Kế hoạch cung ứng đòi hỏi sự phối hợp giữa các bên liên quan khác nhau, bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, để đảm bảo cung cấp đúng sản phẩm vào đúng thờ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA TÀI CHÍNH-THƯƠNG MẠI
QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
MAN1070 Chủ Đề: Nghiên cứu các hoạt động của chuỗi cung ứng
Lớp: 21DTMA4
GVHD: ThS HOÀNG VŨ ĐĂNG HÀ
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
TP Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 2HIỆU SUẤT LÀM VIỆC NHÓM
100% (Nội dung và thuyết trình mô hình Scor; Làm slide, tiểu luận; thuyết trình câu hỏi củng cố; phân công nhiệm vụ cho các thành viên)
100% (Nội dung và thuyết trình đo lường năng suất, nhu cầu linh hoạt; Làm slide; hoàn thành đúng hạn theo phân công của nhóm trưởng)
100% (Nội dung câu hỏi củng cố bài học; Làm slide, file tiểu luận; hoàn thành đúng hạn theo phân công của nhóm trưởng)
100% (Nội dung đo lường năng suất, nhu cầu linh hoạt; hoàn thành đúng hạn theo phân công của nhóm trưởng)
100% (Nội dung mô hình Scor; hoàn thành đúng hạn theo phân công của nhóm trưởng)
100% (Nội dung đo lường năng suất, nhu cầu linh hoạt; hoàn thành đúng hạn theo phân công của nhóm trưởng)
Trang 3Mục lục
1 Mô hình Scor 1
1.1 Lập kế hoạch 1
1.1.1 Dự đoán nhu cầu: 1
1.1.2 Định giá sản phẩm 2
1.1.3 Quản lý tồn kho 2
1.2 Tìm nguồn hàng 3
1.2.1 Mua hàng 3
1.2.2 Quản lý mức tiêu dùng 3
1.2.3 Lựa chọn nhà cung cấp 3
1.2.4 Thương lượng hợp đồng 3
1.2.5 Quản lý hợp đồng 3
1.3 Thực hiện sản xuất 4
1.3.1 Thiết kế sản phẩm trong sản xuất 4
1.3.2 Điều độ sản xuất 4
1.3.3 Quản trị nhà máy sản xuất 4
1.4 Phân phối 5
1.4.1 Quản lý đơn hàng trong phân phối 5
1.4.2 Phân phối theo lịch trình đã định 5
2 Đo lường năng suất 6
2.1 Khái niệm và Ý nghĩa của việc đo lường năng suất trong chuỗi cung ứng 6
2.1.1 Khái niệm 6
2.1.2 Ý nghĩa 6
2.2 Mức độ phục vụ khách hàng 6
2.2.1 Chỉ số đo lường mức độ phục vụ khách hàng 7
2.2.2 Ý nghĩa 7
2.2.3 Những thách thức 7
2.2.4 Cách cải thiện 8
2.3 Hiệu quả nội bộ 8
2.3.1 Giá trị tồn kho 8
2.3.2 Vòng quay tồn kho 8
2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 8
2.3.4 Vòng quay tiền mặt 9
3 Nhu cầu linh hoạt: 9
3.1 Định nghĩa và ý nghĩa của nhu cầu linh hoạt trong chuỗi cung ứng: 9
3.1.1 Định nghĩa 9
3.1.2 Ý nghĩa của nhu cầu linh hoạt trong chuỗi cung ứng: 9
Trang 43.2 Các yếu tố tạo nên nhu cầu linh hoạt: 10
3.3 Lợi ích và thách thức của việc đáp ứng nhu cầu linh hoạt: 10
3.3.1 Lợi ích 10
3.3.2 Thách thức 11
Trang 51 Mô hình Scor
Mô hình SCOR (Supply Chain Operation Reference) là một mô hình tham chiếu cho hoạt động chuỗi cung ứng Nó xác định các ứng dụng tốt nhất, thước đo hiệu quả và yêu cầu phần mềm cho quy trình chuỗi cung ứng
Cung cấp cấu trúc và thuật ngữ chuẩn cho các công ty, hỗ trợ việc tái thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh và phân tích thực hành Mô hình này mô tả quy trình cần thiết để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, giải thích quy trình trên toàn chuỗi cung ứng và cung cấp
cơ sở để cải tiến chúng Công cụ SCOR giúp công ty phát triển và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả
1.1 Lập kế hoạch
Lập kế hoạch là quy trình đầu tiên và quan trọng nhất trong SCOR, nó tạo ra kế hoạch cho tất cả các quy trình chuỗi cung ứng khác Mục tiêu chính của quy trình này là cân nhắc giữa nguồn cung và nhu cầu để đảm bảo hoạt động của chuỗi cung ứng diễn ra một cách hiệu quả và hiệu suất
Các bước lập kế hoạch bao gồm:
1.1.1 Dự đoán nhu cầu:
4 biến chính để tiến hành dự báo là:
Nhu cầu:
Nhu cầu liên quan đến tổng nhu cầu của thị trường
Thông tin này là nền tảng cho các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng khác, chẳng hạn như thu mua, sản xuất và quản lý hàng tồn kho
Ví dụ: Giả sử, trong mùa hè, nhu cầu mua quạt và máy lạnh tăng cao Các doanh nghiệp cần
dự đoán sự tăng này để sản xuất và cung cấp đúng số lượng sản phẩm cho thị trường
Cung ứng:
Cung ứng được xác định thông qua số lượng nhà sản xuất và thời gian sản xuất ra sản phẩm đó
Kế hoạch cung ứng đòi hỏi sự phối hợp giữa các bên liên quan khác nhau, bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, để đảm bảo cung cấp đúng sản phẩm vào đúng thời điểm
Ví dụ: Nếu một nhà máy sản xuất quạt gặp sự cố và không thể sản xuất đủ số lượng, cung ứng sẽ giảm Doanh nghiệp cần dự đoán vấn đề này để điều chỉnh sản xuất ở các nhà máy khác hoặc tìm nguồn cung ứng thay thế
Đặc tính sản phẩm:
Bao gồm những đặc điểm của một sản phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng
Môi trường cạnh tranh:
Môi trường cạnh tranh liên quan đến những hoạt động của công ty và đối thủ cạnh tranh của công ty đó
Trang: 1
Trang 6Ví dụ: Nếu một đối thủ cạnh tranh ra mắt một chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ hoặc giảm giá sản phẩm của họ, nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp có thể giảm Doanh nghiệp cần
dự đoán sự thay đổi này để điều chỉnh chiến lược quảng cáo và giá cả của mình
1.1.2 Định giá sản phẩm
Giá sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu khách hàng, nên tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh mà công ty sẽ định giá theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hay doanh thu hiện tại Thông thường nhân viên văn phòng tiếp thị và bán hàng quyết định về giá để kích thích nhu cầu trong suốt mùa cao điểm với mục đích tối đa hóa tổng doanh thu
Ví dụ: Mùa hè đang đến và nhu cầu sử dụng kem chống nắng tăng cao Đội ngũ tiếp thị và bán hàng muốn tận dụng cơ hội này để tối đa hóa doanh thu Họ quyết định không giảm giá sản phẩm mà thay vào đó, họ tăng cường chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi khi mua số lượng lớn và tăng ưu đãi cho các đối tác phân phối Kết quả, doanh thu tăng đáng kể trong mùa hè Nhà sản xuất và quản lý tài chính thì có xu hướng đưa ra các quyết định về mức giá nhằm kích thích nhu cầu tiêu thụ trong suốt giai đoạn ế ẩm với mục đích tối đa hóa lợi nhuận để bù đắp các chi phí trong các thời kỳ nhu cầu tiêu thụ chậm lại
Ví dụ: Mùa đông đã qua và mùa xuân đang đến Nhu cầu mua áo lông vũ giảm sút mạnh Kho hàng còn lượng lớn áo lông vũ tồn kho Đội ngũ sản xuất và quản lý tài chính quyết định giảm giá áo lông vũ từ 20% đến 50% để kích thích mua sắm Mục tiêu là bán hết hàng tồn kho, giảm chi phí bảo quản và thu hồi vốn để bù đắp chi phí sản xuất trong mùa đông Kết quả, áo lông vũ bắt đầu bán chạy trở lại, giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu tổn thất từ hàng tồn kho
1.1.3 Quản lý tồn kho
Quản lý tồn kho: Tập hợp các kỹ thuật nhằm mục đích quản lý mức độ lưu kho hàng hóa trong phạm vi các công ty khác nhau của chuỗi cung ứng
Mục tiêu của quản lý tồn kho: Giảm chi phí lưu kho tới mức tối đa trong khi vẫn duy trì mức
độ phục vụ mà khách hàng yêu cầu
3 loại tồn kho:
Tồn kho theo chu kỳ: Đáp ứng nhu cầu về sản phẩm giữa các lần đặt hàng theo lịch trình
bình thường
Tồn kho theo mùa: Sản xuất và lưu kho dựa theo dự báo về nhu cầu tương lai
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất áo len dự đoán rằng nhu cầu mua áo len sẽ tăng mạnh vào mùa đông Vì vậy, họ bắt đầu sản xuất áo len từ tháng 9 và tích luỹ một lượng lớn áo len trong kho để chuẩn bị bán vào tháng 11 và tháng 12 Số lượng áo len này là tồn kho theo mùa, vì nó được sản xuất và lưu trữ dựa trên dự báo về nhu cầu tương lai
Tồn kho an toàn: Bù đắp cho các biến động về lượng cầu và các giai đoạn cao điểm đặt
hàng
Ví dụ: Một nhà sách biết rằng đôi khi có những đợt phát hành sách hot hoặc sự kiện văn hóa đột ngột làm tăng nhu cầu mua sách Mặc dù họ có thể dự đoán được nhu cầu hàng ngày, nhưng họ vẫn giữ một lượng sách dự trữ trong kho Giả sử, dù dự đoán bán được 100 cuốn sách mỗi ngày, họ vẫn giữ 50 cuốn sách dự trữ trong kho để đảm bảo không hết sách khi có đột biến về nhu cầu Đây chính là tồn kho an toàn, giúp bù đắp cho các biến động về nhu cầu
và các giai đoạn cao điểm đặt hàng
Trang: 2
Trang 71.2 Tìm nguồn hàng
1.2.1 Mua hàng
Khi thực hiện quyết định mua hàng thì bộ phận cung ứng phát đơn hàng, liên hệ với nhà cung cấp đặt hàng, trong đơn hàng nêu rõ danh mục sản phẩm, số lượng đơn đặt hàng, giá cả, phương thức vận chuyển, ngày giao hàng, địa chỉ giao hàng và các điều khoản thanh toán Hai loại sản phẩm mà công ty có thể mua:
Nguyên vật liệu trực tiếp
Những dịch vụ MRO
Ví dụ: Bảo trì, sửa chữa, vận hành,
1.2.2 Quản lý mức tiêu dùng
Thu mua có hiệu quả bắt đầu từ việc tìm những danh mục sản phẩm cần mua từ nhà cung cấp nào, với giá cả là bao nhiêu
Xem xét mức tiêu dùng với dự báo để có điều chỉnh phù hợp Mức tiêu dùng dự tính của các sản phẩm khác nhau ở nhiều vị trí khác nhau trong công ty nên được đặt ra và sau đó so sánh với mức tiêu dùng thực tế Nếu mức tiêu dùng dưới mức dự báo ban đầu thì đây là cơ hội để khai thác nhiều hơn, hay đơn giản là tham chiếu lại mức dự báo không chính xác để xác định lại dự báo ban đầu
1.2.3 Lựa chọn nhà cung cấp
Khi lựa chọn nhà cung cấp, cần xác định những khả năng cung ứng cần thiết để thực hiện kế hoạch và vận hành mô hình kinh doanh của công ty Đây là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt liên quan đến lựa chọn của năng lực nhà cung cấp:
Mức phục vụ
Thời gian giao hàng đúng thời gian
Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật
Công ty luôn phải thu hẹp dần số lượng nhà cung cấp để lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp
1.2.4 Thương lượng hợp đồng
Thương lượng hợp đồng có thể giải quyết các vấn đề như danh mục sản phẩm, giá cả, mức phục vụ,
Dạng thương lượng đơn giản: Mua sản phẩm gián tiếp từ nhà cung cấp với giá thấp nhất Dạng thương lượng phức tạp: Mua vật liệu trực tiếp đáp ứng nhu cầu nhất định
Dạng thương lượng song phương: Mua sản phẩm trực tiếp như sản phẩm thiết bị văn phòng, sản phẩm lau chùi, bảo trì máy móc thiết bị…
1.2.5 Quản lý hợp đồng
Công ty cần có khả năng đánh giá hiệu quả hoạt động nhà cung cấp và kiểm soát mức đáp ứng dịch vụ cung ứng đã thỏa thuận trong hợp đồng Tương tự như quản lý kênh tiêu thụ,
Trang: 3
Trang 8nhân viên trong công ty phải thường xuyên thu thập dữ liệu về tính hiệu quả của nhà cung cấp Thông thường, nhà cung cấp luôn theo đuổi những mục tiêu hoạt động riêng cho mình
Họ có khả năng phản ứng nhanh trước những vấn đề phát sinh để giữ hợp đồng
Minh họa cho vấn đề này là khái niệm VMI (Vendor Managed Inventory) tồn kho do nhà cung cấp quản lý VMI yêu cầu nhà cung cấp theo dõi mức tồn kho sản phẩm của mình bên trong công ty của khách hàng Nhà cung cấp này chịu trách nhiệm theo dõi mức sử dụng và tính toán lượng đặt kinh tế - EOQ Nhà cung cấp này chủ động vận chuyển sản phẩm đến địa điểm của khách hàng cần và gửi hóa đơn cho khách hàng về số lượng hàng gửi theo các điều khoản đã được xác định trong hợp đồng
1.3 Thực hiện sản xuất
1.3.1 Thiết kế sản phẩm trong sản xuất
Thay đổi sản phẩm là điều không thể thiếu trong thành công của nhiều doanh nghiệp Do liên tục phải đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt, nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng và những tiến bộ trong công nghệ Nên một công ty phải có chiến lược tung ra sản phẩm mới cũng như là cải tiến sản phẩm hiện tại để ổn định doanh thu
Khi xem xét thiết kế sản phẩm trên quan điểm chuỗi cung ứng, thiết kế sản phẩm nhằm: Đáp ứng nhu cầu khác nhau
Sản phẩm đơn giản, có tính module hóa
1.3.2 Điều độ sản xuất
Phân bổ công suất có sẵn ( thiết bị, lao động, nhà máy ) cho việc sản xuất sản phẩm cần thiết Mục tiêu là sử dụng công suất sẵn có hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất Thực hiện một kế hoạch điều độ sản xuất là một quá trình tìm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu đối kháng khác nhau:
Mức sử dụng cao: Vận hành sản xuất trong dài hạn, sản xuất tập trung và có nhiều trung tâm
phân phối
Mức tồn kho thấp: Vận hành sản xuất trong ngắn hạn, giao các nguyên vật liệu thô đúng
lúc-JIT(Just in time)
Mức phục vụ khách hàng cao: Mức tồn kho cao hay vận hành sản xuất trong ngắn hạn:
nhằm cung cấp sản phẩm cho khách hàng nhanh chóng và không để hết hàng tồn kho cho bất
kỳ sản phẩm nào
1.3.3 Quản trị nhà máy sản xuất
Địa điểm một trong 5 yếu tố chính hình thành nên chuỗi cung ứng Tất cả các quyết định liên quan đến nhà máy đều thực hiện trong sự ràng buộc về địa điểm đặt nhà máy Thông thường công ty phải mất khoản chi phí rất lớn để ngừng sản xuất tại một nhà máy hay xây dựng nhà máy mới khác khi xác định địa điểm bố trí nhà máy Quản lý nhà máy là xem xét các địa điểm bố trí nhà máy và tập trung sử dụng công suất sẵn có hiệu quả nhất Điều này liên quan đến quyết định ở 3 lĩnh vực:
Vai trò của nhà máy sẽ vận hành: bao gồm việc xác định những hoạt động nào sẽ thực hiện
trong mỗi nhà máy
Trang: 4
Trang 9Phân bổ công suất cho mỗi nhà máy: liên quan đến thiết bị và nguồn nhân công sử dụng
trong các nhà máy
Phân bổ các nhà cung cấp và thị trường cho mỗi nhà máy: bị ảnh hưởng bởi hai quyết
định trước đó Ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển từ nhà cung cấp đến nhà máy và từ nhà máy đến với khách hàng Và những quyết định này cũng ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của toàn bộ chuỗi cung ứng
1.4 Phân phối
1.4.1 Quản lý đơn hàng trong phân phối
Là quá trình duyệt thông tin của khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho cho nhà cung cấp và nhà sản xuất
Quá trình này dựa vào điện thoại và các chứng từ liên quan như đơn hàng, bảng báo giá, hóa đơn bán hàng
4 nguyên tắc quản lý đơn hàng hiệu quả:
Nhập đơn hàng 1 lần và chỉ 1 lần
Tự động hóa việc nhập dữ liệu qua công nghệ giúp đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quản lý và phân phối
Đặt lộ trình đơn hàng tự động
Tự động hóa quá trình đặt và quản lý đơn hàng giúp tối ưu hóa công việc, giảm sai sót và nâng cao hiệu suất, đồng thời tăng tính linh hoạt trong việc xử lý sự cố
Thấy rõ tình trạng đơn hàng
Theo dõi trạng thái đơn hàng giúp tối ưu quy trình, tránh bỏ sót
Sử dụng hệ thống quản lý
Hệ thống đặt hàng cần tích hợp và đồng nhất thông tin sản phẩm và khách hàng, đảm bảo cập nhật kịp thời và chính xác để hỗ trợ quyết định và quản lý doanh nghiệp hiệu quả
1.4.2 Phân phối theo lịch trình đã định
Kế hoạch phân phối chịu ảnh hưởng mạnh từ quyết định liên quan đến cách thức vận tải sử dụng Quá trình thực hiện kế hoạch phân phối bị ràng buộc từ các quyết định vận tải
Có 2 cách thức vận tài phổ biến nhất trong kế hoạch phân phối là: phân phối trực tiếp và phân phối theo lộ trình đã định:
Phân phối trực tiếp: là quá trình phân phối từ một địa điểm gốc đến một địa điểm nhận
hàng Với phương thức này, đơn giản nhất là lựa chọn lộ trình vận tài ngắn nhất giữa hai địa điểm
Phân phối theo lộ trình đã định: là phân phối sản phẩm từ một địa điểm gốc đến nhiều địa
điểm nhận hàng, hay phân phối sản phẩm từ nhiều địa điểm gốc đến một địa điểm nhận hàng
Trang: 5
Trang 102 Đo lường năng suất
2.1 Khái niệm và Ý nghĩa của việc đo lường năng suất trong chuỗi cung ứng
2.1.1 Khái niệm
Mức phục vụ khách hàng đo lường khả năng chuỗi cung ứng đáp ứng những mong đợi của khách hàng Dựa vào loại thị trường công ty đang phục vụ, khách hàng có những mong đợi khác nhau đối với dịch vụ cung ứng Khách hàng trong một số thị trường đòi hỏi và chi trả cho việc giao hàng nhanh với lượng mua nhỏ cũng như mức độ sẵn có về sản phẩm cao Khách hàng trong các thị trường khác sẽ chấp nhận chờ lâu hơn để mua sản phẩm và sẽ mua với số lượng lớn Bất kể thị trường nào đang được phục vụ, chuỗi cung ứng phải đáp ứng các mong đợi của khách hàng trong thị trường đó
Một số loại đo lường năng suất trong chuỗi cung ứng:
● Mức độ phục vụ khách hàng
● Hiểu quả nội bộ
● Nhu cầu linh hoạt
● Phát triển sản phẩm
2.1.2 Ý nghĩa
Giảm chi phí sản xuất và vận hành: Tăng năng suất giúp giảm chi phí sản xuất và hoạt động vận hành, dẫn đến sự hiệu quả về chi phí
Tăng khả năng cạnh tranh: Năng suất cao giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn bằng cách cung cấp giá cả cạnh tranh hơn hoặc chất lượng dịch vụ tốt hơn so với đối thủ
Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Năng suất cao giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, cải thiện lòng trung thành của họ
Tăng lợi nhuận: Năng suất cao thường dẫn đến giảm chi phí và tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp có khả năng quản lý và cải thiện năng suất thường có sự phát triển bền vững và khả năng thích nghi tốt hơn với biến đổi trong môi trường kinh doanh Tối ưu hóa nguồn lực: Cải thiện năng suất giúp tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, giảm lãng phí
và tăng hiệu quả
2.2 Mức độ phục vụ khách hàng
Mức độ phục vụ khách hàng (Customer service level) là một khía cạnh quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và chất lượng của dịch vụ hoặc sản phẩm mà một tổ chức cung cấp cho khách hàng Nó đo lường mức độ mà tổ chức đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của khách hàng và tạo ra một trải nghiệm tích cực cho họ Phân tích mức độ phục vụ khách hàng giúp tổ chức nhìn nhận các khía cạnh cần cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường lòng trung thành của khách hàng
Trang: 6