Hiện nay được quyđịnh cụ thể tại Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 156/2018/NĐ-CP và Quyếtđịnh 3618/QĐ-BNN-TCCB - Theo đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam là quỹ tài chính Nhànước n
Bối cảnh ra đời
- Những năm 90 của Thế kỷ XX, để phục vụ phát triển kinh tế và ổn định đất nước tài nguyên rừng bị khai thác một cách quá mức dẫn đến diện tích rừng toàn quốc suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ che phủ rừng của cả nước thời điểm đó đã xuống dưới 30% Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước chủ trương khôi phục và phát triển rừng bảo vệ diện tích rừng hiện có, để tăng độ che phủ của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.
- Từ năm 1992 đến 2010, độ che phủ rừng toàn quốc được nâng lên 37% nhờ các chủ trương, chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, nguồn cung cho các hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước không phải là phương án khả thi và lâu dài
- Từ năm 2007, nhận thấy tầm quan trọng của việc phải xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng để huy động các nguồn lực khác nhằm giảm tải cho nguồn ngân sách nhà nước và tăng cường đầu tư cho ngành lâm nghiệp Theo đó, ngày 14/01/2008 Chính phủ ban hành Nghị định 05/2008/NĐ-
CP về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đề làm nhiệm vụ thu hút, vận động, tiếp nhận các nguồn lực xã hội để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (Quỹ) là một tổ chức tài chính Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập vào ngày 28/11/2008 tại Quyết định số 114/2008/QĐ-BNN Quỹ được quy định lần đầu tại Nghị định 05/2008/NĐ-CP, ngày 14/01/2008 Hiện nay được quy định cụ thể tại Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 156/2018/NĐ-CP và Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB
- Theo đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quản lý; có chức năng vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng Tổ chức Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng bao gồm
2 cấp: Trung ương và địa phương, trụ sở của Quỹ đặt tại Thành phố Hà Nội.
Quy định của pháp luật Việt Nam về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Khái niệm
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 95 Luật Lâm Nghiệp 2017
“Điều 95 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
1.Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.”
Vị trí và chức năng
Cơ sở pháp lý: Điều 1 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB quyết định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ngày 28 tháng 8 năm 2023
“Điều 1 Vị trí và chức năng
1 Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quản lý; có chức năng vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
2 Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
3 Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Forest Protection and Development Fund, viết tắt là VNFF.
4 Trụ sở của Quỹ đặt tại Thành phố Hà Nội.”
Nguyên tắc hoạt động
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 95 Luật Lâm nghiệp 2017
“Điều 95 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
2 Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau: a) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; b) Chỉ hỗ trợ cho chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng đủ yêu cầu đầu tư; c) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.”
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cơ sở pháp lý: Điều 2 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB Quyết định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2023.
“Điều 2 Nhiệm vụ và quyền hạn
1 Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2 Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
3 Tiếp nhận và chi trả tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác khi được giao theo quy định của pháp luật.
4 Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ.
5 Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
6 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ.
7 Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng nguồn tài chính của Quỹ cho cấp có thẩm quyền theo quy định.
8 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ.
9 Tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng hằng năm của cả nước.
10 Thực hiện công tác truyền thông, phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại trung ương và địa phương.
11 Trình cấp có thẩm quyền đình chỉ, thu hồi kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư vi phạm cam kết về sử dụng kinh phí hoặc vi phạm quy định của pháp luật có liên quan về dịch vụ môi trường rừng.
12 Thực hiện nhiệm vụ hợp tác, phát triển, mở rộng các loại dịch vụ môi trường rừng; hợp tác quốc tế về các nội dung liên quan đến dịch vụ môi trường rừng và hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
13 Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch về dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
14 Tổng hợp, đánh giá, đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chính sách dịch vụ môi trường rừng và hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật.
15 Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
16 Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm, số lượng viên chức và hợp đồng lao động; thực hiện chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật.
17 Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
18 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ.”
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 76 Nghị định 156/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018.
“Điều 76 Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
2 Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh a) Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng; b) Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác khác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước; c) Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế; d) Đại diện cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải trả tiền ủy thác về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
7 đ) Làm đầu mối giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng kinh phí quản lý, việc thanh toán tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng có khoán bảo vệ rừng; e) Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ; g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ; h) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền; i) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ; k) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam về tình hình thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng của địa phương hằng năm theo Mẫu số 16 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này; l) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có liên quan; m) Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có điều kiện thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, thì cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản này.”
Cơ cấu tổ chức
Cơ sở pháp lý: Điều 3 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB Quyết định về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2023.
“Điều 3 Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Quỹ
Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Quỹ gồm: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ và Ban Điều hành Quỹ.
1 Hội đồng quản lý Quỹ
Hội đồng quản lý Quỹ có 09 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định. a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Lâm nghiệp. b) Các Ủy viên Hội đồng:
- Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ, Cục Kiểm lâm;
- Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam. c) Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao. d) Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phân công và thực hiện theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động Quỹ.
Ban Kiểm soát Quỹ có 05 thành viên, gồm: Trưởng Ban kiểm soát Quỹ và các Kiểm soát viên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. a) Trưởng Ban Kiểm soát Quỹ: là Lãnh đạo Thanh tra Bộ. b) Các Kiểm soát viên: là đại diện các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, gồm: Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm. c) Ban Kiểm soát Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao. d) Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát Quỹ thực hiện theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Ban Điều hành Quỹ đặt tại Cục Lâm nghiệp, gồm có Giám đốc Quỹ, các Phó Giám đốc và các phòng chuyên môn. a) Giám đốc Quỹ, Phó Giám đốc Quỹ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản lý Quỹ và quy định của pháp luật. b) Giám đốc Quỹ có trách nhiệm ban hành quy chế làm việc và các quy chế nội bộ của Ban Điều hành Quỹ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn thuộc Ban Điều hành Quỹ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc Ban Điều hành Quỹ theo quy định. c) Các phòng chuyên môn, gồm:
- Phòng Kiểm tra Giám sát.
Phòng chuyên môn có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Giám đốc Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ và quy định của pháp luật. d) Viên chức và hợp đồng lao động làm việc tại Ban Điều hành Quỹ theo Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ, hoặc có sự điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, Bộ trưởng xem xét, quyết định điều chỉnh Tổ chức bộ máy, nhân sự quản lý và điều hành Quỹ theo quy định của pháp luật.”
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 77 Nghị định 156/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018.
- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (sau đây gọi là Quỹ cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trên cơ sở nhu cầu và khả năng huy động các nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Quỹ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập;
- Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có:
+ Hội đồng quản lý Quỹ,
+ Ban điều hành và các phòng chuyên môn.
- Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Ban điều hành được quy định trong điều lệ về tổ chức hoạt động của Quỹ, do Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh ban hành.
Mối quan hệ giữa Quỹ trung ương và Quỹ cấp tỉnh
Cơ sở pháp lý: Điều 78 Nghị định 156/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 16 tháng 11 năm2018.
“Điều 78 Mối quan hệ giữa Quỹ trung ương và Quỹ cấp tỉnh
1 Trách nhiệm của Quỹ trung ương a) Điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng và các nguồn ủy thác khác cho Quỹ cấp tỉnh; b) Hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật cho Quỹ cấp tỉnh; c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho Quỹ cấp tỉnh; d) Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý giữa các Quỹ cấp tỉnh; đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
2 Trách nhiệm của Quỹ cấp tỉnh a) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ trung ương; b) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ trung ương về quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ; c) Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ cho Quỹ trung ương để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
Nguồn tài chính và quản lý, sử dụng tài chính của quỹ
Cơ sở pháp lý: Điều 79-82 Nghị định 156/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018.
- Nguồn tài chính của Quỹ trung ương a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng; b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; d) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng; đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
- Nguồn tài chính của Quỹ cấp tỉnh
11 a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng; b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; d) Nguồn hỗ trợ từ Quỹ trung ương; đ) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng; e) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
Quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án được quỹ hỗ trợ
Cơ sở pháp lý: Điều 83-86 Nghị định 156/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018.
- Phương thức: Hỗ trợ không hoàn lại toàn phần hoặc một phần vốn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư việc thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án.
+ Quỹ trung ương chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án, các hoạt động phi dự án từ nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 79 của Nghị định này, bao gồm: hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thử nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; thử nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới; hỗ trợ trồng cây phân tán; phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng đến cấp tỉnh và hỗ trợ các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
+ Quỹ cấp tỉnh chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án từ nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và e khoản 2 Điều 79 củaNghị định này, bao gồm: hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng, kinh doanh,vận chuyển lâm sản trái phép; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thử nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; thử nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới; hỗ trợ trồng cây phân tán; phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng ở cơ sở và hỗ trợ các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
- Phê duyệt chương trình, dự án và hoạt động phi dự án:
+ Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ban điều hành Quỹ;
+ Trước ngày 25 tháng 02 hằng năm, Ban điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được hỗ trợ biết, để triển khai thực hiện.
+ Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ban điều hành Quỹ;
+ Trước ngày 25 tháng 02 hằng năm, Ban điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các Cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được hỗ trợ biết để triển khai thực hiện.
- Tiếp theo sẽ triển khai thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUỸ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG TẠI VIỆT NAM
Tổng quan về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam
vụ môi trường rừng tại Việt Nam
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam được thành lập nhằm huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công
13 tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Để bảo vệ các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng này, năm 2010, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Châu Á thể chế hóa một chính sách trên toàn quốc về Chi trả dịch vụ môi trường rừng Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 24 tháng
9 năm 2010 (NĐ 99) của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR được thông qua yêu cầu người sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả cho những người cung cấp các dịch vụ này.
Các dịch vụ quy định trong Nghị định 99 bao gồm bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ cho du lịch, dịch vụ hấp thụ các bon và giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng và dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống trong nuôi trồng thủy sản Người cung cấp dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng, đặc biệt là các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng hoặc các tổ chức nắm quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc chi trả DVMTR đã thành công trong việc ban hành các thủ tục pháp lý, thiết lập mức chi trả cụ thể cho các dịch vụ bảo vệ cảnh quan và rừng đầu nguồn, xác định người sử dụng các dịch vụ này là các đơn vị cung cấp nước sạch, các nhà máy thủy điện và các công ty du lịch
Trải qua hơn 10 năm hoạt động, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam(DVMT) đã đạt được nhiều thành tựu nhất định với nguồn thu hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm Đến nay, toàn quốc đã có 44 tỉnh thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng; trong đó 38 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy tổ chức.
Tác động của Quỹ đối với các khía cạnh tại Việt Nam
2.1 Khía cạnh về xã hội
- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần cải thiện sinh kế cho người rồng rừng
Trong bối cảnh nguồn kinh phí từ ngân sách hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng khó khăn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được thành lập và thực hiện, triển khai chính sách chi trả DVMTR đã tạo nên một nguồn lực tài chính lớn ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý,bảo vệ và phát triển rừng, huy động được nguồn lực lớn trong xã hội đóng góp vào công tác bảo vệ rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người làm nghề rừng, đặc biệt là góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương
Thông qua đó, số cơ sở sử dụng DVMTR tham gia thực hiện chính sách ngày càng tăng, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác QLBVR ngày càng lớn, diện tích rừng được thụ hưởng từ chính sách chi trả DVMTR ngày càng tăng, rừng được bảo vệ tốt hơn, tình trạng vi phạm lâm luật được giảm dần qua các năm Qua đó giúp duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng, góp phần cải thiện môi trường Đồng thời, nhờ tiền DVMTR được chi trả kịp thời, đầy đủ nên đời sống của người dân sống nhờ rừng được cải thiện đáng kể Nhiều cộng đồng, hộ dân đã sử dụng số tiền này để tu sửa lại cơ sở hạ tầng như bể nước sạch, đường giao thông thôn, ấp và tùy theo điều kiện từng hộ, từng địa phương, nhiều mô hình kinh tế cũng từ đó được hình thành Bên cạnh cải thiện kinh tế, bảo vệ rừng hiện có, người dân còn được các đơn vị chủ rừng sử dụng nguồn tiền DVMTR hỗ trợ thêm điều kiện để tái trồng rừng, sớm đưa các loại rừng lau lách, đồi trọc trước đây trở thành diện tích có rừng cung ứng DVMTR Đây là cơ sở quan trọng để phát triển rừng một cách bền vững.
Chính sách chi trả DVMTR (dịch vụ môi trường rừng) của quỹ là một chính sách mang tính đột phá, chuyển hướng từ chỗ dựa vào ngân sách nhà nước, sang huy động các nguồn vốn xã hội hóa cho việc quản lý và bảo vệ, phát triển rừng bền vững, đầu tư cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) gắn với giảm nghèo, từng bước cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, đồng thời nâng cao nhận thức về bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
2.2 Khía cạnh về kinh tế
- Nguồn lực tài chính của Quỹ được huy động mạnh đã góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách chi cho các hoạt động lâm nghiệp ở địa phương.
Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách thì nguồn lực tài chính phục vụ lâm nghiệp đã từng bước chủ động trong các hoạt động, Do vậy, các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được tăng thêm nguồn tài chính để triển khai mở rộng diện tích khoán bảo vệ rừng; các công ty lâm nghiệp có nguồn để giải quyết khó khăn về tài chính do việc dừng khai thác gỗ tự nhiên chuyển sang nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng
- Doanh thu từ chi trả DVMRT hỗ trợ đóng góp của ngành lâm nghiệp cho nền kinh tế quốc dân
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lũy kế đến cuối tháng 8/2023, cả nước thu 1967,8 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 59,8% kế hoạch năm và giảm 18% so với cùng kỳ năm trước Kế hoạch thu tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2023 đạt: 3.200 tỷ đồng, trong đó quỹ trung ương dự thu 2.053 tỷ đồng; quỹ tỉnh dự thu 1.147 tỷ đồng.
Việc huy động nguồn tài chính này có rất có ý nghĩa, một mặt không chỉ tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp Việt Nam cho nền kinh tế quốc dân, mặt khác còn giảm gánh nặng về tài chính của ngân sách nhà nước cho quản lý bảo vệ rừng.
2.3 Khía cạnh về môi trường
HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO VỂ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Mặt tích cực
Hiện nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đã có những chính sách hoạt động hiệu quả về nhiều mặt được thể hiện cụ thể như sau:
- Về hoạt động trong chính sách Dịch vụ môi trường rừng:
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ra đời nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Đảng và Nhà nước, huy động nguồn lực xã hội của các tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc xóa đói giảm nghèo nhất là đối với đồng bào dân tộc nghèo vùng núi Đây là một chính sách tài chính mới được vận hành ở quy mô quốc gia Một chính sách mang tính đột phá khi chuyển hướng tiếp cận từ chỗ dựa hoàn toàn vào ngân sách sang huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách và vốn xã hội hóa cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững Bản chất của chi trả dịch vụ môi trường rừng là việc phản ánh quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế, theo đó có ít nhất một bên mua và một bên bán thực hiện các giao dịch kinh tế dựa trên kết quả mà cụ thể là giữa bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng (được nhận tiền) và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng (phải chi trả tiền) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng đã được hạch toán vào giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để hình thành nên giá bán cho người sử dụng Theo đó, những người tiêu dùng các sản phẩm trở thành người sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
Ngày 17 tháng 02 năm 2023, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam tổ chức Hội nghị "Tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Hệ thống Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đồng hành cùng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận cụ thể như sau:
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng số thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cả nước đạt trên 3.700 tỷ đồng, vượt 23% so với kế hoạch và tăng 17% so với năm 2021 Trong khi đó mỗi năm, lĩnh vực lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư 900 tỷ đồng để bảo vệ và phát triển rừng của 11 triệu ha Điều đó cho thấy được sự hiệu quả vượt bậc trong hoạt động chi trả DVMTR của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.
Trong năm 2022 đã giải ngân số tiền gần 3.000 tỷ đồng cho bên cung ứng DVMTR và chủ yếu được thực hiện qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch điện tử đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả
Năm 2022, tiền DVMTR góp phần hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ cho 7,3 triệu ha rừng, chiếm 49,6% tổng diện tích rừng toàn quốc, tăng 0,56 triệu ha rừng so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh việc ký thêm các hợp đồng ủy thác mới, sản lượng điện sản xuất của một số công ty thủy điện tăng, thì công tác đôn đốc, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, tích cực tuyên truyền phổ biến chính sách trong việc thu hồi tiền dịch vụ môi trường rừng chậm trả đã góp phần làm tổng nguồn thu vượt kế hoạch đề ra trước đó.
Từ kết quả trên, có thể khẳng định rằng chi trả DVMTR là nguồn tài chính quan trọng, bền vững của ngành lâm nghiệp đồng thời cho chúng ta nhìn nhận
17 được tầm quan trọng của Quỹ Bảo vệ và phát triển trừng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế và đời sống xã hội ngày càng vững mạnh.
- Hoạt động thúc đẩy việc thực hiện chính sách phát triển loại dịch vụ môi trường rừng mới đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng trong năm 2023 – Chương trình ERPA
Ngày 14/4, tại thành phố Huế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ Tại Hội nghị cũng đã nêu ra được những điểm hiệu quả trong công tác thí điểm xây dựng triển khai nghị định 107 trong thời gian vừa qua, đồng thời thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, định hướng triển khai, nhằm thúc đẩy việc chi trả kết quả giảm phát thải để tạo tiền đề phát triển các dự án, chương trình tiềm năng về hấp thụ và lưu giữ carbon trên phạm vi toàn quốc hướng đến thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh gắn với phát triển bền vững:
Ngày 28/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP (Nghị định số 107) về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ Việc ban hành Nghị định số 107 đã đáp ứng được mong mỏi của các bên liên quan đồng thời đưa Việt Nam bước đầu tiếp cận, tham gia cùng xu hướng chung của thế giới trong việc trao đổi, chuyển nhượng, thương mại tín chỉ lượng giảm phát thải, các-bon rừng Có thể nói rằng Nghị định số 107 là Nghị định được ngành lâm nghiệp rất mong chờ, là Nghị định đầu tiên giúp tạo ra một quy trình trong việc trao đổi, chuyển nhượng và triển khai các-bon rừng.
Ngày 22 tháng 10 năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (Bên nhận ủy thác của Quỹ Đối tác Các-bon Lâm nghiệp (FCPF)) đã ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đại diện chủ sở hữu, quản lý, sử dụng và chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 kết quả giảm phát thải từ rừng tự nhiên giai đoạn 2018-2025 tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) cho Quỹ Đối tác các-bon Lâm nghiệp (FCPF) đồng thời dự kiến nhận về khoảng 51,5 triệu USD và đặc biệt, 95% kết quả chuyển nhượng này sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC Và cho đến nay, việc ký kết thỏa thuận cũng đã đạt được một số thành tựu quan trọng như:
+Thỏa thuận ERPA này đã được thể chế hóa tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ Nghị định số 107 đã đánh dấu bước ngoặt đưa Việt Nam bước đầu tiếp cận, tham gia cùng xu hướng chung của thế giới trong việc trao đổi, chuyển nhượng, thương mại tín chỉ giảm phát thải, các-bon rừng
+Nguồn thu từ ERPA chính là nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng Đây được coi là nguồn tài chính rất có ý nghĩa đối với công tác quản lý, bảo vệ 2,2 triệu ha rừng tự nhiên tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, góp phần tăng nguồn thu nhập cho gần 70 nghìn hộ gia đình và khoảng 950 cộng đồng dân cư có sự tham gia mà phần lớn là những đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
+Dự thảo ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ: Ngày 7/7/2023 Hội thảo tham vấn dự thảo sổ tay hướng dẫn thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ đã được diễn ra tại Hà Nội nhằm tham vấn ý kiến đóng góp đối với dự thảo sổ tay trước khi trình ban hành, làm cơ sở để triển khai thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP vào cuộc sống Sổ tay hướng dẫn thực hiện ERPA được xây dựng dựa trên các quy định của ERPA, Nghị định số 107/2022/NĐ-CP, Quyết định số 641/QĐ-BNN-TCLN ngày 21/02/2023 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ ERPA và các văn bản pháp lý có liên quan của Việt Nam Sổ tay hướng dẫn thực hiện ERPA (POM) được xây dựng nhằm hướng dẫn các nội dung về lập kế hoạch; thực hiện các nội dung hoạt động; truyền thông và tăng cường năng lực; đo đạc, báo cáo, thẩm định, xác nhận và chuyển quyền kết quả giảm phát thải; quản lý tài chính và chia sẻ lợi ích, thực hiện đảm bảo an toàn môi trường và xã hội; cơ chế xử lý vi phạm, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại; giám sát, đánh giá và báo cáo; tổ chức thực hiện ERPA, triển khai Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ở cấp Trung ương và địa phương.
Mặt hạn chế
- Những hạn chế chính trong việc triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của các quỹ bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh miền núi
Bên cạnh những mặt tích cực, trong quá trình thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng hiện vẫn còn những bất cập, vướng mắc Theo Giám đốc quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu, Tòng Thị Hương, công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng không dùng tiền mặt hiện còn khó thực hiện ở một số địa phương do diện tích cung ứng lớn, số lượng chủ rừng nhiều, đơn giá chi trả thấp,dẫn đến số tiền chi trả bị xé lẻ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên Bùi Minh Hải cũng cho rằng, một phần do thói quen sử dụng tiền mặt của đồng bào, mặt khác việc mở tài khoản do địa bàn chi trả thuộc vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; số lượng tiền nhận được ít nhưng chi phí duy trì tài khoản cao, nên hạ tầng cơ sở của bên cung ứng dịch vụ (ngân hàng, bưu điện) chưa đáp ứng tới các điểm vùng sâu, vùng xa (năm 2022)
Những khó khăn tồn tại trong việc chi trả tiền DVMTR đối với các chủ rừng là hộ gia đình ở các huyện miền núi ở tỉnh Lạng Sơn: đơn cử như tại huyện Đình Lập, tổng số tiền DVMTR là gần 180 triệu đồng, được chi trả cho các chủ rừng gồm 912 gia đình Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ số tiền trên vẫn chưa thể đến tay người dân Một trong những khó khăn lớn nhất chính là số tiền DVMTR của nhiều hộ dân nhận được là rất ít, nhiều trường hợp chỉ khoảng vài nghìn đồng, thậm chí vài trăm đồng Trong khi đó, nhiều hộ dân cách xa các điểm rút, nhận tiền, số tiền nhận được thậm chí không đáp ứng được chi phí đi lại: (số liệu năm 2021) Ông Phạm Công Phong, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đình Lập cho biết: Đối với các hộ nhận tiền DVMTR ít, đơn vị đã đưa ra giải pháp tiến hành chi trả theo nhóm hộ hoặc theo thôn, bản để phục vụ cho các hoạt động phát triển, bảo vệ rừng của thôn, bản Tuy nhiên, đến đây lại phát sinh một khó khăn. Việc chi trả khi tiến hành như vậy cần sự đồng thuận của toàn bộ các hộ dân được hưởng tiền DVMTR.
Ngoài các nguyên nhân trên, còn không ít khó khăn dẫn đến việc chi trả tiền DVMTR vẫn chưa thể hoàn thành Trong đó, hầu hết đều do người dân không chủ động đến mở tài khoản ngân hàng tại các điểm giao dịch do số tiền nhận được quá ít Ngoài ra, tại một số nơi, hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, người dân không có internet hoặc các mạng 3G, 4G để sử dụng các ứng dụng để theo dõi biến động tài khoản ngân hàng Trong đó, điển hình là tại một số xã thuộc các huyện: Bình Gia, Lộc Bình, Đình Lập. Ông Hoàng Văn Nam, chủ rừng tại xã Bắc Xa, huyện Đình Lập cho biết: Gia đình tôi được chi trả tiền DVMTR của năm 2018 và 2019 chưa đến 3.000 đồng Trong khi đó, đi từ nhà tôi ra đến điểm rút tiền phải mất khoảng 1 tiếng đồng hồ, số tiền này thậm chí còn không đủ đáp ứng chi phí đi lại Cùng đó, có nhiều người trong thôn chúng tôi không biết sử dụng các ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại Do vậy, việc sử dụng tài khoản ngân hàng là rất bất tiện đối với tôi cũng như một số hộ khác trong xã.
Trên đây là những hạn chế chính trong việc triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của các quỹ bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh miền núi nước ta Qua đó, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp tục thúc đẩy triển khai mạnh mẽ việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng phi tiền mặt đến các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
21 cư thôn phù hợp với từng khu vực đối tượng cụ thể để nâng cao tính minh bạch, an toàn, hiệu quả trong công tác giải ngân
- Tồn đọng thực trạng vi phạm các quy định về thời hạn chi trả DVMTR và trong công tác bảo vệ và phát triển rừng gây khó khăn trong hoạt động của Quỹ
Mặc dù chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được triển khai một cách đồng bộ, thống nhất trên cả nước tuy nhiên vẫn còn xảy ra hiện trạng nhiều doanh nghiệp đơn vị còn trì hoãn chưa ký hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với Quỹ hoặc chưa nộp tiền theo quy định hay chủ rừng khi cố ý giữ lại không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng hoặc cam kết ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng đã dẫn đến việc nợ đọng tiền DVMTR kéo dài, gây khó khăn trong quá trình thu chi dịch vụ hoạt động này đối với chủ rừng đồng thời cũng ảnh hưởng đến đời sống sinh kế người dân, chủ rừng Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng của nhiều đơn vị sử dụng môi trường rừng Như tại Sơn
La có 60 đơn vị sử dụng môi trường rừng, trong đó có 58 nhà máy thủy điện, 2 cơ sở cung ứng nước sạch, tuy nhiên số lượng nợ đọng lên đến 1/3, điều này gây nhiều khó khăn cho việc đảm bảo nguồn quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm (số liệu năm 2021 Cũng theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng Đặng Hùng Chương, hiện tỉnh có hơn 670.000ha rừng, trong đó có 218.000ha rừng sản xuất, chủ yếu được giao cho các hộ dân và cộng đồng dân cư Toàn tỉnh chỉ có hơn 10 tỷ đồng mỗi năm từ Quỹ DVMTR, cho nên với việc chi trả mức nhận khoán khoảng 400.000đ/ha/năm đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân nếu họ không có thêm nghề phụ. (số liệu năm 2021)
Do đó, các tỉnh đã phải chỉ đạo các địa phương có rừng, tập trung tạo nguồn giống cây có chất lượng, năng suất cao để phục vụ công tác trồng rừng mới và trồng rừng thay thế.
Bên cạnh đó, một số chủ rừng khu rừng cung ứng dịch vụ chưa thực hiện tốt nghĩa vụ theo quy định, còn để rừng bị xâm canh, chặt phá trái phép, không chi trả đầy đủ, kịp thời tiền cho người nhận khoán bảo vệ rừng Thêm vào đó, tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật vẫn còn xảy ra tại nhiều nơi; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa được chú ý đúng mức; đầu tư chưa tương xứng với mục tiêu và nhiệm vụ; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế môi trường rừng bền vững để tạo nguồn tài chính đầu tư lại rừng, hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước Do vậy, thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ môi trường rừng, các địa phương, chủ rừng cần tập trung nâng cao ý thức bảo vệ rừng, nhất là đối với rừng đặc dụng, phòng hộ, qua đó góp phần nâng cao công tác quản lý, phát triển rừng hiệu quả, bền vững.Các hành vi vi phạm trên đã gây khó khăn cho việc thu, chi và giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng đến các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng tại các địa phương, phần nào làm giảm hiệu quả của chính sách. (năm 2023)
- Bất cập từ sự chênh lệch về giá trong chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Theo báo cáo của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, mặc dù trong hơn 10 năm qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, gây dựng đời sống ổn định cho người dân đồng thời cũng giảm thiểu được các hoạt động vi phạm tronh việc bảo vệ và phát triển rừng Tuy nhiên thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng đang gặp không ít bất cập cụ thể như sau: Đầu tiên là chênh lệch trong mức chi trả tại các địa phương Cụ thể, theo ông Nguyễn Khắc Lâm, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An, đơn giá dịch vụ môi trường rừng có sự chênh lệch lớn ở lưu vực các nhà máy thủy điện Theo đơn giá tạm tính mà Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đưa ra, lưu vực các thủy điện: Bản Cốc, Bản Vẽ, Hủa Na, Cửa Đạt, Nậm Mô, Nậm Cắn được chi trả hơn 200.000 đồng/ha/năm Còn ở các lưu vực thủy điện: Bản Cánh, Nậm Nơn, Khe Bố, Sao Va, Nậm Pông lại chỉ có giá dưới 100.000 đồng/ha/năm; thậm chí, ở lưu vực thủy điện Nậm Nơn chỉ có 46.000 đồng/ha/năm Bên cạnh đó, định mức chi trả khoán bảo vệ rừng cũng rất khác nhau, chỗ cao, chỗ thấp nên các hộ nhận khoán có sự so sánh về quyền lợi Việc chi trả còn có sự chênh lệch, thực tế tại các bản có rất nhiều hộ cùng tham gia bảo vệ rừng nhưng đến khi chi trả lại chỉ có một số hộ nhận được Vì thế, vấn đề phân chia tiền chi trả cho các cộng đồng, thôn, bản dân tộc thiểu số cần có những giải pháp linh hoạt dựa theo nguyện vọng của số đông người dân (số liệu năm 2023) Ông Đặng Ngọc Vinh, Giám đốc Trung tâm Phát triển tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (Hội Tưới tiêu Việt Nam) cho biết: “Một vấn đề nữa là thu phí dịch vụ môi trường rừng với một số loại hình còn ở mức khá thấp. Chẳng hạn như mức thu phí dịch vụ môi trường rừng đối với các nhà máy thủy điện chỉ là 36 đồng/kWh Từ đây, mức chi trả cho các cộng đồng dân cư, hộ nhận khoán không cao để họ duy trì cuộc sống và tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng Giá điện đã tăng lên khá nhiều nên thời gian tới cơ quan chức năng cần có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể về vấn đề tăng phí dịch vụ môi trường rừng với một số đối tượng cho phù hợp, trong đó có các nhà máy thủy điện” (số liệu năm 2023)
Thông qua những hạn chế nêu trên trong hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thì cũng đã phần nào nói lên được các vấn đề còn bất cập, khó khăn và còn để lại những bài học kinh nghiệm quan trọng về thực thi và kiểm
23 sát trong quá trình hoạt động của Quỹ Ngoài vấn đề cần phải khắc phục đó là kiện toàn hơn nữa những quy định chính sách trong công tác bảo vệ và phát triển rừng thì các cán bộ, cơ quan chức năng ngành còn phải nâng cao thực hiện tổ chức công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, thực hiện thường xuyên, liên tục từ Trung ương đến địa phương để kịp thời phát hiện xử lý những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng như dần tháo gỡ được những khó khăn trong việc thực hiện,tuân thủ các quy định, chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở từng địa phương cũng như trong cả nước nhằm thúc đẩy việc triển khai, xây dựng,thực hiện thêm nhiều chính sách mới, hiện đại của Quỹ trong tương lai.
ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TRONG TƯƠNG LAI
- Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt cho người dân vùng sâu, vùng xa, đảm bảo thu đúng, thu đủ chi đúng đối tượng và kịp thời
Triển khai các hệ thống chi nhánh ATM tự động, phát triển các đại lý thanh toán Thực hiện chuyển đổi số cũng như ứng dụng các phương tiện thanh toán đa dạng và tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Bên cạnh đó, cân nhắc việc ưu đãi phí đối với khu vực vùng nông thôn hoặc có thể miễn giảm thuế, ưu đãi thuế đối với các đại lý chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt Đặc biệt khi các ngân hàng đang hướng đến là gia tăng tiếp cận với các khách hàng ở vùng thành thị, đặc biệt là các khu công nghiệp sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa tới gia đình, người thân của họ đang ở vùng nông thôn Nếu những đối tượng này sử dụng 100% thanh toán không dùng tiền mặt thì số lượng người dùng kéo theo ở vùng thôn, vùng sâu vùng xa cũng sẽ rất cao Như vậy, sẽ tạo thuận lợi cho việc thanh toán, thu chi các khoản của Quỹ đồng thời đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động tài chính của Quỹ.
Thực hiện công tác rà soát, xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo thu đúng, thu đủ Vì vậy để bảo đảm tiến độ chi trả, công khai, minh bạch, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng: Phải chỉ đạo các Chi nhánh rà soát, bảo đảm đầy đủ thông tin về chủ rừng, diện tích rừng được chi trả theo từng xã để cập nhật vào dữ liệu phục vụ công tác xác định thực địa, phối hợp giải quyết những kiến nghị và phục vụ công tác kiểm tra, giám sát diện tích rừng đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng Đồng thời, tiếp tục thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho các chủ rừng qua tài khoản Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng CSXH.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng Đến từng cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các tổ chức đoàn thể, cụm dân cư, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng.
Phát huy vai trò mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội trong công tác phối hợp tuyên truyền phổ biến, quán triệt rộng rãi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quỹ bảo vệ và phát triển rừng, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, mọi người dân về vai trò quan trọng của việc bảo vệ và phát triển rừng Đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế các tiêu cực biến đổi khí hậu.
Cơ quan nhà nước người có thẩm quyền xây dựng chương trình kế hoạch hằng năm và công tác quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng, đây là nhiệm vụ chính trọng tâm, thường xuyên Điển hình như phối hợp liên kết với các cơ quan báo đài Trung ương và địa phương viết tin, bài tuyên truyền liên quan đến hoạt động của Quỹ; tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân nói chung và học sinh, sinh viên, trí thức nói riêng và các đối tượng sử dụng và cung ứng Dịch vụ môi trường rừng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, học sinh về bảo vệ hệ sinh thái, giữ gìn và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế các hành vi gây tổn hại đến môi trường rừng.
Như vậy muốn đạt hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luật về quỹ bảo vệ và phát triển rừng phải tiến hành thường xuyên, có chất lượng, đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến nội dung, tinh thần của các văn bản pháp luật bảo vệ và phát triển rừng mới ban hành, sử dụng đồng bộ các phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức.
- Cần hoàn thiê ‘n cơ chế thực thi pháp luâ ‘t về chi trả môi trường rừng
Luật Lâm nghiệp tại khoản 3 Điều 61 đã quy định: “hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, 2 quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh” là một loại dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) Tuy vậy, loại DVMTR này chưa được quy định cụ thể về việc chuyển nhượng, cơ chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng, cơ chế hưởng lợi.
Vì thế, chưa có cơ sở tách bạch giữa quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện đối với một số tài nguyên với quyền sở hữu, mua bán những lợi ích thu được từ khai thác, sử dụng những tài nguyên này của cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao Ngoài ra, điều kiện ERPA (Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng
Bắc Trung Bộ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông và Ngân hàng thế giới với tư cách là cơ quan được Quỹ Đối tác Carbon trong lâm nghiệp ủy thác) có hiệu lực là phải đảm bảo việc chuyển nhượng kết quả giảm phát thải được thực hiện mà không có khiếu nại nào.
Vậy nên cần xem xét bổ sung đầy đủ các loại dịch vụ môi trường rừng mà pháp luâ Œt chưa có quy định thu như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon vào các văn bản hướng dẫn của Bô Œ Nông nghiê Œp và phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiê Œp Để thực hiện đúng thỏa thuận cũng như đảm bảo quyền lợi, sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể trong nhâ Œn khoán, bảo vê Œ rừng, nhất là cô Œng đồng các dân tô Œc bản địa tại chỗ
Xem xét bổ sung đầy đủ các loại dịch vụ môi trường rừng mà pháp luâ Œt chưa có quy định thu như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cácbon vào các văn bản hướng dẫn của Bô Œ Nông nghiê Œp và phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiê Œp. Đảm bảo quyền lợi, sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể trong nhâ Œn khoán, bảo vê Œ rừng, nhất là cô Œng đồng các dân tô Œc bản địa tại chỗ.
Nhà nước cần có giải pháp phù hợp hơn để thu hút cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng và phục hồi rừng, chú trọng nguồn thu nhâ Œp ổn định thông qua dịch vụ môi trường rừng, phát triển kinh tế lâm nghiê Œp, lâm sinh Pháp luâ Œt về dịch vụ môi trường rừng cần được triển khai đồng bô Œ với chương trình phát triển kinh tế - xã hô Œi, tạo công ăn, viê Œc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Hoàn thiện khung pháp lý để bổ sung nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng; rà soát các đối tượng được hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp từ môi trường rừng, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nghĩa vụ vâ Œt chất của chủ thể được hưởng lợi Tăng cường cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng quản lý cơ sở dữ liệu về rừng; có chính sách giao đất, giao rừng, tăng cường thanh kiểm tra, bảo vê Œ, xử lý vi phạm pháp luâ Œt về rừng nhất là loại rừng phòng hô Œ đầu nguồn.
Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cần chủ động hơn trong việc cụ thể hóa quy định pháp luâ Œt chi trả dịch vụ môi trường rừng vào đặc thù mỗi địa phương Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, điều tra, đánh giá hiê Œn trạng rừng, mức thu nhâ Œp, chất lượng cuô Œc sống của người dân để góp phần hoàn thiê Œn khung chính sách pháp luâ Œt chi trả sát với thực tiễn và yêu cầu phát triển bền vững.
Tăng cường công tác tổng kết, đánh giá công tác thi hành pháp luâ Œt đất đai, môi trường, đầu tư,… bảo đảm tính thống nhất trong công tác bảo vê Œ rừng với công tác quản lý nhà nước trên địa bàn bởi vì nó có mối liên kết với nhau có ảnh hưởng cũng như tác động đến Qũy bảo vệ và phát triển rừng.