1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

47 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử quản trị tác nghiệp thương mại điện tử

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG VÀ THEO DÕI VẬN CHUYỂN CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

SHOPEE

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Tâm Như (205121303)Nguyễn Thị Vân Anh (205121408)Phạm Minh Tuấn (205121378)Nguyễn Thụy Tuyết Ngân (205121332)Trần Thị Kiều Trinh (205121279)GVHD: Ths TRƯƠNG THÀNH TÂM

TP HỒ CHÍ MINH, Tháng 8 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG VÀ THEO DÕI VẬN CHUYỂN CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

SHOPEE

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Tâm Như (205121303)Nguyễn Thị Vân Anh (205121408)Phạm Minh Tuấn (205121378)Nguyễn Thụy Tuyết Ngân (205121332)Trần Thị Kiều Trinh (205121279)GVHD: Ths TRƯƠNG THÀNH TÂM

TP HỒ CHÍ MINH, Tháng 8 năm 2023

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN III TRANG KIỂM TRA ĐẠO VĂN IV MỤC LỤC V DANH MỤC HÌNH VII

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

Chương 2: Cơ sở lý thuyết 4

2.1 Giới thiệu Chung về TMĐT và quản lý tác nghiệp TMĐT 4

2.1.1 Giới thiệu chung về Thương mại điện tử 4

2.1.2 Giới thiệu chung về Quản lý tác nghiệp Thương mại điện tử 9

2.2 Giới thiệu Chung về các nội dung của quản trị tác nghiệp TMĐT 11

2.2.1 Khái niệm của theo dõi vận chuyển và tầm quan trọng của nó trong sàn TMĐT Shopee 11

2.2.2 Độ chính xác và tính sẵn có của hàng hóa và vai trò trong thành công của sàn TMĐT Shopee 12

Chương 3: Nội dung chính 13

3.1 Giới thiệu tổng quan về Shopee 13

3.1.1 Giới thiệu về sàn Shopee 13

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 13

3.1.3 Mô hình kinh doanh 13

Trang 6

3.2 Hệ thống quản lý đơn hàng của sàn Thương mại điện tử Shopee 14

3.2.1 Các thành phần chính của hệ thống quản lý đơn hàng 14

3.2.2 Quy trình xử lý đơn hàng từ khách hàng đến nhà cung cấp 15

3.2.3 Công nghệ và phần mềm hỗ trợ trong quản lý đơn hàng 23

3.3 Theo dõi vận chuyển trong sàn Thương mại điện tử Shopee 25

3.3.1 Các phương pháp theo dõi vận chuyển hàng hóa 25

3.3.2 Tích hợp thông tin vận chuyển vào hệ thống đơn hàng 29

3.4 Ưu điểm và lợi ích của việc cải tiến hệ thống quản lý đơn hàng và theo dõi vận chuyển 30 3.4.1 Ưu điểm và lợi ích của việc cải tiến hệ thống quản lý đơn hàng 30

3.4.2 Ưu điểm và lợi ích của cải tiến hệ thống theo dõi vận chuyển 32

3.5 Thách thức và khó khăn khi triển khai 33

3.5.1 Thách thức và khó khăn khi triển khai hệ thống theo dõi vận chuyển 33 3.5.2 Thách thức và khó khăn khi triển khai hệ thống quản lí đơn hàng 34

3.6 Gợi ý giải pháp và cải tiến 35

Chương 4: Kết luận và kiến nghị 37

4.1 Kết luận 37

4.2 Kiến nghị 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 7

Hình 3.1 Khách hàng đặt hàng trên Shopee 15

Hình 3.2 Kiểm tra thông tim mua hàng 15

Hình 3.3 Xác nhận thông tin thanh toán 16

Hình 3.4 Email xác nhận đặt hàng 17

Hình 3.5 Trang Kênh người bán 17

Hình 3.6 Người bán chuẩn bị hàng hoàn tất 19

Hình 3.7 Theo dõi trạng thái đơn hàng 20

Hình 3.8 Yêu cầu Trả hàng/ Hoàn tiền 21

Trang 8

Là một trong những cơ sở thương mại điện tử hàng đầu, Shopee phải đối mặt với sự đòihỏi cao về quản lý hàng tồn kho và xử lý đơn hàng Hệ thống quản lý đơn hàng hiệu quả vàtích hợp với khả năng theo dõi vận chuyển đáng tin cậy là một yếu tố then chốt trong việc tạo

ra trải nghiệm mua sắm thuận tiện và tốt nhất cho khách hàng Độ chính xác và tính sẵn cócủa hàng hóa không chỉ đảm bảo sự hài lòng của người mua, mà còn xác định sự tin cậy vàthành công của một nền tảng thương mại điện tử

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường thương mại điện tử, việc hoạt động hiệuquả của hệ thống quản lý đơn hàng và theo dõi vận chuyển là yếu tố giúp Shopee tiếp tụcđứng vững và phát triển Khả năng đáp ứng nhanh chóng và chính xác các đơn đặt hàngcùng với việc theo dõi tình trạng vận chuyển sẽ giúp nền tảng này duy trì vị trí dẫn đầu trongthị trường đầy thách thức

Trong bài báo cáo này, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về hệ thống quản lý đơn hàng vàtheo dõi vận chuyển của Shopee, nhằm hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và các biện pháp đãđược áp dụng để đảm bảo độ chính xác và tính sẵn có của hàng hóa Sự thành công củaShopee không chỉ là một mô hình kinh doanh tiên phong, mà còn là một nguồn cảm hứngquý giá cho những doanh nghiệp muốn ghi dấu ấn trong thế giới thương mại điện tử pháttriển không ngừng

1.1 Lý do chọn đề tài

Để đảm bảo sự thành công và tạo niềm tin cho khách hàng, hệ thống quản lý đơn hàng vàtheo dõi vận chuyển là một trong những thành phần quan trọng nhất quyết định về thời gian,

Trang 9

tăng cường sự hài lòng của khách hàng cũng như là độ chính xác của đơn hàng thì một hệthống quản lý đơn hàng đáng tin cậy và hiệu quả là cốt lõi hoạt động sàn thương mại điện tử.Việc phân tích hệ thống Shopee sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách hoạt động của nềntảng này, từ đó tìm ra những cách để nâng cao hiệu suất kinh doanh và tối ưu hóa quy trìnhgiao hàng

Bên cạnh đó, việc phân tích hệ thống quản lý đơn hàng và theo dõi vận chuyển trongShopee cũng mang lại nhiều lợi ích khác như: giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xử lýcác trường hợp gian lận, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và nâng cao chất lượngdịch vụ Cùng với những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn phân tích hệ thốngquản lý đơn hàng và theo dõi vận chuyển trong Shopee Đây là một đề tài hứa hẹn mang lạinhững kiến thức thực tiễn, giá trị thiết thực cho việc nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi, cải thiện

độ chính xác, đảm bảo thành công bền vững cho sàn thương mại điện tử và các hoạt độngkinh doanh trực tuyến

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng cường tính cạnh tranh củaShopee trên thị trường, việc quản lý đơn hàng hiệu quả để không dẫn đến sai sót trong quátrình theo dõi theo dõi số lượng hàng tồn kho, gây ra tình trạng thiếu hàng hoặc hàng tồnđọng trong quá trình xử lý đơn hàng

Qua bài báo cáo phân tích này, mục tiêu nghiên cứu sẽ đề xuất các cải tiến và tối ưu hóacho hệ thống quản lý đơn hàng và theo dõi vận chuyển của Shopee Từ những xu hướngcông nghệ mới và tiềm năng phát triển trong tương lại, Shopee có thể áp dụng những côngnghệ tiên tiến để nâng cao sự cạnh tranh và duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

 Phạm vi không gian: Giới hạn trong sinh viên trường UEF

 Phạm vi thời gian: 30/7/2023 – 20/08/2023

 Đối tượng nghiên cứu: Sàn thương mại điện tử - Shopee

 Nội dung: Nghiên cứu, phân tích hệ thống quản lý đơn hàng và theo dõi vận

chuyển của Shopee Chủ yếu là hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của Shopee

Trang 10

để biết cách thức vận hành hệ thống đó của Shopee, nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu thu thập thông tin trên mạng, tham khảo sách, tài liệu online thông qua các trangThương mại điện tử, các bài báo và từ các nguồn khác trên mạng xã hội Từ đó, phân tích tìm

ra cách thức vận hành hệ thống quản lý đơn hàng và theo dõi vận chuyển của Shopee

Trang 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Giới thiệu Chung về TMĐT và quản lý tác nghiệp TMĐT

2.1.1 Giới thiệu chung về Thương mại điện tử

 Khái niệm:

Ban đầu, khái niệm thương mại điện tử được giới thiệu qua các nghiên cứu củaMalone, Yates và Benjamin, nhưng không có định nghĩa cụ thể nào được đưa ra Nhữngnghiên cứu này đề cập đến sự tồn tại của thị trường điện tử và các hệ thống điện tử thông qua

sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông Thuật ngữ "E-Commerce" (Kinh doanh điệntử) được IBM sử dụng trong chiến dịch quảng cáo của họ vào năm 1998, nhưng từ khoảngnăm 1995 đã được sử dụng rộng rãi, và hiện nay nó được xem là một phần của lĩnh vực kinhdoanh điện tử (E-Business)

Mặc dù có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra định nghĩa về thương mại điện tử, nhưng vẫnchưa có một định nghĩa thống nhất cho khái niệm này Nhìn nhung, các định nghĩa vềthương mại điện tử có thể được phân thành hai nhóm dựa trên quan điểm khác nhau

 Theo nghĩa hẹp:

Thương mại điện tử chỉ đơn giản là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua cácphương tiện điện tử, đặc biệt là qua Internet và các mạng liên kết khác Theo Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bánhàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng đượcgiao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoáthông qua mạng Internet"

Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương(APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyềnthông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số"

 Theo nghĩa rộng:

Trang 12

Thương mại điện tử bao gồm các giao dịch tài chính và thương mại được thực hiện quacác phương tiện điện tử như trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt độngnhư gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.

Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt độngcủa Thương mại điện tử: Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc vềLuật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại (commerce)cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mangtính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại(commercial) bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịchnào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặcđại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng cáccông trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm;thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệphoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không,đường sắt hoặc đường bộ"

Từ đó, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hếtcác lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là mộtphạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinhdoanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dướidạng text, âm thanh và hình ảnh"

Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động muabán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử;mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyêntrên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bánhàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) vàthương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt

Trang 13

động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thịảo).

 Các hình thức Thương mại điện tử

Hiện nay, có nhiều ý kiến trái chiều về các hình thức và phân loại trong thương mạiđiện tử Nếu xem xét theo đối tượng tham gia, chúng ta có ba đối tượng chính, bao gồmChính phủ (G - Government), Doanh nghiệp (B - Business) và Khách hàng (C - Customerhoặc Consumer) Kết hợp mỗi đối tượng này với nhau, chúng ta thu được chín hình thứcthương mại điện tử theo đối tượng tham gia: B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B,C2C Dưới đây là những hình thức chính của thương mại điện tử:

 B2B (Business-to-Business): Thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau, trong

đó các công ty mua bán hàng hóa và dịch vụ với nhau qua các nền tảng trực tuyến

 B2C (Business-to-Customer): Thương mại giữa doanh nghiệp và khách hàng,trong đó các doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùngthông qua các trang web hoặc ứng dụng

 B2G (Business-to-Government): Thương mại giữa doanh nghiệp và chính phủ,trong đó doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các cơ quan và tổ chứcchính phủ

 C2C (Customer-to-Customer): Thương mại giữa các khách hàng, trong đó ngườitiêu dùng trực tiếp mua bán hàng hóa và dịch vụ với nhau thông qua các nền tảngtrực tuyến

 C2G (Consumer-to-Government): Mô hình này liên quan đến việc cá nhân gửithông tin, dịch vụ hoặc yêu cầu tới các cơ quan chính phủ qua các nền tảng trựctuyến

 C2B (Consumer-to-Business): Người tiêu dùng cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặcthông tin cho các doanh nghiệp

 G2C (Government-to-Consumer): Chính phủ cung cấp dịch vụ và thông tin chongười dân qua các trang web và ứng dụng

 G2B (Government-to-Business): Chính phủ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệpthông qua các kênh trực tuyến

Trang 14

 G2G (Government-to-Government): Các cơ quan chính phủ giao dịch với nhauthông qua các nền tảng điện tử để chia sẻ thông tin và thực hiện các giao dịchquốc gia.

 Vai trò của Thương mại điện tử

Thương mại điện tử (e-commerce) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thếgiới kỹ thuật số ngày nay Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin vàinternet, thương mại điện tử đã thúc đẩy cách thức mua sắm và kinh doanh truyền thống,đem lại lợi ích và tiện ích đáng kể cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng

Thương mại điện tử đã loại bỏ rào cản địa lý và giới hạn về thị trường Các doanhnghiệp không còn bị giới hạn bởi địa điểm và có thể tiếp cận khách hàng từ khắp nơi trên thếgiới Điều này giúp mở rộng thị trường tiềm năng và tăng cơ hội kinh doanh

Vai trò của thương mại điện tử giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian bằng cáchmua sắm trực tuyến từ nhà, không cần phải di chuyển đến cửa hàng vật lý Đồng thời, doanhnghiệp cũng tiết kiệm được chi phí vận hành, không gian lưu trữ và tiền lương nhân viên sovới các cửa hàng truyền thống

Thương mại điện tử là cầu nối thông minh và là công cụ giao tiếp giúp trao đổi dễdàng giữa người mua và người bán mọi lúc mọi nơi, đồng thời cho phép các doanh nghiệptạo sự cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng thông qua gợi ý sản phẩm, ưu đãi vàthông tin tùy chỉnh Các doanh nghiệp cũng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng thôngqua mạng xã hội và email marketing, tăng cường sự gắn kết và lòng tin từ phía khách hàng

Thương mại điện tử đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển củanền kinh tế số Việc mua sắm trực tuyến và kinh doanh trực tuyến đòi hỏi sự hỗ trợ từ cáccông nghệ thông tin tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vàocuộc chơi kinh doanh hiện đại

Vai trò của thương mại điện tử trong thời đại số hóa là vô cùng quan trọng và có sựảnh hưởng sâu rộng đến cách thức mua sắm và kinh doanh Đối với doanh nghiệp, thươngmại điện tử mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, tối ưu hoá quy trình vận hành và tăng cườngtương tác với khách hàng Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử mang lại sự tiện lợi,

Trang 15

đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tạo cơ hội cho sự cá nhân hóa trải nghiệm muasắm Trong tương lai, thương mại điện tử dự kiến sẽ tiếp tục phát triển và thúc đẩy sự chuyểnđổi số toàn cầu.

 Lợi ích của Thương mại điện tử

Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Dưới đây là những lợi ích chính của thương mại điện tử:

 Lợi ích đối với doanh nghiệp:

 Mở rộng thị trường nhưng không tốn kém quá nhiều chi phí: Các công ty thươngmại điện tử có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận với nhà cungcấp và các đối tác trên khắp thế giới dễ dàng, thuận lợi và ít tốn kém chi phí hơn

so với thương mại truyền thống

 Hiệu quả về thời gian: Các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện liên tục với việc

tự động hoá các giao dịch thông qua mạng Internet Từ đó, tất cả những thông tinliên quan đến sản phẩm hay dịch vụ cần cung cấp cho khách hàng như catalogue,brochure, thông tin, bảng báo giá… sẽ được gửi đến khách hàng một cách nhanhchóng, tiện lợi và tiết kiệm hơn

 Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tạo điềukiện cho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng

 Giảm chi phí hoạt động sản xuất: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chiphí cho việc thuê mặt bằng kinh doanh, thuê nhân viên cho các hoạt động điềuhành doanh nghiệp, chi phí gửi văn bản theo hình thức truyền thống, chi phí inấn…

 Tăng doanh thu: Doanh nghiệp không bị giới hạn đối tượng khách hàng trongtừng vùng cư dân, địa phương mà có thể thực hiện việc bán hàng trên toàn lãnhthổ của một quốc gia hoặc bán ra trên toàn thế giới Từ đó, lượng khách hàng củadoanh nghiệp nhiều hơn nên dẫn đến việc phát triển doanh thu, gia tăng lợi nhuận

 Cập nhật thông tin sản phẩm nhanh chóng, thuận tiện: Mọi thông tin sản phẩm,dịch vụ trên web như giá cả, hình ảnh… đều có thể được cập nhật nhanh chóng vàkịp thời khi có sự thay đổi

Trang 16

 Lợi ích đối với người tiêu dùng:

 Nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm, dịch vụ: Người mua có thể tiếp cận với nhiềunhà cung cấp hơn thông qua các sàn thương mại điện tử, website thương mại điện

tử, các kênh mua bán trực tuyến nên có nhiều cơ hội lựa chọn hơn về sản phẩm vàdịch vụ mà mình cần

 Được lựa chọn giá thấp hơn: Người tiêu dùng có thể so sánh giá cả giữa các nhàcung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất cho cùng mộtđối tượng sản phẩm

 Mua sắm không bị giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử chophép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thếgiới

 Các sản phẩm số hoá được giao hàng nhanh hơn: Nhiều sản phẩm có thể thựchiện số hoá như phim, nhạc, sách, phần mềm… có thể thực hiện việc giao hàngnhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua Internet

 Được đáp ứng mọi nhu cầu: Việc tự động hóa trong thương mại điện tử cho phépchấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng

 Thông tin phong phú và thuận tiện hơn: Người mua hàng có thể dễ dàng tìm kiếmđược thông tin nhanh chóng của mọi loại hàng hoá dịch vụ trên môi trườngthương mại điện tử thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến và sự hỗ trợ của cácthông tin đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh

2.1.2 Giới thiệu chung về Quản lý tác nghiệp Thương mại điện tử

Trang 17

tử Đó là sự kết hợp giữa việc sử dụng Internet và công nghệ số để thực hiện các hoạt độngquản trị tác nghiệp cơ bản cần thiết cho việc điều hành hoạt động kinh doanh một cách hiệuquả.

 Vai trò của Quản lý tác nghiệp Thương mại điện tử

Quản trị Tác nghiệp TMĐT mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ích như sau:

 Thu thập thông tin dễ dàng, giảm chi phí trong xử lý thông tin

 Có thể tiến hành 24/7

 Hiểu được nhu cầu khách hàng toàn cầu thông qua các hoạt động nghiên cứu, khảo sát

 Giảm chi phí vận hành và đầu tư, sản xuất cho doanh nghiệp

 Cải tiến chất lượng cung ứng

 Giá cả cạnh tranh và sản phẩm cạnh tranh

 Xử lý, khắc phục những khó khăn của doanh nghiệp hiệu quả

 Lợi ích của Quản lý tác nghiệp Thương mại điện tử

 Quản trị Tác nghiệp Thương mại điện tử tốt sẽ góp phần tiết kiệm các nguồn lựccần thiết trong sản xuất/ dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp

 Đem đến lợi ích cho nhà quản trị bởi họ biết cách tối đa quá trình sản xuất của họ,quản trị hiệu quả, giảm chi phí, khắc phục khó khăn của quản trị tác nghiệp trongthương mại điện tử

 Đem đến những lợi ích cho người tiêu dùng

2.2 Giới thiệu Chung về các nội dung của quản trị tác nghiệp TMĐT

2.2.1 Khái niệm của theo dõi vận chuyển và tầm quan trọng của nó trong sàn TMĐT Shopee

Theo Urvashi Tandon, thuộc đại học Chitkara University, Ấn Độ đã nêu ra khái niệmTheo dõi vận chuyển là: “ Theo dõi vận chuyển đề cập đến quá trình giám sát và theo dõichuyển động của hàng hóa, gói hàng hoặc lô hàng khi chúng di chuyển qua các giai đoạnkhác nhau của chuỗi cung ứng, từ điểm xuất phát đến điểm đến cuối cùng Các nhà bán lẻ

Trang 18

điện tử, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, xử lý thông tin theo dõi bằng cáchđăng dữ liệu qua internet và email.”

Để nói một cách dễ hiểu về khái niệm của theo dõi vận trong thương mại điện tử là quátrình cho phép người bán và khách hàng của họ giám sát và theo dõi di chuyển của hàng hóatrong quá trình vận chuyển Bằng cách sử dụng các công nghệ theo dõi tiên tiến như AI, cácbên liên quan có thể có được thông tin về thời gian thực về vị trí và trạng thái của các chuyếnhàng

 Tầm quan trọng của theo dõi vận chuyển trong sàn TMĐT Shopee

Việc sàn Thương mại điện tử Shopee áp dụng chức năng theo dõi vận chuyển giúp ngườimua và người bán có thể:

 Xác định chính xác trạng thái đơn hàng từ lúc hàng hóa gửi đi cho đơn vị vậnchuyển cho đến khi người mua nhận được đơn hàng

 Người mua có thể xác định vị trí đơn hàng và biết được khi nào sẽ nhận đượchàng

 Nhà bán hàng có thể giám sát quá trình vận chuyển và đảm bảo đơn hàng đượcgửi đi đúng địa chỉ và đến người nhận đúng thời gian để giảm rủi ro mất mát

 Hỗ trợ trao đổi và hỗ trợ thông tin khi có vấn đề vận chuyển xảy ra, người bán vàngười mua có thể tra cứu thông tin để giải quyết tình huống một cách hiệu quả

 Mọi thông tin vận chuyển rõ ràng, chính xác và công khai, tạo niềm tin cho kháchhàng

2.2.2 Độ chính xác và tính sẵn có của hàng hóa và vai trò trong thành công của sàn TMĐT Shopee

 Độ chính xác của hàng hóa là độ chính xác, tính tin cậy, độ xác thực và tính đúng đắncủa thông tin về sản phẩm và hàng hóa, nhằm để giảm tránh những sai sót và hiểulàm, đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm như mong muốn của họ Độ chính xáccủa hàng hóa có thể được xác thực bằng các yếu tố mô tả chi tiết của sản phẩm, thôngtin về giá cả, phí vận chuyển và các phí khác, các trạng thái hàng hóa và chất lượngcủa sản phẩm

Trang 19

 Tính sẵn có của hàng hóa: là việc số lượng và chất lượng của loại hàng hóa cụ thể cósẵn và có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đòi hỏi nhà bán hàng và doanh nghiệpphải có đủ hàng hóa có sẵn để đáp ứng của người mua trong thời gian họ mong muốn

và phải luôn đảm bảo khi nhận đơn hàng mới, nhà bán hàng có thể giao hàng nhanhchóng, làm cho khách hàng cảm thấy yên tâm, hài lòng Tính sẵn có của hàng hóa cóthể kiểm tra qua các yếu tố về số lượng hàng tồn kho, độ đa dạng sản phẩm, chấtlượng của hàng hóa, và việc đáp ứng đơn hàng nhanh chóng

 Vai trò của độ chính xác và tính sẵn có của hàng hóa trong thành công của sànThương mại điện tử Shopee

Độ chính xác và tính sẵn có của hàng hóa là yếu tố quan trọng trong thành công củaShopee Việc chất lượng và thông tin chính xác khi bán hàng không chỉ thu hút kháchhàng mà còn xây dựng niềm tin cho họ Shopee còn xây đựng một hệ thống phản hồiđánh giá và nhận xét của người mua, giúp Shopee tạo ra một cộng đồng mua sắm trựctuyến đáng tin cậy hàng đầu Việt Nam Điều này giúp tăng tính chất lượng và độ uy tíncủa các sản phẩm được bán trên sàn

Trang 20

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHÍNH

3.1 Giới thiệu tổng quan về Shopee

3.1.1 Giới thiệu về sàn Shopee

Shopee là ứng dụng mua sắm trực tuyến, và sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ

sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena), được thành lập vàonăm 2009 bởi Forrest Li Shopee hiện đã có mặt tại các quốc gia: Singapore; Malaysia; TháiLan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, Philippines và Brazil

Thành lập từ đầu năm 2015 cho đến tháng 7/2016, ứng dụng đã ghi nhận hơn 1,8triệu lượt tải và hơn 3 triệu sản phẩm đăng bán tại thị trường này Việt Nam đang thể hiệntiềm năng trở thành thị trường thương mại điện tử trọng điểm với Shopee Nhờ có Shopee,người bán có thể dễ dàng tiếp cận thêm nhiều người mua với chi phí cực thấp, người mua cóthêm vô vàn sự lựa chọn đa dạng ngay trong tầm tay mình

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

Các sản phẩm Shopee cung cấp đa dạng về hàng hóa đến giá thành, từ những đồ giadụng trong gia đình đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đồ điện tử với các mức giá phùhợp dành cho các đối tượng từ bình dân đến xa xỉ, cao cấp Hầu như bạn có thể tìm kiếm bất

cứ sản phẩm nào trên sàn thương mại điện tử Shopee với sự hỗ trợ của nhân viên tư vấn từShopee Ngoài ra, người mua còn có thể kiểm tra hình ảnh chân thực của sản phẩm từ nhữngngười mua khác trước khi đưa ra quyết định mua một sản phẩm cụ thể

3.1.3 Mô hình kinh doanh

Shopee áp dụng các mô hình kinh doanh: C2C, B2C và B2B cho hoạt động doanhnghiệp của mình Mô hình kinh doanh phổ biến nhất của sàn thương mại này là C2C hay còngọi là giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, đóng vai trò trung gian giữa các

cá nhân với nhau Shopee đang mở rộng mô hình B2C, tức là mua bán giữa doanh nghiệp và

cá nhân và dần tạo dựng được thương hiệu với công chúng khi chú trọng hơn vào việc kiểmsoát chặt chẽ nguồn hàng, tức là nhà cung cấp theo mô hình B2C nhằm đảm bảo đến chấtlượng mua sắm của người tiêu dùng Ngày nay, các thương hiệu chính hãng sử dụng thương

Trang 21

hiệu Shopee Mall đảm bảo chất lượng và dịch vụ của họ tương đối cao làm tăng thêm sự tintưởng từ khách hàng

Ngoài ra, Shopee vẫn áp dụng mô hình kinh doanh B2B - doanh nghiệp đến doanhnghiệp, nhưng phạm vi thu hẹp do tính phức tạp và chi tiết Mô hình kinh doanh B2B củaShopee hoạt động chủ yếu giữa người bán và người mua là doanh nghiệp nên sản phẩm, dịch

vụ có yêu cầu và đòi hỏi cao hơn so với các mô hình khác Rất ít doanh nghiệp sử dụngShopee Marketplace để mua hàng vì họ cần đảm bảo nhiều yếu tố như thỏa thuận về giá, vậnchuyển và giao hàng cũng như một số tính năng nhất định của sản phẩm

3.1.4 Qui mô kinh doanh

Shopee thuộc sở hữu của Sea Limited, một công ty đa quốc gia có trụ sở tạiSingapore Sea Limited cũng sở hữu Garena, một công ty trò chơi trực tuyến nổi tiếng ởĐông Nam Á Như vậy, Shopee được hỗ trợ và tài trợ bởi một công ty mẹ lớn để giúp nóphát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh trong khu vực

3.2 Hệ thống quản lý đơn hàng của sàn Thương mại điện tử Shopee

3.2.1 Các thành phần chính của hệ thống quản lý đơn hàng

Hệ thống quản lý đơn hàng là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt độngcủa một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với lĩnh vực thương mại điện tử Với quy mô lớn mạnh

và mục tiêu phát triển bền vững lâu dài của Shopee, hệ thống có thể được tùy chỉnh và mởrộng để có thể đáp ứng các nhu cầu cụ thể Các thành phần chính của một hệ thống quản lýđơn hàng hoàn chỉnh bao gồm:

 Nhà cung cấp sản phẩm: Đây là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệthống quản lý đơn hàng trên Shopee Nhà cung cấp trên Shopee có thể là một cá nhânhoặc một doanh nghiệp nào đó đã đăng ký bán hàng trên Shopee Họ sẽ cung cấp tất

cả thông tin về sản phẩm, giá cả và các điều khoản giao dịch cho khách hàng

 Khách hàng: Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống quản lý đơn hàngtrên Shopee Họ là những người tạo ra nhu cầu mua hàng hóa, có sự lựa chọn sảnphẩm phù hợp với bản thân và thực hiện các thanh toán, giao dịch Khách hàng có thểxem thông tin chi tiết về sản phẩm, đọc các đánh giá của người dùng đã mua trước đó

Trang 22

và liên hệ với nhà cung cấp thông qua hệ thống tin nhắn trực tiếp trên Shopee nếu cónhững thắc mắc.

 Đơn hàng: Đơn hàng là kết quả của một quá trình mua hàng trên Shopee Khi kháchhàng chọn mua một sản phẩm bất kỳ từ nhà cung cấp nào đó, một đơn hàng sẽ đượctạo ra Đơn hàng sẽ bao gồm các thông tin về sản phẩm, giá cả, địa chỉ giao hàng vàphương thức thanh toán

 Quản lý đơn hàng: Hệ thống quản lý đơn hàng trên Shopee cung cấp các công cụ giúpnhà cung cấp quản lý và xử lý đơn hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng Nhà cungcấp có thể kiểm tra trạng thái của đơn hàng, xác nhận đơn hàng đã được giao, in hóađơn và tạo mã vận đơn để theo dõi quá trình vận chuyển sản phẩm

 Hệ thống thanh toán: Hệ thống thanh toán là một phần không thể thiếu trong hệ thốngquản lý đơn hàng trên Shopee Shopee cung cấp nhiều phương thức thanh toán đảmbảo tính an toàn và tiện lợi cho cả người mua và người bán Các phương thức thanhtoán thông qua ngân hàng, Shopee Pay, SPayLater, thẻ tín dụng/Ghi nợ hoặc thanhtoán khi nhận hàng

 Hỗ trợ khách hàng: Hỗ trợ khách hàng là một yếu tố quan trọng trong hệ thống quản

lý đơn hàng trên Shopee Shopee tích hợp các kênh liên lạc như điện thoại, emailhoặc trò chuyện trực tuyến để khách hàng có thể liên hệ với nhà cung cấp hoặc bộphận hỗ trợ của Shopee khi gặp vấn đề, sự cố xảy ra trong quá trình mua hàng hoặcvận chuyển

 Quản lý đổi trả và hoàn tiền: Shopee cung cấp cơ chế cho phép người mua yêu cầuđổi trả hoặc hoàn tiền đối với sản phẩm mà họ không hài lòng hoăc sản phẩm bị lỗi,

bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển Người bán có thể xem và xử lý yêu cầu theochính sách đổi trả và hoàn tiền của họ

3.2.2 Quy trình xử lý đơn hàng từ khách hàng đến nhà cung cấp

Quy trình xử lý đơn hàng Shopee là các bước mà người bán cần phải thực hiện kể từthời điểm khách hàng đặt mua hàng đến lúc sản phẩm bàn giao thành công cho đơn vị vậnchuyển Theo quy trình xử lý đơn hàng Shopee sẽ được tiến hành theo 7 bước:

Bước 1: Khách hàng đặt hàng trên Shopee

Trang 23

Đầu tiên, khách hàng sẽ truy cập vào website hoặc ứng dụng Shopee để tìm kiếm vàlựa chọn sản phẩm mà mình muốn mua Sau khi tìm thấy sản phẩm ưng ý, khách hàng sẽbấm vào nút "Mua Ngay" để thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Hình Nội dung chính.1 Khách hàng đặt hàng trên ShopeeTại giỏ hàng, khách hàng có thể xem lại thông tin sản phẩm như tên sản phẩm, sốlượng, giá tiền, phí vận chuyển và chỉnh sửa lại nếu cần thay đổi Sau khi kiểm tra thôngtin kỹ càng, khách hàng sẽ bấm vào nút "Đặt Hàng" để hoàn tất việc đặt mua sản phẩm

Ngày đăng: 13/12/2024, 14:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w