1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài báo cáo thuyết trình phân tích quan điểm của chủ nghĩa mác lê nin về nhà nước và nhà nước pháp quyền xhcn

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCMCHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

BÀI BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH

Phân tích quan điểm của chủ nghĩa mác-lê Nin vềnhà nước và nhà nước pháp quyền XHCN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCMCHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

BÀI BÁO CÁO THUYẾT TRÌNHKhóa: K47

Ngành/ chuyên ngành: Công Nghệ Thực Phẩm (CLC)SV Thực hiện:

Tp.HCM, tháng 6 năm 2022

Trang 3

Liên hệ trực tiếp đến học sinh, sinh viên về vai trò, nhiệm vụ trong công cuộc xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý luận trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhànước và Nhà nước pháp quyền.

Thứ hai, tìm hiểu, nghiên cứu về Nhà nước và Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt NamThứ ba, phân tích, làm rõ vai trò của công dân trong công cuộc xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, đề xuất phương hướng và các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của nhân dân trongviệc xây dựng Nhà nước.

2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Báo cáo dựa trên phương pháp luận các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và quanđiểm của Đảng và Nhà nước về Nhà nước và Nhà nước pháp quyền

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận biện chứng duy vật, phương pháp tổng kết lý luận thực tiễn, phương phápphân tích,

Trang 4

MỤC LỤC

2 Khái quát sự hình thành và nội dung tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân

2.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền trong ý nghĩa là biểu hiện tập trung

3.1 Công dân là chủ thể chính trong việc xây dựng, quản lý, kiểm soát nhà nước pháp

3.3 Công dân là chủ thể có địa vị kinh tế nhất định, họ có quyền tự do kinh doanh các

Trang 5

1 Quan điểm Mác-Lê Nin về Nhà Nước

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Marx – Lenin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệtcủa quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năngquản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thốngtrị trong xã hội.

Ông viết: “đặc trưng của nhà nước là sự tồn tại của một giai cấp đặc biệt, tập trung quyền

lực trong tay” Dĩ nhiên, không ai có thể dùng hai tiếng nhà nước để gọi một cộng đồng, trong đótất cả mọi thành viên đều thay phiên nhau quản lý “tổ chức của trật tự”

Chính sự tập trung quyền lực chính trị trong tay một giai cấp đặc biệt là đặc trưng để phânbiệt nhà nước với mọi hình thức tổ chức xã hội khác Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa củanó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác của C.Mác và

1.1 Bản chất Nhà nước

V.I.Lê-nin khẳng định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp

không thể điều hòa được Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những

mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện Và ngược lại: sự tồn tại

của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”.

1.1.1 Tính giai cấp của nhà nước

Nhà nước ra đời làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định nhưng trên thực tế, chỉgiai cấp có thế lực nhất - giai cấp thống trị về kinh tế mới có đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộmáy nhà nước Nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị,và do đó có thêm những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp khác.

1.1.2 Tính xã hội của nhà nước:

Tính xã hội của Nhà nước hay còn được gọi là vai trò kinh tế – xã hội của Nhà nước Bảnchất này được thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước Nhà nước có trách nhiệm phảigiải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thiêntai… nhằm đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội.

1.2 Chức năng Nhà nước

1.2.1.Chức năng đối nội và đối ngoại

1.2.1.1 Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và

những trật tự khác hiện có trong xã hội Thông thường điều đó phải được pháp luật hóa và đượcthực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng nhiềuphương tiện khác (bộ máy thông tin, tuyên truyền các cơ quan văn hóa, giáo dục ) để xác lập,củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội.

1.2.1.2 Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực

hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thốngtrị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thốngtrị Chức năng đối ngoại là sự liên tục của chức năng đối nội Ngày nay, trong xu thế hội nhập

Trang 6

khu vực và quốc tế (toàn cầu hóa, thế giới phẳng) thì việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhànước có tầm quan trọng đặc biệt.

Nhưng cho dù như thế nào đi chăng nữa, theo quan điểm Marxist thì cả hai chức năng đối nộivà đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị Chúng là hai mặt củamột thể thống nhất Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đối ngoạicủa nhà nước ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnhmẽ trở lại chức năng đối nội.

1.2.2 Chức năng thống trị chính trị của Nhà nước: là chức năng bảo bảo vệ và thực hiện

lợi ích của giai cấp thống trị Là công cụ thống trị giai cấp, Nhà nước thường xuyên sử dụng bộmáy quyền lực để duy trì sự thống trị đó thông qua hệ thống chính sách và pháp luật Bộ máyquyền lực của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở, nhân danh Nhà nước duy trì trật tự xã hội, đànáp mọi sự phản kháng của giai cấp bị trị, các lực lượng chống đối nhằm bảo vệ địa vị và quyềnlợi của giai cấp thống trị.

1.2.3 Chức năng xã hội của Nhà nước: là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích chung

của cộng đồng quốc gia, trong đó có lợi ích của giai cấp thống trị Nhà nước nhân danh xã hộilàm nhiệm vụ quản lí Nhà nước về xã hội, điều hành các công việc chung của xã hội như: thủylợi, giao thông, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, để duy trì sự ổn định trong của xã hội trong “trật tự ” theo quan điểm của giai cấp thống trị.

Tuy nhiên, theo Ph.Ăngghen, Nhà nước là đại biểu chính thức của toàn xã hội chỉ trongchừng mực nó là Nhà nước của bản thân giai cấp đại diện cho toàn xã hội trong thời đại tươngứng Mối quan hệ giữa hai chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội của Nhà nước làmối quan hệ biện chứng Chức năng chính trị quy định tính chất, phạm vi, hiệu quả việc thựchiện chức năng xã hội.

Chức năng xã hội giữ vai trò là cơ sở cho việc thực hiện chức năng chính trị; đảm bảo cho

việc thực hiện chức năng chính trị có hiệu quả

2 Khái quát sự hình thành và nội dung tư tưởng về Nhà nước pháp quyềntrong lịch sử nhân loại

Trong lịch sử tư tưởng chính trị pháp lí của nhân loại, tư tưởng nhà nước pháp quyền đã hìnhthành từ thời cổ đại Thời kì này, tư tưởng đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nướcvà xã hội luôn gắn liền với tư tưởng dân chủ, khẳng định chủ quyền nhân dân, chống lại sựchuyên quyền, độc đoán của nhà cầm quyền, bảo đảm bảo vệ quyền con người Tư tưởng nhànước pháp quyền thời kì này một mặt khẳng định vai trò của pháp luật, nhưng mặt khác nhấnmạnh tính chất của pháp luật, đòi hỏi pháp luật phải dân chủ, tiến bộ, phản ánh ý chí và nguyệnvọng của nhân dân, pháp luật phải phù hợp với quyền tự nhiên của con người.

2.1 Những tư tưởng cốt lõi về nhà nước pháp quyền trong học thuyết Mác- Lênin

Một là bản chất dân chủ trong nhà nước Theo chủ nghĩa Mác thì dân chủ là “nhân dân nắmchính quyền” Nghĩa là nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhân dân tạo nên nhà nướcchứ không phải nhà nước tạo nên nhân dân.

Mác viết: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người đượckhách thể hóa Cũng giống như tôn giáo không tạo ra con người mà con người tạo ra tôn giáo, ởđây cũng vậy: Không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra nhà nước”

Trang 7

Hai là chủ thể quyền lực nhà nước phải thuộc về đa số - Nhân dân C.Mác chỉ ra sự khác biệtcơ bản giữa dân chủ vô sản và dân chủ tư sản, phê phán sự hạn chế của dân chủ trong nhà nướctư sản Dân chủ tư sản dù có tiến bộ hơn rất nhiều so với các chế độ dân chủ trước nó nhưng dânchủ tư sản vẫn là dân chủ của số ít thuộc giai cấp tư sản để bóc lột đa số nhân dân là giai cấpcông nhân và nhân dân lao động Đó là dân chủ giả hiệu, chỉ có dân chủ xã hội chủ nghĩa mớithật sự là dân chủ cho số đông, cho nhân dân thật sự, quyền lực nhà nước phải thuộc về số đôngấy.

Ba là bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân rộng rãi trong nhà nước pháp quyền Cácnhà kinh điển của chủ nghĩa Mác luôn khẳng định bản chất giai cấp của nhà nước và pháp luật,đồng thời thấy được tính xã hội của nhà nước và pháp luật Vì vậy, trong xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng một một nhà nước mang bản chất của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động Nghĩa là phải xây dựng nhà nước để phục vụ cho số đông, của toànthể nhân dân dưới sự lãnh đạo bởi chính đảng của giai cấp công nhân - Đảng Cộng sản.

Thứ tư trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải xây dựng cơ chế kiểm soát quyềnlực nhà nước hiệu quả, sự kiểm soát ấy phải xuất phát từ nhân dân - chủ thể tối cao của quyềnlực nhà nước.

2.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền trong ý nghĩa là biểu hiện tậptrung của một chế độ dân chủ

a) Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ.

Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhànước.Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảoquyền lực chính trị thuộc về nhân dân Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông quadân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.

b) Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và phápluật.

- Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhànước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước.

- Tuy nhiên không phải mọi chế độ lập hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thể đưa lại khảnăng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, côngbằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà nước và xã hội.

c) Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vựchoạt động của Nhà nước và xã hội.

- Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước Mọi hoạt độngcủa Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiệncho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp.

- Mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước được xác định chặt chẽ về phương diện luật pháp vàmang tính bình đẳng Mô hình quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được xác định theo nguyên

Trang 8

tắc: Đối với cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; đối với công dân được làmtất cả trừ những điều luật cấm.

d) Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo cácnguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.

Tính chất và cách thức phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước rất đa dạng, tuỳ thuộc vàochính thể nhà nước ở các nước khác nhau, nhưng đều có điểm chung là quyền lực nhà nướckhông thể tập trung vào một người, vào một cơ quan, mà phải được phân công (phân chia) giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.Đồng thời, việc tổ chức và thực thi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ với các cơ chế kiểmsoát quyền lực cụ thể kể cả bên trong bộ máy nhà nước và bên ngoài bộ máy nhà nước.

đ) Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.

- Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ vàcông bằng, do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một điều kiệncần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao và tuân thủ

nghiêm minh.

- Hình thức và phương thức bảo vệ Hiến pháp và pháp luật ở các quốc gia có thể đa dạng vàkhác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu là bảo đảm địa vị tối cao, bất khả xâm phạm của Hiếnpháp, loại bỏ hành vi trái với tinh thần và quy định của Hiến pháp, không phụ thuộc vào chủ thểcủa các hành vi này.

- Đồng thời với bảo vệ Hiến pháp, nhà nước pháp quyền luôn đòi hỏi phải xây dựng và thựcthi một chế độ tư pháp thật sự dân chủ, minh bạch và trong sạch để duy trì và bảo vệ pháp chếtrong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.

e) Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quanhệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội.

- Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhànước được xác định bởi tính chất, trình độ của các mô hình kinh tế thị trường, theo hướng Nhànước tôn trọng, phát huy các quy luật khách quan của thị trường, thông qua thị trường để điềutiết các quan hệ kinh tế, đồng thời khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường.

- Trong mối quan hệ với xã hội, Nhà nước thông qua luật pháp để quản lý xã hội, tôn trọngđề cao vị trí, vai trò và quyền tự chủ (tự quản) của các cấu trúc xã hội (các tổ chức xã hội, cáccộng đồng xã hội).

- Mối quan hệ giữa Nhà nước, kinh tế, xã hội là mối quan hệ tương tác, quy định và chi phốilẫn nhau Nhà nước không đứng trên kinh tế và xã hội Nhà nước pháp quyền gắn liền với kinh tếvà xã hội, phục vụ kinh tế và xã hội trong phạm vi Hiến pháp và pháp luật.

2.3 Tính phổ biến của nhà nước pháp quyền

Về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền với tính cách là những giá trị phổ biến, là biểuhiện của một trình độ phát triển dân chủ Do vậy nhà nước pháp quyền không phải là một kiểunhà nước Trong ý nghĩa này nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức

Trang 9

nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ Điều này có ý nghĩa lànhà nước pháp quyền gắn liền với một nền dân chủ, tuy không phải là một kiểu nhà nước đượcxác định theo lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, nhưng không thể xuất hiện trong một xã hộiphi dân chủ Điều này cắt nghĩa vì sao ý tưởng về một chế độ pháp quyền đã xuất hiện từ rất xaxưa, thậm chí từ thời cổ đại bởi các nhà tư tưởng phương Tây, hay tư tưởng pháp trị tại TrungHoa cổ đại, nhưng mãi đến khi nhà nước tư sản ra đời, với sự xuất hiện của nền dân chủ tư sản,nhà nước pháp quyền mới từ nhà nước ý tưởng dần trở nên một nhà nước hiện thực.

Sự phủ nhận quan điểm nhà nước pháp quyền như một kiểu nhà nước có ý nghĩa nhận thứcluận quan trọng trong việc nhìn nhận đúng bản chất của nhà nước pháp quyền Ý nghĩa nhậnthức luận này bao hàm các khía cạnh sau:

- Chỉ từ khi xuất hiện dân chủ tư sản, mới có cơ hội và điều kiện để xuất hiện nhà nước phápquyền Do vậy trên thực tế tồn tại khái niệm nhà nước pháp quyền tư sản và về thực chất nhànước pháp quyền đang được tuyên bố xây dựng ở hầu hết các quốc gia tư bản phát triển và đangphát triển.

- Nhà nước pháp quyền không những có thể xây dựng tại các quốc gia tư bản mà vẫn có thểxây dựng tại các quốc gia phát triển theo định hướng XHCN Nhà nước pháp quyền với tính chấtlà một cách thức tổ chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội có thể xây dựng trongđiều kiện chế độ xã hội XHCN Như vậy trong nhận thức lý luận và trong thực tiễn tồn tại nhànước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền XHCN.

3 Vai trò của công dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền

Trong đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định rằng’’Xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân’’ , công dân được hưởng tấtcả chính sách từ nhà nước, là đối tượng phục vụ của nhà nước Nhà nước có trách nhiệm vớicông dân, bảo đảm tự do của công dân trong khuôn khổ pháp luật, ngăn ngừa sự xâm hại tự docủa người khác và lợi ích của xã hội Bên cạnh đó thì công dân cần thể hiện vai trò của mìnhtrong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củ thể như sau:

3.1 Công dân là chủ thể chính trong việc xây dựng, quản lý, kiểm soát nhà nước phápquyền.

Ta thấy bản thân nhà nước, cơ quan nhà nước, công chức, viên chức nhà nước không thể tựsinh ra quyền lực, mà chỉ nhận sự ủy quyền của công dân, thay mặt công dân thực thi quyền lựccủa công dân Cụ thể, các vị trí trong bộ máy nhà nước là từ công dân ứng cử, do công dân bầucử để đại diện nhân dân quản lý nhà nước Ví dụ như ở Việt Nam hội thẩm nhân dân trong hoạtđộng xét xử, quyền đóng góp ý kiến dự thảo pháp luật, quyền khiếu nại, tố cáo,… Luật pháp haycơ quan nhà nước cũng là từ ý kiến của nhân dân mà thành, luật pháp chỉ quy định một số cácquyền cơ bản để kiểm soát tính vị kỉ, ích kỷ của con người còn công dân vẫn có nhiều quyền tựdo khác: quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, quyền lao động, quyền nghỉngơi, quyền có nhà ở,… Về cơ bản, quyền lực nhân dân vẫn được giữ lại và ở vị trí tối cao.

Trang 10

3.2 Công dân là chủ thể tạo ra thể chế và pháp luật phát huy quyền làm chủ.

Với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường chính trị, kinh tế và xã hội, công dân đòi hỏi sựra đời của các thể chế và quy định pháp luật phù hợp Đó là do Quốc hội, cơ quan đại biểu củanhân dân, tạo ra hệ thống và pháp luật theo thực trạng khách quan phù hợp với công dân Dẫnchứng trong thời gian qua, quá trình xây dựng pháp luật, các cơ quan soạn thảo văn bản đãthường xuyên gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người dân và công bố dự thảo để lấy ý kiến đónggóp của người dân Các hoạt động khác của Nhà nước cũng đã và đang tạo ra cơ chế hữu hiệu đểlắng nghe ý kiến của người dân, tiếp thu có chọn lọc để hình thành nội dung văn bản pháp luật,nhất là những văn bản quan trọng liên quan đến quốc kế dân sinh, đến quyền và nghĩa vụ củađông đảo tầng lớp nhân dân Vì vậy, nội dung các văn bản pháp luật ngày càng gần với tâm tư,nguyện vọng của người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tạo tính tự giác, tích cực củangười dân trong việc thực hiện Điều đó góp phần nâng cao hiệu lực của pháp luật và góp phầnkhông nhỏ vào sự nghiệp đổi mới toàn diện ở nước ta Ngoài ra, việc trưng cầu ý kiến người dânvẫn còn diễn ra một cách hình thức Một đạo luật, một Bộ luật khi công bố để lấy ý kiến ngườidân lại chỉ quy định tiến hành trong một thời hạn rất ngắn Để người dân có thể thực sự tham giavào công tác xây dựng pháp luật, Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ IX đã xác định “đổimới phải dựa vào nhân dân” và cần phải tiến hành xây dựng Luật trưng cầu ý dân Đây được coilà bước đột phá trong quan điểm của Đảng về phát huy dân chủ, khắc phục mọi biểu hiện dânchủ hình thức và tăng cường hoạt động giám sát của nhân dân.

3.3 Công dân là chủ thể có địa vị kinh tế nhất định, họ có quyền tự do kinh doanh cácngành nghề mà pháp luật không cấm.

Công dân được tự do xác lập, thay đổi các loại quyền tài sản, quyền nhân thân theo khuônkhổ pháp luật cho phép Nhà nước không có quyền kiểm soát kinh tế, tài sản thuộc sở hữu củacông dân và Nhà nước phải là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích của họ khi bị xâm phạm bất hợppháp Mọi công dân được tự nguyện thực hiện các hoạt động xã hội, giao lưu, được tự trị và tựchủ tài chính, độc lập với nhà nước và chỉ bị ràng buộc theo khung pháp lý mà chính họ đã đề ratừ trước.

Quyền được tự do kinh doanh và quyền sở hữu của công dân đã được ghi nhận trong Hiếnpháp 1992 (điều 57 và 58) - đây là hai điều quy định hoàn toàn mới, thể hiện sự đổi mới từngbước trong tư duy về quyền công dân Bên cạnh đó, còn có rất nhiều văn bản pháp quy, cácchương trình hành động nhằm khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho mọi người dân thamgia phát triển kinh tế, tôn vinh vai trò của người dân trong sự nghiệp thúc đẩy nền kinh tế-xã hộicủa đất nước Chính vì vậy, thời gian qua, với sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và với sự năng động,sáng tạo của người dân trong hoạt động kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta đã từng bướcphát triển mạnh mẽ Biểu hiện rõ nhất là số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động và số vốnđăng ký kinh doanh đã tăng lên gấp nhiều lần so với giai đoạn trước Dẫn chứng, năm 2004 tỷtrọng kinh tế tư nhân trong GDP chiếm khoảng 45,6% để đề cao vai trò của người dân (cácdoanh nhân) trong phát triển kinh tế-xã hội.Trong những năm gần đất nước ta bị ảnh hưởng từbệnh covid 19 nhưng trong quý IV/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31,4 nghìndoanh nghiệp với số vốn đăng ký 415,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205,1 nghìn laođộng, tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số laođộng so với quý III/2021 Như vậy chỉ sau hơn hai tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP,tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2021 đã khởi sắc rõnét và nhà nước ta đã lấy ngày 13/10 hàng năm là ngày Doanh nhân Sự kiện này đã góp phần

Ngày đăng: 31/07/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w