kế toán, các quyết định và thông tư hướng dẫn cho thành viên.

Năm 1993, Ủy ban chứng khoán được thành lập, các doanh nghiệp niêm yết được yêu cầu phải công bố đầy đủ các báo cáo tài chính.

Năm 1997, Tổ chức báo cáo tài chính (Finance reporting foundation- FRF) và Hội đồng chuẩn mực kế toán Malaysia (MASB) ra đời, liên tục đánh giá và cập nhật các chuẩn mực kế toán Malaysia nếu các tiêu chuẩn kế toán tại Vương quốc Anh có bất kỳ sửa đổi.

6

Trang 7

MACPA, MASB và MIA cho đến nay vẫn là các tổ chức có vai trò và chức năng quan trọng trong kế toán Malaysia.

2 Phân tích những nhân tố tác động đến hệ thống kế toán quốc gia2.1 Các yếu tố chính trị và pháp lý

2.1.1 Luật pháp

Mặc dù ở Malaysia, cơ quan tư pháp độc lập về lý thuyết, song sự độc lập của chúng vẫn bị đặt nghi vấn và việc bổ nhiệm các thẩm phán thiếu trách nhiệm giải trình và cũng như thiếu tính minh bạch.

Hệ thống pháp luật Malaysia dựa trên thông luật Anh, có các đặc điểm nổi bật như:

Nguồn tiền lệ pháp - thẩm phán vừa xét xử vừa sáng tạo pháp luật gián tiếp, tòa án như nhà làm luật thứ hai.

Án lệ là nguồn cơ bản, coi trọng chứng cứ nên luật sư, thẩm phán rất được coi trọng.Tính linh hoạt và phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội.

Tuy nhiên, Malaysia từng là thuộc địa của Anh, dưới sự cai quản của mẫu quốc, hoạt động kế toán được kiểm soát khắt khe, do vậy, tuy đã độc lập, sự ảnh hưởng của nền cai quản đó đến hệ thống kế toán vẫn còn, khiến kế toán của Malaysia có sự kiểm soát bắt buộc, thông qua luật cao Bằng chứng là Chuẩn mực kế toán không phải do Hiệp hội nghề nghiệp từ đề ra Tại Malaysia, Hiệp hội nghề nghiệp kế toán (MIA) chỉ có vai trò phát hành các chuẩn mực cũng như các thông tư, quyết định hướng dẫn chuẩn mực cho thành viên.

2.1.2 Sự gắn kết kinh tế - chính trị

Malaysia, một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực vào năm 1997 và năm 1998 đã hồi phục mạnh mẽ, đặc biệt là năm 1999 và 2000 về tăng chi tiêu chính phủ và khu vực xuất khẩu mạnh mẽ Từ năm 2001 tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức trung bình 5,9 % (năm 2007: 6,3 %) Tiêu dùng cá nhân và đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, cũng đã tăng mạnh như là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.

Mục tiêu kinh tế chính của Malaysia là đạt được trạng thái các nước phát triển khi đến năm 2020 đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ cần phải tăng hơn 7 %/ năm Sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng mạnh và chiếm hơn một nửa hoạt động kinh tế tại Malaysia, đã được xác định là trụ cột chính trong việc thực hiện mục tiêu 7

Trang 8

này và đẩy mạnh nền kinh tế tăng trưởng chuỗi giá trị Các lĩnh vực như tài chính Hồi giáo, công nghệ thông tin, du lịch, giáo dục và đào tạo, công nghệ sinh học, đa phương tiện và dịch vụ chuyên nghiệp đã được chỉ ra là lĩnh vực trọng tâm trong kế hoạch chiến lược của Malaysia (ví dụ như Kế hoạch Malaysia lần thứ IX và Kế hoạch thứ ba công nghiệp Master)

Chính phủ cũng đã dần dần thực hiện cam kết của mình cho nền kinh tế mở cửa và cải thiện năng lực cạnh tranh và sự hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài của Malaysia trong chính sách của mình Đặc biệt là kích thích và khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân

Ngoài các dịch vụ, đồ án kinh tế của Chính phủ tập trung vào giải quyết vấn đề phân phối thu nhập, phát triển ngành nông nghiệp và cải thiện các dịch vụ xã hội, trong khi cũng giữ lại tập trung vào các chính sách hành động khẳng định cho nguồn gốc Mã Lai.

Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ hai của New Zealand tại các nước ASEAN, thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của New Zealand trên toàn cầu và được xếp hạng là 7 nguồn NK lớn nhất của New Zealand , dầu thô và các sản phẩm điện tử chiếm hơn 40 % hàng nhập khẩu.

2.2 Các yếu tố kinh tế2.2.1 Nguồn tài chính

Căn cứ vào nguồn cung cấp tài chính cho doanh nghiệp tại một quốc gia mà ta có thể thấy được sự khác biệt giữa các hệ thống kế toán Tại các quốc gia mà nguồn cung cấp tài chính chủ yếu từ thị trường vốn, người sử dụng thông tin là các nhà đầu tư Mối quan tâm của họ chỉ tập trung vào tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính Các nhà đầu tư không có điều kiện tiếp xúc, thu thập thêm thông tin về các báo cáo tài chính Vì thế nhu cầu của họ là báo cáo tài chính phải phản ánh đúng thực trạng tài chính, cung cấp đầy đủ các thông tin trọng yếu giúp người đọc có thể hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp, tránh đưa ra các quyết định đầu tư sai lầm Để thực hiện yêu cầu này, thể hiện trung thực bản chất của các sự kiện, nghiệp vụ phát sinh, kế toán tại các quốc gia này sẽ ít tuân thủ theo các quy định về pháp lý như Luật thuế, … Ngược lại, các quốc gia có nguồn cung cấp tài chính chủ yếu là nhà nước, ngân hàng hoặc các dòng họ thường không có đòi hỏi cao về sự đầy đủ cũng như tính trung thực và hợp lý của thông tin Tuy nhiên kế toán thường được yêu cầu phải tuân 8

Trang 9

thủ các luật định

Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở và công nghiệp hóa mới Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong hướng dẫn hoạt động kinh tế thông qua các dự án kinh tế vĩ mô, song vai trò này đang dần giảm xuống Malaysia sở hữu một trong những hồ sơ kinh tế tốt nhất tại châu Á Đặc biệt thị trường chứng khoán tại đây khá phát triển, thị trường vốn và tài chính ngày càng gia tăng Điều này cho thấy rằng, kế toán Malaysia có xu hướng phải cung cấp đầy đủ các thông tin trọng yếu để người sử dụng có các quyết định đầu tư đúng đắn hơn.

2.2.2 Lạm phát

Bên cạnh nguồn cung cấp tài chính, lạm phát cũng được xem là một nhân tố trong môi trường kinh doanh có tác động đến hệ thống kế toán tại các quốc gia Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền sụt giảm Một ví dụ điển hình cho lạm phát có thể thấy là giá trị một đồng USD vào năm 1913 có giá trị tương đương 4 mark Đức, nhưng chỉ 10 năm sau, một USD đổi được đến 4 tỷ mark Hay tại Brazil, nơi người ta tính chỉ trong vòng từ năm 1960 đến năm 1994, lạm phát đã làm giá cả tại quốc gia này gia tăng đến 22 tỷ lần Đối với các quốc gia đang phải đối đầu với lạm phát, khái niệm bảo toàn vốn trở nên quan trọng và một số phương pháp kế toán cần được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng sai lệch của sự biến động giá cả đến báo cáo tài chính Tại nhiều nước Nam Mỹ, phương pháp thường được sử dụng nhất là phương pháp điều chỉnh theo chỉ số giá và Nhà nước phải thường công bố chỉ số giá Trong khi đó, Malaysia áp dụng chính sách kiểm soát sự di chuyển của dòng vốn gián tiếp nước ngoài để vượt qua khủng hoảng Chính vì thế mục tiêu bảo toàn vốn luôn rất quan trọng, báo cáo tài chính của các công ty luôn phải được điều chỉnh để loại trừ ảnh hưởng sai lệch của việc biến đổi giá cả đến giá trị tài sản và thu nhập công ty

Từ việc quản lý dòng vốn nước ngoài của Malaysia trong những năm qua cho thấy, Chính phủ nước này đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoạch định chính sách phù hợp với thực tiễn của mỗi thời kỳ Điều đáng nói, cách xử lý “chảy máu ngoại tệ” và quản lý dòng vốn nước ngoài của Malaysia không giống với bất cứ quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, để đối phó với khủng hoảng tài chính - tiền tệ, Malaysia đã sử dụng biện pháp kiểm soát vốn gắt gao như ấn định tỷ giá ở mức 3,8 RM/USD, tập trung quản lý trên thị trường chứng khoán thứ cấp, hạn chế các giao dịch tiền tệ và vốn của người 9

Trang 10

không cư trú; hạn chế và cấm sử dụng đồng RM bên ngoài lãnh thổ; cho phép chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu, FDI và chuyển lợi nhuận về nước Theo hướng xử lý trên, Malaysia vừa hạ lãi suất ngân hàng, phục hồi nền kinh tế và vượt qua được khủng hoảng kinh tế mà không cần bất cứ sự hỗ trợ nào từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Thứ hai, Malaysia đã tái cấu trúc và khôi phục hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh và linh hoạt Thời gian đầu, Malaysia thực hiện cải tổ hệ thống ngân hàng mạnh mẽ và triệt để, điều chỉnh quy chế SRR, trực tiếp giới hạn khối lượng dòng vốn vào của người không cư trú…

Thứ ba, bài học cho nhà hoạch định chính sách trong quản lý dòng vốn:

Việc neo tỷ giá (de-factor pegging) đồng RM vào đồng USD giai đoạn trước khủng hoảng nảy sinh vấn đề rủi ro đạo đức Cụ thể, việc neo giữ tỷ giá đã gây ra những hiểu lầm về sự ổn định lâu dài của đồng nội tệ Điều này khuyến khích các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước tăng cường vay nước ngoài và không chú ý đến khả năng đồng RM bị mất giá;

Thị trường tài chính nội địa phát triển còn hạn chế, hoạt động cho vay đầu tư và mở rộng kinh doanh chủ yếu thực hiện qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng dễ phát sinh rủi ro Khi khủng hoảng kinh tế - tài chính nổ ra đã gây ra sự xáo trộn nghiêm trọng kênh trung gian tài chính ngân hàng, lĩnh vực sản xuất cũng bị ảnh hưởng do thiếu vốn Khắc phục tình trạng này, Chính phủ Malaysia thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao vị thế thị trường tài chính với các công cụ tài chính linh hoạt hơn;

Quan điểm cho rằng, các khoản thu nhập chứng khoán cố định về bản chất là ngắn hạn, điều này khiến các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ đảo chiều dòng vốn Do vậy, các nước trong khu vực Đông Nam Á cần cân nhắc xây dựng dự trữ ngoại hối dồi dào, đảm bảo có thể đối phó được nguy cơ đảo chiều dòng vốn có thể xảy ra;

Tăng cường giám sát và phối hợp với các nước trong khu vực, đồng thời thiết lập mối quan hệ mật thiết trong hệ thống quản lý dòng vốn ngắn hạn, nhằm hạn chế cũng như tránh được các cú sốc từ bên ngoài.

Thứ tư, để quản lý tốt dòng vốn đầu tư nước ngoài thì vấn đề then chốt là ban hành chính sách của cơ quan có thẩm quyền tại các nước có nền kinh tế mới nổi, đặc biệt trong quá trình phát triển và toàn cầu hóa hệ thống tài chính Mặc dù, IMF đã có nhiều 10

Trang 11

nỗ lực tốt nhất để giúp các nước bị khủng hoảng khôi phục và phát triển kinh tế

2.3 Môi trường văn hóa

Theo: The Hofstede Centre Theo Hofstede, có 5 yếu tố văn hóa quan trọng giải thích sự tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới là: nhân tố chủ nghĩa cá nhân, nhân tố khoảng cách quyền lực, sự tránh né những vấn đề không chắc chắn, đặc điểm về giới (mức độ nam tính) và quan điểm định hướng dài hạn.

2.3.1 Nhân tố khoảng cách quyền lực

Nhân tố này cho thấy mức độ những người yếu thế hơn trong một xã hội chấp nhận và kỳ vọng về việc quyền lực được phân phối công bằng, cũng như mức độ chấp nhận sự bất bình đẳng bên trong và giữa các định chế và tổ chức

Tại Malaysia, điểm khoảng cách quyền lực rất cao, đạt 100 điểm Điều đó thể hiện người Malaysia có xu hướng chấp nhận một trật tự thứ bậc vốn có và vị trí của mình cũng như các thành viên khác, và không đòi hỏi sự giải thích về cách thức phân chia thứ bậc trong xã hội Cấp dưới mong đợi để được bảo phải làm gì và ông chủ lý tưởng là một nhà độc tài nhân từ Thách thức đối với sự lãnh đạo không được đón nhận nồng nhiệt.

2.3.2 Chủ nghĩa cá nhân

Là khuynh hướng mỗi cá nhân thường chỉ chăm lo cho chính bản thân mình và những thành viên gần gũi trong gia đình Ngược lại với chủ nghĩa cá nhân là chủ nghĩa tập thể

11

Trang 12

Điểm số chủ ngĩa cá nhân ở Malaysia là 26, cho thấy đất nước này là một xã hội theo chủ nghĩa tập thể Lòng trung thành trong một nền văn hóa tập thể là tối quan trọng và ghi đè lên các quy tắc xã hội khác Một xã hội thúc đẩy các mối quan hệ mạnh mẽ, nơi mà tất cả mọi người chịu trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm của họ Trong xã hội tập thể, hành vi phạm tội dẫn đến sự xấu hổ và mất mặt

2.3.3 Mức độ nam tính

Là nhân tố thể hiện sự coi trọng thành tích, chủ nghĩa anh hùng, sự quyết đoán và sự thành công về của cải Một điểm số cao (nam tính) ở nhân tố này chỉ ra rằng xã hội sẽ được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh, thành tích và thành công, thành công được định nghĩa bởi người chiến thắng / tốt nhất trong lĩnh vực này - một hệ thống giá trị bắt đầu trong trường học và tiếp tục trong suốt hành vi tổ chức Một điểm số thấp (nữ tính) có nghĩa là các giá trị chiếm ưu thế trong xã hội là chăm sóc cho người khác và chất lượng cuộc sống Một xã hội nữ tính là một trong những nơi mà chất lượng cuộc sống là dấu hiệu của sự thành công và đứng ra khỏi đám đông không phải là đáng ngưỡng mộ Vấn đề cơ bản ở đây là những gì thúc đẩy con người, muốn là tốt nhất (nam tính) hoặc thích những gì bạn làm (nữ tính)

Với số điểm trung bình là 50 ở Malaysia, khó để xác định đặc tính của xã hội này dựa trên nhân tố đặc điểm về giới.

2.3.4 Sự né tránh những vấn đề không chắc chắn

Là mức độ mà các thành viên của xã hội chấp nhận sự không chắc chắn và mơ hồ Ở Malaysia, điểm của nhân tố này là 36, điểm số này là khá thấp, cho thấy xã hội Malaysia linh hoạt, con người có tư duy và thái độ thoải mái hơn đối với các sai lệch trong thực tiễn công việc, thực tiễn hay thông lệ được coi trọng hơn nguyên tắc Họ tin rằng các quy định không quá cần thiết và nếu nó không rõ ràng và không được làm theo, nó nên được bãi bỏ hoặc thay đổi Xã hội dễ dàng chấp nhận sự khác biệt, không sợ đổi mới

2.3.5 Quan điểm định hướng dài hạn

Về quan điểm định hướng dài hạn (cho thấy mức độ xã hội coi trọng các giá trị truyền thống dài hạn, coi trọng sự phân chia trách nhiệm xã hội), điểm số này không được chấm ở Malaysia mà được thay thế bởi 2 nhân tố là chủ ngĩa thực dụng (pragmatism) và tính đam mê (indulgence).

Với các đặc điểm xã hội trên, kết hợp với quan điểm của Gray rằng văn hóa sẽ ảnh 12

Ngày đăng: 21/06/2024, 17:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w