TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA ĐẦU TƯ---o0o---Bài tậplớnMôn học : Tư tưởng Hồ ChíĐề bài: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
-o0o -Bài tập lớn Môn học : Tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đề bài : Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ? Giá trị của quan điểm đối với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay ?
Lớp tín chỉ : Tư tưởng Hồ Chí Minh (121)_05 Giảng viên : TS Nguyễn Chí Thiện
Hà Nội – 2021
MỤC LỤC
Mở đầu………3
1
Trang 2I , Quan điểm của Lênin về cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội……… 4
II, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam……… 5
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam……… 5
2 Cơ sở lí luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta trong thời kỳ quá độ………8
III, Giá trị của quan điểm đối với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta ……….9
1.Thực tiễn vận dụng sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh về thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta……… 9
2.Những thành tựu to lớn của Đảng và Nhà nước nhờ áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới và một số điểm còn hạn chế……… 11
IV, Nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước ta với nền kinh tế trong thời kì hiện nay……… 13
V, Trách nhiệm của sinh viên………15
Kết luận: ……… 17
Tài liệu tham khảo………18
2
Trang 3
MỞ ĐẦU
Nhắc đến Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu và tài ba của dân tộc, Người chính là ánh sáng đã soi đường cho Cách mạng Việt Nam, đưa nước ta từ một nước thuộc địa, không có được sự độc lập, tự do, nhân dân bị bóc lột dã man, phải sống trong cảnh nghèo khổ, không có cơm ăn, áo mặc, không được học hành trở thành một nước của dân, do dân và vì dân , một dân tộc hoàn toàn có chủ quyền, có tiếng nói của riêng mình Để làm được những điều lớn lao như vậy, Người đã phải bôn ba nhiều năm ở nước ngoài, tự lực học tập , bổ sung, trau dồi kiến thức để tìm ra con đường phù hợp cho dân tộc Người đã nắm bắt một cách sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học, tinh thần biện chứng và nhân đạo của chủ nghĩa Mác – Lenin, tiếp thu những tinh hoa và vận dụng sáng tạo những tinh hoa đấy sao cho phù hợp với hoàn cảnh của nước ta Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng, người đã để lại cho dân tộc rất nhiều di sản tư tưởng quý báu trên mọi lĩnh vực Trong hệ thống tư tưởng đó, tư tưởng về kinh tế là rất quan trọng, không chỉ giúp cho nền kinh tế nước ta ở thời kì quá độ lên CNXH, mà còn áp dụng trong công cuộc đổi mới xây dựng xã hội hiện nay Vì vậy, việc nghiên cứu để nhận thức đúng đắn vấn đề “tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH và Giá trị của quan điểm đối với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay” là vô cùng cần thiết với sinh viên chúng em Trong quá trình nghiên cứu, không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được góp ý
từ thầy
Em xin chân thành cảm ơn
3
Trang 4I, Quan điểm của Lênin về cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Vào tháng 3/1921, tại Đại hội lần thứ X, Đảng Cộng sản Bôn Sê Vích Nga quyết định thay đổi chính sách kinh tế thàn “ Chính sách kinh tế mới “để thay thế cho Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu và kìm hãm sự phát triển kinh tế Trong chính sách này, Lenin có đưa ra quan điểm “Tính quy luật chung về kinh tế của mỗi quốc gia dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần “.Đồng thời, Lênin đưa ra các thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH là: Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng; sản xuất hàng hóa nhỏ; chủ nghĩa tư bản tư nhân; chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội.Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới, Lênin luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của thành phần kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức tô nhượng, hợp tác xã, tư nhân đại lý, cho tư nhân thuê cơ sở sản xuất.v.v.được xem là “chiếc cầu nhỏ vững chắc xuyên qua” chủ nghĩa tư bản để đi vào chủ nghĩa xã hội Phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước không chỉ là biện pháp “quá độ đặc biệt” mà còn là khâu “trung gian” để chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội Về kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, điểm xuất phát trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là phải đáp ứng lợi ích kinh tế cho đại đa số nông dân, mà trước hết là từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dựa vào khôi phục và phát triển kinh
tế tiểu nông để khôi phục và phát triển đại công nghiệp Ngay Đại hội X Đảng cộng sản bolshevik (bôn-sê-vích) Nga, Lênin đã yêu cầu chính quyền Xô viết phải nhanh chóng phát triển nền sản xuất tiểu nông bằng cách khuyết khích nền kinh tế nông dân cá thể với những biện pháp “quá độ”, những hình thức “trung gian” có khả năng cải tạo nông dân, đổi mới nông thôn và chuyển đổi nền kinh tế tiểu nông của những người nông dân cá thể thành nền sản xuất tập thể có tính xã hội chủ nghĩa, diễn ra một cách tuần tự, có tính kế thừa, thận trọng Về kinh tế tư bản tư nhân, khi chính sách kinh tế mới được áp dụng trong thực tiễn nước Nga, Lênin hiểu rõ có thể chủ nghĩa tư bản sống lại, nhưng ông cho rằng không sợ nó,
mà kiêu gọi Chính quyền Xô viết cần sử dụng tư nhân nông dân, thợ thủ công, thương nhân…để phát triển kinh tế đất nước, bởi vì tư bản tư nhân sẽ tạo ra nhiều hàng hóa tiêu dùng cho xã hội - cơ sở ổn định chính trị Kinh tế chủ nghĩa xã hội, Lênin đánh giá rất cao vị trí, vai trò của thành phần kinh tế này, đây là xương sống của nền kinh tế -những mạch máu kinh tế cơ bản như công nghiệp, ngân hàng, tài chính tín dụng luôn nằm trong tay chính quyền Xô viết, thuộc sở hữu nhà nước Khi chính sách kinh tế mới được thực hiện, Lênin chủ trương các xí nghiệp quốc doanh hoạt động theo chế độ tự hoàn vốn, chế độ hoạch toán kinh tế, các xí nghiệp này được giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm vật chất với kết quả hoạt động của mình
Về thứ tự các thành phần kinh tế, Lênin đã cố tình sắp xếp các thành phần kinh tế theo thứ tự, cấp độ tăng lên về tính chất xã hội chủ nghĩa của mỗi thành phần kinh tế; tỷ trọng của các thành phần kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử; sự
4
Trang 5biến đổi tỷ trọng các thành phần kinh tế phải theo hướng xã hội chủ nghĩa; tính đan xen, mâu thuẫn, đấu tranh và thống nhất giữa các thành phần kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của đất nước và tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội
II, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hồ Chí Minh đã kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của Các Mác -Ăngghen, Lênin về những vấn đề kinh tế - chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trong đó Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế của nước nhà trong thời kỳ quá độ lên CNXH Người nhận thức được rằng : “ Có nước thì
đi lên chủ nghĩa xã hội trực tiếp giống như Liên Xô, có nước phải đi qua chế độ dân chủ rồi mới tiến lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam…” Có thể nói rằng, “ Chế độ dân chủ mới” ở đây chính là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đồng thời, Bác khẳng định : “ Việc trải qua thời kỳ quá độ là bước đi tất yếu của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội , và chỉ theo con đường ấy, miền Bắc nước ta mới vĩnh viễn thoát được khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu và xây dựng cơ sở vững chắc cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc “ Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực tiễn ở nước ta, Người đã lí giải việc Nước ta phải trải qua một giai đoạn dân chủ mới là vì đặc điểm to lớn của thời kỳ quá độ ở nước ta Thời bấy giờ, nước ta đang là một đất nước có nền nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
mà không phải trải qua giai đoạn phát triển của tư bản chủ nghĩa Đây chính là điểm xuất phát của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và cũng là cơ sở quy định tính chất phức tạp của cơ cấu nền kinh tế và sự tồn tại nhiều hình thức
sở hữu khác nhau tương ứng với nó là nhiều thành phần kinh tế khác nhau sẽ xuất hiện
Từ đó, Hồ Chí Minh xác định được thành phần kinh tế ở nước ta :
a, Trong vùng tự do trước năm 1954, bao gồm : Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô, Kinh tế quốc doanh có tính chất chủ nghĩa xã hội, các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp, kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản quốc gia
Thứ nhất, Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô Đây là thành phần kinh tế của chế độ xã hội phong kiến Trong đó, giai cấp địa chủ chiếm toàn bộ ruộng đất
và nông cụ nhưng không cày cấy, “ không nhắc chân đụng tay mà lại cửa cao nhà rộng, phú quý phong lưu”, còn nông dân phải mượn ruộng đất của địa chủ để cày, cấy nhưng phải nộp tô, phải hầu hạ, bị địa chủ bóc lột không khác gì nô lệ Trong chế độ xã hội mới, thành phần kinh tế này đã lỗi thời, chỉ còn lại tàn dư Nhưng để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc – nhiệm vụ quan trọng lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh không chủ trương xóa bỏ thành phần kinh tế này, thay vào
đó thực hiện giảm tô thuế để phục vụ cho chiến lược giải phóng dân tộc, thu hút
5
Trang 6tầng lớp địa chủ tham gia vào cách mạng, ủng hộ kháng chiến, tạo điều kiện cho con đường cách mạng phát triển
Thứ hai, Kinh tế quốc doanh, bao gồm : Các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, là của chung của toàn bộ nhân dân, phục vụ lợi ích chung của xã hội Thành phần kinh tế này ra đời trong chế độ dân chủ mới, có vai trò đáp ứng nhu cầu to lớn và quan trọng của toàn xã hội, của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Theo Hồ Chí Minh, Kinh tế quốc doanh là nền tảng và sức lãnh đạo của nền kinh tế dân chủ mới , cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó
Thứ ba, Kinh tế tư bản tư nhân : Là thành phần kinh tế của giai cấp tư sản dân tộc Do giai cấp tư sản nước ta mới ra đời còn non yếu, nên bị tư sản nước ngoài chèn ép Tuy nhiên, so với nền sản xuất của chế độ phong kiến thì chế độ tư bản
là một bước tiến bộ đáng kể Họ đã có kinh nghiệm sử dụng sản xuất, sử dụng vốn và ứng dụng khoa học – kỹ thuật, cho nên, Chính phủ cần tạo điều kiện cho
họ phát triển , song song điều đó, thành phần tư sản này cần phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân Thứ tư, Kinh tế tư bản quốc gia : Đây là nền kinh tế do nhà nước và các nhà tư bản cùng góp vốn với nhau để kinh doanh, nhưng do Nhà nước lãnh đạo Tư bản của tư bản là tư bản chủ nghĩa, còn tư bản của Nhà nước là xã hội chủ nghĩa Theo Lenin, thành phần kinh tế này là nấc thang, bước trung gian để đưa nước ta
từ đất nước kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội Và thành phần kinh tế “ nửa chủ nghĩa xã hội “ này sẽ tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Ngoài ra, còn có kinh tế các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp, kinh tế
cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ
b, Năm 1954, Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, dưới chế độ dân chủ mới
Hồ Chí Minh cho rằng dưới chế độ dân chủ mới có 5 loại thành phần kinh tế khác nhau, đó là :
Một là, Kinh tế quốc doanh ( thuộc chủ nghĩa xã hội, là của chung của nhân dân )
Người chỉ rõ “ Kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân, và Nhà nước đảm bảo cho nó sự phát triển ưu tiên Đây cũng là nền kinh tế thuộc sở hữu của toàn dân , cũng là chỗ dựa vững chắc của nhân dân Kinh tế quốc doanh ra đời trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng mới các cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội Do đó, nó quyết định bản chất của các quan hệ kinh tế - xã hội
6
Trang 7Hai là , Kinh tế hợp tác xã ( nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến lên chủ nghĩa
xã hội )
Kinh tế hợp tác xã là hình thức tập thể của nhân dân lao động, Nhà nước đặc biệt khuyến khích và hướng dẫn cho nó phát triển Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đây là một thành phần kinh tế cơ bản dưới chủ nghĩa xã hội dựa trên sở hữu tập thể của người lao động mà đại diện là giai cấp nông dân
Ba là, Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công ( có thể tiến dần vào hợp tác
xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội )
Theo Hồ Chí Minh, nhà nước phải bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất , ra sức khuyến khích họ cải tiến, đổi mới Bởi vì, nền kinh tế này dựa trên chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động cá nhân của người sản xuất nhỏ nên họ
có tính hai mặt Một mặt, nó sở hữu tư liệu sản xuất do vậy luôn sinh ra chủ nghĩa tư bản Mặt khác, nó dựa trên sự lao động của người sản xuất nhỏ bị kinh
tế tư bản chèn ép và bóc lột, nên có khả năng phát triển lên chủ nghĩa xã hội Bốn là, Kinh tế tư bản tư nhân
Người cho rằng mặc dù họ bóc lột công nhân, nhưng họ cũng góp phần quan trọng vào xây dựng kinh tế nên nền kinh tế này phải tồn tại
Năm là, Kinh tế tư bản nhà nước ( Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh )
Trong các thành phần kinh tế nêu trên thì thành phần kinh tế quốc doanh là thành phần kinh tế lãnh đạo, phát triển mau hơn cả
c Hồ Chí Minh đã chỉ ra những chính sách của Đảng và Chính Phủ, bao gồm mấy điều :
Công tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, công nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài Bốn chính sách này chính là mấu chốt để phát triển nền kinh tế của nước ta Ở đây, Hồ Chí Minh nêu quan điểm “ Công tư đều lợi “ và “ Chủ thợ đều lợi “ trong thời kì quá độ, và khi nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh Đồng thời, Người khẳng định thành phần kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể “
là lực lượng cần thiết cho xây dựng kinh tế nước nhà “
Những chính sách trên, đã giúp cho chúng ta thấy rõ mục tiêu cần hướng đến là nền kinh tế nhiều thành phần, ở đó các thành phần kinh tế tồn tại trong mối quan
hệ bình đẳng, hợp tác cùng có lợi để tạo nên sự phát triển cân đối cho nền kinh tế quốc dân Những quan điểm, chính sách trên đã thể hiện rõ nét tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Áp dụng những tư tưởng này vào thực tế, đã đem lại nhiều thành tựu to lớn
7
Trang 8Công cuộc khôi phục kinh tế 1955-1957 nhanh chóng hoàn thành, công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế 1958-1960 giành được những bước ngoặt , mở ra thời kì hoàng kim cho nền kinh tế chủ nghĩa xã hội phát triển
2 Cơ sở lí luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta trong thời kỳ quá độ :
Dựa trên Cơ sở lí luận của Chủ Nghĩa Mác thì con đường chủ nghĩa xã hội
là lựa chọn duy nhất và đúng đắn Trong lý luận về hình thái kinh tế xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên.Vận dụng quan điểm đó và phân tích xã hội tư bản để tìm ra quy luật vận động của
nó : Phương thức sản xuất của TBCN có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới – xã hội cộng sản chủ nghĩa Đồng thời, C.Mác và Angghen cũng có những dự báo lớn về đặc trưng cơ bản của xã hội mới, đó là : Có lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao, chế độ sở hữu xã hội
về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ bóc lột người bị thủ tiêu, Sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của toàn xã hội, sự đối lập giữa thành thị và nông thôn sẽ dần được xóa bỏ…
Chính sách kinh tế mới do Lenin đưa ra trong thời kỳ quá độ ở Nga đã có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Việt Nam đã vận dụng tinh thần và phương pháp của chính sách kinh tế mới, thực hành sáng tạo và kế thừa để phát triển và phát triển trong những điều kiện mới, hoàn cảnh mới, chứ không phải là sao chép máy móc, giáo điều vốn rất xa lạ với phép biện chứng, với tư duy biện chứng của Lenin và Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, còn xuất phát từ tình hình thực tiễn của Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã sớm nhận thức được rằng nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp nên nhiệm vụ quan trọng hàng đầu chính là phát triển lực lượng sản xuất, chú tâm vào công nghiệp hóa- hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của XHCN Đất nước ta từ một đất nước bị tàn phá do chiến tranh, hậu quả những tàn dư để lại và tàn dư từ thời phong kiến vẫn còn ở đó , các thế lực thù địch vẫn thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập ở nước ta cho nên chúng ta cần phải mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế
.Như vậy, điều kiện lịch sử và những tiền đề nói trên đã khẳng định chính sách và tư tưởng Hồ Chí Minh áp dụng vào nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu lịch sử,là sự lựa chọn đúng đắn duy nhất
8
Trang 9III, Giá trị của quan điểm đối với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
1 Thực tiễn vận dụng sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh về thành phần kinh
tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Thực tiễn hơn 30 năm Việt Nam phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta đã có sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn khi quyết định chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12 năm 1986 Đã tạo ra bước đột phá về
tư duy đổi mới thể chế, cơ chế trong quản lý kinh tế và đã vận dụng một cách sáng tạo nhất quan điểm của Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Tùy vào từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn từng thành phần kinh tế cho phù hợp, nhưng quan điểm nhất quán trong suốt thời kỳ đổi mới cho đến nay, Đảng ta khẳng định phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, dựa trên nhiều hình thức sở hữu
Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12 năm 1986 - Đại hội đổi mới, Đảng xác định 5 thành phần kinh tế chủ yếu:Kinh tế XHCN (Quốc doanh, tập thể, gia đình), Kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, Kinh tế tự túc, tự cấp, Kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) Đảng ta tiếp tục định 5 thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh, Kinh tế tập thể, Kinh tế cá thể, Kinh tế tư nhân, và Kinh tế tư bản nhà nước; do vậy NQ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII chỉ rõ Từ các hình:“ thức sở hữu cơ bản sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp Đại hội VIII (năm 1996) có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà” nước, Kinh tế hợp tác xã, Kinh tế cá thể, tiểu chủ, Kinh tế tư bản tư nhân và Kinh tế tư bản nhà nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu ra 6 thành phần kinh tế cơ bản Tại Đại hội IX (năm 2001), gồm có 6 thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế nhà nước, Thành phần kinh tế hợp tác xã Thành phần kinh tế cá thể,
tiểu chủ, Thành phần kinh tế tư bản tư nhân, Thành phần kinh tế tư bản nhà nước, và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Kinh tế hỗn hợp (thuộc
sở hữu cổ phần) Tại Đại hội X (năm 2006), gồm có 5 thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế nhà nước, Thành phần kinh tế tập thể Thành phần kinh tế tư nhân,
(bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư bản tư nhân ), Thành phần kinh tế tư bản nhà nước, và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Như vậy Đại hội
X chỉ khác Đại hội IX ở chỗ đã sát nhập hai thành phần kinh tế kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư bản tư nhân thành một thành phần đó là kinh tế tư nhân, là vì hai thành phần này có điểm chung giống nhau là đều dựa trên chế độ
sở hữu tư nhân về TLSX; mặt khác chúng ta xóa đi sự mặc cảm đối với kinh tế tư bản tư nhân và nó sẽ thuận hơn khi nói đến đảng viên được làm kinh tế tư nhân Tại Đại hội XI (năm 2011), gồm có 4 thành phần kinh tế: Thành phần kinh
tế nhà nước; Thành phần kinh tế tập thể; Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh
9
Trang 10tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Tại Đại hội XII (năm 2016), Đảng ta chủ yếu nhấn mạnh đến 4 thành phần kinh tế sau: Thành phần kinh tế nhà nước; Thành phần kinh tế tập thể; Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Nếu chúng ta so sánh với các thành phần kinh tế mà Lênin và Hồ Chí Minh đề cập, thì không thấy thành phần kinh tế tư bản nhà nước, đây là thành phần kinh tế mà Lênin cho rằng có vai trò rất quan trọng trong việc liên kết giữa tử bản tư nhân và chủ nghĩa xã hội
Mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò nhất định trong cơ cấu thành phần kinh tế, trước hết là thành phần kinh tế Nhà nước Đây là thành phần kinh tế mà
Hồ Chí Minh cho rằng là thành phần kinh tế lãnh đạo, phát triển mau hơn cả Tư tưởng này của Bác được Đảng ta vận dụng đưa vào trong các Nghị quyết Đại hội của đảng Trong Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước
và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội” Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước thể hiện qua: Đi đầu về nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả, nhờ đó
mà thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế quốc dân; Bằng nhiều hình thức hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng XHCN; Tăng cường sức mạnh vật chất làm chỗ dựa để Nhà nước thực hiện có hiệu lực chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế định hướng XHCN
Chính vì vậy, trong suốt chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã cho thành lập các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, nắm giữ những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước - được xem là xương sống, mạch máu của nền kinh tế nước nhà, và đây là công cụ kinh
tế thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, nhằm điều tiết kinh tế, hỗ trợ, định hướng các thành phần kinh tế khác đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa Thứ hai, thành phần kinh tế tập thể, Đảng ta xác định đây là thành phần kinh tế cùng với thành phần kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; thứ ba, thành phần kinh tế tư nhân là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; thứ tư, về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng
ta khẳng định “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước”
Tuy nhiên, trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, Đảng ta hầu như không hoặc có đề cập nhưng không rõ ràng về thành phần kinh
tế tư bản nhà nước, đây là thành phần kinh tế mà theo Lênin là nó có vai trò rất quan trọng, là thành phần kinh tế trung gian trong việc liên kết thành phần kinh tế
tư bản tư nhân với thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, là “chiếc cầu nhỏ vững
10