1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ngọc Diệp
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Giang
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam...5CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Kinh tế chính trị Mác-Lênin

ĐỀ TÀI: Phân tích vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Giang

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Diệp

Lớp : CA10A

Mã sinh viên : CA10-040

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2024

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Trang 2

MỤC LỤ

C

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 3

1.1 Khái niệm về kinh tế tư nhân 3

1.2 Đặc điểm về kinh tế tư nhân ở Việt Nam 4

1.3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 5

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 8

2.1 Thực trạng của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay 8

2.2 Đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân tại Việt Nam 9

2.2.1 Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 9

2.2.2 Những hạn chế của khu vực tư nhân tại Việt Nam 11

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 14

3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 14

3.2 Giải pháp thúc đẩy và phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam 14

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trải qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế

kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường Trong đó, kinh tế tư nhân (KTTN) luôn giữ vững và phát huy tốt vai trò chủ đạo, làm nòng cốt và định hướng, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Kinh tế tư nhân đã khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế đa dạng, với số lượng doanh nghiệp tư nhân không ngừng tăng và quy mô, chất lượng phát triển đồng thời Điều này đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và phát huy nguồn lực xã hội Trong suốt quãng thời gian phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã ghi nhận nhiều thành tựu đáng chú ý như sự tăng trưởng

ấn tượng của nền kinh tế, với tỷ lệ tăng trưởng GDP đáng kể từ những năm đầu của việc thực hiện chính sách đổi mới, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân và sự thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường hợp tác quốc tế

Tuy có những thành tựu đáng kể của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân vẫn đối diện với nhiều khó khăn và rào cản Những vấn đề này bắt nguồn từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, làm cho sự phát triển của khu vực này chưa đạt được mức độ tương xứng với tiềm năng và vai trò của nó Do đó, việc xác định rõ vai trò của khu vực kinh tế

tư nhân đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam là một vấn đề cấp thiết Từ việc này, bài tiểu luận có thể đề xuất các giải pháp thích hợp để tận dụng hiệu quả vai trò tích cực

của kinh tế tư nhân Vì lẽ đó, em đã chọn đề tài tiểu luận "Phân tích vai trò của kinh tế tư

nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" Đề tài này

giúp tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đồng thời, từ việc phân tích này, bài tiểu luận có thể đưa ra những khuyến nghị và giải pháp cụ thể để cải thiện hoàn cảnh và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của kinh tế tư nhân trong tương lai

2

Trang 4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ

TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm về kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã tồn tại rất lâu trước khi Nhà nước và kinh tế Nhà nước xuất hiện, tức là từ chế độ chiếm hữu nô lệ Lịch sử đã chứng minh phát triển kinh tế tư nhân

là một tất yếu lịch sử khách quan gắn với việc duy trì và phát triển kinh tế- xã hội bởi kinh tế tư nhân tiêu dùng tuyệt đại đa số lực lượng sản xuất, đồng thời sản xuất ra phần lớn sản phẩm và dịch vụ cho con người

Trong C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), tuy thuật ngữ “kinh tế tư nhân” thực tế không hề được sử dụng hay đưa ra định nghĩa nhưng các ông lại nhìn nhận kinh tế tư nhân dưới các thuật ngữ “sở hữu tư nhân”, “sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa”, “lao động

tư nhân”

Hiện nay, khái niệm kinh tế tư nhân còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa có sự thống nhất Phạm Thị Lương Diệu trong luận án tiến sĩ của mình (2012) đã cho rằng “Kinh tế tư nhân

là loại hình kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh vì lợi ích trực tiếp của cá nhân hoạt động dưới những hình thức kinh tế khác nhau dù có thuê hay không thuê lao động”

Như thế, ở đây, kinh tế tư nhân được hiểu là thành phần kinh tế bao gồm tất cả những khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (nằm ngoài quốc doanh) Nó dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân (tư hữu) về tư liệu sản xuất hoặc vốn, gắn liền với lao động của bản thân người chủ sản xuất và lao động làm thuê, lao động hoàn toàn làm thuê Tư hữu chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định và được quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Như vậy, bản chất của kinh tế tư nhân căn cứ vào tính chất của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Thông qua bóc lột sức lao động của người làm thuê, chủ

sở hữu đạt được mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế, tạo ra giá trị thặng dư

Trang 5

Qua khái niệm và bản chất nêu trên, kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới các loại hình hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp của tư nhân Kinh tế cá thể, tiểu chủ:

Kinh tế cá thể là hình thức sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất, hoàn toàn dựa vào chính sức lao động của bản thân người sở hữu và gia đình Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là sản xuất hộ gia đình

Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất, nhưng không dựa hoàn toàn vào sức lao động của bản thân người chủ và gia đình mà có sự thuê mướn lao động Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là mô hình kinh tế gia trại (kinh tế trang trại)

Hai bộ phận kinh tế này có vị trí lâu dài và quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, đặc biệt những ngành nghề truyền thống và phân bổ trên khắp cả nước Tuy nhiên, hạn chế của kinh tế cá thể, tiểu chủ nằm ở tính tự phát, manh mún và chưa nhanh nhạy với các tiến bộ khoa học kĩ thuật

Kinh tế tư bản tư nhân: Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và vốn, thông qua bóc lột sức lao động của người làm thuê để tạo ra lợi nhuận

Hình thức tồn tại chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động và nhạy bén với thị trường, đóng vai trò đáng kể trong việc phát triển sản xuất, lực lượng lao động và giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ quá độ lên lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

Như vậy, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân được Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thừa nhận và phát huy Lý luận của chủ nghĩa Marx- Lenin cũng đã chỉ ra rằng sự ra đời của kinh tế tư nhân là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và việc cải tạo kinh tế tư nhân là một trong những nhiệm vụ chiến lược lâu dài và là một chủ trương lớn của Đảng Hiện nay, kinh tế tư nhân ở Việt Nam chịu sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước chủ nghĩa xã hội nên đặc điểm, tính chất không hoàn toàn giống như kinh tế tư nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa

4

Trang 6

1.2 Đặc điểm về kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Một là, nhờ công cuộc Đổi mới của Đảng và Nhà nước đề ra năm 1986, kinh tế tư

nhân được phục hồi và thúc đẩy mạnh mẽ

Hai là, phát triển kinh tế tư nhân thực chất là phát triển trình độ lực lượng sản xuất, đồng

thời là phương tiện để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Bởi vậy, phát triển kinh tế tư nhân là một chủ trương lớn, lâu dài của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Ba là, kinh tế tư nhân nước ta hình thành và phát triển chịu sự chi phối của hệ

thống quy luật kinh tế thị trường và sự quản lý, định hướng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Thông qua các công cụ quản lý kinh tế như chính sách tiền tệ, tài chính, cùng với thể chế chính trị, hệ tư tưởng và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng Cộng sản đã tạo ra những tác động mạnh mẽ đến các thành phần kinh tế, trong đó có cả khu vực kinh tế tư nhân

Bốn là, kinh tế tư nhân nước ta ra đời và phát triển với vai trò là một bộ phận trong

cơ cấu nhiều hình thức sở hữu, không giữ vai trò thống trị như trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Nó chịu nhiều ràng buộc và tác động lẫn nhau giữa các hình thức sở hữu khác, vừa tạo ra những cơ hội phát triển, vừa đặt những giới hiệu nhất định đối với kinh tế tư nhân

1.3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Kinh tế tư nhân tồn tại như một thành phần kinh tế độc lập, dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất hoặc vốn, mục tiêu kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận Với những đặc điểm vốn có, sự hoạt động của kinh tế tư nhân có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế- xã hội Trong hội nghị Trung ương 5 khóa IX, Đảng đã khẳng định: “Kinh

tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế”

Trang 7

Như vậy, vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế- xã hội bao gồm các hoạt động nhằm thực hiện và phát huy nhiệm vụ, chức năng của thành phần kinh tế này trong thúc đẩy đất nước phát triển theo hướng tiến bộ, hợp lý Có thể xác định vai trò của kinh tế tư nhân như sau:

Một là, huy động ngày càng nhiều vốn đầu tư trong dân cư cho phát triển kinh

tế-xã hội, bao gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh được hình thành và tự mở rộng quy mô dựa trên nguồn vốn của các cá nhân Thực tế, nếu chỉ để khu vực kinh tế quốc doanh khai thác các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, công nghệ, lao động, đất đai… thì không thể tận dụng đúng mức và hiệu quản nguồn tài nguyên phân tán, đa dạng Kinh tế tư nhân xuất hiện sử dụng triệt để nguồn vốn của dân cư và giải quyết vấn đề này Đây là yếu tố thời cơ, tạo nên sự năng động của kinh tế tư nhân và góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và công nghệ trong nền kinh tế

Hai là, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo Bên cạnh những đóng góp trực tiếp thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và các chỉ tiêu tài chính, phát triển kinh tế tư nhân còn thu hút lao động địa phương vào làm việc, góp phần xóa đói giảm nghèo Một mặt do hệ thống doanh nghiệp nhà nước không tạo thêm nhiều công việc mới trong quá trình cải cách, mặt khác khu vực hành chính quốc doanh đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trung bình đầu tư từ 70-100 triệu đồng, các doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra một việc làm mới, trong khi doanh nghiệp Nhà nước cần đầu tư từ 210 - 280 triệu đồng

Ba là, góp phần tăng trưởng GDP và nâng cao chất lượng lao động, nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh trong nhân dân Khi việc huy động và sử dụng vốn hiệu quả, giải quyết vấn đề công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, kinh tế tư nhân đã tác động làm tăng sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thu nhập cho người dân, từ đó làm tăng sản lượng trong nền kinh tế Kinh tế tư nhân khơi dậy tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm quản lý, tay nghề và những kinh nghiệm sản xuất truyền thống nếu biết kích thích đúng đắn và hiệu quả động cơ của người dân Đồng thời, khi phải trực tiếp đối mặt với các 6

Trang 8

cạnh tranh, áp lực của thị trường, các doanh nghiệp tư nhân càng cần nâng cao trình độ tay nghề của lực lượng lao động để tồn tại

Bốn là, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng ngân sách, mở rộng thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài Hiệu quả sản xuất kinh doanh thu về các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp và tổng sản phẩm trong nước đóng góp, nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp tư nhân đối với Nhà nước Với giá trị sản xuất cuối cùng (doanh thu), người kinh doanh sẽ thu về cho mình một phần để tiếp tục tái sản xuất và đầu tư; phần còn lại họ sẽ đóng góp cho Nhà nước theo tỷ lệ quy định, dưới dạng thuế Lượng thuế đóng góp vào nhà nước càng nhiều, doanh nghiệp tư nhân càng chứng tỏ hiệu quả, bản lĩnh và tầm quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thúc đẩy việc giải phóng sức sản xuất, các nguồn lực bên trong và bên ngoài Các doanh nghiệp tìm kiếm phương thức kinh doanh, sản xuất có hiệu quả hơn để giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, kéo theo việc nâng cao cơ sở vật chất- khoa học kỹ thuật cho doanh nghiệp của mình Điều này đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại, đặc biệt là phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Năm là, góp phần hình thành cơ cấu sở hữu xã hội chủ nghĩa C.Mác đồng ý rằng

sở hữu xã hội chủ nghĩa là kết quả của một quá trình xã hội hóa lâu dài trong nền kinh tế thị trường, hình thành hai loại quan hệ sở hữu: sở hữu xã hội và sở hữu cá nhân Sở hữu

cá nhân không đồng nghĩa với sở hữu tư nhân mà nó là một điều kiện cần cho phép con người phát triển toàn diện, tự do, tiến bộ Họ khác hẳn khi so sánh với con người trong nền kinh tế bao cấp hay trong chế độ tư bản chủ nghĩa Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không thể thờ ơ trước vấn đề con người được phát triển tự do toàn diện,

và do đó không thể bỏ qua vấn đề sở hữu cá nhân Phân tích vai trò của kinh tế tư nhân cho thấy rằng phát triển thành phần kinh tế này là một trong những động lực quan trọng

để thực hiện mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ

HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Năm 1986, chính sách “Đổi mới” được ban hành tại Đại hội Đảng lần thứ VI Với chính sách đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân đã được chính thức công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ Đại hội Đảng

VI đến nay, quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân không ngừng được bổ sung và hoàn thiện Sự đổi mới trong tư duy của Đảng được thể hiện trong nhiều văn bản nghị quyết và chiến lược, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế tư nhân Vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân đã được Đảng và Nhà nước nhận thức đúng đắn Nhờ vậy, khu vực kinh tế tư nhân không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh Trải qua gần 40 năm đổi mới, theo Tổng Cục Thống

Kê (2021) kinh tế tư nhân đã không chỉ dần được phục hồi mà còn có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng:

Về số lượng đăng ký kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam Trước năm 1990, doanh nghiệp tư nhân được đăng ký chính thức chưa xuất hiện do pháp luật lúc đó không cho phép doanh nghiệp đăng ký sở hữu tư nhân Cho tới khi Luật Doanh nghiệp Tư nhân

và Luật Công ty được ban hành (1990), các doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Việt Nam mới được thành lập vào năm 1991 Trong vòng 9 năm từ 1990 đến 1999, chỉ cỏ 14.500 doanh nghiệp tư nhân được thành lập Đến năm 2000, Luật Doanh nghiệp được thông 8

Trang 10

qua, dẫn tới sự tăng trưởng đột phá về số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp

tư nhân Kể từ đó đến nay, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng lên liên tục với tốc độ đáng kể Tính đến cuối năm 2018, số lượng các cơ sở kinh doanh trong khu vực tư nhân (gồm các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể) khoảng 6 triệu đơn vị, khoảng 700.000 doanh nghiệp Riêng khu vực doanh nghiệp, tỷ trọng số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 96-97% trong tổng số doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 2018 và tỷ trọng này dự báo vẫn được duy trì trong năm 2019 và 2020 Trong khi đó, số lượng hộ kinh doanh cá thể tăng từ hơn 4,12 triệu năm 2010 lên trên 5,14 triệu năm 2018, trung bình tăng 3,25%/năm trong cả giai đoạn

Về quy mô vốn, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh Sau khi phục hồi và phát triển, khu vực tư nhân đã hấp dẫn một lượng vốn đầu tư xã hội lớn Doanh nghiệp dân doanh và

hộ kinh doanh cá thể đang dần trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu ở nhiều địa phương Qua từng năm, mức vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp có xu hướng tăng lên Thời kỳ 1991-1999 là gần 0.57 tỷ đồng, năm 2000 là 0.96 tỷ đồng, năm 2002 là 2.8 tỷ đồng Đến năm 2018, tỷ trọng vốn đăng ký trung bình trên một doanh nghiệp đã đạt mức 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2% so với số liệu của năm 2017 Tháng 5/2021, con số này đạt mức

14 tỷ đồng Việc cải cách mở cửa của Đảng và Nhà nước còn mở rộng lĩnh vực kinh doanh, sản xuất của khu vực tư nhân Không còn chỉ hoạt động trong khu vực nông nghiệp, thương mại mà kinh tế tư nhân đã mở rộng sang các ngành công nghiệp, dịch vụ… Sự đa dạng hóa các ngành nghề giúp cho khu vực tư nhân thu hút nhiều nguồn lao động, góp phần nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất

Tổng vốn đầu tư của các đầu tư tư nhân nước ngoài Xét giai đoạn 2010- 2015, số vốn đầu tư của các đầu tư tư nhân nước ngoài tăng mạnh mẽ Dòng vốn FDI vào nước ta,

về vốn đăng ký, đang ở mức hơn 20 tỷ USD/ năm Đây là một sự tăng lên đáng kể so với

số liệu đầu những năm 2000 khi dòng vốn FDI chỉ đứng ở mức vài tỷ mỗi năm Đến ngày 20/5/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt mức 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước

Ngày đăng: 23/06/2024, 18:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w