1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

kiện kích thích phát triển giao thông quốc tế, mà khi đó, giao thông quốc tếđược coi là cầu nối cho mọi hoạt động kinh tế quốc tế.Tại Việt Nam, từ khi đất nước tiến hành mở của nền kinh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYÊN DUY ANH

TINH PHU THO

LUAN VAN THAC SI QUAN LY KINH TE

CHUONG TRINH DINH HUONG THUC HANH

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

NGUYÊN DUY ANH

Chuyén nganh: Quan ly kinh té

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ” là công

trình nghiên cứu của riêng tôi Những tài liệu tham khảo và số liệu được sửdụng trong luận văn này đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính tin cậy,

chính xác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Học viên xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Ciám hiệu Trường Dai học

Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đãcung cấp kiến thức, đã giúp đỡ học viên trong quá trình học tập nghiên cứu.

Học viên xin bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Tran Quang Tuyến, làngười trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho học

viên những kiến thức cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian nghiên

cứu va hoàn thành luận văn.

Học viên xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, những người thân, bạn bè đãđộng viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình học

tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm on!

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CHU VIET TAT - - - tt +x#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerxrrerkrreree iDANH MỤC BANG BIÊU eesscsscssssssessessessessssssssssssessessessessecsessussssssessesseesecaes iiPHAN MO DAU W.eeccsessessssssesssessssssessssssecsuessesssessesssecsusssecsusesecsuessecsuessessseeseeeses |

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN vA THUC TIEN VE PHÁT TRIEN DU

1.1 Khái niệm về du lịch va phát triển du lịch ¿-¿-s+s+s+s+x+e+xsesrererrsrs 6

LLL Khai nid AU 6n ốổn ngốc 6

1.1.2 Phát triển AU ViCNecseeseessesssessssssessssssesssesseessssseesusssessessesssecsieasesseeasessees 71.2 Nội dung phát triển đu lịch 2-5-5 ©x+x+£xc2E+E+zxerxerxerxerxee 12

1.2.1 Diéu kiện để phát 072/8:/7N171/ 880A 121.2.2 Quản lý nhà nước đối với dụ lịch cc©5ecscctccterkerxrrerrssred 201.2.3 Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch 2-2 2 ©secsecs+xzxersees 231.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trên thế giới: 25

1.3.1 Kinh nghiệm của Thái LAH - c5 + +ekE+eexeeeeeexeeers 25

1.3.2 Kinh nghiệm cud (ŠÏHØŒDOV cv kEkEskkskkskrsre 27

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt NGIH 55s +++£+ssv+sex++ 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌGIAI DOAN 2011 — 2(0177 ¿- 2-22 E£+SE+EE2EEEEEESEEEEEEEEE2E12E1 21121 Eecrki 322.1 Khái quát về các giai đoạn phát triển du lịch và điều kiện phát triển du

lich tinh Phu Tho ‹‹-‹-1lIlI 32

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của du lịch

Trang 6

2.2.2 Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch 512.2.3 Thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch tự

nhiên, bảo vệ môi trường sinh ANAL - sssssskk + kE+svEseekseeeseeeese 59

2.3 Tén tại, hạn chế và nguyên nhân ¿2-2 2 2 2+E+£E+EE+E+zEzErxee 60

2.3.1 TOn tại, hạn Chế ceecececcccscscscesssesssesesvsvscsuesssesssesvavsvsvevssusacacscstscavsvevees 60

2.3.2 (+ 20) nnẦẦẦ 62

2.3.3 Bài học kinh nghieM:e cccccccccsccessccsscceseceseceseeeseceeceseceseeeeseseaeseneeeseees 63

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HUONG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN DU LICHTINH PHU THO DEN NĂM 2020 2-2-©5¿©2++2E+2ExtEEerxrrrrerrere 64

3.1 Phurong hu6ng ChUNG 117 Ả 64

3.1.1 Dự bdo nhân tô ảnh hưởng đến phát triển du lịch đến năm 2020: 64

3.1.2 Phương hưỚng, MUC ẲÏÊH cv tk ru 65

3.3 Một số giải pháp phát triển du lich Phú Tho đến 2020 - 69

3.3.1 Tập trung huy động các nguôn vốn, nguồn lực đầu tư hình thành hệthong hạ tang then chốt các trung tâm du lịch trọng điểm 693.3.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo nguôn nhân lực du lịch đáp ứng với mụctiêu, yêu cau phát triển du lịch trong những năm tiếp theo - 703.3.3 Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các cơ chế chỉnh sách đặc thù đểtạo môi trường thuận lợi đầu tư, phát triển dụ lịCh -ccce+ecesrresea 713.3.4 Tập trung dau tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của tinh,khai thác hiệu quả tour, tuyến du lịch của tỉnh - + 5secs+cczcscsee 72

3.3.5 Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước về du lich 723.3.6 Tang cường các hoạt động xúc tiễn, quảng bá du lịch 723.4 Đề xuất, kiến nghị đối với Tinh ủy, HĐND, UBND tinh và Sở Văn hóaThẻ thao và Du lich tỉnh Phú Thọ c¿-c55cccccvxererrrxerrrrrerrrrrrrrree 730n 75TÀI LIEU THAM KHẢO -¿- -5sS‡SE+E‡EEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrErrxererxee 76

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

STT Viết tắt Nguyên nghĩa

1 |GRDP Tổng sản phẩm trong tinh

2 |TNHH Trách nhiệm hữu hạn

3 | VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch

4 |VQG Vườn Quốc gia

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

ST

T Bảng Nội dung Trang

1 | Bang2.1 | Tổng số cơ sở lưu trú giai đoạn 2011 - 2017 45

Khách du lịch đến tỉnh Phú Thọ giai đoạn 20112 Bảng 2.2 46

Trang 9

PHAN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế phát triểnnhanh chóng và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam vànhiều quốc gia trên thế giới Phát triển du lịch không những mang lại hiệu

quả kinh tế cho bản thân ngành du lịch mà còn là động lực thúc đây sự phát triển

kinh tế xã hội của đất nước Từ những năm cuối của thế kỷ XX, Đảng và Nhànước ta đã từng bước coi trọng sự nghiệp phát triển du lịch và coi đó là ngành kinhtế mũi nhọn của đất nước Mục đích của phát triển du lịch không chỉ vì lợi nhuậnkinh tế mà điều quan trọng là du lịch đã trực tiếp góp phần nâng cao vị thế, hìnhảnh của quốc gia, hình ảnh về đất nước con người Việt Nam đối với các nướctrong khu vực và trên thế giới Thông qua các hoạt động du lịch, du khách có dịphiểu hơn về đất nước, con người, kinh tế, văn hóa, xã hội của điểm đến Việt Namngày càng trở thành điểm đến hap dan của khách du lịch quốc tế.

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam được biếtđến là vùng đất Tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam; có di tích lịch sử ĐềnHùng, nơi thờ tự các Vua Hùng, tổ tiên của dân tộc Việt Nam và kho tang disản văn hóa vật thé và phi vật thể có giá tri lịch sử văn hóa lâu doi, trong đó có

di sản "Hát Xoan Phú Tho" va di sản "Tin ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở

Phú Thọ" đã được Tổ chức Văn hóa Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc(UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thé đại diện của nhân loại PhúThọ hội tụ nhiều tiềm năng phát triển du lịch bởi sự đa dạng, phong phú về tàinguyên du lịch, thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông Đây cũng là cơ sở, điềukiện để Phú Thọ có thể trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia.

Cùng với sự phát triển du lịch cả nước, du lịch Phú Thọ cũng đã có bướcphát triển đáng khích lệ Lượng khách thăm quan đến với Phú Thọ có mức tăngtrưởng cao, số lượng các doanh nghiệp du lịch ngày càng nhiều, doanh thu du

Trang 10

lịch ngày càng tăng Tuy vậy, du lịch Phú Thọ phát triển chưa tương xứngvới các điều kiện và tiềm năng vốn có, sự phát triển nhìn chung vẫn còn mangtính tự phát, lượng du khách đến Phú Thọ hàng năm rất đông, nhưng chủ yếuvề thăm viếng Đền Hùng dip lễ hội, khách lưu trú và chi tiêu cho các dịch vụrất ít Các doanh nghiệp du lịch mới chỉ tập trung khai thác du lịch ở các vùngđô thị, chưa chú ý đến các khu vực ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn,miễn núi, nơi có nhiều tiềm năng dé khai thác, phát triển thành những khu du

lịch tập trung, mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế Sự cạnh tranh về du lịchtrong nước và khu vực ngày càng trở nên gay gắt, yêu cầu về phát triển dulịch bền vững, vấn đề bảo vệ tải nguyên, môi trường du lịch, bảo vệ di sản vănhóa, ngày càng trở nên cấp thiết Trước xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽcủa đất nước, cũng như thực tiễn của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ đòi hỏi phảicó biện pháp phát triển và phát triển bền vững tương xứng với tiềm năng sẵn

công tác tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh Phú Thọ, Ban chỉ đạo phát

triển du lịch Phú Thọ, theo dõi lĩnh vực Văn hóa - Thé thao và Du lịch, đượcgiao nhiệm vụ phối hợp với các ngành, địa phương trong tỉnh nghiên cứu,đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch của tỉnh trong

Trang 11

những năm tới, làm cơ sở để tiếp tục xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Quyhoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến 2030.Từ nhiệm vụ được giao va yêu cầu nghiên cứu thực tế, học viên đã chọn đềtài: “Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ” đề làm luận văn tốt nghiệp.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

s* Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và dé xuấtgiải pháp thúc đây nhanh quá trình phát triển du lịch của tỉnh, nhằm mang lạihiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảmnghèo cho nhân dân trên quê hương đất Tỏ, đồng thời bảo vệ môi trường chophát triển bền vững

+* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng hợp một số nội dung cơ sở lý luận cơ bản về du lịchvà quản lý nha nước nhằm phát triển du lịch;

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và quản lý nhà

nước nhằm phát triển du lịch tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2017

- Xây dựng định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịchtrên dia ban tinh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

3 Đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu

s* Đối tượng nghiên cứu

Quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch ở địa phương cấp tỉnh.

s* Phạm vi nghiên cứu

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng vàxã hội hóa cao Phát triển du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu t6 chủ quan vàkhách quan Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu, luậnvăn này tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản của phát triển du lịch

Trang 12

trên địa bàn tinh Phú Thọ trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017, đề xuấtgiải pháp phát triển du lịch đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

s* Câu hỏi nghiên cứu

Đề đạt được những van dé nghiên cứu, luận van đặt ra các câu hỏi

nghiên cứu sau:

+ Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 — 2017

diễn ra như thế nào?

+ Cần có những giải pháp nào nhằm phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

trong thời gian tới.

4 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập những tai liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, sắp xếp và xửlý tài liệu một cách có hệ thống, phân tích từng nội dung đưa ra những kếtluận đúng đắn nhất

Thông tin số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợpcho phù hợp với mục đích của từng phần Quá trình tổng hợp thể hiện baoquát nhất về du lịch Phú Thọ Qua phân tích, các thông tin được chắt lọc vớiđộ tin cậy và mang lại hiệu quả cao nhất

Qua phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm tích lũy tài liệu thực tế vềsự hình thành phát triển và đặc điểm của tô chức lãnh thé du lịch Trong quátrình thực hiện luận văn, phương pháp này rất được coi trọng vì nó phản ánhthực tiễn khách quan của đề tài nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp thống kê sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiếnhành thống kê, sắp xếp cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gianvề quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của ngành du lịch

Phú Thọ.

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, tiêu luận

Trang 13

còn có ba chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịchChương 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2017Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Thọđến năm 2020.

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE PHAT TRIEN DU LICH

1.1 Khái niệm về du lịch và phát triển du lịch

1.1.1 Khái niệm du lịch

Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hộipho biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển,trong đó có Việt Nam, đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho con người Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngànhkinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Chính vì vậy, du lịch trởthành một đề tài hấp dẫn và trở thành vấn đề mang tính toàn cầu Nhiều quốc

gia phát triển trên thé giới đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉtiêu để đánh giá chất lượng cuộc sống.

Mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu và phát triển rất nhanhtrong cuộc sông của loài người nhưng cho đến nay, khái niệm du lịch có nhiều

cách hiểu do được tiếp cận đưới nhiều góc độ khác nhau

Định nghĩa đầu tiên về du lịch xuất hiện tại Anh, cho rằng: “Du lịch là sựphối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mụcđích giải trí Động cơ chính là sự giải trí” (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị MinhHoà (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch (tái bản lần thứ nhất), Nxb Đại họcKinh tế quốc dân, Hà Nội, tr13).

Theo UNWTO, Du lịch là một hiện tượng văn hóa, xã hội và kinh tếđòi hỏi sự đi chuyển của con người đến những quốc gia hay những địa điểmkhác bên ngoài khu vực sinh sống thường ngày của họ cho mục đích cá nhânhoặc công việc Những người này được gọi là du khách (mà có thé là khách

du lịch hoặc người đi chơi, người cư trú hoặc không cư trú) và du lịch đã thực

Trang 15

hiện những hoạt động đó cho họ, một sé trong đó có liên quan đến chỉ tiêu du

lịch (UNWTO (2008), “Understanding Tourism: Basic Glossary”.

Theo Luật Du lich ban hành năm 2017 thi du lịch được hiểu là: “Dulịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến di của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứngnhu cau tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tim hiểu, khám phá tài nguyên dulịch hoặc kết hop với mục dich hợp pháp khác ” (Khoản 1, Điều 3, Luật du

lịch 2017).

Tại hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Otawa, Canada, các chuyên

gia đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi

ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một

khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tô chức du lịch quy địnhtrước, mục đích của chuyến đi không phải là dé tiến hành các hoạt động kiếmtiền trong phạm vi vùng tới thăm” (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoa

(2009), Giáo trình Kinh tế du lịch (tái bản lần thứ nhất), Nxb Đại học Kinh tếquốc dan, Hà Nội, tr15)

Trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịchtrên thế giới và Việt Nam, học viên khái quát định nghĩa du lịch như sau: “Dulịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du

lịch, sản xuất, trao đôi hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp nhăm đáp

ứng về nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, tham quan và cácnhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích về kinhtế, chính trị - xã hội thiết thực cho quốc gia và toàn xã hội”.

Trang 16

của ngành du lịch cùng với sự thay đổi chất lượng và cơ cau ngành du lịchtheo hướng tiến bộ và hiệu quả Phát triển du lịch đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu của du khách, đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng

cao và mở rộng lợi ích cho địa phương, nước làm du lịch, cho doanh nghiệp

hoạt động du lịch và người dân”.

Phát triển du lịch liên quan rất chặt chẽ tới việc tổ chức lãnh thé dulịch, khai thác tiềm năng của môi trường tự nhiên, các danh lam, thăng cảnh,các giá trị văn hóa, lịch sử, nhân văn gắn liền với lãnh thô du lịch đó Do vậy,thành phan, tinh đa dang và chất lượng lãnh thé du lịch có vai trò quan trọngđối với phát triển du lịch Phát triển du lịch cần được tô chức thực hiện đảmbảo phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với đặc điểm kinh tế, vănhóa, địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế, trong có xác định rõ các dia bantrọng điểm tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch; tăng cườngkhai thác các yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng củavùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng dé phát triển các sản pham du lich

đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng.

Đầu tư phát triển du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng caonăng lực, chất lượng cung ứng các dịch vụ du lịch; tăng cường dau tư kết cấuha tang, xúc tiền quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch Các chương trìnhưu tiên cần tập trung đầu tư như: Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch;

Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảngbá du lịch; Chương trình phát triển thương hiệu du lịch; Chương trình (Đề án)

phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vv Để thực hiện những nội

dung, chương trình nêu trên cần có các giải pháp mang tính triệt để từ phíaNhà nước Trước hết cần hoàn thiện và ban hành các chính sách thu hút,khuyến khích đầu tư phát triển, tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khuvực tư nhân, khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp và cộng

Trang 17

đồng, tăng cường kiểm soát chất lượng và tôn vinh thương hiệu, huy động tốiđa nguồn lực về tài nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài nước và các hoạtđộng xúc tiến quảng bá, hình thành các doanh nghiệp du lịch có thương hiệunổi bật.

1.1.2.2 Vai trò và sự can thiết phải phát triển du lịch

Việc phát triển du lịch sẽ tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thunhập quốc dân và tăng thêm tong sản phâm quốc nội Đồng thời tham gia tíchcực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng Hay nóicách khác du lịch tác động tích cực vào việc cân đối cấu trúc thu nhập và chi

tiêu của nhân dân theo các vùng.

Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cô sức khoẻ của nhân dân laođộng và như vậy góp phần tăng năng suất lao động xã hội Ngoài ra, du lịch

nội địa giúp việc sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch quốc tế

hợp lý hơn Vào trước và sau thời vụ du lịch, khi khách quốc tế vắng có thé sử

dụng cơ sở vật chất kỹ thuật ay vào phục vụ khách du lịch nội dia Theo cach

đó vừa có tác động thúc day sự phát triển của du lịch nội địa vừa tận dụngđược cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có

Việc phát triển du lịch quốc tế tác động tích cực vao việc làm tăng thunhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng vai trò lớn trong việc cân bằngcán cân thanh toán quốc tế Cùng với hàng không dân dụng, dịch vụ kiêu hối,cung ứng tau biển, dịch vụ viễn thông quốc tế, chuyên giao công nghệ và cácdịch vụ thu ngoại tệ khác thì du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốcgia một lượng ngoại tệ không lồ Đây là tác động trực tiếp nhất của hoạt độngdu lịch đối với nền kinh tế quốc dân, nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế

giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm từ hoạt động du lịch.

Du lịch cũng là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao Tính hiệuquả thé hiện ở chỗ du lich là một ngành kinh tế xuất khâu tại chỗ những hàng

Trang 18

hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế,nông lâm sản Khi các hàng hoá này được bán cho khách du lịch quốc tế sẽkhông phải chịu sự tác động của các rào cản thương mại và hàng rào thuế quan.

Du lich không chỉ là ngảnh xuất khẩu tại chỗ mà còn là ngành xuấtkhâu vô hình hàng hoá dịch vụ Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và ánhnăng mặt trời, những giá trị của những di tích lịch sử văn hoá, tính độc đáotrong truyền thống phong tục tập quán mà không bị mat đi qua mỗi lẫn bánmà nó còn được tăng lên nếu chất lượng phục vụ cao Sở dĩ có hiện tượng trên

là do ngành du lịch bán cho khách hàng không phải bản thân các tài nguyên

du lich mà là các giá tri, các khả năng thoả mãn nhu cầu đặc trưng của khách

du lịch được chứa đựng trong tài nguyên du lịch.

Với hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hoá và dịch vụ đembán thông qua các hoạt động du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, do tiếtkiệm được đáng kế các chỉ phí đóng gói, bao bi, thuế xuất nhập khẩu,có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi suất cao do các hoạt động du lịch là hoạt

động có khả năng thanh toán cao.

Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Quy luậtcó tính phổ biến trong qua trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiệnnay là tỷ trọng các ngành dịch vụ ngày càng chiếm ty lệ cao trong tông sảnphẩm quốc dân và khả năng tạo việc làm cho người lao động Do vậy, các nhàđầu tư khi tìm kiếm các cơ hội kinh doanh thường chọn du lịch dé đầu tư vìnó đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh

chóng so với các ngành công nghiệp.

Du lịch góp phan củng có va phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế,thông qua các hoạt động cụ thể thông qua các tổ chức kinh doanh du lịch

thuộc khu vực chính phủ hay phi chính phủ sẽ có tác động tích cực trong việc

hình thành các mỗi quan hệ quốc tế Du lịch quốc tế phát triển cũng tạo điều

10

Trang 19

kiện kích thích phát triển giao thông quốc tế, mà khi đó, giao thông quốc tếđược coi là cầu nối cho mọi hoạt động kinh tế quốc tế.

Tại Việt Nam, từ khi đất nước tiến hành mở của nền kinh tế đất nước,các hoạt động du lịch, nhất là du lịch quốc tế đã góp phan tạo nên một cau nốigiao lưu kinh tế, góp phần tích cực cho tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hìnhảnh đất nước, con người, sản phẩm du lịch Việt Nam đến với thế gidi.

Về mặt xã hội, hoạt động du lich góp phan giải quyết công ăn việc lam

cho người lao động, người nông dân những lúc nông nhàn Du lịch với tính

chất là ngành kinh tế tng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóacao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thônmà không cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tíchlũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hiện nay tỷ lệ hộ kinh tế làmdịch vụ trong nông thôn mới chỉ chiếm 11,2% Tiếp tục khuyến khích pháttriển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt van dé:tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cau hạ tang nông thôn, từđó, làm thay đổi cơ câu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăngtỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Du lich làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển.Thông thường tài nguyên dé phát triển du lịch nhất là du lịch thiên nhiên, dulịch sinh thái thường có ở những vùng sâu, xa, vùng núi, hải dao dé khaithác được các tải nguyên này thì cần đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹthuật phục vụ hoạt động du lịch, các hoạt động đầu tư này sẽ làm thay đổi bộmặt kinh tế - xã hội của địa phương đó, điều này sẽ góp phần làm giảm sự tập

trung dân cư ở những khu đô thị lớn, đang trở nên quá tải.

Du lịch là phương tiện truyền thông, quảng bá hình ảnh của nước chủnhà một cách hiệu quả Về mặt kinh tế, du lịch sẽ trở thành phương tiện

11

Trang 20

truyền bá hữu hiệu cho hàng hoá nội địa ra nước ngoài thông qua du khách.Về mặt xã hội thì du lịch sẽ làm công tác tuyên truyền, quảng bá cho cácthành tựu kinh tế kỹ thuật, phong tục tập quán, hình ảnh tốt đẹp của đất nướcvới bè bạn quốc tế.

Du lịch đánh thức các nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống của nhiềuquốc gia, nhiều địa phương Bởi khi đến du lịch du khách rất thích mua các đồthủ công, mỹ nghệ truyền thống của đất nước sở tại về làm kỷ niệm, làm quà

tặng cho người thân.

Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung của toàn xã hội, của ngườidân thông qua việc tiếp xúc với người ở địa phương khác, khách nước ngoài

Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, cácdân tộc, tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ thân thiện giữ các vùng vàcác quốc gia.

1.2 Nội dung phát triển du lịch1.2.1 Điều kiện để phát triển du lịch

Sự phát triển của du lịch đòi hỏi những điều kiện khách quan cần thiếtnhất định Một số điều kiện là cần thiết, bắt buộc phải có đối với tất cả cácvùng, các quốc gia muốn phát triển du lịch Đó là hệ thống các điều kiện

chung, cần thiết dé phát sinh ra nhu cầu di du lich và đảm bảo thành công mộthành trình du lịch Các điều kiện này có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động dulịch Có một số điều kiện khác là cần thiết, mang tính đặc thù dé phát triểnmột loại hình du lịch tại một điểm, tại từng vùng du lịch nhất định Nhữngđiều kiện này có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động du lịch của một địaphương, một vùng, một quốc gia.

12

Trang 21

1.2.1.1 Điều kiện chung

Trong các điều kiện được coi là điều kiện chung sẽ bao gồm 2nhóm điều kiện Nhóm I, là nhóm có các điều kiện ảnh hưởng nhiều hơn đếncác hoạt động đi du lịch và nhóm 2, là nhóm các điều kiện ảnh hưởng nhiềuhơn đến các hoạt động kinh doanh du lịch.

+ Nhóm các điều kiện anh hưởng nhiều hơn đến các hoạt động di du lịch:- Thời gian rảnh rỗi của nhân dân, muốn thực hiện một hành trình dulịch điều cần thiết phải có thời gian Do vậy, thời gian rảnh rỗi của người dânlà một điều kiện bắt buộc Tuỳ vào quy định của luật pháp về lao động củamỗi quốc gia mà thời gian được nghỉ của mỗi nước là khác nhau Chính thời

gian được nghỉ của người lao động sẽ được giành một phần cho các hoạt độngnghỉ ngơi, giải trí, hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động du lịch Do vậy, décó thé phat trién manh mé cac hoat động du lịch cần nghiên cứu một cách đầyđủ cơ cau thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, thời gian rảnh rỗi của conngười dé họ có được một cơ cấu thời gian hợp lý

- Mức sống về vật chất và trình độ văn hoá chung của người dân cao.Mức sống về vật chất cao có liên quan đến mức thu nhập của ngườidân, đây là chỉ tiêu và điều kiện quan trọng để người dân có thể tham giahoạt động du lịch Con người khi muốn đi du lịch không chỉ cần có thời gianmà họ cần có tiến mới thực hiện được Khi họ đi du lịch và phải lưu trú ngoàinơi ở thường xuyên cũng như sử dụng rất nhiều các dịch vụ khác thì họ phảichi trả bằng tiền hoặc có khả năng thanh toán chi phí cho các dịch vụ đó Dovậy, phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn trong sựphát triển của du lịch Thông qua các nghiên cứu về đời sống của con ngườithì các nhà nghiên cứu đã chỉ ra răng mỗi khi thu nhập của người dân tăng thìsự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo, đồng thời có sự thay đổi trong cơ cấu tiêudùng du lịch Điều kiện vật chất của người dân phụ thuộc vào sự phát triển

13

Trang 22

của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước đó Vì nguyên nhân đó,những nước có điều kiện kinh tế phát triển sẽ đảm bảo cho người dân có mứcsống cao, một mặt có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất và tạo điềukiện phát triển du lịch trong nước, mặt khác, người dân nước này sẽ có điềukiện đi du lịch nước ngoài Trên thực tế đã có rất nhiều quốc gia trên thế giớicó rất nhiều tiềm năng về thiên nhiên và văn hoá dé phát triển các hoạt độngdu lịch, nhưng nên kinh tế lạc hậu, chậm phát triển khiến cho người dân nướchọ không có điều kiện về vật chat dé đi du lich.

Trình độ văn hoá chung của người dân, trình độ văn hoá chung của một

dân tộc luôn được đánh giá theo tiêu chí hệ thong giao duc va chat lượng cua

giao duc va dao tao Nếu trình độ chung của một dân tộc được nâng cao thìđộng cơ đi du lịch của họ sẽ cũng tăng lên Số người đi du lịch cũng tăng,lòng ham hiểu biết và tìm hiểu thế giới xung quanh cũng tăng nhanh và dầndẫn sẽ tạo nên thói quen đi du lịch ngày càng rõ rệt Mặt khác nếu trình độvăn hoá chung của một đất nước cao thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽbảm đảm chất lượng phục vụ du khách đến nước họ du lịch

- Điều kiện giao thông vận tải phát triển, ngay từ thời xa xưa điều kiệngiao thông vận tải đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch và ngàynay, giao thông vận tải đã trở thành điều kiện chính dé phát triển du lịch, đặcbiệt là du lịch quốc tế Điều kiện giao thông phục vụ cho phát triển du lịchkhông đơn thuần chỉ là mạng luới hạ tầng giao thông mà nó còn thê hiện ở cảsố lượng phương tiện phục vụ giao thông tăng nhanh và chất lượng giaothông Trong đó, chất lượng hoạt động giao thông vận tải thé hiện ở tốc độvận chuyền cho phép tiết kiệm tối đa thời gian của du khách Những vẫn phảiđảm bảo tối đa an toàn cho các chuyến đi cùng với sự tiện lợi nhất định

Với sự tiến bộ của hệ thống vận chuyền hành khách còn thé hiện ở sựphối hợp các loại phương tiện vận chuyền Điều đó có ý nghĩa lớn trong sự

14

Trang 23

phát triển du lịch Sự phối hợp này có ở hai mức độ, quốc gia và quốc tế Cảhai mức độ này đều có tác động lớn đến du lich, nó cho phép rút ngắn thời

gian chờ đợi ở các điểm tuyến và tạo điều kiện thuận lợi khi phải thay đổiphượng tiện Những điều này sẽ làm cho khách du lịch hài lòng.

- Không khí chính trị và hoa bình, ổn định trên thế giới, đó là điều

kiện đảm bảo cho việc mở rộng mối quan hệ của các chủ thé trên thé ĐIỚI.

Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế, sự giao lưu về du lịch giữa các nướctrong khu vực và trên toàn cầu không ngừng phát triển

Để phát triển du lịch, nếu chỉ hội tụ 3 yếu tố đã phân tích ở trên màkhông có điều kiện này thì hoạt động du lịch, nhất là du lịch quốc tế khôngthé phát triển được Do thiếu an toàn, rào cản nhập cảnh do yếu tố chính trị

+ Những điều kiện có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh du lịch:- Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, khả năng và xuhướng phát triển du lịch của một quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào tình hìnhphát triển kinh tế xã hội của đất nước Một đất nước chỉ có thể phát triển dulịch nếu họ tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất phục vụ cho các hoạtđộng va dịch vụ du lịch Còn nếu họ phải nhập khẩu phần lớn hàng hoá và

dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch thì việc phát triển du lịch sẽ rất khó khăn

- Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước và các điều kiện

bảo đảm an toàn cho du khách.

Tình hình chính trị hoà bình và ôn định của đất nước, là tiền đề cho sựphát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của đất nước Một quốc gia mặc

dù có nhiều tai nguyên về du lịch thi cũng không thé phát triển du lịch nếu ởđó luôn xây ra các các hoạt động bạo lực, xung đột, thiên tai gây ảnh hưởng

đên an toàn của người dân nói chung và của du khách.

15

Trang 24

Các điều kiện an toàn đối với du khách như tình hình trật tự, an ninh

xã hội, nạn khủng bố, xung đột sắc tộc, lòng hận thù dân tộc, đặc biệt là các

bệnh dịch

Những điều kiện chung dé phat trién du lich da néu 6 trén tac động mộtcách độc lập lên sự phát triển của du lịch Các điều kiện này ảnh hưởng đếndu lịch một cách tác rời nhau Do vậy, nếu thiếu một trong những điều kiện aythi su phat triển của du lich sẽ tri trệ, giảm sút hoặc ngừng han Tất cả cácđiều kiện ay dam bao cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch như mộthiện tượng kinh tế - xã hội đại chúng và lặp lại đều đặn

1.2.1.2 Điêu kiện đặc trưng

+ Điều kiện về tài nguyên du lịchNếu như chúng ta coi điều kiện chung như là điều kiện đủ dé phát triểndu lịch thì các điều kiện về tài nguyên du lich là điều kiện cần dé phát triển dulịch Một quốc gia, một vùng dù có trình độ phát triển kinh tế cao, môi trườngchính trị, văn hoá và xã hội phát triển nhưng không có tài nguyên du lịch thìcũng khó có thê phát triển du lịch Tiềm năng kinh tế có thé là vô hạn nhữngtiềm năng du lịch thì có hạn, nhất là đối với loại tài nguyên thiên nhiên Tàinguyên du lịch có thể do thiên nhiên ban tặng nhưng cũng có loại do conngười tạo ra, do đó có thể phân chia tài nguyên du lịch thành 2 nhóm tài

nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.

- Tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai

trò là những tài nguyên du lịch là địa hình địa dạng, khí hậu ôn hoà, động

thực vật phong phú, giầu tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi.

Địa hình, là nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnhở nơi đó Dé phát triển du lịch, điều kiện can thiết là địa phương phải có địa hình

da dang và những đặc diém tự nhiên như biên, rừng, sông, hô núi

16

Trang 25

Khí hậu, thì tuỳ thuộc vào việc phát triển loại hình du lịch và điều kiệntự nhiên ở địa phương thì sẽ cần những loại khí hậu phù hợp Nếu như gầnbiển, muốn phát triển du lịch biển thì cần khí hậu có số giờ nắng trung bìnhhàng năm cao Hoặc những vùng núi cao muốn phát triển du lịch trượt tuyếtvào mùa đông thì cần khí hậu hàn đới dé tạo tuyết vào mùa đông.

Thực vật, cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch Đặc biệtlà đối với những khu vực có thảm thực vật phong phú, đa dạng và quý hiếm thìsẽ thu hút được khách du lịch văn hoá đến tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên

Động vật cũng là nhân tố góp phần thu hút khách du lịch Nhiều quốcgia có có nhiều loại động thực vật quý hiếm đã thành lập khu bảo tồn, rừngquốc gia dé thu hút du khách đến thăm quan và nghiên cứu

Tài nguyên nước, nhưao hồ, sông, ngòi, đầm vừa tạo điềukiện dé điều hoa không khí, vừa tạo điều kiện dé phát triển nhiều loại hình dulịch và giao thông vận tải Bên cạnh đó, nhiều nguồn nước suối, nước khoángcó lợi cho sức khoẻ, tạo điều kiện cho du lịch chữa bệnh và nghỉ dưỡng

- Tải nguyên nhân văn, giá tri lịch sử, văn hoá, thành tựu chính tri va

kinh tế có giá trị đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, mộtvùng hoặc một quốc gia nào đó Những tài nguyên nhân văn này có sức hútđặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau

của chuyến đi

Các giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt đối với khách du lịch có hứngthú hiểu biết Các giá trị lịch sử này thường được chia thành 2 nhóm:

- Những giá trị lịch sử gắn liền với giá trị lịch sử chung của loài người.

Những giá trị này đánh thức những hứng thú chung và thu hút khách du lịch

với nhiều mục đích du lịch khác nhau

- Những giá tri lịch sử đặc biệt, những giá tri này thường không phải là

nồi tiếng lắm và nó thường thu hút khách du lịch đến nghiên cứu

17

Trang 26

- Tương tự như giá trị lịch sử, các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du

lịch với mục đích tham quan nghiên cứu Các giá trị văn hoá này thường là

các thư viện, viện nghiên cứu, viện bảo tàng, các triển lãm quốc tế, sân khấubiển diễn, olympic thé thao Các giá trị văn hoá không chỉ thu hút khách dulịch đến thăm quan, nghiên cứu mà còn thu hút đa số khách đi du lịch với mụcđích khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau và ở những nơi khác đến Hầu hếtkhách du lịch ở trình độ văn hoá trung bình đều có thé thưởng thức các giá trivăn hoá của đất nước mà mình tới thăm Do vậy, tất cả những thành phố cónhững giá trị văn hoá hoặc tổ chức những sự kiện văn hoá đều thu hút được

Sự phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch.Các tô chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phụcvụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch Phạm vi hoạt động của các tổchức này thường bao gồm kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, vậnchuyên khách du lịch, và các dịch khác.

- Các điều kiện về kỹ thuật, có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếpkhách du lịch, như hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, thông tin liên lạc và các

cơ sở vật chất hạ tầng xã hội liên quan khác:

18

Trang 27

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, bao gồm toàn bộ nhà của, phương tiệnvật chất kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thoả mãn nhu cầu của du khách

như khách sạn, nhà hàng, khu giải trí, của hàng, của hiệu, đường xá, cầu công,phương tiện vận tải, mạng lưới điện Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng

vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản pham du lịch Sựtận dụng hiệu quả các tai nguyên du lịch và việc thoả mãn nhu cầu của dukhách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội, là những phương tiện vật chấtkhông phải do các tô chức du lịch xây dựng nên mà là của toàn xã hội Đó là hệthống nhà ga, sân bay, bến cảnh, đường xá, cầu cống, hệ thống thông tin quốcgia, nhà hát, viện bảo tàng Cơ sở hạ tang kỹ thuật xã hội là đòn bay thúc daymọi hoạt động kinh tế xã hội của đất nước Đối với ngành du lịch thì cơ sở hạtầng kỹ thuật xã hội là yếu tổ cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng

cao chất lượng sản phẩm du lịch Mặt khác, phát triển du lịch cũng là một yếu tố

tích cực thúc đây, nâng cao, mở rộng cơ sở hậ tầng kỹ thuật xã hội của cả vùng

hay của đất nước Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội phục vụ đắc lực nhấtđối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin viễn thông, hệthống cấp thoát nước, hệ thống năng lượng điện Đây chính là cơ sở có tam quantrọng đặc biệt vì nó nằm sát ngay nơi du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du

lịch và trong trừng mực nào đó còn quyết chất lượng phục vụ du lịch.

- Điều kiện về kinh tế, các điều kiện về kinh tế liên quan đến sự sẵnsàng đón tiếp khách du lịch phải ké đến việc: Dam bảo các nguồn vốn dé duy

trì và kinh doanh du lịch Việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế với các bạn

hàng trong việc cung ứng vật tư cho tô chức du lịch.

+ Một số tình hình và sự kiện đặc biệtCó một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể thu hút khách du lịchvà là điều kiện đặc trưng dé phát triển du lịch Dé là các hội nghị thượng

19

Trang 28

đỉnh, các cuộc toạ đàm thế giới, các dạ hội, liên hoan, triển lãm tất cả cáchình thức này đều ngắn ngủi nhưng vẫn đóng vai trò có ích đối với sự pháttriển của du lịch Vai trò của sự kiện nay thé hién 6 hai mat:

Tuyên truyền, quảng cáo cho những giá tri lịch sử, văn hoá của đất

1.2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch

Quan lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hộivà hành vi của con người dé chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tớimục đích đã đề ra và đúng với ý chí của nhà quản lý Quản lý nhà nước vềdu lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, việc quản lý nhà nước vềdu lịch sẽ được thực hiện thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhauhoạt động trên các lĩnh vực kinh tế du lịch Như vậy ,có thể hiểu quản lý nhànước về du lịch như sau: “Quản lý NN về du lịch là sự tác động có t6 chức vàđiều chỉnh bằng quyên lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình, các hoạtđộng du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạtđộng du lịch trong nước và du lịch quốc tế nhằm đạt được các hiệu quả kinh

tế xã hội do nhà nước đặt ra ”.1.2.2.2 Vai trò quản lý nhà nước vé du lịch

Bất kỳ một hoạt động kinh tế - xã hội nào cũng cần có sự quản lý của

nhà nước để đảm bảo thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược củangành kinh tế đó Du lịch Việt Nam được xác định là một ngành kinh tế mũi

20

Trang 29

nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái,truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranhthủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tẾ, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm

cỡ của khu vực, phan dau đến năm 2020 du lịch Việt Nam được xếp vào nhómquốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực Như vậy, để đạt được mụctiêu quan trọng của ngành du lịch thì Nhà nước là chủ thế quản lý của mọi hoạtđộng kinh tế xã hội cần thê hiện vai trò quản lý của mình đề đảm bảo ngành dulịch phát triển đúng theo định hướng và mục tiêu đã định Vai trò của quản lýnhà nước đối với du lịch thé hiện cụ thé ở những nội dung cơ bản như sau:

- Một là, Nhà nước định hướng sự phát triển của du lịch bằng các chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng cácnguyên tắc của thị trường và đặc điểm cụ thé của hoạt động du lịch và ngànhdu lịch Cụ thể là Nhà nước không buông lỏng hay thả nổi công tác quyhoạch, kế hoạch, nhưng phải đôi mới công tác đó cho phù hợp với yêu cầu xãhội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tếquốc tế, phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh về du lịch và các hoạt động phục vụdu lịch của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia pháttriển kinh tế xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng Thông qua cácđịnh hướng, quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành du lịch Nhà nước sẽhướng cho các hoạt động du lịch phát triển theo hướng tích cực với việc khaithác hiệu quả và bền vững các tài nguyên du lịch nhất là các tai nguyên du lịchtự nhiên và lịch sử Đồng thời sẽ hạn chế được những mặt tiêu cực cũng như

các tác động xấu đến môi trường, văn hoá của các hoạt động du lịch

- Hai là, Nhà nước tạo môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợidé phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển kinh tế xã hội trong đó có du

lịch, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đăng, cạnh tranh lành mạnh, công

21

Trang 30

khai, minh bach có trật tự kỷ cương Đồng thời, chính Nhà nước là người sẽtham gia phân phối và sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý, đưa ra các

quy định về việc duy trì và bảo tồn các di sản văn hoá và tai nguyên du lịch.

- Ba là, Nhà nước hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kết cau hạ tầngphục vụ hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng, trong đó ngành du lịch cũngđược hưởng lợi như hệ thống đường xá, hệ thống cơ sở lưu trú, hệ thống ansinh xã hội Về mặt này, chắc chắn không có bất cứ một tổ chức, hay cá nhânnào ngoài nhà nước nảo có thể đảm nhiệm được toàn bộ, nhất là những hoạtđộng dau từ kết cau hạ tang du lịch

- Bốn là, điều hoà môi quan hệ giữa lợi ích giữa các bên và các ngànhliên quan đến hoạt động du lịch Trong hoạt động du lịch và rất nhiều các hoạtđộng kinh tế khác của đất nước có thé cùng sử dung chung các kết cấu hạ tangkinh tế - xã hội của đất nước, hoặc có nhiều loại tài nguyên, khu vực địa lýcùng là đối tượng khai thác, quản lý của các ngành kinh tế khác nhau Nếukhông có sự quản lý của Nhà nước thì các ngành kinh tế này sẽ tranh giành lợiích của nhau, và trong quá trình quản lý sẽ gây chồng chéo, và ngành nàocũng muốn dành cho mình những lợi ích thiết thực nhất mà không quan tâmtới lợi ích của toàn thé đất nước

Với việc thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý của mình, Nhà nướcta sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò quản lý của mình trong các lĩnh vực kinh tế -

xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng, Nhà nước sẽ là bà đỡ cho các

hoạt động kinh tế thị trường phát triển tối đa sức mạnh và mặt tích cực của nó,vừa là người hướng dẫn cho các hoạt động kinh tế khắc phục các mặt tiêu cựcdé phát triển theo bền vững.

1.2.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về du lịch

Nhà nước thực hiện quản lý về du lịch với những nội dung cơ bản sau:

22

Trang 31

- Xây dựng và tô chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vàchính sách phát triển du lịch;

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm phápluật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch;- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;

nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ;

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch pháttriển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch;

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du

lịch ở trong nước vả nước ngoài;

- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợpcủa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch;

- Cap, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm phápluật về du lịch

1.2.3 Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch

Một trong các bộ chỉ số có ý nghĩa tham khảo trong đánh giá tổng thévề phát triển du lịch là Bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu đo Hội đồng

du lịch toàn cầu (GSTC) xây dựng, bao gồm 4 nhóm chỉ số:

- Quản lý bền vững, hiệu quả, gồm: (1) Thực hiện một hệ thống quản lýbền vững lâu dài phù hợp với quy mô và thực lực, quan tâm giải quyết cácvấn đề về môi trường, kinh tế xã hội, văn hóa, chất lượng, sức khỏe và antoàn; (2) Tuân thủ pháp luật và các quy định quốc gia và quốc tế (như quyđịnh về sức khỏe, an toàn, lao động và yếu tố môi trường); (3) Nhân viênđược đào tạo định kỳ về vai trò trong quản lý các áp dụng về môi trường, kinh

tê xã hội, văn hóa, sức khỏe và an toàn; (4) Đánh giá sự hài lòng của khách

23

Trang 32

hàng để có sự điều chỉnh phù hợp; (5) Quang cáo sản phâm du lich đúng sựthật, cam kết bền vững và không hứa hẹn những điều không có; (6) Thiết kế,xây dựng, cải tạo và vận hành cơ sở hạ tang đảm bảo tuân thủ pháp luật, quyhoạch, tôn trọng di sản, sử dụng vật liệu địa phương; (7) Sở hữu hợp pháp đấtđai và tài sản theo các quy định pháp luật của địa phương: (8) Cung 51 cấpthông tin diễn giải về thiên nhiên, di sản, văn hóa cũng như hướng dẫn cáchứng xử phù hợp cho du khách khi tham quan tại điểm đến du lịch.

- Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương và giảmthiểu các tác động tiêu cực, gồm: (1) Tích cực ủng hộ cácsáng kiến phát triển

cơ sở hạ tầng xã hội và hỗ trợ phát triển cộng đồng: (2) Cộng đồng địa

phương được ưu tiên tuyên dung và đào tạo; ưu tiên sử dung hàng hóa và dichvụ sản xuất tại địa phương, trừ khi sản pham không phù hợp; (3) Tạo điềukiện cho các cơ sở sản xuất nhỏ của địa phương phát triển và bán các sảnphẩm bền vững dựa trên các đặc thù về thiên nhiên, lich sử văn hóa của khuvực; (4) Có quy tắc xử sự phù hợp với các hoạt động của cộng đồng bản địa;

(5) Chống bat kỳ hành vi khai thác và áp bức nào về thương mại và tình duc,đặc biệt đối với trẻ em, phụ nữ và người thiểu số; (6) Đối xử công bằng trongtuyển dụng các lao động phụ nữ và người dân tộc thiêu số, không được sửdụng lao động trẻ em; (7) Tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia vàquốc tế về quyền của người lao động; (8) Các hoạt động du lịch không đượcgây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản hay hệ thống vệ sinh của cộng đồng:(9) Các hoạt động du lịch không gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa

Trang 33

phép; (3) Đóng góp cho công tác bảo tồn di tích, tài sản giá trị lịch sử, vănhóa, khảo cô, có ý nghĩa tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp cận củacư dân địa phương; (4) Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địaphương khi sử dụng các yếu tố về nghệ thuật, kiến trúc hoặc di sản văn hóađịa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết ké, trang trí, âm thực.

- Tối đa hóa lợi ích đối với môi trường và giảm thiêu những ảnh hưởngtiêu cực, bao gồm: (1) Bảo tồn các nguồn tài nguyên (gồm: i Việc thực hiệnchính sách ưu tiên những sản pham thích hợp với địa phương, thân thiện vớimôi trường: ii Cân nhắc kỹ việc buôn bán hàng hóa khó phân hủy, giảm rácthai phát sinh; iii giảm thiểu sử dụng năng lượng, khuyến khích sử dụng nănglượng tái sinh; iv Tiết kiệm tiêu thụ nước và sử dụng nguồn cung bền vững,không ảnh hưởng đến các dòng chảy môi trường); (2) Giảm 6 nhiễm (gồm: i.Kiểm soát khí thải, hạn chế và giảm hiệu ứng nhà kính; 11 Nước thải phải

được xử lý và chỉ được tái sử dụng hoặc bỏ đi một cách an 52 toàn mà không

gây ảnh hưởng đến cho người dân địa phương và môi trường: iii Hạn chếchat thải không thé tai sử dung hay tái chế; iv Hạn chế sử dụng các hóa chấtđộc hại hoặc thay thé băng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ việcdự trữ, sử dụng, vận chuyên, xử lý hóa chất; v Áp dụng các quy định giảmthiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gâysuy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất); (3) Bảo tồn đa dạng

sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.

1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trên thế giới:1.3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Đối với du lịch Thái Lan, thì kinh nghiệm đầu tiên mà bất cứ nhànghiên cứu nao tiến hành nghiên cứu về du lịch của đất nước này đều thay họđã xây dựng cho ngành du lịch một chiến lược ưu tiên phát triển và chiến lượcưu tiên phát triển du lịch này phải thông qua một hệ thống cơ chế chính sách

25

Trang 34

đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực dé thực hiện, đưa du lịch phát triểnvới tốc độ cao và vững chắc Hệ thống cơ chế chính sách phải xuất phát từnhững đặc trưng của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liênvùng, xã hội hoá cao, mang tính toàn cầu hoá, khu vực hoá Du lịch càng pháttriển thì tính chất xã hội hoá của nó càng cao, sự liên ngành và phạm vi hoạtđộng cuả nó càng rộng rãi Ngoài ra, cơ chế và các chính sách phát triển du

lịch phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ởtừng thời điểm

Chính phủ Thái Lan trong những năm khủng hoảng kinh tế Châu Á đãđưa ra chính sách rất hợp lý, đó là chương trình “Amarzing Thailand” giảmgiá mạnh các dịch vụ liên quan đến du lịch đã thu hút một lượng lớn chưatừng có khách du lịch đến thăm quan và mua sắm tại đất nước này Chínhthành quả của hoạt động du lịch này đã khiến Thái Lan thoát nhanh khỏikhủng hoảng kinh tế và được các quốc gia trên thế giới ca ngợi và đưa ra làmbài học trong các trường đào tạo về du lịch.

Bên cạnh việc đưa ra các chiến lược tông thể cũng như các biện phápmang tính chiến lược trong những thời điểm nhất định dé giải quyết khó khăncủa ngành trong từng thời điểm Thì Chính phủ Thái Lan và các địa phươngđã dựa vào những lợi thế so sánh để tạo nên những sản phẩm độc đáo, đadạng, hấp dẫn khách đến du lịch với các sản phẩm du lịch độc đáo nên đã thuhút số lượng khách quốc tế ngày một đông Tại Băngkok (Thái Lan) có cáccửa hàng miễn thuế bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, cácmặt hang xa xi phẩm của các nước nỗi tiếng, các loại quần áo hợp mốt của

các nhà thiết kế có tên tuổi, nhằm thu hút khách du lịch.

Tư tưởng chỉ đạo hoạt động du lịch của Thái Lan là: Luôn tìm cách

thoả mãn nhu cầu của khách hàng về vật chat, tinh thần và tâm lý Khẩu hiệu

26

Trang 35

phục vụ khách hàng là gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầu tiênđến Thái Lan và làm cho khách hai lòng đến điểm cuối cùng.

Đề thu hút lượng lớn khách du lịch nước ngoai va dân cư trong nước đidu lịch, chính phủ Thái Lan đã tích cực thực hiện việc xúc tiễn và quảng bámạnh mẽ hoạt động du lịch trên khắp thể giới thông qua các phương tiện

truyền thông đại chúng, đặc biệt ngành du lịch Thái Lan đã tận dụng triệt dé

sự hài long của những du khách đã đến du lịch ở Thái Lan dé quảng bá chongành du lịch nước này Trách nhiệm quảng bá và xúc tiến du lịch ở Thái Lankhông chỉ thuộc về các ngành chức năng của Chính phủ mà Chính phủ cũngkhuyến khích các doanh nghiệp, các khu du lịch, các địa điểm du lịch tự thựchiện quảng bá và xúc tiến du lịch đối với khách hàng

1.3.2 Kinh nghiệm của Singapore

Singapore là một quốc gia tuy không có nhiều tài nguyên du lịchtự nhiên và lịch sử như một quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực.Nhưng đất nước này đã khá thành công trong việc quản lý và phát triển ngành

du lịch, được coi là một ngành công nghiệp không khói và đóng góp khá lớn

cho tông sản phẩm quốc dân của nước này Một trong những kinh nghiệmquan trọng mà Chính phủ quốc đảo này và các nhà quản lý du lịch tại các

doanh nghiệp du lịch này đã làm được là khả năng đảm bảo an toàn và loại bỏ

những phiền toái cho du khách, đặc biệt là đối với du khách nước ngoài Anninh du lịch và an toàn cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của du khách quốctế Singapore hiện nay được coi là một trong những điểm thăm quan an toànnhất thế giới Các biện pháp an ninh được thắt chặt trong các khu vực quantrọng, những nơi nhạy cảm khác nhằm đảm bảo Singapore vẫn tiếp tục làđiểm đến an toàn trong tương lai Vấn đề an toàn giao thông cũng được dukhách quan tâm khi đi du lịch tại nước ngoài Tại Singapore, các phương tiện

27

Trang 36

giao thông đi rất đúng luật, tai nạn giao thông rất ít vì mọi người có ý thứcchấp hành luật lệ giao thông.

Hiện nay, Singapore đã có bước tiến dai trên con đường phát triển dulịch Với nỗ lực của Cục xúc tiến du lịch Singapore, của các cơ quan hữuquan Chính phủ và các doanh nghiệp, Singapore được dự kiến xây dựng đấtnước thành một thủ đô của du lịch, một bức tranh sinh động và hấp dẫn của

ngành công nghiệp du lịch.

Dé dat được những mục tiêu về phát triển du lịch, Singapore đã tích cựctăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch giới thiệu, hình thành, định hướng cácsản phẩm du lịch của đất nước đối với du khách, xúc tiến, tuyên truyền quảng cáolà một chi phí nhưng rất cần thiết trong du lịch, hiệu quả rất lớn, khó lượng hoá.Singapore có Cục xúc tiến du lịch đặt văn phòng ở nhiều nước trên thế giới Cụcxúc tiến du lịch là cầu nối du lịch từ các quốc gia trên thế giới đến với đất nước

Singapore Chính phủ Singapore đã chi 100 triệu USD cho giai đoạn 1996 - 2000

đề phát động chiến dịch xây dựng Singapore thành thủ đô du lịch.

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảophát triển bền vững cũng được coi là một kinh nghiệm quý báu cần phải học hỏitừ kinh nghiệm hoạt động du lịch của Singapore Singapore làm rất tốt vấn đềnày Hiện nay tất cả khách quốc tế đến du lịch một phần cũng là do muốn tậnmắt nhìn thấy đất nước Singapore, xem tại sao Singapore được coi là đất nước“xanh” nhất hành tinh Singapore có những quy định rất khắc nghiệt trong luậtvề van đề bảo vệ môi trường như phạt nặng khi xả rác ra đường, hút thuốc lá nơicông cộng, xe xây dựng làm bân đường và ô nhiễm không khí Chính vì lý donày, nhân dân quốc đảo này rất nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ và rất có ý thứcbảo vệ môi trường Hơn thế, ngay từ khi du khách bước chân đến mảnh đất này,hướng dẫn viên cũng hướng dẫn và thông báo rất kỹ về các điều luật này nên du

khách cũng vì những cảnh báo này mà không vi phạm luật lệ bảo vệ môi trường

28

Trang 37

của Singapore Việc này cho thấy chính quyền quốc đảo này đã thành công cảtrong việc truyền bá luật lệ bảo vệ môi trường đối với người dân trong nước và

cả khách nước ngoài mà ít quốc gia làm được.

Môi trường sinh thái cũng là một tiền đề quan trọng, góp phần nâng caohình ảnh du lịch của quốc gia Tại Singapore, chính phủ đã đề ra những mứcphạt rất cao, có thê nói là cao nhất thế giới cho bất cứ một hành vi vi phạm nàođến môi trường như vứt rác, khạc nhồ, hút thuốc lá nơi công cộng Những ai viphạm sẽ bị phạt đến 1000 đô la Singapore (tương đương với khoảng 10.000.000VND, một số tiền khiến mọi người không dám vi phạm) Chính vì vậy, ngày nay

Singapore được mệnh danh là quốc đảo xanh và sạch nhất hành tinh

Một trong những phương thức hiệu quả để Singapore thu hút đượckhách du lịch đến nước mình là đã áp dụng thành công chính sách “mùa siêugiảm giá” diễn ra trong thời gian dài từ 27/5 đến 24/7 hàng năm Chiến dịchnày nhằm thu hút du khách và dần dần xóa bỏ quan niệm rằng Singapore là

một điêm du lịch đăt tiên và quá khả năng của nhiêu người.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thông qua phân tích kinh nghiệm về quản lý nhà nước về du lịch củaThái Lan và Sigapore là hai quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông Nam Ávà có một số điều kiện về phát triển du lịch như Việt Nam, từ các kinhnghiệm của các quốc gia này có thê rút ra cho Việt Nam một số vấn đề cần

lưu ý trong quá trình quản lý nhà nước về du lịch

Thứ nhất, Có chính sách phát triển du lịch hợp lí, toàn diện và bềnvững thông qua việc bảo tồn các tài nguyên du lịch mà đất nước hiện đangkhai thác nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các tài nguyên này.

Thứ hai, Tăng cường xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam nhằmcung cấp thông tin du lịch nước ta tới du khách một cách thường xuyên, mọi

lúc, mọi nơi Muôn vậy, phải tìm hiêu và nghiên cứu kỹ nhu câu thị trường

29

Trang 38

bên ngoài, các thị hiếu về sản phẩm và dich vụ du lịch của thị trường cácnước trong khu vực và thế giới Từ đó, có cách quản lý và phục vụ riêng cho

phù hợp với từng loại khách du lịch.

Thứ ba, Tăng cường đầu tư dé phát triển các hoạt động du lịch, đặcbiệt là đầu tư cho cơ sở hạ tang phục vu cho các hoạt động du lịch va tăngcường đầu tư cho các hoạt động xúc tiễn quảng bá du lich theo kinh nghiệm

Sigapore đang lam.

Thứ tư, cần phải chú trọng đến chiến lược, kế hoạch và việc làm củangành du lịch nói chung và của từng hoạt động du lịch cụ thể như kế hoạchtổng thể toàn ngành, chiến lược phát triển theo từng giai đoạn, kế hoạch chotừng hoạt động du lịch cụ thể như quảng bá du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng,kế hoạch đầu tư, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Thứ năm, nang cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và khả năng cạnh

tranh cho ngành du lịch Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là van đề có tínhchiến lược của moi quốc gia Dao tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcdu lịch là van đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm dulịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đưadu lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nguồn nhân lực phải đượcphát triển một cách có hệ thông cả về số lượng và chat lượng

Thứ sáu, đảm bảo môi trường pháp lí công bằng và thuận lợi cho cácdoanh nghiệp du lịch, khuyến khích việc đầu tư vào sản phẩm du lịch của cáccông ty du lịch Quan trọng nhất là việc đưa ra các văn bản pháp quy có nộidung hợp lý về quyền khai thác sản phâm độc quyền đối với các chương trình

do các công ty tự xây dựng, tránh sự mạo nhận giữa các công ty trên cùng một

đơn vị sản phẩm Đồng thời khuyến khích các công ty lữ hành chuyên tâm

hơn vào việc xây dựng các chương trình du lịch cho riêng mình Có hình thức

30

Trang 39

khuyến khích các doanh nghiệp đón khách quốc tế đa dạng hóa chương trìnhdu lịch, nâng cao chất lượng của chương trình.

Thứ bay, chủ động hon nữa trong việc tham gia các tổ chức quốc tế,các hiệp hội du lịch Công tác này nhằm phát huy thế mạnh Việt Nam trên

trường quốc tẾ, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam Đặc biệt là việc

tham gia các hội nghị, hội thảo các tô chức du lịch quốc tế.

Địa phương nên có những chương trình phát động du lịch trên nhiều

phương tiện truyền thông, đặc biệt là những nơi có tiềm năng du lịch phục vụ

khách quốc tế để những chính sách về du lịch đi sâu vào từng người dân, saocho mỗi người dân đều có tinh thần chuẩn bị phục vụ khách, tất cả dân chúngđều làm du lịch Dé làm được như vậy những người lãnh đạo làm trong ngànhdu lịch từ cấp trung ương đến từng địa phương phải nghiên cứu một kế hoạch,chiến lược thật kỹ sao cho chính sách có hiệu quả và làm cho dân chúng ởkhu vực du lịch hiểu rằng việc phát triển du lịch làm lợi cho nhiều ngành dịch

vụ liên quan, làm lợi cho chính bản thân khu du lịch đó và từ đó là làm lợi cho

từng người dân trong khu vực mà làm tốt các khai thác bảo vệ tài nguyên dulịch và phục vụ tốt khách du lịch

Thứ tám, nghiên cứu ban hành những điều luật xử lý nghiêm khắc cáctrường hợp gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Chúng ta hiện nay chưa cónhững chế tài nghiêm khắc dé xử phạt những trường hợp này Nên chăng cầnphải làm thật nghiêm túc, chặt chẽ để bộ mặt du lịch của nước nhà không bị

ảnh hưởng bởi một bộ phận nhỏ dân chúng hoặc người làm du lịch gây nên.

3l

Trang 40

được chia thành các giai đoạn:

+ Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1985

Du lịch Phú Thọ được thành lập với các cơ sở nhà khách, khách sạn

giao tế phục vụ các đoàn khách nước ngoài đến làm việc tại tỉnh và giúp nướcta xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp trên địa bàn Từ những năm1960 thế kỷ 20 chuyên gia Liên Xô giúp xây dựng nhà máy Super Phốt phátvà Hóa chất Lâm Thao nghỉ tại khách sạn Lâm Thao, chuyên gia Trung Quốc

giúp xây dựng khu công nghiệp Việt Trì, cầu Việt Trì tại khách sạn Việt Trì.Những năm 1970, phục vụ chuyên gia Thuy Điển giúp xây dựng nhà máy

giấy Bãi Bằng tại khách sạn Bãi Bằng Qua đó đã góp phần tăng cường tìnhđoàn kết, hữu nghị và phát triển mối quan hệ anh em, bè bạn đối với cácnước, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ về nhiều mặt trong côngcuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế,

đáp ứng các yêu câu, nhiệm vụ kháng chiên, kiên quôc.

32

Ngày đăng: 06/09/2024, 13:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w