1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thông qua các bài viết “về khái niệm nguồn của pháp luật” (tạp chí luật học, số 22008); “các loại nguồn của pháp luật việt nam hiện nay” của tác giả nguyễn thị hồi (tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 12 (128) tháng 82008), em hã

8 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Về khái niệm nguồn của pháp luật
Tác giả Nguyễn Thị Hồi
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Thông qua các bài viết: “Về khái niệm nguồn của pháp luật” (Tạp chí Luật học, số 2/2008); “Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hồi (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12 (128) tháng 8/2008), em hãy: 1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4). 2. (3 điểm) Cho biết quan điểm về nguồn của pháp luật của tác giả bài viết có điểm gì giống và khác so với cách hiểu về nguồn của pháp luật mà em đã được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. 3. (2 điểm) Cho biết vị trí, vai trò của từng loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LỚP: KHÓA:

HÀ NỘI

Trang 2

Luật học, số 2/2008); “Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác

giả Nguyễn Thị Hồi (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12 (128) tháng 8/2008), emhãy:

1 (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật”

trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4)

2 (3 điểm) Cho biết quan điểm về nguồn của pháp luật của tác giả bài viếtcó điểm gì giống và khác so với cách hiểu về nguồn của pháp luật mà em đã đượchọc trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

3 (2 điểm) Cho biết vị trí, vai trò của từng loại nguồn của pháp luật ViệtNam hiện nay

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nguồn của pháp luật là một yếu tố cực kì quan trọng trong hệ thống pháp luật, là căn cứ quan trọng để áp dụng, thi hành pháp luật, hiện nay đây là một trong những vấn đề gây ra nhiều tranh luận giữa những người nghiên cứu pháp luật Đã có nhiều những khái niệm, quan điểm khác nhau được đưa ra Dù theo quan điểm nào, việc nghiên cứu nguồn của pháp luật cũng đều có ý nghĩa to lớn vềcả lí luận và thực tiễn Khái niệm nguồn của pháp luật (sources of law) là một thuật ngữ pháp lý phức tạp có nhiều cách hiểu khác nhau, tuỳ từng hệ thống pháp luật mà từ lý luận đến thực tiễn sẽ xuất hiện ngoại diên rộng hẹp khác nhau của khái niệm này Ở Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn của pháp luật đang trở thành yêu cầu cần thiết và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu Chính vì sự đa dạng trong quan điểm vềnguồn pháp luật cũng như các hình thức biểu hiện của nó, em quyết định chọn đề tài về nguồn pháp luật làm đề tài chính cho bài tập lớn của mình

NỘI DUNG

Câu 1: Tóm tắt nội dung bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” trong

khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).

Nguồn của pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản của lí luận nhànước và pháp luật và cũng là vấn đề gây nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học.Việc nghiên cứu nguồn của pháp luật có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn bởi vìxác định đầy đủ, chính xác và sử dụng đúng đắn các loại nguồn của pháp luật sẽgóp phần tích cực vào công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệuquả của nó Tuy nhiên, có khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hiệntại vẫn chưa có định nghĩa về nguồn pháp luật được đa số các nhà nghiên cứu vàthực hành pháp luật thừa nhận Điểm qua công trình nghiên cứu của một số nhànghiên cứu trong và ngoài nước, chúng ta sẽ thấy rõ

Theo Từ điển Black Law Dictionary thì: “Trong phạm vi nghiên cứu pháp lí,thuật ngữ “các nguồn của pháp luật” nói đến 3 khái niệm khác nhau mà có thểphân biệt được Một, nguồn của pháp luật có thể nói đến nguồn gốc của các kháiniệm và tư tưởng pháp lí… Hai, nguồn pháp luật có thể nói đến các cơ quan, tổchức chính phủ mà đã tạo ra các quy định pháp luật… Ba, nguồn của pháp luật cóthể nói đến những quy định pháp luật đã được công bố rõ ràng…” Theo nghĩa hẹp,nguồn của pháp luật là khái niệm dùng để chỉ tất cả những nơi có chứa đựng cácquy định mà các thẩm phán có thể dựa vào đó để giải quyết vụ án Theo nghĩarộng, nói đến nguồn của pháp luật là nói đến nguồn gốc của các khái niệm, các tưtưởng pháp lí; nói đến các chủ thể có thẩm quyền ban hành pháp luật; nói đến cácquy định của pháp luật; nói đến nơi chứa đựng các quy định của pháp luật nóichung và các quy định về hiệu lực của các đạo luật và các quyết định của tòa án…

Nguồn hình thức được Michel Virally định nghĩa là: “Các phương pháp thiếtlập các quy phạm pháp luật, tức là các cách thức và văn bản thông qua đó các quy

Trang 4

phạm này có thể tồn tại về mặt pháp lí, trở thành bộ phận của pháp luật thực địnhvà phát huy hiệu lực” Về nguyên tắc, chỉ có những nguồn được thiết lập làmnguồn mới là nguồn pháp luật Các nguồn này có hiệu lực nhờ vào hình thức trìnhbày của chúng Chúng là nguồn bởi vì chúng đã được ban hành bởi các cơ quanquyền lực nhà nước duy nhất có thẩm quyền làm luật và làm cho luật trở nên bắtbuộc, nhờ vào chế tài trong trường hợp cần thiết Các nguồn này vì vậy được gọi làcác nguồn hình thức Đây là điểm giúp chúng ta phân biệt giữa các nguồn hìnhthức được thiết lập làm nguồn với các nguồn hình thức tự nhiên Về mặt lí thuyếtcó loại nguồn này song trong thực tế, chúng không phải và không thể là nhữngnguồn duy nhất vì chúng có một số hạn chế nhất định.

Hans Kelsen - học giả người Đức cho rằng nguồn của pháp luật là khái niệmkhông rõ ràng và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Tuy nhiên, ở nghĩarộng nhất, nguồn của pháp luật biểu thị mọi quy phạm pháp luật, không chỉ nhữngquy phạm chung mà cả những quy phạm pháp luật riêng biệt Điều đó dẫn đến sựmơ hồ, tối nghĩa của cụm từ “nguồn của pháp luật”,làm cho cụm từ không biểuhiện được đầy đủ ý nghĩa của nó Có thể thấy quan niệm này của Kelsen chủ yếuđề cập nguồn hình thức của pháp luật

Ở Việt Nam, vấn đề nguồn của pháp luật được đề cập với các mức độ khácnhau Nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy và thực hành pháp luật sử dụng hai thuậtngữ “nguồn của pháp luật” và “hình thức của pháp luật” với nghĩa như nhau Mộtsố học giả khác cho rằng tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm phápluật là những hình thức pháp luật với quan niệm rằng “Hình thức pháp luật là cáchthức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành phápluật” Đây là một quan niệm đã cũ và không hoàn toàn chính xác bởi vì, chúng taquan niệm pháp luật là do nhà nước ban hành ra và bảo đảm thực hiện thì nội dungcủa pháp luật là ý chí của nhà nước, còn hình thức của pháp luật sẽ là cách thức mànhà nước sử dụng để chuyển ý chí đó thành pháp luật mà trong ý chí của nhà nướcthì vừa có ý chí của giai cấp thống trị vừa có ý chí chung của toàn xã hội chứkhông đơn thuần chỉ là ý chí của giai cấp thống trị Có học giả lại cho rằng kháiniệm hình thức pháp luật và nguồn pháp luật không hoàn toàn đồng nhất mà cónhiều điểm khác nhau Nguồn của pháp luật được tiếp cận dưới nhiều phương diệnkhác nhau cả về lí luận và thực tiễn Trong các giáo trình luật chuyên ngành, cụmtừ “nguồn của luật” được sử dụng khá phổ biến Có tác giả quan niệm rằng hìnhthức bên ngoài là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, là những cái chứa đựngnội dung các quy tắc pháp luật - quy tắc hành vi theo ý chí nhà nước Nguồn củapháp luật có thể được tiếp cận dưới góc độ pháp lí và thực tiễn, theo đó: “Nguồnpháp luật là những hình thức chính thức thể hiện các quy tắc bắt buộc chung đượcnhà nước thừa nhận có giá trị pháp lí để áp dụng vào việc giải quyết các sự việctrong thực tiễn pháp lí và là phương thức tồn tại trên thực tế của các quy phạmpháp luật”.Có thể thấy quan niệm này về nguồn của pháp luật chỉ đề cập nguồnhình thức mà chưa đề cập nguồn nội dung của nó Thậm chí có tác giả dùng thuậtngữ “nguồn gốc của pháp luật” để chỉ nguồn của pháp luật Theo tác giả này,nguồn gốc của pháp luật gồm có nguồn gốc của pháp

Trang 5

luật quốc nội và nguồn gốc của pháp luật quốc tế Nguồn gốc của pháp luật quốcnội gồm có các nguồn gốc lập pháp hay trực tiếp, bao gồm luật và tục lệ và nguồngốc giải thích hay gián tiếp bao gồm các nguyên tắc pháp luật và các học thuyếtpháp lí Nguồn gốc của pháp luật quốc tế gồm các điều ước quốc tế, các tập quánquốc tế và các nguyên tắc chung của pháp luật được các quốc gia thừa nhận.

Qua các quan điểm trên và từ phương diện lí luận, thực tiễn pháp lí, tác giảcho rằng nguồn và hình thức của pháp luật là những khái niệm khác nhau, khôngthể đồng nhất với nhau, mặc dù chúng có mối liên hệ gắn bó với nhau Theo tácgiả, nguồn của pháp luật là khái niệm dùng để chỉ tất cả những gì mà các chủ thểcó thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như đểáp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tế Như vậy,nguồn của pháp luật gồm có nguồn nội dung và nguồn hình thức:

• Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởivì nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giảithích pháp luật Các nguyên tắc chung của pháp luật cũng là nguồn của pháp luậtbởi lẽ các quy phạm pháp luật sẽ được ban hành trên cơ sở các nguyên tắc đó vàphải có nội dung phù hợp với yêu cầu của các nguyên tắc đó

• Nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của cácquy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp cácquy phạm pháp luật Nói chung, trong các công trình nghiên cứu luật học thì cácnguồn hình thức thường được quan tâm nghiên cứu và được đề cập nhiều hơn cácnguồn nội dung của nó

Khác với nguồn của pháp luật, hình thức pháp luật gồm có hình thức bêntrong và hình thức bên ngoài của pháp luật Hình thức bên trong của pháp luậtchính là kết cấu nội tại của nó, bao gồm các yếu tố cấu thành nên nó như quy phạmpháp luật, chế định pháp luật, ngành luật Hình thức bên ngoài của pháp luật làcách thức thể hiện nội dung của nó Nói chung, trong các công trình nghiên cứuluật học thì các nguồn hình thức thường được quan tâm nghiên cứu và được đề cậpnhiều hơn các nguồn nội dung của nó

Câu 2: Cho biết quan điểm về nguồn của pháp luật của tác giả bài viết cóđiểm gì giống và khác so với cách hiểu về nguồn của pháp luật mà em đã đượchọc trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.

• Giống nhau:-Về khái niệm đều cho rằng nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tốchứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí cho hoạt động của cơ quan nhà nước ,nhàchức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội

-Đều cho rằng nguồn và hình thức của pháp luật là những quan niệmkhác nhau, không thể đồng nhất mặc dù chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ vớinhau

-Đều chia nguồn của pháp luật thành nguồn nội dung và nguồn hình thức

Trang 6

-Quan điểm về nguồn nội dung: Nguồn nội dung của pháp luật là xuấtxứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vàođó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật.

-Quan điểm về nguồn hình thức: Nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tiễn

-Đều nhận định nguồn hình thức thường được quan tâm, nghiên cứu, đề cập nhiều hơn nguồn nội dung của pháp luật

• Khác nhau:Nhìn chung quan điểm về nguồn của pháp luật trong môn học Lý luậnchung về nhà nước và pháp luật và của tác giả Nguyễn Thị Hồi là tương đối có sựtương đồng với nhau về mặt nội dung ,chỉ có đôi chút khác biệt trong góc độ tiếpcận quan điểm Do tác giả Nguyễn Thị Hồi tiếp cận dưới góc độ nhà nghiên cứunên phân tích sâu hơn còn môn học Lý luận chung về pháp luật có ý nghĩa là khoahọc pháp lý cơ sở cho các ngành luật thì tiếp cận với góc độ rộng hơn có liên hệ tớihình thức của pháp luật

-Trong bài viết “Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay” introng Tạp chí Nghiên cứu lập pháp ,số 12 tác giả Nguyễn Thị Hồi đề cập tới một sốnguồn hỗn hợp cơ bản của pháp luật như: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quyphạm pháp luật … còn theo quan điểm môn học LLC thì tập quán, án lệ, văn bảnquy phạm pháp luật vừa là nguồn vừa là hình thức của pháp luật Bài viết còn đềcập tới một số nguồn nội dung quan trọng của pháp luật như: đường lối chính sáchcủa Đảng, các học thuyết khoa học pháp lý, nhu cầu quản lý kinh tế xã hội, ảnhhưởng của các điều ước quốc tế…

Câu 3: Cho biết vị trí, vai trò của từng loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiệnnay.

3.1 Văn bản quy phạm pháp luật

Vị trí: Đây là loại nguồn chủ yếu,cơ bản và quan trọng nhất của pháp luậtViệt Nam hiện nay Các cơ quan nhà nước ở Việt Nam khi giải quyết các vụ việcpháp lý thực tế thuộc thẩm quyền của mình đều chủ yếu dựa vào các văn bản quyphạm pháp luật

Vai trò: Văn bản quy phạm pháp luật có vai trò to lớn trong việc điều chỉnhcác quan hệ xã hội Đây là những văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành chứa đựng các quy tắc xử sự chung cho một nhóm đối tượng nhất định tronghoàn cảnh nhất định Các cơ quan nhà nước ở Việt Nam khi giải quyết các vụ việcpháp lý thực tế thuộc thẩm quyền của mình đều chủ yếu dựa vào các văn bản quyphạm pháp luật Đây là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hànhtheo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung được Nhà nướcbảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hộichủ nghĩa

Trang 7

3.2 Tập quán pháp

Vị trí: Tập quán pháp được thừa nhận như một loại nguồn của pháp luật ởnhiều quốc gia trên thế giới Tại các nước theo truyền thống Civil Law, tập quánpháp là loại nguồn quan trọng của pháp luật Các nước theo truyền thống CommonLaw xem tập quán pháp là loại nguồn thứ ba bổ sung cho văn bản lập pháp và tiềnlệ pháp

Vai trò: Tập quán pháp đóng vai trò là nguồn bổ sung cho các văn bản quyphạm pháp luật Trong thực tế với những lý do chủ quan và khách quan làm chovăn bản quy phạm pháp luật có thể có những hạn chế nhất định Trong điều kiện đó, tập quán của địa phương là nguồn bổ sung quan trọng cho những khoảng trốngtrong các văn bản quy phạm pháp luật

3.3 Án Lệ

Vị trí: Với ưu điểm là linh hoạt, hợp lí, phù hợp với thực tiễn cuộc sống, ánlệ là loại nguồn pháp luật khá phức tạp, mặc dù tồn tại phổ biến ở nhiều nước trênthế giới, nhưng chưa thực sự được sử dụng nhiều ở Việt Nam

Vai trò: Án lệ thường dùng để giải quyết các vụ việc có khuôn mẫu giốngnhau, các vụ việc cụ thể, đối với những cá nhân, tổ chức cá biệt, xác định danhtính Án lệ sẽ được viện dẫn làm căn cứ pháp lý để giải quyết các vụ việc có tínhchất tương tự Án lệ thường phong phú và đa dạng hơn pháp luật thành văn; gópphần bổ sung cho những thiếu sót, những lỗ hổng của pháp luật thành văn và khắcphục được tình trạng thiếu pháp luật; tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luậtđược dễ dàng, thuận lợi hơn

3.4 Điều ước quốc tế

Vị trí: Trong lĩnh vực luật quốc tế thì điều ước quốc tế là nguồn cơ bản, chủyếu và quan trọng nhất Còn đối với pháp luật quốc gia, vai trò của điều ước quốctế ngày càng quan trọng và có vị thế ngày càng cao hơn, nhất là trong xu thế toàncầu hóa hiện nay

Vai trò: Điều ước quốc tế ngày càng trở thành nguồn pháp luật quan trọng,nhất là trong điều kiện hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay Nhiều quyđịnh của các điều ước quốc tế khác đã được chuyển hóa thành các quy định trongcác đạo luật của Việt Nam, nhất là khi chúng ta đã gia nhập WTO

3.5 Quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội

Vị trí: Đây không chỉ là cơ sở để hình thành nên các quy định trong hệ thốngpháp luật, mà trong nhiều trường hợp còn là nguồn quan trọng bổ sung cho nhữnghạn chế trong hệ thống pháp luật quốc gia

Vai trò: Các quan niệm đạo đức xã hội nhiều trường hợp được pháp luật dẫnchiếu làm căn cứ pháp lí để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế Phẩm chất đạođức cá nhân luôn là một trong những tiêu chí cơ bản trong tuyển dụng cán bộ, côngchức, viên chức nhà nước…Nhiều quan niệm còn được dẫn chiếu cụ thể như trungthực, công bằng, …

Trang 8

3.6 Hợp Đồng

Vị trí: Là sự thỏa thuận, giao ước cá nhân, tổ chức trong xã hội để xác địnhcách ứng xử giữa các chủ thể đó với nhau Nội dung của thỏa thuận tất nhiênkhông vi phạm pháp luật hay các quan niệm đạo đức

Vai trò: Là căn cứ pháp lí để các bên trong hợp đồng thực hiện hành vi đốivới nhau, đồng thời cũng là căn cứ pháp lí để cơ quan có thẩm quyền giải quyếttranh chấp giữa các bên nếu có

KẾT LUẬN

Có thể nói nguồn pháp luật là một yếu tố quan trọng trong hệ thống phápluật Việt Nam hiện nay.Mặc dù đã có nhiều quan điểm về khái niệm nguồn phápluật ,vị trí ,vai trò của nguồn pháp luật ,thì đây vẫn là một vấn đề hết sức phứctạp Để có thể hiểu và xác định hoàn chỉnh khái niệm nguồn pháp luật cũng nhưcác nguồn nội dung ,hình thức của nó ,cần có sự nghiên cứu ,đánh giá kĩ lưỡng từnhiều góc độ ,đối tượng khác nhau Đối với các nhà nước khác nhau ,vị trí và vaitrò của các loại nguồn pháp luật lại khác nhau Nguồn pháp luật là cơ sở pháp líquan trọng để thi hành pháp luật vậy nên yêu cầu có nhận thức rõ ràng ,đầy đủ vềnguồn ,các loại nguồn pháp luật là vô cùng quan trọng và cần thiết Mọi hành vipháp lý của cơ quan ,nhà nước, hay cá nhân có thẩm quyền đều phải dựa trênnhững căn cứ pháp lý nhất định Và nơi chứa đựng ,cung cấp các căn cứ pháp lý đóchính là nguồn pháp luật Do đó

, có thể nói rằng nguồn của pháp luật là yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thốngpháp luật ở bất cứ nhà nước nào trên thế giới Hiểu rõ về nguồn của pháp luật sẽkhông chỉ giúp cho chủ thể áp dụng pháp luật thực hiện các hành vi pháp lý dễdàng hơn mà còn giúp cho hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn , dễ ápdụng hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Thị Hồi,Hướng dẫn ôn và thi Môn lí luận chung về nhànước và pháp luật, Nxb tư pháp

2 Một số nhận thức chung về nguồn luậtNguồn:https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/mot-so-nhan-thuc-chung-ve-nguon-luat-872279.html (10/12/2018)

3 “Về khái niệm nguồn của pháp luật” (Tạp chí Luật học, số 2/2008)

4 Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội.5 Đa dạng hóa hình thức pháp luật trong điều kiện Việt Nam hiện nayNguồn:http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201504/da-dang-hoa-hinh-thuc-phap-luat-trong-dieu-kien-viet-nam-hien-nay-297543/ (10/12/2018)

6 Đỗ Đức Minh, Nguyễn Thị Hoài Phương-Bàn thêm về khái niệm“Nguồn pháp luật”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học,Tập 33,Số 3(2017)

Ngày đăng: 21/09/2024, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w