Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý ngân sách của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng .... Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luậ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÙI VĂN TIẾP
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN TẠI XÃ TÚ SƠN, HUYỆN KIẾN THỤY,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HẢI PHÒNG - 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÙI VĂN TIẾP
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN TẠI XÃ TÚ SƠN, HUYỆN KIẾN THỤY,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Cương
HẢI PHÒNG - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực, đáng tin cậy và chưa được bảo vệ ở một học vị nào, các tài liệu
sử dụng trong luận văn đã được trích rõ nguồn gốc Đồng thời tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho luận văn này đều đã được cảm ơn
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Hải Phòng, ngày tháng năm 2020
Học viên
Bùi Văn Tiếp
Trang 4LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình tham gia lớp Cao học Quản lý kinh tế tại trường Đại học Hải Phòng, tôi đã được các thầy cô giáo tận tình giảng dạy, giúp tôi có thêm vốn kiến thức chuyên môn quý báu nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình viết luận văn của bản thân Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, trường Đại học Hải Phòng và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS TS Phạm Văn Cương là người đã định hướng đề tài và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo, Cán bộ công chức ban Tài chính - Kế toán xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy,
TP Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu để hoàn thành luận văn
Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi đã rất cố gắng tìm tòi, thu thập số liệu, tuy nhiên do lĩnh vực nghiên cứu khá rộng mà kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, do vậy luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và mọi người để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn./
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ 5
1.1 Khái niệm về ngân sách và quản lý ngân sách cấp xã 5
1.1.1 Khái niệm về ngân sách Nhà nước, ngân sách cấp xã 5
1.1.2 Khái niệm về quản lý ngân sách cấp xã 6
1.2 Yêu cầu đối với công tác quản lý ngân sách cấp xã 6
1.3 Nội dung của công tác quản lý ngân sách cấp xã 6
1.3.1 Lập dự toán ngân sách cấp xã 7
1.3.2 Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã 8
1.3.3 Quyết toán ngân sách cấp xã 9
1.3.4 Kiểm tra, giám sát ngân sách cấp xã 9
1.4 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý ngân sách cấp xã 10
1.4.1 Lập dự toán ngân sách 10
1.4.2 Chấp hành ngân sách 10
1.4.3 Kết toán, quyết toán, thanh tra ngân sách 11
1.5 Thực tiễn, kinh nghiệm về công tác quản lý ngân sách cấp xã tại một số xã điển hình của thành phố Hải phòng và bài học kinh nghiệm đối với xã Tú Sơn.11 1.5.1 Thực tiễn công tác quản lý ngân sách cấp xã tại một số xã điển hình của thành phố Hải Phòng 11
1.5.2 Bài học rút ra cho công tác quản lý NSNN tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng 13
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI XÃ
TÚ SƠN, HUYỆN KIẾN THUỴ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 14 2.1 Khái quát chung về xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng 14 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng 14 2.1.2 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý ngân sách của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng 18 2.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019 21 2.2.1 Công tác lập dự toán của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019 21 2.2.2 Công tác chấp hành dự toán của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019 24 2.2.3 Quản lý công tác quyết toán NSNN tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng 42 2.2.4 Công tác kiểm tra, thanh tra NSNN tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng 43 2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019 44 2.3.1 Những mặt mạnh và nguyên nhân 44 2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan 47 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI XÃ TÚ SƠN, HUYỆN KIẾN THUỴ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 51 3.1 Phương hướng, nhiệm vụ công tác quản lý ngân sách của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020 - 2025 51 3.1.1 Phương hướng quản lý ngân sách của xã Tú Sơn, huyện giai đoạn 2020 -
2025 51 3.1.2 Nhiệm vụ quản lý ngân sách của xã Tú Sơn, huyện giai đoạn 2020 - 2025 52
Trang 73.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách của xã Tú Sơn,
huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020 – 2025 54
3.2.1 Biện pháp về tổ chức 54
3.2.2 Biện pháp về con người 55
3.2.3 Biện pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật 56
3.2.4 Nhóm các biện pháp khác 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 8DANH MỤC BẢNG
2.1 Dự toán thu - chi NSNN của xã Tú Sơn năm 2015-2019 22
2.2 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách xã Tú Sơn qua
2.5 Chi tiết tình hình chi cân đối ngân sách (chi thường
xuyền) của xã Tú Sơn giai đoạn 2015-2019 33
2.6 Bảng cân đối thu - chi ngân sách xã Tú Sơn huyện Kiến
2.7 Tình hình chấp hành dự toán thu NSNN của xã Tú Sơn,
2.8 Tình hình chấp hành dự toán chi NSNN của xã Tú Sơn
Trang 9DANH MỤC BIỂU
2.1 Dự toán thu - chi NSNN của xã Tú Sơn 23
2.2 Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN của xã Tú Sơn
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý tài chính Nhà nước là một trong các hoạt động quan trọng để phát triển đất nước Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng như nhiệm vụ xã hội và quản lý hành chính Thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng, nhà nướcphải có nguồn lực tài chính, đây là cơ sở vật chất để Nhà nước tồn tại và phát triển
Đối với nền kinh tế theo cơ chế thị trường của nước ta, trong bối cảnh hoà nhập kinh tế thì NSNN được xem là vấn đề quan trọng để đổi mới, phát triển đất nước NSNN là công cụ để huy động nguồn tài chính đảm bảo các chi tiêu của Nhà nước, là công cụ điều tiết vĩ mô nhằm đảm bảo cho sự phát triển và ổn định nền kinh tế và đảm bảo thu nhập cho người dân trong xã hội Trong đó, ngân sách xã là một trong bộ phận cấu thành NSNN dùng làm công cụ để thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng trong quá trình quản lý Nhà nước về quốc phòng – an ninh, kinh tế - văn hóa- xã hội
Năm 1997 Luật ngân sách Nhà nước có hiệu lực đã đánh dấu bước đổi mới quan trọng trong công tác quản lý NSNN, song trong quá trình thực hiện, hiệu quả sử dụng của NSNN chưa cao, vẫn còn hiện tượng gây thất thoát, lãng phí Do đó, việc sử dụng NSNN là yếu tố cần thiết và quan trọng trong sự phát triển đất nước hiện nay
Ngân sách xã Tú Sơn, huyên Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong NSNN Tổ chức QLNS
xã hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết được những vấn
đề cần thiết như việc làm, chống thất nghiệp… của xã hội trên địa bàn xã Do vậy, tôi chọn đề tài “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng” làm đề tài tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu chung: Đề xuất các biện pháp tăng cường công tác quản lý NSNN tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng
Trang 11Mục tiêu cụ thể: Luận văn tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản về NSNN
và trong công tác quản lý NSNN cấp xã;
Phân tích thực trạng công tác quản lý NSNN xã Tú Sơn từ năm 2015 đến
2019, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế
và tìm ra nguyên nhân hạn chế để khắc phục;
Luận văn đề xuất một số biện pháp hợp lý, khoa học nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN xã Tú Sơn trong các năm sau
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luận về công tác quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã và thực trạng về công tác quản lý NSNN tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019
b Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý NSNN trên địa bàn xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý NSNN trên địa bàn
xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2015-2019
Nội dung: Phân tích, đánh giá công tác quản lý NSNN trên địa bàn xã Tú Sơn - huyện Kiến Thuỵ, đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN trên địa bàn xã Tú Sơn đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN của xã Tú Sơn giai đoạn 2020-2025
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập, thừa kế số liệu thứ cấp bao gồm: Nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
Nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của Sở Tài chính thành phố Hải Phòng
Trang 12Tài liệu công bố của ủy ban nhân dân xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, số liệu, báo cáo quyết toán tại ban Tài chính xã Tú Sơn
Số liệu thông tin trên các mạng website, báo chí và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài luận văn
Các thông tin trên các văn bản như Luật, Nghị định, Thông tư của Chính phủ như Bộ Tài chính…
* Phương pháp thu thấp thông tin, tư liệu sơ cấp
Thông tin, tư liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo phòng Kế toán, các công chức phụ trách, công chức phòng về điều hành ngân sách xã Mục đích của việc phỏng vấn để làm rõ hơn thực trạng quản lý NSNN của xã Tú Sơn Từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề nghiên cứu
* Phương pháp xử lý số liệu
Tài liệu thu thập được xử lý bằng các phần mềm như excel để phục vụ theo yêu cầu nghiên cứu luận văn
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp thống kê bao gồm chủ yếu là thống kê mô tả và so sánh Phương pháp thống kê mô tả thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, số tương đối và số tuyệt đối
*Phương pháp kiểm tra và phân tích số liệu
Kiểm tra và phân tích số liệu là một công việc rất cần thiết nhằm chỉ ra những chỉ tiêu đạt định mức, chưa đạt định mức hay vượt định mức được giao, điều đó giúp người quản lý nhận ra những mặt còn tồn tại thì cần phải khắc phục, những ưu điểm thì cần phải phát huy
Đối tượng nội dung phân tích, kiểm tra: Các chỉ tiêu thu - chi ngân sách được giao; Nội dung phân tích và kiểm tra
Kiểm tra các chỉ tiêu thu so với dự toán thu ngân sách được giao đầu năm thực hiện, từ đó biết được thực trạng quản lý NSNN thông qua công tác dự toán
Trang 13Kiểm tra chênh lệch mức thực hiện dự toán chi có vượt so với dự toán đầu năm
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn vận dụng lý luận về quản lý NSNN để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản NSNN, đặc biệt quan trọng trong quản lý thu, chi NSNN của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng Từ đó đề ra quan điểm, biện pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSNN tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, đặc biệt là công tác thu, chi NSNN của xã Tú Sơn trong thời gian tới
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, luận văn có thể dùng để tham khảo trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách cấp xã của địa phương
6 Kết cấu luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại xã
Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025
Trang 14CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH CẤP XÃ 1.1 Khái niệm về ngân sách và quản lý ngân sách cấp xã
1.1.1 Khái niệm về ngân sách Nhà nước, ngân sách cấp xã
1.1.1.1 Khái niệm về ngân sách Nhà nước
NSNN bao các thu, chi cụ thể và các nguồn thu được định hướng từ một quỹ tiền tệ – quỹ NSNN và được xuất ra từ quỹ tiền tệ đó Những khoản thu nộp
và chi qua quỹ NSNN là các quan hệ được được định lượng và xác định đồng thời nhà nước dùng NSNN để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô hiện nay
NSNN là do Chính phủ lập ra và do Quốc hội đối với các vấn đề thu – chi
và có quan hệ ràng buộc gọi chung là cân đối ngân sách nhà nước
Do vậy, Để phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ chung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở luật định có thể hiểu đó là NSNN [3, tr.6]
1.1.1.2 Khái niệm về ngân sách cấp xã
Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn là một bộ phận của NSNN được quy định cụ thể các khoản thu, chi và được quản lý thống nhất theo chính sách, cơ chế quản lý về NSNN theo luật NSNN Ngân sách xã, phường, thị trấn có thể được hiểu như sau:
- Về phương diện bên ngoài: Toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được HĐND xã quyết định và được thực hiện trong một năm thực hiện nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền cấp xã trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, chức năng về quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn là ngân sách xã
- Về bản chất: Hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chính quyền cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách xã; trên cơ sở đó mà đáp ứng cho các nhu cầu chi ngân sách gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của chính quyền cấp
xã là ngân sách xã [6, tr32]
Trang 151.1.2 Khái niệm về quản lý ngân sách cấp xã
- NS xã là một loại quỹ tiền tệ thuộc NSNN của cơ quan chính quyền cấp
cơ sở Hoạt động của NSNN cấp xã thể hiện gồm: nguồn thu quỹ (gọi tắt là thu ngân sách xã) và sử dụng, phân phối với các thu đó gọi là chi ngân sách xã
- Thu, chi ngân sách cấp xã phụ thuộc vào cơ quan quản lý cấp trên như cấp quận, huyện Thu – chi ngân sách xã thể hiện trách nhiệm, chức năng của chính quyền xã với sự phân công, quản lý được giao
- Các quan hệ thu, chi ngân sách xã rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng số thu, số chi theo từng hình thức chỉ có thể thực thi một khi nó được đưa vào dự toán và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Quá trình vận động về hình thức của NSNN cấp xã gồm: việc huy động nguồn thu và việc sử dụng quản NS xã trong suốt quá trình hoạt động và được gọi là chu trình ngân sách xã
Việc quản lý ngân sách xã gồm hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động thu, chi và các hoạt động tài chính khác của xã
1.2 Yêu cầu đối với công tác quản lý ngân sách cấp xã
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương chính quyền cấp xã phải thực hiện các yêu cầu về QLNS xã như sau:
- Tuân thủ pháp luật đặc biệt về luật kinh tế và tài chính
- Sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả trên cơ sở khai thác, nuôi dưỡng tốt các nguồn thu tại xã và cân đối thu chi
- Chính quyền xã phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trên và nhân dân về quản lý ngân sách và QLTS của Nhà nước
- Đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ & tổ chức bộ máy QLTC Ngân sách xã phải phù hợp với yêu cầu QLTC Nhà nước trong cơ chế thị trường
1.3 Nội dung của công tác quản lý ngân sách cấp xã
Nội dung quản lý ngân sách cấp xã cũng gồm bốn khâu: lập dự toán ngân sách xã, chấp hành dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách xã và kiểm tra, giám
Trang 16sát ngân sách cấp xã Theo Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật ngân sách Nhà nước 16 và Thông tư số 60/2011/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2011, của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý ngân sách xã và các quỹ tài chính khác của xã thì nội dung các khâu đó như sau:
1.3.1 Lập dự toán ngân sách cấp xã
Hàng năm dựa trên hướng dẫn của UBND huyện và tỉnh, UBND xã lập
NS xã sau khi được sự thống nhất từ HĐND xã
- Lập dự toán NS xã căn cứ: Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, về
an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã
HĐND huyện quy định về chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu
Tuân thủ theo chế độ chi ngân sách của Chính phủ, của HĐND và UBND các cấp quy định
Thường xuyên kiểm tra dự toán ngân sách xã do UBND huyện thông báo
- Quyết định dự toán ngân sách xã:
Nhận được quyết định giao thu – chi ngân sách xã do UBND huyện quyết định, UBND xã hoàn chỉnh dự toán ngân sách và các phương án bổ sung nếu có trình HĐND xã phê duyệt Sau khi thống nhất dự toán thu chi của năm, phòng Tài chính - kế toán xã gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện công khai NS xã
có các giấy tờ đủ chữ ký, con dấu đi kèm
Trang 171.3.2 Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã
Hàng năm xã phải tổ chức chấp hành dự toán ngân sách theo đúng quy định về Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn chấp hành về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính
Căn cứ quyết định được giao dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ
NS của năm thực hiện được phê chuẩn, UBND xã gửi bảng phân bổ chi tiết dự toán chi NS xã tới KBNN nơi giao dịch theo từng mục lục để làm căn cứ thanh toán & kiểm soát chi
Bộ phận tài chính cùng phối hợp với cơ quan thuế trên địa bàn về việc thu đúng và đủ ngân sách của địa phương Xử lý nghiêm trọng việc thu không có biên lai, thu không vào sổ sách
KBNN xác nhận rõ số tiền hoàn trả khoản thu ngân sách xã nếu có
Với các khoản thu ngân sách của xã được hưởng 100%, KBNN chuyển một liên chứng từ cho bộ phận tài chính xã KBNN lập dự toán ngân sách bảng
kê của các khoản thu được phân chia với ngân sách cấp trên, các khoản thu ngân sách có phân chia cho xã gửi bộ phận tài chính xã Đối với nguồn thu bổ sung ngân sách của huyện cho ngân sách xã, phòng TCKH huyện dựa vào dự toán số
bổ sung đã giao cho xã, các dự toán thu chi và căn cứ vào dự toán của huyện được giao sẽ thông báo số bổ sung hàng quý cho xã tùy vào tính hình thực tế để
xã chủ động điều hành ngân sách Khi thực hiện nhiệm vụ chi, bộ phận tài chính
và ngân sách xã phải kiểm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các bộ phận UBND
xã bố trí nguồn theo dự toán năm, quý, tháng đáp ứng nhu cầu chi thực tế Thường xuyên giám sát, kiểm tra sử dụng ngân sách xã đặc biệt là chi ngân sách
để phát hiện các trường hợp vi phạm và có các hình thức ngăn chặn kịp thời để đảm bảo NSNN đúng chế độ và quy định
Đối với chi thường xuyên, chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp chocông chức xã phải đảm bảo, đúng thời gian Đặc biệt trong chi XDCB cần phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy định Việc hoàn thành công trình trước khi
Trang 18thanh toán phải có người kiểm tra Kết quả đầu tư và quyết toán phải thông báo bằng các văn bản và thực hiện công khai
1.3.3 Quyết toán ngân sách cấp xã
Hàng năm phòng Tài chính - Kế toán lập báo cáo quyết toán thu chi ngân
xã trình UBND xã và HĐND xã phê chuẩn và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch
để báo cáo Thời gian quyết toán NS xã vào trước ngày 31/3 năm sau
Quyết toán chi ngân sách xã phải nhỏ hơn quyết toán ngân sách xã Chuyển toàn bộ nguồn ngân sách năm trước vào thu ngân sách năm sau HĐND
xã phê chuẩn báo cáo quyết toán và được lập thành 5 bản sẽ gửi cho HĐND xã, UBND xã, phòng TCKT huyện, KBNN nơi xã giao dịch, lưu ban bộ phận chính
xã và thông báo công khai về thu chi của địa phương tới các bộ phận, ban ngành đều được biết
Phòng TCKH huyện kiểm tra và có trách nhiệm thông báo quyết toán thu,chi của ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo với UBND huyện yêu cầu Phòng Tài chính - Kế toán xã điều chỉnh
1.3.4 Kiểm tra, giám sát ngân sách cấp xã
Để ngân sách xã đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh đúng quy định kế toán Hàng năm cấp trên luôn phải kiểm tra các khâu quản lý ngân sách xã khi thực hiện thu chi ngân sách xã để phát hiện các sai sót từđó có hướng xử lý kịp thời
HĐND xã đối với công tác ngân sách xã được nâng cao và có vai trò giám sát; các cơ quan tài chính cấp trên thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của công chức thực hiện trong quản lý ngân sách xã
Việc tiến hành kiểm tra nội bộ là cần thiết và quan trọng; đồng thời nếu có sai phạm thì các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra… từ đó làm cho ngân sách xã hoạt động theo đúng hiệu quả và lành mạnh nguồn tài chính xã
Hình thức kiểm tra bao gồm:
Định kỳ: là việc kiểm tra của các cơ quan chức năng theo kế hoạch đề ra Việc kiểm tra được tiến hành đối với hoạt động của ngân sách xã trong một thời gian nhất định
Trang 19Đột xuất: là việc kiểm tra của các cơ quan, đơn vị chức năng một cách đột xuất, thường khi có các sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý ngân sách xã [7,tr22]
Thường xuyên: là công tác kiểm tra thường xuyên của hoạt động của ngân sách xã
1.4 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý ngân sách cấp xã
1.4.1 Lập dự toán ngân sách
Trong công tác quản lý NSNN, công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý NSNN Để làm tốt công tác lập dự toán, UBND xã phải đánh giá cơ cấu nguồn vốn thu - chi NSNN Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn được giao giữa các năm
Doanh thu năm n - Doanh thu năm (n -1)
Tỷ lệ tăng thu
- chi dự toán NS = Doanh thu năm (n -1) x 100 Chỉ tiêu này cho biết: tốc độ tăng hoặc giảm dự toán thu - chi NSNN 1.4.2 Chấp hành ngân sách
* Thu ngân sách
+ Tổng thu NS xãqua các năm;
+ Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu nội địa: Thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương, thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác; thu xuất nhập khẩu)
+ Thu theo sắc thuế: Thuế GTGT, thuế TTĐB, TNDN, thuế tài nguyên, thuế TNCN, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thuế nhà đất, thu khác
+ Thu theo ngành kinh tế: công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, sản xuất…
+ Số thu bổ sung, kết dư ngân sách;
Trang 20* Chi ngân sách
+ Tổng các khoản chi trong NSNN ;
+ Các khoản chi cân đối: Chi thường xuyên (bao gồm: sự nghiệp kinh tế,
sự nghiệp văn hóa - thông tin, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp bảo trợ xã hội, quản lý hành chính, chi sự nghiệp y tế, an ninh quốc phòng, phát triển nông nghiệp và nông thôn, bổ sung ngân sách xã, chi dự phòng, chi khác); Chi đầu tư phát triển.[3,tr35]
+ Chi quản lý qua ngân sách; chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới; tạm ứng chi ngoài ngân sách, chi khác
1.4.3 Kết toán, quyết toán, thanh tra ngân sách
+ Kết quả quyết toán ngân sách của năm trước;
+ Số đơn vị kiểm tra quá trình thực hiện ngân sách;
+ Kết quả thanh tra thực hiện thu - chi ngân sách
1.5 Thực tiễn, kinh nghiệm về công tác quản lý ngân sách cấp xã tại một số xã điển hình của thành phố Hải phòng và bài học kinh nghiệm đối với xã Tú Sơn
1.5.1 Thực tiễn công tác quản lý ngân sách cấp xã tại một số xã điển hình của thành phố Hải Phòng
1.5.1.1 Kinh nghiệm quản lý NSNN tại xã Minh Tân - huyện Kiến Thuỵ
Xã Minh Tân - huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu đặt ra vì xã thực hiện giải pháp thực hiện cụ thể:
Tìm kiếm nguồn thu trênđịa bàn và xác định nhiệm vụ thu là nhiệm vụ quan trọng của địa phương
Việc đấu giá đất ở được thành lập Hội đồng đấu giá, công khai các khoản phải nộp trên bảng tin của xã và có chế độ khen thưởng với những hộ chấp hành tốt quy định Trường hợp những hộ dân trây ỳ không đóng các khoản thu được
xã nêu tên trên loa đài của địa phương
Tăng cường hướng dẫn giám sát, kiểm tra việc chi bám sát dự toán giao, bảo đảm cân đối thu - chi ngân sách
Trang 211.5.1.2 Kinh nghiệm quản lý NSNN tại xã Dương Quan - huyện Thuỷ Nguyên
Xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của cấp trên giao, trong đó:
- Công tác lập dự toán ngân sách xã luôn bám sát kế hoạch phát triển kinh
tế, xã hội địa phương, tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội của địa phương Xã Dương Quan luôn căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh của Đảng và Nhà nước, đồng thời dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong năm kế hoạch, tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, đặc biệt là trong năm báo cáo, và các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức cụ thể
về thu, chi tài chính [14,tr24]
Bên cạnh đó, trong quá trình lập dự toán ngân sách xã luôn tuân thủ quy trình đã quy định bởi Luật ngân sách Điều này giúp cho công tác lập dự toán được triển khai nhanh, hiệu quả, không chồng chéo và hạn chế phải chỉnh sửa khi đưa lên cấp huyện duyệt
- Công tác thực hiện dự toán:
Đối với thu NSNN: tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản thu NSNN từng xã trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời nhằm động viên nguồn lực tài chính vào NSNN Bên cạnh đó, trên cơ sở kết quả thanh kiểm tra quá trình thu NSNN (đặc biệt là thu thuế) kịp thời phát hiện những sai sót, gian lận từ phía cơ quan quản lý xã, đề xuất các phương án xử lý kịp thời nhằm đảm bảo số thu NSNN đúng theo dự toán
+ Đối với các khoản chi NSNN: Phòng tài chính kế toán các xã có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong đó đặc biệt là phòng công thương, phòng quản lý đô thị thực hiện kiểm soát những khoản thu không đúng thiết kế
dự toán chống thất thoát trong lĩnh vực XDCB, tiết kiệm chi cho ngân sách
- Công tác quyết toán ngân sách xã
Trang 22Các báo cáo về tình hình thu chi NSNN luôn được lập và gửi lên cấp trên kịp thời, đúng thời gian quy định.“Số liệu báo cáo được phản ánh trung thực, chính xác Nội dung các báo cáo tài chính luôn theo đúng các nội dung ghi trong
dự toán được duyệt vào đúng mục lục ngân sách Nhà nước đã quy định.”Chú trọng công tác thanh kiểm tra, nhất là đối với các khoản mục thiếu hợp lý trên các báo cáo ngân sách xã Kết hợp với công tác kiểm tra giám sát của các ngành liên quan trên địa bàn huyện như (thuế, giáo dục, y tế…) nhằm phát hiện và kịp thời đưa ra phương hướng giúp giảm thiểu những sai sót và chưa đạt yêu cầu như dự toán đề ra trong kế hoạch
1.5.2 Bài học rút ra cho công tác quản lý NSNN tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng
Từ những nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương trên, có thể rút ra bài học có giá trị tham khảo cho công tác quản lý NSNN tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng như sau:
Thứ nhất, xây dựng dự toán thu luôn dựa trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo khai thác tối đa, hiệu quả nguồn lực của địa phương Xã Tú Sơn cần xây dựng phù hợp các chỉ tiêu để thế mạnh tiềm năng của địa phương được phát triển
Thứ hai, dự toán chi ngân sách luôn bám sát vào chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành; nhiệm vụ chi phù hợp, cân đối với nguồn thu ngân sách xã; tính đến yếu tố đặc thù của địa phương; quy mô ngân sách xã nhỏ, do vậy cần có sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi
Thứ ba, trong quá trình chấp hành ngân sách cần tăng cường công tác tự kiểm tra của xã; công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nhằm kiến nghị, điều chỉnh những điểm không phù hợp trong công tác thu, chi; đảm bảo thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cấp xã hàng năm có tính khả thi
Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác kế toán, quyết toán ngân sách xã; đảm bảo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước; quyết toán chi ngân sách
xã theo đúng nhiệm vụ, nội dung thực hiện, tránh tình trạng quyết toán số cấp phát
Trang 23CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI XÃ TÚ SƠN, HUYỆN KIẾN THUỴ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 Khái quát chung về xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Tú Sơn nằm về phía Đông Nam huyện Kiến Thuỵ Phía Bắc giáp xã Tân Phong và phường Minh Đức (quận Đồ Sơn); Nam giáp xã Đại Hợp; Tây giáp xã Đoàn Xá; Đông Nam giáp phường Bàng La (quận Đồ Sơn); Từ trung tâm huyện lỵ về trung tâm xã theo đường 401 dài 8km Diện tích tự nhiên: 687ha
Theo sử sách, xã Tú Sơn là mảnh đất hình thành từ rất sớm Thế kỷ XIII,
cư dân từ các nơi lần lượt về đây sinh sống Năm 1983, tổng Nãi Sơn thuộc huyện Nghi Sơn gồm các xã Nãi Sơn, Lê Xá, Đồng Mô, Hồi Xuân và Phụ Lỗi, Bàng Động (cả phần đất phường Ngọc Xuyên, Quận Đồ Sơn hiện nay) Nãi Sơn (có tên nôm là Nại), trước năm 1945 là tổng Nãi Sơn Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Tú Sơn được thành lập trên cơ sở 4 xã của tổng Nãi Sơn gồm: Nãi Sơn, Lê Xá, Hồi Xuân, Đồng Mô Năm 1980, khu kinh tế mới của xã được thành lập, đặt tên là thôn 10 (thuộc Đồng Mô), dân cư được điều động từ các thôn trong xã Tháng 12 năm 2007, thực hiện nghị định 145 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Dương Kinh và quận Đồ Sơn, 119 hộ (466 nhân khẩu) với 25,8 ha đất thuộc thôn 10 (làng Đồng Mô) được sáp nhập vào phường Minh Đức, quận Đồ Sơn
Hiện nay xã Tú Sơn gồm 4 làng: Nãi Sơn, Hồi Xuân, Lê Xá, Đồng Mô Làng Nãi Sơn có 5 thôn; làng Hồi Xuân có 1 thôn; làng Lê Xá có 2 thôn và làng Đồng Mô có 1 thôn
Trang 24Theo thống kê ngày 1/4/2019, dân số Tú Sơn là 11.512 người, gồm 2935
hộ Mật độ dân số của xã trung bình 1.439 người/km2 Số gia đình làm nông nghiệp chiếm 63%, số hộ làm nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản chiếm 10%,
số hộ hoạt động ở các ngành nghề dịch vụ khác chiếm 27% Số lao động trong
độ tuổi chiếm 56% số dân Định cư ở nước ngoài hơn 400 người
Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý; danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; hai Huân chương Kháng chiến hạng Ba về thành tích chống Pháp, chống Mỹ; bốn Huân chương Lao động hạng Ba ( năm1960, năm 1971, năm 2002, năm 2005); Liệt sĩ
Lê Thanh Á được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 17
bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 6 cán
bộ tiền khởi nghĩa, 436 người được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương kháng chiến các loại, 14 gia đình được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen Cả xã có 237 liệt sĩ (trong đó 10 gia đình có tử 2 liệt sĩ trở lên), 110 thương binh, 31 bệnh binh
2.1.1.2 Kinh tế
Kinh tế xã Tú Sơn hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ Năm 2019, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 53,2% tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ các ngành nghề khác chiếm 46,8%
Xã đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, lấy phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó hướng vào sản xuất các loại rau sạch và chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho thị trường thành phố là mũi nhọn, làm bước đột phá tăng trưởng kinh tế địa phương Đối với vùng có đất cao, qua sự cải tạo của người dân đã trở thành những cánh đồng màu mỡ phù hợp trồng câu rau màu với diện tích trên 100ha; có trên 57% diện tích cấy được 2 vụ lúa Diện tích vùng sâu trũng 25% được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, trong đó hình thức chăn nuôi gia đình là chủ yếu Kinh tế gia trại kết hợp vườn ao chuồng phát triển mạnh Hiện nay, cả xã có 240 gia trại
và một trang trại
Trang 25Dân cư ở xã Tú Sơn chủ yếu làm nghề nông, trồng trọt, cấy lúa chăn nuôi gia súc, gia cầm Thời đầu, một bộ phận nhân dân của xã có nghề đi biển đánh bắt hải sản; nghề này tuy nay đã mai một, nhưng nghề đan lưới mành, lưới kéo, đánh bắt tôm cá ở sông, đầm… vẫn được duy trì ở một số hộ trong xã Thôn Hồi Xuân có nghề làm bún ngon nổi tiếng Một số thôn khác, nhiều hộ dân làm nghề nấu rượu, thống kê năm 2019, xã có 670 hộ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
Đường 401 qua địa bàn xã dài 4km, đường 403 qua địa phận xã dài 1,7km Đường giao thông nông thôn được trải nhựa có chiều dài: 17,5km, đạt 60%; bê tông ngõ xóm 15,2km đạt 95% Cả xã có 55 xe ô tô vận tải, 16 ô tô phục vụ du lịch, dịch vụ Phương tiện vận chuyển trong nông nghiệp bằng xe cải tiến và thuyền gỗ còn khá phổ biến
Xã Tú Sơn là một trong những xã người dân có mức sống vào lao động cao nhất của huyện Năm 2019 thu nhập bình quân đầu người: 52,5 triệu VNĐ/người/ năm, tăng 50% so với năm 2018 (chưa kể thu nhập của người đi lao động xa) Hộ có nhà kiên cố trên 85% Hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 97% Xe máy bình quân 1,5 người/xe
Hộ có ti vi 100%, điện thoại 96 máy/100dân Tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm còn 0,92% theo tiêu chí mới Sản phẩm đặc trưng của xã Tú Sơn là các loại rau, củ, quả có giá trị dinh dưỡng cao tiêu thụ trên thị trường thành phố Hải Phòng và trong nhiều siêu thị lớn Bún thôn Hồi Xuân ngon nổi tiếng trong vùng
2.1.1.3.Văn hóa-xã hội
Văn hóa các làng xã Tú Sơn rất phong phú, đa dạng và mang đậm nét đặc trưng vùng nông thôn Bắc Bộ Nhưng công trình văn hóa vật thể như đình, chùa, miếu mạo được xây dựng khá sớm, từ đời nhà Lý (thế kỷ 11-13), là nơi hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa và gắn liền với quá trình phát triển của làng xã
Trang 26Chùa Đại Thống (Nãi Sơn) hiện lưu bia tạo năm Vĩnh Tộ thứ 3 (1621) và bia tạo năm Tân Hợi (1671) Đình và Miếu Nãi Sơn thờ ngai và bài vị hai vị Thành hoàng đại thần triều Lý: Phổ độ cư sĩ Nguyễn Công Thụy và Hoàng Tích
Đình Lê Xá thờ Thành Hoàng Phúc Đại vương Đình Đồng Mô thờ 4 vị Thành hoàng, tứ vị hồng nương, cung phi nhà Nam Tống, trong đó có Dương Thị Hương là mẹ vua Đế Bính, sau thờ thêm Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi, làng còn thờ Phạm Gia Mô - công thần triều Mạc Đình Hồi Xuân thờ 2 vị Thành hoàng: Hoàng Diệu Thượng Đẳng thần và Đô Thống Đại vương Trước năm 1938 còn giữ được 4 sắc phong các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định Hàng năm vào dịp lễ tết các đình, chùa đều mở hội, dân làng tổ chức rước thành hoàng, tế lễ, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu
Ngày nay, trong xây dựng đời sống văn hóa mới, nhân dân Tú Sơn đã loại
bỏ những tập tục lạc hậu, thay vào đó là xây dựng đời sống văn hóa mới vui tươi, lành mạnh Tú Sơn là địa phương có sân vận động trung tâm lớn nhất huyện Kiến Thuỵ Phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển khá; 3/4 làng văn hóa được công nhận đạt Danh hiệu làng văn hóa cấp huyện, 87,5% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa
Tú Sơn là địa phương nổi danh về truyền thống hiếu học nhất trong vùng Xưa kia nhiều người đỗ đạt cao, làm quan to trong triều Tiêu biểu là làng Lê Xá
có 7 tiến sĩ (trong tổng 9 tiến sĩ ở Tú Sơn), là một trong những làng có nhiều tiến
sĩ nhất cả nước Các tiến sĩ ở Tú Sơn được ghi bia Văn miếu Quốc tử giám phải
kể đền là: Nguyễn Nhân Khiêm, Bùi Phổ, Trần Bá Lương, Phạm Gia Mô, Lê Thời Bật, Hoàng Thuyên, Nguyễn Huệ Trạch, Bùi Đình Dự, Nguyễn Quang Biểu Noi gương truyền thống, dưới chế độ hiện nay nhiều thế hệ dân xã Tú Sơn luôn coi trọng sự học hành, nhiều người có học vị cao thành danh Xã hoàn thành xóa mù chữ năm 1958, phổ cập tiểu học năm 1990, phổ cập trung học cơ
sở năm 2000, phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề năm 2008
Trang 27Theo số liệu thống kê năm 2019, số người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ 39, nhà giáo ưu tú 3; tình độ Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp: 720 người (bao gồm cả người không làm việc tại xã)
Trường mầm non đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp thành phố nhiều năm liền Trường Tiểu học xã Tú Sơn có thành tích 18 năm liên tục đạt danh hiệu trường giỏi cấp thành phố; trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2016, 2019) Trường Trung học cơ sở nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp thành phố, được Nhà nước tặng thưởng nhiều bằng khen, huy chương có giá trị
Hiện nay, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong xã đạt được nhiều kết quả, đem lại niềm tin và phấn khởi cho người dân Cở sở II của bệnh viện huyện được đầu tư xây dựng trên địa bàn xã, đảm bảo điều kiện chuyên môn khám, chữa bệnh cho nhân dân Đối với Y tế của xã Tú Sơn được danh hiệu quốc gia Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của xã hiện nay như năm 2019: 0,67%
2.1.2 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý ngân sách của
xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng
2.1.2.1.Các tiềm năng, lợi thế so sánh và cơ hội mới
Xã Tú Sơn là một trong các xã của huyện Kiến Thuỵ vị trí quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo yêu cầu của đô thị loại 1 Từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội có thể thấy những tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế - xã hội của xã
Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ đã đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng:
Giao thông của xã được mở rộng nhiều tuyến đường giúp hoạt động vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và như các hoạt động vận chuyển, kho bãi, bốc xếp được thông thương và giao lưu hàng hoá; hoạt động hoạt động dịch vụ như sửa chữa, các dịch vụ tư vấn vận tải, cung ứng các thiết bị ngày càng phát triển
Trang 28Quỹ đất đai của xã có diện tích đất nông nghiệp khoảng 1,8 km2, chiếm 1/4 diện tích của cả xã Hiện nay, diện tích đất của xã đang mở rộng các hoạt động kinh tế, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục, y tế bổ sung cho các công trình hiện có phục vụ nhu cầu nhân dân trong huyện và các quận lân cận như Đồ Sơn, Dương Kinh; trong đó một phần diện tích có thể sử dụng như nguồn lực tạovốn theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất để tăng thu ngân sách từ quỹ đất [24,Tr.6]
Các cơ sở văn hoá, thể thao của trung tâm huyện nằm trên địa bàn xã là lợi thế của xã so với các xã khác trong cùng huyện
Đây không chỉ là những cơ sở vật chất, xã Tú Sơn có thể khai thác vào các hoạt động văn hoá xã hội, giảm khối lượng công trình cần xây dựng, mà còn
có thể khai thác đội ngũ chuyên gia hoạt động trong các ngành văn hoá xã hội cho hoạt động của huyện Kiến Thuỵ Điều quan trọng hơn, hoạt động của những
cơ sở này sẽ tạo ra những động lực, những nếp sống và sinh hoạt văn hoá theo các điều kiện chuẩn, qua đó các hoạt động văn hoá xã hội của xã Tú Sơn sẽ được nâng lên một cách tự giác, nếu có sự phối hợp tốt
Số lượng nguồn nhân lực của xã dồi dào, cho phép xã Tú Sơn có thể sử dụng vào phát triển các hoạt động kinh tế, khai thác, xuất khẩu phát triển kinh tế tăng thu nhập cho nhân dân
Các cơ sở hạ tầng, các điều kiện về thị trường cũng tạo nên những lợi thếcho sự phát triển kinh tế, xã hội của xã Tú Sơn, nhất là trong các năm sau, khi
hệ thống cơ sở hạ tầng chung của thành phố Hải Phòng và của huyện Kiến Thuỵ được mở rộng, khi các yêu cầu phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá ngày càng tăng [24,Tr.7]
Trang 29Về điều kiện tự nhiên xã cũng chịu tác động lớn của khí hậu, mỗi một mùa mưa làm cho lụt lội trên các tuyến đường ảnh hưởng đến sự đi lại của người dân và hoạt động kinh doanh trên địa bàn
- Thứ hai, về phát triển kinh doanh:
Các hoạt động kinh doanh của xã không lớn, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ
Do đó, đấy là vấn đề đã được UBND xã đưa ra thảo luận và có các biện pháp khích thích cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp mở rộng và phát triển sản xuất
-Thứ ba, về điều kiện kinh tế - xã hội:
Những cá nhân kinh doanh ở không chỉ ở xã Tú Sơn và ở cả huyện Kiến Thuỵ vẫn đang thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình với tư duy manh mún, truyền thống, cũ kỹ như: người kinh doanh thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát triển và lợi ích trong mọi quyết định kinh doanh của mình; Kinh doanh với quy mô quá nhỏ; Sức sáng tạo và đổi mới trong kinh doanh cũng như quản trị kinh doanh không cao; Kinh doanh thiếu vắng hoặc hiểu và làm không đúng tính chất phường hội; Kinh doanh với trình độ quản trị thấp; Ý thức tuân thủ luật pháp và trách nhiệm đạo đức kém
Về trình độ dân cư: dân số của xã đông trong khi đó trình độ còn chưa cao dẫn đến sự phát triển còn chậm Số lao động tại các doanh nghiệp đông nhưng trình độ chuyên môn còn thấp
Về quản lý Nhà nước vẫn chưa thực sự phù hợp với đối tượng là kinh tế thị trường như các “giấy phép con” là rào cản lớn đối với hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đang tồn tại và tốc độ rỡ bỏ chưa cao Những hành vi gây khó khăn của cán bộ Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh, liên quan đến giải quyết lợi ích của người lao động ở đây đó vẫn tồn tại đang tạo
ra những trở lực nhất định
Trang 302.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019
2.2.1 Công tác lập dự toán của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019
Trên cơ sở hướng dẫn của UBND thành phố Hải Phòng, phòng Tài chính
- Kế hoạch của huyện Kiến Thuỵ, UBND xã Tú Sơn thì Phòng Tài chính- Kế toán xã tiến hành lập dự toán trình HĐND xã quyết định Do ngân xã Tú Sơn là một bộ phận của Nhà nước nên việc hình thành ngân sách của xã cũng phải thực hiện đúng, đầy đủ về yêu cầu, căn cứ và phương pháp xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhưng công tác lập dự toán xã vẫn luôn được đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu của từng thời kì phát triển cũng như nhiệm vụ được giao của UBND xã và UBND huyện
- Yêu cầu lập dự toán:
+ Công tác lập dự toán phải chính xác, đầy đủ theo đúng quy định
+ Cân đối hợp lý các nhu cầu chi nhằm đảm bảo đúng chức năng nhiệm
Trang 31+ Xác định nguồn thu và nhiệm vụ chi, Ban tài chính xã lập dự toán thu, chi ngân sách đảm bảo dự toán phù hợp với định hướng chung trước khi trình UBND
xã xem xét để trình HĐND xã dưới sự chỉ đạo về chuyên môn của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
Bảng 2.1 Dự toán thu – chi NSNN của xã Tú Sơn năm 2015-2019
II Tổng chi cân đối NS 3.330 3.760 4.100 4.780 5.050
1 Chi an ninh quốc phòng 800 830 850 950 950
2 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo,
nghề nghiệp 300 450 500 700 800
3 Chi sự nghiệp y tế, dân số 350 500 570 650 750
4 Chi sự nghiệp văn hoá thông tin 100 130 150 250 270
5 Chi sự nghiệp kinh tế 300 350 380 350 350
6 Quản lý hành chính 180 200 250 250 300
7 Chi đầu tư phát triển 400 400 350 500 500
8 Chi khác 650 650 720 850 850
9 Chi dự phòng 100 100 130 130 150
10 Chi chuyển nguồn NS 150 150 200 150 130
(Nguồn: Dự toán NSNN của xã Tú Sơn)
Trang 32Qua bảng 2.1, nhận thấy dự toán thu – chi các năm đều tăng nhưng không đồng đều Cụ thể, năm 2015, giao thu 3.965 triệu đồng, giao chi là 3.330 triệu đồng, chênh lệch 635 triệu đồng Năm 2016 giao thu là 4.465 triệu đồng, giao chi là 3.760, chênh lệch 705 triệu đồng Năm 2017 giao thu là 4.723 triệu đồng, giao chi là 4.100 triệu đồng, chênh lệch tăng 623 triệu đồng Năm 2018, giao thu là 4.908 triệu đồng, giao chi là 4.780 triệu đồng, chênh lệch 128 triệu đồng Năm 2019, giao thu là 5.108 triệu đồng, giao chi là 5.050 triệu đồng, chênh lệch tăng 58 triệu đồng Năm 2018 và năm
2019 chỉ tiêu giao thu tăng ít hơn các năm do có một số nguồn thu của năm 2017 không hoàn thành như thuế thuế thu nhập cá nhân, thuế khác… ảnh hưởng tới tổng thu của xã; trong khi đó các dự án xây trường học mầm non và chữa chữa lại trường tiểu học cấp 1 xã Tú Sơn đang được triển khai nên khoán chi không thể giảm đi theo
số thu Do đó làm ảnh hưởng đến cân đối thu chi năm 2018 và năm 2019 là thấp rất nhiều so với các năm trước
Biểu số 2.1 Dự toán thu – chi NSNN của xã Tú Sơn
giai đoạn 2015-2019
Trang 332.2.2 Công tác chấp hành dự toán của xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019
2.2.2.1.Tình hình thu ngân sách Nhà nước của xã Tú Sơn
Căn cứ Quyết định do UBND huyện giao, UBND xã Tú Sơn phối hợp cùng các đội thuế liên xã của Chi cục thuế cùng thực hiện công tác thu ngân sách trên địa bàn xã
Từ năm 2015 đến năm 2019 tình hình thu ngân sách của xã Tú Sơn có thể thấy mặc dù công tác thu gặp rất nhiều khó khăn, số thu các năm được giao đều cao hơn năm trước nhưng xã vẫn thực hiện tốt các chỉ tiêu thu ngân sách, luôn đạt và vượt dự toán của UBND huyện giao
Trang 34Bảng 2.2: Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách xã Tú Sơn qua các năm 2015-2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018 2019
+ (-) % + (-) % + (-) % + (-) % Tổng thu NSNN 7.117 7.572 7.847 7.938 8.168 455 106,4 275 103,6 91 101,2 230 102,9 Trong đó:
Tổng thu cân đối NSNN 4.317 4.622 4.797 4.938 5.168 305 107,1 175 103,8 141 102,9 230 104,8 Các khoản chi để lại đơn
vị chi quản lý qua NS 2.800 2.950 3.050 3.000 3.000 150 105,4 100 103,4 -50 98,4 0 100,0
(Nguồn: Báo cáo thu chi ngân sách xã Tú Sơn)
Trang 35Xét về chỉ tiêu thu trên địa bàn qua các năm thì chỉ tiêu tổng thu cân đối ngân sách đều tăng qua các năm từ năm 2015-2019 Từ năm 2015-2017, chỉ tiêu chi để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách tăng nhưng năm 2018, chỉ tiêu này giảm so với năm 2017 và năm 2019 bằng với năm 2018
Biểu đồ 2.2: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN của xã Tú Sơn
giai đoạn 2015 - 2019
Trang 36Bảng 2.3: Chi tiết tình hình thu cân đối ngân sách xã Tú Sơn qua các năm 2015-2019
So sánh (%)
Dự toán
Thực hiện
So sánh (%)
Dự toán
Thực hiện
So sánh (%)
Dự toán
Thực hiện
So sánh (%)
Dự toán
Thực hiện
So sánh (%) Tổng các khoản
thu từ cân đối
Trang 37Nguồn thu chủ yếu của thu NSNN xã Tú Sơn là thu NSNN trên địa bàn
xã, chiếm trên 90% tổng thu NSNN của toàn xã, tập chung chủ yếu vào ba sắc thuế là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuê đất
Thuế giá trị gia tăng: Nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng vẫn tiếp tục phát huy vai trò là loại thuế có số thu đóng góp nhiều nhất vào ngân sách của xã, thuế giá trị gia tăng phát huy vai trò quan trọng, do đây là loại thuế ít biến động và ít thay đổi hơn thuế các sắc thuế khác, chủ yếu là của cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã Nhìn vào số thuế GTGT tăng trong các năm, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ cá thể trên địa bàn tương đối thuận lợi Tại xã Tú Sơn, từ năm 2015 đến năm 2019, thu thuế giá trị gia tăng luôn tăng đều qua các năm bình quân 4,3%/năm cụ thể như sau:
Năm 2015 thu đạt 1.166 triệu đồng, tăng 98 triệu đồng so với năm 2014, tăng 1,2% so cùng kỳ Số thu tăng do UBND huyện đã chỉ đạo sát sao UBND xã phối hợp cùng các đội thuế phường thu của các hộ nợ đọng, cưỡng chế một số
hộ, tạo sức lan tỏa trong công tác thu đem lại hiệu quả thu, là xã điểm trong công tác thu đọng của cả huyện Kiến Thuỵ
Năm 2016 thu đạt 1.296 triệu đồng, tăng 130 triệu đồng so với năm 2015, tăng 11,15% so cùng kỳ Nguyên nhân do công tác thu thuế, thu nợ đọng thuế được làm quyết liệt Lãnh đạo UBND xã đã cử công chức xã, công an xã phối hợp với công chức thuế thuộc xã phường đến thu đọng từng hộ kinh doanh, giảm đọng thuế của các hộ kinh doanh trong địa bàn xã dưới 5% Do đó, công tác thu luôn được UBND xã Tú Sơn quan tâm
Năm 2017, số thu thuế GTGT đạt 1.378 triệu đồng, thực hiện bằng 2,07%
dự toán UBND huyện giao, tăng so với năm 2016 là 82 triệu đồng, số thuế tăng 7,1% so với năm 2016 Ngoài số thuế đã lập bộ đầu năm, trong năm trên địa bàn
xã phát sinh một số cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã và UBND xã tiếp tục phối kết hợp với cơ quan thuế đôn đốc thu đọng
Trang 38Năm 2018, số thu đạt 1,13% dự toán UBND huyện giao, tăng 48 triệu so với năm 2017, tăng 3,5% so với năm 2017 Số thu ngày càng khó khăn khi nhiều
hộ kinh doanh nghỉ và số hộ phát sinh mới ra kinh doanh ít, mặt hàng kinh doanh là thương nghiệp nên số thuế GTGT không cao
Năm 2019, số thu thu thuế GTGT đạt 1.562 triệu đồng, tăng 136 triệu so với năm 2018, tăng 9,5% Số thuế tăng cao nhất trong giai đoạn 2015-2019 Số thu này tăng cao do trong năm 2019 có nhiều gia đình dựng nhà cửa và các công trình tư nhân, UBND xã đã phối hợp Chi cục Thuế thu được thuế từ xây dựng cơ bản tư nhân Tăng thu ngân sách cho địa phương
Thuế thu nhập cá nhân: cùng với nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thunhập cá nhân là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành thuế ngoài quốc doanh, góp một phần quan trọng để tạo nguồn tài chính cho Nhà nước và các địa phương Thuế thu nhập cá nhân ngoài thu từ hoạt động kinh doanh còn có thu nhập từ tiền lương tiền công,
do đó nguồn thu của thuế TNCN rất rộng Do đó, thuế TNCN đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu NS xã trong tình hình kinh tế - xã hội của xã Tú Sơn để xã càng phát triển
Từ năm 2015 - 2019, tình hình thu thuế thu nhập cá nhân nhìn chung hàng năm đều đạt, riêng năm 2017 đạt thấp so với dự toán do công tác triển khai thu chưa quyết liệt triệt để Thuế thu nhập cá nhân qua các năm có kết quả cụ thể như sau:
Năm 2015 thu đạt 832 triệu đồng, tăng 43 triệu đồng so với năm 2014, tăng 1,2% so cùng kỳ Xã tập trung thu từ nguồn chuyển quyền sử dụng đất, phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và Chi cục thuế huyện
do đó số thu đã tăng
Năm 2016 thu đạt 870 triệu đồng, tăng 38 triệu đồng so với năm 2015, tăng 0,7% so cùng kỳ Nguyên nhân do một số hộ gia đình được giải phóng được mặt bằng, tạo điều kiện để xã tổ chức đấu giá đất như khu vực trung tâm
xã thôn 4, do đó đã tăng nguồn thu từ sử dụng đất