LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan luận văn “Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” sử dụng các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chư
Trang 1VŨ THỊ THÚY
ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HẢI PHÒNG - 2022
Trang 2VŨ THỊ THÚY
ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8.31.01.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thái Sơn
HẢI PHÒNG - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” sử dụng các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ luận văncủa học hàm, học vị nào
Tôi cam đoan mọi sự giúp đỡ trong sử dụng luận văn này đã được cảm
ơn và ghi trích dẫn Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoahọc nhà trường nếu sử dụng thông tin trong luận văn không trung thực
Hải Phòng, ngày tháng năm 2022
Người cam đoan
Vũ Thị Thúy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ
Quản lý kinh tế trường Đại học Hải Phòng với đề tài: “Đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS NguyễnThái Sơn đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận vănnày
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình các cơquan, ban ngành của huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, đặc biệt làphòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo, Phòng quản lý sauđại học, trường Đại học Hải Phòng đã trực tiếp giảng dạy và trang bị kiến thứcchuyên môn trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại trường
Hải Phòng, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Vũ Thị Thúy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM 6
1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới 6
1.1.1 Nông thôn và vai trò của nông thôn 6
1.1.2 Xây dựng nông thôn mới 7
1.1.3 Các bước xây dựng nông thôn mới 8
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá xây dựng Nông thôn mới 8
1.1.5 Vai trò, chức năng của cơ quan nhà nước từ cấp huyện đến cấp cơ sở trong đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới 9
1.2 Cơ sở thực tiễn xây dựng nông thôn mới 13
1.2.1 Xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng 13
1.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng 16
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Tiên Lãng 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 20
2.1 Tổng quan chung về huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 20
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử truyền thống 20
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
Trang 62.1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Lãng ảnh hưởng tới
thực hiện Chương trình xây dựng NTM 27
2.2 Thực trạng kết quả xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 30
2.2.1 Tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới 30
2.2.2 Thực trạng xây dựng NTM của huyện Tiên Lãng theo 19 tiêu chí 37
2.3 Đánh giá chung về công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 64
2.3.1 Kết quả đạt được 64
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 65
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 67
2.3.4 Bài học kinh nghiệm 68
CHƯƠNG 3 ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 70
3.1 Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lãng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 70
3.1.1 Căn cứ thực hiện 70
3.1.2 Mục tiêu tổng quát 70
3.1.3 Mục tiêu cụ thể 71
3.1.4 Phạm vi thực hiện 72
3.1.5 Dự kiến nguồn lực thực hiện 72
3.1.6 Nội dung nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới huyện Tiên Lãng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 73
3.2 Biện pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lãng 80
3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác xây dựng nông thôn mới 80
Trang 73.2.2 Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện
chương trình NTM 80
3.2.3 Nâng cao chất lượng quy hoạch 81
3.2.4 Tập trung phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư 82
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 83
3.2.6 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp 83
3.2.7 Đẩy mạnh các tiêu chí về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, giảm nghèo và an sinh xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VH-TT-DL Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
2.1 Cơ cấu đất đai của huyện Tiên Lãng năm 2021 21
2.3 Cơ cấu dân số huyện Tiên Lãng năm 2021 232.4 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện Tiên Lãng 242.5 Giá trị sản xuất của huyện Tiên Lãng 252.6 Nhận thức của cán bộ huyện, xã và người dân về Chương trình
2.7 Nguồn vốn huy động xây dựng NTM của huyện Tiên Lãng từ
2.8 Hiện trạng giao thông nông thôn huyện Tiên Lãng 392.9 Diện tích được tưới tiêu trên địa bàn huyện năm 2021 402.10 Cơ sở vật chất kỹ thuật điện lực Tiên Lãng 2021 422.11 Trường học trên địa bàn huyện năm 2021 432.12 Cơ sở vật chất văn hóa huyện Tiên Lãng năm 2021 44
2.16 Lao động có việc làm qua đào tạo huyện Tiên Lãng 512.17 Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế huyện Tiên Lãng 522.18 Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi huyện Tiên Lãng 522.19 Tỷ lệ gia đình văn hóa, làng văn hóa của huyện Tiên Lãng 532.20 Tỷ lệ hộ dùng nước sạch trên địa bàn huyện 542.21 Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng huyện Nông thôn mới 60
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
2.1 Bộ máy BCĐ chương trình xây dựng NTM huyện Tiên Lãng 30
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Để đổi mới nông thôn Việt Nam, Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới bắt nguồn từ Nghị quyết số 26 ngày 05/8/2008 của Hộinghị lần thứ XII, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn đã được ban hành Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện,Chương trình đã đạt được những kết quả tích cực, toàn diện Đến tháng 6 năm
2020, cả nước đã có 5.177 xã (58,2%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 371 xã
so với cuối năm 2019 Có 9 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã được công nhậnđạt chuẩn NTM; bình quân cả nước đạt 16,2 tiêu chí/xã Có 127/664 đơn vịcấp huyện thuộc 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 14 đơn vịcấp huyện so với cuối năm 2019) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhậnđạt chuẩn NTM (chiếm khoảng 19,1%) Theo đánh giá của Đảng, Nhà nước,chương trình Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả “to lớn, toàn diện và mangtính lịch sử”
Huyện Tiên Lãng nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, có 03mặt giáp sông, 01 mặt giáp biển, có lợi thế sa bồi, có khả năng mở rộng diệntích tự nhiên ra phía biển; diện tích tự nhiên trên 195 km2, dân số trên 158,812nghìn người Đất đai của huyện Tiên Lãng được hình thành do quá trình bồiđắp tự nhiên của sông biển Tuy nhiên, bồi đắp không đồng đều, mặt khác lại
bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch nên địa hình bề mặt lồilõm, gò bãi xen kẽ với đầm lạch, ao hồ
Từ năm 2010, huyện Tiên Lãng bắt đầu xây dựng nông thôn mới Sau
11 năm triển khai thực hiện (2010- 2021), huyện Tiên Lãng thay đổi một cáchtoàn diện bộ mặt nông thôn Tiên Lãng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội được đầu tư nâng cấp đồng bộ, thu nhập cho người dân ngày một nângcao; hệ thống điện, đường, trường trạm được đầu tư ngày càng khang trang,các thiết chế văn hóa xã hội được hoàn thiện và nâng cấp tạo điều kiện thuận
Trang 12lợi cho các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao và sinh hoạt cộng đồng củanhân dân góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ một số tồntại, hạn chế: Kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém; Cơ cấu kinh tế, cơcấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm Kinh tế nông nghiệp phát triểnchưa bền vững; tỷ trọng nông sản hàng hóa, hiệu quả sản xuất chưa cao Thunhập của người dân tuy tăng qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp, tỷ lệ hộnghèo còn cao; đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế; ô nhiễm môitrường nông thôn vẫn còn diễn ra… Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn
đề tài: “Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết, đồng thời
cũng góp phần để xây dựng quê hương Tiên Lãng ngày một giàu đẹp
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, việc nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
đã được nhiều địa phương và các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam quan tâm Cónhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này tại các địa phương khác như đề tài luậnvăn “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ThanhChương, tỉnh Nghệ An” của học viên Phan Đình Hà, trường Đại học NôngNghiệp Hà Nội (năm 2011); đề tài luận văn “Nghiên cứu thực trạng và giảipháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”của học viên Phạm Thị Tiến, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (năm2013); Đề tài luận văn “Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Duy Tiên,tỉnh Hà Nam” của học viên Nguyễn Thị Ngọc, trường đại học Lâm Nghiệp(năm 2017)…
Tại trường Đại học Hải Phòng, không có nhiều đề tài nghiên cứu vềgiải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới Năm 2015, học viên Nguyễn
Thị Thúy với đề tài “Một số biện pháp huy động nguồn lực tài chính cho
Trang 13chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng”; học viên Ngô Đức Luân với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại các xã, thị trấn góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng”.
Năm 2018, học viên Nguyễn Thị Thu Huyền với đề tài “Biện pháp tăng
cường huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, Hải Phòng” Tuy nhiên những đề tài này chỉ nghiên cứu về một khía cạnh của
công tác xây dựng nông thôn mới ở một địa phương cụ thể như: biện pháphuy động nguồn lực tài chính tại huyện Kiến Thụy, biện pháp nâng cao chấtlượng cán bộ quản lý tại huyện Thủy Nguyên, Biện pháp tăng cường huyđộng nguồn lực tại huyện An Lão trong công tác xây dựng nông thôn mớikiểu mẫu
Cho đến nay, tôi chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào về biệnpháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lãng,thành phố Hải Phòng Mặt khác, là người con sinh ra, lớn lên, sinh sống và
làm việc tại địa phương, tôi nhận thấy việc nghiên cứu về đẩy mạnh xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng là
nhiệm vụ quan trọng và cấp bách để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựngnông thôn mới một cách nhanh chóng và toàn diện
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng kết quả triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, tìm ra những ưu điểm vànhững tồn tại, hạn chế, khó khăn và thuận lợi, cơ hội và thách thức trong việcthực hiện xây dựng nông thôn mới Từ đó có biện pháp để phát huy những ưuđiểm, thuận lợi, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm đẩy mạnh xây dựngnông thôn mới trên địa bàn huyện một cách nhanh chóng và toàn diện
Trang 143.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tổng quan chung về huyện Tiên Lãng, thành phố HảiPhòng Từ đó đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộiảnh hưởng tới xây dựng NTM
- Đánh giá được kết quả thực hiện các tiêu chí của huyện Tiên Lãngtheo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
- Phân tích được những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trongxây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
- Phương hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đếnnăm 2030
- Đề xuất được biện pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địabàn huyện Tiên Lãng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTMtrên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
quá trình triển khai, tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địabàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
+ Phạm vi về không gian: Huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng + Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2010 - 2021.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: nhằm phân tích để đưa ra các giảipháp cho từng vùng
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin: Kết hợp phương pháp nghiêncứu tại địa bàn để thu thập số liệu thứ cấp với phương pháp điều tra, khảo sáttại hiện trường
Trang 15- Phương pháp phân tích đánh giá: Dùng phương pháp phân tổ thống kê,phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp SWOT,phương pháp chuyên gia để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu từ đó đưa racác giải pháp trong công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên Lãng,thành phố Hải Phòng.
6 Kết cấu đề tài
Đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:
- Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
- Chương 2 Thực trạng công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bànhuyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
- Chương 3 Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyệnTiên Lãng, thành phố Hải Phòng
Trang 16CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Nông thôn và vai trò của nông thôn
1.1.1.1 Khái niệm về nông thôn
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nông thôn “Nông thônđược hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã
Ở nông thôn, người dân thường sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp” [37]
“Vùng nông thôn thường là vùng sinh sống, làm việc của cộng đồngchủ yếu là nông dân Nông thôn thường có mật độ dân số thấp, có kết cấu hạtầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sảnxuất hàng hóa kém hơn” [37]
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam: “Nông thôn bao gồm các địa bàndân cư có số lượng dân tập trung dưới 4000 người, mật độ dân cư ít hơn 6000người/km2, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt dưới 60%, tức là tỷ lệ lao độngtrong nông nghiệp đạt từ 40% trở lên” [18]
1.1.1.2 Vai trò của nông thôn
Nông thôn Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển của đất nước theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạocủa nền kinh tế
Nông thôn là nơi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ,công nghiệp chế biến Nông thôn, nông nghiệp cũng là nơi sản xuất ra nhữngsản phẩm thiết yếu để phục vụ đời sống con người
Nông thôn là nguồn cung cấp lao động dồi dào, chiếm trên 70% laođộng của xã hội Số lao động đó sẽ góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu
Trang 17lao động, nâng cao năng suất lao động nếu như được đào tạo nâng cao trình
độ và trang bị công cụ lao động thích hợp
Khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển và năng động,với dân số đông và nhu cầu cơ giới hóa, hiện đại hóa ngày càng nhiều sẽ là thịtrường tiêu thụ hàng hóa đa dạng về chủng loại, số lượng, chất lượng của cácngành công nghiệp, dịch vụ, như máy móc, thiết bị cơ điện nông nghiệp, máycấy, máy gặt, đập…
Nông thôn góp phần đảm bảo tình hình ổn định của đất nước, góp phầnbảo vệ môi trường, sinh thái, giảm nhẹ thiên tai trong điều kiện biến đổi khíhậu ngày càng diễn biến phức tạp
Nông thôn phát triển tạo điều kiện để ổn định tình hình kinh tế - chínhtrị và văn hóa - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, phân công laođộng có hiệu quả, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng Từ đó giúpcải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao thu nhập, giảmkhoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn
1.1.2 Xây dựng nông thôn mới
Với khoảng 70% cư dân đang sống tại nông thôn, xây dựng Nông thônmới có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội Xây dựng nông thônmới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ởnông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạchđẹp Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện về nông - công nghiệp và dịch vụ.Người dân có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảmbảo, thu nhập và đời sống vật chất - tinh thần của người dân được nâng cao
Căn cứ trên tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (05/8/2008), chínhphủ đã xây dựng và triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới” Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội,chính trị, an ninh quốc phòng [1]
Trang 18Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình mụctiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Theo đó,chương trình đặt ra tham vọng đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩnnông thôn mới và đến năm 2020 thì con số này được nâng lên thành 50% [14].
1.1.3 Các bước xây dựng nông thôn mới
Trình tự 07 bước xây dựng nông thôn mới được quy định tại Điều 3,Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC của Liên Bộ:
Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính ban hành ngày 13như sau:
Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện
Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xâydựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện)
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của
Bộ tiêu chí quốc gia NTM
Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã
Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án
Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chươngtrình xây dựng NTM [10]
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá xây dựng Nông thôn mới
Quyết định số 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia NTM được Thủ tướngChính phủ ban hành ngày 16 tháng 4 năm 2009 quy định có 3 cấp độ xây dựngNTM: xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới,tỉnh nông thôn mới:
- Xã NTM: đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM
- Huyện NTM: có 75% số xã trong huyện đạt NTM
- Tỉnh NTM: có từ 80% số huyện trong tỉnh đạt NTM [13]
Trang 19Ngày 17 tháng 10 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyếtđịnh số 1980/QĐ-TTG về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTMgiai đoạn 2016 - 2020 gồm 5 nhóm và 19 tiêu chí Cụ thể:
- Nhóm 1 là nhóm Quy hoạch có 1 tiêu chí Quy hoạch;
- Nhóm 2 là nhóm Hạ tầng kinh tế - xã hội với 8 tiêu chí: giao thông,thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mạinông thôn, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư;
- Nhóm 3 là nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất với 4 tiêu chí: thu nhập,
hộ nghèo, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất;
- Nhóm 4 là nhóm Văn hóa - Xã hội - Môi trường với 4 tiêu chí: giáodục và đào tạo, y tế, văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm;
- Nhóm 5 là nhóm Hệ thống chính trị với 2 tiêu chí: hệ thống chính trị
và tiếp cận pháp luật, quốc phòng và an ninh [17]
So với Bộ tiêu chí đã được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg
và Quyết định số 342/QĐ-TTg thì Bộ tiêu chí này vẫn với 19 tiêu chí nhưng
đã tăng thêm 10 chỉ tiêu và có nhiều thay đổi về tên tiêu chí, tên chỉ tiêu vàquy định về mức đạt được; đồng thời Bộ tiêu chí mới lần này có một số tiêuchí được để mở và giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đánh giámức đạt cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như tiêu chí giaothông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn,thông tin và truyền thông
1.1.5 Vai trò, chức năng của cơ quan nhà nước từ cấp huyện đến cấp cơ sở trong đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
1.1.5.1 Vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện
Cơ quan chính quyền địa phương cấp huyện có vai trò đặc biệt quan trọngtrong tổ chức, quản lý quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương: Lập dự ánxây dựng nông thôn mới ở huyện; Tổ chức thực hiện quá trình xây dựng nôngthôn mới ở huyện; Kiểm tra đánh giá quá trình xây dựng NTM ở huyện
Trang 20Các tổ chức chính trị xã hội cơ sở (Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hộinông dân, Đoàn thanh niên …) có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, tíchcực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng nôngthôn mới Đồng thời các đoàn thể cũng tích cực tham gia giám sát quá trìnhthực hiện xây dựng nông thôn mới.
1.1.5.2 Vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội cấp xã, Ban lãnh đạo các thôn, khu dân cư
Xây dựng nông thôn mới là nghĩa vụ và trách nhiệm của cả hệ thốngchính trị và của cả toàn dân Trong đó, chính quyền cấp xã có vai trò đặc biệtquan trọng, là cấp trực tiếp tổ chức triển khai, quản trị quy trình xây dựngnông thôn mới ở địa phương
Để triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiệu quả, việcđầu tiên của mỗi chính quyền địa phương phải thực hiện là xây dựng kế hoạchthực hiện của từng giai đoạn và từng năm Trong đó, chính quyền xã phải đặt
ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn; phù hợp với điều kiệnkinh tế – xã hội của từng địa phương
Thứ hai: Tổ chức triển khai quy trình xây dựng nông thôn mới ở xã làquy trình sau khi đã xác lập những việc làm cần phải làm thực thi phân côngcho những đơn vị chức năng, cá thể đảm nhiệm việc làm đó, tạo ra mối quan
hệ ngang dọc trong nội bộ mạng lưới hệ thống nhằm mục đích quản lý và vậnhành uyển chuyển, đồng nhất và hướng tới tiềm năng đã định
Thứ ba: Kiểm tra đánh giá quá trình xây dựng NTM ở xã
Công tác kiểm tra, giám sát, nhìn nhận có vai trò đặc biệt quan trọng quantrọng so với sự chỉ huy, tổ chức triển khai, thực thi chương trình tiềm năngvương quốc về xây dựng nông thôn mới Nội dung kiểm tra, thanh tra, giám sátcần được chính quyền triển khai tổng lực, trong quy hoạch, góp vốn đầu tư, vậndụng chủ trương tương hỗ, quá trình thực thi, … Cần phải thực thi kiểm tra vềviệc thực thi theo những tiêu chuẩn, vận tốc thực thi quy trình xây dựng nông
Trang 21thôn mới, đồng thời kiểm tra về việc thực thi chủ trương xây dựng NTM, kiểmtra đội ngũ cán bộ xem có thực thi đúng trách nhiệm của mình không, ở đầu cuối
là kiểm tra về quy trình phân chia và sử dụng nguồn lực Chính quyền cấp xã với
vị trí là một trong bốn cấp quản trị của mạng lưới hệ thống chính trị và là cấpquản trị trực tiếp con người và sự vụ xảy ra ở nông thôn, là một trong những chủthể rất quan trọng trong triển khai Chương trình này
Cấp ủy chính quyền địa phương, ban lãnh đạo thôn, khu dân cư trựctiếp tổ chức, chỉ đạo công tác xây dựng NTM
1.1.5.3 Vai trò của người dân trong xây dựng Nông thôn mới
Vai trò chủ thể của mỗi người dân đối với nhiệm vụ xây dựng NTMđược khái quát thành phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
và dân hưởng thụ
Trong đó, “dân biết” là người dân được hiểu đầy đủ về quyền, nghĩa vụcủa mình trong xây dựng NTM; được cung cấp kịp thời những thông tin vềcông trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, các yêu cầu đóng góp từ cộngđồng, các dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Còn “dân bàn” là khi cộng đồng dân cư được tham gia ý kiến của ngườidân liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, các hoạt động đầu tư xây dựng,khai thác sử dụng, quản lý công trình phúc lợi công cộng, các mức đóng góp
và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu trong nội bộ cộng đồng dân cưhưởng lợi “Dân làm” thì không chỉ riêng có đóng góp bằng lao động trực tiếp,
mà còn có cả những đóng góp bằng vật chất, tiền bạc, vật tư tại chỗ, đóng gópbằng trí tuệ cá nhân
“Dân kiểm tra” nghĩa là người dân trực tiếp kiểm tra, giám sát, đánhgiá chất lượng các công trình, thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở Bằng cáchtrực tiếp giám sát ở cơ sở, người dân chủ động theo dõi, đánh giá quá trìnhđầu tư, thi công những dự án quy mô nhỏ và vừa tại địa phương như các công
Trang 22trình đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, kênh mương tưới tiêu,chỉnh trang nhà văn hóa
Thực tế cho thấy, xây dựng NTM luôn cần phải có sự tham gia củangười dân và cộng đồng để chương trình đi đúng trọng tâm, trọng điểm; giảiquyết tốt những yêu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và vănhóa các địa phương Bởi vì phát huy nội lực, tinh thần chủ động, sáng tạo củađịa phương, người dân trong các hoạt động ở cơ sở chính là đảm bảo tính bềnvững lâu dài cho chương trình
Sự tham gia của người dân đóng vai trò quan trọng, mang tính chất quyếtđịnh đến kết quả xây dựng nông thôn mới, là nhân tố góp phần quan trọng vàoxây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội ở cơ sở.Bởi vì hơn ai hết, chính người dân vừa là người làm vừa là người thụ hưởng;đồng thời là chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiệnquy hoạch xây dựng nông thôn mới; chủ thể tham gia xây dựng kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội ở nông thôn; chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chứcsản xuất trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hóa - xã hội,môi trường ở nông thôn
Đồng thời, chính người dân là người trực tiếp hưởng thụ những thànhquả mà họ tạo ra: vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường, chuyển đổi cây trồng,vật nuôi, chuyển giao công nghệ; xây dựng đường, điện, trường, trạm, chợ; xóađói giảm nghèo; xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, bảo an toàn trật tự,
an ninh nông thôn Khi nhận thức đầy đủ thì họ tâm huyết tham gia, cống hiếncông sức, tiền của và trí tuệ vào các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Xác định người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới, lấy dân làm gốc,người dân tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền, đóng góp xâydựng nông thôn mới, đồng thời tham gia vào cả quá trình giám sát các hạng
Trang 23mục xây dựng công trình, xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, đảmbảo an ninh trật tự xã hội ở cơ sở.
1.2 Cơ sở thực tiễn xây dựng nông thôn mới
1.2.1 Xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng
1.2.1.1 Kết quả đạt được
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từnăm 2011, thành phố Hải Phòng triển khai trên địa bàn 139 xã Sau 10 năm,với sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị các cấp
và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư nông thôn, kết quả xây dựngnông thôn mới của thành phố đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thànhmột phong trào sôi nổi, có sức lan tỏa rộng khắp trên phạm vi toàn thành phố.Thu nhập và đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao,diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện,nhiều mô hình sản xuất mới đem lại thu nhập cao, hệ thống chính trị cơ sởđược củng cố…
Đến năm 2019, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.Thu nhập đầu người khu vực nông thôn tăng dần theo các năm Trong đó:năm 105 đạt 36,95 triệu đồng/người/năm Năm 2019 đạt 55 triệuđồng/người/năm Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/ha/năm tăng từ 106triệu đồng/ha/năm (2015) và 148,2 triệu đồng/ha/năm (năm 2019); tốc độ tăngtrưởng bình quân 6,44%/năm Kết cấu hạ tầng nông thôn như giao thông, thủylợi, trường học, văn hóa, thông tin truyền thông… được đầu tư mở rộng, nângcấp cơ bản đồng bộ, hiện đại làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn Đặcbiệt là hệ thống giao thông, trường học các cấp được ưu tiên đầu tư Chấtlượng tiêu chí đạt ở mức cao hơn so với chuẩn nông thôn mới của Trung ương
và trung bình cả nước [23]
Ngày 09/12/2019, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghịquyết số 56/NQ-HĐND về việc thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu
Trang 24mẫu năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng và lựa chọn 08 xã (gồm: xãTân Liên, huyện Vĩnh Bảo; xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng; xã Tân Dân,huyện An Lão; xã Thụy Hương - huyện Kiến Thụy; xã Đồng Thái, huyện AnDương; xã Gia Minh và xã Gia Đức, huyện Thủy Nguyên; xã Xuân Đán,huyện Cát Hải) để triển khai thí điểm xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu,làm cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm và triển khai trên địa bàn các xã trong giaiđoạn 2021-2025 Trong đó, ngân sách thành phố bố trí 1.083,79 tỷ đồng đểnâng cấp đường giao thông theo 04 loại quy mô; cải tạo, mở rộng bãi rác các
xã và hỗ trợ vật kiến trúc trên đất hiến tặng của nhân dân để mở rộng cáctuyến đường giao thông [23]
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mớikiểu mẫu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025, bao gồm: 05 lĩnh vực,
17 tiêu chí [22]
Có thể đánh giá xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu là chủ trương,định hướng mới, mang tính đột phá, lần đầu tiên thành phố triển khai xâydựng nông thôn mới kiểu mẫu chưa từng có tiền lệ được nhân dân đón nhận,ủng hộ cao, đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ thànhphố đến cơ sở; việc triển khai xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu đã từngbước định hình nên diện mạo mới cho khu vực nông thôn thành phố theohướng đô thị, chỉnh trang, xây dựng cảnh quan nông thôn theo hướng sáng-xanh-sạch-đẹp; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; tăng nguồnthu ngân sách cho các địa phương, đặc biệt là nguồn thu từ đấu giá quyền sửdụng đất tạo nguồn lực để đầu tư các tiêu chí khác …
1.2.1.2 Một số tồn tại, hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nói trên, thực tế xây dựng nông thônmới ở thành phố Hải Phòng vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định, đó là:
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất chưa mạnh sang sản xuất rau màu và cây
ăn quả; công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp chậm hình thành; sản
Trang 25phẩm nông nghiệp có thương hiệu ít, chương trình OCOP (mỗi xã một sảnphẩm nông nghiệp) chưa được quan tâm đúng mức.
Những năm qua, các hình thức tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
đã có nhiều bước đổi mới, góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí và sứclao động, tăng giá trị nông sản… tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa cao, tìnhhình dịch bệnh trong lĩnh vực nông nghiệp diễn biến còn phức tạp thời gian gầnđây như dịch tả lợn Châu Phi, dịch viêm da nổi cục ở trâu, bò…
Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn còn diễn biến phức tạp, chấtthải rắn thu gom và xử lý bằng công nghệ đơn giản; tỷ lệ người dân nông thônđược sử dụng nước sạch theo quy chuẩn nước sạch đô thị chưa cao Việc lựachọn công nghệ, đầu tư cho cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôncòn hạn chế, đặc biệt là xử lý nước thải nông thôn
Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở nông thôn chưa cótính đổi mới, sáng tạo, chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia, cáccông trình công cộng như công viên cây xanh hầu như chưa được đầu tư xâydựng Việc xét công nhận làng văn hoá, gia đình văn hoá còn mang tính hìnhthức, phong trào
Công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông thôn mới còn chưa kịpthời, chưa mang tầm nhì chiến lược, chồng chéo và gây lãng phí ngân sáchNhà nước
Nguyên nhân khách quan của tồn tại trên là: Tác động của biến đổi khí hậu,thời tiết, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, khó lườngcùng với biến động của thị trường làm cho sản xuất và đời sống của một bộ phậnngười dân nông thôn còn gặp khó khăn Dân số ngày càng tăng dẫn đến việc đảmbảo an ninh trật tự, an toàn xã hội gặp nhiều khó khăn Tình trạng ô nhiễm môitrường tại các vùng nông thôn ngày một gia tăng, ý thức bảo vệ môi trường và giữgìn cảnh quan của người dân chưa được nâng cao
Trang 26Nguyên nhân chủ quan: Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưathực sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai kịp thời các nộidung tái cơ cấu nông nghiệp Các hình thức tổ chức sản xuất trong nôngnghiệp tại một số địa phương còn chậm đổi mới, việc thu hút doanh nghiệpđầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn Một bộ phận lựclượng lao động trẻ có xu hướng không thiết tha với sản xuất nông nghiệp.
1.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
Hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội, môi trường được đầu tư đạt chuẩnNTM, tạo sự thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn
Kinh tế nông thôn phát triển nhanh, bền vững Tái cơ cấu sản xuất nôngnghiệp từng bước phát triển theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hóa tậptrung, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sảnphẩm trên thị trường Trong đó, đã thực hiện 1 khu nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao Tân Liên - Tam Đa với diện tích 210 ha; tích tụ (thuê đất) củanông dân để tổ chức sản xuất tập trung gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩmđược trên 300 ha; duy trì và phát triển sản xuất được 194 vùng sản xuất trongnông nghiệp tập trung, diện tích 2.236,5 ha; hàng năm năng suất lúa duy trìtrên 13 tấn/ha/năm, các giống lúa chất lượng chiếm trên 60% diện tích và có
từ 700 - 800 ha lúa sản xuất hàng hóa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; diệntích các cây rau màu, cây công nghiệp hàng năm từ 7.500 - 7.600 ha
Trang 27Có 12 vùng chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung, tổng diện tích 83,8 ha;
có 107 trang trại chăn nuôi; quy hoạch được 48 vùng thủy sản tập trung vớidiện tích 426,29 ha, có 23 trang trại thủy sản, với diện tích từ 2,1 ha trở lên;thực hiện Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) cho 2 sản phẩm (nấmthương phẩm, xã Vĩnh Phong và Rượu nếp Mân xã An Hòa)
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển vớitốc độ cao, bình quân 17 - 19%/năm Toàn huyện có 95 doanh nghiệp và cơ
sở sản xuất công nghiệp, 8 hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịchvụ; quy mô sản xuất được mở rộng, đã thu hút 95.698 lao động, chiếm 54,4%tổng số lao động trong độ tuổi; sản xuất công nghiệp tập trung giữ vai trò chủđạo, chiếm trên 80% giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm mới chotrên 37.190 người lao động toàn huyện
Kinh tế của huyện phát triển rõ nét, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấulao động, tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp có chuyển biến tích cực Đờisống nhân dân không ngừng được cải thiện
Giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa - xã hội phát triển toàn diện Sựnghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển cả về quy mô, chất lượng đàotạo, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất Công tác y tế, chăm sóc,bảo vệ sức khỏe nhân dân được coi trọng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tếđược đầu tư, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và trẻ em được quan tâmthường xuyên; thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe,ATVSTP, phòng chống dịch bệnh…
Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựnglàng, khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa gắn với phong trào Toàn dânchung sức xây dựng NTM tiếp tục được triển khai sâu rộng và được nhân dântích cực hưởng ứng
Các địa phương đã phát động và triển khai tốt phong trào thu gom, xử
lý rác thải nông thôn, phong trào xây dựng môi trường nông thôn xanh - sạch
Trang 28- đẹp, trồng cây xanh, đường hoa Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địabàn đều xây dựng cam kết bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động,đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp.
Tình hình an ninh, quốc phòng được giữ vững ổn định, trật tự an toàn xãhội được đảm bảo Đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được tập trung giảiquyết đúng quy định Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được củng cốxây dựng và phát triển mạnh Đã có nhiều mô hình, điển hình về phong tràoquần chúng tự quản, giữ gìn trật tự trị an ở thôn xóm, cụm dân cư gắn vớiphong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, làng văn hóa
Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được tăng cường, củng cố vữngmạnh, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Thường xuyênđổi mới phương thức lãnh đạo, đặc biệt là đổi mới về công tác tư tưởng, côngtác cán bộ, thực hiện tốt công tác tập trung dân chủ Đổi mới phong cách và lềlối làm việc, xây dựng và thực hiện nghiêm túc chế độ làm việc theo chươngtrình kế hoạch đã đề ra Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị xã hội và đời sống xã hội, nộidung và phương thức hoạt động tiếp tục được đổi mới, góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và phát triển đô thị
1.2.2.2 Một số tồn tại, hạn chế trong xây dựng NTM tại huyện Vĩnh Bảo
Trước hết là còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa hiểuđúng tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình; còn có tư tưởng trông chờ, ỷlại, chủ quan, nóng vội, tư duy dự án…Một số nơi cán bộ, nhất là cán bộ chủchốt chưa tích cực tìm hiểu, tham gia thực hiện chương trình nên có hiệntượng làm ẩu, làm chưa đúng, hiệu quả thấp, chưa phát huy được nhiều vai tròchủ thể cúa cộng đồng dân cư Bên cạnh đó, công tác tổ chức chỉ đạo, thựchiện xây dựng nông thôn mới có mặt thiếu đồng bộ, chưa thống nhất từ Banchỉ đạo đến cơ sở; chương trình xây dựng nông thôn mới bao trùm nhiều nộidung, nhiều lĩnh vực, liên quan đến các cấp các ngành, do vậy, ở một số xã,
Trang 29cán bộ và nhân dân chưa thực sự vào cuộc, chưa quyết liệt trong tổ chức triểnkhai thực hiện; người dân nông thôn còn mang nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại,cán bộ còn tồn tại tư duy và cách làm theo kiểu cũ Việc tổ chức bộ máy thammưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo, Ban quản lý cấp xã hiện nay còn một số xãchưa có nhân sự ổn định, còn kiêm nhiệm, hiệu quả công tác chưa cao; nhiều
xã còn lúng túng trong việc triển khai nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sảnxuất vì phải thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sảnphẩm, chương trình OCOP và đào tạo nghề dẫn đến việc ảnh hưởng giải ngânnguồn vốn này
Một trong những khó khăn, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn huyện Vĩnh Bảo thời gian qua là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đổimới mô hình sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, hiệu quả sản xuất nôngnghiệp chưa đồng đều; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vàonông nghiệp, nông thôn Mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực nông thôn cònthấp so với yêu cầu; ngành chế biến nông sản, tiểu - thủ công nghiệp, làngnghề chưa phát triển mạnh, năng lực hoạt động của Hợp tác xã còn hạn chế,chưa mạnh dạn mở rộng phát triển mối liên kết giữa Hợp tác xã với thị trường.Công tác triển khai thực hiện lập hồ sơ thủ tục công trình mới, thanh quyếttoán chậm làm ảnh hưởng tiến độ giải ngân các nguồn vốn Cạnh đó, việc lập
hồ sơ minh chứng xã nông thôn mới và Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫuđối với các thành viên phụ trách tiêu chí các xã còn chủ quan, chưa nghiêncứu theo hướng dẫn của các văn bản, chưa có sự phối hợp với các thành viênphụ trách các tiêu chí cấp huyện để hướng dẫn, làm chậm trễ, lãng phí thờigian
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Tiên Lãng
Một là, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ thành phốđến huyện và tới từng xã, phường và người dân
Trang 30Hai là, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, bồidưỡng nâng cao năng lực, nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân về mụcđích, ý nghĩa nội dung của chương trình và tổ chức thành phong trào sâu rộngđến các hộ dân một cách thiết thực Đổi mới phương pháp tuyên truyền từtruyền thông diện rộng sang phản ánh nội dung, phương thức thực hiện,gương người tốt việc tốt, kết quả xây dựng các công trình điển hình….
Ba là, huy động, ưu tiên, bố trí nguồn lực từ ngân sách thỏa đáng, phâncấp mạnh mẽ, giao quyền chủ động cấp huyện, xã trong việc quyết định đầu
tư các công trình, tiêu chí, nội dung xây dựng nông thôn mới, kết hợp côngtác kiểm tra, giám sát Có biện pháp để huy động tối đa nguồn lực xây dựngnông thôn mới, nhất là nguồn lực từ trong nhân dân
Bốn là, thường xuyên làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm,điều chỉnh kịp thời cách làm, phát huy sáng tạo, chủ động, tích cực của cáccấp, các ngành và của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới
Năm là, chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an sinh, an toàn trong xâydựng nông thôn mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cấp xã
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 Tổng quan chung về huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử truyền thống
Vị trí địa lý: Huyện Tiên Lãng là huyện nằm ở phía Tây Nam thành
phố Hải Phòng, có 03 mặt giáp sông, 01 mặt giáp biển, có lợi thế sa bồi, cókhả năng mở rộng diện tích tự nhiên ra phía biển; diện tích tự nhiên trên 195
km2, dân số 160.190 người, huyện có 20 xã, 01 thị trấn; 201 thôn, khu dân cư(193 thôn và 08 khu dân cư), mật độ dân số năm 2021 là 821 người/km2
Địa hình: Đất đai của huyện Tiên Lãng được hình thành do quá trình
bồi đắp tự nhiên của sông biển, mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông
Trang 31Hồng, Tuy nhiên, bồi đắp không đồng đều, mặt khác lại bị chia cắt nhiều bởi hệthống sông ngòi, kênh rạch nên địa hình bề mặt lồi lõm, gò bãi xen kẽ với đầmlạch, ao hồ.
Khí hậu: Huyện Tiên Lãng có 2 mùa rõ rệt: Mùa hè và mùa đông.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C, lượng mưa phân bố không đồng đều,trung bình hàng năm từ 1.200 mm đến 1.400 mm Độ ẩm không khí trungbình hàng năm giao động từ 88% - 92%
Thủy văn: Tiên Lãng là huyện giáp biển nên chế độ thủy văn mang tính
hỗn hợp sông biển, chế độ nhật triều chiếm ưu thế Triều cường diễn ra vàocác tháng 7, 8, 11, 12, mực nước cao nhất đạt 3,5 - 4,0m, mức thấp nhất 0,2 -0,3m Đây là yếu tố thuận lợi góp phần tạo nên môi trường tốt để phát triểnthủy sản nước mặn và nước lợ
Tài nguyên đất: Đa dạng và phong phú, được bao bọc và bồi lắng bởi
sông Văn Úc và sông Thái Bình
Cơ cấu sử dụng đất năm 2021 được tổng hợp tại bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1 Cơ cấu đất đai của huyện Tiên Lãng năm 2021
Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%)
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tiên Lãng)
Theo bảng 2.1: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tiên Lãng năm
2021 là 19.520,9 ha Trong đó: đất nông nghiệp 13.032,6 ha (chiếm 66,76%);đất phi nông nghiệp: 6.458,1 ha (chiếm 33,08%); đất chưa sử dụng: 30,2 ha
Trang 32(chiếm 0,16%) Huyện không có rừng đặc dụng, diện tích đất chưa sử dụng là30,2 ha (chiếm 0,16%) còn rất ít, chiếm tỷ lệ cao nhất là diện tích đất nôngnghiệp (66,67%).
Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt của huyện Tiên Lãng khá dồi dào nhưng phân bốkhông đều trong năm: Mùa hè tập trung 85% lượng mưa cả năm, mùa đônglượng mưa chỉ chiếm 15% Tài nguyên nước của huyện Tiên Lãng khá dồidào, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nguồnnước đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người dân
Tài nguyên biển: Vùng biển huyện Tiên Lãng nằm trong vùng biển của
thành phố Hải Phòng có đặc trưng là bãi triều rộng lớn và độ sâu ổn định vớinhiều luồng lạch, đây là yếu tố thuận lợi để huyện Tiên Lãng phát triển ngànhkhai thác đánh bắt thủy hải sản Huyện có 21,5 km đê biển và 2 cửa sông lớn(cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình) với hơn 3.000 ha bãi triều ngập mặnthuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản
Tài nguyên khoáng sản: huyện Tiên Lãng có 2 mỏ nước khoáng mặn và
nước khoáng ngọt có chất lượng tốt tập trung ở 2 xã Đoàn Lập và Khởi Nghĩa,đây là một tiềm năng lớn của huyện Tiên Lãng Địa bàn huyện Tiên Lãng cócác mỏ khoáng sản chưa được khai thác như: Sa khoáng ti tan Zincon ở thônThái Ninh, xã Vinh Quang; Sét ở xã Kiến Thiết, cát ở khu vực cồn Nam cửasông Văn Úc; huyện Tiên Lãng đã xây dựng kế hoạch bảo vệ các nguồnkhoáng sản trên
Tiềm năng du lịch: Huyện Tiên Lãng là vùng đất cổ xưa mang đậm nét
truyền thống của một làng quê Việt Nam, với nhiều công trình lịch sử, vănhóa tiêu biểu Đặc biệt, huyện có Ngũ Linh Từ gồm: Đền Để Xuyên- xã ĐạiThắng, Đền Hà Đới - xã Tiên Thanh, Đền Bì và Đền Canh Sơn - xã Đoàn Lập,Đền Gắm - xã Toàn Thắng; có 54 di sản được xếp hạng, trong đó có 4 di tíchcấp quốc gia Huyện Tiên Lãng có tài nguyên suối nước khoáng nóng giá trị
Trang 33Ngoài ra, cụm di tích quê ngoại Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn đượcNhân dân địa phương trân trọng bảo vệ hơn 400 năm qua.
Lịch sử truyền thống: Tiên Lãng là huyện có bề dày truyền thống lịch
sử, truyền thống cách mạng, tiêu biểu là phá tan trận càn Cờ-lốt tháng 8/1953.Huyện và 10 xã, thị trấn vinh dự được phong tặng Danh hiệu “Anh hùng lựclượng vũ trang nhân dân”; toàn huyện có 4.321 liệt sỹ, 519 Mẹ Việt Nam anhhùng, chiếm 1/3 số Mẹ Việt Nam anh hùng của thành phố; trên 2.000 thươngbinh, bệnh binh; gần 800 người hưởng chế độ da cam; gần 2.000 người hưởngchế độ thanh niên xung phong; 460 người hưởng chế độ người hoạt động cáchmạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; trong kháng chiến có trên 17nghìn người tham gia cuộc kháng chiến
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số, lao động và nguồn nhân lực của huyện: Huyện Tiên Lãng có
nguồn nhân lực dồi dào, truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi Dân sốhuyện Tiên Lãng đều tăng qua các năm, thể hiện qua bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2 Dân số huyện Tiên Lãng qua các năm
Dân số
(người)
145.652 148.705 153.275 156.043 158.812 160.190
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tiên Lãng)
Theo số liệu thống kê tại bảng 2.2, dân số huyện Tiên Lãng năm 2021tăng so với năm 2019 là 1.378 người bằng 0,87%; tăng so với năm 2017 là4.147 người bằng 2,6%; tăng so với năm 2015 là 6.915 người bằng 4,5%;tăng so với năm 2013 là 11.485 người bằng 7,72%; tăng so với năm 2011 là14.538 người bằng 10% Hiện nay, tỷ lệ dân tộc Kinh của huyện chiếm 99,8%(159.869 người), các dân tộc khác chiếm 0,2% (321 người)
Cơ cấu dân số, lao động của huyện Tiên Lãng thể hiện qua bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3 Cơ cấu dân số huyện Tiên Lãng năm 2021
Trang 34(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tiên Lãng)
Theo số liệu thống kê tại bảng 2.3, toàn huyện Tiên Lãng có 160.190người, trong đó dân số thành thị là 14.620 người (chiếm 9,1%); dân số nôngthôn 145.570 người (chiếm 90,9 %) Qua đó ta thấy rõ sự chênh lệch giữa dân
số thành thị và nông thôn
Cơ cấu lao động của huyện Tiên Lãng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động các lĩnh vực phi nông nghiệp Đó
là xu hướng tích cực do quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
Lực lượng lao động nông nghiệp dư thừa ra do một phần diện tích đấtnông nghiệp canh tác cho giá trị thấp được chuyển đổi mục đích sử dụng,buộc các lao động dư thừa kết hợp làm nghề khác và một số chuyển hẳn sanglĩnh vực hoạt động phi nông nghiệp Thể hiện qua bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện Tiên Lãng
Trang 35Tỷ lệ (%) 76,95 73,7 69,17 65,24 61,69 58,55Công nghiệp 11.231 13.051 15.500 18.000 20.500 23.000
Tỷ lệ (%) 17,2 19,25 22,08 24,83 27,08 29,79Thương mại 3.821 4.781 6.143 7.200 8.500 9.000
Tỷ lệ (%) 5,85 7,05 8,75 9,93 11,23 11,66
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tiên Lãng)
Qua bảng 2.4, tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp giảm dần từ 76,95%năm 2011 xuống còn 73,7% năm 2013, xuống 69,17% năm 2015, 65,24%năm 2017, đến năm 2019 còn 61,69% và 58,55% năm 2021 Tỷ lệ lao độngngành công nghiệp tăng từ 17,2% năm 2011 lên 19,25% năm 2013, 22,08%năm 2015, 24,83% năm 2017, 27,08% năm 2019 và 29,79% năm 2021 Tỷ lệlao động ngành thương mại tăng từ 5,85% năm 2011 lên 7,05% năm 2013,8,75% năm 2015, 9,93% năm 2017, 11,23% năm 2019 và 11,66% năm 2021.Điều đó khẳng định tín hiệu đáng mừng cho kinh tế của huyện Tiên Lãngtrong tương lai, tỷ lệ lao động có xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế sangkinh tế hàng hóa, dịch vụ
Tình hình phát triển kinh tế của huyện Tiên Lãng:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Lãng theo xu hướng tíchcực, tăng tỷ trọng các ngành Thương mại - Dịch vụ, nhóm ngành Công nghiệp
- Xây dựng, giảm tỷ trọng nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản Thểhiện qua bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5 Cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Lãng qua các năm
ĐVT: %
Trang 36(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tiên Lãng)
Qua bảng 2.5 ta thấy, cơ cấu kinh tế giữa các nhóm ngành Nông nghiệp
- Công nghiệp, xây dựng - Thương mại, dịch vụ: năm 2011 là 49,8% - 21,2%
- 29%; năm 2013 là 43,8% - 23,7% - 32,5%; năm 2015 là 41% - 24% - 35%;năm 2017 là 36% - 26% - 38%; năm 2019 là 32% - 27,9% - 41,1%; năm
2021 là 26,2% - 31% - 42,8% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, pháthuy tiềm năng lợi thế của huyện, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh, ngành dịch
vụ phát triển ổn định, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm Ngành công nghiệp
đã có những bước phát triển mạnh, hệ thống các khu, cụm công nghiệp đượchình thành đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện năm 2021 đạt 1.410,87
tỷ đồng, bằng 122,2% kế hoạch Toàn huyện có 208 doanh nghiệp, trong đó cógần 100 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm cho 6.500 laođộng của huyện Khu công nghiệp của huyện hoạt động ổn định
Lĩnh vực nông nghiệp của huyện có những bước chuyển dịch tích cực,tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng sảnlượng và giá trị trên mỗi ha canh tác Năng suất lúa bình quân năm 2021 đạt63,8 tạ/ha Chăn nuôi, thủy sản ổn định và phát triển Diện tích nuôi trồngthủy sản năm 2021 ước đạt 2.850 ha, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt cả nămđạt 23.107 tấn
Trang 37Ngành thương mại, dịch vụ của huyện Tiên Lãng ngày một phát triểnhơn Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2021 ước đạt 5.860 tỷ đồng Doanh thudịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2021 ước đạt 388 tỷ đồng.
2.1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Lãng ảnh hưởng tới thực hiện Chương trình xây dựng NTM
2.1.3.1 Thuận lợi
Huyện Tiên Lãng có đường cao tốc ven biển chạy qua đang được đầu tưxây dựng, Quốc lộ 10, đường Tỉnh lộ 354 chạy qua địa bàn huyện nối HảiPhòng với các tỉnh Duyên Hải Bắc Bộ …đó là những điều kiện thuận lợi vànguồn lực quan trọng để huyện Tiên Lãng thúc đẩy phát triển kinh tế, giaothương hàng hóa, phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nền kinh tếtổng hợp
Hệ thống kênh, ngòi, sông, hồ, ao phân bố đồng đều thuận lợi cho việccung cấp và điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạtcủa Nhân dân, cung cấp lượng phù sa cho cây trồng Diện tích đất nông nghiệplớn tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng về trồng trọt,chăn nuôi và thủy sản Nhân dân trong huyện có truyền thống cần cù lao động,giàu kinh nghiệm, tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp hàng hòa HuyệnTiên Lãng còn có tiềm năng về nuôi và đánh bắt thủy hải sản, phát triển hệthống chăn nuôi trang trại, tạo thu nhập quan trọng cho người nông dân
Huyện Tiên Lãng triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới trong bối cảnh toàn đảng, toàn quân, toàn dân cả nước đang rasức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp
Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nôngthôn, Trung ương và thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách đối vớiChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Chương trình xây
Trang 38dựng nông thôn mới hợp lòng dân, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởngứng cao.
Trước khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới, huyện đã tập trung ưu tiên thực hiện các giải pháp phát triển vănhóa, y tế, giáo dục, do đó năm 2011 khi bắt đầu triển khai Chương trình xâydựng nông thôn mới, các tiêu chí này đã có xuất phát điểm tương đối khá.Hơn nữa một số xã đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển hạtầng kinh tế - xã hội như điện, đường, trường, trạm, các thiết chế văn hóa…
Huyện Tiên Lãng luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo củaThành ủy - HĐND - UBND thành phố Hải Phòng trong quá trình xây dựngnông thôn mới; sự hướng dẫn và hỗ trợ của các sở, ban, ngành thành phố
Thành phố Hải Phòng có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sảnxuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông nông thônnhằm nâng cao tiêu chí nông thôn mới, đồng thời tạo điều kiện quan trọngthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Nông nghiệp, nông dân vànông thôn luôn được quan tâm đầu tư, sản xuất nông nghiệp phát triển theohướng hàng hóa tập trung và bước đầu hình thành phát triển nông nghiệp hữu
cơ, nông nghiệp công nghệ cao
Nhân dân huyện Tiên Lãng có truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường,trong lao động cần cù, sáng tạo, có ý chí làm giàu Công tác xóa đói giảmnghèo của huyện ngày càng được quan tâm, công tác y tế và chăm sóc sứckhỏe ban đầu cho Nhân dân ngày một cải thiện
2.1.3.2 Khó khăn
Quá trình sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,mang tính tự phát, thói quen sinh hoạt của người dân còn chưa theo kịp tốc độphát triển của xã hội Các ngành nghề dịch vụ chưa phát triển, chưa hìnhthành được các mô hình sản xuất có hiệu quả cao Lao động nông thôn trình
độ còn thấp, mang tính mùa vụ, đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
Trang 39Tình hình biến động giá cả thị trường, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đếnsản xuất và sinh hoạt của người dân.
Xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn, mới, việc triển khai thựchiện chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc; các tiêu chí nông thônmới liên quan đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa, xã hội, an ninh quốcphòng và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, để triển khai thực hiện thànhcông chương trình xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo
và tổ chức triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, cần nguồn lực lớn, sự sángtạo, linh hoạt của các địa phương, đặc biệt phải có sự đồng thuận, ủng hộ cao
và nhiệt tình hưởng ứng, tham gia của người dân
Các xã có xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới thấp, bình quân toànhuyện năm 2011 mới đạt 4,54 tiêu chí/xã, trong đó xã đạt cao nhất là 6 tiêuchí và xã đạt thấp nhất là 3 tiêu chí
Nhận thức của một bộ phận đảng viên, cán bộ và nhân dân về xây dựngnông thôn mới còn chưa đầy đủ, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất, cơ cấu lao động còn chậm, sản xuấtCông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ còn khó khăn, ngành nghề pháttriển chậm, nguồn thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp, việc thu hút nguồn lựcđầu tư của doanh nghiệp vào các lĩnh vực trong xây dựng nông thôn mới cònhạn chế
Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực: Giao thông, thủy lợi,trường học, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, môi trường… cần nguồn kinh phí rấtlớn, song nguồn lực huy động của huyện còn hạn chế
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân khi bắt đầu thực hiệnchương trình còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn năm
2010 mới đạt 22,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn cao10,64%
Trang 402.2 Thực trạng kết quả xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
2.2.1 Tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
2.2.1.1 Công tác chỉ đạo điều hành
Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời, có hiệu quả sự chỉđạo của Trung ương, Thành phố trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốcgia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, Huyện ủy, HĐND, UBNDhuyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, các cơ chế chính sách hỗ trợ trongtriển khai thực hiện chương trình; thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo xâydựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã; thành lập và kiện toàn Văn phòngđiều phối nông thôn mới huyện; thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết rút kinhnghiệm quá trình triển khai thực hiện chương trình gắn với phong trào thi đua
"Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” và phát động thi đua cho nămtiếp theo, cụ thể:
- Ở huyện: Từ cuối năm 2010, UBND huyện đã ban hành quyết địnhthành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện và thường xuyênkiện toàn; Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện có 28 thành viên do đồng chíChủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng Ban chỉ đạo, đồng chí Phó Chủtịch phụ trách nông nghiệp làm Phó Ban chỉ đạo, các thành viên là lãnh đạomột số ban, phòng, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn Từ năm
2016, UBND huyện ban hành Quyết định thành lập Văn phòng Điều phốinông thôn mới cấp huyện với 03 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy bannhân dân huyện làm Chánh Văn phòng, đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn làm Phó Chánh Văn phòng và 01 chuyên viên PhòngNông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyên trách theo dõi Chương trình xâydựng nông thôn mới Ngoài ra huyện còn thành lập các đoàn, tổ chuyên môn
để giúp việc cho Ban chỉ đạo