1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trong trong môi trường truyền thông số hiện nay (nghiên cứu trường hợp Cục Thông tin đối ngoại – Bộ Thông tin và Truyền thông)

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trong môi trường truyền thông số hiện nay
Tác giả Trần Anh Tuấn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Dịu
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quản lý báo chí và truyền thông
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 24,96 MB

Cấu trúc

  • CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA QUAN LÝ HOAT (21)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUAN LÝ HOAT DONG THONG TIN DOI (44)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT (66)

Nội dung

Lời cam đoan~ 66 Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trong trong môi trường truyền thông số hiện nay nghiên cứu trường hợp Cục Thông tin đối ngoại -

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA QUAN LÝ HOAT

DONG THONG TIN DOI NGOAI TRONG MOI TRUONG TRUYEN

THONG SO Trong những năm qua, đất nước ta ngày càng khang định được vai trò và vị thế không nhỏ trên trường quốc tế, đồng thời, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, các chế độ, chính sách về an sinh xã hội ngày càng được cải thiện và phát triển Trong những thành tựu đó, công tác thông tin đối ngoại (TTDN) đã đóng một vai trò quan trọng, gdp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, những giá trị nhân văn của dân tộc; củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam, bảo vệ chủ quyền biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Có thé nói rằng, trong những năm gan đây, cụm từ “Théng tin đối ngoại CBD) ngày càng được nhắc đến nhiều hơn và công tác này đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước Trong chuyên đề này, tác giả đi sâu làm rõ những van đề chung về TTĐN như: khái niệm, tầm quan trọng, quan điểm chỉ dao của Dang và Nhà nước, nội dung cơ ban, để có chúng ta được cái nhìn tong quát nhất về TTDN, tạo tiền đề, cơ sở lý luận và pháp lý cho dé tài.

1.1 Cơ sở lý luận về thông tin đối ngoại

1.1.1 Khái niệm “Thông tin đối ngoại” a Khái niệm “thông tin”

“Thong tin” là một khái niệm tưởng như rất quen thuộc trong cuộc sống, tuy nhiên, xung quanh vấn đề định nghĩa “thông tin” đã nảy sinh nhiều cuộc thảo luận, tranh cãi bởi cách tiếp cận vấn đề ở những góc độ, quan điểm khác nhau.

Những khác biệt này thé hiện trong nhiều van dé: về thực thé thông tin, những dấu hiệu, hình thức biéu hiện, quan hệ của thông tin với các quy luật và phạm trù triết học, vai trò của thông tin trong quản lý, đời sống và trong sự phát triển xã hội Có rat nhiêu cách hiệu khác nhau, cụ thê:

Trong tiếng La-tinh, “thông tin”-Informatio- nghĩa là thông báo, giải thích, tóm tat Thông tin là bat kỳ một chi tiết hoặc một thông báo mà ai đó quan tâm.

Thông tin cũng có thể là những thông báo về đối tượng và những hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta, về những thông số, ban chat và tình trạng của chúng, những điều mà hệ thống thông tin (máy móc, con người) đã truyền tải lại trong quá trình công việc và cuộc sông.

Thông tin có hai cấp độ: cấp độ thời sự (các tin tức, thông báo) và cấp độ bền vững tương đối (tri thức khoa học).

“Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa, “thông tin”:1 Động từ: Truyén tin, đưa tin báo cho nhau biết (ví dụ, “thông tin bằng điện thoại; Có gì thông tin cho nhau biết với ”) 2 Danh từ: Tin tức được truyén di cho biét (vi du “theo thong tin moi nhận được ”); Tin tức về các sự kiện diễn ra trong thé gidi xung quanh (vi du “bai viết có nhiêu thông tin mới Khắc phục tình trạng thiếu thông tin”).

“Thông tin” được coi là đặc tính của mọi sự phản ánh thé giới từ giới vô cơ đến giới hữu cơ, từ đơn giản đến phức tạp Do là đặc tính phản ánh của một dang vật chất có tô chức cao là bộ óc loai người Thông tin là sản phẩm ý thức của con người phản ánh thực tại khách quan, mang tính chất chọn lọc được diễn đạt trong thông báo và được sử dụng trong đời sống xã hội.

Thông tin còn là công cụ điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các nước, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Từ các khái niệm khác nhau về thông tin nêu trên, có thé rút ra và thống nhất sử dụng khái niệm mang tính phổ biến và phù hợp nhất đối với công tác thông tin đối ngoại, đó là: Thông tin là tin tức, thông báo, tri thức về một sự vật hay một hiện tượng được chứa đựng trong các hình thức nhất định, được tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng qua các phương thức thích họp.

18 b Khái niệm “Thông tin đối ngoại”

Khái niệm “đối ngoại” mang nội dung tích cực, có quan hệ tác động qua lại và hướng tới sự tốt đẹp Trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại được hiểu là “Đối với nước ngoài, bên ngoài, nói về đường lối, chính sách, sự giao thiệp cua nhà nước, của một tổ chức, phân biệt với đối nội”.

Như vậy, khái niệm “Thông tin đối ngoại” không chỉ là sự truyền tin đối ngoại, mà còn là hoạt động mang tính tổng hợp, có tính tác động hai chiều, phạm vi hoạt động TTĐN theo nghĩa rộng, bao gồm những hoạt động tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, phân tích, bình luận những sự kiện quốc té, những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốc tế đảm bảo tính khoa học và tính thuyết phục của thông tin.

Theo Kết luận số 16 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Chiến lược phát triển TTĐN giai đoạn 2011-2020”, TTDN được hiểu là: Một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng và đối ngoại Dang, Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thé giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong công cuộc đôi mới của Việt Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá tri vật chat và tinh thần của dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam; làm cho nhân dân ta hiểu rõ về thế g101; đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của ban bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quôc.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về TTDN nhưng điểm chung của khái niệm TTĐN là việc đưa thông tin có chủ đích ra ngoài lãnh thổ nhằm phục vụ cho một số lợi ích của quốc gia Nội hàm khái niệm TTDN gồm:

Thứ nhất, TTĐN là hoạt động thông tin nhằm vào nhiều đối tượng, chủ yếu là ở bên ngoài, nhằm tạo sự hiểu biết về Việt Nam, xây dựng hình ảnh Việt Nam

THỰC TRANG QUAN LÝ HOAT DONG THONG TIN DOI

NGOẠI CUA CUC THONG TIN DOI NGOẠI 2.1 Tổng quan Cục Thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin và Truyền thông

2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Cục Thông tin đối ngoại Cục Thông tin đối ngoại thành lập ngày 13/6/2008, (Quyết định số 36/2008/QD-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TTTT), lần đầu tiên chính thức giao nhiệm vụ tham mưu, thực thi quản lý nhà nước về TTĐN cho một đơn vị.

Co cấu tô chức của Cục Thông tin đối ngoại bao gồm:

- Lãnh đạo Cục: Lãnh đạo Cục Thông tin đối ngoại gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.

- Các phòng ban bao gồm:

+ Phòng Nghiệp vụ và Điều phối;

+ Phòng Thông tin, Báo chí - Xuất bản và Chính sách và Hợp tác quốc tế.

+ Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông quôc tê.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thông tin đối ngoại Ngày 22/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 882/QD-BTTTT về việc sửa đổi Điều 3 Quyết định số 939/QD-BTTTT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Cục Thông tin đối ngoại, theo đó chức năng, nhiệm vụ của Cục Thông tin đối ngoại được quy định như sau:

Cục Thông tin đối ngoại là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về thông tin đối ngoại.

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất và thực hiện việc xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc dé Bộ trưởng trình cấp có thâm quyền ban hành các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực thông tin đối ngoại.

- Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc dé Bộ trưởng trình cấp có thâm quyên phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực thông tin đối ngoai.

- Hướng dẫn, tô chức, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực thông tin đối ngoại.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá dư luận báo chí nước ngoài nói về Việt Nam theo định kỳ, theo chuyên dé và khi có các sự kiện trong nước và quốc tế quan trọng.

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tổ chức cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, phản bác các thông tin sai lệch về Việt Nam trên các lĩnh vực.

- Xây dựng quy định về cơ chế trao đổi, phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin đối ngoại giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan báo chí.

- Là đầu mối phối hợp thực hiện công tác thông tin đối ngoại với các Bộ, Ngành, địa phương, cơ quan báo chí, các tổ chức trong và ngoai nước.

- Phối hợp với các cơ quan hướng dẫn nội dung và cung cấp thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam theo định kỳ hoặc đột xuât.

- Phối hợp với các tổ chức liên quan quản lý hoạt động của báo chí Việt

Nam liên quan đên nước ngoài, hoạt động của báo chí nước ngoài khi có yêu câu.

- Chủ trì, phối hợp kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan báo chí, xuất bản trong nước và các cơ quan thường trú của cơ quan báo chí tại nước ngoài.

- Hàng năm, xây dựng, tổng hợp và trình Bộ trưởng báo cáo Chính phủ về hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan báo chí.

- Tham mưu, đề xuất và thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại ở địa bàn nước ngoài nhằm thông tin, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, lịch sử, văn hóa, và con người Việt Nam, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, đặc biệt trong các lĩnh vực biên giới, lãnh thổ, dân chủ, nhân quyền của

- Chủ tri đê xuât, tô chức đón các đoàn phóng viên nước ngoài nhắm quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT

ĐỘNG THONG TIN DOI NGOẠI TRONG MOI TRƯỜNG TRUYEN

3.1 Những thách thức của hoạt động TTDN trong môi trường truyền thông số

Hoạt động thông tin đối ngoại trong môi trường truyền thông số đang đối mặt với rất nhiều thách thức Những thách thức về công nghệ trên nền tảng Internet, ngôn ngữ và văn hóa, an ninh mạng, đa dạng kênh truyền thông, tương tác nhanh

Ngôn ngữ và văn hóa: Trong môi trường truyền thông số, người tham gia đến từ nhiều quốc gia và văn hóa khác nhau Việc hiéu và sử dụng ngôn ngữ chính xác dé truyền tải thông tin và ý nghĩa đôi khi gặp khó khăn Bên cạnh đó, sự khác biệt văn hóa cũng có thé tạo ra hiểu lầm và gây mat gốc thông điệp.

Quản lý đữ liệu: Truyền thông số mang đến một môi trường không đáng tin cậy, nơi thông tin có thể bị thay đôi, giả mạo hoặc lợi dụng Thông tin có thể được chia sẻ một cách tự do và không kiểm soát Điều này dẫn đến việc xuất hiện thông tin sai lệch, tin đồn và tin tức gia mạo Đối với hoạt động thông tin đối ngoai, VIỆC nhận biết, đánh giá và phản ứng với thông tin sai lệch là một thách thức đáng chú ý và đòi hỏi việc quản lý dữ liệu một cách an toàn và tuân thủ quy định về quyền riêng tư.

Da dang nền tang truyền thông: Môi trường truyền thông số có nhiều nền tảng và kênh truyền thông khác nhau, bao gồm mang xã hội, trang web, email, ứng dụng di động, tin nhắn v.v Điều này đòi hỏi các tô chức và cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại phải nắm vững các nền tảng này và sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Tương tác nhanh: Truyền thông số là môi trường nhanh chóng và có tính tương tác cao Việc phản ứng nhanh và tương tác với người dùng là cần thiết dé duy trì sự tương tác và quan hệ với khách hàng, nhưng cũng đòi hỏi sự linh hoạt và kỹ năng quản lý thời gian.

Các thách thức này đòi hỏi sự nhạy bén, kiến thức và kỹ năng trong hoạt động thông tin đối ngoại để đảm bảo truyền tải thông điệp một cách hiệu quả và xây dựng quan hệ tốt với công chúng trong môi trường truyền thông số.

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thông tin đối ngoại trong môi trường truyền thông số

3.2.1 Xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển các hoạt động thông tin đối ngoại

Dé các hoạt động thông tin đối ngoại được phát triển đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả và có tính lan tỏa cao, Đảng và Nhà nước cho cần chủ trương xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện dé các cơ quan, don vi, địa phương thực hiện huy động các nguồn lực từ xã hội để cung cấp TTĐN lên môi trường số; khuyến khích đầu tư cho các sáng kiến, dự án nâng cao hiệu quả TTDN; Khuyến khích, hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài sáng tạo, trao đổi nội dung thông tin, phù hợp với định hướng TTDN; Khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân sáng tạo các tác phâm có giá trị cao phục vụ công tác TTĐN trên không gian mạng.

Nghiên cứu việc xây dựng chế độ chỉ trả nhuận bút và thù lao đặc thù cho người nước ngoai để thu hút người nước ngoài tham gia thực hiện công tác TTDN, trong đó có các chuyên gia nước ngoài tham gia công tác hiệu đính, biên tập các sản phẩm bằng tiếng nước ngoài.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách dé thúc day công tác TTDN trên không gian mạng; xây dựng định mức kinh tẾ - kỹ thuật, đơn giá trong việc đặt hàng dịch vụ công dé quảng bá hình ảnh Việt Nam trên MXH.

Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin kịp thời giữa cơ quan, ban ngành và cơ quan báo chí, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu bang tiếng Việt và các thứ tiếng nước ngoài để cung cấp thông tin cho báo chí.

Tiếp tục nghiên cứu, tham khảo chính sách quản lý MXH của các nước trên thế giới trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của Việt Nam nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách trong việc quản lý hình ảnh, quản trị danh tiếng và quản trị khủng hoảng truyền thông.

Xây dựng chính sách quản lý thông tin trên mạng theo sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là mạng viễn thông di động khi số lượng người sử dụng ngày càng tăng, tính chất thông tin ngày càng đa dạng, phức tạp.

Xây dựng cơ chế ưu đãi đặc thù và chính sách phù hợp khuyến khích, thúc day phát triển các dịch vụ Internet hấp dẫn của các doanh nghiệp Việt Nam, tao sức cạnh tranh với dịch vụ của doanh nghiệp nước ngoài.

Xây dựng chính sách khuyến khích sự hợp tác, hỗ trợ hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước với các cơ quan chức năng trong phòng ngừa, chong vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet.

3.2.2 Xây dựng nhiều kênh truyền thông mạnh

Tạo ra các kênh truyền thông mạnh mẽ và đáng tin cậy đề truyền tải thông tin đối ngoại Không chỉ báo chí, phát thanh, truyền hình, tổ chức sự kiện, hoạt động thông tin đối ngoại còn cần thiết lập các kênh truyền thông mạnh mẽ trên nên tảng mạng xã hội.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w