1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn lý thuyết và ngôn ngữ truyền thông đề tài ngôn ngữ truyền thông qua 2 sản phẩm truyền thông xã hội

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sản phẩm truyền thông lựa chọn thuộc chủ đề văn hóa giải trí- Sản phẩm truyền thông 1: Bài báo mạng “Tết ở làng địa ngục” – Phim kinh dị cổ trang do K+ sản xuất được đăng tải trên mục gi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGBỘ MÔN TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

TIỂU LUẬN MÔN

LÝ THUYẾT VÀ NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG

Đề tài: Ngôn ngữ truyền thông qua 2 sản phẩm truyền thông xã hội.

GIẢNG VIÊN: Th.S TRẦN THỊ THÙY DƯƠNGLỚP: LTNNTT.03 (chiều thứ 2)

SINH VIÊN: NHÓM 1

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 Sản phẩm truyền thông lựa chọn thuộc chủ đề văn hóa giải trí 4

2 Lý do lựa chọn sản phẩm truyền thông 4

3 Phân tích ngôn ngữ sản phẩm truyền thông 4

3.1 Sản phẩm truyền thông 1 (báo mạng) 4

3.2 Sản phẩm truyền thông 2 (báo truyền hình hay còn gọi là phóng sự) 7

 Khái niệm Báo truyền hình: 7

4 So sánh 2 sản phẩm truyền thông báo mạng và báo truyền hình 11

4.1 Sự giống nhau giữa 2 sản phẩm truyền thông báo mạng và báo truyền hình 11

4.2 Sự khác nhau giữa 2 sản phẩm truyền thông báo mạng và báo truyền hình 11

5 Tài liệu tham khảo 12

6 Bảng phân công công việc 12

Trang 3

1 Sản phẩm truyền thông lựa chọn thuộc chủ đề văn hóa giải trí

- Sản phẩm truyền thông 1: Bài báo mạng “Tết ở làng địa ngục” – Phim kinh dị cổ trang do K+

sản xuất được đăng tải trên mục giải trí ngày 30/10/2023 trên báo Vnexpress.net Link: https://vnexpress.net/tet-o-lang-dia-nguc-phim-kinh-di-co-trang-do-k-san-xuat-4669798.html? fbclid=IwAR3HTAWjTwGcPptlMad8ucLUEqd16x1TotD_mo9X0etBxXAceuKc3N8ml44 - Sản phẩm truyền thông 2: Phóng sự, báo truyền hình [Hậu trường] Hành trình tìm bối cảnh & quá trình sản xuất | Tết Ở Làng Địa Ngục | K+ORIGINAL Link:

app=desktop&v=EKzfYKvrVXw&fbclid=IwAR3ow1Wuow_mm7lxGH53Hn6ftqMSWlwVM KVVKpN4mGlW6-R6Ivl719u5kpU

2 Lý do lựa chọn sản phẩm truyền thông

Trong những tháng cuối cùng của năm 2023, hàng loạt các bộ phim bom tấn của điện ảnh Việt Nam được khởi chiếu và trong số đó series phim kinh dị cổ trang “Tết ở làng Địa Ngục” đã thu hút lượng lớn khán giả bởi những cảnh quay rùng rợn, đẫm máu và được dàn dựng công phu Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Thảo Trang, “Tết Ở Làng Địa Ngục” kể về ngôi làng được người đời gọi với cái tên làng Địa Ngục, nơi cư ngụ của hậu duệ toán cướp Truông nhà Hồ Do tội ác của ông cha, dân làng luôn lo sợ nghiệp báo sẽ đổ xuống đầu mình Trước sự tồn tại của những hiện tượng kì bí, người dân không thể xuống núi, ngoại trừ ông Thập - Trưởng làng Một ngày nọ, ông Thập gặp điềm báo chẳng lành, quyết định xuống núi tìm cách giải quyết thì gặp được lão ăn mày què bí ẩn đã tiết lộ với Thập, năm tới, làng sẽ gặp đại họa Từ đó, nạn sát thân buông xuống, thây chất thành đống, máu chảy thành sông, ông Thập cố tìm cách ngăn chặn tai ương

Được coi là tác phẩm thổi luồng gió mới vào nền phim ảnh truyền hình của Việt Nam, “Tết ở Làng Địa Ngục” đã chinh phục người xem bởi chính sự đầu tư, tỉ mỉ trong khâu tạo hình, cũng như việc đi theo đúng nguyên tác của nó Nội dung phim đặc sắc, mang nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng xưa cùng với sự diễn xuất tốt của nhân vật đã tạo ra những thước phim mãn nhãn, những cảnh quay ma mị gợi nhớ đến những bộ phim truyền hình nước ngoài.

Khi mà truyền hình Việt Nam lâu nay vẫn xoay quanh thể loại tình cảm xã hội thì sự khởi chiếu của bộ phim “Tết ở làng địa ngục” không chỉ là thế mạnh mà còn là thách thức cho nền điện ảnh Việt Nam Nhưng sau cùng đây cũng là một tác phẩm đặc sắc và đáng xem

3 Phân tích ngôn ngữ sản phẩm truyền thông

Trang 4

3.1 Sản phẩm truyền thông 1 (báo mạng)

+ Thông tin nhà đầu tư, sản xuất (Tết ở làng địa ngục" - tác phẩm truyền hình thứ 5 do K+ đầu tư, sản xuất)

+ Thời gian phát sóng và thời lượng phim và kênh phát sóng (đang phát sóng 20h thứ hai, ba hàng tuần, Phim dài 12 tập, chiếu trên kênh K+Cine và app K+) - Bài báo đề cập đến những địa điểm quay phim ( Các cảnh quay diễn ra tại làng Sảo Há,

Hà Giang - nơi giữ vẻ nguyên sơ, mộc mạc từ con đường làng đến những căn nhà.) và cả những cái tên nhân vật trong phim và người đóng : Trưởng làng Thập ( Quang Tuấn) , Lão ăn mày què ( NSUT Phú Đôn)

- Không những vây, bài báo còn cập đến quá trình chuẩn bị, sự đầu tư kĩ lưỡng vào trang phục, âm thanh trong phim.

Từng trang phục đều được đầu tư kỳ công, truyền đạt thông điệp và ẩn ý riêng Ảnh: K+

 Tính cụ thể ( 5w+1h):

- WHAT : Bộ phim “Tết ở làng địa ngục”- phim kinh dị cổ trang

Trang 5

- WHEN : đang phát sóng 20h thứ hai, ba hàng tuần => Bộ phim hiện tại đang được phát sóng.

- WHERE : chiếu trên kênh K+Cine và app K+

- WHO : bài báo đã nhắc đến nhà đầu tư và sản xuất : K+; các nhân vật chính : trưởng làng Thập ( Quang Tuấn đóng) và các nhân vật khác như “Lão ăn mày què hành tung bí ẩn ( NSUT Phú Đôn) Bên cạnh đó còn một số nhân vật để làm rõ vấn đề : bà Trịnh Thủy Liên - Giám đốc Nội dung & Các kênh K+

- WHY : Bộ phim “Tết ở làng địa ngục” là một bộ phim ăn khách, được công chúng quan tâm và theo dõi.

- HOW : không có

 Tính khuôn mẫu:

- Mẫu câu được dùng để định hướng người đọc bà Trịnh Thủy Liên - Giám đốc Nội dung & Các kênh K+ nói

- Áp dụng khuân mẫu 5W + 1H

Trang 6

 Tính biểu cảm

- Không có

 Tính định lượng:

+ Dung lượng: 9 đoạn, 634 từ Tin tức của bài báo được đề cập không được xếp vào tin sâu tuy nó có dung lượng khá lớn bởi thông tin chưa có chiều sâu, không phân tích, phản ánh, đánh giá về một vấn đề nào cả

+ Tiêu đề: Tiêu đề ngắn gọn, câu trần thuật “'Tết ở làng địa ngục' - phim kinh dị cổ trang do K+ sản xuất” trực tiếp dẫn dắt vào vấn đề.

+ Bài viết: Phần dẫn chứng và trả lời phỏng vấn không nhiều + Thời gian ảnh hưởng tới định lượng:

 21/9/2023: Những thông tin đầu tiên của bộ phim được tiết lộ trên Youtube qua Teaser Trailer của kênh “KPLUS CINEMA”  17/10/2023: thông tin về bối cảnh và hậu trường được đăng tải trên

 26/10/2023: K+ chính thức đăng bài về những thông tin của bộ phim  30/10/2023: bài báo này đăng tải ( sản phẩm truyền thông 1)

Thời gian thu thập thông tin nhiều, thông tin không trọng đại nên dung lượng của bài khá dài

 Tính ngắn ngọn:

+ Bài báo đã giới thiệu qua những yếu tố khi ra mắt một bộ phim như: Lịch phát sóng, độ dài phim ( số tập), nội dung, bối cảnh quay phim, các đạo cụ và phương tiện sản xuất,

+ Phân tách các đoạn văn lộn xộn không mang tính logic khiến người đọc khó nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng

 Tính đại chúng:

+ Bài báo lồng ghép nhiều từ mượn Tiếng Anh như: “ app”, “top”, “original series”, “ combo”; từ Việt hoá ngữ âm: “Ê- kíp”; từ “truông”, “cộp mác” ; kí hiệu “&”

 Ngôn ngữ trong tác phẩm:

- Ngôn ngữ sự kiện: Không được sử dụng vì bài báo không viết về một sự kiện được tổ chức hoặc diễn ra

- Ngôn ngữ tác giả: Không được sử dụng vì thông tin mang tính khách quan không có thái độ, tình cảm, chính kiến của tác giả

- Ngôn ngữ nhân vật:

+ Trong bài viết có một đoạn trích dẫn lời nói của bà Trịnh Thuỷ Liên - Giám đốc Nội dung của các kênh K+:

"Chúng tôi đang trong giai đoạn mở đường, thuyết phục khán giả Việt từng bước nhỏ qua mỗi phim do mình sản xuất, với tâm thế cùng cam kết: K+ Original luôn là nơi mọi người tìm thấy những câu chuyện Việt,

Trang 7

chất lượng chưa từng có trên truyền hình Qua đó, có thể quảng bá văn hóa, phong cảnh quê hương ra thế giới"

“ Đạo diễn cho biết tỉ mỉ khâu này nhằm thỏa mãn phần nhìn, khắc họa rõ tính cách từng nhân vật, phù hợp với cốt truyện.”

“Theo đại diện ê-kíp, bối cảnh giống đến 99% mô tả của tác giả trong truyện gốc: ngôi làng hiện lên bảng lảng trong sương mù che phủ, tựa tàn

- Bài viết không có tính thời sự, tính biểu cảm, tính sinh động và hấp dẫn vì nó giới thiệu về những thông tin cơ bản của bộ phim mà chưa đi sâu vào đánh giá hay phân tích - Đặc điểm ngôn ngữ: mang tính chất thông báo không thể hiện tình cảm, thái độ, chính

kiến nhất định của nhà báo

- Bài báo đã đảm bảo tính cụ thể và sự chính xác tuy nhiên vẫn còn thiếu tính biểu cảm, tính ngắn gọn và tính đại chúng

3.2 Sản phẩm truyền thông 2 (báo truyền hình hay còn gọi là phóng sự)

 Khái niệm Báo truyền hình: Báo truyền hình là một loại truyền thông đại chúng chuyển, tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát (đài truyền hình) và máy thu hình (tivi) Truyền hình có ưu điểm nổi bật khi kết hợp rất khéo léo giữa hình ảnh và âm thanh giúp tạo cho khả năng truyền tải thông tin nội dung vô cùng phong phú gần gũi với người xem Các sự kiện hiện tượng, vấn đề nổi bật đều được cập nhật thể hiện qua các chương trình truyền hình ngày càng chuyên nghiệp và sáng tạo riêng.

 Thông điệp

Đến với phóng sự mang tên “Hành trình tìm bối cảnh và quá trình sản xuất Tết ở làng địa ngục” ta đã phần nào thấy được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến người xem qua lăng kính truyền hình Đó là những bước đi đầu tiên, những điều đã khám phá được và cả những khó khăn trong hành trình chinh phục “làng địa ngục” để mang đến khán giả những thước phim hay nhất Mở đầu của đoạn phóng sự, ta có thể bắt gặp ngay những hình ảnh đặc sắc trong phim, mang đậm nét riêng của thể loại phim kinh dị nhưng cũng rất mới mẻ trong phim kinh dị Việt Nam Trong hành trình làm phim, bắt đầu từ ý tưởng trên trang giấy của tác giả đã làm cho đoàn làm phim có những ấn tượng sâu sắc, lần đầu ta thấy một câu truyện mà khi đọc nó, trong đầu hiện lên đầy đủ hình ảnh chi tiết, câu chữ như đi sâu được vào trí tưởng tượng phong phú và quyết định chuyển thể thành phim cũng được bắt đầu Tuy nhiên, cũng bởi sự hoàn hảo đến

Trang 8

từ câu chữ, sự khó khăn trong chuyển thể cũng bắt đầu hình thành Đầu tiên là bài toán khó để tìm được bối cảnh ma mị, âm u đậm khói sương mờ ảo, khó để làm cho cốt truyện giàu chất điện ảnh, khó để biến cho đời thực trở nên hoàn hảo như trang sách Ấy vậy, đoàn làm phim vẫn lựa chọn khắc phục những điều gian nan nhất, quyết tâm đưa đến cho khán giả một bộ phim với phong cách mới, bối cảnh mới và trải nghiệm xem phim mới.

Nếu ngôn ngữ văn học cho người đọc chìm sâu vào không gian ma mị trong tâm tưởng thì phim ảnh trình hiện tất cả hình dung Việc yếu tố kinh dị thể hiện quá nhiều trên phim cũng vô tình tạo cảm giác quen thuộc dần, ít gây sợ hãi và tò mò như tác phẩm văn học Tuy nhiên, điểm cộng của phim là âm nhạc và diễn xuất của các diễn viên Vẻ đẹp mộc mạc của các nhân vật đặt vào bối cảnh hoang vu, cùng những thanh âm ma mị khiến cho Tết ở làng địa ngục đầy sức dẫn dụ Tác phẩm “Tết ở làng địa ngục” mang trong mình sự đồ sộ của chất liệu văn hóa dân gian, văn hóa địa phương kết hợp với những truyền thống lâu đời gây nên ấn tượng mạnh cho khán giả Sau cùng, ta thấy được đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp chưa được khám phá, đồng bào nơi đó còn gặp nhiều khó khăn, những gì đoàn làm phim trải qua chỉ là một phần rất nhỏ Với những đánh đổi ấy mong rằng khán giả sẽ ủng hộ điện ảnh nước nhà, đón chờ một kiệt tác điện ảnh mới hứa hẹn nhiều kịch tính.

Trang 9

Thời lượng: 4 phút 55 giây Một phóng sự ngắn truyền hình có thời lượng 1 phút 30 giây Đây là thời lượng chuẩn của truyền hình ở các nước phát triển Đối với phóng sự Việt Nam thì trung bình có thời lượng khoảng 3 phút Đôi khi, có thể dài hơn tới dưới 5 phút Điều này được nhiều học giả lý giải là xuất phát từ đặc trưng văn hóa phương Đông và phương Tây Nhìn chung các nước phương Đông có xu hướng thực hiện phóng sự dài hơn do diễn giải vấn đề chi tiết hơn.

 Ngôn ngữ trong tác phẩm:

Ngôn ngữ nhân vật: Trong cả đoạn phóng sự là lời chia sẻ của tác giả Thảo Trang, biên kịch Đào Diệu Loan, Nhà sản xuất Hoàng Quân, NSƯT Phú Đôn, diễn viên Quang Tuấn, đạo diễn Trần Hữu Tấn

Tác giả Thảo Trang chia sẻ :

- ( 0.21-0.32) “ Mình đã quyết định viết về một băng cướp chạy loạn và họ đã phải chạy rất là lâu rất là xa và họ đi vào một cái khu rừng toàn là sương mù ở khắp nơi”

- ( 0.46- 0.54 ) “Lần đầu tiên mà mình làm việc với lại một biên kịch thực sự Bọn mình đã có những cái bất đồng thậm chí là có những lúc tranh cãi không thể đưa ra một cái quyết định cuối cùng”

- ( 2.03-2.07) “ Mình đã tưởng tượng cái ngôi làng này ở trong trí tưởng tượng sau đó là mình viết lên giấy”

- ( 2.29-2.36 ) “ Và cuối cùng khi nhìn thấy nó có một cái ngôi làng nó giống đến 99% như thế ở ngoài đời thì cái cảm giác của mình rất là hồi hộp”

Biên kịch Đào Diệu Loan :

- ( 0,55-1.13) “ Có rất nhiều thứ mà ở trong văn học mà khó không thể chuyển thể thành hình ảnh được và sẽ có rất nhiều thứ mình phải cân nhắc đến chuyện là phải bỏ bớt đi hay thêm những chi tiết để cho nó có chất điện ảnh hơn thì đấy là cái khó khăn nhất khi nà chuyển thể một cái cuốn truyện”

Nhà sản xuất phim Hoàng Quân nói :

Trang 10

- ( 1.15-1,39 ) “ Tác phẩm “ Tết ở làng Địa Ngục”thì có thể nói rằng là mình bị cuốn vào sự đồ sộ của những cái chất liệu dân gian, chất liệu văn hóa của cái tác phẩm này và bởi vì gu của Tuấn là những người rất là đam mê những cái chất liệu đó cho nên là quyết định là lùi một cái dự án khác sau để có thể bắt tay vào cái tác phẩm này ngay lập tức”

- ( 2.42 – 2.47) “ Trên này nó thực sự rất là nguyên sơ không có điện, không có nước và cũng không có sóng điện thoại”

Quản lí hậu cần :

- ( 2.47-3.05 ) “ Nước ở đoàn sài lên thì phải vận chuyển từ thị trấn cách điểm quay của mình khoảng 15 cây số Sau đó thì mình cần phải tải bằng đườnhg nước lên gần ba ngàn mét và đi qua hai ngọn đồi với độ cao khoảng hai ngàn mét thì tổ ong mới đưa được nước lên cho đoàn sử dụng”

NSUT Phú Đôn:

- ( 3.06- 3.09 ) “Thế thì điều kiện rất khó khăn bắt đầu phim vào một cái ngày cực kì rét buốt” Diễn viên Quang Tuấn :

- ( 3.29-3.45 ) “ Làm phim mà thấy mọi người rất là cực khổ , hi sinh Các bạn thấy đó đang đi quay di chuyển mà bước lên trên những cái dốc đá cả một nguồn nỗ lực Khi mà Tuấn đi bộ không thôi mà đã cảm thấy là đuối rồi nhưng mà các anh em ekip còn phải kiêng vác nhiều thứ lên thì để có một bộ phim “Tết ở làng Địa Ngục” này thì Tuấn rất là biết ơn”

Đạo diễn Trần Hữu Tấn :

- ( 0.33-0.45) “ Với tôi có thể nói đây là một cái quyển sách mà nó mang lại cái cảm giác và cái sự độc đáo mà trước đây tôi chưa từng biết”

- ( 1.40- 1 56 ) “ Tôi chưa bao giờ mà thấy một cái tác phẩm mà chất văn hóa của địa phương nhiều đến như vậy Ngoài ra thì cái câu chuyện cũng là mô tả cái yếu tố kinh dị mà dường như trước đây tôi chưa từng thấy trên phim ảnh”

- ( 2.08-2.29 ) “ Trong 14 ngôi làng mà chúng tôi khảo sát thì không có ngôi làng nào chúng tôi chọn được hết Cái ngày đó là ngày thứ 10 chuẩn bị về Sài Gòn thì chúng tôi vô tình nói chuyện với lại bạn thanh niên người Mông thì bạn có chỉ cho chúng tôi một ngôi làng Bạn nói là “ cái ngôi làng này thì cũng ít người tới lắm hay là các anh cứ tới xem thử xem biết đâu nó lại phù hợp”

Trang 11

- ( 3.51- 4.12) “ Một cái dự án phim kinh dị khác biệt nhất từ trước đến nay của Việt Nam Nếu như mọi người đang chờ đợi một cái câu chuyện hoàn chỉnh có những cái yếu tố dân gian đạm bản sắc và một cái bối cảnh mà chưa từng ai thấy trên tất cả thể loại phim kinh dị Việt Nam thì “ Tết ở làng Địa Ngục” là câu trả lời”

 Lỗi ngôn ngữ :

Phóng sự dựng trên việc phỏng vấn và những chia sẻ của các nhân vật nên không tránh khỏi những lỗi ngôn ngữ phổ biến:

- Lỗi sử dụng biệt ngữ “ sài” , “ ngàn”

- Và tiếng đệm trong cách tạo câu của các nhân vật

 Kết luận :

- Ngôn ngữ được sử dụng là ngôn ngữ toàn dân, mang hàm nghĩa dễ hiểu

- Từ ngữ và giọng điệu trong báo truyền hình thường có phong cách giản dị, gần gũi và mang tính thời sự

- Thời lượng ngắn gọn, cô đọng thông tin

- Được kiểm duyệt, rà soát lỗi ngôn ngữ trước khi đưa ra với công chúng

- Thông điệp ngôn ngữ được sử dụng để bổ sung cho thông điệp được truyền tải qua hình ảnh

- Ngôn ngữ trong báo truyền hình , phóng sự là mức độ tiếp nhận số 2

4 So sánh 2 sản phẩm truyền thông báo mạng và báo truyền hình

4.1 Sự giống nhau giữa 2 sản phẩm truyền thông báo mạng và báo truyền hình

- Đều truyền tải thông điệp đến khán giả, cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm “Tết ở làng địa ngục”

- Đều nhằm mục đích quảng bá, truyền thông rộng rãi đến công chúng về bộ phim truyền hình “Tết ở làng địa ngục” qua các hình ảnh, dẫn chứng cụ thể về bối cảnh, trang phục, nhân vật

4.2 Sự khác nhau giữa 2 sản phẩm truyền thông báo mạng và báo truyền hình

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w