1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chủ đề quy định biện pháp phòng chống bạo lực học đường

16 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Chính vì vậy cần thiết phải có một văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh đồng bộ, thống nhất về phòng, chống bạo lực học đường... Bên cạnh rất nhiều giáo viên luôn hết lòng vì học sin

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN

PHÁP LUẬT

Hà Nội, 2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH CÔNG VIỆC, MỨC ĐỘ THAM GIA

VÀ KẾT QUẢ LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 18/11/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm: 06 Lớp: N04.TL1

Tổng số thành viên: 11

Đề tài: Mỗi nhóm sinh viên lựa chọn chủ đề dưới đây để lập đề cương dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo các bước sau

Chủ đề: Quy định biện pháp phòng, chống bạo lực học đường

- Tìm thông tin về thực trạng của vấn đề

- Lựa chọn nội dung cần quy định trong văn bản

- Sắp xếp và nhóm những vấn đề xung quanh chủ đề theo trật tự logic

- Xác định chủ thể và loại văn bản quy phạm pháp luật phù hợp

- Xây dựng đề cương VBQPPL chi tiết để giải quyết vấn đề

Phân chia công việc:

- Thực trạng của vấn đề: Hoàng Hà

- Lựa chọn nội dung cần quy định: Thu Trang, Quách Mai

- Sắp xếp và nhóm những vấn đề xung quanh chủ đề theo trật tự logic: Hải Yến, Phú

- Xác định chủ thể và loại văn bản phù hợp: Xuân Mai, Phương Anh

- Xây dựng đề cương văn bản quy phạm pháp luật chi tiết để giải quyết vấn đề: Minh Khoa, Hà Anh, Khánh Ly

- Tổng hợp word: Minh Ngọc

- Làm powerpoint: Hà Anh, Khánh Ly

- Thuyết trình: Minh Ngọc

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm

Kết quả như sau:

Trang 3

STT Mã SV Họ và tên

Đánh giá của sinh viên SV ký

tên Đánh giá của giáo viên

(số)

Điểm (chữ)

GV ký tên

1 471556 Nguyễn Minh Ngọc

2 471557 Đỗ Việt Phú

3 471558 Nguyễn Hoàng Hà

4 471559 Nguyễn Khánh Ly

5 471560 Hoàng Thu Trang

6 471561 Quách Phương Anh

7 471562 Hoàng Thị Hà Anh

8 471563 Tống Hữu Minh Khoa

9 471564 Đỗ Xuân Mai

10 471566 Quách Thị Mai

11 471567 Vì Thị Hải Yến

Trang 4

- Kết quả điểm bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2023

Trưởng nhóm

Nguyễn Minh Ngọc

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

Hiện nay, một số địa phương chưa thường xuyên chỉ đạo thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực học đường Nhiều địa phương, nhà trường chú trọng nhiều hơn đến chất lượng dạy và học văn hóa, chưa thật sự quan tâm đến công tác phòng, chống bạo lực học đường dẫn đến công tác tham mưu chưa hiệu quả, thực hiện chưa tốt Chính vì vậy cần thiết phải có một văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh đồng bộ, thống nhất về phòng, chống bạo lực học đường Do đó, nhóm 06 xin chọn đề tài số 06:

để làm đề bài tập nhóm lần này

Trang 7

NỘI DUNG

I Thực trạng của quy định biện pháp phòng, chống bạo lực học đường hiện nay

Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trong một năm học trên toàn quốc có hơn 1.600 vụ học sinh đánh nhau, trung bình

có 5 vụ/1 ngày và cứ trên 5.200 học sinh lại có 1 học sinh đánh nhau

biểu hiện cho bạo lực học đường không chỉ là hành vi xâm phạm thể xác bằng vũ lực, thậm chí bằng hung khí mà nó còn có nhiều cách biểu hiện khác như nói “ ” nói tục, chửi thề, mạt sát trong cuộc sống hàng ngày khi giao tiếp giữa học sinh với học sinh ở lớp học, trường học Thậm chí, học sinh còn lên mạng lập các trang nhóm “anti” facebook để lập nhóm, chia phe chửi nhau, xúc phạm nhau, cô lập nhau và trả thù nhau Ngoài bạo lực ngôn ngữ ra, học sinh còn đánh nhau ở cả trong và ngoài trường học

vấn đề bạo lực học đường cũng diễn ra nhiều hành vi rất đáng lên án Bên cạnh rất nhiều giáo viên luôn hết lòng vì học sinh, luôn gương mẫu thì vẫn còn một bộ phận vi phạm đạo đức nhà giáo dùng và lạm dùng quyền uy của giáo viên để: lấy điểm số để gây sức ép, dọa dẫm với học sinh; chửi bới, xúc phạm học sinh; bạo hành, tát, đánh đập học sinh

Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất

và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện hành vi bạo lực Nạn nhân của bạo lực học đường thường có những biểu hiện lầm

lì, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề về sức khỏe tâm thần Đối với các em học sinh gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân và các bạn cùng học Ngoài ra còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tâ vp khi các em học sinh là nạn nhân của bạo lực

Trang 8

thường có xu hướng không thể tập trung học, lo sợ khi đến lớp, dẫn đến việc kết quả học tập sa sút Còn đối với học sinh gây bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường, nghiêm trọng hơn là phải chịu sự truy tố của pháp luật

II Xác định chủ thể và loại văn bản quy phạm pháp luật phù hợp

Chúng ta có thể thấy, bạo lực học đường là vấn đề không mới nhưng thời gian gần đây đang có chiều hướng gia tăng với mức độ phức tạp, trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội vì vậy sự ra đời của các văn bản pháp luật nhằm đưa ra các biện pháp phòng chống vấn đề này là cần thiết

1 Về cơ sở pháp lý

Xét về thẩm quyền, dựa vào Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm

2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 thì Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị định về phòng, chống bạo lực học đường

Xét về mặt nội dung, căn cứ dựa trên: Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016; Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014; Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018, để quy định về nội dung của các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường; cũng như quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phòng, chống bạo lực học đường

2 Về cơ sở thực tiễn

Trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể là vấn đề bạo lực học đường có sự tham gia quản lý đến từ nhiều bộ như: Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ công an và Bộ y tế nên hình thức văn bản Nghị định được đưa ra là phù hợp Các Bộ phối hợp với nhau nhằm chỉ đạo triển khai việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường

và tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục, lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý

Vì vậy, theo quan điểm của nhóm, để lập một văn bản quy phạm pháp luật với

Trang 9

những biện pháp phòng chống bạo lực học đường cần sử dụng Nghị định do Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp để thực hiện chính sách giáo dục, do Bộ trưởng Bộ giáo dục đề nghị

III Các nhóm vấn đề được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật

1 Chương I: Những quy định chung

- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh

- Giải thích từ ngữ

Hành vi bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần, thường xảy ra trong trường học, cơ sở giáo dục và lớp học độc lập, bao gồm cả không gian mạng.1

Người bị bạo lực học đường là người học trong nhà trường, cơ sở giáo dục, lớp độc lập bị các hành vi bạo lực học đường xâm hại

- Nguyên tắc áp dụng

- Các yêu cầu đối với phòng, chống bạo lực học đường

- Mức độ bị bạo lực học đường

Mức độ ít nghiêm trọng

Mức độ nghiêm trọng

Mức độ rất nghiêm trọng

- Các hành vi bị nghiêm cấm

2 Chương II, III, IV: Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường

Chương II: Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường

Phát hiện, thông báo, tố giác các hành vi bạo lực học đường để ngăn ngừa, can thiệp kịp thời các hành vi

Chương III: Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường

Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,

Trang 10

Đối với người bị bạo lực học đường, cần đánh giá mức độ, hình thức bạo lực học đường Tham vấn, tư vấn cho nạn nhân hay gia đình nạn nhân

Đối với người có hành vi bạo lực học đường, phải phối hợp kịp thời gia đình và cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ giải quyết vụ việc Chương IV: Biện pháp trợ giúp người bị bạo lực học đường hay người có hành

vi bạo lực học đường

Đối với người bị bạo lực học đường, trợ giúp về mặt tinh thần, thể chất nhằm giúp họ sớm quay lại trường học và tiếp tục học tập

Đối với người có hành vi bạo lực học đường, ưu tiên việc giáo dục hơn là việc trừng phạt, hỗ trợ nhằm giúp họ quay lại trường học và tiếp tục học tập

3 Chương V: Điều kiện đảm bảo phòng chống bạo lực học đường

- Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực học đường

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực học đường

- Kinh phí phòng, chống bạo lực học đường

4 Chương VI: Trách nhiệm thực hiện biện pháp phòng, chống bạo lực học đường

- Trách nhiệm của nhà trường, cơ sở giáo dục, lớp độc lập, các tổ chức khác

- Trách nhiệm của gia đình người học

- Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo

- Trách nhiệm của Bộ Thông tin và truyền thông

- Trách nhiệm của Bộ Công an

- Trách nhiệm của Bộ Y tế

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

5 Chương VII: Điều khoản thi hành

- Hiệu lực thi hành

- Trách nhiệm thi hành

Trang 11

IV Xây dựng đề cương văn bản quy phạm pháp luật chi tiết để giải quyết vấn đề

Trang 12

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …/…/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH Quy định về biện pháp phòng, chống bạo lực học đường

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Điều 2 Giải thích từ ngữ

Điều 3 Nguyên tắc áp dụng biện pháp phòng, chống bạo lực học đường

Điều 4 Các yêu cầu của việc phòng, chống bạo lực học đường Điều 5 Các mức độ bị bạo lực học đường

Điều 6 Mức độ ít nghiêm trọng

Điều 7 Mức độ nghiêm trọng

Điều 8 Mức độ rất nghiêm trọng

Trang 13

Điều 9 Các hành vi bị nghiêm cấm

Chương II BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Điều 10 Mục đích, yêu cầu trong truyền thông, giáo dục

Điều 11 Nội dung thông tin truyền thông, giáo dục

Điều 12 Hình thức truyền thông, giáo dục

Điều 13 Công tác kiểm tra của cơ sở giáo dục

Chương III BIỆN PHÁP CAN THIỆP KHI XẢY RA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Điều 14 Phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi bạo lực học đường Điều 15 Bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi bạo lực học đường

Điều 16 Kiểm tra, giám sát, thu nhập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường

Điều 17 Xử lý hành vi bạo lực học đường

Chương IV BIỆN PHÁP TRỢ GIÚP NGƯỜI HỌC BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Điều 18 Đánh giá mức độ thương tích của nạn nhân

Điều 19 Biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực học đường Điều 20 Trợ giúp và tư vấn tâm lý cho người bị bạo lực học đường

Chương V ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Điều 21 Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực học đường

Điều 22 Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng chống bạo lực học đường

Điều 23 Kinh phí phòng, chống bạo lực học đường

Chương VI TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Trang 14

Điều 24 Trách nhiệm của nhà trường, cơ sở giáo dục và lớp độc lập, các tổ chức khác

Điều 25 Trách nhiệm của Gia đình người học

Điều 26 Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo

Điều 27 Trách nhiệm của Bộ Thông tin và truyền thông

Điều 28 Trách nhiệm của Bộ Công an

Điều 29 Trách nhiệm của Bộ Y tế

Điều 30 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 31 Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực từ ngày … tháng … năm …

Điều 32 Trách nhiệm thi hành

1 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn thi hành nghị định này

2 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

TM CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG

Trang 15

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ TTĐT; Các Vụ,

Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KGVX (3b).KN.

KẾT LUẬN

Phòng, chống bạo lực trên không gian mạng là vấn đề cấp thiết và luôn thay đổi liên tục, đặc biệt là trong thời đại mạng xã hội như hiện nay Vậy nên cần ban hành một Nghị định chuyên biệt trong đó có các điều khoản cụ thể cho từng khía cạnh khác nhau của vấn đề này Điều này không những giúp giảm thiểu tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa các nội dung văn bản pháp luật khác mà còn quy định chặt chẽ, chi tiết và cụ thể hơn, giúp việc phòng, chống bạo lực học đường trở nên thuận tiện và

dễ dàng

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chắc hẳn không thể tránh khỏi những sai sót nên nhóm 06 rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn nữa Chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Văn bản pháp luật

1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường

II Tài liệu mạng

3.https://quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/ quochoikhoaXIII/Pages/danh-sach-ky-hop.aspx?

ItemID=40304&CategoryId=0

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w