1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích quan điểm của hồ chí minh về văn hóa và với chuyên nghành học của mình bạn đã và sẽ làm gì để góp phần gìn giữ phát triển văn hóa việt nam hiện nay

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa và với chuyên nghành học của mình, bạn đã và sẽ làm gì để góp phần gìn giữ, phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay.
Tác giả Hồ Nguyễn Quỳnh Nga
Người hướng dẫn Phạm Thị Phương Thanh, GV
Trường học Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 66,91 KB

Nội dung

Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa với các lĩnh vực khác...6II/ Liên hệ: Với chuyên nghành học của mình, bản thân đã và sẽ làm gì để góp phần gìn giữ, phát triển văn hóa Việt Nam hiện

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH KHOA

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

- -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ VỚI CHUYÊN NGHÀNH HỌC CỦA MÌNH, BẠN ĐÃ VÀ SẼ LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN GÌN GIỮ, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY.

GV: Phạm Thị Phương Thanh Họ và tên:Hồ Nguyễn Quỳnh Nga

MSV: 22510201389 Lớp học phần: 000015004

TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: Hồ Nguyễn Quỳnh Nga

Mã số sinh viên: 22520201389

Mã lớp học phần: 000015004

ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2 Ghi bằng số Ghi bằng chữ

Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 7 năm 2024.

Sinh viên nộp bài

Hồ Nguyễn Quỳnh Nga

Trang 3

MỤC LỤC

A/ LỜI MỞ ĐẦU: 4

B/ NỘI DUNG: 5

I/ Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa 5

1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa 5

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa với các lĩnh vực khác 6

II/ Liên hệ: Với chuyên nghành học của mình, bản thân đã và sẽ làm gì để góp phần gìn giữ, phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay

11 1 Giới thiệu bản thân và chuyên nghành

11 2 Kế hoạch và Hành động của bản thân

13 2.1.Kế hoạch………13

2.2 Hành động……… 14

C KẾT LUẬN: 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

A/ LỜI MỞ ĐẦU:

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện

trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định Riêng phần mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có phần định nghĩa riêng về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống

và đòi hỏi của sự sinh tồn”

Trong mối quan hệ với chính trị và kinh tế, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải

đứng trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự

phát triển của kinh tế.Văn hoá giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, văn hoá có phát triển thì xã hội đó mới phát triển và vững mạnh Vì vậy, việc nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về văn hoá là một điều thiết thực và cần được chú ý, để ý Và việc ứng dụng những nhận thức đúng đắn về văn hóa vào nghành học của bản thân để giữ gìn, phát triển là vô cùng cần thiết

Trang 5

B/ NỘI DUNG:

I/ Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa

1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa

Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO ghi nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam Ngay từ lúc tìm ra con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới một xã hội mới tự do, hạnh phúc, không có áp bức, bóc lột, bất công Trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, văn hóa mácxít, từng bước xây dựng lý luận văn hóa Việt Nam

Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:

1) Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người;

2) Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng; 3) Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi); 4) Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”

Tháng 8 - 1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống

và đòi hỏi của sự sinh tồn”

Quan niệm văn hóa nêu trên của Hồ Chí Minh trong một bối cảnh thời gian và không gian, khi UNESCO chưa thành lập, cả nước đang tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc Đây là quan niệm văn hóa duy nhất theo nghĩa rộng Từ sau Cách mạng Tháng Tám, có bàn đến văn hóa nhưng theo nghĩa hẹp, với ý nghĩa là kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác

Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có bốn vấn đề phải được coi là quan trọng ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau, đó là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội:

Quan hệ giữa văn hóa với chính trị Theo Hồ Chí Minh ở nước Việt Nam thuộc địa,

Trang 6

trước hết phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, xóa ách nô

lệ, thiết lập nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Đó chính là sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển Tuy nhiên, văn hóa không thể đứng ngoài

mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức chính trị và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa

Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh khẳng định, văn hóa là một kiến trúc thượng tầng Vì vậy những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được Tuy nhiên văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế Sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển và ngược lại mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa

Quan hệ giữa văn hóa với xã hội Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã hội,

từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển Xã hội thế nào văn hóa thế ấy Văn học nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhưng trong chế độ của kẻ áp bức, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, không thể phát triển được Vì vậy, phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm quyền thì mới giải phóng được văn hóa

Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại Bản sắc văn hóa dân tộc

là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam

Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ Về nội dung, đó là lòng yêu nước, thương nòi; tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc về hình thức, cốt cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội truyền thông, cách cảm và nghĩ

Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan trọng của nó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc Nó là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh nói rằng âm nhạc dân tộc ta rất độc đáo, phải khai thác và phát triển lên; những người cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ điển, có nhiều dòng suối tiến bộ chảy từ ngọn nguồn cổ điển đó; vì vậy, trách nhiệm của con người Việt Nam là phải trân trọng, khai thác, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử Người căn dặn chăm lo cốt cách dân tộc, đồng thời cần tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc ít người

Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Tiếp biến văn hóa là một quy luật của văn hóa Theo Hồ Chí Minh, “văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt

Trang 7

Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”

Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại Trao đổi với một nhà văn Liên Xô, Người nhấn mạnh rằng: “Các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng chúng tôi cần dứt bỏ văn hóa nào đó, dù là văn hóa Pháp đi nữa Ngược lại, tôi muốn nói điều khác Nói đến việc mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, mà đặc biệt hiện nay là văn hóa

Xô viết - chúng tôi thiếu - nhưng đồng thời tránh nguy cơ trở thành kẻ bắt chước Văn hóa của các dân tộc khác cần phải được nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp

đó mới có thể được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình” Nhận diện về hiện tượng văn hóa Hồ Chí Minh, một nhà báo Mỹ viết: “Cụ Hồ không phải là một người dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, mà cụ là một người yêu mến văn hóa Pháp trong khi chống thực dân Pháp, một con người biết coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ trong khi Mỹ phá hoại đất nước cụ”

Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của việc tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ Nội dung tiếp thu

là toàn diện bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh Tiêu chí tiếp thu

là có cái gì hay, cái gì tốt là ta học lấy Mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ

sở để tiếp thu văn hóa nhân loại

II/ Liên hệ: Với chuyên nghành học của mình, bản thân đã và sẽ làm gì để góp phần gìn giữ, phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay

1 Giới thiệu bản thân và chuyên nghành

Em tên Hồ Nguyễn Quỳnh Nga, hiện tại em đang là sinh viên năm 2 nghành Kiến trúc cảnh quan của trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh Nghành Kiến trúc cảnh quan là một nghành chủ yếu tập trung vào thiết kế những không gian bên ngoài, từ những gì nhỏ nhất như sân vườn đến những công trình mang tính cộng đồng như công viên, nhà thi đấu,… Bản thân em sau 2 năm học chuyên nghành này, em cảm thấy

nghành vẫn còn giữ được sự thú vị và thu hút đối với mình Chính vì vậy, em càng muốn ứng dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa để góp phần gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam thông qua nghành học của mình

2 Kế hoạch và Hành động của bản thân

2.1 Kế hoạch

Ngay từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, bản thân em sẽ cố gắng học tập nghiêm túc để tích lũy những kiến thức cần thiết khi làm nghề Bên cạnh học tập tốt những môn lý thuyết chuyên nghành, em cũng đang cố gắng tiếp thu những môn đại cương đã được đưa vào chương trình học như Triết học Mác Lê nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, v.v và gần nhất là môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của cô Phương Thanh

Trang 8

Vì chỉ khi có đủ kiến thức mới có thể hiểu đúng, hiểu đủ về các khía cạnh của văn hóa cũng như có nhận thức đúng đắn về các vấn đề của văn hóa, bản sắc trong thời đại hiện nay

Ngoài ra, tận dụng những điều kiện hiện có như không gian mạng để tích lũy thêm kiến thức bởi nguồn kiến thức là vô tận, nếu không chủ động cập nhật thường xuyên

có thể bị tụt hậu so với thế giới Yêu cầu của nghành cũng đòi hỏi sự cập nhật liên tục những xu hướng, những yếu tố để tạo nên một công trình đầy tính nghệ thuật nhưng vẫn đảm bảo về kĩ thuật

Luôn gắn liền mục tiêu văn hóa với những mục tiêu khác như kinh tế, chính trị, xã hội.Bên cạnh đó, em luôn đề cao cảnh giác, bài trừ những thế lực xấu có hành động xuyên tạc, làm lệch lạc đi những giá trị văn hóa hiện hữu cũng như bôi nhọ chính quyền, Đảng và Nhà nước Tiếp nhận, tiếp thu có chọn lọc văn hóa nhân loại để làm giàu cho vốn văn hóa của bản thân, đồng thời xây dựng quan điểm văn hóa phù hợp với bản thân, phù hợp với Tư tưởng của Đảng và Nhà nước

2.2 Hành động

Bên cạnh những kế hoạch đề ra cho tương lai, thì bản thân em cũng cần phải có những hành động ở hiện tại và cả tương lai để góp một phần nhỏ trong công cuộc giữ gìn và phát huy nền văn hóa nước nhà

- Kết hợp yếu tố văn hóa trong những thiết kế, có thể là những yếu tố văn hóa vật thể hay phi vật thể, những chất liệu truyền thống vào trong các công trình hiện đại, tạo nên sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

- Thiết kế các công trình có tính thẩm mỹ cao, công trình không chỉ phục vụ mục đích sử dụng mà còn mang giá trị văn hóa cao, có thể trở thành biểu tượng của khu vực

- Đối với những công trình công cộng như công viên, nhà văn hóa, phố đi bộ,v.v lồng ghép những yếu tố văn hóa phù hợp với từng nơi trở thành nơi giao lưu văn hóa, tạo điều kiện cho các sự kiện văn hóa diễn ra

- Thiết kế những không gian mang tính giáo dục: Tạo ra những khu trưng bày ngoài trời, công viên chủ chủ đề lịch sử giúp không chỉ người dân hiểu thêm về văn hóa và lịch sử Việt Nam mà còn du khách nước ngoài

- Tham gia các dự án bảo tồn và trùng tu các công trình kiến trúc cổ Các công trình như đình, chùa, lăng tẩm không chỉ có giá trị về lịch sử mà còn chứa đựng tính văn hóa Chính vì vậy bảo tồn những công trình này cũng chính là bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp từ bao đời

- Phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử và văn hóa để đảm bảo các dự án không chỉ giữ được kiến trúc nguyên bản mà còn phản ánh đúng tính thần văn hóa thời kì đó

- Ứng dụng những công nghệ trong bảo tồn, bảo dưỡng di sản Kết hợp phát triển những trang web, sử dụng công nghệ 3D để quảng bá công trình trên không gian mạng cũng như giới thiệu đến bạn bè quốc tế

- Kết hợp tổ chức những sự kiện ở những không gian ngoài trời, phối hợp với các trường tổ chức tham quan, kiến tập đến các công trình giúp học sinh, sinh viên đễ dàng tiếp cận, nâng cao nhận thức về văn hóa hơn

- Ngoài ra cũng không quên gắn liền văn hóa với các lĩnh vực khác trong xã hội Tiếp thu có chọn lọc những giá trị trên thế giới, làm giàu vốn văn hóa của nước nhà

Trang 9

- Lên án, bài trừ những dự án không phù hợp với giá trị văn hóa của từng vùng miền

Có thể kể đến như các khu vui chơi giải trí ở Đà Lạt, làm xấu đi vẻ đẹp tự nhiên vốn

có cũng như mất đi mỹ quan của thành phố Đồng thời gây tác động tiêu cực, đến môi trường, kính tế cũng như xã hội của khu vực

Em tin rằng, những đóng góp này sẽ góp phần giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan nói riêng cũng như của đất nước nói chung

Trang 10

D KẾT LUẬN:

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu của con người nhân văn của thời đại mới Trong con người Hồ Chí minh là sự thống nhất giữa lòng yêu thương con người với lòng tin, sự tôn trọng và y chí cùng hành động triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tính nhân văn cao cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đặt hạnh phúc nhân dân lên trên hết Ở Hồ Chí Minh nhân dân không phải là một khái niệm chung chung, mơ hồ mà là cộng đồng Việt Nam là từng con người, từng cuộc đời ,từng hoàn cảnh cụ thể Cho đến lúc đi xa, người chỉ nghĩ đến sự đoàn kết toàn dân, sự phát triển và tiến bộ của đảng, của dân tộc; người vẫn dành muôn ngàn tình thương yêu cho mọi người Lời dạy của bác muôn vàng kính yêu cũng chính là tâm niệm của mỗi thanh niên đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm tin tưởng đặt biệt đối với thế hệ trẻ, đó chính là niềm cỗ vũ lớn lao, là lao động mạnh mẽ để tuổi

trẻ tự tin vững bước

Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng, đối với Đảng ta, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, ngày nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi; nhất là những phẩm chất trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, về đảng viên đi trước, làng nước theo sau là không bao giờ cũ Nếu có cái gì gọi là cũ thì đó chính là nhận thức của chúng ta về các lời dạy của Bác không đến nơi, đến chốn, không thật đầy đủ và nhuần nhuyễn, nhất là chúng ta nói mà không đi đôi với làm, hoặc nói nhiều làm ít, khiến cho đời sống văn hóa trong Đảng, nhất là đời sống về đạo đức, có những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng Trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay đòi hỏi phải khắc phục bằng được tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống trong cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, một căn bệnh nguy hiểm đang đục khoét cơ thể sống của Đảng ta Trong cuộc chiến đấu sinh tử này, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta càng phải đề cao trách nhiệm tu dưỡng và thực hành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Những điều đó cũng đã làm rõ, sáng tỏ được đề tài nghiên cứu: “ Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa và với chuyên nghành học của mình, bạn đã và sẽ làm gì để góp phần gìn giữ, phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay”

Ngày đăng: 05/08/2024, 19:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w