1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Tác giả Nguyen Tien Duy
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyen Tryc Lo
Trường học Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 26,11 MB

Nội dung

Sự tham gia của cộng đồng địa phương như một bên tham gia, mộtđối tác của ngành du lịch là một yêu cầu phát triển mới nhằm đảm bảo những cânbang về lợi ích giữa các bên tham gia: Nhà nướ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ

NGUYEN TIEN DUY

LUẬN VAN THAC SĨ QUAN LY KINH TE

CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ

ti:

NGUYEN TIEN DUY

Chuyén nganh: Quan ly kinh té

Mã so: 8340410

LUAN VAN THAC SI QUAN LY KINH TE

CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển du lich cộng đồng trên địa bàn huyện

Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS Nguyễn Trúc Lê Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trungthực, dam bảo tính khách quan, khoa học Các tai liệu tham khảo và nguồn trích dẫn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh

tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã được các thầy cô giáo và cán bộ, nhân viênnhà trường giúp đỡ rất nhiệt tình Với những kiến thức đã được học tại trường vàtheo mong muốn nghiên cứu, cùng với tình hình thực tiễn đặt ra, tác giả đã lựa chọn

đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”

làm luận văn thạc sĩ của mình.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà trường, các thầy cô giáo trongKhoa Kinh tế chính trị và đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, người trực tiếphướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Do các giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, chắc chắn luận văn còn

có những thiếu sót và hạn chế Tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý, của thầy

cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp

Tac gia xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả

Nguyễn Tiến Duy

Trang 5

MỤC LỤC

IM.9J28)10/99:10A4Ii500.0007Ẻ iDANH MỤC BANG secssssssssssssssssssesssneeessneessnneesssnseessnsecssnseessuneecsnnecssneessnnseesenses iiDANH MỤC HINH BIEU DO, SƠ DO esssssssssessssessssneeessneeessneeeesnneeesnneeennnesee iiiÿ(9610015 1CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU, CƠ SỞ LY LUẬN VATHUC TIEN VE PHÁT TRIEN DU LICH CONG ĐÔNG - :c5ccc: 41.1 Tông quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài - 2 252 41.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2-55 22s: 41.1.2 Kết quả các công trình nghiên cứu và khoảng trống cần nghiên cứu 111.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng ¬ 121.2.1 Một số khái niệm ¿222tr He 121.2.2 Mục tiêu, nguyên tac phát triển du lịch cộng đồng 2-5 52552 151.2.3 Nội dung phát triển du lịch cộng đỒng - 2-2522 2+E£EezEerxerxerxsree 181.2.4 Các nhân tố anh hưởng đến phát triển du lich cộng đồng - 231.2.5 Tiêu chí đánh giá phát triển du lich cộng đồng ¿2 2 s+zxe=sz 281.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của một số địa phương và bài học rút

ra cho huyện VỊ Xuyên tỉnh Hà Giiang - - - 1132x119 9 rrg 28

1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương - 2 2+2 2+£+£E+Eezxerxerssrez 30

1.3.2 Bài học rút ra cho huyện VỊ Xuyên tỉnh Ha Giang - 5-5 +++<<<+>+ 34

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -:¿-©2++++2E2+vvtrtEErtrrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrk 36

2.1 Phương pháp thu thập dit liệu - - 5 5 22221321 12132EEExsrrrrrree 36

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 2-2 2 2+s+xezxerxerxersxee 362.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp -¿- 2¿©c++2z++cx+erxezzxrsrxees 36

2.2 Phương pháp phân tích - c + 1321113311 11111 1891111 11181118 11 8 111g ng rry 37

2.2.1 Phương pháp thong kê, mô tả - 2-2 22 S¿+2++EE+£EE£+EE2EEtEEEerkesrxrrrrres 37

J, x0 nan 37

Trang 6

2.2.3 Phương pháp phân tích - tong hợp :- 2 + +++++2x++zx++zxzrxerxesree 38CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHAT TRIEN DU LICH CỘNG DONG TREN DIABAN HUYỆN VI XUYÊN TINH HA GIANG cccccccvecrrrrrrrrrrrrrrrer 393.1 Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên dia bàn huyện Vi

Xuyên tỉnh Hà Giang - - 1v 1v 9T TT Hà Hà HH Hưng tệp 39

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vị Xuyên, tinh Hà Giang 393.1.2 Tiềm năng phát triển du lich cộng đồng của huyện Vị Xuyên, tinh Hà Giang 433.2 Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện VỊ Xuyên

0 ececceccccsessessessesscsucsvcsessesscsscssssussussussvssessessssussussecsessecsecsessesussucsussessessessesseeseeeeaes 693.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện

\MP.0)/9i0008srác 1 Ả 71

3.3.1 Những kết quả dat đượỢC - ¿5c sSsSE2E E21 EEE15711121111211 111111111 xe 713.3.2 Những tồn tại, hạn chẾ - ¿tk EkSEEEkEEEEEEEESEEEEEEEEEEEESEEEETEEEESErkrrkrkrri 723.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế - 2 2 sx+£z+£++zxsrxzsz 74CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN DU LICH CONG DONG TREN ĐỊABAN HUYỆN VỊ XUYÊN TINH HA GIANG -cc¿-cccccccxvccsrxveesre 764.1 Quan điểm, định hướng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Vị

Xuyên tỉnh Hà Giang - - Gà 11H HT HH HH HH 76

4.1.1 Quan điểm về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh

Trang 7

4.1.2 Định hướng về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện VỊ Xuyên tỉnh

8€ 0 5 ẢAẢ 77

4.2 Một số giải pháp phat triển du lịch cộng đồng trên địa ban huyện Vi Xuyên tinh

Ha Giang trong thoi Gian tod 0 17 78

4.2.1 Đổi mới cơ chế chính sách và tổ chức quan ly du lich cộng đồng 784.2.2 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 814.2.3 Da dang hóa sản phẩm va dịch vu du lịch cộng đồng -5¿ 824.2.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng.844.2.5 Xây dung các chương trình xúc tiến du lịch - 2-2 2s x+cx+zszzszse2 864.2.6 Giải pháp về tăng cường hợp tác, kêu gọi vốn hỗ trợ -s:5+ 87

4.2.7 Tăng cường bao vệ môi trường sinh thal - 5 + s + ++kxseexeeessereee 89

4.3 Kiến nghị s- 5c c2 SE E221121121121112112112111121111 2111.11.1111 erre 904.3.1 Kiến nghị với chính quyền địa phương 2-2-5222 x+£x+zEzze+rxerxrez 904.3.2 Kiến nghị với các công ty du lịch - ¿5c + x+S++E++EE+EzEerkerkerkerxerkrree 904.3.3 Kiến nghị với du khách -:- 2-52 s+Sk£2Et2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerrrrei 914.3.4 Kiến nghị với cộng đồng địa phương 2: 2 5¿©2+2++x++zxrzrxrrxesree 91

0000001 93DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2-© 2552 S£2£E+2E£+£E£+Exzrxerxeered 95

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CHU VIET TAT

STT | Viết tat Nghia tiéng Viét

1 | CNH, HDH | Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2 |DLCĐ Du lịch cộng đồng

3 | DLST Du lich sinh thai

4 |HDND Hội đồng nhân dân

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bang 3.1: Thực trạng quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tang phát triển kinh tế xã hội và

du lịch của huyện VỊ Xuyên (dựa trên một số tiêu chí Panhau) ‹ 44Bảng 3.2: Khảo sát của cán bộ quản lý du lịch cộng đồng tại huyện VỊ Xuyên vềcông tác quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng . ¿- 2: ©+s++zx+++z+- 47Bảng 3.3: Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tang du lịch huyện Vị Xuyên 49Bang 3.4: Dự kiến kinh phi và tỷ lệ chia cho các đơn vị dé xây dựng cơ sở hạ tầng

du lịch huyện VỊ Xuyên giai đoạn 2020-2022 5c c1 11 rrsrrree 51

Bảng 3.5: Thực tế xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch cộng đồng của huyện Vị Xuyên

giai đoạn 2020-2022 - - +1 121901101101 HH TT Thu HH HH Hưng gà 53

Bang 3.6: Đánh giá thực trạng cơ sở ha tang tại các làng khác của huyện Vi Xuyên

có thé phát triển du lịch cộng đồng nhưng không trong quy hoạch 55Bang 3.7 Lực lượng lao động du lịch trực tiếp của huyện VỊ Xuyên giai đoạn 2020-

"2 60

Bảng 3.8: Nhận định của du khách về vai trò của ban quản lý trong phát triển dulịch cộng đồng trên địa bàn huyện VỊ XuyÊn - S- +3 sirrererrree 63Bang 3.9: Các tuyến du lịch chính của Vị Xuyên 2-2 2+c2+scxe£xerxerszsee 68Bảng 3.10: Sự liên kết trong phát triển du lịch cộng đồng huyện Vị Xuyên 69

ii

Trang 10

DANH MỤC HÌNH BIEU DO

Hình 3.1: Ban đồ huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - 2 25c s+cx+cssrszse2 42Biểu đồ 3.1: Đánh giá của người dân về tiến độ xây dung cơ sở hạ tầng 56Biéu đồ 3.2 Tỷ lệ người đã được tham gia lớp tập huấn du lịch cộng đồng 58Biểu đồ 3.3: Ty lệ người muốn được tham gia các lớp tập huấn du lịch cộng đồng 59Biểu đồ 3.4: Khảo sát của cán bộ quản lý du lịch cộng đồng về tính đa dạng trongcác sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang - 65Biểu đồ 3.5: Ý kiến của cán bộ quản lý du lịch cộng đồng về công tác thanh tra,kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch cộng đồng . - 70

iii

Trang 11

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, du lịch đang được nhiều quốc gia lựa chọn dé đầu tư và phát triển

như là một ngành kinh tế mũi nhọn vì có khả năng đóng góp lớn vào cơ câu GDP,mang lại những giá trị là thu nhập từ việc khai thác giá trị tài nguyên và tạo nhiềuviệc làm cho xã hội Bên cạnh đó, du lịch được đánh giá là giải pháp hữu hiệu cho

phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và nâng cao vi thế chính trị của Việt Nam trêntrường quốc tế Du lịch Hà Giang cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chungcủa cả nước Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thé thao và Du lịch Hà Giang, lượtkhách đến Hà Giang đã tăng từ 54.339 năm 2017 lên 197.852 lượt khách năm 2019,cùng với sự tăng trưởng về kết quả kinh doanh của cơ sở lưu trú, cơ sở lữ hành trên

địa bàn toàn tỉnh.

Các hoạt động du lịch đã và đang chứng minh được rằng cộng đồng dân cưđóng góp một phần không nhỏ vào phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách dulich, góp phan bảo vệ tài nguyên môi trường và là chủ thé dé phát trié du lịch Tuynhiên, do nhiều nguyên nhân mà cộng đồng địa phương sinh sống tại các địa điểm

du lịch bị mat lợi thế về kinh tế - xã hội và chính trị trong các hoạt động phát triển

du lịch Do vậy, nếu chúng ta không có chiến lược tăng cường sự tham gia củangười dân vào các hoạt động du lịch, dé họ thấy được vi trí, vai trò của mình trong

sự phát triển du lịch, lợi ích của họ được hưởng lợi từ hoạt động du lịch tại địaphương thì họ có thé gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường du lịch và suygiảm tài nguyên Sự tham gia của cộng đồng địa phương như một bên tham gia, mộtđối tác của ngành du lịch là một yêu cầu phát triển mới nhằm đảm bảo những cânbang về lợi ích giữa các bên tham gia: Nhà nước- các doanh nghiệp du lich - cộngđồng - du khách dé hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai Cách tiếpcận này khắc phục được những hạn chế của phương pháp tiếp cận từ trên xuốngnhằm huy động mọi nguồn lực sẵn có cho phát triển du lịch, góp phần vào quá trình

gìn giữ ban sắc, tính đa dang văn hóa của môi cộng dong.

Trang 12

Trong những năm qua, huyện VỊ Xuyên tỉnh Hà Giang luôn quan tâm chăm

lo cho việc phát triển du lịch cộng đồng nhằm khai thác tốt những tiềm năng thếmạnh của địa bàn, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bànhuyện Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, vẫn còn ton tại một số hạnchế, bat cập trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng như: quy hoạch các điểm

du lịch cộng đồng còn bất cập, viéc triển khai các dự án còn chậm, tổ chức và huy

động vốn còn thấp, nguồn nhân lực còn thiếu, nhận thức về vai trò của du lịch cộng

đồng còn chưa cao Tat cả những hạn chế, bất cập đó đang vô hình cản trở sự phattriển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

Xuất phát từ những lý do đó, học viên lựa chọn đề tài “Phát triển du lịchcộng đồng trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang” làm đề tài luận văn thạc

sỹ chuyên ngành Quan lý kinh tế của riêng minh Đây là đề tài phản ánh được tinhcấp bách, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu

2 Cầu hỏi nghiên cứu

UBND huyện Vị Xuyên cần có giải pháp nào để phát triển du lịch trên địa

bàn huyện trong thời gian tới?

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu:

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn dé lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát

triển du lịch cộng đồng, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng, luận giải những thành

tựu và hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đây phát triển du lịch cộngđồng trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển

du lịch cộng đồng

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện VỊ

Xuyên tỉnh Hà Giang giai đoạn 2019-2022

- Đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đấy phát triển du lịchcộng đồng trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trong thời gian tới

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển du lịch cộng đồng trên địabàn cấp huyện

giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn huyện Vị Xuyên đến năm 2030

- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung tiếp cậndưới góc độ quản lý kinh tế như sau: (i) Quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng: (ii)

Tổ chức đầu tư, huy động vốn dau tư phát triển cơ sở hạ tang du lịch; (iii) Phát triểnnhân lực cho du lịch cộng đồng; (iv) Quản lý tài nguyên du lịch vụ phát triển du lịchcộng đồng: (v) Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng: (vi) Liên kết trong dulịch cộng đồng: (vii) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịchcộng đồng

5 Kết cau của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở ly luận và thực tiễn vềphát triển du lịch cộng dong

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Vi

Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Chương 4: Giải pháp phát triển du lịch cộng dong trên địa bàn huyện Vi

Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Trang 14

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VA THỰC TIEN VE PHÁT TRIEN DU LICH CỘNG DONG

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Sau khi tìm hiểu, tác giả lựa chon các công trình nghiên cứu tiêu biểu nghiêncứu về vấn đề phát triển du lịch cộng đồng và nâng cao hiệu quả phát triển du lịchcộng đồng như sau:

*Một số nghiên cứu chỉ ra hạn chế trong phát triển du lịch cộng đồng

như sau:

Tác giả Hà Văn Siêu (2010) trong nghiên cứu "Một số định hưởng và giảipháp chung phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2020” đã chỉ ranhững khó khăn, thách thức chủ yếu đối với phát triển du lịch trong vùng cũng nhưxác định những định hướng chủ yếu và những giải pháp đây mạnh phát triển du lịchĐồng Bằng Sông Cửu Long Nghiên cứu đã chỉ ra năm khó khăn, hạn chế của pháttriển du lịch nơi này là do hệ thống cơ sở hạ tang va cơ sở vật chất kỹ thuật yếu

kém, hạn chế về nhận thức và mức sống Tình hình nguồn nhân lực trong lĩnh vực

du lịch vẫn còn đáng lo ngại vì số lượng và chất lượng chưa đáp ứng đủ yêu cầu.Điều này tạo ra hạn chế trong việc thúc đây hoạt động du lịch cũng như ồn địnhtrong quản lý doanh nghiệp du lịch của nhà nước Một vấn đề đáng chú ý khác là sựtrung lập trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại vùng ĐBSCL Mặc

dù việc thành lập Hiệp hội du lịch ĐBSCL đã là một bước tiến quan trọng hướngđến sự phát triển du lịch của khu vực, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khiếnHiệp hội chưa thé hiện được hiệu quả như mong đợi Công trình nghiên cứu đã đưa

ra quan điểm và định hướng chủ đạo để phát triển du lịch ĐBSCL, nhằm thúc đây

sự phát triển của ngành du lịch và đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế của khu vực.Đồng thời, điều quan trọng là đảm bảo tính bền vững của môi trường và tài nguyên

ở ĐBSCL, dé du lịch phát triển mà không gây hại đến nguồn lực quý giá của vùng

Trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Tuy (2014) Phát triển du lịch bền vững

Trang 15

và Liên kết - Hợp tác vùng trong phát triển du lịch bền vững tại Tây Nguyên, ViệtNam tập trung vào việc khảo sát nội hàm khái niệm phát triển du lịch bền vững, cáctiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững, và đề cập đến vấn đề liên kết và hợptác vùng trong phát triển du lịch bền vững tại khu vực Tây Nguyên Phát triển dulịch bền vững là việc phát triển du lịch theo một cách bảo vệ và bảo tồn các tàinguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội của địa phương, đồng thời đảm bảo cân bằnggiữa các yếu tô kinh tế, xã hội và môi trường Nghiên cứu cũng đề cập đến các tiêuchí đánh giá phát triển du lịch bền vững như tính bền vững, tính hài hòa, tính côngbằng và tính da dạng Tính bền vững đảm bảo rằng phát triển du lịch không gây tổnhại đến tài nguyên và môi trường, tính hài hòa đảm bảo rằng phát triển du lịch đượcphân phối đồng đều trong địa phương, tính công bằng đảm bảo rằng việc phát triển

du lịch mang lại lợi ích cho toàn bộ cộng đồng địa phương, và tính đa dạng đảm bảorằng phát triển du lịch không tập trung vào một loại hình du lịch duy nhất mà phải

đa dạng hóa các loại hình du lịch khác nhau.

Phạm Trung Lương (2017) đã thực hiện tổng quan, hệ thong hoa cac khainiệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững như khái niệm, nguyên tắc phat trién,dau hiệu nhận biết, các mô hình phát triển và kinh nghiệm phát triển của một sốnước trên thé giới và thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam Nghiên cứu chi ranhững hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái là do việc thiếu văng những quantâm đầu tư thích đáng dé hỗ trợ cho việc mở rộng phạm vi của hoạt động này Rađời trong hoàn cảnh khi mà các loại hình du lịch khác đã có thời gian ton tai, phattriển mạnh mẽ va xác định được chỗ đứng của mình trên thị trường, du lịch sinh tháiViệt Nam cho dù là loại hình du lịch gợi ra nhiều triển vọng phát triển phù hợp với

xu hướng phát triển chung của thế giới nhưng vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư trong

và ngoải nước quan tâm Hiện vẫn đang tồn tại cả hai hình thức đầu tư vào du lịchsinh thái, bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước (thông qua nguồn ngân sách Nhànước) và Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA hoặc các chương trình bảo tồn

đa dạng sinh học của các tổ chức quốc tế tài trợ)

*Một số nghiên cứu chỉ ra các yếu tô ảnh hưởng đến phát triển du lịchcộng đồng:

Trang 16

Trần Tiến Dũng (2006) đề cập đến tác động, các nguyên tắc phát triển du lịchbền vững, các chỉ số đánh giá bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng nhưng chưa đượcnghiên cứu sâu về vai trò của các bên liên quan tác động đến phát triển du lịch bềnvững Nguyễn Mạnh Cường (2015) đã đề cập đến vai trò của các bên liên quan,trong đó phân tích sâu vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển

du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình Đồng thời, nghiên cứu còn chỉ ra sự cần thiếttrong phối hợp giữa các bên liên quan như tô chức kinh doanh, doanh nghiệp, chínhquyền các cấp trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò của chính quyền địa phươngcấp tỉnh Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững, việc phối hợp giữa các bên liênquan như tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp và các cấp chính quyền là rất cần thiết.Các tổ chức kinh doanh và doanh nghiệp có thé đóng góp vào việc phát triển du lịchbền vững bằng cách đầu tư vào các dịch vụ, sản phẩm du lich chất lượng cao vađảm bảo tính bền vững Trong khi đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiệnthuận lợi cho các tổ chức kinh doanh và doanh nghiệp, đồng thời giám sát và quản

lý hoạt động của họ dé dam bảo tính bền vững của phát triển du lịch Việc phối hợpgiữa các bên liên quan là cần thiết để đảm bảo phát triển du lịch bền vững và cácchính sách và quy hoạch phát triển du lịch bền vững cần được đưa ra để hướng đến

mục tiêu này.

Nghiên cứu của Nguyễn Tư Lương (2016) mang tên "Chiến lược phát triển

du lịch bền vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020" Theo các nghiên cứu, dé thúc đây

du lịch bền vững tại tỉnh Nghệ An, cần tập trung vào một số yếu tố quan trọng Đầutiên, tận dụng và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của tỉnh để tạo

ra các sản phâm du lịch độc đáo và thu hút đa dạng đối tượng khách hàng Tiếptheo, đòi hỏi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch hiện đại, đáp ứng đầy đủ cácyêu cầu của khách du lịch Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận lợicho du khách trải nghiệm và thăm quan các điểm đến, đồng thời giúp nâng cao chất

lượng dịch vụ du lịch Nâng cao năng lực và kỹ năng của người lao động trong

ngành du lịch cũng là một yếu tố quan trọng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcchất lượng sẽ giúp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm và chất lượng, góp

Trang 17

phần tăng cường sự hài lòng của khách hàng và thúc đây sự phát triển bền vững củangành du lịch Cuối cùng, việc tăng cường quản lý và giám sát là rất cần thiết đểđảm bảo quá trình phát triển du lịch diễn ra một cách bền vững Quản lý chặt chẽ sẽgiúp giữ gìn nguồn tài nguyên và môi trường, đảm bảo du lịch không gây tốn haiđến cộng đồng và bảo tồn nguồn lực cho thế hệ tương lai.

Hà Thu Trang (2019) trong nghiên cứu “Phát triển du lịch cộng đồng tạihuyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” đã chỉ ra những yếu tố tác động đến phát triển dulich cộng đồng tai nơi này Tác giả chỉ ra sáu yếu tố chính ảnh hưởng: (i) Điều kiện

Kinh tế - Xã hội; (ii) Chính sách phát triển du lịch; (iii) Khả năng cung ứng nhu cầu

dịch vụ; (v) Yếu tố con người, (v) Mức độ liên kết giữa các ngành liên quan Bêncạnh đó, dé tài đã đề xuất phương hướng và những nhóm giải pháp thúc day phat

triển du lịch cộng đồng trong thời gian tới: (i) Về cơ chế chính sách; (ii) Nâng cao

chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch; (ii) Tăng cường công tác bao tồn và pháthuy các giá trị văn hóa truyền thông kết hợp phát triển du lịch cộng đồng; (iv) Pháttriển nguồn nhân lực và quảng bá thu hút thị trưởng; (v) Đây mạnh công tác bảo vệmôi trường cho phát triển du lịch cộng đồng (vi) Tăng cường huy động mọi nguồn

lực, các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng Từ đó nghiên

cứu cũng đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm đây mạnh phát triển du lịch cộng đồng

tại huyện Hoa Lu, tỉnh Ninh Bình

Nguyễn Lên Tiểu Thúy (2020) trong nghiên cứu “Phát triển du lịch cộngđồng trên địa bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La” trên cơ sở hóa lý luận và thực tiễn

về phát triển du lịch cộng đồng tác giả đã đánh giá được thực trạng cũng như cácyếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng huyện Bắc Yên Trong nhữngnăm qua thì cùng với đà phát triển chung của cả nước thì huyện đã có những bướctăng trưởng khá ôn Yếu tố ảnh hưởng nhất tác động đến sự phát triển này là bộ máyquản lý đã ngày càng được quan tâm xây dựng và củng cố, các cơ chế, chính sáchphát triển du lịch phát triển thuận lợi hơn Các thành phần kinh tế tham gia hoạt

động du lịch được tăng cường hơn Đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động

trong ngành du lịch tăng nhanh Những yếu tố trên góp phan làm cho ngành du lịchcủa huyện đã được giải quyết tạo công ăn việc làm cho người lao động, bảo tồn và

phục dựng các di tích lịch sử, lễ hội và cảnh quan môi trường sinh thái.

Trang 18

*JMột số nghiên cứu chi ra giải pháp phát triển du lịch cộng đồng:

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành du lịch "Nghiên cứu phát triển du lịch huyện

Đồng Văn, tỉnh Hà Giang" của Trần Thị Thùy Anh, Đại học Khoa học xã hội vànhân văn năm 2014 Luận văn đã nghiên cứu thực trạng du lịch huyện Đồng Văn,với mục đích đưa du lịch Đồng Văn phát triển xứng tầm với những tiềm năng dulịch mà huyện có, tác giả đã đưa ra một số giải pháp dé phát triển du lịch Dưới góc

độ tiếp cận là chuyên ngành du lịch, luận văn đã góp phan khang định vai trò, tamquan trong của các di sản tự nhiên, di sản văn hóa huyện Đồng Văn trong phát triển

du lịch, giúp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch định hướng sảnphẩm du lịch mới nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch huyện Đồng Văn;đồng thời có nhận định đúng mức đối với giá trị các di sản trong huyện nhằm hoạchđịnh những chủ trương, giải pháp Dé du lịch phát triển hơn nữa trong tương lai thicông tác bảo tồn di sản tự nhiên, di sản văn hóa cần được chú trọng, giữ gìn Có kếhoạch trùng tu, khôi phục các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Bên cạnh đó thìcông tác quản lý cần có những thay đổi phù hợp, đội ngũ lao động làm trong ngành

du lịch cần được đào tạo chuyên môn

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải và Nguyễn An Thịnh (2016) là Vấn đề tiếpcận cộng đồng tại xã Ta Phin, huyện Sa Pa, tỉnh Lao Cai nham phat trién du lichsinh thái Theo nghiên cứu, một số van dé cần được xem xét trong quá trình pháttriển du lịch sinh thái tại xã Tả Phìn bao gồm tôn trọng và bảo vệ văn hóa bản địacủa địa phương, tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái độc đáo và bền vững, tăngcường giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về du lịch sinhthái, tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan để đảm bảo tính bền vững của quátrình phát triển, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái để thu hút đầu tư từ cácnhà đầu tư Đồng thời, nghiên cứu đưa ra các giải pháp dé tiếp cận cộng đồng tại xã

Tả Phin: tam gia vào quá trình lập kế hoạch và quản lý du lịch, tạo ra các cơ hội chocộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch, tăng cường tương tácgiữa du khách và cộng đồng địa phương, tạo ra các chương trình đào tạo và hỗ trợcho cộng đồng địa phương về kỹ năng và nghề nghiệp liên quan đến du lịch

Trang 19

Bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Lưu (2016), Phát triển du lịch cộng đồngtrong bối cảnh kinh tế thị trường tập trung vào việc đánh giá và đề xuất các giảipháp phát triển du lịch cộng đồng trong bối cảnh kinh tế thị trường Theo nghiêncứu này, phát triển du lịch cộng đồng là một xu hướng phát triển mới của ngành dulịch trong bối cảnh kinh tế thị trường Phát triển du lịch cộng đồng có thé giúp tạo racác sản phẩm du lịch độc đáo va giá tri cao, đồng thời tạo cơ hội cho cộng đồng địaphương tham gia vào quá trình phát triển du lịch Nghiên cứu đưa ra một số giảipháp để phát triển du lịch cộng đồng, bao gồm tạo ra các sản phẩm du lịch cộngđồng độc đáo và giá trị cao, tăng cường tương tác giữa du khách và cộng đồng địaphương, tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch,tăng cường dao tạo và nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về du lịchcộng đồng, tăng cường quan lý và giám sát dé dam bảo tính bền vững của quá trìnhphát triển du lịch cộng đồng.

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuan và cộng sự (2019), Đánh giá và đề xuấtgiải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam" Nghiên cứu này tập trung vàoviệc đánh giá tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững Tác gia cho rằng, dé phát triển du lịch bềnvững, cần phải đồng thời thực hiện ba mục tiêu chính, bao gồm phát triển hiệu quảkinh tế, phát triển hài hoà xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái Tác giả đưa ra những

đề xuất giải pháp để phát triển du lịch bền vững bao gồm tăng cường quản lý vàgiám sát trong việc sử dụng tài nguyên và tạo ra các sản phẩm du lịch mới, xâydựng các mối quan hệ đối tác đúng đắn và chia sẻ lợi ích kinh tế từ du lịch, tăngcường giám sát, quản lý và giáo dục để các nhà quản lý và du khách hiểu rõ về tầmquan trọng của môi trường và cảnh quan, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái,

du lịch văn hóa và du lịch nghỉ dưỡng, dao tạo nhân lực chuyên nghiệp cho ngành

du lịch, tăng cường truyền thông và quảng bá đề thu hút du khách và nâng cao nhậnthức về du lịch bền vững, đồng thời cũng đề cập đến những thách thức trong việc

thực hiện các giải pháp này.

Bùi Thị Ngoan (2019) trong nghiên cứu “Phát triển du lịch cộng đồng trên

Trang 20

địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình” Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về

phát triển du lịch cộng đồng, phát triển du lịch trong xu thế hội nhập; vận dụng vào

phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch huyện Lạc Sơn, tỉnhHòa Bình Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp có tính khuyến nghị đây mạnhphát triển du lịch cộng đồng huyện như sau: (i) Da dạng hóa đồng thời nâng caochất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Lạc Sơn bằng cách Xây dựng cáctour, tuyên du lịch phù hợp với từng nhóm tuéi khách du lịch phục vụ tối đa các đốitượng khách du lịch hạng sang và khách du lịch thông thường Da dạng hóa còn théhiện ở việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, kết hợp du lịch cộng đồng với du lịchvăn hóa, lịch sử, những nét đặc sắc của dân tộc Mường trên địa bàn huyện Lạc Sơn;(ii) Đào tao, phát triển nguồn nhân lực: Chú trọng công tác tập huấn cho người dânlàm du lịch thông qua các hoạt động đào tạo, bồi đưỡng chuyên môn nghiệp vụ; (iii)Quảng bá thương hiệu, ứng dụng CNTT trong quảng bá: Day mạnh công tác tuyêntruyền quảng bá tiềm năng, sản phẩm, tài nguyên du lịch nhăm thu hút lượng kháchngày càng đóng góp phan phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hình ảnh du lịchhomestay trong và ngoài nước; phối hợp với các doanh nghiệp; (iv) Tăng cường huyđộng mọi nguồn lực, các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển du lịch công cộng

Quách Văn Ngoan (2019), trong đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước về dulịch trên địa bàn huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình Đề tài đã nghiên cứu và khái quátđược một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài để làm công cụ cho vấn đềkhai thác di sản văn hóa vào hoạt động phát triển du lịch Đề tài đã khảo sát, nghiên

cứu thực trạng hoạt động du lịch tại huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình qua đó đưa ra

một số đánh giá về những thành tựu đạt được cùng những hạn chế của hoạt động dulịch tại đây Đề tài đã đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường quản lýNhà nước về du lịch ở huyện Cao Phong như: (i) Nâng cao chất lượng định hướngphát triển ngành du lịch gắn với phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch của huyện; (ii)

Quản lý quy hoạch không gian hoạt động du lịch phù hợp, hiệu quả Hoàn thiện cơ

chế, khuyến khích, đa dạng hóa các nguồn lực dau tư phát triển, ưu tiên hoàn thiệncác dự án đầu tư trọng điểm dé thúc đây du lịch huyện phát triển nhanh, bền vững;

10

Trang 21

(iii) Đây mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch, tạo ra chuỗi liênkết nhằm phát triển thị trưởng và giới thiệu rộng rãi những sản phẩm du lịch củahuyện; (iv) Phát triển nguồn nhân lực du lịch của địa phương; (v) Hoàn thiện bộmáy quản lý Nhà nước về du lịch; (vi) Tăng cường các biện pháp quản lý nhăm bảo

vệ tài nguyên và môi trường du lịch, hướng đến xây dựng môi trường sinh thái nhânvăn trong phát triển du lịch; (vii) Khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạtđộng du lich.

Võ Thị Kim Liên (2021), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện

đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Công thương Tác giả sử dụng ma trận

SWOT đề đánh giá cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển du lịchsinh thái tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận Từ đó, tác giả kiến nghị một sốchiến lược phát triển du lịch sinh thái tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận Saukhi đã lam sáng to SWOT, tác giả mạnh dạn đề xuất các chiến lược phát triển dulịch sinh thái tại huyện đảo Phú Quý với 3 mục tiêu phát triển bền vững là: (i) Baotồn thiên nhiên; (ii) Hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng địa phương; (iii) Kinh doanh

có lợi nhuận và hiệu quả kinh tẾ cao

1.1.2 Kết quả các công trình nghiên cứu và khoảng trong cần nghiên cứu

Có thê thấy răng, có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập đến phát triển

du lịch cộng đồng và nâng cao hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng dưới góc độcủa nhiều chuyên ngành khác nhau Các công trình nghiên cứu trên đều có đónggóp to lớn trong việc xây dựng khung khô lý thuyết và đưa ra những bài học kinh

nghiệm về nâng cao hiệu quả du lịch cộng đồng, đặc biệt là xây dựng quan niệm,

nội dung, tiêu chí, nhân tô ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch cộng đồng Bêncạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất được nhiều quan điểm, giảipháp phát triển du lịch cộng đồng và nâng cao hiệu quả du lịch cộng đồng Trongluận văn này, tác giả sẽ kế thừa, bé sung và phát triển một số van dé lý luận về pháttriển du lịch cộng đồng đã được các công trình nghiên cứu trên đề cập, đó là: khái

niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển du lịch cộng đồng: các nhân tố chủ quan

và khách quan ảnh hưởng tới phát triển du lịch cộng đồng, kinh nghiệm của một sốđịa phương trong phát triển du lịch cộng đồng

11

Trang 22

Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào bàn luận vềvấn đề nâng cao hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng trên một địa bàn cụ thể như ở

huyện VỊ Xuyên tỉnh Hà Giang Trong khi đó, huyện VỊ Xuyên tỉnh Hà Giang là địa

phương có rất nhiều tiềm năng đề phát triển du lịch cộng đồng, nhưng không đượcphát triển tương xứng với tiềm năng trong thời gian vừa qua Do đó, tác giả lựachọn van dé “nâng cao hiệu quả phát trién du lịch cộng đồng ở huyện Vị Xuyên tinh

Hà Giang” là vấn đề đảm bảo được tính cấp bách, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và

thực tiễn trong quá trình nghiên cứu.

1.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng

12.1 Một số khái niệm

1.2.1.1 Cộng đồng

Khái niệm cộng đồng là một trong những khái niệm xã hội học Trong doi

sống xã hội, khái nệm cộng đồng được sử dụng một cách tương đối rong rai, dé chi

nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô, đặc tinh xã

hội: từ những khối tập hợp người, các liên minh rộng lớn như cộng đồng châu Âu,

cộng đồng các nước A Rập ; đến một hạng kiểu xã hội, căn cứ vào đặc tính tươngđồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo như cộng đồng người Do Thái, cộng đồngngười da đen tại Chicago; nhỏ hơn nữa, danh từ cộng đồng được sử dụng cho các

đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc

tính xã hội chung về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thân phận xã hội như nhómnhững người lái xe taxi, nhóm người khiếm thị,

Như vậy, cộng đồng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp: là một nhóm dân cư cócùng mối quan tâm

Cộng đồng được hiểu theo nghĩa rộng: Cộng đồng được hiểu là một nhómdân cư cùng sinh sống trên một lãnh thé nhất định, được gọi tên như làng, xã,huyện, tỉnh, thành phó, quốc gia có cùng giá trị và tổ chức xã hội cơ bản

1.2.1.2 Du lịch cộng dong

Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2017) đưa ra khái

niệm: “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địaphương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại

12

Trang 23

nền kinh tế địa phương” Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của ngườidân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý.

Theo Đỗ Thanh Hoa (2017): “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch,trong đó chủ yếu những người dân địa phương đứng ra phát triển quản lý du lịch.Kinh tế địa phương sẽ thu được phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch”

Theo Nguyễn Văn Thanh (2019): “Du lịch dựa vào cộng đồng là phươngthức phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia pháttriển du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường cả về tự nhiên và nhân văn tại các điểm,khu du lịch và đồng thời được hưởng quyền lợi từ hoạt động du lịch mang lại”

Theo Nguyễn Thanh Bình (2020) : “Du lịch cộng đồng là một mô hình dulịch nơi cộng đồng dân cư có thé trực tiếp tham gia vào tô chức phát trién từ giaiđoạn khởi đầu đến quản lý giám sát cả quá trình phát triển sau này và quan trọnghơn là được hưởng lợi từ sự phát triển đó, hay nói ngắn gọn là loại hình du lịch dodân và vì dân”.

Theo Nguyễn Văn Lưu (2019), khi nghiên cứu, quy hoạch phát triển du lịchcộng đồng cần tính đến vai trò của cộng đồng trong cả cung và cầu du lịch: “Tínhcộng đồng trong tạo cung du lịch có thé hiểu là sự liên kết nhiều quá trình, hoạtđộng và phát triển liên tục với tư cách một nganh kinh tế như một hệ thống hữu cơ”

Đó là quá trình kinh tế khách quan phù hợp với quá trình phát triển cao của lựclượng sản xuất xã hội trong và ngoài ngành Du lịch

Theo Võ Qué (2019): “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển

du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển dulịch, đồng thời tham gia bảo ton tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thờicộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch vàbảo tồn tự nhiên”

Với du lịch cộng đồng, du lịch và cộng đồng có mối quan hệ rất chặt chẽ.

Cộng đồng sử dụng du lịch làm công cụ phát triển và các hoạt động du lịch lại lệthuộc rất nhiều vào cộng đồng

Như vậy, có thé hiểu du lich cong dong la mot loai hinh du lich do chinh

13

Trang 24

cộng dong người dân phối hợp tổ chức, quan lý và làm chủ dé đem lại lợi ích kinh

tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét

đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa ).

1.2.1.3 Phát triển du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch cộng đông là phát triển du lịch trong đó cộng đông dân cư

tô chức cung cấp các dịch vụ dé phát triển du lịch, dong thời tham gia bảo tôn tàinguyên thiên nhiên và môi trường, cộng đồng được hưởng quyên lợi vật chất và tỉnhthan từ phat triển du lịch và bảo tôn tự nhiên

Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên hai khía cạnh: Thứ nhất, là khai thác

được các gia tri văn hóa bản địa Thứ hai, tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu

nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong xóa đói giảmnghèo Dé đạt được điều này, phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng dau tiên, từ đóphát huy giá trị của văn hóa bản địa để phục vụ du khách (Đỗ Thanh Hoa, 2017)

Trong mối quan hệ biện chứng sâu sắc giữa các yêu tố dé phát triển du lịchcộng đồng, trước tiên phải ké đến nguồn tài nguyên du lịch, rồi đến các hoạt độngcủa con người Tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn thu hút đối với khách du lịch, lôicuốn khách du lịch đến và làm gia tăng thu nhập cho cộng đồng và từ đó tạo ranhững động cơ khích lệ cộng đồng tham gia vào quá trình cung cấp sản phâm dịch

vụ cho khách du lịch và ngược lại giúp cộng đồng có những hành động tích cựctrong công tác bảo tồn, giữ gìn môi trường và nguồn tài nguyên gan liền với lợi íchcủa họ Đây là mối quan hệ biện chứng mang tính chất xương sống và nòng cốttrong phát triển du lịch cộng đồng (Đỗ Thanh Hoa, 2017)

Phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với phát triển cộng đồng sẽ giúp chokinh tế xã hội của cộng đồng phát triển, cộng đồng có thể cung ứng nhiều sản phamnông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, nguồn nhân lực, cùng nguồn vốn, cơ sởvật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng như kết cấu hạ tầng Phát triển du lịch cộngđồng một mặt giúp phát huy lợi thế các nguồn lực phát triển du lịch tại nơi hoặc gầnnơi cộng đồng sinh sống nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản pham du lịch,đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, chất lượng cao và hợp lý của du khách; mặt

14

Trang 25

khác, phát triển du lịch cộng đồng còn bao hàm cả góc độ cầu du lịch nhăm xâydựng, thực thi các chính sách cũng như tạo ra các sản pham du lịch nhằm xã hội hóacầu du lịch dé cộng đồng dân cư và những người nghèo có thé đi du lịch và hưởngthụ các sản phẩm du lịch ngày càng nhiều, tạo ra sự công băng xã hội và tạo thịtrường cho phát triển loại hình du lịch này (Phạm Trung Lương, 2018).

1.2.2 Mục tiêu, nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

1.2.2.1 Mục tiêu của phát triển du lịch cộng dong

* Tăng năng lực cho cộng dong dân cưKhi tham gia vào quá trình làm du lịch, người dân phải tự đưa ra các quyếtđịnh về quản lý, tổ chức, điều hành kinh doanh, vừa phải tiết kiệm, vừa mang lạihiệu quả kinh tế cho chính gia đình của họ Lâu dần hình thành nên nghiệp vụ

chuyên môn cho người dân.

Việc nâng cao nhận thức, kiến thức và sự hiểu biết của cộng đồng địaphương về các vấn đề đang diễn ra xung quanh hoặc bên ngoài cộng đồng là mộttrong những mục tiêu chủ đạo của phát triển du lịch cộng đồng Khuyến khích cộngđồng cùng tham gia, thảo luận, làm việc và giải quyết các vấn đề cộng đồng trong

quá trình phát triển du lịch đồng thời tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương trao đôi

kiến thức, văn hóa với khách du lịch, góp phần thúc đây tinh thần tự chủ, sáng tạocủa người dân Thêm vào đó, người dân có quyền tham gia vào việc lập kế hoạch, raquyết định về quản lý và phát triển hoạt động du lịch trong khu vực của họ, thamvấn cho các bên liên quan; dần dần cộng đồng địa phương tự ý thức được vai trò vàtrách nhiệm của họ trong phát triển du lịch cộng đồng (Phạm Trung Lương, 2018)

* Đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.Không chỉ đảm bảo làm tăng năng lực cho cộng đồng dân cư, một mục tiêuthiết thực hơn đó là việc đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộicủa địa phương.

Du lịch cộng đồng được xem là một công cụ hữu hiệu góp phần tạo thêmcông ăn việc làm, cải thiện chất lượng việc làm cho người dân địa phương bao gồmmức lương, điều kiện dịch vụ, đặc biệt không phân biệt đối xử theo giới tính, chủng

tộc và tình trạng sức khỏe, từ đó giúp nâng cao thu nhập cho người dân vả tạo ra sự

15

Trang 26

công bằng xã hội Một khi đời sống kinh tế của người dân được cải thiện, đồngnghĩa với việc tối đa hóa sự đóng góp của hoạt động du lịch cho sự thịnh vượngkinh tế của địa phương, nhờ du lịch cộng đồng người dân không chỉ có thêm thunhập thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch, mặt khác một phần thu

nhập từ du khách còn được giữ lại dé tạo quỹ phát triển cộng đồng (Võ Qué, 2016).

* Thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh từ hình thức san xuất nông nghiệp

lạc hậu sang sản xuất hàng hóa, dich vụ

Hướng tới sự tập trung, chuyên nghiệp hon trong việc t6 chức sản xuất vàcung cấp dịch vụ cho du khách Bên cạnh mục tiêu nâng cao thu nhập, người dânđịa phương còn nhận được nhiều lợi ích khác như là đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng,

hỗ trợ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch góp phan thay đổi diện mạo địaphương theo hướng tích cực, giúp duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống trongcộng đồng địa phương, đảm bảo an sinh xã hội, người dân được tiếp cận với cácnguồn tài nguyên, các tiện nghi cũng như hệ thống hỗ trợ cuộc sống

* Tăng trách nhiệm bảo tôn thông qua việc cung cấp các sản phẩm du lịch

thân thiện với mdi trưởng

Phát triển du lịch cộng đồng nói riêng và hoạt động du lịch nói chung hướngđến mục tiêu phát triển bền vững luôn đòi hỏi ý thức về việc bảo tồn tài nguyên dulịch đối với tất cả các bên liên quan Phát triển du lịch phải đi đôi với việc đảm bảotoàn vẹn các yếu tố tự nhiên và đa dạng văn hóa cộng đồng địa phương, cụ thé là

nâng cao giá tri di sản lịch su, văn hóa truyền thống, tôn trọng sự khác biệt về văn

hóa của cộng đồng điểm đến và duy trì, nâng cao chất lượng cảnh quan địa phương,giảm thiểu những tác động làm xuống cấp môi trường tự nhiên Tài nguyên du lịch

tự nhiên và văn hóa bản địa là yếu tố hap dẫn du khách du lịch cho nên phát triển dulịch cộng đồng giúp người dân nâng cao ý thức trong việc bảo tồn, phát huy giá trịcủa tải nguyên du lịch địa phương (Võ Quế, 2016)

1.2.2.2 Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng dong

* Tính bền vững

Du lịch cộng đồng phải mang tính bền vững cả về khía cạnh văn hóa lẫn môitrường, nghĩa là bảo tồn và phát huy được những nguồn lực về tài nguyên nhân văn

16

Trang 27

- xã hội phục vụ cho mục đích sử dụng sau này; cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế,văn hóa, xã hội, môi trường Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đượckhai thác hợp lý Du lịch cộng đồng chính là cách tốt nhất vừa làm du lịch, vừa gìn

giữ bản sắc văn hóa Sử dụng dịch vụ tại chỗ, trân trọng và phát triển văn hóa truyền

thống của địa phương, trong đó có việc làm sống lại các làng nghé truyền thống

(Phạm Trung Lương, 2018).

Điều đó không có nghĩa là du lịch cộng đồng phản đối những thay đổi, điềucốt yêu là du lịch cộng đồng phải quan tâm đến lợi ích trước mắt và lâu đài cùng vớikết quả do những thay đổi mà du lịch cộng đồng đem lại Do vậy, tính bền vữngkhông chỉ là những việc làm thực tế như thu gom rác thải mà còn là thái độ tích cực

và nhận thức rõ ràng về giá trị văn hóa và thiên nhiên của địa phương Nguyên tắcnày được biểu hiện cụ thể như sau:

- Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý: Duy trì hoạt

động du lịch trong giới han “sức chứa” (carrying capacity) được xác định Trên

quan điểm bảo vệ tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển làng du lịch bềnvững, khái niệm “sức chứa” cần được hiểu từ khía cạnh sinh học và xã hội (Phạm

Trung Lương, 2018).

+ Về khía cạnh sinh học, sức chứa sinh thái tự nhiên được hiểu là giới hạn vềlượng khách đến một khu vực mà nếu vượt giới hạn đó sẽ xuất hiện các tác độngcủa du khách tới môi trường, tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã và làm

cho các hệ sinh thái xuống cấp (Đỗ Thanh Hoa, 2017)

+ Về khía cạnh văn hóa - xã hội, sức chứa được hiểu là giới hạn về lượngkhách mà nếu vượt quá sẽ xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịchđến đời sống văn hóa xã hội, đến những tập tục và truyền thống sinh hoạt của người

dân bản địa.

- Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải ra môi

trường (Đỗ Thanh Hoa, 2017).

- Phát triển phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng: Tính đa dạng về

thiên nhiên, vê văn hóa và xã hội là nhân tô đặc biệt quan trọng tạo nên sự hâp dân

17

Trang 28

của du lịch, làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tăng cường sự phongphú về sản phẩm du lich.

- Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thé kinh tế - xã hội: Dulịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, vì vậy, mọi phương

án khai thác tài nguyên dé phát triển phải phù hợp với các quy hoạch chuyên ngànhnói riêng và quy hoạch tông thê kinh tế - xã hội của vùng nói chung

* Dựa vào cộng đồngCộng đồng đều có quyền tham gia và quyết định vào các hoạt động du lịch,quyền sở hữu các tài nguyên du lịch, quyền phân chia lợi nhuận từ các hoạt động du

lịch đem lại.

+ Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thựchiện và quản lý đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thê traoquyền làm chủ cho cộng đồng

+ Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên

nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triên bên vững.

+ Phù hợp với khả năng của cộng đồng Khả năng bao gồm các điều kiện, khảnăng tài chính và nhân lực của cộng đồng đề đáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch

Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉgiúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời song ma con lam cho ho co trach nhiémhơn với tài nguyên, môi trường du lịch, cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nângcao chất lượng sản phẩm du lịch

* Hợp tác chiến lượcCộng đồng địa phương đảm đương rất nhiều trách nhiệm như phát triển cáchoạt động du lịch và tái đầu tư từ nguồn du lịch Tuy nhiên họ lại thiếu kỹ năng dé

hoan chinh trach nhiém day, dé vượt qua trở ngại này dẫn tới thành công, du lịch

cộng đồng đòi hỏi phải có sự hợp tác phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác chiến lược.Các đối tác này là các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan xây dựngchính sách và cơ chế hoạt động của nhà nước

1.2.3 Nội dung phát triển du lịch cộng đồng

18

Trang 29

1.2.3.1 Quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng

Nội dung quan trọng đầu tiên trong phát triển du lịch cộng đồng là xây dựng

và lập quy hoạch phát triển du lịch Trong đó xác định cụ thể tiềm năng để pháttriển du lịch về tài nguyên văn hóa và môi trường, tiềm năng về con người Việc lậpquy hoạch cần đánh giá cụ thé và chi tiết thực trạng du lịch hiện tại và khả năng cóthể xây dựng phát triển du lịch cộng đồng của từng vùng, từng địa điểm là cơ sở choquy hoạch phân vùng phát triển du lịch Thực trạng được đánh giá dựa trên: Nền cơ

sở hạ tầng cơ bản hiện tại, mức đầu tư cần thiết dé phát triển du lịch cộng đồng củavùng, mức độ liên kết giữa các thành phần tham gia du lịch cộng đồng, thực trạngphát triển các dịch vụ kèm theo

Một yếu tố quan trọng trong nội dung quy hoạch du lịch cộng đồng và cũngquyết định đến sự thành công của phát triển du lịch cộng đồng chính là sự tham gia củangười dan trong công tác lập quy hoạch Đồng thời, việc lập quy hoạch phát triển dulịch cộng đồng cần gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương

1.2.3.2 Tổ chức dau tư, huy động vốn dau tư phát triển cơ sở hạ tang du lịch

Đề tiến hành khai thác được các tải nguyên du lịch phải tạo ra được hệ thống

cơ sở vật chất tương ứng Hệ thống cơ sở vật chất này được tạo ra nhằm thỏa mãnnhu cầu của khách du lịch bởi năng lực và tính tiện ích của nó

Đầu tư cơ sở hạ tang là điều kiện thiết yếu và cơ bản đầu tiên dé phát triển dulịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng baogồm đầu tư vào: Hệ thống đường giao thông, các tuyến đường giao thông chính đếntrung tâm các cộng đồng, xây dựng hệ thống điện chiếu sáng Hệ thống sân bãi để

xe và hệ thống cơ sở nước sạch, nhà ở Sự giam gia của cộng đồng trong đầu tưphát triển cơ sở hạ tầng là rất quan trọng, thể hiện được trách nhiệm và tạo nhậnthức cũng như tầm quan trọng phát triển du lịch cộng đồng

Nguồn vốn dau tư được huy động từ nhiều nguồn thông qua các chính sáchthu hút đầu tư của Nhà nước như cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi chocác nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực du lịch dé tạo ra nguồn vốn đồi dào, bên cạnh

đó động viên các doanh nghiệp, các nhà tải trợ tham gia hình thành quỹ phát triển

19

Trang 30

du lịch dé thực hiện và triển khai các chính sách quản ly du lịch của Nhà nước.

1.2.3.3 Phát triển nhân lực cho du lịch cộng dong

Người dân địa phương là đối tượng quyết định đến phat triển du lịch cộngđồng Day vừa là đối tượng thực hiện du lich vừa là đối tượng dé khám phá du lịch.Nâng cao năng lực cho hộ làm du lịch tại địa phương là rất cần thiết bởi vì du lịchcộng đồng hoàn toàn phụ thuộc vào người dân và những trải nghiệm của khách dulịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân cung cấp - đây là những ngườicần được đào tạo các kỹ năng và năng lực cần thiết để cung cấp các sản phẩm dulịch cộng đồng Đánh giá và thấu hiểu tầm quan trọng về nguồn nhân lực chính làchìa khóa xác định xem liệu cộng đồng đó có khả năng duy trì và phát triển du lịchcộng đồng một cách bền vững hay không

Đào tạo ngoại ngữ cho hướng dẫn viên địa phương cần yêu cầu có thời gian,nên cần được tiến hành càng sớm càng tốt Giáo trình đào tạo ngoại ngữ chuyênngành nên được áp dụng ngay với các chủ đề gan với thực tế địa phương dé hướngdẫn viên có được cơ hội thực hành ngay trong những lần hướng dẫn khách

1.2.3.4 Quản ly tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch cộng dong

Việc phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý bảo tổn, tôn tạo và pháttriển tất cả các dạng tài nguyên đề có thể đáp ứng cho các nhu cầu về kinh tế, xãhội, môi trường, thâm mỹ mà vẫn duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc, sự đadạng sinh học, đảm bảo sự phát triển bền vững ở thế hệ hiện nay và mai sau Dé tiễnhành khai thác được các tài nguyen du lịch phải tạo ra được hệ thống cơ sở vật chấttương ứng Hệ thống cơ sở vật chất này được tạo ra nhăm thỏa mãn nhu cầu củakhách du lịch bởi năng lực và tính tiện tích của nó Có ba yêu tố cấu thành dé tạonên sản phẩm và dịch vụ du lịch nhăm thỏa mãn nhu cầu du khách Đó là: Tàinguyên du lịch; cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng và lao động trong dulịch Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch cần phải được quantâm phát triển đồng bộ như hệ thống giao thông, hệ thống điện, cung cấp nước sinhhoạt, mạng lưới bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục là động lực dé du lịch phát

triên một cách bên vững.

20

Trang 31

1.2.3.5 Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng

Phát triển sản phẩm du lịch không chỉ chú trọng đến quy mô, số lượng cácdoanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch kết hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, sốlượng khách đến lưu trú mà còn nâng cao chất lượng sản pham du lịch Dé pháttriển du lịch bền vững, các sản phẩm du lịch phải phong phú đa dang dé phục vụ,đảm bảo nhu cầu của du khách Vì vậy, cần phải có chiến lược đầu tư về vốn, đàotạo nguồn nhân lực, có chiến lược đầu tư khai thác đồng thời trùng tu, tôn tạo nhữngdanh thắng hiện hữu cũng như thực hiện một số biện pháp hữu hiệu dé phat trién dadạng hóa sản phẩm du lich Những san pham của du lich không chi thu hut nhiều du

khách mà còn làm tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách, ngoài ra còn mở

rộng không gian du lịch, làm tăng sức chứa của khu du lịch, nâng cao hiệu quả kinh

doanh, bảo đảm duy trì chất lượng các dịch vụ một cách tốt nhất

1.2.3.6 Liên kết trong du lịch cộng dong

Việc liên kết là hết sức cần thiết dé khai thác và bố sung những mặt mạnh,mặt yếu lẫn nhau giữa các vùng, các khu du lịch giữa các doanh nghiệp hoạt động

du lịch với nhau dé cùng phát triển, làm nổi bật được những nét đặc trưng của từngđịa phương, hạn chế trùng lặp sản phâm du lịch để gây cảm giác nhàm chán chokhách du lịch Việc liên kết giữa cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp như giảiquyết việc làm, tăng nguôồn thu cá nhân, nâng cao trình độ giao tiếp với khách,ngược lại cộng đồng dân cư chính là người bảo vệ các điều kiện, môi trường dé dulịch phát triển bền vững

1.2.3.7 Thanh tra, kiểm tra và xử ly vi phạm trong hoạt động du lịch cộng dong

Nội dung nay bao gồm tổng thé các hoạt động của Nhà nước nham phát hiện

và xử lý những sai sót, ach tắc, những khó khăn, những cơ hội dé thúc đây ngành dulịch cộng đồng ở địa phương phát triển mạnh mẽ và đúng hướng Thực chất là thựchiện nhiệm vụ phản hồi, và dự báo Hệ thống kiểm soát phản hồi chủ yếu kiểm soátnhững kết quả đầu ra để phát hiện sai lệch so với chuẩn mực đã được xác định(như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành du lịch đã được các cơquan có trách nhiệm thông qua; các chính sách phát triển ngành của trung ương,

21

Trang 32

của địa phương hiện hành; các quy định luật pháp ) để khắc phục ở chu kỳ sau.

Hệ thống kiểm soát, dự báo kiểm soát các yếu tố đầu vào, đánh giá khả năng, dựbáo xu hướng phát triển, lường trước kết quả đầu ra nhằm có những can thiệp

trước, kip thời.

Việc thanh tra, giám sát vừa giúp chính quyền địa phương năm rõ tình hìnhkhai thác nguồn tài nguyên du lịch một cách nhanh chóng và sâu sát vừa kiểm soátđược quá trình làm việc của các cơ sở doanh nghiệp, đồng thời cũng khiến doanhnghiệp, cá nhân làm việc đúng quy trình, vừa khai thác vừa tôn tạo nguồn tàinguyên du lịch tại các khu, điểm du lịch

Việc kiểm tra các cơ sở kinh đoanh du lịch cộng đồng là tất yếu khách quannhằm duy trì trật tự, kỷ cương pháp luật, tạo ra sân chơi bình đăng về quyền và

nghĩa vụ của mọi cá nhân, tô chức trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

Kiểm tra, thanh tra, xử ly vi phạm pháp luật về du lịch cộng đồng: Mục đích

của công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về du lịch nhằm nâng cao ýthức chấp hành pháp luật của các cá nhân, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch và

du khách Hình thức kiểm tra, thanh tra: Hoạt động thanh tra được thực hiện dướihình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất

Cách thức xử lý các vi phạm: Cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng cóthời hạn giấy phép kinh doanh lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứngnhận thuyết minh viên, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm

hành chính Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định bao

gồm: Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, kinh doanh 6

tô vận chuyên khách du lịch; vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch; viphạm quy định về xúc tiễn du lịch; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên

Trang 33

1.2.4 Các nhân tổ anh hướng đến phát triển du lịch cộng đồng

1.2.4.1 Các nhân tô khách quan

* Diéu kiện về tài nguyên du lịch của địa phương

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thểtổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên Tài nguyên du lịch tựnhiên bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên chứa đựng những cảnh quan đặc sắc và đadạng sinh thái, đa dạng sinh học, các cấu trúc vật chất vốn có của tự nhiên, chứađựng những yếu tố kích thích hiểu biết, sự hiểu ky và tâm lý chinh phục tự nhiêncủa du khách Tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, dulịch mạo hiểm, thám hiểm, nghiên cứu khoa học, thé thao, nghỉ dưỡng

- Tài nguyên du lịch nhân văn: Bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội,

làng nghề, phong tục tập quán, 4m thực, nghệ thuật, các công trình đương đại, các

sự kiện là những cái do con người tạo nên phục vụ cho các loại hình du lịch văn

hóa, du lịch cộng đồng và các hoạt động văn hóa khác

* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

- Trình độ phát triển kinh tế xã hội

23

Trang 34

Sự phát triển kinh tế trước hết thể hiện ở tăng trưởng kinh tế cao và ôn địnhtrong dai hạn Đây là tiền đề quan trọng nhất dé tăng nhu cầu du lịch trong dân cư

và đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển du lịch, đầu

tư cho bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch

Sự phát triển kinh tế thể hiện ở sự chuyên dich cơ cấu kinh tế theo hướnggiảm dần tỷ lệ của nông nghiệp trong GDP cũng như trong lực lượng lao động laođộng của nền kinh tế, tăng dan tỷ trong của các ngành công nghiệp và dich vụ Day

là điều kiện quan trọng cho phát triển du lịch bền vững bởi chỉ có như vậy mới đảmbảo tăng trưởng kinh tế ôn định, đảm bảo lực lượng lao động cho phát triển du lịch

Sự phát triển cho các loại thị trường: Thị trường hàng hóa và dịch vụ, tiêu dùng; thị

trường lao động; thị trường khoa học — công nghệ; thị trường tài chính; thị trường

bat động sản là yếu tố bảo đảm cho ngành du lich phát triển ôn định

- Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội

Mục đích của du khách là nghỉ ngơi, tham quan, tìm hiểu, giải trí do đó,

khách du lịch sẽ không lựa chọn những khu vực xảy ra chiến tranh, xung đột vũ

trang, trật tự an toàn xã hội không đảm bảo hoặc có dịch bệnh xảy ra, vì vậy đòi hỏi:

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phải được giữ vững Hiệu lực, hiệu

quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ được tăng cường nhất

là khu, điểm, tuyến du lịch quan trọng và trong mùa du lịch, những ngày du lịchđông khách Chính vi vậy, đảm bảo an toan tuyệt đối về tính mạng, sức khỏe và tàisản của khách du lịch, không có các tệ nạn xã hội và các hiện tượng côn đồ, lừa gạt,xin đều, chèo kéo, ép giá, tăng giá tạo môi trường lành mạnh, thân thiện và sựyên tâm, niềm tin cho du khách

Xử lý kịp thời, có hiệu quả những tình huống phát sinh làm ảnh hưởng đến

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách

Thu hút sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của cư dân địa phương, những

người quản lý và người kinh doanh du lịch, dịch vụ vào việc bảo vệ an ninh chính

trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường du lịch.

* Yếu tô hội nhập

24

Trang 35

Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập thị trường du lịchquốc tế nói riêng cũng là một yếu tố phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế.

Du lịch không thé phát triển bền vững nếu không hội nhập vào thị trường du lịchquốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển du lịch, thu hút khách du lịchquốc tế và đưa khách du lịch ra nước ngoài

* Khách du lịch:

Xã hội phát triển giúp con người có ý thức rõ ràng hơn về ý nghĩa của việc đi

du lịch cũng như ý thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn, xây dựng, phát triển môitrường du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch bền vững Tuy nhiên,

không phải khách du lịch nào cũng có ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ các quy

định trong việc giữ gìn, bảo tồn các tài nguyên du lịch

Nhu cầu của khách du lịch cùng với các đặc điểm về điều kiện sông, nhận

thức về du lịch và trách nhiệm xã hội ngày càng gia tăng, nhu cầu của khách du lịchcũng có những chuyên biến tích cực về du lịch cộng đồng, về những đóng góp tíchcực, thiết thực của cá nhân đối với cộng đồng dân cư bản địa Chính vì vậy, các địaphương cũng cần những chính sách tuyên truyền, quảng bá tích cực về tai nguyên

du lịch, về văn hóa cộng đồng dé giới thiệu các sản phẩm du lịch cộng đồng và thu

hút du khách.

* Khả năng cung ứng nhu cau dịch vụVới điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú là điều kiện thuận lợi cho pháttriển du lịch với nhiều loại hình khác nhau Một số tính chất hợp phần tự nhiên cósức hấp dẫn như: khí hậu, địa hình, vị trí địa lý những nhân tố được đưa vào khaithác trực tiếp trong hoạt động du lịch

Khi xem xét các điểm du lịch cần đánh giá về các vị trí tiếp giáp, tọa độ địa

lý, vi tri so với các trung tâm kinh tế, văn hóa du lịch và các lợi thế, từ đó luận giảicác điều kiện du lịch và các điểm du lịch Là một trong các nhân tố quan trọng gópphần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh ở điểm du lịch Địa hìnhcàng đa dạng, tương phản và độc đáo tạo nên sức hấp dẫn với du khách Du kháchthường có xu hướng chọn nơi có khí hậu ôn hòa dé đi du lịch Trong các yếu tố của

25

Trang 36

khí hậu, thì nhiệt độ và độ âm liên quan chặt chẽ đến nhau, có ảnh hưởng chính đếncảm giác của con người Qua quan trắc và nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác lậpđược một số chỉ tiêu gọi là chỉ tiêu sinh trắc khí hậu để đánh giá mức độ thuận lợi

về mặt khí hậu đối với hoạt động du lịch Tùy thuộc vào từng vùng khí hậu mà conngười có thê hoặc không thể thích nghỉ với khí hậu nói nơi con người sống lâu daihay tạm thời Nhiều yếu tố khí hậu có thể tham gia vào quá trình hình thành cácbệnh do thời tiết, khí hậu

Tính mùa vụ của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu Cácvùng khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau do ảnh hưởng của thành phần

khí hậu.

1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan

* Năng lực bộ máy quan ly

Là nhân tố ảnh hưởng lớn hết sức quan trọng đến việc phát triển du lịch,năng lực của bộ máy quan lý du lịch thé hiện ở khả năng thực thi các nội dung củaquản lý du lịch; ở sự phối hợp giữa các bộ phận trong bộ máy, giữ bộ máy quản lý

du lịch với các cơ quan, đơn vị quản lý khác có liên quan đến ngành du lịch; ở trình

độ, phẩm chất đạo đức, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong bộ

máy quản lý du lịch.

Du lịch cộng đồng đang là hướng đi thoát nghèo đối với những vùng khó

khăn Với một địa phương là vùng núi, còn đặc biệt khó khăn về cơ sở vật chất và

nghèo nàn về thông tin Cộng đồng ở đây da số là những người dân tộc thiêu số, cònhạn chế về nhiều mặt thì nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân là vấn đềthách thức lớn đối với phát triển du lịch cộng đồng Nhận thức của cán bộ làm côngtác du lịch có tác động đến hướng đi, kế hoạch và hành động trong tương lai đối với

du lịch của địa phương Cán bộ có nhận thức hạn chế về phát triển du lịch cộngđồng sẽ kìm hãm ngành du lịch của địa phương với những kế hoạch chệch hướng vàkhông phù hợp.

* Von dau tư cho phát triển du lịch

Dé phát triên du lịch cân phải có nhiêu nguôn lực, trong đó có nguôn lực vê

26

Trang 37

vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng Đề phát triển du lịch, vốn là một điều kiệnkhông thể thiếu.

Vốn được dùng dé đầu tư kết cầu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụcho phát triển du lịch và nhu cầu của du khách; dùng để đầu tư chỉnh trang cácđiểm, khu du lịch, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, du lịch tâmlinh, mở ra các tour, tuyến du lịch và đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, cáclàng nghề truyền thống phục vụ du lịch Ngoài ra, vốn còn được dùng dé tuyêntruyền, quảng bá du lịch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, nhân viên và ngườilao động phục vụ du lịch và phục vụ công tác quản lý du lịch, đầu tư bảo vệ môitrường du lịch.

Ngân sách nhà nước cần dùng một tỷ lệ thích đáng để đầu tư phát triển dulịch, tập trung dau tư những lĩnh vực có quy mô lớn như kết cau hạ tầng kinh tế xãhội Mặt khác cần đây mạnh xã hội hóa nguồn vốn đầu tư của phát triển du lịch, kêugọi sự đầu tư của các tô chức và cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch nhằmgiảm bớt ghánh nặng ngân sách và tăng được nguồn lực cho dau tư phát triển dulịch bền vững

* Phương tiện phục vụ quản lý

Phương tiện phục vụ quản lý có ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với khu,điểm du lịch Để quá trình quản lý du lịch diễn ra hiệu quả, chính xác hơn, phản ánhđúng thực tế hơn đòi hỏi Nhà nước cần phải trang bị những phương tiện, công cụcần thiết chăng hạn như máy tính, máy in, mạng internet và các phần mềm côngnghệ mới hỗ trợ quản lý, kinh phí hoạt động nghiên cứu, điều tra Nếu phương tiệnphục vụ quản lý không đầy đủ, không hiện đại hóa thì hiệu qua quan lý khó có théđạt được ở mức cao.

* Cơ sở hạ tangPhát triển du lịch cộng đồng đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chấtphù hợp Dé phát triển du lịch cộng đồng, cần phát tiên mạng lưới giao thông, điện,nước, thông tin liên lạc dé khách du lịch dễ dàng tiếp cận điểm đến du lịch cộng

đồng và có thé đi lại, sinh hoạt tại điểm đến du lịch cộng đồng Ngoài ra, hệ thống

cơ sở lưu trú, ăn uống, y tế, thương mại cùng cần phát triển với điều kiện tối thiểu,

tương xứng với mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại điểm đến

27

Trang 38

* Hoạt động xúc tiễn quảng báXúc tiễn quảng bá hình ảnh, tiếp thị có vai trò quan trọng đối với việc tạodựng hình ảnh của điểm du lịch và thu hút khách tới du lịch Sức mạnh của hình ảnhtiếp thị có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực hoạt động của điểm du lịch Vìvậy, cần đầu tư ngân sách của chính quyền chi cho công tác tiếp thị du lich và tăng

cường tải liệu quảng cáo hoặc trang website.

1.2.5 Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch cộng đồng

* Tiêu chí về tổ chức dau tư, huy động vốn dau tư phát triển cơ sở hạ tang du lịch

- Sử dung nguôồn vốn ngân sách cho phát triển du lich cộng đồng phải đảm bảo tính hợp lý, có sự lồng ghép nguồn vốn từ dự án của các ngành liên

quan.

- Huy động được các nguồn vốn xã hội hóa cho phát triển du lịch cộng đồng, gia tăng nguồn vốn từ các doanh nghiệp và người dân địa phương giành cho du lịch cộng đồng.

* Tiêu chí về phát triển nhân lực cho du lịch cộng đồng

- Phải đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu, ngành nghề và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cộng đồng (đủ về mặt số lượng, có chất lượng cao, cơ cấu hợp lý, đúng ngành nghề đào tạo tại các trường chuyên ngành về du lịch).

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải hướng tới thực hiện chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch theo bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, đáp ứng được các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (có kỹ năng thuyết trình, ngoại ngữ tốt, có hiểu biết về văn hóa, con người, phong tục tập quán địa

phương ).

- Ngày cảng khuyến khích được lao động có chất lượng về làm việc tại

địa phương, đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về du lịch.

28

Trang 39

* Tiêu chi về quản lý tài nguyên du lịch và xây dựng cơ sở hạ tang phục

vụ phát triển du lịch cộng đồng

- Việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch bảo vệ tài nguyên, môi trường phải gắn với các chương trình, dự án phát triển du lịch, không làm phá vỡ

cảnh quan, môi trường sinh thái.

- Có sự tăng cường tuyên truyền quảng cáo, dao tao, giáo dục ý thứcbảo vệ môi trường cho người dân và khách du lịch

- Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý môi trường, giảm thiểu những tác động tiêu cực của môi trường tới danh lam thắng cảnh

- Có năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đối với miền núi đó là khả năng ứng phó với lũ lụt, lũ quét, lũ ống, xói mòn đất, cháy rừng.

* Tiêu chí về liên kết trong du lịch cộng đồng

- Có sự tăng cường hợp tác với các địa phương, với quốc tế trong phát triển du lịch cộng đồng, tăng cường hợp tác về nguồn nhân lực du lịch, về tour, tuyến du lịch

- Mở rộng thị trường, xây dựng chiến lược xúc tiến phù hợp theo từng

giai đoạn

- Có sự liên kết giữa các cộng đồng dân cư trong việc quản lý và khai

thác tài nguyên du lịch

29

Trang 40

* Tiêu chí về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch cộng dong

- Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, toan

diện (thường xuyên theo năm, định kỳ theo quý, tháng) Phải bảo đảm toàn

diện trên tất cả các nội dung: quy hoạch, đầu tư, xúc tiến, quảng bá

- Phát hiện và xử lý kip thời các vi phạm trong hoạt động du lịch cộng

đồng, có chế tài xử phạt nghiêm minh, tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp,

hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, khách du lịch để sảy ra sai phạm.

1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của một số địa phương và bàihọc rút ra cho huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương

* Kinh nghiệm của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Thị xã Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai, cách Hà Nội 370 km, bắt đầu phát triển dulịch vào những năm 1990 Sa Pa nồi tiếng với phong cảnh đẹp, khí hậu dễ chịu, bảnsắc văn hóa và các phong tục tập quán của các dân tộc thiêu số trong vùng Du lịchbắt đầu phát triển tại Bản Hồ vào năm 1997 nhờ các công ty điều hành du lich tạiđịa phương ở Sa Pa Ban đầu, Bản Hồ chỉ là một điểm dừng chân trong các tuyến

du lịch đi bộ dài ngày Dân địa phương chỉ đơn thuần bán cho du khách đồ uống vàbánh kẹo Năm 2020, do được cấp phép kinh doanh nhà nghỉ, một số hộ gia đình tạiđịa phương có thể tham gia cung cấp dịch vụ nhà nghỉ Theo thống kê của Sở Vănhóa - Thể Thao và Du lịch Lào Cai, năm 2022 có hơn 6000 du khách tới thăm Bản

Hồ, 10% trong số đó có sử dụng dich vụ nhà nghỉ

Đề phát triển du lịch cộng đồng, thị xã Sa Pa đặc biệt quan tâm đến công tác

phát triển nguồn nhân lực làm du lịch cộng đồng Tại Sa Pa, công tác xây dựngchiến lược phát triển nguồn nhân lực phải luôn đảm bảo tính phù hợp với nhu cầuphát triển du lịch, trong đó tập trung vào các hình thức đào tạo dài hạn, ngăn hạn,

tham quan nghiên cứu học tập kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ xã, cán bộ ban quản

lý du lịch cộng đồng, cán bộ phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Thị xã Sa Pa cũngphối hợp chặt chẽ với các trường đại học, cao đăng (hiện nay đã phối hợp với

30

Ngày đăng: 08/10/2024, 11:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN